Langven.com Forum

Full Version: Có nên cải tổ lại Liên hiệp quốc hay không?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Tienloi
Thưa các bác,

qua những cuộc điều quân vào vùng vịnh thì sớm hay muộn thì Mỷ và Anh cũng sẽ ra tay để „cách chức“ của Độc tài Saddam, không còn một lối thoát nào khác ngoài khi chính Saddam tự ra đi. Do đó tôi muốn tham khảo cùng các bác để „phác hoạ“ ra một cuộc chiến sẽ xảy ra (hy vọng là sẽ không xảy ra). Điều đầu tiên tôi muốn nói là: sự đơn phương của Mỷ có thỏa thuận „gián tiếp“ của LHQ trong những Resolutions trước Relosution 1441 và không cần một Resolution mới nào „cho phép“ Mỷ triển khai chiến tranh đánh Iraq. Những Resolutions trước đã cho phép Mỷ làm chuyện đó, thêm vào đó thì Mỷ dựa trên Charta của LHQ (Article 53 & 107) để lấy quyền quyết định trên tư cách „Quốc gia“ mà triển khai chiến tranh đánh Iraq. Đó là một Dilema với Mỷ thứ nhất là Một quốc gia, và thứ hai là một thành viên thường trực trong Hội đồng bảo an của LHQ. Không riêng gì Mỷ „vi phạm“ Charta của LHQ mà chúng ta ai cũng còn nhớ hành động của Nga tại Afghanistan và China tại Việt Nam 1979, cùng là 2 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an trong LHQ.

Điều hiển nhiên sẽ có lợi cho những thành viên khác của LHQ không trực tiếp „vi phạm“ vào quyền lợi của Mỷ là: số tiền nợ của Mỷ với LHQ ước chừng 600 triệu USD sẽ được Mỷ thanh toán, qua đó rất nhiều quốc gia khác, đặt biệt là các quốc gia nghèo, sẽ thu nhận qua những cơ quan của LHQ.

Dĩ nhiên Europa sẽ không ngồi để xem Mỷ ra tay vượt qua ý kiến của đồng minh, nhưng qua những thỏa hiệp trong NATO thì Europa phải là đồng minh của Mỷ, Kosovo là một thí dụ: thoạt đầu Mỷ từ chối tham dự vì cho đó là „vấn đề của Âu châu“, nhưng Âu châu cưởng bách Mỷ nhập trận và cuối cùng Mỷ cũng phải nhập trận. Do đó bây giờ chính NATO phải cùng bước với Mỷ vào Iraq dù là không muốn. Nhưng hiện tại thì EU còn có nhiều vấn đề giải quyết và trong giai đoạn kinh tế trì trệ hiện tại thì một cuộc chiến tranh hoàn toàn không có lợi. Ngoài ra EU đang chủ trương tách rời để „cạnh tranh quyền lực“ với Mỷ trong những vấn đề gọi là „quyền lợi lục địa“.

Nói tóm lại thì một Mô hình hòa bình cũ của LHQ 26.Juni 1945 phải được cải tổ để qua đó Guồng máy LHQ hoạt động hửu hiệu hơn. Điều này có nghĩa là Hội đồng bảo an của LHQ phải được cải tổ, có nghĩa là số thành viên mới phải được đưa vào để cân bằng quyền hạn quyết định trong Hội đồng bảo an. Trong „tầm nhìn“ của riêng cá nhân tôi dựa trên những thành quả đóng góp và khả năng trong thời gian qua thì 4 thành viên „xứng đáng“ để trở thành thành viên thường trực trong HDBA của LHQ là: Đức+Ý(Âu châu)+Nhật+Nam Hàn (Á Châu) để cho ra một HDBA mới gồm: Mỷ, Anh,Pháp,Nga, Trung quốc, Đức, Ý, Nhật, Nam Hàn + 10 thà nh viên không thườ ng trực (Tại sao Nam Hàn? Thành quả cải tiến dân chủ để thành cường quốc kỷ nghệ, thêm vào đó là đất nước bị chia đôi và Bắc Hàn qua đó sẽ tái giảm theo đuổi chương trình hạt nhân).

