Langven.com Forum

Full Version: Re:Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Mr. Smith
Post lên đi, chị K ơi.
koibeto81
[quote author=kiralyfi link=board=2;threadid=1407;start=0#20790 date=1045091515]
Chị K. ăn cơm Mỹ từ nhỏ ,không biết xinh nhiều không ta ? ??? ??? ???

[/quote]

Đấm vỡ mồm bi giờ...ăn nói cẩn thận nhá... :P >:(
Phó Thường Nhân
Chết chết, nếu tdna mà muốn K. là người thứ 67 (sau Hoa Cỏ May) thì phải giữ mồm giữ miệng tí chứ. :P
Hoarkis
Bác K post bài Lịch Sử Âm Nhạc VN vào bên " Văn hoá " sẽ được thảo luận và trao đổi nhiều hơn ..
Isu
cứ để đây cũng được, hữu xạ tự nhiên hương, đợi bài của chị K. đó, cố lên nào laugh.gif
krazemouse
Tưởng gì, nếu là bài lấy từ giaidieu.net thì em có đây.



Lịch sử Âm nhạc VN
Lịch sử ­ nhạc Việt Nam bị chi phối bởi lịch sử đấu tranh và phát triển của dân tộc Việt Nam. Chúng ta chia ra làm 3 giai đoạn chính và trình bày trong 5 chương dưới đây.


Giai đoạn 1: Trước năm 1945, khi đất nước còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp.

Giai đoạn 2: Từ năm 1945 đến năm 1975, âm nhạc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và

thống nhất đất nước.

Giai đoạn 3: Từ năm 1975 cho đến nay, âm nhạc trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá

và hiện đại hoá..


Chương 1: Nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 - sự ra đời muộn màng

Chương 2: Nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 - một cách nhìn

Chương 3: Các dòng âm nhạc và sự phân chia thời kỳ

Chương 4: Năm tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam hiện đại

Chương 5: Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ âm nhạc kinh điển


--------------------------------------------------------------------------------


Chương 1
Nền âm nhạc Việt Nam thế kỉ 20 - Sự ra đời muộn màng

Mãi những năm cuối thập kỷ 30 người ta mới biết đến nền nhạc mới VN, lúc đó dưới danh nghĩa nhạc cải cách ( hoặc còn gọi là tân nhạc ). Năm 1938, những bài hát đầu tiên của VN có tác giả, được ghi âm theo cách ký âm Tây Phương xuất hiện trên tờ Thời nay ( nhưng lúc đó có khi cả vài năm, chúng đã được trình diễn trong các tư gia, phòng trà, quán rượu, rạp hát và rạp chiếu bóng và có khi trong một nhóm nhỏ..


Bây giờ lần đầu tiên ở VN xuất hiện tên tuổi những tãc giả âm nhạc mà ta thường gọi là nhạc sĩ sáng tác: các ông Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Dương Triệu Tước, Văn Chung, Thẩm Oánh, Lê Yên, Lê Thương, Hoàng Qúy, Ц#7863;ng Thế Phong, có bài hát, có tác giả là có trình diễn và thâu âm có xuất bản âm nhạc v..v...có báo âm nhạc: hãng đĩa Beka và đài phát thanh Pháp á, những nhà xuất bản âm nhạc tư nhân như Hương Giang, Tinh Hoa, á Châu v..v... và tờ báo âm nhạc ra đời hơi muộn mằn đó là tờ Việt nhạc của ông Thẩm Oánh. Cái thiếu duy nhất của thời ấy là thiếu một nhạc viện chính quy. Tính chất tài tử của âm nhạc VN có lẽ được hình thành ngay từ đầu chính bởi cái đặc điểm thiếu duy nhất đó.


Sự gần gũi giữa nền nhạc mới VN và thơ mới và thơ hiện đại sự hình thành nền âm nhạc mới VN cũng từa tựa như sự hình thành của thơ mới. Duy chỉ có điều khác là trước thơ mới còn có cả thơ cổ điển, còn trước nhạc mới ko có gì cả ngoai trù âm nhạc dân gian và cung đình truyền thống. Cũng bắt đầu từ những năm 30 tuy điểm xuất phát cua nhạc tuy có chậm hơn một chút nhạc mới cũng giống thơ mới là có cùng khuynh hướng lãng mạn. Những tác giả đầu tiên của nó như Lê Thương, Dương Triệu Tước, Ц#7863;ng Thế Phong là những tác giả lãng mạn, có thể đem họ so sánh với Phạm Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận bên thơ. Nếu suy nghĩ tiếp sẽ thấy có hàng chục cái từa tựa khác. Щếu ấy thấy rằng trong quá trình phát triển của nhạc và thơ 6 thập kỉ sau này đương nhiên cả hai sẽ có nhiều nét tương đồng. Không phải chỉ có nét tương đồng mà giữa nhạc mời và thơ mới và thơ hiện đại nói chung có quan hệ rất mật thiết. Lời bài Giọt mùa thu của Ц#7863;ng Thế Phong có thể coi như một bài thơ mới đặc sắc. Chủ nghĩa trong ca khúc Trịnh Công Sơn trước 1975 đôi chỗ táo bạo và giá trị như một nhà thơ cách tân hiện đại. Rất dễ tìm ra những kẻ hát thơ trong số những nhạc sĩ nổi tiếng và cũng không khó tìm ra những người có bài hát nổi tiếng vốn lại là thi sỹ. Sự mật thiết này bộc lộ rõ hơn khi những năm 90 của thế kỉ này rất nhiều nhạc sỹ đã dựa hẳn vào thơ để viết bài hát. Hát thơ, phổ thơ, đồng hành với thơ là một đặc điểm nổi bật khác nữa của âm nhạc Việt Nam thế kỉ này.

Sự chi phối của dân ca


Ц#432;ợc sự cổ vũ của cuộc cách mạng DTDC, dân ca đã được đề cao và những yếu tố cơ bản của nó đã được sử dụng để hình thành nền âm nhạc mời VN. Tân nhạc, mặc dù đã được hình thành trên nền tảng kỹ thuật âm nhạc phương Tây, nhưng ngay từ những thành tựu đầu tiên ( chủ yếu là bài hát ) nó đã tìm cách dọn đường về quê. Những thủ lĩnh của nhạc cải cách đã biết kết hợp tri thức âm nhạc Tây phương và chất liệu dân ca để tạo ra các dáng hình đặc biệt cho ca khúc VN. Không cần trải qua nhiều thể nghiệm, Hòn vọng phu của Lê Thương, Màu thời gian của Nguyễn Xuân Khoát, Ц#234;m tàn bến ngự của Ц#432;ơng Thiệu Tước, Bóng ai qua thềm của Văn CHung, Giọt mưa thu của Ц#7863;ng Thế Phong... ngay lập tức trở thành những bài hát mang bản sắc rất đặc biệt VN, nghe là thấy ngay, từ dạo ấy Cách mạng đã tôn vinh dân ca, đưa dân ca lên vai trò chủ đạo trong việc phát triển nền âm nhạc VN hiện đại ở những mức độ khác nhau hầu hết những sáng tác thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều mang âm hưởng của dân ca và chính nhờ có dân ca mà nhiều nhạc sĩ lãng mạn đã thoát khỏi cái khuôn sáo của âm nhạc cổ điển phương Tây để tiếp cận với những hệ thống biểu đạt mới để rồi trở thành những tác giả khác hẳn về tầm cỡ.


Ц#7889;i với những nhạc sĩ trẻ, dân ca đã mở đường mới cho công việc tìm kiếm đôi khi đã trở nên bế tắc. Ц#7889;i với những nhạc sĩ bình thường, dân ca đã chắp cánh cho những sáng tác của họ đưa những sáng tác ấy đến những giá trị mà chính họ cũng không ngờ tới. Nguyễn Xuân Khoát, Ц#245; Nhuận, Văn CHung, Phạm Duy thời kì đầu 1943-1951, Lê Yên, Nguyễn Văn Tí, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Щểu và những thế hệ nhạc sĩ trưởng thành trong hai cuộ kháng chiến. Sự tiếp thu dân ca của những người này đã mang lại cho nền âm nhạc một bản sắc riêng biệt không thể trộn lẫn và những giá trị cách tân lớn lao giúp cho nền âm nhạc hiện đại VN vượt qua cái giá trị mỹ học tiền chiến đã lỗi thời đang trở thành vật cản đường đối với sự phát triển. Ngay cả sau năm 1975 những tên tuổi tiếp tục nổi của nền âm nhạc VN thống nhất vẫn là những người thấm nhuần dân ca và biết khai thác dân ca một cách triệt để nhất ( Phó Ц#7913;c Phương, Nguyễn Cường, Trần Tiến, Dương Thụ...)


Nói đến nền âm nhạc VN thế kỉ 20 sự chi phối của dân ca đối với sáng tác có lẽ là một đặc điểm nổi bật nhất.

Chương 2
Nền âm nhạc VN thế kỉ 20 - Một cách nhìn

- Sự du nhập của những yếu tố ngoại lai và tính chất biệt lập của âm nhạc VN đối với khu vực và thế giới.


- Sự phát triển không cân đối giữa nhạc không lời và bài hát, giữa âm nhạc bác học và âm nhạc đại chúng. Một nền âm nhạc phát triển căn bản ca khúc đại chúng.


- Khi ông Vi Huyền Ц#7855;c, Vũ Щnh Long viết kịch và dựng kịch theo kiểu Tây trên khấu, thì lúc đó cũng đã có điệu Valse, Tango, Habanera, Swing, Blue với cách cấu trúc tác phẩm chặt chẽ, mạch lạc, chân phương, lối nhạc hai đoạn tương phản, lối viết có nhạc đề, có sự phát triển và lối hòa âm theo công năng cổ điển của Tây phươnng đã bắt đầu thịnh hành trong nhạc của những nhạc sĩ lãng mạn thời bấy giờ. Sự du nhập của những yếu tố ngoại lai này là tất yếu khi nền tân nhạc của chúng ta đang ở giai đoạn hình thành và phát triển bước đầu. Chính vì thế mà nhiều tác phẩm thành công của dòng nhạc lãng mạn và nhạc kháng chiến chống pháp thời kí đầu vẫn vô tình gợi ra cho chúng ta nhiều tác phẩm thành công của dòng lãng mạn và nhạc kháng chiến chống Pháp thơ2ì kì đầu vẫn vô tình gợi ra cho chúng ta cái gốc ngoại: Chiều, Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước làm ta nhớ đến Tchaikovsky, Sông Lô của Văn Cao khiến ta liên tưởng đến Johan Strauss và Bizet, nghe Người Hà nội của Nguyễn Ц#236;nh Thi làm sao không nghĩ về Symphonic số 9 của Beethoven...


