Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
ThụyVũ
QUOTE(Agent Smith @ Mar 21 2006, 11:24 PM)
Rebecca là truyện như thế nào hả em Thuỵ Vũ.
@ bác Phó: Em cũng mới đọc xong hai cuốn tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội cách đây không lâu. Nhận xét là hay, trừ phần viết về âm nhạc mình không hiểu lắm. Đang định từ giờ đến cuối năm đọc hết các tác phẩm của ông này (không nhiều lắm, đền giờ đã đọc được 2/3 rồi).
*



Đại khái là truyện trinh thám tình yêu lãng mạn rẻ tiền bác ạ leuleu.gif Nhưng vì em đọc nó lúc chưa tiêm thuốc phòng nên bị ám ảnh.

Bác đã đọc những tác phẩm gì của Kundera rồi? Chia sẻ nào!
Mr. Smith
QUOTE(ThụyVũ @ Mar 22 2006, 02:56 AM)
QUOTE(Agent Smith @ Mar 21 2006, 11:24 PM)
Rebecca là truyện như thế nào hả em Thuỵ Vũ.
@ bác Phó: Em cũng mới đọc xong hai cuốn tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội cách đây không lâu. Nhận xét là hay, trừ phần viết về âm nhạc mình không hiểu lắm. Đang định từ giờ đến cuối năm đọc hết các tác phẩm của ông này (không nhiều lắm, đền giờ đã đọc được 2/3 rồi).
*



Đại khái là truyện trinh thám tình yêu lãng mạn rẻ tiền bác ạ leuleu.gif Nhưng vì em đọc nó lúc chưa tiêm thuốc phòng nên bị ám ảnh.

Bác đã đọc những tác phẩm gì của Kundera rồi? Chia sẻ nào!
*



Không, nghe cái tên Rebecca quen lắm, hình như là truyện gì cũng nổi tiếng thì phải :P.
Tớ đọc: Đời nhẹ khôn kham, Điệu Van giã từ, Sự bất tử, Bản Nguyên, Chậm rãi, The Ignorance, kịch Jacques and his Master, hai tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội. Đang đọc The Laughable Loves.
Còn 3 cuốn là The Joke, The Book of Laughter and Forgetting và Cuộc sống không ở đây nữa là xong bác này.

Kể ra bảo thích Kundera không thì mình cũng không phải đặc biệt thích nhưng lại đọc khá nhiều sách của bác này, có lẽ là vì văn của bác này dễ đọc, lại chia ra rất nhiều chương tiết, mỗi tiết chỉ chừng 1-2 trang, nên đọc cũng dễ. Mặc dù đọc Kundera nhiều lúc cũng khá là bức bối trước những cái mỉa mai cuộc đời của bác ấy.
Milou
http://www.freshlimesoda.com/reviews/rebecca_ameetha.htm
Rebecca - Daphne Du Maurier
ThụyVũ
QUOTE(Milou @ Mar 22 2006, 10:43 AM)


Chính là truyện này bác Milou ạ! hypocrite.gif Nhà em pó tay với bác, cái gì cũng lục ra.
Phó Thường Nhân
@Smith,
Tôi cũng không hiểu rõ lắm về phần Kundera liên hệ cấu trúc tiểu thuyết với nhạc cổ điển. Nhưng cái cảm giác có nhiều dòng câu chuyện đi song song nhau, không liên quan với nhau, trong tiểu thuyết của Kundera rất rõ. Thậm chí tôi còn thấy nhiều người viết tiểu thuyết như một tập hợp của những chuyện ngắn (nouvelle), ví dụ như Luis Sepulveda chẳng hạn. Khi đọc tiểu thuyết của Kundera, có 2 điều tôi thấy rất thú vị.

1.Đó là cái quan niệm cấu trúc « giàn nhạc » chạy song song kia

2.Ngoài nội dung,có cảm giác vụn vặt, không thống nhất, nó còn có các định nghĩa khái niệm theo từng nhân vật. Ví dụ trong légerté de l'etre, ông ấy định nghĩa, mô tả thế nào là légerté, thế nào là Kitsch, ...Chính vì có những định nghĩa này mà truyện có tính triết học, và làm cho cái người ta tưởng là tự sự lại không phải là tự sự.Tự nhiên ý nghĩa (meaning) của cuốn truyện được nhân lên nhiều lần. Cái này là ảnh hưởng của phénomenologie.