Ngoài ra Modus „Vote“ phải bị hủy bỏ để thay vào đó là „Đa số“ như hình thức Quốc hội trong những biểu quyết của HĐBALHQ để ngăn ngừa những „lạm dụng“ có thể xẩy ra.

Fazit: rất có thể là qua Mô hình mới đó sẽ tạo ra tranh chấp giữa 5 vị „bá quyền“ với phần còn lại ? Ngược lai qua mô hình mở rộng đó thì sự „bá quyền“ trong một trục „quyền lợi địa phưong“ sẽ thêm nhiều khó khăn? Nhưng AI sẽ tự đẩy lùi mình về một phía cô lập, và AI muốn đứng cô lập trong một thế giới đang tìm cách gắn lại để tạo ra một sức mạnh cho một chổ đứng độc lập có sự ủng hộ của thế giới? Mỷ + Nga + Anh mất dần quyền quyết định trong vấn đề Trung đông, Trung quốc mất dần quyền bành trướng tại Á châu Thái bình dương để phải theo gót Mỷ-Anh-Nga, Pháp tìm một chổ đứng vững mạnh trong EU ... Giá trị của Toàn cầu hóa không còn đứng vào phía của „độc quyền sức mạnh“, thay vào đó là từng một Block trong chính sức mạnh sẳn có để cân bằng với những Blocks sẳn có.

Mỷ nếu đơn phương trong vấn đề Iraq thì sau đó sẽ có những „ý kiến cải tổ“ tổ chức LHQ lan rộng được hậu thuẩn cả lục địa Âu châu từ mọi phía, chẳng hạn như chỉ với một lời kêu gọi của Papst J. Paul II thì dân chúng của Italia thay đổi lập trường ủng hộ Mỷ của Berlusconi, 83% dân Ý chống lại một cuộc chiến có thể xẩy ra giửa Mỷ và Iraq. Sự tham chiến gián tiếp của Thổ nhỉ Kỳ phải chịu hậu quả từ chối được gia nhập EU trong tương lai. Sự ủng hộ Mỷ tích cực của Tony Blair gây trở ngại cho Anh khi muốn hòa nhập cùng EU, gián tiếp tách rời Anh khỏi Europa và mất dần quyền quyết định của Anh với cùng EU.

Có nên cải tổ lại LHQ hay không?
Phó Thường Nhân
Liên hợp quốc, theo tôi cũng chỉ là nơi cân bằng những thế lực thôi. Thường một nước quá mạnh, lại có quyền phủ quyết thì sử dụng LHQ hay không là tùy họ. Họ có thể lần này dùng LHQ, lần sau không dùng LHQ.
Đúng là quy chế hiện tại với 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết không phản ảnh thực tế thế giới hiện tại nữa. Đây là hình ảnh thế giới khi vừa thoát khỏi thế chiến thứ II. Đúng ra Nhật, Đức cũng như một số nước khác như Brazil, Ấn độ cũng phải là thành viên thường trực. Sức mạnh kinh tế, cũng như các yếu tố dân số, diện tích phải được tính đến.
Hiện tại thì việc cải cách này hơi khó do mấy yếu tố sau:
1- Châu Âu đang thống nhất thành một khối. Vùng này đã có Pháp, rồi Anh là thành viên thường trực. Nếu thêm Đức nữa, thì riêng EU đa có 3 phiếu phủ quyết. Trong khi Mỹ chỉ có 1 phiếu.
2- Bản thân các nước như Anh, Pháp cũng không muốn, vì đây chính là trọng lượng của họ dùng để cân bằng thế lực với các nước như Đức, Nhật vốn mạnh về kinh tế hơn.