Sau 1954, ảnh hưởng của nhạc Nga và nhạc Trung Quốc ở miền Bắc và nhạc Mỹ cùng các nước Tây µ ở mièn Nam là rất lớn và 25 năm cuối thế kỉ 20 này là sự du nhập manhj mẽ của pop-rock-jazz phương Tây vào lĩnh vực nhạc nhẹ mới hình thành ở nước ta. Tuy vậy, những yếu tố ngoại lai này không bóp chết được âm nhạc dân tộc mà chính nó đã mang lại những ảnh hưởng tốt về mặt tư duy âm nhạc và kĩ thuật sáng tác. Chỉ tiếc một điều âm nhạc VN chưa thật chủ động trong việc tiếp thu những thành tựu của âm nhạc nước ngoài, có một chút nào đó còn kì thị với nhạc ngoại, có một chút nào đó còn thiếu tự tin nên chưa mạnh dạn học hỏi tiếp nhaajn mà chỉ lo chống đỡ, ngăn trở. Có thể vì lẽ mà nền âm nhạc của chúng ta hiện nay trở nên quá biệt lập đối với thế giới, nó không biết ( hoặc thiếu khả năng ) tự trình bày mình và dĩ nhiên nó không đóng góp gì đáng kể cho sự phát triển âm nhạc của nhân loại ( điều mà rất nhiều dân tộc khác đã làm được )Hội nhập với khu vực và thế giới mà chỉ là khẩu hiệu của năm âm nhạc cuối cùng của thế kỉ 20.


Thực tế vẫn còn xa vời. Mặc dù có đến hai nhạc viện lớn ( NV Hà Nội và NV TP.HCM ) có một dàn giao hưởng quốc gia, có nhà hát Nhạc vũ kịch và mặc dù trình độ của nhạc công và nghệ sĩ độc tấu không phải là kém so với khu vực song nền khí nhạc VN chưa đóng đúng vai trò của mình chưa đạt đến tầm vóc mà nó có thể có. Những năm 50 trở về trước, khí nhạc VN hầu như không có gì ngoài hoạt động thiếu chính quy cuả dàn nhạc Ц#224;i phát thanh và dàn kèn nghi thức. Những năm 60, nó bắt đầu có tiếng nói trong sinh hoạt âm nhạc nhưng hình thức lớn của khí nhạc đã có tác giả VN. Người ta nhắc đến Ц#224;m Linh, Nguyễn Ц#236;nh Tấn, Chu Minh, Hoàng Vân, Hoàng Việt, Huy Du... không phải chỉ ở lĩnh vực ca khúc. Nhạc giao hưởng và thính phòng VN đã được giới thiệu trong công chúng qua những đêm diễn của nhạc giao hưởng quốc gia và sóng phát thanh của đài TNVN ở Hà Nội lúc đó đã hình thành được một lớp công chúng của khí nhạc và trong giới trí thức, cán bộ trẻ có học việc nghe nhạc không lời và nhạc cổ điển đã trở thành thời thượng.


Nhưng thời hoàng kim của khí nhạc không được lâu. Năm 1965 cuộc kháng chiến lần thứ 2 bùng nổ và ngày càng trở nên ác liệt. Không thể có một điều kiện tối thiểu nào cho khí nhạc phát triển. Sự tàn phá của chiến tranh thật là kinh khủng. Sau 1975, hậu quả chiến tranh đã làm cho chúng ta tưởng chừng không gượng dậy nổi, nhiều giấc mơ âm nhạc tiêu tan. Có lúc việc đào tạo của Nhạc viện tưởng như vô nghĩa, sinh viên tốt nghiệp sẽ đi về đâu ? Sáng tác khí nhạc thì ai dựng, ai nghe ? Dàn nhạc vẫn công tính, vẫn công ngành, dàn nhạc nhà hàng ăn uống, dàn nhạc các tụ điểm giải trí đâu có phải là đất dụng võ lí tưởng. Phải đến khi đất nước bước vào đổi mới, tình hình kinh tế ổn định dần và lại bắt đầu mơ. Chúng ta lại nói đến giao hưởng, đến Sonate, dến concerto, đến tam tấu, tứ tấu... của người này, người nọ với một vẻ rì rầm' ngày nào ... Nhưng đã là những năm cuối của TK, vài năm chưa đủ làm nên chuyện gì cả. Có lẽ phải chờ đợi đến TK21 thôi.


- Ngược lại với khí nhạc, ca khúc Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ; người Việt Nam thích hát và thích nghe hát, họ chưa có thói quen nghe nhạc không lời, vả lại nuốn gọi là nghe được nhạc không lời phải có học vấn âm nhạc (học vấn ấy thulượm được nếu không qua nhạc viện thì phải qua nền giáo dục đẳng cấp cao) mà ở Việt Nam ta thì.. cho nên mọi tình yêu và khả năng âm nhạc đều đào tạo.. ca khúc, cho nên ở nước ta mới có chuyển phải có ca khúc nổi tiếng mọi người mới tiết biết tên tuổi nhạc sĩ. Các ông Nguyễn Xuất Khoát, Ц#7895; Nhuận, Hoàng Vân, Huy Du, Chu Minh mặc dù có viết khí nhạc nhưng người ta vẫn biết các ông chủ yếu do các ông là tác giả bài hát. ở ta đã có câuchở thành ngạn ngữ : 'Hát hay không bằng hay hát' để nói nên tính đại chúng của lĩnh vực này.


Hát và nghe hát. Một bài hát muốn có đời sống nó phải cập nhật, phải dễ nghe và dễ hát. Cho nên với nỗ lực đều rồi rào ca khúc đại chúng kể cả những cách âm và tìm tòi âm nhạc. Hai cuộc kháng chiến với bao nhiêu gian nan lại là mảnh đất tốt cho âm nhạc ca khúc phát triển. Những lúc ấy bài hát cần như cơm, gạo, nó nuôi dưỡng tinh thần của mọi người, nó giữ cho người ta đứng vững..


Bài hát Việt Nam đã trở thành một cái gì đó hầu như tất cả âm nhạc Việt Nam và ở những khía cạnh nà đó nó được coi như một phần diện mạo tâm hồn của người Việt.


Việc chuyển sang cơ chế thị trường với nhập cảnh ồ ạt các phương tiện nghe nhìn hiện đại, sự xuất hiện của phòng hát karaoke và dàn máy karaoke gia đình, sự hỗ trợ của kỹ thuật sản xuất băng đĩa tân tiến, một lần nữa đã đưa bài hát (nhất là những bài hát thuộc lĩnh vực âm nhạc đại chúng) lên ngôi, càng làm cho sự mất cân đối giữa khí nhạc và ca khác, giữa âm nhạc bác học và âm nhạc đại chúng vốn có trong quá trình phát triển của âm nhạc Việt Nam thêm trầm trọng, mặc dù những năm cuối TK này Hội nhạc sĩ Việt Nam đã có thái độ rất rõ ràng trong việc tôn vinh âm nhạc nghiêm túc (âm nhạc bác học), tôn vinh khí nhạc.


Có thể nói 7 thập kỷ âm nhạc Việt Nam vẫn là 7 thập kỷ của ca khúc, 7 thập kỷ của tình ca và hùng ca.

Chương 3
Các dòng âm nhạc và sự phân chia thời kỳ

Từ những năm 30, khi hình thành nhạc mới thì cũng bắt đầu hình thành hai dòng nhạc rõ rệt. Dòng cách mạng và dòng lãng mạn.


Dòng cách mạng có thể kể bắt đầu tư bài 'Cùng nhau đi hồng binh' của Щnh Nhu trong phong trào Xô Viết nghệ tĩnh. Ц#243; là dòng chính ca gắn liên với lịch sử đấu tranh của dân tọc trong cuộc cách mạng dân tọc dan chủ, XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà. Phần lớn nó là hành khúc bài hát tập thể và sau này là những ca khúc trữ tình, cách mạng, cùng các hình thức khí nhạc từ tiểu phẩm đến giao hưởng và ca nhạc kịch (opera) nữa. Dòng nhạc này khởi từ nhạc đại chúng trong đà phát triển nó chuyển dần sang nghiêm túc (Sèrieux). Ц#226;y là một dòng nhạc có qui mô lớn và được xây dựng hoàn chỉnh nhất ở nước ta và nó đã sản sinh ra nhiều tên tuổi lớn và những tên tuổi được quần chúng yêu thích : Lưu Hữu Phước, Ц#7895; Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Văn Chung, Hoàng Vân, Huy Du, Hoàng Việt, Vũ Trọng Hối, Nguyễn Ц#7913;c Toàn, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý, Trần Kiết Tường, Phan Huỳnh Щểu, Hoàng Hiệp, Xuân Hồng, Huy Thục, Văn An, Hồ Bắc ... Trong 7 thập kỷ qua dòng nhạc cách mạng đã cung cấp cho sinh hoạt âm nhạc của người Việt hàng ngàn tác phẩm, trong đó có hàng trăm tác phẩm trở thành di sản tinh thần qui báu của dân tộc.
Dòng nhạc lãng mạn xuất phát chậm hơn, có thể kể từ bài hát được đăng báo đầu tiên (hiểu theo ý nghĩa tác phẩm được công bố), ta bài 'Hoa cúc vàng của ông Nguyễn Văn Tuyên vào tháng 8/1938 và một số bài được sáng tác và trình diễn cũng khoảng thời gian ấy của các ông Dương Thiệu Tước, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Thương ... Dòng nhạc này được công khai phát triển.


Từ năm 1938, từ những tác giả là những người có học vấn và là dân thành thị phát triển trong khung cảnh xã hội tạm chiếm, những khủng hoảng cá nhân do bế tắc vì phương hướng sống đã khiến cho dòng nhạc này cũng như phong trào thơ mới sớm rơi vào suy thoái.


Ц#7847;u tiên là sự từ bỏ của các nhân vật chính Doãn Mẫn Tô Vũ, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Văn Chung, Nguyễn Văn Chương, Lê Yên.. để đi theo cách mạng.


Không hướng tới những chân trời mới để rồi phơi phới sống và viết như những nhạc sĩ cách mạng, những nhạc sĩ lãng mạn với chân trời cũ của mình và với khuynh hướng tiểu tư sản thị dân cứ đào bới mãi nỗi buồn, sự tuyệt vọng để rồi bế tắc. Vì thế tác phẩm về hình thức cũng như xúc cảm âm nhạc có những sự lặp lại, không có cái mới và rơi vào khuôn sáo. Tháng 10/1954 Hà Nội được giải phóng, dòng nhạc này lui vào phía Nam, chủ yếu là Sài Gòn và các đô thị lớn ở Miền Nam. Bắt đầu một thời kỳ mới, tạm gọi là hậu lãng mạn, các tác giả chính Phạm Duy, Phạm Ц#236;nh Chương, Hoàng Trọng, Cung Tiến, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thuỵ Miên, Y Vân, Vũ Thành An ... Những nhân vật tiền lãng mạn nhưng Dương Thiệu Tước, Le Thương, Thẩm Oánh ... đã chứng lại và có lẽ hầu như không sáng tác nữa. Hậu lãng mạn có một sinh khí mới. Có những nỗi buồn mới. Về ngôn ngữ âm nhạc và ca từ họ hiện đại hơn song vẫn trong phạm vi bán cổ điển (Semi - Classique). Trong số này có 2 nhân vật nổi bật nhất, ảnh hưởng nhiều nhất trong giới trẻ học sinh, sinh viên ở các đô thị miền Nam : Một bậc đàn anh là Phạm Duy và một nhạc sĩ trẻ tuổi xuất hiện những năm đầu thập kỷ 70 là Trịnh Công Sơn. Gạn lọc những yếu tố tiêu cực về mặt nhân sinh quan và thái độ chính trị, dòng nhạc lãng mạn đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc về mặt nghệ thuật và những giá trị nhân bản đáng trân trọng.