Điều đặc biệt là Kundera và những « bậc thầy » văn học theo ông ta, ví dụ Kafka, đều theo truyền thống Trung Âu, mà đặc điểm của nó là chủ nghĩa lãng mạng (Romantisme). Điều này làm cho nó khác biệt với truyền thống của Pháp (mặc dù Kundera sống ở Pháp, chứ không phải ở Tiệp, vốn là quê hương của ông). Truyền thống văn học Pháp chịu ảnh hưởng của duy lý (rationalism) và nhân đạo(humainisme). Nhân đạo ở đây cũng có nghĩa là vô thần, chống thiên chúa giáo và những hệ quả văn hoá của nó , ví dụ như quản lý tình dục, dẫn đến điều ngược của nó là chủ điểm libertin (tự do yêu đương).
Những nhà văn Trung Âu như Kafka còn bị ảnh hưởng của một môi trường lịch sử. Đó là nhà nước Áo-Hung, với hệ thống nhà nước hành chính quan liêu của nó. Những truyện của Kafka, ví dụ như truyện Process (sử án) chính là sự phản ánh điều này.
Nhà nước quan liêu, với những sự vô lý của nó, nhưng đồng thời lại là một sức mạnh vô biên đè người ta, khiến cho người ta không thể thoát khỏi. Những chủ điểm này người ta không thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học Pháp, Anh, Mỹ..(Tôi cảm thấy thế..)

3.
mytomvn
Em nhắn riêng với bác Mí lù tí : bác còn đang post dở " Kiêu hãnh và định kiến " bên ttvn. Bác có thể post tiếp cho đến hết được ko ? laugh.gif.
Milou
CHuyện đó chán thí mồ, không thích gõ nữa.
Milou
QUOTE(ThụyVũ @ Mar 21 2006, 08:47 PM)
QUOTE(Milou @ Mar 22 2006, 10:43 AM)


Chính là truyện này bác Milou ạ! hypocrite.gif Nhà em pó tay với bác, cái gì cũng lục ra.
*


Có lần nghe nói có cái cuốn này
user posted image
Chỉ coi phim Rebecca, còn quyển trên vào thư viện lật mấy trang cuối coi phần kết.
Mr. Smith
QUOTE(mtvn @ Mar 22 2006, 03:27 PM)
Em nhắn riêng với bác Mí lù tí : bác còn đang post dở " Kiêu hãnh và định kiến " bên ttvn. Bác có thể post tiếp cho đến hết được ko ? laugh.gif.
*