Hiên nay tôi thấy ở Pháp người ta nói đến việc chia xẻ lá phiếu phủ quyết của Pháp cho Đức. Có nghĩa là hai nước này dùng chung một lá phiếu. Không biết chuyện này sẽ dẫn đến đâu. Vì nếu như thế thì chính sách đối ngoại của Đức và Pháp phải giống nhau. Hiện tại thì xu hướng của Pháp là coi trọng các nước latin như Tây ban Nha, Ý, cũng như các nước Pháp có quan hệ trong quá khứ (thuộc địa của họ trước). Mối quan tâm của Đức chủ yếu là Trung Âu và Nga. Vậy làm thế nào để không bất đồng đây.
kaizer
Liệu 5 nước được cho là cường quốc có chịu giảm vai trò cua mình hay không.Ngay cả khi họ bị buộc phải nhường quyền lợi của mình thì tiêu chí nào để chọn thành viên mới...và cũng góp ý thêm rằng việc có ý kiến đưa Hàn Quốc làm ứng viên thì tỏ ra ko hiểu biết tình hình thế giới lắm
tanng
Bác Phó!

Sao lại đặt vấn đề là "làm thế nào để không bất đồng đây", vì lúc nào chẳng có bất đồng. Phải là làm thế nào để giải quyết bất đồng

Theo tôi việc chia sẻ lá phiếu là tốt thôi, vì lúc đó một lá phiếu sẽ giá trị bằng hai.
Phó Thường Nhân
To TanNG,
Vâng để giảm bất đồng và có một tiếng nói chung, thì Pháp và Đức hàng năm có một đống các cuộc hội đàm cấp bộ, cấp nhà nước. Thường hai người đứng đầu hai nhà nước này đều gặp nhau trao đổi trước khi có một cuộc họp quan trọng của EU, hay LHQ. Mới đây họ đã kỷ niệm hiệp định Elysée, điểm khởi đầu của cơ chế này.
Hiện nay EU đang soạn thảo một convention cho toàn bộ EU (một dạng như hiến pháp nhà nước, hay như các luật cơ bản của hiến pháp Mỹ). Nếu EU mà thành liên bang châu Âu, có người đại diện kiểu như Tổng thống Mỹ, thì việc cho Đức lá phiếu phủ quyết không có ý nghĩa nữa.
Không kể cũng có nhưng ý kiến đưa ra là những nước lớn như Brazil, rồi Ấn Độ, rồi Nigeria cũng phải được công nhận là thành viên thường trực của hội đồng bảo an LHQ và phải có quyền phủ quyết.
tanng
Bác Phó!

Tôi nghĩ là liên minh châu Âu còn nhiều bước nữa mới tiến đến cái như "nhà nước châu Âu". Nhưng kể cả trường hợp như vậy nữa thì cũng rất khó so sánh với Mỹ. Vì châu Âu có truyền thống theo thể chế federalism, trong đó các thực thể có vai trò tự trị rất cao, vì thế kể cả khi có một nhà nước châu Âu thì châu Âu cũng vẫn rất không thống nhất, khó mà có thể quyết định được nhanh như Mỹ, các quyết định lớn về chính trị, ngoại giao ở châu Âu sẽ đều phải trải qua một quá trình hiệp thương (concertation) lâu dài và khó khăn. Châu Âu sẽ có một cái gì đó dân chủ hơn và trì trệ hơn so với Mỹ.
Phó Thường Nhân
Vâng đúng rồi, quá trình thống nhất châu Âu này còn kéo dài vài chục năm. Mà thực ra cho đến nay, đã có người nào biết cái mặt mũi châu Âu trong tương lai ra sao đâu. Họ còn cãi nhau chán. EU chắc chắn sẽ "XHCN" hơn Mỹ. Nhưng nếu có là cường quốc, thì nó cũng là một cường quốc già, do sự già cỗi của dân châu Âu. Tỉ lệ sinh đẻ của họ không đủ "tái sản xuất" dân số.
hophi
theo em biết thì việc cải cách Liên hợp quốc đã được thảo luận từ khoảng những năm đầu 90 , các thành viên đều thống nhất là fải cải cách , quan trọng nhất là cơ cấu hội đồng bảo an , cải cách tài chính , cải cách mấy cơ quan fát triển hỗ trợ .
cải cách hội đồng bảo an vẫn là hăng hái nhất , ai cũng đồng ý là tăng ( năm 65 cũng đã có 1 lần cải cách duy nhất tăng từ 6 chú lên 10 chú 0 thường trực ) , nhưng tăng lên bao nhiêu , ai được nhảy vào ghế uỷ viên thường trực , sửa đổi quyền phủ quyết như thế nào cho hợp lý . vẫn là những vấn đề tranh cãi muôn thủa và thường chỉ đưọc bàn luận trong các cuộc họp kín . Mỹ thì muốn tăng số 0 thường trực từ 10 lên 16 , Nhật thì muốn 19 nước , mấy chú Phi thì muốn tăng lên 24 nước .
cải cách tài chính thì ngoài việc thúc giục đóng tiền thì việc phân bổ lại số tiền đóng của các nước cũng rất quan trọng , nó gắn đến việc cải cách hội đồng bảo an vì rõ ràng thằng có tiền thì sẽ có quyền . top 20 nước đứng đầu trong việc đóng tiền là ( năm 2002) :
Mỹ 22%
Nhật 19,7
Đức 9,8
Pháp 6,5
Anh 5,6
Ý 5,1
Canada 2,6
Spain 2,5
Brazil 2,0
Hàn quốc 1,9
Hà lan 1,8
Úc 1,6
Trung quốc 1.5
Nga 1.2
Ắchentina 1,2
Bỉ 1,1
Mexico 1
Thuỵ điển 1
Áo 0,9
Đan Mạch 0,7

