Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Sóng
Cám ơn chị Yến, thực ra lúc em post bài trên đã tìm ra cái link của chị rồi, nhưng mà luời copy và paste quá, nhưng dù sao thì cũng đã làm rồi và đã in ra rồi.
Thị Anh
undefined
QUOTE(tanlangtu @ Jan 4 2007, 11:06 PM)
QUOTE
1000 cuốn sách nhân loại cho người Việt. Sáng kiến ấy của Ngô Tự Lập lăng quăng là một ý kiến đúng và tâm huyết (đôi khi Lập giữ lại cái tử tế của người cầm bút).

Bác Ngô Tự Lập giờ làm bên InvestConsult thì phải (lính bác Nguyễn Trần Bạt), dạo này ít thấy viết bên tienve.org nữa. Cái sáng kiến của bác Lập có liên quan gì đến NXB Tri thức không nhỉ?

Nhân tiện, mọi người cho em mượn đất review cuốn "Socrate tự biện", một cuốn trong dự án "Bản đồ tri thức Việt Nam" (1000 cuốn danh tác thế giới) do bác Chu Hảo đỡ đầu. Em thì không quen thân nhiều với bên văn giới, chỉ là đôi điều suy nghĩ của bạn đọc về bản dịch của danh tác triết học được chờ đợi này.



Vầng. Anh Lập giã biệt cái InvestConsult Group lâu rồi mà.

1 trong số 3 cuốn sách của Nguyễn Trần Bạt (Suy tưởng/ Cải cách và sự phát triển/ Văn hóa và con người) có sự chấp bút rất nhiều của Ngô Tự Lập (ấy là tin đồn/ chưa kiểm chứng)


Còn đích xác cái sáng kiến của anh Lập có liên quan đến NXB Tri thức đấy, và đang được Mr Chu Hảo thực hiện khá tốt.


Nhân đây có bức ảnh Chu Hảo, một lần tình cờ tôi chụp qua tivi:)
Thị Anh
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 3 2007, 06:59 PM)
Bắt đầu bằng quyển Bất tử của Milan Kundera.

Thế là lại quay lại Kundera, với quyển « Điệu van giã từ ».

Có lẽ vì thế mà đọc Mu là ăn bún (ít chất, nhiều nước, dễ trôi, đói nhanh). Còn đọc Ku là ăn xôi (nặng bụng, khó nuốt, khó tiêu).



bác Phó so sánh Mu- Ku- nghe ngắn gọn, mà cũng súc tích đấy. laugh.gif

Cuốn Điệu Van giã từ, em ko thích bằng Sự bất tử. Ở làng này, chỉ có cô Thụy Vũ là thích cuốn đó thôi, nhưng mà lý do thích, thì không giống bác Phó.

Điệu Van giã từ em thấy viết dễ dãi hơn là bộ 3 Sự Bất tử, Bản nguyên, Chậm rãi... Đây cũng là cuốn em ko thích trong số các tác phẩm của Ku, bác ạ.laugh.gif

Còn Mu, thì từ sau cơn sốt Nauy, đến mấy cái truyện ngắn của Mu, đến Biên niên thì tự nhiên em như hết háo hức đọc Mu rồi. Em vẫn để nguyên cuốn Biên niên đó, chưa sờ sẩm gì hết. Lạ thế kia chứ. Lúc đầu thì thích mê lên được. Sau rồi thì lại bão hoà. đúng là lòng mình, cũng dễ thay đổi ...laugh.gif


1 đoạn em vừa search được:


Kundera, Ông là Cộng Sản?”

“Không, tôi là người viết truyện.”

“Ông là người bất đồng chính kiến?”

“Không, tôi là người viết truyện.”

“Ông theo phe tả hay phe hữu?”

“Không, tôi không theo phe nào cả. Tôi chỉ là người viết tiểu thuyết.”


Milan Kundera:
tanlangtu
QUOTE(Thị Anh @ Jan 7 2007, 06:48 AM)
undefined
QUOTE(tanlangtu @ Jan 4 2007, 11:06 PM)
QUOTE
1000 cuốn sách nhân loại cho người Việt. Sáng kiến ấy của Ngô Tự Lập lăng quăng là một ý kiến đúng và tâm huyết (đôi khi Lập giữ lại cái tử tế của người cầm bút).