Tiếng Việt à? Tiếng Anh thì anh cũng có e-book, nhưng chưa đọc bao giờ.
Mr. Smith
Bác Phó,
Kundera viết truyện như cách viết một bản nhạc cổ điển. Trên thực tế, ông ấy từng học nhạc và sáng tác nhạc trước khi viết truyện. Ông áp dụng lý thuyết âm nhạc khá nhiều vào trong truyện của mình, như cách chia chương đoạn với các tiết tấu nhanh chậm các phần, hay kể bằng nhiều giọng... Truyện của Kundera cũng có những tiểu thuyết tồn tại như là một tập hợp các truyện ngắn, như cuốn Sách cười và lãng quên.
Hình thức xen kẽ giữa truyện kể bằng các đoạn phiếm luận của tác giả, bên cạnh cách kể chuyện đa tuyến, cũng là một điểm độc đáo của Kundera tuy rằng nó không phải là quá xa lạ trong hình thức tiểu thuyết hậu hiện đại mà Kundera cũng là một đại diện. Trong một số truyện như Sự bất tử, bản thân tác giả cũng xuất hiện như là một nhân vật trong truyện và có sự giao thoa xuyên thời gian và không gian giữa các nhân vật và nhân vật, nhân vật và tác giả. Nói chung những hình thức như thế được Kundera sử dụng khá nhuyễn, nên tạo ra hiệu quả khá tốt trong truyện, nhất là ở cuốn The Unbearable Lightness of Being, các tiểu luận hơi hướng triết học được ông lồng vào rất lý thú, làm rõ và tăng độ gắn chặt của câu chuyện rất nhiều, cũng như thể hiện cả tư tưởng của tác giả. Một điểm lý thú nữa ở Kundera là ông xây dựng tiểu thuyết không dựa trên nội dung (plot) mà là trên một số khái niệm và từ vựng cơ bản làm bố cục của truyện (ví dụ nhẹ bồng-nặng nề, kitsch...). Chính vì thế mà trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết, ông để riêng một mục làm mục từ liệt kê các từ khoá cơ bản và cách hiểu chúng như là nền tảng tiểu thuyết của ông.
Một đặc điểm của Kundera là ông rất căm ghét các tiểu thuyết tư tưởng, tức là những cuốn lấy tư tưởng triết học hay chính trị làm chìa khoá để xây dựng tiểu thuyết kiểu như 1984 của Orwell, Buồn nôn của Sartre hay Kẻ xa lạ của Camus. Ông nói rằng "tiểu thuyết nói tới phân tâm trước Freud, biết đến hiện tượng học trước khi có các nhà hiện tượng học...", nói cách khác là ông hiểu tiểu thuyết như một cách biểu đạt tư tưởng đặc thù và gần như duy nhất mà triết học, chính trị học... không làm được. Thế nên bác bảo ông ấy ảnh hưởng của hiện tượng học thì e là Kundera sẽ rất phản đối, Trong các tiền bối mà Kundera kể tên có một ông đã áp dụng cách xen kẻ các tiểu luận triết học vào tiểu thuyết rồi (hình như là Broch).

Bác nói là truyền thống văn học ở Trung ÂU là lãng mạn thì em cũng e là bác hiểu sai Kundera. Trong cuốn tiểu luận trên, chính Kundera đã tỏ thái độ rất khó chịu với các tiểu thuyết lãng mạn (cũng như âm nhạc thời kỳ lãng mạn), coi nó gần như là một cái kitsch. Ngoài các bậc thầy thời kỳ hiện đại ở Trung Âu (Kafka, Broch, Thomas Mann...), thì các bậc thầy mà Kundera ca tụng là các nhà văn thời tiền Lãng mạn, tiền Hiện thực, tức là từ thế kỷ 18 về trước như Diderot, Cervantes.., ông nhận thấy ở đó có tính đa thanh và vui đùa, kể cả siêu thực mà trào lưu lãng mạn và hiện thực ở cuối 18 trở đi không còn nữa. Ông tỏ ra không thích thú với cả Banzac lẫn Victor Hugo. Bản thân Kundera cũng tự xếp mình là một nhà văn châu Âu, ông tán tụng chủ nghĩa lý tính của châu Âu (nhất là Pháp) và rất ghét chủ nghĩa tình cảm, mà phần nào đó ông cho là đặc điểm của văn hoá Nga mà ông tỏ ra dị ứng (một cách có lẽ hơi bất công và có tính cá nhân). Ông từng kể lại về việc lựa chọn dựng vở kịch Jacquez and His Master của Diderot chứ không dựng vở Thằng ngốc của Dostoievski như là một sự lựa chọn hướng đi nghệ thuật của mình.

Việc mô tả nhà nước với các hệ thống quan liêu của nó thì em cũng không biết có phải là truyền thống Trung Âu hay không vì em chỉ thấy hình như nó được bắt đầu bằng Kafka, và có lẽ phần nào cũng vì thế mà Kafka nổi tiếng. Nhưng nếu nó tồn tại thì có thể suy rộng hơn là không chỉ Trung Âu mà phải bao gồm cả nước Đức vì di sản của các chế độ đế quốc tập trung ở nơi đây, khác với truyền thống dân chủ của Anh- Pháp.
Nhưng sau đó thì cũng có Orwell ở Anh với 1984, Husley cũng ở Anh với Brave New World... cũng viết về nhà nước và quan liêu đó chứ đâu phải là chỉ ở Trung Âu nhỉ.

