Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc (tiep Theo)
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33
langtubachkhoa
Tiếp tục phải mở topic mới, vì topic cũ đã đủ trang

Nói chung, những gì diễn ra cho thấy, sự can thiệp của phưong Tây vào các nước khác tuy đã diễn ra từ lâu, nhưng bây giờ ngày càng lộ liễu và trắng trợn, bắt đầu từ việc quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ và thượng nghĩ sỹ Mỹ công khai đến Ukraine phát biểu động viên người biểu tình, đến việc Mỹ công khai không công nhận tổng thống Venezuela mà chỉ công nhận Guado, ngân hàng Anh giữ vàng của Venezuela và chỉ trao cho chính trị gia Venezuela mà họ muốn, đến việc EU công khai coi tổng thống Luskhachensko là cựu tổng thống vào tháng 11 năm nay khi hết nhiệm kỳ, công khai coi người kia là tổng thống, công khai coi người kia mới là chiến thắng bầu cử, etc. Bây giờ chỉ còn nước đưa quân vào lật Belarus là chưa làm thôi (nhưng đã làm với các nưóc khác). Nếu không có Nga thì chắc chắn Belarus cũng bị can thiệp quân sự rồi


Quay về vụ Nalvany, với 1 người đọc về báo tây thường xuyên, đọc các văn bản bên Tây, đối chiếu với báo Nga, cả báo chính thống lẫn báo lề trái, thì có thể thấy những nhân vật kiểu này được mô tả rất khác nhau. Đặc biệt, bên Nga có những hoạt động, những nhân vật đối lập với chính quyền mà bên phương Tây không hề nói đến hoạt động của họ, nếu chỉ xem báo và tài liệu Tây thì không ai biết đến họ là ai, mà chỉ nói duy nhất về Nalvany và 1 số ít người khác. Mọi hoạt động của Nalvany dù bé tí cũng được mô tả như cái gì ghê gớm, một vài tích nhỏ được viết như là thành công ghê gớm, có sức ảnh hưởng to lớn, mọi thứ ông ta làm vớ vẩn hay thất bại lại không hề thấy xuất hiện trên báo Tây. Phương Tây cũng tích cực PR cho ông này thông qua một loạt gặp gỡ, các hoạt động ở chính trường EU.

Tóm lại,ngoại trừ 1 số chính trị gia Đức thắc mắc về sự vô lý và bất lợi của việc giết Nalvany, còn lại thì không báo chí Tây nào nhắc đến việc, Nalvany sống ở Nga, có quá nhiều cách để giết ông ta. Dù bằng tai nạn hay ngu hơn là bằng súng bắn, hay dùng dao đâm, thì cũng đủ để đưa vụ án này vào trong khuôn khổ tư pháp nội bộ Nga, thay vì phải dùng 1 chất độc thuộc loại vũ khí hoá học, để đến nỗi bị quốc tế có cớ can thiệp vào. Mà vụ Skipral lần trước, đã bị tố là Nga làm rồi, nếu Nga làm thật sự, thì họ phải thấy chất đó không hiệu quả, chả lẽ không biết dùng cái khác. Có ai ngu như vậy.

Thêm chút tin:
- Nghị viện EU kêu gọi chấm dứt quan hệ hoàn toàn với Belarus, nói đến tháng 11 này, Luskhachenko sẽ bị coi là cựu tổng thống Belarus.
-
- Phía Nga nói họ vẫn chưa nhận đưọc xét nghiệm y tế của phía Đức đẻ mở cuộc điều tra. Đức vẫn chưa đưa lên OPCW như họ thông tin, mà mới chỉ là gửi là thư yêu cầu, thông báo tình hình. Đức vẫn khẳng định sẽ gửi cho Nga, nhưng phải có thời gian. Bình: không rõ sau khi Đức gửi rồi, diễn biến tiếp theo sẽ thế nào nhỉ?

- Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR), ông Sergei Naryshkin khẳng định Washington đứng đằng sau những nỗ lực nhằm lật đổ Tổng thống Lukashenko bằng cách thúc đẩy các cuộc biểu tình và bạo loạn ở Belarus. Belarus thông báo đã bắt được một nhóm biệt kích Ukraine
langtubachkhoa

Tiếp tục tin tức:

- Hội đồng Điều phối của phe đối lập Belarus nói rằng quan điểm của họ là nguyện vọng của "một bộ phận đáng kể" người dân Belarus và cần được Nga lắng nghe. Trang web của Hội đồng Điều phối này đã đăng tải một thỉnh nguyện thư gửi đến "các quan chức và công chúng Nga" để kêu gọi Moscow cân nhắc lập trường của lực lượng đối lập Belarus. Trong lá thư, lực lượng đối lập Belarus nói rằng việc "làm xấu đi quan hệ giữa Belarus và Nga" không phải là mục đích thành lập và mục tiêu hoạt động của Hội đồng Điều phối. Lực lượng này cáo buộc truyền thông Belarus đang cố tình bóp méo tôn chỉ của hội đồng.

- Bổ sung them
Trước đó phe đối lập cũng nói họ không chấm dứt quan hệ với Nga. Nhưng trước đó, khi phe đối lập thành lập hội đồng điều phối chuyển giao quyền lực Belarus, có 1 tài liệu trên mạng nói rằng họ sẽ cắt quan hệ với Nga, vào NATO và EU, etc. Sau đó tài liệu này biến mất, không rõ có phải là do phe đối lập đưa ra, hay lại 1 phe phái phương Tây nào đưa ra, do lo sợ chính phe "đối lập" này sau khi lên nắm quyền lại quan hệ với Nga như trước, etc. Giống trưòng hơp bà Aung San Suu Kyi ở Myamar, được phương Tây tán đương là nhà dân chủ lớn. Chính phủ mới của Myanmar của Suu Kyi ban đầu được phương Tây ca ngợi là "biểu tượng dân chủ" và sẽ tạo ra nhiều cải cách, ông Obama còn kêu gọi nên để cho bà làm tổng thống Miến Điện.

Nhưng rồi thì phương Tây thất vọng vì không lợi dụng được bà này. Khi không còn là "nhà hoạt động đối lập" mà tham gia vào nhà nưóc, bộ máy lãnh đậo, bà Suu Kyi đã nhận ra nhiều vấn đề chính trị của Myanmar là không thể giải quyết chỉ bằng các khẩu hiệu "vận động dân chủ" như bà đã làm. Bà bị phương tây chỉ trích vì vấn đề khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015, về "sự đàn áp sắc tộc Hồi giáo thiểu số ở tây bắc Myanmar". Truyền thông phương Tây cho rằng Giải Nobel Hòa bình được trao cho bà là một "sự hổ thẹn", và "bà được tôn vinh vì đã chiến đấu cho sự tự do, và bây giờ bà ấy sử dụng sự tự do đó để biện hộ cho việc giết người của chính bà ta". Đáp lại, Suu Kyi chỉ trích truyền thông phương tây đã thêu dệt nhiều thông tin sai lệch về tình hình Myanmar, đồng thời bà đã dần xa lánh các nước phương Tây và quay sang tìm kiếm sự trợ giúp từ Trung Quốc và Nga



Bình: trường hợp bà này là một trong số ít trường hợp lợi dụng phương Tây thành công cho địa vị của mình, nhưng khi lên rồi thì không để phương Tây lợi dụng. Có lẽ vì bà ấy không bị phương Tây nắm như tài phiẹt Ukraine, những nhóm này đều để tài sản ở phương Tây, và bị phương tây đe doạ phong toả tài sản nếu chống lại biểu tình Maidan 2014


- Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có kế hoạch ban hành lệnh sắc lệnh trừng phạt bất kỳ nước nào vi phạm lệnh cấm vũ khí thông thường đối với Iran.
Các nguồn tin giấu tên nói rằng, sắc lệnh này sẽ được ban hành trong những ngày tới, trong đó Tổng thống Mỹ sẽ có quyền trừng phạt những đối tượng vi phạm trong quy định trừng phạt thứ cấp bằng việc tước quyền tiếp cận thương mại ở thị trường Mỹ.
langtubachkhoa
Gazprom vessel sets sail for Nord Stream 2 base in Germany -data
Tàu thứ 2 của Nga đến Đức để hoàn thành dự án Nord Stream 2


Ngoài tàu Akademik Cherskiy của Nga chuyên đặt ống dưới nước đã có mặt ở Đức, tàu Ivan Sidorenko, được thiết kế để cung cấp thiết bị khoan nổi, đã đến cảng Mukran của Đức vào ngày 17/9 để tham gia hoàn thành việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Tàu tiếp liệu Ivan Sidorenko vốn được sử dụng để vận chuyển đường ống trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2, đã đến cảng Mukran của Đức, căn cứ hậu cần của dự án vào ngày 17/9, theo cổng thông tin Marine Traffic.