20 chú này chiếm tổng cộng hơn 90% số tiền đóng cho LHQ.
Việc Nhật Đức trong tương lai nhảy vào ghế uỷ viên thường trực thì có lẽ là hiển nhiên . ( nhưng chẳng hiểu sao bọn Nhật có vẻ nhút nhát về chuyện này , ngay như số các nhân viện Liên Hợp Quốc của bọn Nhật cũng chỉ khoảng 100 trong khi nó được chia cho những hơn 200 ghế , chắc là bọn Nhật tính sửa đổi xong hiến pháp rồi mới bắt đầu lên tiếng chăng ??? )
em 0 đồng ý với cái danh sách của bác Tienloi .theo em thì châu Âu nên thêm chú Đức ( 0 thể thêm chú Y được nữa vì như thế thì đông quá ) châu Á thì thêm chú Nhật ( chú Hàn tuy đóng góp nhiều tiền nhưng ý kiến của chú phụ thuộc vào bọn Mỹ nhiều quá , mà nếu chú Hàn mà nhảy vào thì tội cho mấy chú Bắc TRiều Tiên . còn chú Ấn thì tuy dân đông nhưng mà chắc phải đợi lần kết nạp sau hoặc coi như là thành viên dự khuyết )
châu Phi thì 0 có chú nào có máu mặt . Nam Mỹ thì nên kết nạp chú Brazil . ngoài ra có thể kết nạp thêm chú Úc . khó có thể nêu tên 1 nước Hồi giáo trong danh sách này nên em e rằng bọn nó sẽ phá đám laugh.gif
còn cải cách mấy cái cơ quan phát triẻn hỗ trợ thì muỗi , có tiền là xong .
Tienloi
Để những quyết định trong Hội đồng bảo An (HĐBA) có „sức nặng“ thì dĩ nhiên phải cần cải tổ lại cái đầu nảo này. Điều đáng chú ý là ý kiến mở rộng HĐBA xuất phát từ Mỹ trong amendment Nr. 1288 ngày 28.januar 1994 cho Đức và Nhật thành hội viên thường trực. Nhưng gặp chống đối của 4 hội viên còn lại, như China không tán thành chấp nhận Nhật (vì còn những hận thù từ chiến tranh và Nhật chưa „xin lổi“ China), Pháp, Anh thì chống đối sự kết nhập Đức (cũng từ „hận thù“ của WW II), và Nga thì hầu như là chẳng muốn chấp nhận ai vì sẽ bị dồn vào thế yếu.

Đối với Nhật và Đức thì Quốc hội của 2 nước này phải tu sửa lại hiến pháp để cho phép quân đội tham chiến ngoài lãnh thổ và ngoài NATO (Đức), nhưng quốc hội tại 2 nước này vẫn chưa chấp nhận sửa đổi hiến pháp vì chưa có đủ đa số ủng hộ trong quốc hội, và chuyện này rất khó nhất là trong một nước dân chủ tiến bộ.