Bên cạnh hai dòng nhạc chính, có một dòng nhạc khác đặc biệt phát triển từ sau 1954 ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam, có ảnh hưởng sâu rộng ở vùng quê miền Trung và Nam bộ là dòng nhạc bình dân mà một số người quen gọi là nhạc 'sến', nhạc 'bolero'. Dòng nhạc này kết hợp giữa tiết điệu Tây Phương với âm hưởng dân Nam Trung bộ. Công chúng của loại nhạc này có thể còn lớn hơn nhiều công chúng của dòng nhạc lãng mạn. Tuy giá trị âm nhạc và văn học không cao nhưng nó lại là món ăn tinh thần hàng ngày của dân nghèo thành thị tầng lớp buôn bán nhỏ và dân quê miền Nam. Trong 20 năm phát triển của dòng nhạc này (1954-1975) ngoài những hạn chế về mặt văn hoá nó cũng có công bảo tồn bản sắc dân tộc trong khung cảnh 'xâm lược' mạnh mẽ của âm nhạc Tây phương. Công bằng mà nói nếu loại bỏ những hạn chế về nội dung và ca từ, nhạc 'sến' là một bản sắc Việt Nam, không thể trộn lẫn về mặt âm nhạc và cách hát nếu ta đặt nó bên cạnh âm nhạc của các dân tộc khác.


Sau một thời kỳ bị gián đoạn từ năm 1986, nhạc 'sến' lại trỗi dậy và mãi đến năm 1996 mới đi vào thoái trào. Nội dung chúng ta có khuynh hướng coi thường và loại bỏ dòng nhạc bình dân này, nhưng sự tồn tại dai dẳng với công chúng đồng đảo, và ảnh hưởng không thể xem thường của nó theo tôi nghiên cứu cần phải đặt vấn đề lại và nhìn nhận nó một cách nghiêm túc hơn.


­ nhạc Việt Nam thế kỷ 20 qua cách mô tả trên cho thấy nó có thể chia làm 3 thời kỳ chính :


- Thời kỳ đầu : từ những năm 30 cho đến năm 1954 là sự tồn tại song song của hai dòng nhạc chính : dòng nhạc cách mạng (nhạc tiền khởi nghĩa và nhạc kháng chiến chống Pháp) và dòng nhạc lãng mạn ở hai vùng đất khác nhau : vùng tự do và vùng 'Tề'.


- Thời kỳ thứ hai : Từ 1954 - 1975 vẫn tồn tại song song hai dòng nhạc chính : dòng nhạc cách mạng (nhạc miền Bắc XHCN) và nhạc vùng giải phóng miền nam) và dòng nhạc hậu lãng mạn (nhạc Việt Nam trong vùng chính quyền Nguỵ) ở miền nam có thể kể thêm dòng nhạc bình dân...


- Thời kỳ thứ ba : Từ 1975 cho đến nay, là nền nhạc mới của một nước Việt Nam thống nhất.


Một phần tư thế kỷ cuối cùng (1975 - 1999), những bế tắc và khai mở. Sau 1975 là thời kỳ hậu chiến, sự hồ hởi của những năm hoà bình đầu tiên, qua đi rất mau. Những biến động về mặt xã hội và ý thức hệ đã thay đổi tâm lý con người. Hoá ra khi người ta quên mình đi để sống cho cái chung lại dễ hơn khi người ta được sống cho mình. Những mối quan hệ phức tạp hơn, nhiều bươn chải mưu sinh đã thay đổi nhiều cách nghĩ cách nhìn. Những đổ vỡ, rạn nứt về mặt tinh thần trong thời kỳ này là những điều không được chuẩn bị trước gây nên nhiều cú 'sốc' tinh thần cho giới sáng tác.


­ nhạc cách mạng với đặc tính tuyên truyền vẫn tiếp tục trong đời sống mới. Mất đi cái không khó xã hội đã tạo ra nó trong những năm tháng đấu tranh, sự tuyên truyền thiếu hồn đời sống, trở nên khô cứng. Các sáng tác bắt đầu thiếu sức hướng dẫn. Mặc dù có nhiều nhạc sĩ đã cố gắng bù đắp bằng sự thông minh của tư duy, sự kéo léo của kỹ thuật. Vươn lên cái nền chung, một số tác giả đã sáng tác nhập cuộc và đã cung cấp cho công chúng một số bài hát tuy vẫn có ý nghĩa tuyên truyền nhưng đã có hơi thở nào đó của đời sống mới : Hoàng Hiệp, Phan Huỳnh Щểu, Nguyễn Văn Tý, Xuân Hồng, Phạm Trọng Cầu ... của lớp đàn anh và Phó Ц#7913;c Phương, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Trần Long ẩn, Tôn Thất Lập ... của một thế hệ nhạc sĩ trẻ hơn và trong sự nhập cuộc này còn có cả Trịnh Công Sơn, một đại biểu cuối cùng của dòng nhạc lãng mạn.


Nhưng rốt cuộc, cuộc khủng hoảng về sáng tác đã mở ra vào những năm 80. Công chúng bắt đầu cảm thấy thiếu bài mới để hát, để nghe. Một bộ phận trong số cả nhạc sĩ đã quay về với nhạc 'tiền chiến' (nhạc lãng mạn ăn) và bộ phận khác về với dòng nhạc bình dân (nhạc 'Sến') và đó chính là lúc hai dòng nhạc này sống lại mãnh liệt mặc dù nó bị khai tử 30/4/1975).


Cuối những năm 80 và thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã mang lại sinh khí cho đất nước. Những bế tắc trong âm nhạc đã bắt đầu được khai thông. Ц#7847;u tiên là sự phân hoá trong lĩnh vực ca khúc, các ca khúc trữ tình chuyển hướng sang tình ca với những cảm xúc riêng tư hơn và đã dành được vị trí trong đời sống âm nhạc. Những tình ca này có vẻ như là một sự tiếp nối tự nhiên ca khúc trữ tình cách mạng và ca khúc lãng mạn thưở nào.


Bắt đầu có cuộc sống chung giữa cái mới và cái cũ, cái nửa mới nửa cũ. Bên cạnh những bài hát hành nghề tỉnh ca , huyện ca, những ca khúc trữ tình cách mạng có nhạc 'tiền chiến' nhạc 'sến', tình ca mới viết theo phong cách nhạc trẻ, hoặc phong cách 'đờ mi - lãng mạn'. Chung, nhưng thật sự có sự 'đụng độ' giữa các nhóm tác giả khác nhau về phong cách. Ц#226;y là một dấu hiệu tốt cho thấy nền âm nhạc ca khúc ngày càng đa dạng và nó đang chuyển động. Từ năm 1996 tình ca mới viết theo phong cách nhạc trẻ được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng và các hãng sản xuất âm nhạc đã dần dà lấn át tất cả, song nó đã bắt đầu bị thương mại hoá với nhạc 'sến'. Phong trào viết 'tình ca mới' thật dầm rộ đã lối cuốn rất nhiều người không phải là nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp vào cuộc. Ai cũng có thể viết được tình ca : ca sĩ, nhạc công, thầy giáo, kỹ sư, bác sĩ, cán bộ và cả các thi sĩ ... phổ thơ, hát thơ. Chúng ta bắt đầu gặp lại hình ảnh của phong trào văn nghệ quần chúng thời bao cấp, chỉ có phong cách nhạc và đề tài là khác. Có phong trào thì có nhân vật, những nhân vật của tình ca mới bên cạnh những nhạc sĩ sáng tác đã thành danh từ trước, một số nhạc sĩ trẻ đem đến cho tình ca một hơi thở của đời sống hôm nay và một giai điệu mới mẻ. Có thể tin chắc rằng những nhân vật của phong trào này có thể bước vào thế ký 21 với tư cách là những vai chính trong sáng tác ca khúc.


Thập kỷ 90 chứng kiến sự hồi sinh trở lại của khí nhạc, với hoạt động của cái dàn nhạc giao hưởng của nhà hát vũ kịch, vì cuộc thi khí nhạc đến kỳ. Sự hội nhập của nó với khu vực và đặc biệt là với hoài bão muốn tự khẳng định mình của các lớp sinh viên sáng tác ra trường, họ còn rất trẻ và đâỳ tham vọng. Mặc dù có nhiều sự bi quan về hiện tượng lạm phát tình ca về tốc độ 'thương mại hoá âm nhạc', về khâu biên tập và quản lý âm nhạc chưa được ổn đời sống âm nhạc vẫn được khai thác và đang đi tới chắc chắn không thể đi vào ngõ cụt. Với năm 1999 những cánh cửa thiên niên kỷ mới của âm nhạc Việt Nam đã mở, dù mở chưa thật rộng,. Hãy nhập cuộc và hãy sống những cái đang diễn ra sẽ cảm nhận được điều đó.

Chương IV
Năm tên tuổi lớn âm nhạc Việt Nam hiện đại

Nguyễn Xuân Khoát, Ц#7895; Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Hoàng Việt là năm tên tuổi lớn của thời điểm khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.


Giá trị của nó không chỉ ở trong âm nhạc mà còn ở trong đời sống cách mạng của dân tộc và với những mức độ khác nhau, cả ở trong tiến trình văn hoá của dân tộc.