Tàu này được thiết kế để cung cấp cho các giàn khoan nổi các vật tư tiêu hao: ống, xi măng, nước muối khoan, phụ tùng, nhiên liệu, nước và thực phẩm. Nó cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ tàu, giàn khoan dầu và các tàu nổi khác trong trường hợp khẩn cấp.

Tàu Akademik Cherskiy của Nga, được coi là tàu phụ trách chính để hoàn thành dự án, đã ở cảng Mukran. Tàu thứ hai chuyên đặt ống dưới nước vẫn ở cảng Rostock, Đức.

Vào tháng 8, tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga thông báo rằng họ muốn hoàn thành việc xây dựng Nord Stream 2 và họ đang khẩn trương làm việc. Tập đoàn nhấn mạnh rằng họ bị hạn chế trong việc chia sẻ thông tin, đặc biệt là do có rất nhiều áp lực đối với dự án.

Các cuộc thảo luận về tương lai của Nord Stream 2 đã được hồi sinh sau khi xảy ra vụ Navalny. Berlin dẫn lời các bác sĩ quân sự nói rằng đối thủ chính trị người Nga đã bị "đầu độc" bởi một chất thuộc nhóm Novichok.

Một số chính trị gia Đức đã yêu cầu ngừng xây dựng đường ống dẫn khí đốt, nhưng Thủ tướng Angela Merkel phán quyết rằng hai vấn đề này nên được xem xét riêng biệt.

Hoa Kỳ muốn bán khí đốt của mình cho châu Âu và phản đối quyết liệt việc thực hiện dự án này. Washington đưa ra dự thảo trừng phạt ngay từ năm 2019, buộc các công ty liên quan đến xây dựng dự án phải ngừng hoạt động. Tổng thống Donald Trump nói rằng ông ủng hộ việc dừng Nord Stream 2 vì vụ Navalny.

https://www.reuters.com/article/nordstream2...l-idAFL8N2GD1C1
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tau-t...m-2-578661.html


Cái giá Đức phải trả để Mỹ cho phép hoàn thành Nord Stream 2
Đầu tư 1 tỷ euro vào việc xây dựng 2 cảng đặc biệt để nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Mỹ nhằm đổi lấy sự cho phép hoàn thành và vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2 mà không gặp trở ngại, đây là điều chính phủ Đức đang đề xuất với Hoa Kỳ, báo Die Zeit của Đức viết.
Chính phủ Đức đã tuyên bố sẵn sàng tài trợ cho việc xây dựng 2 cảng nhằm mục đích nhập khẩu khí đốt hóa lỏng với trị giá 1 tỷ euro để cứu Nord Stream 2, tờ nhật báo Die Zeit của Đức dẫn các nguồn tin riêng viết hôm 16/9.

Vào đầu tháng 8, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz được cho là đã đệ trình đề xuất này lên người đồng cấp Mỹ Steven Mnuchin, trước tiên bằng lời nói và sau đó bằng văn bản.

Trong văn bản đề xuất gửi tới Washington vào ngày 7/8, chính phủ Đức hứa hẹn sẽ "tăng cường hỗ trợ cho việc xây dựng" các terminal tại các cảng Brunsbüttel và Wilhelmshaven bằng cách cung cấp tới 1 tỷ euro.

"Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ cho phép hoàn thành và vận hành Nord Stream 2 không bị cản trở", đề xuất bằng văn bản từ Berlin, theo Die Zeit.

Các cuộc thảo luận về tương lai của Nord Stream 2 đã được hồi sinh sau khi xảy ra vụ Navalny. Berlin dẫn lời các bác sĩ quân sự nói rằng đối thủ chính trị người Nga đã bị "đầu độc" bởi một chất thuộc nhóm Novichok.

Một số chính trị gia Đức đã yêu cầu ngừng xây dựng đường ống dẫn khí đốt, nhưng Thủ tướng Angela Merkel phán quyết rằng hai vấn đề này nên được xem xét riêng biệt.



https://nangluongquocte.petrotimes.vn/cai-g...m-2-578569.html
langtubachkhoa
Binh tiếp: điểm yếu của các nước thuộc Liên Xô, kể cả Nga đó là vấn đề chuyển giao quyền lực. Nga có vẻ đã xây dựng đưọc 1 hệ thống quy tắc ổn định, nhưng thời gian vận hành chưa nhiều, mới chỉ qua 3 đời là Elsin, Putin, Medvedev, chưa rõ sau này thế nào. Dù sao sau vố đau hồi 90s thì họ cũng ý thức hơn. Trái lại, Belarus cũng từng bị rối loạn hồi 90s như Nga, nhưng tổng thống Luskhachenko đã có công dẹp được điều này, nhưng thế hệ sau này của Belarus không phải ai cũng ý thức được, hơn nữa ông ấy cũng ngồi quá lâu. Không thể vì có công mà ngồi lâu vậy được, ông ấy phải có cơ chế để chuyển giao quyền lực, như vậy nhà nước mới vững bền.

Ông ấy ngồi lâu thế, dù có làm tốt, người ta vẫn thấy khó chịu. Ở các nước như Nhật, Sin, Đức thì họ thường để 1 đảng chiếm đa số nắm quyền lâu dài vài chục năm sau 1 cuộc khủng hoảng, chứ ít ai để 1 người nắm lâu như vậy
langtubachkhoa
Những nghi vấn mà mọi người thường dân đều nhìn ra trong vụ "sát hại" Nalvany, mà tôi nói ở trên, rằng media Tây không chịu nói đến, nên cuối cùng thì có vẻ k chờ được nữa, phái đoàn Nga đã đặt những câu hỏi này cho EU laugh1.gif

Phái bộ thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) đã đặt câu hỏi gửi tới các thành viên của Nghị viện châu Âu và EU xung quanh vấn đề cáo buộc nhằm vào nhà hoạt động người Nga Alexei Navalny.

Tai lieu viet:

"Trong những tuần gần đây, chúng tôi đã chứng kiến ​​một chiến dịch thông tin đang phát triển nhanh chóng ở EU - cả trong giới chính thức và phương tiện truyền thông - về một sự cố xảy ra với một nhà hoạt động chính trị Nga Alexey Navalny vào ngày 20/8/2020"

Lý do nào chính quyền Nga quyết định sử dụng chất độc thần kinh hóa học cấp quân sự của nhóm Novichok, chất độc thuộc lệnh cấm của CWC, ở một thành phố nửa triệu dân của Nga và sau đó cố cứu mạng anh ta và cho phép anh ta điều trị y tế ở nước ngoài, quốc gia có thể mò ra được chất độc là Novichok?"


Phía Nga cung bác bỏ khả năng tiến hành đầu độc ông Navalny và nhấn mạnh rằng đây là một công dân Nga, Moscow không có lý do để tiến hành một vụ đầu độc vào người đàn ông này. Chưa kể, họ có nhiều cách để thực hiện mục tiêu sám sát Navalny thay vì lựa chọn một chất độc thần kinh kịch độc vốn sẽ gây ảnh hưởng đến các cư dân khác và gây sự chú ý hơn.


Tóm lại, những hiện tượng bề nổi là như sau (không bàn đến bản chất thực sự chìm phía sau):
- Phía Nga, sau khi khám cho Nalvany tại Bệnh viện Thành phố Omsk (Siberia), trước khi sang Đức, khẳng định ông này bị rối loạn chuyển hóa khiến đường huyết giảm mạnh. Cái gì gây ra điều đó, hiện vẫn chưa kịp có thời gian được làm rõ vì đã chuyển ông ta sang Đức, nhưng các chuyên gia Siberia không tìm thấy bất kỳ chất độc nào trong máu và nước tiểu của bệnh nhân. Các bác sĩ không tìm thấy ông Navalny có dấu hiệu đột quỵ, đau tim hoặc tổn thương nhiễm trùng, kể cả coronavirus.
Các kết quả xét nghiệm đều lưu lại. Phía Nga bảo chưa tìm thấy chất độc thì ông ta đã rời Nga, nên không có cơ sở gì để mở cuộc điều tra cả.