Trong cuốn của Kundera này, trong số những đoạn mà em thích nhất là những chương viết về Kafka, rất hay. Cảm giác Kundera rất hiểu và thán phục Kafka, mặc dù phong cách của ông rất khác với Kafka.


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 22 2006, 02:05 PM)
@Smith,
Tôi cũng không hiểu rõ lắm về phần Kundera liên hệ cấu trúc tiểu thuyết với nhạc cổ điển. Nhưng cái cảm giác có nhiều dòng câu chuyện đi song song nhau, không liên quan với nhau, trong tiểu thuyết của Kundera rất rõ. Thậm chí tôi còn thấy nhiều người viết tiểu thuyết như một tập hợp của những chuyện ngắn (nouvelle), ví dụ như Luis Sepulveda chẳng hạn. Khi đọc tiểu thuyết của Kundera, có 2 điều tôi thấy rất thú vị.

1.Đó là cái quan niệm cấu trúc « giàn nhạc » chạy song song kia

2.Ngoài nội dung,có cảm giác vụn vặt, không thống nhất, nó còn có các định nghĩa khái niệm theo từng nhân vật. Ví dụ trong légerté de l'etre, ông ấy định nghĩa, mô tả thế nào là légerté, thế nào là Kitsch, ...Chính vì có những định nghĩa này mà truyện có tính triết học, và làm cho cái người ta tưởng là tự sự lại không phải là tự sự.Tự nhiên ý nghĩa (meaning) của cuốn truyện được nhân lên nhiều lần. Cái này là ảnh hưởng của phénomenologie.

Điều đặc biệt là Kundera và những « bậc thầy » văn học theo ông ta, ví dụ Kafka, đều theo truyền thống Trung Âu, mà đặc điểm của nó là chủ nghĩa lãng mạng (Romantisme). Điều này làm cho nó khác biệt với truyền thống của Pháp (mặc dù Kundera sống ở Pháp, chứ không phải ở Tiệp, vốn là quê hương của ông). Truyền thống văn học Pháp chịu ảnh hưởng của duy lý (rationalism) và nhân đạo(humainisme). Nhân đạo ở đây cũng có nghĩa là vô thần, chống thiên chúa giáo và những hệ quả văn hoá của nó , ví dụ như quản lý tình dục, dẫn đến điều ngược của nó là chủ điểm libertin (tự do yêu đương).
Những nhà văn Trung Âu như Kafka còn bị ảnh hưởng của một môi trường lịch sử. Đó là nhà nước Áo-Hung, với hệ thống nhà nước hành chính quan liêu của nó. Những truyện của Kafka, ví dụ như truyện Process (sử án) chính là sự phản ánh điều này.
Nhà nước quan liêu, với những sự vô lý của nó, nhưng đồng thời lại là một sức mạnh vô biên đè người ta, khiến cho người ta không thể thoát khỏi. Những chủ điểm này người ta không thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học Pháp, Anh, Mỹ..(Tôi cảm thấy thế..)

3.
*

mytomvn
QUOTE(Agent Smith @ Mar 23 2006, 12:58 AM)
QUOTE(mtvn @ Mar 22 2006, 03:27 PM)
Em nhắn riêng với bác Mí lù tí : bác còn đang post dở " Kiêu hãnh và định kiến " bên ttvn. Bác có thể post tiếp cho đến hết được ko ? laugh.gif.
*



Tiếng Việt à? Tiếng Anh thì anh cũng có e-book, nhưng chưa đọc bao giờ.
*



Tiếng Việt anh ạ. Tiếng Anh em cũng có - sách giấy hẳn hoi nhưng mà ngại vác lên giường rồi giơ lên đọc, mỏi tay lắm laugh1.gif