Trong số họ có những người được coi là bậc thầy về sáng tạo nghệ thuật, có những người được coi như người anh lớn, kẻ dần đọ là người nghệ sĩ - chiến sĩ địch thực, tấm gương cho mọi thế hệ thanh niên tranh đấu. Có những người được yêu mến đặc biệt bởi sự quyến rũ của chất tài hoa thiên bẩm. Người nào cũng có tác phẩm để đời, người nào cũng lay động, lôi cuốn và ảnh hưởng tới hàng ngàn, hàng triệu người bằng sự nghiệp âm nhạc đặc sắc của mình. Lẽ nào chúng ta quên con voi, tiếng chuông, nhà thờ, hát mừng bộ đội chiến thắng, ca kịch qua cầu sông Cái, hoà tấu bộ gỗ Gióng, trống trận Quang Trung (Nguyễn Xuân Khoát). Du kích Sông Thao, Hành quân xa, Giải phóng Щện Biên, nhạc kịch Cô Sao, Người tạc tượng (Ц#7895; Nhuận); Tiếng gọi thanh niên, Reo vang bình minh, Lãnh tụ ca, Giải phóng miền Nam, Tình Bác sáng đời ta (Lưu Hữu Phước); Suối mơ, Thiên thai, Tiếng quân ca, Làng tôi, Trường ca Sông Lô (Văn Cao), lên ngàn, lá xanh, nhạc rừng, tình ca, giao hưởng quê hương (Hoàng Việt). Năm người là năm khuôn mặt âm nhạc riêng biệt.


* Nguyễn Xuân Khoát :


Là nhà tư tưởng và nhà mỹ học thâm thuỷ trong âm nhạc đã đặt nền móng cho những quan niệm mới về âm nhạc ở nước ta theo hướng hiện đại hoá trên cơ sở tinh hoa của âm nhạc truyền thống. Là nhạc sĩ hiểu dân ca, dàn nhạc, quan sát tinh vi tới từng ngón nghề trong lối hát ca trù, chầu văn, hát xẩm, hát chèo ... Và lối chơi nhạc đặc biệt là cách bộ gõ của người Việt. Nguyễn Xuân Khoát đã thoát ra khỏi ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển châu µ để mở ra một con đường mới cho sáng tạo. Tiếc rằng người mở đường không có nghĩa người sẽ đi được trên con đường đó. Do rất nhiều lý do khách quan và chủ quan, Nguyễn Xuân Khoát đã không hội đủ điều kiện để thành tựu và thành công như mong muốn.


Nguyễn Xuân Khoát viết không nhiều, nhạc của ông khúc triết, giầu tính biểu hiện, chất nhạc trong sáng, đôi khi hóm hỉnh, bộc lộ những cảm xúc âm nhạc, những giọng điệu rất mới (nếu ta đem so sánh với từ âm nhạc cảm, với giọng điệu mà phong trào âm nhạc lãng mạn đã để lại ảnh hưởng lâu dài cho tới ngày nay).


Có thể nói ông đã vượt qua được thứ 'Mỹ học tiền chiến' (thứ Mỹ học đã trở thành trướng ngại vật cho sự phát triển văn hoá dân tộc), vượt qua những ảnh hưởng ngoại lai, thực sự 'Trẻ về làng' để rồi đặt nửa bàn chân vào lộ trình nghệ thuật hiện đại của thế giới. Ц#244;i khi tính cách trí thức (theo ý nghĩa xác thực của người này), sự cách tân trong giọng điệu và kỹ thuật sáng tác đã khiến cho nhạc của ông thuận lợi phổ cập trong đại chúng. Nguyễn Xuân Khopát không phải là con người của đám đông, ông thuộc về một số ít người có quan tâm đến sự phát triển của văn hoá dân tộc. Có thể với ai đó điều này có thể làm cho ông kém giá trị, nhưng sự cô độc cho một kẻ sáng tạo nơi ông lẽ nào lại không giành được sự kính trọng của hậu thế.


*Ц#7895; Nhuận:


Một con người hành động, mộc mạc, chân thành, rất người và rất đời, kẻ không mang vỏ bộc hoa mỹ giả rối, người nghệ sỹ chân chính này đã mang đến cho nghệ thuận nước ta một tính cáhoặc đàn ông, rất khoẻ mạnh. ­ nhạc Ц#7895; Nhuận là một sự đối lập giữ dội với thứ nghệ thuật thị dân, èo uột, kiểu cách, hời hợt phổ biến của các đô thị tạm chiếm và có thể còn rơi rớt đến bây giờ. Là một nhà sáng tạo âm nhạc bẩm sinh, một con người gắn bó với bùn đất với người lao động, với văn hoá bình dị lâu đời của vùng thôn quê rộng lớn châu thổ Sông Hồng, Ц#7895; Nhuận đã tạo ra một sự nghiệp âm nhạc có giá trị và bậc nhất ở nước ta.


Nhạc của ông đôi khi thô thấp song không kém phần duyên dáng. Giọng điệu say sưa và ngang tàng theo kiểu dân giầu cùng khát vọng mãnh liệt của kẻ luôn mơ đến một chân trời mới đã rung động hàng triệu trái tim người Việt yêu nước. Toàn bộ tác phẩm của ông có thể coi là một tiến trình sáng tạo, các tiến trình không chỉ để tạo ra tác phẩm mà cao hơn là tạo ra cái mới, một hệ thống biểu đạt mới đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển, sự phát triển văn hoá của người Việt. Có thể coi ông là một nhạc sĩ có thành tựu đáng kể nhất ở Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực âm nhạc : thanh ca (ca khác, hợp xướng), khí nhạc (nhạc thính phòng) và nhạc kịch.


*Lưu Hữu Phước:


Ц#7889;i với các nhạc sĩ cách mạng, Lưu Hữu Phước được coi là một người anh lớn. Ц#7889;i với các nhà nghiên cứu âm nhạc, ông là một 'gương mặt nổi bật trong số những người mở lối, khơi dòng' của phong trào âm nhạc của nước ta từ những năm 30, là vị tiền bối, một bậc thầy của khuynh hướng sáng tác bài hát theo chủ đề thanh niên và lịch sử. Mặc dù về mặt sáng tạo âm nhạc, ông mới chỉ dừng ở mức Việt Nam hoá những yếu tố âm nhạc châu µ (chủ yếu ở thể hành khúc) nhưng Lưu Hữu Phước đã để lại cho ta những hành khúc đặc sắc nhất mà người Việt Nam có thể tạo ra.


Nhưng có lẽ giá trị to lớn nhất của ông là ở vai trò một người đánh thức, một kẻ dẫn đạo. Nhiều nhạc sỹ cách mạng có tên tuổi hiện nay về điểm này, phải chịu ơn ông, và nói cho cùng cả một thế hệ thanh niên cách mạng trái tim đã đập theo nhịp hành quân của Lưu Hữu Phước. Và nếu muốn chỉ ra một nhân vật lớn nhất của loại nhạc tranh đầu thí đó là Lưu Hữu Phước. Và không có một ai có thể xứng đáng danh hiệu cao quý; nghệ sỹ - chiến sỹ hơn ông.


*Văn Cao:


Nổi tiếng hơn Lưu Hữu Phước, có nhiều bài hát được phổ biến sôi động và sống với nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp người hơn cả Lưu Hữu Phước là Văn Cao. Nói một bài Tiến quân ca thôi đã có thể tôn vinh ông như một nhạc sỹ nổi danh nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện đại. Văn Cao, một tài hoa thiên bẩm, nhạc sỹ của nhiều bài hát rung động lòng người, những bài hát đã trở thành một phần trong tài sản tinh thần của nhiều thế hệ người Việt. Mặc dù ông không được đánh giá cao về học vấn âm nhạc và khả năng sáng tạo (hiểu theo nghĩa như một hoạt động cách tân) nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng đối với một khẩu vị âm nhạc của người đời, những bài hát của Văn Cao thực tế được quảng đại dân chúng yêu thích nhất, bất kể nó là ca khúc, tình khúc hay hành khúc.


Từ một nhân vật hàng đầu của dòng nhạc lãng mạn những năm 40 trở thành một nhân vật hàng đầu của dòng nhạc cách mạng những năm 50, Văn Cao là một tấm gương của một người tri thức văn nghệ của cách mạng 'lột xác', 'Nhận đường', không thể quan niệm âm nhạc cách mạng nếu không có Văn Cao : Tiến quân ca, Công nhân ca, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Tiến về Hà Nội, Bắc Sơn v.v... ở những ai hát chẳng thể có lý trí căng cứng, chẳng thể có hô khẩu hiệu, tất cả đều chân tình đằm thắm và ngay cả ở những bản hành khúc ông vẫn khiến người ta rưng rưng cảm động. Chất trữ tình, sự mơ mộng, một đặc tính của xã hội tỉnh lẻ và nông nghiệp, không hề làm giảm đi giá trị nhân vật trong các bài hát của ông. Một người đã hoàn thành sự nghiệp âm nhạc của mình từ những năm 50, sau 1960 cho đến lúc mất, ông hầu như ngừng sáng tác. Thế nhưng người đời đã không quên Văn Cao, 10 năm cuối ông nổi danh hơn bao giờ hết như đã đến tột đỉnh vinh quang.


*Hoàng Việt:


Thuộc thế hệ kế tiếp những đàn anh kể trên, Hoàng Việt là tiêu biểu cho lớp nhạc sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bắt đầu nổi tiếng từ những bài hát phổ biến trong chiến khu miền Ц#244;ng, những bài hát phóng khoáng tươi tắn, trong sáng một thời Nam bộ. Sau 1954, Hoàng Việt tập kích ra Bắc, lại nổi tiếng tiếp với bài 'Tình ca', bản tình ca được thừa nhận là hay nhất của nền âm nhạc cách mạng. Song ông không thoả mãn với thành tựu ca khúc của mình. Những thành công kể trên chỉ là cái đà để Hoàng Việt bước vào âm nhạc lớn. Ԯg đã trau dồi thêm học vấn âm nhạc của nước ngoài (tốt nghiệp nhạc viện Sôphia - Bungari) và trở thành nhà soạn nhạc giao hưởng. Bản giao hướng Quê hương đã đưa ông vào hàng ngũ những nhạc sỹ viết khí nhạc hàng đầu của nước ta thưở ấy. Song cuộc kháng chiến lần thứ hai đã không cho phép ông thực hiện được mơ về khí nhạc của mình. Là một người con của Nam bộ, ông đã trở về quê hương để chiến đầu. Cuối cùng bản giao hưởng của Hoàng Việt lại là bản giao hưởng cuộc đời mà ở chương cuối cùng người nhạc sỹ - chiến sỹ này đã ngã xuống.


Thế hệ ông - thế hệ kế cận Lưu Hữu Phước và Văn Cao, mà ông là một trong những người đi đầu - đã có công lớn trong việc đưa văn hoá âm nhạc Việt Nam lên một trình độ cao hơn, tiếp cận được ở một khía cạnh nào đó giá trị cổ điển và cận đại của nền âm nhạc thế giới.

Chương 5
Việt nam sẽ trở thành địa chỉ của âm nhạc kinh điển?

Nhạc sĩ Ц#7895; Hồng Quân trả lời báo TT&VH:


- Sắp bước sang thế kỷ 21, nhạc sĩ có thể phác thảo bức tranh âm nhạc ??