- Phía Đức, sau khi tiếp nhận Nalvany, nói đã tìm thấy chất độc trong cơ thể, ông này hôn mê nhưng bây giờ đã tỉnh lại. Và vì chất độc này là vũ khí hoá học Novichok, nên yêu cầu Nga điều tra theo công ước về vũ khí hoá học mà Nga tham gia. NATO và EU đều ủng hộ Đức.

- Ngày 27/8, phía Nga yêu cầu Đức chuyển hồ sơ xét nghiệm y tế cho mình,chứng thực đó là Novichok, chứ không phải chỉ nói và bắt Nga tin, để tiến hành điều tra. Sau nhiều lần bị Nga giục và tố cáo là chơi trò "hai mặt" vì không chuyển hồ sơ nhưng lại giục điều tra nhanh, phía Đức nói sẽ chuyển, nhưng cần có thời gian, vì thủ tục lằng nhằng.

- Hiện EP ra khuyến nghị kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ Nalvany.
langtubachkhoa
Vụ Tiktok có vẻ vẫn chưa yên. TQ đã đồng ý đặt dữ liệu tại Mỹ, cụ thể là trên nền tảng cloud của Oracle, nhưng Mỹ có vẻ muốn ăn trọn, thể hiện ở những điểm sau:
1) Muốn Mỹ phải có quyền điều hành kinh doạnh tại Mỹ
2) Muốn cho Oracle phải có quyền tiếp cận thuât toán và nói chung là mã nguồn. Trước đó, phía Trung Quốc từng tuyên bố sẽ không cho phép ByteDance bán các thuật toán mà TikTok đang sử dụng, vốn là giá trị chủ chốt của nền tảng xã hội này.

Như vậy có thể thấy, nếu Mỹ lo ngại về an ninh dữ liệu, thì việc đặt dữ liệu tại Mỹ là đủ giải quyết vấn đề này, mọi ra vào dữ liệu trên đất Mỹ phải qua Oracle, như thế nếu ByteDance có muốn giao dữ liệu cho ai cũng phải có sự đồng ý của Oracle mới được.
Như vậy là OK
Nhưng đây Mỹ lại muốn chiếm trọn cả kinh doanh lẫn thuật toán. Như vậy, lý do an ninh là có thật, nhưng khi ra đòn, thì không phải chỉ để giải quyết vấn đề an ninh, mà Mỹ muốn lợi dụng nó để chiếm đoạt lợi ích kinh tế (kinh doanh) và trí tuệ (thuật toán, con gà để trứng vàng) của TQ
langtubachkhoa
Hô hô, thế này là hết tuyên truyền tự do thương mại, tự do kinh doanh rồi nhé. Đừng có chỉ trích khi các quốc gia khác dùng sắc lệnh hành chính can thiệp vào kinh doanh. hehe.gif

Chú ý: tôi không hề phản đối lệnh cấm dưới này của Mỹ, vì nó không sai. Tự do nào cũng phải có cái ngưỡng, cái khung. Tự do trong khuôn khổ đó thôi. Có điều khi tuyên truyền với nước ngoài thì họ chỉ toàn nói tự do tổng thế. Nếu các nước khác cũng lấy lý do tương tự để cấm các hãng của phương Tây, thì đừng vội chỉ trích họ ngay lập tức, thay vào đó hãy cùng phân tích xem lý do đó có chính đáng k, mực độ đúng đắn, và cùng nhau thỏa hiệp, chứ đừng lập tức đe dọa trừng phạt trả đũa nhé. hehe.gif

Đây cũng là động thái để gây sức ép trong cuộc đàm phán về tương lai của Tiktok với Oracle


Bộ Thương mại Mỹ ngày 18/9 công bố quyết định cấm người dân nước này tải các ứng dụng WeChat và TikTok của Trung Quốc trên điện thoại di động nhằm "đảm bảo an ninh quốc gia.

Bộ Thương mại Mỹ thông báo mọi động thái phân phối hoặc duy trì WeChat hoặc TikTok trên các cửa hàng ứng dụng trực tuyến sẽ bị cấm từ ngày 20/9. Ngoài ra, việc lưu trữ hoặc chuyển lưu lượng truy cập Internet liên quan đến WeChat sẽ bị cấm từ 20/9. Lệnh cấm tương tự với ứng dụng TikTok sẽ có hiệu lực muộn hơn, kể từ ngày 12/11.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cáo buộc các ứng dụng này của Trung Quốc "đe dọa an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ". Do đó, người dân Mỹ sẽ không được tải các ứng dụng WeChat và TikTok của Trung Quốc trên điện thoại di động từ ngày 20/9.

Giới chức thương mại Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump vẫn có thể hủy bỏ quyết định cấm người dân tải ứng dụng TikTok trước khi có hiệu lực vào ngày 20/9 tới nếu công ty ByteDance - chủ sở hữu của TikTok đạt được thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền vận hành ứng dụng này tại Mỹ.

Quyết định này không cấm các công ty của Mỹ giao dịch với WeChat bên ngoài lãnh thổ nước này. Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia của Mỹ, trong đó có Walmart và Starbucks, vẫn có thể sử dụng các tính năng thanh toán của WeChat tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, quyết định cũng không cấm giao dịch với các công ty con của Tencent Holdings - chủ sở hữu của ByteDance, trong đó có các công ty kinh doanh trò chơi điện tử, cũng như không cấm các hãng công nghệ như Apple và Google loại TikTok hoặc WeChat ra khỏi kho ứng dụng ở bên ngoài nước Mỹ.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Trump đưa ra sắc lệnh hành pháp vào ngày 6/8, theo đó cho phép Bộ Thương mại có 45 ngày phải quyết định ứng dụng nào là mối đe dọa với an ninh quốc gia cần loại bỏ. Sắc lệnh này sẽ hết hạn vào ngày 20/9.

TikTok có khoảng 100 triệu người dùng tại Mỹ và rất được giới trẻ ưa thích. Thời gian qua, TikTok đã lọt vào "tầm ngắm" của giới chức Mỹ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia. Hiện ByteDance đang đàm phán với Công ty phần mềm Oracle của Mỹ, có trụ sở ở Thung lũng Silicon, và các công ty khác nhằm thành lập 1 công ty mới, mang tên TikTok Global nhằm giảm lo ngại của Washington rằng nền tảng này có thể được phía Trung Quốc dùng để do thám Mỹ. Trong khi đó, WeChat có khoảng 19 triệu người sử dụng mỗi ngày tại Mỹ.
langtubachkhoa
Thêm chút tin:
- Nga nói rằng vụ việc Nalvany xảy ra vào đúng thời điểm hiện nay, là lúc Nga đang chuẩn bị huy động vốn từ thị trường Eurobond, khiến cho việc này trở nên khó khăn hơn khi có mối đe dọa trừng phạt. Nga, cũng như mọi nước khác đều gặp khó khăn khi đại dịch Covid-19. Sự chậm trể này sẽ gây thêm khó khăn cho Nga, Nga nói phương Tây đang dùng việc này để gây sức ép với Nga trong các vấn đề khác, trong đó có Nalvany. Tháng 6 năm ngoái, Nga huy động được 2,5 tỷ USD từ thị trường này

- Bộ trưởng ngoại giao Anh Dominic Raab nói rất khó để có được lời giải thích hợp lý nào cho việc cơ quan tình báo Nga lại đầu độc Nalvany, nhưng đòi chính phủ Nga phải trả lời việc này

- Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức, bà Manuela Schwesig mới đây đã có bài phát biểu tại Hạ viện Đức được báo chí đánh giá là "ấn tượng" khi ngăn cản các nghị sĩ nước này tìm cách ngăn chặn dự án dẫn khí đốt từ Nga sang Đức chạy dưới biển Baltic mang tên Nord Stream-2.

Theo đó, bà Schwesig cho biết, đường ống Nord Stream-2 hiện đã đến hồi kết thúc và giờ đây những nghị sĩ ở Đảng Xanh lại đang muốn "chôn vùi nó dưới đáy biển mãi mãi".

"Đường ống đã hoàn thành 97% và đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật" - bà Schwesig phát biểu.

Bà nhấn mạnh rằng, người Đức cần khí đốt của Nga, khi mà đang nỗ lực thực hiện bước chuyển đổi bảo vệ khí hậu, năng lượng sách và năng lượng tái tạo.

"Để làm được điều này, chúng ta cũng cần khí đốt" - bà Schwesig nhấn mạnh.

Theo vị Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern, bà đã đến thăm cảng Mukran trên đảo Rügen tuần trước và bày tỏ sự phẫn nộ khi người Mỹ đang chơi một thứ trò chơi chính trị chỉ vì họ cho phép đặt con tàu lắp đặt của Nga tại đây.