Nhưng quyết định chính lại không nằm trong sự nới rộng HĐBA, mà chính là „quyền phủ quyết“ của hội viên thường trực. Không một hội viên nào trong HĐBA chịu chấp nhận bỏ „quyền phủ quyết“ vì những vấn đề tế nhị.

Ngoài ra phải kể đến vai trò của „Tổng thư ký (TTK)“ cũng cần phải thay đổi để qua đó guồng máy UN hoạt động hửu hiệu. Trong xuốt quá trình của UN thì chức TTK không có làm đúng nhiệm vụ ghi trong hiến chương một cách vô tư. Thí dụ gần nhất là Somalia, Yugoslavia, Iraq thay vì phải sáng xuốt giử đúng hiến chương, thì TTK lại chỉ là công cụ ngoại giao của các nước nhỏ để trì hoản quyết định tạo tình hình thêm căng thẳng. Và tạo ra những xung đột với các nước khác như trong lãnh vực Nhân quyền, môi trường, giáo dục, trẻ em, sức khỏe. Hoặc là tung tiền vào những dự án không có tính toán để không có hiệu quả, như chi phí cho dự án tái lập trật tự dân chủ tại Cambodia không thành công, tốn hết hơn 2 tỷ USD.

Để duy trì an ninh qua đó bảo vệ hòa bình, thì UN cần có một quân đội mạnh. Sau khi hệ thống cộng sản không còn thì UN thường ủy quyền cho Mỹ trong những trách nhiệm tái lập lại hoà bình. Chính từ đó UN lệ thuộc vào khả năng quân sự của Mỹ, rồi sau này ủy quyền cho NATO. Và để giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ và NATO thì sự kết nạp thành viên cho HĐBA phải dựa trên cơ cấu kinh tế, quốc phòng.

Hiện tại thì kinh tế, quân đội Đức-Nhật-Italia-Nam Hàn được xem là hiện đại có khả năng hoạt động, phối hợp ngoài lãnh thổ. UN có thể sử dụng quân đội Nam Hàn để thay thế lực lượng UN tại Nam Hàn cho những sứ mạng hòa bình khác trên thế giới, tiết kiệm được ngân phí của UN. Dĩ nhiên Bắc Hàn cũng sẽ „hòa dịu“ hơn khi quân đội „UN“ không còn trên lãnh thổ Hàn Quốc. China cũng „hoan nghênh“ khi quân đội „UN“ không còn ở Nam Hàn

Thêm vào đó thì 4 nước đó là những nước dân chủ tiến bộ điển hình cho sự phát triển thế giới theo đúng hiến chương của UN.

Bác PTN
Brazil so về kinh tế thì còn yếu, thêm vào là tham nhũng. Tớ nghĩ là khi Brazil ngồi chung bàn thì chỉ có rắc rối, hoặc là như kiểu China thủ lợi bằng lá phiếu phủ quyết, chứ chẳng có chí hướng. Ấn sẽ không bao giờ là thành viên thường trực, dù Ấn là một quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới, bởi vì không là thành viên thường trực mà nhờ đó Ấn tự phát triển hệ thống hỏa tiển nguyên tử. Ngồi chung bàn thì Ấn lổ nhiều hơn là lợi.

Bác Hophi

Úc chưa chấp nhận là một nước Á châu, mà tự xem như là một Châu Úc. Sự ngồi chung bàn sẽ khó để cắt nghĩa. Trong sứ mạng của UN thì Úc cho thấy vô hiệu quả như tại Cambodia và East Timor

Tớ sửa lại cái list của bác hophi

Mỹ 25%, Nhật 15,5%, Đức 9,1%, Pháp 6,2%, Nga 5,7%, Anh 5,3 %, Italia 4,8%, China 0,75%, Nam Hàn 2,1%, Úc 1,5%, Ấn 0,35%, Brazil 1,7%.

