Langven.com Forum

Full Version: Nhờ chỉ bảo một số thứ...
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Isu
Hì, đầu tiên là về Fugue, có ai có thể nói rõ cho em một chút chút về cái này, bắt đầu từ Bach đúng không ạ ? Ví dụ thì tốt quá, hì hì... sp_ike.gif
Isu
về cái này, em thấy có một vài trang khá hay

http://www.kunstderfuge.com/
http://jan.ucc.nau.edu/~tas3/bachindex.html

tiếc là căn cơ em không có nên không hiểu, :(
Milou
nào, lôi sách ra xem định nghĩa, cái này gọi là "phức điệu", nên hỏi ai học nhạc thì biết, đại khái là 1 giai điệu chính chơi trước (chủ đề), sau có các giai diệu phụ hoạ lần lượt vào (trả lời), có thể là nhiều nhạc cụ lẫn các giọng hát khác nhau. Tất cả vào xong thì hoàn tất , dẫn sang chủ đề kế, chủ đề phản kháng . Bao giờ cũng có giai điệu chủ đề chơi trước rồi các giai điệu khác vào theo dần để trả lời . Bach là người hoàn thiện thể loại fugue.
Isu
nhưng theo em hiểu thì thể loại Fugue có một cái khác so với các thể loại khác, các bè có thể đi theo nhiều ý(hì, nhiều kiểu chứ không cần phải bổ trợ cho nhau).
Hưng
Tớ chả biết gì về cái này, liên quan đến khoa học rồi tớ không phát biểu linh tinh nhé.
Hình như ( cách nói phi khoa học ??? ) nó là một dạng đối thoại có chủ đề và các phản ứng- tức là các phản ứng đó phải có liên quan đến chủ đề chứ nhỉ :-[
Dạng đơn giản nhất của Fugue là có một bè chính đi đầu, sau đó có một bè trả lời thường là cao hơn bè chính một quãng 4 ( không nhất thiết và còn phụ thuộc vào quãng nào ) hoặc quãng 5, 6 gì đó. Sau đó nó có thể có tiếp một bè phản kháng .v.v. thôi lằng nhằng rồi tớ chịu không nói tiếp được. ;D
Nói chung nó là một dạng Discuss không bị bó buộc về thời gian và khuôn thức nhất định nào cả. Số bè có thể từ 2-5,6 bè. Bach là người tạo ra (?) cái dạng Fugue này, một trong số những tác phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông viết ở dạng này là "Das volltempelKlavier" mà cái Prelude số 1 rất nổi tiếng về sau được Schubert và Gounod thêm bè vào thành cái Ave Maria ấy.
Theo tớ đọc linh tinh thì người ta bảo về sau Brahms, Mendelssohn cũng viết tiếp về cái này, nhưng cho đến thời "atonale Musik"[1] theo Wiener 2.Schule ( trường phái Wien thứ 2 ) của bọn Schoenberg-Berg-Webern thì dạng Fugue coi như hoàn toàn bị mất ý nghĩa, bởi vì Fugue là dạng thức âm nhạc phụ thuộc vào Tonalitaet [ có lẽ là âm thanh, trọng âm, giọng ..] trong khi atonale Musik thì không dùng đến giọng, trọng âm... gì hết nữa cả.
-------------------

[1]: tớ cũng tịt 100% về cái atonale Musik này nên không dám nói linh tinh ( vấn đề ở đây đã trở thành khoa học ;D ), chỉ nghe người ta bảo rằng khác với hệ thống cổ điển, hệ thống atonal vẫn sử dụng 12 nốt nhạc ( từ Đô-Đô thăng-Rê-Rê thăng-....) của cổ điển nhưng không theo một giọng trưởng thứ và cấu trúc cũ nào nữa cả. Họ coi cả 12 nốt đều có sức nặng bằng nhau trong bất kỳ một bản nhạc nào được viết ra.
pipe
Đầu tiên chữ fuge có nguyên gốc là fuga trong tiếng latin có nghĩa là chạy trốn khi bị săn bắn. Trong âm nhạc, từ fuge được dùng lần đầu tiên vào năm 1482 với ý nghĩa là một sự mô phỏng về motiv với các quãng 8, 4, 5. Vào thế kỷ 16 những bản nhạc được viết ở dạng fuge còn được gọi là Canzona hoặc Ricercare hoặc Tiento ở Tây Ban Nha. Mãi đến thế kỷ 17 người ta mới thống nhất gọi nó là fuge.