"Thật phẫn nộ khi Mỹ đang biến cảng nhỏ Mukran trở thành trò chơi của chính trị thế giới và đang đe dọa các nhân viên ở đó, mặc dù họ không làm gì sai - họ chỉ phủ bạt để che các đoạn ống của một đường ống đã được phê duyệt hợp pháp. Chúng ta phải kiên quyết phản ứng với điều đó" - nữ Thủ hiến nhấn mạnh.

Để kết luận bài phát biểu, bà Schwesig đã đặt một câu hỏi với các nghị sĩ Đảng Xanh rằng: "Bạn đang vận động hành lang cho khí đốt của Mỹ ư?"

Nữ Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern là một trong nhiều nghị sĩ Đức ủng hộ việc tách bạch vấn đề của nhà hoạt động Alexei Navalny với dự án Nord Stream-2. Bà Schwesig đã luôn coi dự án là một vấn đề kinh tế thuần túy trong khi các vấn đề liên quan đến trường hợp của Navalny có dính dáng đến chính trị.

Hôm 11/9, bà Schwesig cũng đã tuyên bố rằng, "Đường ống ở Biển Baltic không phải là một dự án chỉ của Nga và cũng không chỉ phục vụ lợi ích của Nga. Đường ống này trên hết là lợi ích của Đức và Tây Âu khi chúng tôi muốn đạt được sự chuyển đổi năng lượng".

Nữ Thủ hiến này cũng chỉ trích ý tưởng nhập khẩu khí đốt khai thác bằng công nghệ bẻ gãy thủy lực (fracking) của Mỹ như giải pháp thay thế.

Cần chú ý thêm, bang Mecklenburg-Vorpommern ở miền Bắc nước Đức dự kiến là nơi lắp ráp đường ống ở đất liền để nối dòng khí đốt vận chuyển từ Nga tới Đức. Đây là một trong những lý do mà nhiều nghị sĩ Đức lý giải sự kiên quyết phản đối của bà đối với các tác động đến Nord Stream-2 như phản ứng của Đức đối với vụ Navalny hay các lệnh trừng phạt của Đức.

Khi Chính quyền ở Đức vẫn còn tranh cãi về việc liệu có nên "để Nord Stream-2 nằm ở đáy biển vĩnh viễn" hay không thì mới đây, trên biển Baltic đã tiếp tục xuất hiện một con tàu Nga nữa để phục vụ hoạt động thi công.


Mỹ cáo buộc cảng Mukran điều gì?
Trong một lá thư của ba thượng nghị sĩ Mỹ gửi Faehrhafen Sassnitz GmbH (nhà điều hành cảng Muran), người ta nói chính quyền Mỹ đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến việc hỗ trợ xây dựng đường ống "Dòng Bắc 2". Bức thư nhấn mạnh nếu công việc tiếp tục, cảng sẽ bị đe dọa "hủy hoại về mặt tài chính".

Các thượng nghị sĩ tin rằng Faehrhafen Sassnitz GmbH "cố ý cung cấp cho dự án những hàng hóa, dịch vụ quan trọng và những hỗ trợ khác". Ví dụ như cung cấp các điều kiện cần thiết cho thủy thủ đoàn Nga. Họ đặc biệt lưu ý các biện pháp có thể được áp dụng đối với tất cả những ai có liên hệ nào đó với dự án - lãnh đạo, cổ đông và nhân viên công ty.
langtubachkhoa
Lệnh trừng phạt của Mỹ bây giờ càng lúc càng cụ thể hơn, khi không gây được sức ép lên chính quyền trung ương, ví dụ k gây được sức ép cho chính phủ Đức về vụ Nord Stream 2, thì chuyển sang đe dọa trừng phạt cho các công ty Đức, chính quyền địa phương Đức, thậm chí đe dọa trừng phạt cả các nhân viên, công nhân làm việc ở đó.
Trước đó báo Đức cho biết họ đã phải giấu kín danh tính những nhân viên làm việc ở đó.

Cách hành xử của Mỹ rất giống xã hội đen. Tất nhiên chính trị bản chất bẩn thỉu, nhưng trước đây Mỹ cũng cố che nó lại bằng cái vỏ đẹp đẽ, còn lần này là thể hiện sự thô bỉ trần trụi ra như vậy.

Vụ Iran cũng vậy, báo Đức nói Mỹ đang dùng cùng chiến lược trong vụ Iran khi gây súc ép lên EU. Không thuyết phục được Anh, Pháp, Đức hủy bỏ thỏa thuận với Iran, thì quay sang trừng phạt các công ty 3 nước kia.

Nếu EU không bảo vệ được các công ty của mình, chính quyền địa phương của mình, hay các nhân viên công nhân của mình, thì sau này họ đều nghe theo Mỹ hết thay vì nghe Đức, dù đang sống và làm việc ở Đức. Nếu cứ có xung đột Đức Mỹ hay rộng hơn là EU Mỹ mà họ toàn nghe Mỹ cả, thì chính quyền EU chỉ còn là 1 cơ quan quản lý hành chính của nước Mỹ, thậm chí còn kém hơn cả 1 bang của Mỹ.

Vụ Nalvany và Belarus cũng thế, phương tây thể hiện sự ngạo mạn khi tự cho mình quyền đánh giá cái này đúng hay không, công bằng hay không ở các nước khác. Sao EU không dám đánh giá vụ bầu cử Mỹ Bush và Al Gore đí? Sao không dám nói không công nhận Bush mà chỉ công nhận Al Gore đi, hay chí ít là yêu cầu điều tra lại phiếu bầu laugh1.gif

langtubachkhoa
Việt Nam phản hồi sứ quán Mỹ đăng bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
Bộ Ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khi Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng sau đó thay hình ảnh không có hai quần đảo.


"Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hợp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ chiều 17/9 tại Hà Nội.

Bà Hằng trả lời câu hỏi về phản hồi của Việt Nam sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng hình ảnh bản đồ Việt Nam trên Facebook có Hoàng Sa và Trường Sa ngày 9/9, nhưng sau đó thay thế bằng hình ảnh khác không có hai quần đảo này.

Bài viết của Đại sứ quán Mỹ được đăng tải nhân dịp khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan, gồm cả các nội dung hợp tác với Việt Nam, điểm lại quan hệ đối tác trong 25 năm qua.

Thế giớiThứ năm, 17/9/2020, 16:35 (GMT+7)
Việt Nam phản hồi sứ quán Mỹ đăng bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
Bộ Ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khi Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng sau đó thay hình ảnh không có hai quần đảo.

"Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hợp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ chiều 17/9 tại Hà Nội.

Bà Hằng trả lời câu hỏi về phản hồi của Việt Nam sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng hình ảnh bản đồ Việt Nam trên Facebook có Hoàng Sa và Trường Sa ngày 9/9, nhưng sau đó thay thế bằng hình ảnh khác không có hai quần đảo này.



Bài viết của Đại sứ quán Mỹ được đăng tải nhân dịp khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan, gồm cả các nội dung hợp tác với Việt Nam, điểm lại quan hệ đối tác trong 25 năm qua.
Advertising

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Mỹ từ lâu tuyên bố quan điểm là nước có lợi ích ở Biển Đông, không đứng về bên nào trong tranh chấp ở khu vực. Mỹ ủng hộ hoà bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan giải quyết hoà bình các tranh chấp, tuân thủ luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực.

Đầu tháng 7, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết nước này thực hiện ba hướng duy trì ổn định ở Biển Đông, gồm tăng hoạt động ngoại giao với các đối tác ở khu vực, trong đó có ASEAN; hỗ trợ các nước tăng cường năng lực hàng hải; phát triển năng lực quân sự của Mỹ, trong đó có các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải.

Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng hàng đầu của thế giới, trở thành điểm nóng tranh chấp khi Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ vùng biển, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và dư luận quốc tế.

Toà Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không tuân thủ phán quyết. Trung Quốc gần đây nêu yêu sách "Tứ Sa", được coi là tên gọi khác của "Đường chín đoạn" phi pháp.

https://vnexpress.net/viet-nam-phan-hoi-su-...sa-4163354.html
langtubachkhoa
Hai chiếc Tu-160 lập kỷ lục thế giới bay 25 giờ vượt 20000km liên tục với 3 lần tiếp dầu

Nhân nói chuyện kỷ lục thì cũng có tin này cũng vui
Nhân ngày National Flag Day, không quân Nga lập kỷ lục nhảy dù mang theo lá cờ lớn nhất thế giới.
Nhưng lá cờ này do một công ty thuộc tập đoàn Rostec thuộc danh sách trừng phạt của Mỹ nên Guiness không dám làm việc để chính thức ghi nhận kỷ lục thế giới hehe.gif hehe.gif
The world's largest flag, covering an area of five thousand square meters, (with length of 91.72 meters and the width of 54.95 meters) was unfurled in the sky over the Moscow region, to mark of the Day of the Russian Flag.