Trung đông rất khó, bởi vì Trung đông (Arab) chưa tùng công nhận UN, và sự đóng góp của Trung đông (Arab) vào UN rất nhỏ nhoi: Iraq 0,14%, Kuwait 0,19%, Ai cập 0, 07%, Saudi Arabia 0,72%, Jordan 0,01%, Yemen 0,01%, Maroc 0,03%, Syria 0,05%, Lybia 0,20%, Tunesia 0,03%

Để cải cách các cơ quan hổ trợ của UN thì phải qui định lại vai trò, quyền hành của TTK. Một khi 1 thành viên thường trực của HĐBA thay phiên làm TTK của UN thì sự phối hợp sẽ nhịp nhàng hơn. Điển hình là cơ chế Great 7 (+1), qua đó vai trò TTK sẽ khó bị mua chuộc và ngân quỉ của UN sẽ không bị phí phạm. Bởi vì các nước đóng góp ít lại là những nước móc ngân quỉ UN nhiều nhất, cũng là những nước vi phạm hiến chương UN nhiều nhất.

Ai cũng cho Mỹ thế này thế nọ, nhưng nếu nhìn vào những nổ lực muốn cải cách UN tốt đẹp hơn thì lại hầu như là đều xuất phát từ chính Mỹ. Nước vi phạm hiến chương UN ít nhất lại cũng là Mỹ. Thiệt là trớ trêu.

Bác TanNg

EU đang trong giai đoạn mở rộng chưa chấm dứt. Do đó một chức Tổng thống cho EU vẫn chưa có trên hiện tại. Một nhà nuớc EU là một euphoria, thực hiện được thì sẽ cân bằng cán cân sức mạnh giữa USA và EU. Vừa qua kết Poland vào EU rồi bơm 4 tỷ USD mua chuộc Poland, rốt cuộc Poland lấy tiền đó „đặt hàng“ F 16 của Mỹ, thay vì Euro Fighter. Đối với Mỹ khi trục Washington-Paris-Berlin không hiệu quả, thì Mỹ sẽ dựa vào trục Washington-Moscau để đối đầu với Paris-Berlin.

Bác Kaizer

„5“ cường quốc phải giảm vai trò và quyền lợi ở chổ nào? Ở chổ ngồi im cho khủng bố Arabs hoành hành, ở chổ ngu đần để bị móc túi, ở chổ không chi tiền cho UN, ở chổ bất lực ngồi nhìn những kẻ độc tài đập đầu dân? Theo ý bác thì cường quốc nào xứng đáng để khai trừ khỏi HĐBA. Một nước như Nam Hàn từ nông nghiệp lên kỷ nghệ giàu mạnh trong một thời gian ngắn, là một điển hình cho những nước nghèo phải noi theo. Chấp nhận là để khuyến khích vương lên, hơn là chối từ để dung thứ tham nhũng độc tài. Bác cố gắng trình bày quan điểm của bác, tớ nghe, mọi người cùng nghe. Và nếu muốn khen, hay muốn chê thì bác cũng chỉ cần 4 danh từ thôi để diển tả „ xyz“ của bác.
hophi
bàn loạn 1 tí .
Cái danh sách đóng góp cho LHQ ý , em thấy bác TIến Lợi cho thằng Nga những 5,7% thì đã 0 đúng về mặt lý luận thực tế rồi , bọn Nga nghèo rớt mùng tơi , GDP cũng chỉ xấp xỉ chú Hàn quốc thì fải , làm sao mà thừa tiền đóng nhiều thế được ( 0 tính về mặt tiềm năng )
Thứ 2 bác nói nước vi phạm hiến chương ít nhất là bọn Mỹ thì hì , cũng giống như cái chuyện vì sao ở các nước có đảo chính mà ờ Mỹ lại 0 có đảo chính , đơn giản là chỉ vì 0 có đại sứ quán Mỹ ở nước Mỹ .
Thằng Mỹ nó khôn nó toàn xúi ,ép thằng khác vi phạm hiến chương chứ còn nó thì ngồi fán xử .
bác nói quân đội Nam Hàn mạnh , cơ động ... em 0 tin , em đọc sách báo tuyên truyền của bọn Nhật nó chê quân đội Nam Hàn chê lên chê xuống . 0 có hơn 30.000 quân Mỹ ở Nam hàn thì trong vài tuần bọn Bắc Hàn nó cho Nam Hàn thành bình địa .
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.