Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Question
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 9 2006, 09:31 PM)
@Hạo Nhiên,
Bác nói F. Julien là nhà triết gia Pháp hiện tại, chuyên về so sánh TQ với phương Tây phải không.






Minh Triết Phương Đông và Triết học Phương Tây

(Nguyên tác: Un sage est sans idée - Một bậc minh triết thì vô ý)

của nhà triết học đương đại Pháp Francois Lulien do các giáo sư Hoàng Ngọc Hiến và Lê hữu Khóa chủ biên và dịch thuật của các nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc, Đào Hùng, Trương Thị An Na...

Sách in đẹp, bìa cứng, dày trên 1050 trang, trong đó có thư của tác giả lần đầu tiên gởi cho bạn đọc Việt Nam. F.Julien hiện là giáo sư triết học và mỹ học Trung hoa cổ điển tại đại học Paris VII, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại Pháp. Đây là các công trình triết học đồ sộ được F.Julien biên sọan được NXB Đà Nẵng tổng hợp in chung để người đọc dễ dàng nghiên cứu và tìm hiểu. Sách bao gồm các phần : Bàn về tính hiệu quả - Xác lập cơ sở cho đạo đức - Bậc minh triết thì vô ý - Bàn về chữ Thời và Bàn về cái Nhạt. Phương pháp luận mới lạ của F.Julien là ở chỗ dùng cách nhìn phương Tây để tìm hiểu tư tưởng Trung Hoa và ngược lại. Hiện NXB Đà Nẵng cũng đã dạt được thỏa thuận của tác giả xuất bản bằng tiếng Việt các tác phẩm tiếp theo trong năm 2004 và 2005.

Trương Điện Thắng
hạo nhiên
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 9 2006, 09:31 PM)
@Hạo Nhiên,
Bác nói F. Julien là nhà triết gia Pháp hiện tại, chuyên về so sánh TQ với phương Tây phải không.
Có phải trong tập có các tiểu luận, ví dụ "Sự lan rộng của sự vật"  (Nói về quan niệm không gian TQ và phương Tây) , hay "Không thể khoả thân" (Le Nu impossible)  bàn về qaun niệm cái đẹp thân thể  của phương Tây và TQ ??
*



Ở VN hiện nay như em biết là đã có 9 bản dịch của tác giả này (em ko để ý tên nguyên bản):Bàn về tính hiệu quả, Xác lập cơ sở cho đạo đức, Minh triết phương Đông và triết học phương Tây(còn gọi là Một bậc minh triết thì vô ý), Bàn về chữ Thế, Bàn về chữ Thời, Bàn về Cái Nhạt, Đại tượng vô hình (chắc là Sự lan rộng..), Đường vòng và lối vào, Cái NU không thể có.
Cái em tâm đắc là cái tầm tư tưởng của tác giả khi thận trọng gỡ từng nếp gấp (từ của ổng) của tư duy và nương nhẹ để duy trì một cuộc đối thoại triết học. Hay nữa là sự lan toả của vấn đề, ví dụ khi xem Bàn về tính hiệu qủa thì tự sẽ có nhu cầu làm rõ về cơ sở của đạo đức và sau đó sẽ bâng khuâng muốn biết về chủ thể (Một bậc minh triết thì vô ý), Hay là đọc Bàn về cái Nhạt thì sẽ dễ hơn khi đọc về Đại tượng vô hình, Đường vòng và lối vào...Hiện em đang đọc một cách có hệ thống để làm chỗ nương theo khi đọc cả Đông và Tây.
Nhân tiện, bác đã đọc gì về ERICH FROMM ko? Nếu có thì em muốn được hỏi về một số bản dịch mà em chưa có..Em thấy đây cũng là một nguồn tốt ví dụ như cách đặt vấn đề từ góc độ cảm nghiệm sự ly cách của tâm lý học làm rõ hơn những nguồn căn của triết lý và tôn giáo trong Phân tâm học vể tình yêu, Phân tâm học và Tôn giáo, Thiền,..Đặc biệt cuốn Ngôn ngữ bị lãng quên - là một cách rất khác để đọc các văn bản tôn giáo cổ-điều mà em nghĩ có thể bổ sung thêm vào khía cạnh kinh nghiệm trong tôn giáo, với em là Phật giáo..
Xốt
Kafka là bác em thích nhất trong văn học nói chung. Hy vọng thời gian tới có hứng để đọc tiếp các ông người Anh, Đức khác xem sao.
ThụyVũ
QUOTE(Raphael @ Jan 11 2006, 06:05 PM)
Kafka là bác em thích nhất trong văn học nói chung. Hy vọng thời gian tới có hứng để đọc tiếp các ông người Anh, Đức khác xem sao.
*