(@click here)


langtubachkhoa
Thêm chút tin:

Nalvany đã bình phục, đi lại được hoàn toàn, đi lại cầu thang bình thường (theo báo The Guardian). Đề nghị cơ quan tình báo Nga nên giải thể toàn bộ đi, chất độc kinh khủng, thuộc loại vũ khí hóa học ở cấp quân sự, thuộc danh sách cấm của quốc tế, mà không giết được chỉ một người (trong khi là loại cấp quân sự dùng để giết hàng loạt), thậm chí làm cho nằm liệt giường cũng không nổi hehe.gif

Mà đã từng dùng 1 lần với Skripal (theo media phương Tây) không thấy hiệu quả, không giết được người rồi, vậy mà lại tiếp tục dùng lại, chắc đầu bọn tình báo Nga là một thùng rác chứa phế thải và bã đậu quá hehe.gif read.gif

Phải học tình báo VN, bắt người trên đất Đức còn được, tình báo Nga giết người (dễ hơn bắt người) trên đất mình còn không nổi hehe.gif

Alexei Navalny walks down stairs as recovery continues
https://www.theguardian.com/world/2020/sep/...position-berlin
langtubachkhoa


Hồi tháng 5, giới tỷ phú Mỹ giàu thêm được hơn 434 tỷ USD, đến tháng 8 này họ đã giàu thêm 845 tỷ USD

American billionaires got $434 billion richer during the pandemic
https://www.cnbc.com/2020/05/21/american-bi...e-pandemic.html

Rich get richer: US billionaires gained $845 BILLION during the first six months of the pandemic with Jeff Bezos pocketing $73billion and Elon Musk $67billion
https://www.newsbreak.com/news/206519053878...-musk-67billion


Báo VN

Giới tỷ phú Mỹ "đút túi" hơn 800 tỷ USD bất chấp Covid-19

Tài sản của các tỷ phú Mỹ vẫn tăng mạnh trong 6 tháng qua bất chấp đại dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế gần như tê liệt.

Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ, tài sản của 643 người giàu nhất nước Mỹ đã tăng hơn 845 tỷ USD từ 2,95 nghìn tỷ USD lên 3,8 nghìn tỷ USD, hay tăng 29%, trong thời gian từ ngày 18/3 đến 15/9.

Những tỷ phú có tổng tài sản tăng mạnh nhất là Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, Giám đốc điều hành Larry Ellison, cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg.

Tài sản của Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã tăng hơn 55 tỷ USD kể từ tháng 2 nhờ giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng hơn 60%.

Với khối tài sản 200 tỷ USD, Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Tài sản của tỷ phú Elon Musk cũng tăng khoảng 70 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ ba hành tinh.

Chuck Collins, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ, nói rằng ông thấy vô cùng bất ngờ với thành tích này của giới tỷ phú bất chấp đại dịch Covid-19.

“Tôi đã nghĩ rằng có thể 6 tháng sau, mọi thứ sẽ lung lay, ai cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự khác biệt rõ rệt giữa lợi nhuận mà giới tỷ phú thu về và tình trạng khó khăn của nền kinh tế đang lan rộng ở đất nước chúng ta”, ông nói. Ông cũng nhấn mạnh đến tác động theo chiều ngược lại của đại dịch Covid-19 đến người lao động nói chung ở Mỹ.

Đại dịch Covid-19 đã kéo theo cuộc khủng hoảng thất nghiệp tồi tệ nhất ở Mỹ kể từ Đại suy thoái 1930, với tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 4 là 14,7% trước khi phục hồi về 8,4% trong tháng 8. Đến nay, kinh tế Mỹ vẫn mất 11,5 triệu việc làm.

Ông Collins cho rằng, quốc hội Mỹ cần khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp chính sách hỗ trợ người lao động thay vì tầng lớp đầu tư, nếu không sẽ khiến tình trạng tập trung tài sản vào một nhóm người nhất định còn nghiêm trọng hơn nữa.

“Khi đó một nhóm người sẽ có quyền lực cực lớn để chi phối nền kinh tế, chính trị và truyền thông”, ông Collins cảnh báo.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/gioi-ty-phu-m...post250576.html
langtubachkhoa
Hồi năm 2015, Nga đã than phiền về việc Mỹ đặt các phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga, tại Georgia và các nước Trung Á. Bây giờ nhân vụ Nalvany, Nga lại tiếp tục nói về chuyện này

Phòng thủ hay thử nghiệm. Vì sao Mỹ cần phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga?
“Núp bóng hỗ trợ cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong công tác chống dịch, Washington đang thu thập dữ liệu sinh học”, - Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố tại cuộc họp với các đồng nghiệp SCO. An toàn sinh học ở các nước láng giềng khiến Matxcơva lo lắng.


Có nhiều câu hỏi dành cho các phòng thí nghiệm mà Mỹ đã thành lập ở Gruzia, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan. Điều gì đang được nghiên cứu ở đó? Sau đây là tài liệu của Sputnik về chủ đề này.

Mỹ đã bắt đầu thành lập những phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Á và vùng Kavkaz ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Không cần xây dựng gì cả: hầu hết các phòng thí nghiệm được thành lập trên cơ sở các viện nghiên cứu của Liên Xô. Kể từ những năm 1950, các cơ sở khoa học này đã nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và phát triển các loại vắc xin phòng bệnh dịch hạch, thương hàn và dịch tả.

Vào những năm 1970, cuộc chạy đua vũ trang giữa Matxcơva và Washington được bổ sung bởi mối đe dọa của chiến tranh sinh học và hóa học. Đã có tin đồn rằng, tại các phòng thí nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các chuyên gia thử nghiệm vũ khí mà chính quyền Liên Xô dự định sử dụng chống lại phương Tây. Không có bằng chứng xác thực chứng minh điều này. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, điều quan trọng là phải ngăn chặn rò rỉ từ các trung tâm nghiên cứu này.

Hoa Kỳ đề nghị hỗ trợ. Vào đầu những năm 1990, Mỹ đã giúp Matxcơva thanh lý các kho vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Hai thượng nghị sĩ Sam Nunn và Richard Lugar đã phát triển "Chương trình giảm thiểu nguy cơ hạt nhân”, và các phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Á và vùng Kavkaz đã được hiện đại hóa trong khuôn khổ chương trình này.


Trên thực tế, với sự hỗ trợ của Mỹ, các cơ sở quân sự của Liên Xô cũ đã biến thành các trung tâm nghiên cứu dân sự. Nhưng, tình hình dịch bệnh ở Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Gruzia vẫn rất phức tạp. Những đợt bùng phát dịch tả, viêm gan và thương hàn vẫn được ghi nhận ở đó.

Washington đã phân bổ kinh phí cho việc nghiên cứu các căn bệnh nguy hiểm – nhưng, với điều kiện các chuyên gia Mỹ cũng sẽ làm việc tại các phòng thí nghiệm này. Những chủng virus được tìm thấy ở các khu vực này đã được gửi sang các trung tâm nghiên cứu phương Tây. Mỹ giải thích rằng, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, các chuyên gia có điều kiện tốt hơn để nghiên cứu virus và tạo ra vắc-xin.

Khi Matxcơva hỏi tại sao các khoản tài trợ cho các phòng thí nghiệm được phân bổ từ ngân sách của Lầu Năm Góc và NATO, người Mỹ thường trả lời: các cuộc nghiên cứu đang được tiến hành vì mục đích hòa bình.

Theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc
Chủ đề này trở nên đặc biệt gay gắt vào năm 2018, khi cựu Bộ trưởng An ninh Gruzia Igor Giorgadze cho biết rằng, mấy chục người đã chết sau khi điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng Richard Lugar. Ông Giorgadze không loại trừ rằng, phòng thí nghiệm này đã thử nghiệm một loại chế phẩm trên người.

Cựu bộ trưởng an ninh Gruzia đã thu hút sự chú ý đến việc, phòng thí nghiệm này có mức độ an toàn sinh học cao nhất. Hơn nữa, trung tâm này có "thiết bị phun các chất độc hại và đạn dược làm bằng vật liệu hoạt tính sinh học".