Bác Ngô Tự Lập giờ làm bên InvestConsult thì phải (lính bác Nguyễn Trần Bạt), dạo này ít thấy viết bên tienve.org nữa. Cái sáng kiến của bác Lập có liên quan gì đến NXB Tri thức không nhỉ?

Nhân tiện, mọi người cho em mượn đất review cuốn "Socrate tự biện", một cuốn trong dự án "Bản đồ tri thức Việt Nam" (1000 cuốn danh tác thế giới) do bác Chu Hảo đỡ đầu. Em thì không quen thân nhiều với bên văn giới, chỉ là đôi điều suy nghĩ của bạn đọc về bản dịch của danh tác triết học được chờ đợi này.



Vầng. Anh Lập giã biệt cái InvestConsult Group lâu rồi mà.

1 trong số 3 cuốn sách của Nguyễn Trần Bạt (Suy tưởng/ Cải cách và sự phát triển/ Văn hóa và con người) có sự chấp bút rất nhiều của Ngô Tự Lập (ấy là tin đồn/ chưa kiểm chứng)

Có lẽ là thật chứ không phải tin đồn đâu. Tớ cũng không rành nhưng nghe nhiều người truyền miệng nhau như vậy rồi. Mà trình bác Lập thì đúng là cao thật. Không chỉ nhiều bài trong 3 cuốn sách đó (trong đó có cuốn Suy tưởng từng là cuốn gối đầu giường) mà còn một số bài rải rác trên chungta.com.
Bác Bạt được cái uy tín lớn, gần đây được nhiều trường, khoa mời nói chuyện với sinh viên. Một mẫu người mà giới trẻ đang theo đuổi.
Hồi trước tớ cũng "mê" bác Bạt lắm nhưng từ khi nghe tin đồn thì lòng hâm mộ có giảm sút phần nào. Dưng mà nghe mấy bài bác ấy nói chuyện với sinh viên thì thực sự thú vị.
Còn anh Ngô Tự Lập sau khi rời InvestConsult thì về đâu nhỉ? Quay trở lại làm văn nghệ? Hay làm biên tập cho nhà nào?

p/s: Quên nữa. Tớ cũng mới tậu Totem sói. Dạo này đọc lắm thật. Cứ thế này thì chết tiền sách mất thôi.
Thị Anh
QUOTE(tanlangtu @ Jan 7 2007, 07:49 AM)
Còn anh Ngô Tự Lập sau khi rời InvestConsult thì về đâu nhỉ? Quay trở lại làm văn nghệ? Hay làm biên tập cho nhà nào?

p/s: Quên nữa. Tớ cũng mới tậu Totem sói. Dạo này đọc lắm thật. Cứ thế này thì chết tiền sách mất thôi.



Dạo này anh ấy đang trẻ ra, tóc tai cũng đỡ tơi bời hơn trước, thấy hay mặc quần bò, thấy hay cười,...laugh.gif

Tiến sĩ Lập đang làm thư ký, phụ trách đối ngoại Khoa Quốc tế mà cơ quan ở làng sinh viên Hacinco ấy.
Thị Anh


Tô Hoài trở lại với "Ba người khác"

Đến bây giờ sau ngót 15 năm lận đận, tiểu thuyết "Ba người khác" của Tô Hoài (NXB Đà Nẵng, tháng 12/2006) mới đến tay bạn đọc. Số phận khác thường của nó tưởng cũng không có gì lạ...