+ Ц#226;y là một vấn đề thú vị, tôi trả lời theo suy nghĩ cá nhân của mình. ­ nhạc ở thế kỷ sẽ phát triển rộng hơn. ­ nhạc cổ điển vẫn phát triển nhưng thu gọn hơn, Khán giả chọn lọc hơn. Sẽ nổi lên những trung tâm âm nhạc mới, đặc biệt là châu á, cho đến nay, thế giới vẫn biết rất ít về âm nhạc truyền thống và âm nhạc chuyên nghiệp của các nước châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Tiềm năng âm nhạc của Trung Quốc rất lớn. Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ âm nhạc kinh điển, thậm chí là địa chỉ tốt về tiềm năng, nhạc cảm của Việt Nam cho phép Việt Nam trở thành trung tâm gìn giữ di sản âm nhạc của thế kỷ trước, sự chậm hơn thế giới phát triển một nhịp lại cho phép ta giữ lại những tinh hoa đã được sàng lọc. âm nhạc Việt Nam sẽ phát triển ở khu vực (ASIAN) và phần nào quốc tế hoá đi.


- Thị hiếu âm nhạc, công nghệ âm nhạc sẽ có gì mới ?


+ Người ta sẽ nghiêng về chất liệu âm nhạc châu á, bởi những chất liệu Mỹ La tinh, đã được khai thác kỹ ở thế giới vừa qua. Nhờ sự phát triển của tin học nên bất cứ sáng tác nào nếu tác giả muốn đều có thể ra mắt bằng cách chính tác giả đó đưa lên mạng. Ц#227; qua rồi thời kỳ sáng tác phải nhờ công nghệ lăng xê; nhờ ca sĩ, nhờ nhà xuất bản. Các nhà sản xuất chương trình âm nhạc phải tìm một con đường kinh doanh khác. Tất cả các KT hỗ cho âm nhạc như nhạc cụ; công nghệ băng đĩa; công nghiệp biểu diễn sẽ phổ cập hơn, giá thành sẽ giảm đi. Trong khi ấy; những gì theo công đoạn kinh điển sẽ đắt lên rất nhiều : Viết nhạc của người sáng tác; lao động của các nghệ sĩ biểu diễn; vào xem các buổi hoà nhạc; xem opera; ballet.


- ­ nhạc truyền thống; cổ truyền của các dân tộc sẽ tồn tại; phát triển dưới hình thức nào ?


+ Cái vốn quí truyền thống của các dân tộc (như chèo, tuồng, quan họ Việt Nam chẳng hạn) sẽ mang tính nguyên bản hơn (vừa qua có pha tạp để) nhưng chỉ đóng vai trò như những bảo tàng nghệ thuật. Ngườo ta sẽ thưởng thức những gì hay 1; đúng góc 1 qua những nghệ sĩ giỏi khác của các nghệ thuật ấy qua băng đĩa là chủ yếu. ­ nhạc truyền thống nguyên thuỷ sẽ là CL được phổ thông hoá qua hình thức âm nhạc nếu như các tác phẩm khi nhạc hay hình thức Pop; Rock ... Các nhạc sĩ sẽ sáng tác ra ngôn ngữ âm nhạc chỉ nơi đó mới có; nghĩa là mang bản sắc địa phương, bản sắc dân tộc đậm đặc.


- Có nên định hướng DT; hiện đại bằng hình thức 'giao hưởng DT' không ?


+ Các hình thức biểu diễn nhạc cụ truyền thốg Việt Nam xưa nay chỉ là hoà tấu vài nhạc cụ theo lối tài tử; ngẫu hứng; hình thức max là dàn nhạc Cung Ц#236;nh Huế chỉ là bát âm. Giao hưởng không có nghĩa đơn thuần là nhiều nhạc cụ mà cái chính là nhạc cụ ấy phải có sự giao thoa các âm thanh để có thể cộng hưởng chứ không phải là lệch pha, triệt pha. Lấy một ví dụ : 10 cây nhị dù có đánh một nốt 'đồ' thì 10 nốt 'đồ' chênh nhau, bởi sự ấn dây nông, sâu vào không gian khác nhau của các nhạc công (trong khi ấy; dây violin được ấn chết on dây đàn nên có âm chuẩn) cái mạnh; cái hay của các nhạc cụ Việt Nam là ở sự ngẫu hứng; ở tổ chức người chơi ấn dây, đệ dây nôgn sâu, người phá dài lâu tuỳ hứng. Vậy thì làm sao cùng đánh âm chuẩn trong dàn nhạc giao hưởng để có thể có sự cộng hưởng đư
krazemouse
Tớ cũng có vào được đâu, hồi xưa post bên TTVN rồi nên lấy từ bên ấy sang thôi.
Milou
Âm nhạc Việt Nam một chỗ đứng trên đất Mỹ

______ Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong

Barry Kawa (BK): Xin GS cho biết cảm tưởng của thế nào khi được tin National Endowment for the Arts sắp trao tặng danh hiệu "Di sản quốc gia"?

Nguyễn Thuyết Phong (NTP): Hết sức xúc động. Một cảm giác bàng hoàng sung sướng về một nghĩa vụ cưu mang đối với dân tộc đã thực hiện, và một đóng góp cho cộng đồng mình đang ở được thừa nhận. Tôi thấy quê hương Việt Nam hiện ra trước mắt với một vẻ sáng lạ lùng. Tôi thấy một nước Mỹ đẹp tinh anh. Âm nhạc của người Việt quả tình có một chỗ đứng văn hóa mới.

BK: Âm nhạc Việt Nam có đặc điểm gì?

NTP: Nó có một quá trình lâu dài về thời gian tính, một quy tụ lớn về mặt số lượng nhạc cụ, thể loại trình diễn, và sâu sắc về âm điệu. Ðặc biệt hơn nữa là sự sống bền vững trước nhiều thử thách lớn trước lịch sử nhân loại.

BK: Xin GS trình bày một cách cụ thể hơn về thế nào là truyền thống âm nhạc Việt Nam.

NTP: Anh muốn nói về mặt lịch sử và đặc điểm của nó?

BK: Vâng.

NTP: Có hôm trước khi đi ngủ tôi vở lại vài trang trong Việt Sử Lược tôi thấy niềm vui và tự hào về những gì ngàn năm trước đây diễn ra. Những cuộc biểu diễn trong dân gian cũng như trong cung đình làm tôi thấy nó linh động quá. Những buổi diễn trò múa rối nước có hằng vạn người xem, âm nhạc trổi lên tưng bừng. Mùa đông năm 1060 vua Lý Anh Tông phiên dịch âm nhạc Chiêm Thành và sáng tác âm nhạc và bài hát cho ca đoàn hát. Mùa hạ năm 1069 vua đích thân múa điệu múa khiên, múa mộc chào mừng chiến thắng tại điện vua Chiêm. Ðây chỉ là một vài nét đại cương. Tuy nhiên nó gợi lên một qúa trình âm nhạc sâu xa hơn nữa. Từ thời đại các vua Hùng (cách đây bốn ngàn năm), hình ảnh âm nhạc Việt thời đó đã để lại các chứng tích trên mặt trống đồng mà chính mắt tôi đã thấy (ở Thanh Hóa tôi gặp khoảng 80 chiếc trong một chuyến nghiên cứu điền dã). Nghệ thuật ca diễn được tiêu chuẩn hóa từ thời đại Lý Trần (thế kỷ 11 - 14) thành bộ môn sân khấu, thính phòng, song song với nền dân ca đã có mặt lâu đời trong dân gian. Dù hiện nay có nhiều bộ môn âm nhạc hơn trước kia, chúng được hình thành trên căn bản lịch sử ấy. Ngay cả việc đi xa tổ quốc, nhập vào cộng các quốc gia trên thế giới, các nhạc sĩ Việt Nam cũng cảm thấy hãnh diện về cái quá khứ rực rỡ nầy.

BK: Các nhạc cụ cũng dự phần trong cá quá khứ đó?

NTP: Ðúng vậy. Nhiều nhạc cụ dân tộc như đàn đáy, đàn bầu, đàn nhị, kèn, sáo, tiêu, chuông, khánh, mõ, sinh tiền v.v. đã có mặt từ thời Lý hoặc trước đó. Ðàn bầu (còn gọi là đàn độc huyền) và đàn đáy mang tích cách đặc biệt Việt Nam mà không có nước nào có. Ðàn đáy (xưa gọi là “đới cầm", có nghiã là phải mang vào người khi đánh) có 3 dây, âm trầm vừa hùng vừa uyển chuyển tao nhã. Ðàn bầu chỉ có một dây mà âm thanh huyền diệu, kín đáo (harmonics), uyển chuyển, làm mê lòng người. Trong dân gian gọi nó là đàn bầu vì có một quả bầu (gourd) khô gắn trên nó, nhưng trong cung đình thời bấy giờ gọi là nhất huyền cầm. Vài thế kỷ sau mới thấy xuất hiện các đàn tranh và đàn nguyệt--các đàn nầy hiện nay rất phổ thông trong cộng đồng người Việt. Cốt tủy của âm nhạc Việt là ở chổ uyển chuyển. Vì thế các nhạc cụ nầy thể hiện đúng tính cách ấy.

BK: Như thế, âm nhạc Việt có khác với âm nhạc các nước châu Á hay không, như Trung Quốc chẳng hạn?

NTP: Vì tính cách cận đại của vấn đề, âm nhạc mà chúng ta thường thấy với các nhạc cụ có vẻ gần gũi với Trung Hoa gây cảm tưởng có một cái gì chung chung với nhau. Nói một cách cụ thể hơn, người ta có thể nghĩ rằng âm nhạc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. ít khi có ai nghĩ ngược lại. Vì họ cho rằng Việt Nam nhỏ bé hơn Trung Quốc. Tôi quan niệm một cách khác. Trước hết, tôi nhìn vấn đề qua nhản quan văn hóa và lịch sử; tôi thấy Việt Nam có một nền tảng tiếng nói, cách sống, sự suy nghĩ, sự bảo vệ tổ quốc, cho đến món ăn khác với người Trung Hoa. Âm nhạc thuộc về tinh thần, là linh hồn của những thứ trên. Nó có một sự thiêng liêng nào đó mà người Việt cần phải bảo vệ, tạo một sắc thái riêng biệt để chứng tỏ sự độc lập văn hóa của nó. Ðiều nầy cũng có thể xem như mẫu số chung của nhiều nền âm nhạc trên thế giới. Ði vào cụ thể của nghiên cứu, tôi thấy một kỳ diệu rằng dù có sự đô hộ của người Tàu trong khoảng thời gian thật dài đến ngàn năm, dù có sự say mê văn hóa Trung Hoa trong văn chương thi phú cách mấy, riêng về âm nhạc tôi chưa thấy có người thầy nhạc Trung Hoa nào sang dạy nhạc cho người Việt Nam, chưa có một lý thuyết âm nhạc nào áp dụng cho các trường phái ở Việt Nam.
Milou
Âm nhạc TRUYỀN THỐNG và TUỔI TRẺ hôm nay

______ BS. Phan Văn Hiển

BS Phan Văn Hiển (PVH): Trước hết tôi xin thay mặt Ban Quản Trị Về Nguồn cảm ơn anh đã nhận lời đóng góp cho chương trình nhạc truyền thống trại hè Về Nguồn năm 99 sắp tới đây. Trong quá khứ có nhiều nhạc sĩ tài danh tham gia chương trình nầy. Nhưng năm nay là kỷ niệm thập niên nên chương trình của trại mang một ý nghĩa đặc biệt đối với tất cả trại viên cũng như Ban Quản Trị trại. Với tư cách là một giáo sư âm nhạc, nhà nghiên cứu, là nhạc sĩ lỗi lạc của Việt Nam, xin anh cho các bạn trẻ Về Nguồn biết những nét đại cương về âm nhạc Việt Nam, và các loại nhạc gồm có gì. ?