Đọc Remarke với Patrick Sueskind đi, còn nữa, Gunter Grass nữa.
Xốt
QUOTE(ThụyVũ @ Jan 11 2006, 06:33 PM)
QUOTE(Raphael @ Jan 11 2006, 06:05 PM)
Kafka là bác em thích nhất trong văn học nói chung. Hy vọng thời gian tới có hứng để đọc tiếp các ông người Anh, Đức khác xem sao.
*



Đọc Remarke với Patrick Sueskind đi, còn nữa, Gunter Grass nữa.
*




Sueskind em không biết, còn Remarque và Grass thì em đã đọc rồi- cũng thấy được nhưng không hâm mộ.
Phó Thường Nhân
À như vậy là ở VN xuất bản F. Julien đủ bộ đấy. Tôi cũng xem ông này, nhưng không xem được hết. Vì tôi chỉ rình mua sách khổ nhỏ, dễ mang theo người, ví dụ có thể đọc trên đường đi làm, chứ còn mấy quyển đồ sộ thì phải ngồi vào chỗ có bàn có ghế, mà có phải lúc nào cũng ngồi đọc một cách nghiêm chỉnh được đâu.
Một người Pháp gốc đọc F. Julien thì hiểu TQ hơn, còn cảm giác của tôi khi đọc ông ta là lại hiểu ..người Pháp hơn. Cái nhìn ấy thực ra không phải là của người TQ, mà ở vị trí một nền văn hoá khác nhìn TQ. Có một học giả Pháp nữa cũng cùng cái ven ấy đó là Marcel Grannet. Ông này viết cuốn "tư duy trung quốc" (Pensées Chinoises), nhưng lúc đọc thì thấy rất buồn cười, vì ông ấy fantaisie TQ lên theo kiểu tư duy người Pháp.

ERIC FROMM có phải là cái ông chuyên dịch Thiền Nhật bản và những gì liên quan tới văn hoá Nhật:ví dụ, code của võ sĩ đạo không ?
Nếu mà là ông ấy, thì tôi chưa đọc.
ThụyVũ
QUOTE(Raphael @ Jan 11 2006, 09:46 PM)

Sueskind em không biết, còn Remarque và Grass thì em đã đọc rồi- cũng thấy được nhưng không hâm mộ.
*



Chẳng bù cho tớ, tớ chết mê Remarque. Grass thì thích Bò ngang vì cái kiểu tư duy liên tục đan xen quá khứ, hiện tại và không ngắt quãng, mới đầu thấy khó đọc, xong càng về sau càng thú.
Sueskind tớ cũng mới đọc có Mùi hương (Daz Parfum theo tiếng Đức thì phải) và Chỉ tại con chim bồ câu.
Nói chung, đọc các tác phẩm của các nhà văn Đức tớ thấy rất hay có tính triết lý và suy luận khá rõ ràng trong đó.
Xốt
Remarque có (vẻ có) cái tính cách điển hình của dân Mỹ Latin- lovely, nồng cháy nhiệt thành nhanh nhảu. Cho nên ông ấy hợp với người VN, nhất là phụ nữ và những người có tính cách tương tự. Các nhà văn Đức thuộc kiểu máu lạnh, ưa triết lý và có cái kiểu bình tĩnh, tàn sát như sát thủ. Kafka là nhà văn Tiệp/Áo, nên cũng viết tiếng Đức và có kiểu giống Đức, chỉ ít nặng nề hơn một chút mà lại có khả năng phân tích và logic như một nhà toán học, nên lại hấp dẫn hơn.
Em đang cố để có thời gian đọc Thomas Mann tử tế xem sao. Ở Đức, Thomas Mann là số 1.
Phó Thường Nhân
@Rafael
Remarque là người Đức. Tác giả của "Phía Tây không có gì lạ", nói về cuộc sống chiến hào của người lính Đức trong đại chiến thế giới thứ nhất. Sau khi Hitler lên cầm quyền thì ông ấy trôi dạt sang Mỹ.

Phía Tây không có gì lạ là quyển duy nhất của ông ấy mà tôi đọc. Nhưng ông ta còn có nhiều tác phẩm khác. Tuyển tập Pleiades của Pháp có hẳn một tập giành cho ông ta.