Bìa cuốn tiểu thuyết mới của Tô Hoài

Nếu là người đọc tinh ý, hẳn cũng mong rằng Tô Hoài sẽ viết về một thời kỳ phải nhớ: Những năm cải cách ruộng đất. Trong cuốn hồi ký đánh dấu chặng đường sáng tạo mới và có lẽ là sau cùng của ông, "Cát bụi chân ai" viết năm 1990, có đoạn:

Ôi thôi, bao nhiêu não nùng trần ai. Ngót hai năm trước, 1955 và 1956, tôi đã đi làm "anh đội" ba đợt cải tạo. [...] đợt 4 được thăng đội phó phụ trách toà án. [...] Cho nên, đợt 5 được điều ra Cẩm Bình Hải Dương vùng "Hai trăm ngày" sau tiếp quản mới giải phóng, làm thẳng cải cách không qua phát động giảm tô.

Những vùng trắng cơ sở, chắc chắn lúa nhúa mật thám và "Quốc dân đảng". Tôi làm phó, đội trưởng Huỳnh Cự [...] Tôi đã thấy Huỳnh Cự sát phạt, dữ dội mọi mặt [...] Bao nhiêu năm sau. Một đêm tôi mở đài Sài Gòn [...]

Hôm ấy, có tin đại tá Huỳnh Cự đi hội nghị quốc tế chống Cộng ở Đài Loan. Lạ, nhưng tôi tin ngay là Huỳnh Cự ấy. Đến lúc Huỳnh Cự phát biểu... cái tiếng Quảng Ngãi nặng trịch, nghe dễ sợ vẫn như ngày làm cải cách ở Cẩm Bình...

Và cũng vì thế trong đoạn kết của "Ba người khác", hẳn Tô Hoài đã rất có ý - và theo tôi là hay - khi "kể một câu chuyện ly kỳ" là chiến sĩ đặc công Vó - con bác trưởng thôn Diệc ngày nào - đã chém đứt cổ Huỳnh Cự giữa Sài Gòn: "Câu chuyện kỳ lạ ấy cứ được các xóm kể lại mãi, không biết thực hư thế nào".

Nếu cứ muốn chính xác, cặn kẽ liệu có nên chăng? Tôi từng được đọc tài liệu tại một trại giam của ta sau năm 1975 và biết rõ rằng Huỳnh Cự đã nằm trại khá lâu. Nhưng điều đó chẳng hề gì, lối viết "Ba người khác" - được gọi là tiểu thuyết cũng như các hồi ký "Cát bụi chân ai" và "Chiều chiều" luôn là hư hư thực thực, nhưng ánh mắt và nụ cười tinh ranh của Tô Hoài như vẫn theo dõi và thích thú vì đang "đánh đố", dẫn dụ người đọc chúng ta.

Bản chất của văn học và những tác phẩm hay đều không muốn trả lời cụ thể những thắc mắc của người đọc. Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris viết rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào".

"Câu chuyện không giải đáp câu hỏi: Bao nhiêu phần sự thật? Nhưng có một sự thật trong tâm thức đầy ẩn mật của tác giả..."

Có lẽ chính Tô Hoài cũng phải trải qua nhiều năm tháng đặt câu hỏi về những ngày tháng ông trực tiếp tham gia cải cách ruộng đất. "Ba người khác" là gì? Phải chăng ba con người khi đến một vùng quê nghèo xơ xác tăm tối làm một nhiệm vụ ngỡ như cao cả, lý tưởng để "giải phóng", để "nâng tầm", xoá bất công, đói khổ, nên cả ba như những người khác, khác đến mức như những vật thể lạ?

Hay chính họ là ba người - khác, đã khác với chính bản chất và khát vọng của họ? Cả ba người - cán bộ đội công tác ấy - đầy rẫy sự cơ hội, ấu trĩ tả khuynh, ích kỷ, nhếch nhác và dối trá... Nhiều khi họ còn man rợ và tàn nhẫn nữa. Và nói như Nietzsche, thì đó chỉ là thứ con người "Bên - kia - con - người".

Hình như có một ý kiến cho rằng "Ba người khác" là một bước lùi của Tô Hoài. Tôi lại không cho rằng là như thế. Tô Hoài bằng lối viết khôn khéo với ngôn ngữ hấp dẫn - nói như cách của ông, cứ như "bàn tay ma" - đã kéo bạn đọc - dù phải là bạn đọc trung tuổi trở lên - khỏi cuộc sống thực tại bộn bề đến với "Ba người khác", có nghĩa là đến với một ký ức lịch sử một thời khắc nghiệt đang có nguy cơ bị bệnh mau quên của con người xoá sổ.