"Tại sao một cơ sở có mục đích bảo vệ sức khỏe của người dân lại có những thứ như vậy?" - ông Giorgadze nêu câu hỏi.

Đồng thời, ông cho biết thêm, các nhân viên của trung tâm không giấu giếm việc họ đang thực hiện các đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc.

Phía Mỹ đã gọi những cáo buộc của ông Giorgadze là vô lý, và nhắc lại rằng, phòng thí nghiệm chỉ tham gia vào sự phát triển hòa bình. Phía Nga đã lên tiếng phản đối. Ông Vladimir Ermakov, người đứng đầu bộ phận không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, tuyên vố, Nga phản đối Mỹ tạo ra các phòng thí nghiệm sinh học ở khu vực sát gần biên giới Nga.

Để xóa tan mọi nghi ngờ, các nhà chức trách Gruzia đã đồng ý với việc các chuyên gia Nga có thể đến thăm Trung tâm Lugar. Nhưng, kế hoạch này đã bị cản trở do cuộc khủng hoảng năm ngoái trong mối quan hệ giữa hai nước.

Chủng virus Kazakhstan

Matxcơva cũng lo ngại về hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học ở Kazakhstan. Vào tháng 5, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), ông Sergei Lavrov tuyên bố, Nga phản đối các phòng thí nghiệm sinh học mà Mỹ đã thành lập sát gần biên giới Nga.

Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối, yêu cầu Mỹ đóng cửa tất cả các cơ sở nghiên cứu do Lầu Năm Góc tài trợ ở Trung Á. Đáp trả điều đó, Mỹ kêu gọi CHND Trung Hoa không lôi kéo các nước trong khu vực vào cuộc đối đầu Mỹ-Trung.

Chủ đề các phòng thí nghiệm sinh học cũng đã được thảo luận tại các hội nghị thượng đỉnh của SCO. Các thành viên của tổ chức này - Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan - đảm bảo rằng, các trung tâm nghiên cứu của họ không liên quan đến các phát triển quân sự của Mỹ. Nhưng, tuyên bố của họ không thuyết phục được Nga và Trung Quốc. Các bên đã nhất trí rằng, các thành viên SCO nên theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động của các phòng thí nghiệm này.

Ngay sau khi bị chỉ trích, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chỉ thị soạn thảo luật an toàn sinh học. Ông nhấn mạnh rằng, các chuyên gia Kazakhstan chứ không phải chuyên gia nước ngoài nên làm việc trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước không giải thích ở đây nói về những trung tâm nghiên cứu nào. Còn các nhà quan sát Kazakhstan đã làm rõ: ở đây nói về Phòng thí nghiệm Tham chiếu Trung tâm (CRL) tại Almaty.

CRL chuyên nghiên cứu các chủng virus thường xuất hiện ở Kazakhstan. Phòng thí nghiệm này hoạt động trên cơ sở Trung tâm Khoa học Kiểm dịch và Nhiễm trùng Zoonotic trực thuộc Bộ Y tế Kazakhstan. Cơ sở này được coi là tài sản của Kazakhstan, mặc dù nó được lập ra bằng tiền của Lầu Năm Góc. Hoa Kỳ đã phân bổ 108 triệu USD cho cơ sở này.

Phòng thí nghiệm sinh học Almaty đã nhiều lần gây lo ngại ở Kazakhstan. Năm 2018, số ca mắc bệnh viêm màng não đã tăng đáng kể ở Kazakhstan, và người ta bắt đầu nói về vụ rò rỉ chủng virus gây bệnh viêm màng não mô cầu từ Phòng thí nghiệm CRL ở Almaty. Các nhà báo và blogger đã giả định rằng, người Mỹ cố tình gây ra sự lây lan của virus để kiểm tra tính hiệu quả của vũ khí vi khuẩn được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Khi đó Bộ Y tế Kazakhstan khẳng định rằng, trong nước không có dịch bệnh nào.

"Ở Kazakhstan đã ghi nhận 58 trường hợp viêm màng não, ở Almaty có 32 ca nhiễm. Nếu chúng ta tính toán số tương đối, thì theo tiêu chuẩn của WHO, nó ở mức thấp", - cơ quan y tế cho biết.
Tình hình với dịch bệnh COVID-19 cũng tương tự như vậy. Trên mạng xã hội đã có nhiều người giả định rằng, dịch bệnh này cũng có liên quan đến phòng thí nghiệm CRL. Các quan chức bác bỏ thuyết âm mưu và kêu gọi đừng gieo rắc hoảng loạn.

Tình hình dịch bệnh phức tạp
Ở Tajikistan cũng có các phòng thí nghiệm sinh học nước ngoài. Ví dụ, trong năm 2013, Phòng thí nghiệm an toàn sinh học trên cơ sở Viện nghiên cứu Tiêu hóa đã mở cửa ở Dushanbe. Dự án được tài trợ bởi Quỹ từ thiện Mérieux của Pháp, quỹ này đã xây dựng các cơ sở tương tự ở Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh và các nước châu Phi.

Như thường lệ, Liên Hợp Quốc và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ cho Pháp. Các khoản đầu tư vượt quá ba triệu USD. Cũng như trong trường hợp với Kazakhstan và Gruzia, các nhà tài trợ nước ngoài giải thích: Tajikistan cần có phòng thí nghiệm như vậy vì tình hình dịch bệnh trong nước là rất phức tạp.

Năm 2019, họ đã tạo ra một phòng thí nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh lao của Tajikistan. Hai nhà tài trợ là USAID và Lầu Năm Góc. Các nhà sinh học địa phương cùng với các đồng nghiệp nước ngoài đang nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét, viêm gan và bệnh tả.

Năm ngoái, một cơ sở mới đã được thành lập tại thành phố Isfara ở phía bắc Tajikistan. Hiện nay chưa có thông tin về cơ sở này, nhưng, dự án này cũng được tài trợ bởi Mỹ.

“Phục hưng” theo kiểu Mỹ
Uzbekistan cũng tham gia vào chương trình sinh học quân sự của Mỹ. Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Binh chủng Phòng chống hóa học, sinh học, phóng xạ của quân đội Nga, đã cho biết về điều này vào năm 2018. Ông giải thích thêm rằng, phía Uzbekistan giúp Mỹ thu thập dữ liệu về vi sinh vật gây bệnh.

Tuyên bố này của vị tướng Nga đã gây bất ngờ ở Tashkent.

“Thành thật mà nói, chúng tôi chưa biết gì về điều này”, - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Tajikistan bình luận về tuyên bố của ông Kirillov.
Nhưng, các nhà chức trách Uzbekistan không phủ nhận rằng, vào năm 2007, Mỹ đã phân bổ một khoản tài trợ cho Viện Virus học ở Tashkent. Nhờ khoản tài trợ này, các chuyên gia địa phương cùng với các đồng nghiệp Mỹ bắt đầu nghiên cứu bệnh Brucella, mà trong khu vực thường ghi nhận những trường hợp mắc bệnh này. Tuy nhiên, sự trợ giúp của Hoa Kỳ không làm thay đổi tình hình – sau một năm, tỷ lệ mắc bệnh Brucella vượt quá con số của những năm trước.

Trong nhiều năm liền, người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về hòn đảo Vozrozhdenie (Phục hưng) trên Biển Aral ở Uzbekistan. Dưới thời Xô Viết, trên hòn đảo này đã có bãi thử nghiệm vũ khí sinh học. Vào những năm 2000, Hoa Kỳ đã cố gắng tìm kiếm bào tử bệnh than trong các kho chứa hóa chất rác.

Washington giải thích rằng, họ làm như vậy để cải thiện tình hình sinh thái trong khu vực. Nhưng, lại có một kết quả trái ngược: ở Uzbekistan đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh than. Người ta bắt đầu nói về một vụ rò rỉ có chủ ý, nhưng, không có bằng chứng cho thấy các ca lây nhiễm có liên quan đến Viện Virus học.

https://vn.sputniknews.com/opinion/20200917...-bien-gioi-nga/
langtubachkhoa
QUOTE(langtubachkhoa @ Sep 20 2020, 12:20 PM)
Hai chiếc Tu-160 lập kỷ lục thế giới bay 25 giờ vượt 20000km liên tục với 3 lần tiếp dầu

Nhân nói chuyện kỷ lục thì cũng có tin này cũng vui
Nhân ngày National Flag Day, không quân Nga lập kỷ lục nhảy dù mang theo lá cờ lớn nhất thế giới.
Nhưng lá cờ này do một công ty thuộc tập đoàn Rostec thuộc danh sách trừng phạt của Mỹ nên Guiness không dám làm việc để chính thức ghi nhận kỷ lục thế giới   hehe.gif  hehe.gif
The world's largest flag, covering an area of five thousand square meters, (with length of 91.72 meters and the width of 54.95 meters) was unfurled in the sky over the Moscow region, to mark of the Day of the Russian Flag.