TS Nguyễn Thuyết Phong (NTP): Âm nhạc gắn liền với đời sống, phong tục, tập quán của con người Việt từ thời xa xưa. Xa nhất là thời đại các vua Hùng (tức từ năm 2879 đến năm 258 trước Công Nguyên). Nhiều chứng liệu khảo cổ--cụ thể như trống đồng mà chính mắt tôi đã thấy hơn trăm chiếc--bổ sung cho các sử liệu và truyền thuyết thường có trong dân gian về sự có mặt của âm nhạc trong đời sống Việt Nam. Âm nhạc Việt không thể tách rời đời sống Việt qua những sinh hoạt nghi lễ, tôn giáo, hội hè đình đám, ngoài đồng áng, hay lúc vui chơi giải trí. Từ những hoạt động chuyên nghiệp như sân khấu cho đến những câu hát ru, âm nhạc Việt quả tình đã có mặt lâu dài từ mấy ngàn năm nay và phong phú về nhiều thể loại. Cũng cần nên phân biệt giữa âm nhạc Việt và âm nhạc của nước Việt Nam. Nước Việt Nam bao gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên một lãnh thổ, nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, có nhiều truyền thống âm nhạc khác nhau. Vì thế biên cương văn hóa Việt Nam từ 400 năm trở lại đây rất rộng, rất đa dạng. Ðây còn là niềm tự hào của chúng ta, đứng trên bình diện cả nước, vì nó đem lại sự đa sắc, giàu có, lóng lánh đẹp của một nước.

PVH: Là một nhà Dân tộc nhạc học (ethnomusicologist) anh thấy sự khác biệt giữa âm nhạc dân tộc Việt và các dân tộc khác như thế nào? Ðâu là những đặc điểm của nhạc Việt cần được bảo tồn và phát huy?

NTP: Trước hết là sự phân định giữa hai ‘nền’ âm nhạc: đa số và thiểu số. Ðây là hiện tượng chung của hầu hết các nước trên thế giới. Ở Úc có nhạc đa số của người da trắng và nhạc bản địa của các đân tộc thiểu số (aboriginal); nhạc của những người gypsies được xem như thiểu số đối với nước Hungary; nhạc của dân tộc Ainu đối với dân tộc Nhật; và nhạc bản địa của các sắc tộc Indians (đúng hơn nên gọi là Native Americans) đối với nước Hoa Kỳ. Cũng thế, Việt Nam có nền âm nhạc đa số (dân tộc Việt) và nền âm nhạc của các dân tộc thiểu số như Mnông, Giarai, Êđê, Thái, Mường, Mông, Tày, v.v. Vì thế chúng ta không thể cách ly hai bộ phận to lớn nầy. Khi trước, chưa có dịp nghiên cứu về tổng thể âm nhạc Việt Nam, tôi đã không biết giá trị cao đẹp của 53 dân tộc khác ngoài nhạc của dân tộc Việt. Giữa các truyền thống âm nhạc nầy--nhìn qua tiếng nói, phong tục, tập quán, phương pháp thể hiện âm nhạc, hay cấu trúc nhạc cụ--có sự khác biệt căn bản giữa âm nhạc Việt và âm nhạc thiểu số (cũng như giữa các dân tộc thiểu số với nhau).

Dù có sự khác nhau trong âm nhạc Huế, nhạc miền Bắc, nhạc miền Nam, tính liên tục vẫn thấy trong chiều hướng phát triển lịch sử từ Bắc vô Nam qua hệ thống làn điệu ca hát, sử dụng hai bộ phận trọng tâm là hệ thống đàn dây (tranh, nhị, nguyệt, đáy, và bầu) và các loại trống. Hai bộ phận nầy được phát triển một cách mạnh mẽ, tinh tế không kém nhạc các nước khác trên thế giới. Trong khi ấy nhạc các dân tộc thiểu số ví dụ như ở cao nguyên Trường Sơn thì đi về hướng khác: các dàn cồng chiêng được xem là máu thịt của văn hóa Giarai, Êđê, Bana, v.v. Nó biểu trưng cho âm hưởng hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Nó ảnh hưởng đến cấu trúc âm thanh của các nhạc cụ khác làm bằng tre nứa như (t’rưng, brô, đinh tút, goong, v.v)

Riêng về đặc điểm các thể loại nhạc dân tộc Việt, ta không thể kể hết những hằng ngàn bài dân ca đã được sưu tầm, hơn 50 nhạc cụ, và các truyền thống ca diễn (theo thống kê tôi thực hiện gần đây, có đến 196 nhạc cụ trong cả nước Việt Nam). Riêng dân ca quan họ Bắc Ninh, người bạn nhạc sĩ quá cố của tôi, anh Hồng Thao, thống kê hơn một trăm làn điệu, bài bản. Chỉ một vùng nhỏ của đất nước thôi cũng đủ biểu hiện sức sống, sự sáng tạo của con người mình. Chưa kể đến hát ghẹo, hát xoan Phú Thọ, ví dặm Nghệ Tĩnh, hò, vè, lý từ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh - Phú Yên, mãi đến đồng bằng sông Cửu Long. Nhạc thính phòng (tạm gọi như thế) phát triển từ thời Lý (ở vào thế kỷ 10 đến 13) với truyền thống ca trù (hay hát ả đào), tập trung vào lối hát thơ, sử dụng đàn đáy và trống chầu (không phải trống chầu như trong Nam, mà là một trống nhỏ ‘điểm’ cho câu hát). Ca trù thỉnh thoảng cũng gồm có cả các tiết mục múa trong chương trình trình diễn (như múa bài bông, múa bỏ bộ). Có thể vì thời gian quá xa mà ta quên mất rằng đây là khởi điểm cho các loại nhạc sân khấu về sau, vì trong ca trù có múa để đi vào sự cách điệu hóa trong hát chèo, hát bội, bài chòi, hay cải lương. Ngoài ra, theo tiến trình di dân vào Nam, còn có ca Huế rồi đến đờn ca tài tử. Với tiếng hát, tiếng đàn điêu luyện của các nghệ sĩ ca trù, ca Huế, hay tài tử, âm nhạc loại nầy là một phối ngẫu giữa thơ, truyện kể, và nhạc. Các thi sĩ, nhạc sĩ cùng ngồi lại nhau nghe người ta ‘hát’ thơ của mình để mình có thể điểm trống khen ngợi hoặc chấm câu. Ðây là một trong những truyền thống đẹp của thế giới. Còn giữa những nghệ sĩ tài năng, họ ngồi lại nhau hòa tấu những bài Nam Xuân, Nam Ai, Nam Ðảo, Tây Thi, Xuân Tình, v.v. như trong nhạc tài tử (như trong ý nghĩa ‘tài tử giai nhân’, chứ không phải ‘chơi chơi’, không chuyên) để ‘trổ’ ngón đàn điêu luyện, nghe mà phải thấm! Trong âm nhạc dân tộc, sân khấu có sự thu hút to lớn đối với khán giả, đông đảo hơn nhạc tri âm tri điệu như vừa kể. Các ‘gánh’ hát một thời làm say mê cả cung đình các triều đại. Từ sân đình, sân khấu chèo đã làm say mê khán giả các thành thị và cố đô Thăng Long. Hát bội (hay tuồng) trở thành sân khấu quốc gia triều Nguyễn. Nhiều tuồng tích được soạn ra ngay trong cung đình, có khi diễn đến hằng tháng mới hết một vỡ. Chúng ta không thể quên các danh nhân như Ðào Tấn, hay gần hơn nữa, ở đầu thế kỷ nầy như Ưng Bình Thúc Gia (thân phụ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương). Một thể loại âm nhạc lớn của dân tộc Việt là lễ nhạc Phật Giáo. Sự đóng góp hài hòa, dung hợp, đa sắc của âm nhạc đạo Phật suốt hai ngàn năm qua có rất nhiều ý nghĩa. Tất cả tạo thành một truyền thống âm nhạc vô cùng đa sắc và phong phú cần được bảo tồn và phát huy.

PVH: Vấn đề âm nhạc Phật Giáo: thông thường người ta tách biệt âm nhạc và tôn giáo; đôi khi còn cấm kỵ nữa là khác. Anh đã nghiên cứu nhiều về đề tài nầy. Xin anh tóm tắt quan điểm của mình.

NTP: Tôi dùng từ ‘âm nhạc’ một cách khách quan trong ngành Âm nhạc học. Nó là một thuật ngữ vô thưởng vô phạt. Theo định nghĩa chung, âm thanh được tạo ra với nghĩa làm đẹp, có đụng ý sắp đặt, biến thành một cái gì nghe hay hơn ‘tiếng động’, nó sẽ trở thành nhạc. Vâng, ‘âm nhạc’ cũng là một trong những giới cấm trong đạo Phật. Nhưng phải nói rõ thêm, âm nhạc đây là ‘âm nhạc thế tụ’. Theo trong Sa Di giới, nó có thể làm ‘động mối tâm, sinh ra các tội lỗi, và làm mất giống trí tuệ’. Âm nhạc chốn thiền môn thì ngược lại: nó làm tăng trưởng trí tuệ, làm giải thoát tâm hồn. Câu kinh, tiếng kệ, tiếng chuông, tiếng mõ có khả năng chuyển hóa tục lụy, nhắm đưa con người đến bờ giác ngộ (đáo bỉ ngạn). Số lượng kinh điển để đọc tụng có đến hằng ngàn bài. Số lượng nghi lễ nhiều không thể nói hết. Số lượng thể nhạc, theo thống kê và phân loại của tôi, có mười thể chính: tụng, trì, niệm, xướng, tán, bạch, thỉnh, sám pháp, phục nguyện, và niệm. Mỗi thể có các chi. Có nhiều chi nhất là thể tán. Ðây là thể phong phú nhất trong âm nhạc đạo Phật. Nó có nhạc đệm với chuông, mõ, trống, và dàn nhạc lễ dân tộc.