Điều đáng nói, là chính lịch sử đã ghi chép chưa đầy đủ và nền văn học chúng ta lẽ phải là người chép sử theo cách riêng của mình, kể cả việc những gì bị lãng quên bên dòng diễn biến lịch sử, nhưng sau hàng nửa thế kỷ vẫn chưa có những tác phẩm hay về một thời kỳ lịch sử: những ngày cải cách ruộng đất.

Chính vì thế, "Ba người khác" của Tô Hoài là một "tác phẩm khác", có lẽ là đáng chú ý nhất về thời kỳ ấy cho đến nay, mặc dù cái kết của nhân vật "tôi" (Bối) và Đình có lẽ còn hơi gượng, chưa làm thoả mãn bạn đọc. Vì thế, lại mong một cách vu vơ có khi hoang tưởng, rằng Tô Hoài sẽ có "một cuốn khác", thậm chí chỉ về "một người khác" thôi cũng được, về thời cải cách ấy.
Nguyễn Hoa Minh (Lao Động)
Phó Thường Nhân
Truyện của Kundera là truyện không chỉ dành cho người đọc bình thường mà còn cho cả các nhà văn.Vì nó ẩn chứa nhiều lý luận về tiểu thuyết hiện đại. Ku là người sáng tạo ra một dạng tiểu thuyết mới, điều mà Mu không (chưa) làm được.

Truyện « điệu van giã từ » có một kết cấu rất hay, nó mới , nhưng vừa phải, chưa đoạn tuyệt hẳn với các tiểu thuyết bình thường khác. Ngược lại « bất tử » hay cuốn cuối cùng của ông ta « Insoutenable légerté de l'etre » thì nó cực đoan hơn trong nghệ thuật viết. Những truyện của Kundera có thể đọc nhiều lần mà không chán. Ngược lại truyện của Mu có lẽ khó đọc được lần thứ hai.

Trong « điệu van giã từ » Ku dùng nhiều thủ pháp. Thủ pháp thứ nhất là để cho các dòng nhân vật chạy song song nhau, nhưng họ gặp nhau như một sự tình cờ, qua các tình tiết tình cờ. Trong khi đó ở trong hai truyện còn lại, nói ở trên, các nhân vật không gặp nhau nữa, mà chỉ đi về cùng một hướng. Ví dụ, truyện của Gớt và Bettina trong « Bất tử », không liên quan gì với các nhân vật khác, nó chỉ cùng đi về một hướng là nói về quan niệm bất tử, tức là một quan niệm về cái đẹp. Càng về sau truyện của Ku càng gần triết học hơn.

Thủ pháp thứ 2 của Ku, là một thủ pháp mà cácnhà văn hiện sinh, như Sartres thường dùng. Đó là sự tình cờ, tình tiết tình cờ vốn là chất keo gắn câu truyện... sẽ dẫn người ta đến một suy luận lô gíc sai. Cũng trong « điệu van giã từ » , những lời buộc tội của anh chàng công an với ông bệnh nhân người Mỹ là hoàn toàn có lý, nếu người ta không quan tâm đến sự tình cờ, mà chỉ có trong mô tả hiện tượng mới thấy được. Nhân vật Sabrina, tình cờ uống nhầm viên thuốc độc mà chết, viên thuốc độc tình cờ rơi vào ống thuốc của cô ta. Nó rơi vào ông thuốc của cô ta vì tình cờ các nhân vật cùng đến một quán ăn....

Tại sao lại gọi đó là phương pháp hiện sinh, vì các tình tiết câu chuyện chính là các phenomene (các hiện tượng) và cái lô gíc cuối cùng chính là essence (bản thể, bản chất). Sự thú vị , hấp dẫn của nó được tạo ra từ mâu thuẫn giữa lô gíc và hiện tượng. Lô gíc (đóng vai trò bản chất) không suy được hiện tượng và ngược lại. Bằng cách để cho người đọc tiếp nhận cả hai điều đó, nó đã làm cho câu chuyện thú vị.