Milou
http://home.freeuk.com/russica4/books/ordeal3_w6.rar
Ordeal - a trilogy


The Sisters - book 1
1918 - book 2

Bleak Morning - book 3
Хождение по мукам:

Сестры - книга первая
Восемнадцатый год - книга вторая
Хмурое утро - книга третья Alexei Tolstoy Novels. The First World War, revolutions in Russia, Civil War. The Western translation is known as "Road to Calvary"
Word 6 in Rar archive. book 1 - 244 kb, book 2 - 267 kb, book 3 - 328 kb
Mr. Smith
QUOTE(Raphael @ Jan 12 2006, 02:58 PM)
Remarque có (vẻ có) cái tính cách điển hình của dân Mỹ Latin- lovely, nồng cháy nhiệt thành nhanh nhảu. Cho nên ông ấy hợp với người VN, nhất là phụ nữ và những người có tính cách tương tự. Các nhà văn Đức thuộc kiểu máu lạnh, ưa triết lý và có cái kiểu bình tĩnh, tàn sát như sát thủ. Kafka là nhà văn Tiệp/Áo, nên cũng viết tiếng Đức và có kiểu giống Đức, chỉ ít nặng nề hơn một chút mà lại có khả năng phân tích và logic như một nhà toán học, nên lại hấp dẫn hơn.
Em đang cố để có thời gian đọc Thomas Mann tử tế xem sao. Ở Đức, Thomas Mann là số 1.
*



Còn Hesse thì sao? Cũng triết lý, cũng cô đơn nhưng có vẻ hơi lành, và không duy lý lắm.
Kafka cũng có thân phận thấp kém hơn nhiều nhà văn viết tiếng Đức khác (là kẻ không có dân tộc, không đất nước, hay bị bố mắng, bắt phải học ngành mình không thích) nên có lẽ vì thế cách viết cũng hơi khác, cổ quái hơn và chẳng theo một đường lối nào trước đó cả. Ông này cũng chưa bao giờ tự tin vào tài năng của mình, thế mà cuối cùng lại được xếp vào một trong ba nhà văn xuất sắc nhất thế kỷ 20 (cùng với Joyce và Proust).

Bọn Đức có vẻ đánh giá cao Thomas Mann và coi ông này là Đức nhất, tiếp tục truyền thống của Goethe với Schiller trước đây. Có điều tiểu thuyết ông này dày quá, toàn kiểu trường thiên nên mình cũng ngại đọc, mà không biết ông này đã được dịch ở Việt Nam chưa nhỉ?
Remarque thì đúng là hơi có vẻ lãng mạn kiểu Latin nhưng tớ cũng rất thích ông này. À còn một ông Đức được Nobel nữa là Henrich Boll, tớ cũng thấy có dịch ra tiếng Việt, không biết ai đã đọc chưa?
ThụyVũ
QUOTE(Agent Smith @ Jan 13 2006, 01:26 AM)
Còn Hesse thì sao? Cũng triết lý, cũng cô đơn nhưng có vẻ hơi lành, và không duy lý lắm.
*



Em mới đọc được quyển Đôi bạn chân tình của Herman Hesse thôi. Bác Smith có biết có quyển nào khác của Hesse thì giới thiệu cho em với. Đọc ĐBCT có cái cô độc lạ lùng!
ThụyVũ
QUOTE(Raphael @ Jan 12 2006, 09:58 PM)
Remarque có (vẻ có) cái tính cách điển hình của dân Mỹ Latin- lovely, nồng cháy nhiệt thành nhanh nhảu. Cho nên ông ấy hợp với người VN, nhất là phụ nữ và những người có tính cách tương tự. Các nhà văn Đức thuộc kiểu máu lạnh, ưa triết lý và có cái kiểu bình tĩnh, tàn sát như sát thủ. Kafka là nhà văn Tiệp/Áo, nên cũng viết tiếng Đức và có kiểu giống Đức, chỉ ít nặng nề hơn một chút mà lại có khả năng phân tích và logic như một nhà toán học, nên lại hấp dẫn hơn.
Em đang cố để có thời gian đọc Thomas Mann tử tế xem sao. Ở Đức, Thomas Mann là số 1.
*