PVH: Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21, mở đầu một thiên niên kỷ mới. Theo anh, âm nhạc dân tộc Việt có tiến triển thế nào trong quá khứ? Nó có đóng góp gì cho văn hóa Việt? Và đâu là dự phóng của anh cho tương lai?

NTP: Có người đưa ra một giả thuyết táo bạo rằng ‘không có âm nhạc thì làm gì có văn hóa’. Ðiều có đúng hay chăng? Tôi nghĩ, không hẳn sai. Ðứng trên bình diện các dân tộc trên thế giới, không có một dân tộc nào không có âm nhạc--dù là thanh nhạc hay khí nhạc. Tuy nhiên, đúng ra thì nên nói: văn hóa là âm nhạc, âm nhạc là văn hóa, trong văn hóa có âm nhạc, và trong âm nhạc có văn hóa. Phải có văn hóa người nhạc sĩ mới có sáng tạo, tựa vào thẩm quan, phong tục, tập quán, vào văn thơ; nói chung là tựa vào vốn văn hóa sẳn có. Âm nhạc tiến gần và gây hiệu quả văn hóa rất nhanh trong công chúng. Tính văn hóa trong âm nhạc, vì thế, trở thành một sự kiện hiển nhiên. Âm nhạc đóng góp cho văn hóa Việt Nam là chuyện không thể tranh cãi. Âm nhạc Việt luôn luôn trên đà phát triển. Tuy nhiên, tiến trình của nó--cũng như hầu hết các nền âm nhạc trên thế giới--mang cả hai sắc thái và sự biệt dị: tích cực lẫn tiêu cực. Từ không trở thành có. Từ có trở thành không hoặc suy đồi theo thời gian. Về mặt tích cực, tôi nhận thấy một vẻ sáng trong sự hình thành nhiều loại ca múa nhạc trong thời Lý - Trần mà thiên niên kỷ trước không có, và ngược lại, có loại nhạc qua đi, không còn trong trí nhớ dân gian. Có những đêm tôi đọc Việt Sử Lược hay Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư mà thấy như ánh hào quang văn hóa tỏa ra cho một dân tộc mà trong ấy tôi được hân hạnh làm một phần tử nhỏ bé. Những điệu múa hát múa dân gian hay cung đình là một phô bày sự yêu thích âm nhạc của dân lẫn vua. Tôi tự nhủ, con người Việt giàu nhạc tính (musical) đến thế hay sao?! Hai, ba ngàn năm trước đây đã có nhạc. Truyền thống nầy sống dậy mạnh mẽ vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 Công Nguyên (từ thế kỷ thứ 10) với nghệ thuật múa, hát, và sân khấu. Khởi đầu là sân khấu múa rối nước. Năm 985 vua quan bày ra phong cảnh Nam Sơn giữa dòng sông để múa rối trên nước. Truyện tích đương nhiên phải có, dù ngắn dù dài. Từ đây mới tiến lên thành sân khấu khác. Tưởng cũng nên nhắc một điều là nghệ thuật sân khấu nước ta có rất sớm, sớm hơn nhiều so với bên Âu châu. Từ thời Lý - Trần đã có sân khấu, vì thế có trước Nguyên Kịch ở Trung Quốc (thế kỷ 13).

Những buổi trình diễn vĩ đại với cờ xí ngợp trời, âm nhạc vang động núi rừng, sứ thần, quan khách nước ngoài cũng đến dự. Vua mà say mê soạn nhạc như vua Lý Thánh Tông năm 1060 thì tuyệt vời. Năm 1069 vua đích thân múa trước thềm điện vua Chiêm là Rudravarman III (Chế Cũ) ăn mừng chiến thắng. Rất tiếc ngày xưa không có phương tiện ghi lại những bài hát, điệu múa, nên dần dà bị quên lãng, mất mát. Xin rút ngắn lại câu chuyện như sau: ở cuối thiên niên kỷ thứ 2 như hiện nay, dân tộc Việt có nhiều loại nhạc trên đà biến chuyển cực kỳ mạnh mẽ. Lấy ví dụ như sân khấu cải lương, trong một thời gian rất ngắn ở giữa thế kỷ nầy mà nó phát triển thẳng ra tới Bắc để hình thành một thể loại cải lương Bắc trước khi nó tàn lụn dần như hôm nay. Dù bạn có yêu thích hay không, bài vọng cổ và sức phát triển của nó về tốc độ thời gian và không gian quả tình có một không hai trong lịch sử âm nhạc. Mặt khác âm nhạc các nước Âu Mỹ cũng được giới thiệu vào đất nước ta hồi đầu thế kỷ cùng lúc với việc kỹ nghệ hóa, hiện đại hóa, cũng như thực dân hóa, thuộc địa hóa đất nước. Ðây là một thế kỷ vô cùng phức tạp. Có nhiều sự giao thoa giữa những dòng nhạc. Ðiều nầy rất tốt, có tính tích cực. Nó là động cơ phát triển, sáng tạo. Tuy nhiên, vì có quá nhiều thiên trọng về ảnh hưởng Âu Mỹ, điều nầy, đứng trên bình diện cả dân tộc, tạo ra sự thiếu cân đối và sự đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Theo thiển ý của tôi, thế kỷ 21 sẽ xét lại các quan điểm nầy và sẽ có sự hài hòa hơn.

PVH: Anh là người Việt duy nhất được nước Mỹ vinh danh ‘Di Sản Quốc Gia’ (National Heritage Fellowship). Anh có thể cho độc giả Về Nguồn biết tiêu chuẩn phong tặng và buổi lễ trao danh hiệu tại tòa Nhà Trắng (The White House) hồi tháng 9 năm 1997? Ðồng thời xin anh trình bày cảm nghĩ của mình về vinh dự nầy?

NTP: Một buổi sáng đang ngồi làm việc thì bỗng có một cú điện thoại từ Washington gọi đến, cho biết tin rằng tôi được Ủy Ban Nghệ Thuật Quốc Gia (National Endowment for the Arts) chọn để phong tặng và trao giải thưởng Di Sản Quốc Gia (National Heritage Fellowship) cùng với các nhà nghệ thuật thuộc nhiều ngành tại Hoa Kỳ. Vị Giám Ðốc cơ quan nầy còn nói rõ đây là danh dự cao quí nhất (the most prestigious honors) của nước Mỹ và tên của tôi đã đệ trình lên văn phòng Tổng Thống Clinton.

Tôi bàng hoàng. Trong ba mươi năm qua tôi có nhiều nỗi băn khoăn, bức xúc. Khi có dịp đi nhiều nước trên thế giới, tiếp cận với các truyền thống âm nhạc của các dân tộc khắp nơi, tôi luôn luôn tự nhủ phải tận lực làm một điều gì cho dân tộc có quá nhiều đau khổ này. Một truyền thống âm nhạc hết sức phong phú từ lâu nay bị quên lãng vì chiến tranh, và vì nhiều ngộ nhận khác. Ba tháng sau tôi cùng các nghệ sĩ Mỹ được mời vào Nhà Trắng (Bạch Cung). Chuyện đáng buồn xảy ra là một trong những nghệ sĩ nầy qua đời trước khi được hân hạnh nhận bằng, vì tuổi già sức yếu. Cũng nên biết, hầu hết các nhạc sĩ, nghệ nhân được tặng danh hiệu nầy tuổi rất cao. Có vị ngoài 80 mới được phong (như nhạc sĩ Charles Brown chuyên về nhạc Blues). Tương đương với danh dự nầy, ở Nhật có phong danh Quốc Bảo (National Treasure); ở Việt Nam có Nghệ Sĩ Nhân Dân. Vì nước Mỹ không có Bộ Văn Hóa, nên National Endowment for the Arts (trực thuộc Quốc Hội), đóng vai trò ấy. Trước khi nghi lễ diễn ra tại Gold Room, phu nhân Hillary Clinton thay mặt Tổng Thống tiếp chuyện thân mật với tôi tại Blue Room và chụp ảnh cùng nhà tôi (Tôn Nữ Thanh Tuyền). Bà hết sức có thiện cảm với âm nhạc truyền thống Việt Nam và hết lời chúc mừng cũng như khâm phục việc làm của tôi cũng như các nghệ sĩ khác có mặt hôm nay. Ban nhạc thính phòng hòa tấu liên tục ở sảnh đường bên ngoài. Ðến phần nghi lễ, Nhà Trắng cử mỗi sĩ quan tùy viên cho mỗi nghệ sĩ đi vào Gold Room trao danh hiệu do bà chủ trì. Khi bà Jane Alexander, Chủ tịch National Endowment for the Arts, xướng danh ‘Từ đồng bằng sông Cửu Long đến Kent, Ohio . . .’ một tràng pháo tay nồng nhiệt vang lên. Trong trí tôi hiện ra cả một quê hương Việt Nam sáng ngời với niềm xúc động cực mạnh. Tiếp theo là buổi tiếp tân ở phòng khánh tiết với hằng trăm quan khách đặc biệt của Nhà Trắng.

Hôm sau chúng tôi lại dự buổi liên hoan cùng các nhà điều hành nghệ thuật, các chính khách, các nhà ngoại giao tại Bộ Quốc Phòng. Trong số các nghệ sĩ Di Sản Quốc Gia, tôi được đề cử thay mặt các đồng nghiệp phát biểu đáp lại phía chính phủ trình bày quá trình nghệ thuật của mình làm tiêu biểu. Tổng thống Bill Clinton (hôm ấy bận việc ở Liên Hợp Quốc, New York) có cho người chuyển đến tôi một bức thư ca ngợi những đóng góp của tôi cho nước Mỹ. Ngài bày tỏ việc làm nầy "đã góp phần định hình các truyền thống nghệ thuật của chúng ta và bảo tồn tính đa sắc của văn hóa Hoa Kỳ" (contributed to the shaping of our artistic traditions and to preserving the cultural diversity of the United States). Các anh chị ở đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại (vùng Washington, D.C.) và anh Phạm Bội Hoàn thuộc đài truyền hình CBS cũng có phỏng vấn tôi trong các hôm ấy.

Nói như Phu nhân Tổng thống Hillary Rodham Clinton, ‘quí vị được tôn vinh, không phải vì là những nghệ sĩ tên tuổi lừng lẫy trong lĩnh vực âm nhạc thương mại, nhưng vì quí vị là bậc thầy cao quí, có tầm ảnh hưởng đến cả nước’. Tôi thấy điều nầy nói lên phần nào tiêu chuẩn phong tặng Di Sản Quốc Gia.

Ðể trả lời câu hỏi anh về cảm tưởng của tôi, dù sự kiện nầy rất quan trọng, rất to lớn trong đời tôi, chỉ có một điều đơn giản nhất mà tôi tin và đã thấy được, ấy là sự công nhận của nước Mỹ về truyền thống âm nhạc Việt. Riêng tôi, tôi thấy sự hiện hữu nầy có chiều dầy lịch sử, có chiều sâu nội dung, và có chiều rộng trong sự thể hiện như đã đề cập khi nảy.