--------------------------------------

Bác Milou ko gõ lên đó nữa thì gửi private cho em được ko wub.gif , căn bản là tự nhiên em nghiện truyện đó kinh khủng, đọc đến nửa chừng bị đứt quãng, ko chịu được.
Merci merci rose.gif
Phó Thường Nhân
@Smith,
Đúng là như vậy, Kundera là một nhà văn châu Âu. Cái đó thì không ai phủ nhận được về mặt địa lý. Nhưng tôi không rõ văn học Mỹ-Anh như thế nào, để có thể nói rằng có một đặc trưng văn học châu Âu nhìn cái nhận ra ngay.
Theo tôi thì bản thân châu Âu cũng có thể chia ra làm nhưng vùng nhỏ, có những đặc trưng về văn hoá, lịch sử, triết học của nó. Vì nhà văn, dù muốn hay không, dù có tự mình vươn lên để đạt tới cái universality value (điều mà tôi nghi ngờ là có thể tồn tại, vì với tôi tất cả các giá trị đều là giá trị particularity. Cái người ta tưởng là universality thực ra chỉ là sự thể hiện của một hình thái domination vào một thời điểm thôi), vẫn bộc lộ trong phong cách, trong chủ điểm, trong vấn đề lột tả những dấu ấn của văn hoá, lịch sử, triết học nơi ông ta sống, và có nguồn gốc.

Theo tôi thì châu Âu có thể chia làm 5 vùng khác nhau, ở một mức độ nào đó nó trùng với những đế chế hay quốc gia đã tồn tại ở đó.
1.Tây ban Nha (và với nó là châu Mỹ Latin, tiếng Tây ban Nha, Bồ đào nha)
2.Pháp (có thể một phần vùng nói tiếng Pháp, Francophone)
3.Anh (và với nó là Mỹ, tiếng Anh)
4.Trung Âu (Vùng đất của đế quốc thần thánh Đức, sau vỡ thành Đế quốc Đức, Áo-Hung, Ý. Tiếng đức)
5.Nga (Tiếng Nga, tất nhiên rồi)
6.(Có thể có Bắc Âu nữa, nhưng tôi không rõ có thể coi nó như văn hoá Đức không)

Những dấu ấn này bao gồm ngôn ngữ. Điều này đặc biệt quan trọng. Vì nhà văn chính là một dạng kỹ sư về ngôn ngữ. Một nhà văn nổi tiếng không chỉ có thể nổi tiếng về nội dung, mà còn phải có sáng tạo về ngôn ngữ, từ vựng, cách thể hiện. Rồi sau đó là văn hoá, lịch sử. Văn hoá lịch sử thể hiện qua triết học, qua quan niệm xã hội.
Lấy ví dụ ở Pháp, thì từ khi có Đề Các, các nhà triết học ánh sáng, thì tư tưỏng của nó là duy lý
(rationalisme), chống sự hoang đường, từ đó mà có chống thiên chúa, chống thần quyền. Hệ quả của nó là chủ nghĩa nhân đạo (Humanisme), với ý nghĩa con người làm nên tất cả, con người tạo ra lịch sử. Từ đó mà ở Pháp văn học nói tới chủ điểm xã hội, lich sử rất nhiều (Roman Roland, Emile Zola, Flaubert, George Sand, Balzac, Proust...) Thứ đó là các tiểu thuyết triết học và Pháp cũng có rất nhiều (Diderot, Rousseau, Montesquieu, Andre Gide, J-P Sartres, Camus,Cocteau, ...)
Triết học ở đây được thể hiện huặc qua tự sự của nhân vật, huặc được tác giả nói trực tiếp.