Remarque nồng cháy nhưng không phải không triết lý. Cuộc đời chìm nổi cùng những mối tình của ông đã để lại những dấu ấn trong các cuốn truyện, mà ở đó, không đơn giản là những cuộc tình, những cuộc rượu, nó là số phận của một kẻ tha hương, cô độc, với ám ảnh của chiến tranh.
Em rất thích Ba người bạn, Khải hoàn môn, Một thời để yêu và một thời để chết, Phía Tây không có gì lạ,...
Đang chuẩn bị đọc nốt số sách còn lại của Remarque ở nhà, lúc nào cũng thấy hứng thú với R.
Mr. Smith
QUOTE(ThụyVũ @ Jan 13 2006, 05:09 AM)
QUOTE(Agent Smith @ Jan 13 2006, 01:26 AM)
Còn Hesse thì sao? Cũng triết lý, cũng cô đơn nhưng có vẻ hơi lành, và không duy lý lắm.
*



Em mới đọc được quyển Đôi bạn chân tình của Herman Hesse thôi. Bác Smith có biết có quyển nào khác của Hesse thì giới thiệu cho em với. Đọc ĐBCT có cái cô độc lạ lùng!
*



Tớ mới đọc Câu chuyện dòng sông (Tất Đại Đa- Siddhartha), Narciss and Goldmund. Hồi xưa rất thích Narciss and Goldmund. Giờ đang đọc Steppenwolf (tiếng Việt hình như Sói Đồng hoang?) nhưng cảm thấy hơi khó vào. Có lẽ vì nỗi buồn của Hesse cô độc quá, nó cứ tự sự miên man, không cao trào nhưng cứ buồn buồn, bế tắc. Nỗi buồn và cô đơn của Remarque ngọt ngào và lãng mạn như một người ngồi uống cafe một mình vào một buổi chiều đẹp ở một thành phố lạ. Còn nỗi cô đơn của Hesse là nỗi buồn, trống rỗng và cô độc của một kẻ ngồi một mình trong phòng đóng kín cửa lại, từ sáng tới tối rồi từ tối tới sáng. Mà dạo này mình cũng không thấy có nhu cầu bổ sung vitamin depression nên cứ để đó, mãi chưa đọc xong. dry1.gif

Nói chung tớ thích Narciss and Goldmund, đây cũng là cuốn đầu tiên của Hesse mà tớ đọc. Nó có cái gì đó trong trẻo, buồn, cô độc nhưng không bế tắc như Steppenwolf hay ngây thơ, đơn giản như Câu chuyện dòng sông- Siddhartha.

Cuốn Đôi bạn chân tình chắc là tên dịch từ cuốn Demian của Hesse. Ba cuốn nổi tiếng nhất của Hesse là Siddhartha, Steppenwolf và The Glass Bead Game (tiếng Việt hình như là Trò chơi thuỷ tinh- tớ chưa đọc). Cuốn Trò chơi thủy tinh này viết theo thể loại viễn tưởng, khác với các cuốn kia của Hesse nên mình cũng thấy hơi tò mò. Mấy cuốn này hình như đều được dịch ra trước năm 75 ở Sài Gòn cả, giờ không biết có tái bản hay dịch lại không.

Remarque tớ đọc Khải hoàn môn, Phía Tây không có gì lạ, Thời gian để yêu và thời gian để chết và Đêm Lisbon. Hình như ở nhà mình còn vài cuốn nữa nhưng vẫn chưa kịp đọc. Tớ cũng thích cái chất ngọt ngào, cô đơn, nồng cháy mà buồn bã trong văn Remarque, có thể nói là rất giàu chất thơ.
grass
QUOTE(Agent Smith @ Jan 13 2006, 07:39 AM)
Tớ mới đọc Câu chuyện dòng sông (Tất Đại Đa- Siddhartha), Narciss and Goldmund. Hồi xưa rất thích Narciss and Goldmund. Giờ đang đọc Steppenwolf (tiếng Việt hình như Sói Đồng hoang?) nhưng cảm thấy hơi khó vào. Có lẽ vì nỗi buồn của Hesse cô độc quá, nó cứ tự sự miên man, không cao trào nhưng cứ buồn buồn, bế tắc. Nỗi buồn và cô đơn của Remarque ngọt ngào và lãng mạn như một người ngồi uống cafe một mình vào một buổi chiều đẹp ở một thành phố lạ. Còn nỗi cô đơn của Hesse là nỗi buồn, trống rỗng và cô độc của một kẻ ngồi một mình trong phòng đóng kín cửa lại, từ sáng tới tối rồi từ tối tới sáng. Mà dạo này mình cũng không thấy có nhu cầu bổ sung vitamin depression nên cứ để đó, mãi chưa đọc xong.  dry1.gif

Nói chung tớ thích Narciss and Goldmund, đây cũng là cuốn đầu tiên của Hesse mà tớ đọc. Nó có cái gì đó trong trẻo, buồn, cô độc nhưng không bế tắc như Steppenwolf hay ngây thơ, đơn giản như Câu chuyện dòng sông- Siddhartha.