Dù nhận được vinh dự nầy, tôi vẫn còn thấy mình chưa thực sự hiểu hết truyền thống âm nhạc dân tộc. Vì nó to lớn quá. Ai có thể tự hào rằng mình hiểu hết, trong khi cuộc đời người quá ngắn ngủi so với lịch sử âm nhạc dài của cả dân tộc? Vì thế, khi trả lời phỏng vấn các báo và đài truyền thanh, truyền hình, tôi không quên cảm ơn dân tộc Việt đã sinh ra tôi, vì thế tôi hết lòng trao gửi lại danh dự ấy. Tôi cũng không quên cảm ơn nước Hoa Kỳ--kẽ đến sau mà về trước trong cuộc hội nhập nầy--đã dành cho tôi một mãnh đất tình thương và sự chào đón nồng nhiệt, cho cây trái Việt nở hoa trên đất Mỹ. Tôi cũng lấy làm hân hạnh là phần tử trong cộng đồng Việt, nếu gây được tiếng thơm. Ðối với tôi, ruộng đồng, dòng sông Cửu Long mà tôi từng ngược xuôi thủa nhỏ học nhạc và làm nhạc trong hoàn cảnh bom đạn, thoát chết nhiều lần, và những nghệ sĩ dày dạn, sống trong khó khăn nhất của cuộc sinh kế mà vẫn nuôi nấng âm nhạc để còn sống mãi, tôi chịu ấn tượng mạnh nhất và hết lòng trân trọng quí vị ấy.

PVH: Ban Quản Trị Về Nguồn quan niệm những giá trị văn hóa Việt Nam là nền tảng của đời sống tinh thần, rất cần thiết cho người Việt ở hải ngoại, đặc biệt cho giới trẻ sinh trưởng ở xứ người. Trong chiều hướng đó, Ban Quản Trị đã cố gắng thực hiện một chương trình nhạc truyền thống Việt Nam cho mỗi trại từ nhiều năm qua. Xin anh cho biết cảm nghĩ về quan niệm trên và vài đề nghị để mỗi năm chương trình được phong phú hơn.

NTP: Tôi hết sức tán thán chủ trương nầy của Về Nguồn. Ðó là một sự trở về nguồn cội văn hóa của mình. Tuy nhiên ta nên nghĩ, đây không phải là cái nguồn ‘cổ lỗ’, ‘lạc hậu’, mà là sự trở về trong tỉnh thức trước nhiều phong ba bão táp của thời cuộc, của sự ‘quá đà’, sự ‘sa ngã’ về ý thức dân tộc. Quả tình, âm nhạc dân tộc không lạc hậu. Trái lại, nó lại nó là một sự kết tinh có ý thức, có chủ trương, có phát triển và cải tiến cân đối, và có tính truyền thừa tốt đẹp. Nếu ta trở về trong ý thức đó, khi ôm bất cứ một nhạc cụ dân tộc vào lòng ta sẽ thấy rất yêu mến nó như một bảo vật; khi hát bất cứ một làn điệu quê hương nào ta cũng thấy nó là âm thanh tuyệt vời.

Việc góp ý thế nào, truớc nhất tôi cũng hiểu rằng, cần phải trải qua vài thế hệ âm nhạc dân tộc mới định hình được một chỗ đứng trong xã hội Mỹ. Ban đầu người ta thường lo ngại, có nhiều mặc cảm và thành kiến. Họ cố gắng làm theo Mỹ, hát sao cho giống nhạc Mỹ, diễn tả y như nhạc pop/rock Mỹ, vì nếu làm khác đi họ sợ bị ‘đào thải’. Có thể cũng vì lý do không có người ‘khai ngộ’ về cái hay cái đẹp trong nhạc dân tộc. Hoặc vì lý do làm việc quần quật theo nhịp sống Mỹ mà không còn thì giờ để ngồi suy nghĩ lại về nó, thì dễ nhất là mở băng, mở video lên xem nghe dễ dàng, nhanh chóng như ‘fastfood’ vậy. Trong một dịp phỏng vấn nghệ sĩ lão thành Việt Hùng cách đây 10 năm, tôi thấy ông có nhiều nhận xét rất tâm đắc tương tự.

Nhưng đến các thế hệ kế tiếp, giới trẻ sẽ độc lập hơn, không thành kiến về nhạc dân tộc nữa, và thấy rằng người Mỹ hay Mỹ-Việt cũng trọng nhạc truyền thống Việt, theo học nhạc Việt (như trường hợp tiêu biểu nhất là cô Miranda Arana, thổi sáo trúc điêu luyện và nghiên cứu nhạc Việt, hay cô Tăng Ngọc Tuyền Vân viết tiểu luận đại học ở Yale về ngâm thơ, và cô Nhi đang học ngành Sinh Hóa ở Harvard mà cũng say mê tìm hiểu về nhạc dân tộc và về học đàn tranh ở trong nước). Khi một thế hệ mới nhìn nhạc dân tộc mình cách hết sức tự nhiên như một trong những sinh hoạt bình thường của nước Mỹ, chừng ấy thành kiến của thế hệ trước sẽ tan biến và nhạc dân tộc sẽ có cơ hội phát triển.

Nói một cách trực tiếp hơn, ngoài việc xem nghe trình diễn, trại Về Nguồn nên tạo điều kiện cho các trại sinh học hỏi nhạc truyền thống dân tộc dưới hình thức hội thoại hay workshop (tương tự như việc mời các nhà văn, nhà báo dến trình bày mấy năm qua). Xem trình diễn thì rất tốt vì thấy được mặt cụ thể của âm nhạc. Tuy nhiên, nó có phần thụ động, có thể nghe qua rồi quên. Thực tập âm nhạc trong một workshop hay trực tiếp thảo luận sẽ mang tính tích cực hơn. Trại sinh có dịp chính mình sờ đến nhạc cụ, hay mở miệng hát dân ca, hoặc đặt câu hỏi về những gì mình hoài nghi. Có năng khiếu hay không về âm nhạc cũng có thể tham gia. Khi tan trại, về nhà ấn tượng ấy vẫn còn mãi. Hoặc vả, có thể truyền lại cho anh chị em trong gia đình mình trước khi hội nhập vào xã hội mình đang sống, vào ‘dòng nước chính’ (mainstream). Ðây là niềm tự hào rằng mình có một văn hóa hậu thuẫn.

PVH: Tôi được biết anh cũng là vị cố vấn cho các chương trình văn hóa, nghệ thuật liên bang. Vậy anh có góp ý gì với cộng đồng mình?

NTP: Tôi được chọn vào Ban cố vấn của Ủy ban Nghệ thuật Quốc Gia, hằng năm chỉ gồm có mười vị. Trong khi duyệt hằng trăm các dự án văn hóa, nghệ thuật từ hai năm nay, tôi không thấy có dự án của người Việt. Ðây là điều đáng tiếc. Dường như chúng ta chưa quen với ‘dòng nước chính’. Ðiều nầy tôi muốn khích lệ các tổ chức, hội đoàn Việt nên tham gia. Làm văn nghệ chỉ nhờ vào việc bán vé vào cửa, đó là chuyện thương mại. Chưa đủ cho thấy chúng ta có một bề mặt khác, rất hay, nhưng không dịp bày tỏ. Vào năm 1995, Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam (do tôi và T.S Terry Miller đồng Chủ Tịch) đệ trình một dự án ‘20 Năm Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Tại Mỹ’. Ðây là dự án Việt Nam đầu tiên được chính phủ liên bang chấp thuận bảo trợ. Tôi hướng dẫn và giới thiệu các nghệ sĩ (Việt Hùng, Tám Trí, Hoàng Oanh, Kim Tuyến, Kim Oanh, Dock Rmah, Miranda Arana, Ngọc Yến, v.v.) đến rộng rãi công chúng. Dù được đón nhận nồng nhiệt ở các thành phố lớn (New Orleans, New York, Los Angeles, Seattle, v.v.), tôi vẫn cảm thấy trong sinh hoạt ấy có một cái gì chưa quen thuộc với cộng đồng, và cần đuợc khích lệ thêm.

Tôi quan niệm rằng nên ‘gieo trồng hạt giống’ âm nhạc Việt Nam trên đất Mỹ, nếu chúng ta muốn nó được tồn tại lâu dài. Và phải trồng ra ngoài, chứ không nên trồng trong chậu. Bên ngoài đây là vào ‘dòng nước chính’. Muốn học mà không có thầy dạy thì các em có thể yêu cầu cơ quan nghệ thuật của thành phố, của tiểu bang hỗ trợ tìm thầy dạy. Thí dụ, ai cũng có thể theo học các workshops / residencies / apprenticeships nầy, biến âm nhạc Việt trở nên thành phần âm nhạc của nước Mỹ (xin nhắc lại, không phải là sự ‘Mỹ hóa’ âm nhạc Việt).

Mặt khác, nếu có em muốn chính thức đi vào con đường nghiên cứu âm nhạc chuyên nghiệp, thì cũng có thể theo học ngành Dân Tộc Nhạc Học (Ethnomusicology) ở các trường đại học lớn. Ðây là ngành nhạc các dân tộc trên thế giới đối trọng với nhạc cổ điển Tây phương. Từ đó sẽ hướng về nghiên cứu âm nhạc của dân tộc mình.

Những nghiên cứu về âm nhạc thương mại (music business) cho thấy, thương mại thường đi liền với nhạc thời trang (pop music), làm ra tiền nhanh, cần bán ra thật nhiều. Chính vì cái tốc độ nầy mà âm nhạc truyền thống không thể chạy theo kịp, bị đẩy lùi về phía sau, trở thành ‘nhạc cổ’. Cái hay của nhạc truyền thống, ngược lại, đòi hỏi sự trầm tĩnh, sự trở về, sự đánh giá nghệ thuật bằng trình độ văn hóa cao. Nghe nhạc truyền thống (ngâm thơ, đờn ca tài tử, ca Huế, hát ả đào, dân ca v.v.) bạn phải ‘chịu khó’ thưởng thức cái thâm trầm của chữ đàn, của sự luyến giọng, lời văn, và nhất là phải quí trọng nó như loại nghệ thuật đáng quí của văn hóa Việt. Còn gì sung sướng cho bằng khi nghe một câu vọng cổ, một bài dân ca Việt Nam trên xứ Mỹ! Cũng nên lưu ý, ngày nay, vì muốn chạy theo tốc độ thương mại, thời trang, người ta thường hát loại dân ca ‘xập xình’ --nói như một nhà báo ở Seattle, vì không ‘xập xình’ thì sợ không bán băng cassette, băng video được!

Tóm lại, chủ trương của ngành nghệ thuật liên bang là tích cực bảo trợ các chương trình nghệ thuật đúng đắn, tiêu biểu của cộng đồng các sắc dân tại Mỹ.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.