Ngược lại ở vùng Trung Âu, do nhà nước quân chủ quân phiệt kéo dài, mà nó có những đặc trưng khác. Cái đặc trưng ấy ra romantisme.Đây là một trường phái triết học. Tôi dịch là lãng mạng, nhưng nó không hẳn là lãng mạng thông thường, mà thiên về ethics, esthetics. Tức là một hình thức văn học hoá các chủ điểm thiên chúa giáo (ít ra cho đến lúc Nietzsch ra đời), ví dụ như Faust của Gớt. Chính vì thế mà trong văn học họ chấp nhận dễ dàng sự hoang tưởng, hay có tính spirituel, ví sụ Thomas Mann, Herman Hess, Rielke, ...điều mà ở Pháp do duy lý, người ta thường không để ý tới.
Trong vùng Trung Âu này, nó giống như một cái tháp Ba bi lon, do có nhiều dân tôc. Có nghĩa là tất cả đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Đức, nhưng có người là thân phận « nô lệ ». Tôi để chữ nô lệ trong nguặc kép, để nói rằng họ không làm chủ cái số phận của họ, làm chủ lịch sử. Từ đó mà có một cái nhìn châm biếm. Không kể nhà nước Đức, hay Áo – Hung có thể coi là các nhà nước quan liêu điển hình ở châu Âu. Tôi tin chắc rằng những điều đó ảnh hưởng không ít tới tư duy của những nhà văn xuất xứ ở đây (Kafka, Kundera, ...). Sau nay, do các nước Đông Âu bị Liên Xô « quản lý », càng làm tăng thêm cái tâm lý « bị cưỡng bức mà không chống lại được » này. Cũng phải nói thêm là nhà nước ở Đông Âu cũ cũng là nhưng nhà nước quan liêu.

Khi tôi nói Kundera có hơi hướng phenomenologie vì lý do sau. Phenomeologie (bắt đầu bằng Husserl, rồi qua Heidegger,...) họ đều định nghĩa phenomene là những cái gì đó tồn tại trước ý nghĩa, tồn tại không có lý do. Nói theo như một nhà triết học hiện đại Pháp Merleau-Ponty, thì đó là những sự miêu tả hiện tượng (còn được hiểu là từ vựng, từ đó dẫn tới phân tích ngôn ngữ) trong cái « quãng đường bay » của nó, khi chưa « đến đích », tức là bị gán ý nghĩa. Việc Kundera không sử dụng tự sự nhân vật, mà thay vào đó là description, definition các khái niệm thông qua nhân vật làm tôi liên tưởng tới việc này.

Tôi không dám nói là tất cả các nhà văn Pháp đều viết giống như Zola, hay tất cả nhà văn Trung Âu phải diễu cợt như Kundera hay hoang tưởng như Kafka. Tôi chỉ muốn nói nó như một đặc trưng, và đặc trưng đấy có thể liên quan tới lịch sử, văn hoá ..như nói ở trên.

George Owell cũng là một sự đặc biệt. Ông ấy nổi tiếng với 1984, mà người ta thường ngầm gán ý nghĩa đó là xã hội của nhưng nước XHCN cũ. Trong thực tế, Owell có nhiều tác phẩm văn học khác, ví dụ nói về nội chiến ở Tây ban Nha, nhưng không ai nói tới. Cái xã hội trong 1984 có thể chính là xã hội của các nước phương Tây phát triển, vì dụ thời MacCathy. Ở đây có lẽ dụng ý chính trị, được người ta đưa vào đóng góp một phần cho sự nổi tiếng của nó.
Mr. Smith
QUOTE(mtvn @ Mar 23 2006, 11:37 AM)
QUOTE(Agent Smith @ Mar 23 2006, 12:58 AM)
QUOTE(mtvn @ Mar 22 2006, 03:27 PM)
Em nhắn riêng với bác Mí lù tí : bác còn đang post dở " Kiêu hãnh và định kiến " bên ttvn. Bác có thể post tiếp cho đến hết được ko ? laugh.gif.
*



Tiếng Việt à? Tiếng Anh thì anh cũng có e-book, nhưng chưa đọc bao giờ.
*



Tiếng Việt anh ạ. Tiếng Anh em cũng có - sách giấy hẳn hoi nhưng mà ngại vác lên giường rồi giơ lên đọc, mỏi tay lắm laugh1.gif

--------------------------------------

Bác Milou ko gõ lên đó nữa thì gửi private cho em được ko wub.gif , căn bản là tự nhiên em nghiện truyện đó kinh khủng, đọc đến nửa chừng bị đứt quãng, ko chịu được.
Merci merci rose.gif
*