Cuốn Đôi bạn chân tình chắc là tên dịch từ cuốn Demian của Hesse. Ba cuốn nổi tiếng nhất của Hesse là Siddhartha, Steppenwolf và The Glass Bead Game (tiếng Việt hình như là Trò chơi thuỷ tinh- tớ chưa đọc). Cuốn Trò chơi thủy tinh này viết theo thể loại viễn tưởng, khác với các cuốn kia của Hesse nên mình cũng thấy hơi tò mò. Mấy cuốn này hình như đều được dịch ra trước năm 75 ở Sài Gòn cả, giờ không biết có tái bản hay dịch lại không.

Remarque tớ đọc Khải hoàn môn, Phía Tây không có gì lạ, Thời gian để yêu và thời gian để chết và Đêm Lisbon. Hình như ở nhà mình còn vài cuốn nữa nhưng vẫn chưa kịp đọc. Tớ cũng thích cái chất ngọt ngào, cô đơn, nồng cháy mà buồn bã trong văn Remarque, có thể nói là rất giàu chất thơ.


Đôi bạn chân tình chính là Narciss and Goldmun đấy bác Linh. Quyển này có 1 số bản dịch khác nhau như Thầy tu và gã lang thang nữa thì phải.

Demian được dịch thành Tuổi trẻ băn khoăn, cũng bế tắc và hoang mang. Hi hi chỉ nhớ duy nhất một ý tưởng về Cain theo kinh thánh, rằng Abel - người tốt - đã chết. Và tất thảy chúng ta là con cháu của Cain - kẻ giết người.

The Glass được dịch ra là Trò chơi hạt thủy tinh (em chưa đọc).

Remarque sau một hồi thì em thấy hơi... ngây thơ và lãng mạn quá, mặc dù đau đớn nhưng nỗi đau có vẻ hơi quá đẹp, hi hi (hoặc có thể một số người cảm nhận nỗi đau như thế. Trong cùng dòng với những quyển ở trên có Bản du ca cuối cùng về loài người không còn đất sống và Bia mộ đen và bầy diều hâu gãy cánh, nếu thích mấy quyển kia thì chắc cũng thích 2 quyển này). Cùng chủ đề, em thích Cuốn vở lớn - Chứng cứ - Lời nói dối thứ 3 của Agota Kristof hơn.
ThụyVũ
QUOTE(grass @ Jan 13 2006, 01:31 PM)
Remarque sau một hồi thì em thấy hơi... ngây thơ và lãng mạn quá, mặc dù đau đớn nhưng nỗi đau có vẻ hơi quá đẹp, hi hi (hoặc có thể một số người cảm nhận nỗi đau như thế. Trong cùng dòng với những quyển ở trên có Bản du ca cuối cùng về loài người không còn đất sống và Bia mộ đen và bầy diều hâu gãy cánh, nếu thích mấy quyển kia thì chắc cũng thích 2 quyển này). Cùng chủ đề, em thích Cuốn vở lớn - Chứng cứ - Lời nói dối thứ 3 của Agota Kristof hơn.
*



Chị Grass biết mấy chỗ bán sách ở SG nhiều ko? Chuẩn bị tinh thần hoặc nếu không thì mua trước giúp em nhé, qua Tết em sẽ sắp xếp vào trong đó một thời gian, xin chị một ít time rảnh để mua sách.
Agota Kristof em chưa nghe nói bao giờ. Nếu cùng thể loại với nhà R thì chị mua trước giúp em nhé. Cuốn Bản du ca cuối cùng về loài người ko còn đất sống em cũng chưa có. Nếu có thể, mua giúp em luôn, plz!
Tks in advance!
grass
QUOTE(ThụyVũ @ Jan 13 2006, 08:39 AM)
QUOTE(grass @ Jan 13 2006, 01:31 PM)
Remarque sau một hồi thì em thấy hơi... ngây thơ và lãng mạn quá, mặc dù đau đớn nhưng nỗi đau có vẻ hơi quá đẹp, hi hi (hoặc có thể một số người cảm nhận nỗi đau như thế. Trong cùng dòng với những quyển ở trên có Bản du ca cuối cùng về loài người không còn đất sống và Bia mộ đen và bầy diều hâu gãy cánh, nếu thích mấy quyển kia thì chắc cũng thích 2 quyển này). Cùng chủ đề, em thích Cuốn vở lớn - Chứng cứ - Lời nói dối thứ 3 của Agota Kristof hơn.
*