Về ý nghĩa, fuge mang 2 đặc điểm sau

1. Chủ đề, cái mà với sự trình bày và mở rộng của nó phục vụ cho fuge.
2. Một số cố định những giọng thực được ghép vào, có giới hạn và độc lập. Ngay cả với dạng Piano-fuge số giọng cũng phải độc lập như thể mỗi một giọng hát hay bởi một nhạc cụ riêng biệt. Số giọng trong fuge đúng như chú Ubu nói là giao động trong khoảng 2-6 giọng, nhưng các fuge với 3 và 4 giọng vẫn chiếm đa số. J.S.Bach chỉ viết tổng cộng có 2 fuge 2 giọng, 2 fuge 5 giọng và 2 fuge 6 giọng là cái Ricercare từ thảm họa âm nhạc cho Piano thôi. Trong fuge các giọng độc lập không bao giờ được phép chỉ có ý nghĩa như là một giọng đầy đủ mà mỗi giọng đều phải được nói một cách rất tự lập xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Ngay cả giọng nền tảng cũng cần phải được giữ vững. Giọng cao của một Piano-fuge cũng hiếm khi được phép lấn vào vùng của một giọng trầm (bass). Mặc dù không có một nguyên tắc cố định nào về dạng thức, độ dài, sự diễn tiến của các giọng ..nhưng fuge lại được coi là dạng thức âm nhạc nghiêm ngặt nhất đồng thời tự do nhất. Tất cả phụ thuộc vào chủ đề của một fuge. Nhạc sĩ là người quyết định duy nhất cho việc sử dụng bao nhiêu thành phần cho fuge của mình. Một fuge tuyệt hảo phải là một fuge có nội dung tập trung mang giai điệu. Nó cần phải có một sự dẫn khởi thống nhất và rõ ràng, tức là nó không được phép bị chia ra làm hai nửa ở phần đầu và cuối nhưng trong khá nhiều chủ đề của thời Wienna's Classic. Đồng thời nó không được phép vượt quá một quãng 8 (chính xác là rất hiếm khi được phép) bởi vì luật này được đề ra từ khi fuge chỉ là một bản ca nhạc (chưa phải khí nhạc). Nó cũng cần phải ở nguyên trong một dạng âm thanh, còn nếu như đã bị thay đổi, nó cũng chỉ được phép thay đổi trong một Upper dominante factor (anh quên mất nghĩa của khái niệm này khi dịch ra trong tiếng Việt rồi).

Các chú tìm hiểu nhạc lý nên tìm hiểu những nguyên lý cơ sở của nó trước. Fuge là một dạng thức phát triển khá phức tạp của âm nhạc mà xưa nay không phải người ta có thể mang ra nói bừa bãi được. Anh đang bận, ít khi có thời gian rỗi để vào nói chuyện với các chú hơn nữa anh không có ý định viết về những thứ không phải lĩnh vực của anh này. Khi nào chú Ubu muốn làm KH thật sự khi đó anh sẽ tham gia với chú.
Thôi chúc các chú vui.
Hoang Oanh
Ôi pipe yêu dấu của Hoang Oanh, yêu nào yêu nào, lại đây HO hun cái nào ???. Hì hì, đọ này nghệ sĩ quá đi mất ??? Hôm nào có lên YIM nhớ gửi cho HO bản công-xe giao hưởng so-nát Ánh Trăng đã hứa hôm nọ nhé. :-*
Hưng
Ok anh pipe sp_ike.gif
mà chị Hoàng Oanh là chị nào thế hả anh? Dạo này lại có... để nhắm rượu rồi hả anh? ;D
pipe
Nghe giọng thím Hoàng Oanh là anh nhận ra thím quần quật ở Tnxm bao lâu rồi. Anh có quen thím đâu nhỉ thím? .Hay thím là cái cô đang ở Úc có lần bảo anh có ... cô ... thì ... từ từ ấy hả ? Anh đùa chút thôi đừng giận thím nhé. Anh không có thời gian cho thím đâu.
Anh vừa chữa lại mấy từ vì sợ có hại cho phẩm giá của thím. Xin lỗi thím.
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.