Sự tình cờ đã giúp cho câu chuyện gây bất ngờ. Không kể với mỗi một sự kiện, Ku đều có liên tưởng, triết lý như một vấn đề triết học. Đây là thủ pháp thứ 3.Những vấn đề triết học ông nêu ra đa dạng, và không có một chiều . Nó vừa có tác dụng kéo người đọc khỏi cái dòng truyện chính, đi vào những ngõ cụt. Đây cũng là một thủ pháp gây ấn tượng. Ku quan tâm đến những vấn đề gì. Đó là những vấn đề như thân phận của một nước nhược tiểu, hèn yếu, giống như ông gán cho nước Tiệp của ông..Sự thờ ơ của con người bình thường trước xã hội, cũng như những suy nghĩ về tội ác, và sự biện hộ cho tội ác. Đồng thời ở ông cũng có cả những suy nghĩ về mass culture, mà ông ta coi nó là kitsch, là « nhờ nhợ », « rờ rọ ».

Mu thì tôi chưa đọc hai tác phẩm được coi là nổi nhất của ông ta « Rừng Na uy » hay « chim văn dây cót »... nhưng cách viết của ông ta lại là giản lược cấu trúc, dù thỉnh thoảng trong truyện cũng có những bước nguặt. Nhưng nó đơn tuyến và không vượt qua một cấu trúc tiểu thuyết bình thường.

Ngược lại đọc Mu thì có cảm giác gần gũi hơn. Có thể vì những điều ông ta nói tới có gì đó gần với cuộc sống thành thị ở Vn hiện nay.
Observer
Em là người đọc bình thường chứ hổng phải nhà văn nên không dám bàn đến cách kết cấu truyện của Kundera hay Murakami nhưng em không thích "Điệu van giã từ", đọc nó em chỉ thây sự vô cảm và lạnh lùng của con người. Còn "Rừng Na uy" thì rất rất không thích, mua rồi mà chỉ muốn ném đi thôi.
Thị Anh
QUOTE(Observer @ Jan 10 2007, 09:10 PM)
Còn "Rừng Na uy" thì rất rất không thích, mua rồi mà chỉ muốn ném đi thôi.




Ob mua bản mới phải ko? Vậy ném vào túi mẹ đây này. Mẹ có bản cũ thôi, chưa có bản mới . Mà bản mới thì cũng truân chuyên phết. Qua 3 nxb mới được ok, 2 nxb trước thì từ chối với chữ Dâm, và nếu in, phải cắt những đoạn sex đi.
Bản cũ 10 năm trước, thì bị thu hồi, cũng bởi chữ Dâm.
Vnam là vậy đấy, ko thì loạn à, hà hà...laugh.gif
Thị Anh
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 10 2007, 05:17 PM)
Những truyện của Kundera có thể đọc nhiều lần mà không chán. Ngược lại truyện của Mu có lẽ khó đọc được lần thứ hai.





Ấy vậy mà từ 05-06 em đọc Nauy những 2 lần là ít. Đến giữa 06- thì em cho Nauy tịch hẳn trong lòng em. Và còn Biên niên thì em vẫn cứ cho nằm im. Chưa xử lý.
Nhưng Kundera thì chưa có tác phẩm mới nào dc dịch ở VN. Đặc biệt là cuốn nổi tiếng: Đời nhẹ khôn kham . Em đang mong nó được dịch để cái loại kém cỏi ăn sẵn như em còn được đọc.
Mr. Smith
Đời nhẹ khôn kham được Trịnh Y Thư dịch rồi và xuất bản ở hải ngoại. Sắp tới nghe nói Nhã Nam sẽ cho xuất bản/tái bản có chỉnh lý một loạt các tác phẩm của Kundera, trong đó có cả Đời nhẹ khôn kham (tất nhiên nếu được cấp giấy phép xuất bản).
Observer
QUOTE(Thị Anh @ Jan 11 2007, 05:53 AM)
QUOTE(Observer @ Jan 10 2007, 09:10 PM)
Còn "Rừng Na uy" thì rất rất không thích, mua rồi mà chỉ muốn ném đi thôi.