(@click here)
*


1) Sau khi Tu-160 thực hiện chuyến bay lập kỷ lục thế giới trong 25 giờ liên tiếp, phía Mỹ đang nghi ngờ đây là phiên bản mới chứ không phải phiên bản chuẩn

Nhân tiện bổ sung thêm tin đã có về chuyện này. Đây là tin trước đó về động cơ mới NK-32 cho TU-160 này. Trước đây, Ukraine cũng được tham gia dự án động cơ mới này, nhưng sau khủng hoảng Ukraine, chỉ có mình Nga làm. Ukraine chỉ giỏi bày trò, không tham gia với Nga thì k chỉ mất tiền, mà còn mất luôn ảnh hưởng chính trị, tức là không chỉ mất ảnh hưởng chính trị với Nga, mà còn giảm cả vị thế của mình với phương tây. Còn Nga không có Ukraine thì rồi cũng tự làm được, dù lúc ban đầu có thể chậm hơn chút

UEC, một phần của tập đoàn nhà nước Rostec đã cung cấp lô lắp đặt đầu tiên động thế hệ thứ hai NK-32 cho Tu-160M hiện đại hóa. Điều này đã được báo cáo cho TASS vào thứ Hai bởi dịch vụ báo chí của tập đoàn tại diễn đàn Army-2020.

"Các động cơ của lô thử nghiệm đã được sản xuất, thử nghiệm và được chấp nhận", tập đoàn cho biết.

Hiện tại, UEC đang tiến hành kiểm tra chất lượng và tuổi thọ của động cơ NK-32 thế hệ thứ hai. "Các động cơ mới được sản xuất đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và tài liệu quy định được nêu trong nhiệm vụ kỹ thuật và chiến thuật", tập đoàn nhấn mạnh.

UEC đang hoàn thành việc hiện đại hóa sản xuất tại xí nghiệp UEC-Kuznetsov, nơi được yêu cầu bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ NK-32 giai đoạn hai cho các máy bay tên lửa chiến lược Tu-160M hiện đại hóa. UEC cho biết: "Việc thực hiện các biện pháp tổ chức sản xuất hàng loạt động cơ NK-32 thế hệ thứ hai đã được hoàn tất. Nhu cầu đảm bảo tăng sản lượng sản xuất kéo theo việc tái thiết quy mô lớn sản xuất", UEC cho biết.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự án, họ đã làm chủ được công nghệ sản xuất mới: đúc magie cỡ lớn, đúc titan định hình cỡ lớn, và làm chủ sản xuất trục tua bin hạ áp và trung bình, các viện công nghiệp chuyên ngành đã tham gia.

Để tối ưu hóa quy trình công nghệ, các luồng hậu cần lắp ráp động cơ máy bay lớn và nhỏ đã được tách ra. Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước, sản phẩm được hoàn thiện với các đơn vị, nhà lắp ráp trong nước.
Động cơ NK-32 của loạt động cơ thế hệ thứ hai có những đặc điểm cải tiến đáng kể so với phiên bản gốc, nó sẽ cho phép máy bay mới tăng phạm vi bay thêm 1.000 km.


2) Mỹ đã ký thỏa thuận dầu khí riêng giữa Hoa Kỳ và người Kurd ở Syria về khai thác dầu ở...Syria.
Phía Nga khẳng định một thỏa thuận như vậy rõ ràng là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.


"Gần đây đã có những tuyên bố về nhóm Mỹ hoạt động bất hợp pháp ở phía Đông Syria, họ đã ký một thỏa thuận cho phép một công ty dầu mỏ của Mỹ khai thác hydrocacbon trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Syria - hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất tất cả các nguyên tắc có thể có của luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng ngoại giao Nga Lavrov nói.

Ai lại đi nói "luật pháp quốc tế" với Mỹ cơ chứ? hehe.gif

3) Mỹ tuyên bố khôi phục lại tất cả các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran. Anh, Pháp, Đức và LHQ phản đối, nói tuyên bố này không có hiệu lực pháp lý, vì Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận với Iran nên không thể áp dụng điều khoản tự động khôi phục lệnh trừng phạt, vốn chỉ giành cho các thành viên của thỏa thuận.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đe dọa sẽ trừng phạt bất kỳ nước nào vi phạm lệnh trừng phạt này, và yêu cầu các thành viên LHQ phải tuân thủ thỏa thuận hehe.gif


«Hôm nay, Hoa Kỳ hoan nghênh sự trở lại hiệu lực vốn đã bị bãi bỏ trước đây của hầu như tất cả các lệnh trừng phạt do Liên Hợp Quốc ban hành nhằm chống Cộng hoà Hồi giáo Iran, nhà tài trợ chính của chủ nghĩa khủng bố và bài Do Thái», - ông Pompeo nói trong bản tuyên bố.
Ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc được khôi phục hiệu lực tương ứng với thủ tục của tổ chức này, mặc dù các thành viên khác của Hội đồng Bảo an LHQ không thấy thế và các thỏa thuận với Iran không quy định như vậy.


«Hoa Kỳ trông đợi rằng tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc sẽ tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình để thực hiện những biện pháp này. Ngoài lệnh cấm vận vũ khí còn gồm các hạn chế như cấm Iran tham gia làm giàu và chế biến uranium, cấm thử nghiệm và phát triển tên lửa đạn đạo, cấm chuyển giao công nghệ gắn với nguyên tử và tên lửa», - ông Pompeo tuyên bố.
Nếu nước nào không đồng ý, Hoa Kỳ sẵn sàng trừng phạt cả nước đó, - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo.


hehe.gif
langtubachkhoa
Thông tin về vụ Tiktok

Sau khi bộ thương mại Mỹ tuyên bố cấm tải xuống các ứng dụng Trung Quốc là TikTok và WeChat kể từ ngày 20 tháng 9 và cấm sử dụng từ ngày 12 tháng 11, TikTok đã khởi kiện, và thẩm phán Mỹ Laurel Beeler ở San Francisco đã ra lệnh chặn lệnh cấm này. Thẩm phán Mỹ Laurel Beeler cho biết đã phê chuẩn "đề nghị của nguyên đơn về việc ban hành một lệnh của tòa án trên toàn quốc nhằm chống lại việc thi hành" lệnh cấm từ chính phủ.

Lệnh của Thẩm phán Beeler còn chặn yêu cầu của Bộ Thương mại về việc cấm các giao dịch khác với WeChat ở Mỹ có thể làm giảm khả năng sử dụng ứng dụng này của những người dùng hiện tại.

Bộ Tư pháp Mỹ cho hay việc chặn lệnh cấm WeChat sẽ "gây thất vọng và làm suy yếu quyết tâm của Tổng thống trong việc tìm ra cách tốt nhất để xử lý các mối đe dọa an ninh quốc gia".

Sau đó TikTok của Trung Quốc vừa thông báo sẽ làm việc chung với tập đoàn Oracle và nhà bán lẻ Walmart. Theo kế hoạch, Oracle sẽ trở thành đối tác kỹ thuật của TikTok, bao gồm cả việc chịu trách nhiệm về bảo mật dữ liệu của những người dùng Mỹ, còn với Walmart thì TikTok dự định tiến hành hợp tác thương mại. Dịch vụ TikTok dự kiến tạo ra khoảng 25 nghìn chỗ làm việc ở Hoa Kỳ.

«Trong khuôn khổ dự án này, Oracle sẽ thành nhà cung cấp công nghệ đáng tin cậy của chúng tôi, chịu trách nhiệm lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng tại Hoa Kỳ và bảo đảm an ninh gắn với hệ thống máy tính để tuân thủ đầy đủ mọi đòi hỏi về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Hiện tại chúng tôi đang làm việc về hợp tác thương mại với Walmart», - TikTok thông báo.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói sẽ chúc phúc cho thương vụ này vì nó có thể tạo ra 25000 việc làm và 5 tỷ USD cho Mỹ

Thêm chi tiết thương vụ TikTok - Oracle
Thành phần trong Hội đồng quản trị của công ty Tik Tok tại Mỹ và một ủy ban an ninh sẽ chỉ có công dân Mỹ.
CNN mới đây đã dẫn các nguồn tin tiết lộ về cấu trúc hội đồng quản trị ở công ty mới của Tik Tok tại Mỹ được nêu trong đề xuất thương vụ giữa ByteDance và Oracle.