Trái với anh nhỉ, anh thì thích cầm quyển sách vừa nằm vừa đọc, lúc nào buồn ngủ thì quẳng sách xuống dưới đất, chứ rất ghét cắm mặt vào máy tính để đọc cái gì đó dài dài.
Milou
QUOTE(mtvn @ Mar 23 2006, 03:37 AM)
Bác Milou ko gõ lên đó nữa thì gửi private cho em được ko  wub.gif , căn bản là tự nhiên em nghiện truyện đó kinh khủng, đọc đến nửa chừng bị đứt quãng, ko chịu được.
Merci merci   rose.gif
*


Vẫn còn trong sách, (mượn thư viện) chưa scan, chưa copy mà gởi đi đâu được.
Vante_Sellenberg
Kiêu hãnh và định kiến: http://s18.yousendit.com/d.aspx?id=040LSHYIJRDJ10WJPOG7PYW4H

Acrobat Reader sp_ike.gif
soctettoc
[quote=mtvn,Mar 23 2006, 06:37 PM]
[quote=Agent Smith,Mar 23 2006, 12:58 AM][quote=mtvn,Mar 22 2006, 03:27 PM]Em nhắn riêng với bác Mí lù tí : bác còn đang post dở " Kiêu hãnh và định kiến " bên ttvn. Bác có thể post tiếp cho đến hết được ko ? laugh.gif.

Bác Milou ko gõ lên đó nữa thì gửi private cho em được ko wub.gif , căn bản là tự nhiên em nghiện truyện đó kinh khủng, đọc đến nửa chừng bị đứt quãng, ko chịu được.
Merci merci rose.gif
*

[/quote]

Không hiểu sao đọc "Kiêu hãnh và định kiến" bằng tiếng Việt tớ thấy "sến" kinh khủng. Ngôn ngữ chưa Việt hoá hết, dài dòng lê thê và thiếu truyền cảm.

Cách đây hơn nửa tháng, tớ đã mua quyển tiếng Anh về để đọc, hì, nhưng có mua mà chưa có đọc. Sách vẫn nằm trong giấy bóng. Mấy hôm nữa sẽ "bóc tem".
mytomvn
Cảm ơn Vạn. clap.gif, Tớ đã đọc hết file đó rồi, Vạn gửi tiếp fần còn lại được ko?

Thà sến thế này còn hơn đọc tiểu thuyết Quỳnh Dao Sóc ạ. Tớ dị ứng với thể loại lâm ly bi đát, scenario kiểu em gái xinh nhà nghèo rồi gặp 1 chàng hoàng tử rồi tình tay ba tay tư, vân vân lắm. crutch.gif

Anh trai:
Em load truyện về máy để dự trữ khi lên thư viện học mà buồn ngủ còn có cái đọc. Về nhà leo lên giường thì chỉ có nhắm tịt mắt lại ngủ thôi. wub.gif
Vante_Sellenberg
Mtvn chờ mấy hôm nhá hypocrite.gif
NguoiVN
có một truyện " một người còn trinh kô chịu im tiếng" của tác giả Hồ Sĩ Hùng cũng rất hay
Phó Thường Nhân
Cái này thì chắc phải hỏi Hạo Nhiên. Vừa rồi mua được quyển Hoài Nam Tử, bằng tiếng pháp. Hoài Nam Tử ít người biết tới, nhưng nó là một kinh điển quan trọng của Đạo Lão. Tương đương như hai kinh điển khác thường được nhắc tới là Đạo đức kinh và Nam hoa kinh.
Không biết có Hoài Nam tử bằng tiếng việt không, vì đọc kinh điển Trung hoa dịch ra tiếng Việt vẫn hay hơn là qua một tiếng phương Tây, do trong tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt, nên khi dịch tác phẩm sẽ ít bị phóng tác hơn.

Nghe Rafael hâm mộ Heidegger quá, nên cũng tò mò mua được một tác phẩm của Heid. "Những con đường chẳng dẫn tới đâu" (tiếng Đức là Holzweg, dịch theo chữ là "Đường rừng"). Nhưng thấy có mấy khái niệm chưa hiểu ông ấy dùng như thế nào, nên vẫn còn ngâm tôm chưa đọc.

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.