Ob mua bản mới phải ko? Vậy ném vào túi mẹ đây này. Mẹ có bản cũ thôi, chưa có bản mới . Mà bản mới thì cũng truân chuyên phết. Qua 3 nxb mới được ok, 2 nxb trước thì từ chối với chữ Dâm, và nếu in, phải cắt những đoạn sex đi.
Bản cũ 10 năm trước, thì bị thu hồi, cũng bởi chữ Dâm.
Vnam là vậy đấy, ko thì loạn à, hà hà...laugh.gif

Đúng là bản mới đó ạ, Thị Anh PM địa chỉ đi, nhưng chắc phải hơi lâu một chút vì Ob đang cho bạn mượn quyển này, khi nào lấy về Ob sẽ gửi ngay.
Phó Thường Nhân
Hóa ra người ta dịch "Insoutenable Légereté de l'etre" là "Đời nhẹ khôn kham" à. Nếu tôi dịch thì nó sẽ dài hơn nhiều "Sự nhẹ nhàng không thể chịu nổi của kiếp người". leuleu.gif

Chẳng biết nó có hay hơn không nhưng có thể gây tò mò hơn leuleu.gif vì dịch thế kia nó mất đi ấn tượng triết học của câu truyện, vì chữ Đời (dịch từ chữ Etre) không phải là chủ của câu truyện, mà là Légereté (sự nhẹ nhàng) kia. Đúng là câu truyện nói nhiều đến chuyện sex thật, nhưng nó là một thứ máy móc, automatic không ý nghĩa... giống như kiểu "sống mòn", nên có thể nó nhẹ nhàng, nhưng lại khó chịu đựng...

Câu truyện này liên quan tới sự kiện năm 1968 ở Tiệp, nhưng nó chỉ là một cái cớ, và là một mặt của câu truyện.






ruoi08
.em moi vao lang ,thay may bac o day thong thao duong xa nen em xin hoi may bac lam on chi giup em ong Quach Tan.em nghe ban em noi chi co ong do biet lam tho*,ma em muon do.c.ban em gio di xa e ko lien lac duoc,khi con choi voi nhau thi em chang de y den tho* lam laugh1.gif .phien cac bac chi giup em ,cam on nhieu nhieu.lang minh vui qua laugh1.gif
tanlangtu
QUOTE(Thị Anh @ Jan 11 2007, 05:53 AM)
QUOTE(Observer @ Jan 10 2007, 09:10 PM)
Còn "Rừng Na uy" thì rất rất không thích, mua rồi mà chỉ muốn ném đi thôi.


Ob mua bản mới phải ko? Vậy ném vào túi mẹ đây này. Mẹ có bản cũ thôi, chưa có bản mới . Mà bản mới thì cũng truân chuyên phết. Qua 3 nxb mới được ok, 2 nxb trước thì từ chối với chữ Dâm, và nếu in, phải cắt những đoạn sex đi.
Bản cũ 10 năm trước, thì bị thu hồi, cũng bởi chữ Dâm.
Vnam là vậy đấy, ko thì loạn à, hà hà...laugh.gif
*


Bản mới của Trịnh Lữ không cắt xén đoạn nào đâu ạ. Mà em đọc thấy cũng nhẹ nhàng (cũng là cái tài của Trịnh Lữ), cắt đi thì còn gì là giá trị nữa.
Bác Trịnh Lữ có vẻ mạnh miệng lắm, bác ý bảo nếu mà cắt xén thì bác ấy không chịu in. Em nhớ hồi Utopia - Địa đàng trần gian mới xuất bản, bác Trịnh Lự với nhà biên tập còn cãi nhau tóa lửa trên talawas về cái bìa. read.gif
ruoi08
.cai truyen N.W nay chang hay ho gi.em nghe ban cua em noi phan dich thuat cung buon cuoi lam laugh1.gif .em thi dot tieng anh nen ko ro,em chi thay nhung tua bai hat dich buon cuoi lam..vi du nhu cai ten truyen,N.W dich la rugn nauy thi em ko hieu lam laugh1.gif
tao_lao
QUOTE(ruoi08 @ Jan 11 2007, 09:18 PM)
.em moi vao lang ,thay may bac o day thong thao duong xa nen em xin hoi may bac lam on chi giup em ong Quach Tan.em  nghe ban em noi chi co ong do biet lam tho*,ma em muon do.c.ban em gio di xa e ko lien lac duoc,khi con choi voi nhau thi em chang de y den tho* lam laugh1.gif .phien cac bac chi giup em ,cam on nhieu nhieu.lang minh vui qua laugh1.gif
*