Chị Grass biết mấy chỗ bán sách ở SG nhiều ko? Chuẩn bị tinh thần hoặc nếu không thì mua trước giúp em nhé, qua Tết em sẽ sắp xếp vào trong đó một thời gian, xin chị một ít time rảnh để mua sách.
Agota Kristof em chưa nghe nói bao giờ. Nếu cùng thể loại với nhà R thì chị mua trước giúp em nhé. Cuốn Bản du ca cuối cùng về loài người ko còn đất sống em cũng chưa có. Nếu có thể, mua giúp em luôn, plz!
Tks in advance!
*




Hic, tất cả các quyển trên tui đọc từ hồi tui ở Hà Nội. Bộ ba Cuốn vở lớn - Chứng cứ - Lời nói dối thứ 3 khá sure sure là không còn ở hàng sách nữa. Có thể cho mượn nhưng nhớ trả.

Bản du ca may ra có thể tìm thấy ở đây, để hôm nào nhìn xem, nếu có sẽ mua giúp trước cho 1 quyển.

Còn mấy quyển của Hesse chắc đi mua sách cũ leuleu.gif
Mr. Smith
Đúng rồi, bộ ba Cuốn vở lớn thì phải nói là hauting. Đọc rất ám ảnh. Văn phong và cách kể chuyện cũng lạ nữa, rất hay.
Tên sách ngày xưa ở Sài Gòn dịch nghe cũng hay nhỉ "Bản du ca cuối cùng về loài người không còn đất sống", nghe như một câu thơ.
ThụyVũ
QUOTE(grass @ Jan 13 2006, 02:03 PM)
Hic, tất cả các quyển trên tui đọc từ hồi tui ở Hà Nội. Bộ ba Cuốn vở lớn - Chứng cứ - Lời nói dối thứ 3 khá sure sure là không còn ở hàng sách nữa. Có thể cho mượn nhưng nhớ trả.

Bản du ca may ra có thể tìm thấy ở đây, để hôm nào nhìn xem, nếu có sẽ mua giúp trước cho 1 quyển.

Còn mấy quyển của Hesse chắc đi mua sách cũ leuleu.gif
*



Ok, cũ kỹ gì cũng được. Cho mượn à, ặc ặc ặc, hí hí hí, hi hi hi leuleu.gif . Ok, nếu time ở SG của em đủ để nuốt xong chỗ sách đó thì em sẽ mượn, ko thì thôi. Chứ vác ra Bắc rồi thì em e là... một đi không trở lại lắm.
Phó Thường Nhân
Có ai đọc văn học Nhật không nhỉ. Ở chỗ tôi (Pháp) thì tìm được mấy tác giả sau,
Tanizaki Juichiro
Yukio Mishima
Okawa
Yasunari
Soseki

Đang đọc "Chùa Vàng" (le temple d'Or, Kinkakuji) của Yukio Mishima, đã đọc "Trường đời" (Ecole de Chair) cũng của ông này. Truyện rất là đặc biệt, nó rất hiện đại những cái lô gíc đằng sau thì có gì đó như Thiền. Tả tâm lý và các detail tỉ mỉ rất thú vị. Bình luận về cái đẹp thì tuyệt vời.

Tanizaki thì có đọc Svatika và confession impudique (xưng tội không đạo đức, chắc dịch là thế, không rõ). Truyện của ông này có cấu trúc "xẩm sờ voi" rất thú vị. Có nghĩa là không có nhân vật nào nắm bắt hết được mọi chuyện. Tựa như mỗi người chỉ biết một phần hiện tượng,người này dò người kia, mà không thể biết cái viên mãn toàn thể. (Đây cũng là cách Phật giáo nhìn cuộc đời, nên đọc rất thích)

Soseki thì mua rồi (Botchen) mà chưa kịp đọc. Cả Yasunari (Kinh đô/ Kyoto) cũng vậy.

Không biết ở Nhật, những nhà văn này được coi là thế nào trong văn học của họ.

Sách cũ đọc thích chứ. Chỉ có quyển nào hay thì mới còn ở dạng cũ. Chứ không ai giữ làm gì.
À, mà sách thì chỉ là sách thôi, không thể so sánh với bất kỳ cái gì khác leuleu.gif leuleu.gif

Cám ơn bác Milou, đúng là tác giả tên là Alexei Tolstoi. Nhưng tôi không tìm được quyển đó.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.