Ba cuốn sách của Quách Tấn: Thi pháp thơ Đường, Xứ Trầm Hương, và Trường Xuyên Thi Thoại (có thể tìm mua trong các nhà sách ở Sài Gòn). Quách Tấn là bạn thân của Hàn Mặc Tử, là người 'sành' thơ Đường nhất VN theo Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê, thơ ông cũng được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân VN.
ruoi08
cam on bac taolao,ten bac nghe buon cuoi qua laugh1.gif hom nao ranh roi moi bac ly nuoc.
tanlangtu
QUOTE(ruoi08 @ Jan 12 2007, 09:20 AM)
.cai truyen N.W nay chang hay ho gi.em nghe ban cua em noi phan dich thuat cung buon cuoi lam laugh1.gif .em thi dot tieng anh nen ko ro,em chi thay nhung tua bai hat dich buon cuoi lam..vi du nhu cai ten truyen,N.W dich la rugn nauy thi em ko hieu lam laugh1.gif
*



Không sai đâu bạn. Lẽ ra Wood dịch là "gỗ" mới đúng, vì cuốn sách được đặt tựa theo bài hát Norwegian Wood của nhóm The Beatles. Nhưng bản Trịnh Lữ là từ tiếng Nhật. Tựa đề bản tiếng Nhật là Noruwei no mori, mà mori nghĩa là rừng.

http://my.opera.com/tanlangtu/blog/show.dml/401254
tao_lao
Tui thấy ngoài nhà sách có bán mấy cuốn như là Lịch sử tư tưởng VN của Nguyễn Đăng Thục, Nho giáo TQ của Nguyễn Tôn Nhan, sách triết của Trần Thái Đỉnh và cả sách của Bùi Giáng,Nguyễn Hiến Lê, Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Bình Nguyên Lộc những người mà theo tui hiểu là ko bị cấm nhưng cũng chẳng mấy được hoan nghênh. Rồi thêm nữa là sách của ông Vũ Thế Ngọc (xuất bản ở hải ngoại) , sách của Đào Duy Anh (trong phong trào Nhân văn Giai phẩm) cũng được cho in lại. Tui thấy đây là chuyện đáng mừng vì sách miền Nam trước 75 có rất nhiều sách hay nhưng giờ thì đã quá cũ hay ko còn bán hay được bán quá đắt trong các nhà sách cũ. Các chủ tiệm sách cũ tha hồ chặt chém dân mê sách, nghĩ ra thiệt là 1 cái tệ và là 1 cái thiệt cho người đọc, cho tác giả sách Việt (vì sách Việt mắc quá thì tui cũng như người ta ko thèm đọc, ai thiệt cho biết)

1 cái nữa mà tui thấy là hình thức sách mới bây giờ có đẹp hơn: bìa cứng, nhiều cuốn trình bày trang nhã nhưng cũng vì vậy mà nhiều cuốn được bán với giá trên trời. VD như cuốn Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo được bán với giá 180,000 trong khi cuốn cũ cách đây vài năm lá 80000 (và vẫn còn ế), cuốn Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng bìa cứng giá hơn 100000, cuốn Phong tục VN của Phan Kế Bính bìa cứng 60000 trong khi bìa mềm 34000. Hoặc như mấy cuốn to to với giá từ vài trăm nghìn đến gần triệu (bộ sách 3 tập của Hoàng Xuân Hãn), ai sẽ mua những cuốn sách với giá trên trời như thế?

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.