Cụ thể, theo nguồn tin quen thuộc với thương vụ này, Tik Tok cũng sẽ trở thành một công ty toàn cầu có trụ sở chính tại Mỹ. Oracle sẽ lưu trữ dữ liệu người dùng của Tik Tok và xem xét mã của Tik Tok để bảo mật. Thỏa thuận này nhằm thỏa mãn những lo ngại về an ninh quốc gia của chính phủ Mỹ về ứng dụng này.

Theo người này, một thành viên Hội đồng quản trị của công ty Tik Tok mới sẽ là một chuyên gia về bảo mật dữ liệu. Người này sẽ nắm giữ các vấn đề tối mật. Người được bổ nhiệm đó cũng sẽ chịu trách nhiệm chủ trì một ủy ban an ninh mà các thành viên sẽ là công dân Mỹ được chính phủ Mỹ phê duyệt riêng, người này nói.

Người này cho biết, công ty toàn cầu mới này dự kiến ​​sẽ nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong khoảng 12 tháng, với kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Theo như các thỏa thuận này, Tik Tok sẽ không bán bí mật thuật toán của mình cho công ty Mỹ.




Bình luân:
Tôi thấy kết cục như vậy là hợp lý. Mỹ có quyền được yêu cầu phải lưu dữ liệu của công dân mình trên đất Mỹ hoặc trên một nơi mà Mỹ cảm thấy yên tâm (lý do bề ngoài thì là bảo vệ riêng tư, nhưng bên trong thực sự là sợ bị khống chế).
Và đầu tư vào Mỹ thì phải có lợi cho Mỹ ở góc độ công ăn việc làm và tài chính, vậy là OK. Ngược lại Mỹ không thể cướp quyền điều hành kinh doanh hay cướp bí mật công nghệ của người ta được. Mỹ còn được lợi là họ đã đồng ý đặt headquarter ở Mỹ (dù lõi công nghệ dĩ nhiên vẫn ở TQ). Giống mấy công ty Nga về máy laser công nghiệp, thiết bị hàng hải công nghệ cao, hay ống công nghệ nano, cũng phải đặt headquarter ở Mỹ, Anh hay Luxembourg để được phương Tây yên lòng, dù dĩ nhiên lõi công nghệ vẫn ở Nga.

Vụ này OK, nhưng nếu trong vụ này, công ty Mỹ ở địa vị TikTok, còn 1 nước kém hơn ở địa vị nước Mỹ, thì còn lâu nước kia mới yêu cầu được Mỹ đặt dữ liệu công dân họ trên đất họ, còn lâu mới có được phán quyết như thế này
. laugh1.gif
langtubachkhoa
Tin về Đài Loan:

Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, Keith Krach, ngày 17/09/2020, đã tới Đài Loan. Sự kiện này đã được chính quyền Đài Loan đón tiếp nồng nhiệt, nhưng giới thương mại kinh doanh ở Đài Loan lại không mấy nhiệt tình, phía công hội thương nghiệp nhiều tay to kiếm lý do không tham dự. Có lẽ vì Mỹ ép Đài Loan phải "lại quả" cho sự ủng hộ của Mỹ bằng việc mở cửa cho thịt bò và thịt lợn của Mỹ vào thị trường. Một điều lưu ý: thịt bò, thịt lợn Mỹ đi các thị trường khác không có chất tăng nạc, nhưng vào Đài lại là thịt có chất tăng nạc, mà chất này lại bị Đài coi là gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

Bình: Mỹ dựa vào Đài Loan để đánh TQ, vì chính quyền lợi toàn cầu của mình, nhưng không chịu một mình trả phí mà Đài phải góp vào, các nước khác đều phải góp vào. Đây mới đúng là siêu cường, đặc điểm của siêu cường luôn như vậy, Đài Loan không thể trách Mỹ được, chỉ là không rõ giờ đây Đài sẽ bảo vệ những nhà nông nghiệp của mình thế nào, vì đây là ngành rất nhạy cảm ở mọi đất nước.


Tin Belarus:
Bà Tikhanovskaya đề nghị không coi mình là Tổng thống Belarus tương lai
Cựu ứng viên Tổng thống Belarus Svetlana Tikhanovskaya tuyên bố bà không định vị mình là nguyên thủ quốc gia tương lai của Belarus.

Tổng thống tương lai của Belarus
«Tôi đề nghị không xem tôi như là Tổng thống tương lai của Belarus, bởi vì tôi không tự định vị mình theo cách đó», - bà Tikhanovskaya nói trong cuộc phỏng vấn của RBC.

«Chương trình tranh cử của tôi gồm ba điểm, trong đó cơ bản nhất là tái bầu cử, công bằng, minh bạch và cởi mở. Và ngay trong cuộc bầu cử này sẽ chọn ra Tổng thống. Tôi tin chắc đó sẽ là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, cùng với ngài Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm ra nội dung để thoả thuận và sẽ đối thoại với ông Putin một cách bình đẳng, nếu ông ấy không nhìn thấy tôi như con người mà ông ấy có thể trò chuyện», - bà Tikhanovskaya nói để trả lời câu hỏi tại sao Matxcơva không nhìn thấy bà như một chính trị gia có thể đáng trông cậy.


Bình: Phỏng vấn với báo Nga thì nói vậy, không rõ "bình đẳng" ở đây nghĩa là gì? Nghĩa là để mặc tôi gia nhập NATO và cho họ triển khai quân và tên lửa trên đất nước của tôi và áp sát nước anh (chưa nói đến chuyện các mối quan hệ khác), giống như 1 tài liệu của hội đồng chuyển giao của bà này hay của một ai đó đưa ra trên Internet vài ngày rồi biến mất
langtubachkhoa
Tại Quốc hội Mỹ cấm gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc”

Hạ viện Mỹ, do đảng Dân chủ kiểm soát, đã thông qua nghị quyết lên án mọi hình thức biểu hiện chống Trung Quốc liên quan đến coronavirus.


Nghị quyết không chấp nhận "tất cả các hình thức biểu hiện chống Trung Quốc liên quan đến COVID-19," bao gồm các cụm từ như "virus Trung Quốc", "virus Vũ Hán" hoặc kiểu chơi chữ "kung fu" dùng từ tiếng Anh gần giống như vậy là từ "cúm" (kung-flu).

Các tác giả của nghị quyết cũng kêu gọi nhà chức trách Mỹ lên án việc sử dụng những cách diễn đạt như vậy và quan tâm đến sức khỏe của tất cả người dân Mỹ, không phụ thuộc vào nguồn gốc sắc tộc của họ.

Các nghị sĩ đã kêu gọi riêng các nhân viên bảo vệ pháp luật điều tra những vụ phạm tội được thực hiện trên cơ sở hằn thù do COVID-19.

Tổng thống Donald Trump, người thường xuyên phát biểu trước công chúng về coronavirus, thường gọi nó là "virus Trung Quốc", cáo buộc Trung Quốc không ngăn chặn được sự lây lan của căn bệnh này, che đậy và phản ứng không kịp thời. Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng ngay từ đầu họ đã giữ lập trường cởi mở và có trách nhiệm trong việc việc công bố dữ liệu về dịch bệnh coronavirus.

Đảng Cộng hòa tỏ ra không hài lòng với bản nghị quyết, nói rằng thay vì xem xét các dự luật nhằm đưa ra biện pháp cứu trợ trong đại dịch, đảng Dân chủ lại lãng phí thời gian để thông qua những văn bản không mang tính chất ràng buộc.
langtubachkhoa
EU phản đối Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran

Ngày 21/9, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã bác bỏ tuyên bố đơn phương của Mỹ về việc nối lại các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc nhằm vào Iran.

Ông Borrell cho biết, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, do đó Washington “không thể khởi xướng quá trình khôi phục các lệnh trừng phạt theo Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”. Ông Borrell cũng cho biết, các cam kết về dỡ bỏ trừng phạt trong Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA, hay thỏa thuận hạt nhân Iran), tiếp tục được áp dụng.

Là điều phối viên của Ủy ban hỗn hợp JCPOA, EU cam kết tiếp tục đảm bảo việc duy trì và thực hiện đầy đủ JCPOA của Iran và các bên tham gia khác.

Đại diện cấp cao EU coi thỏa thuận này là trụ cột chính của cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tiếp tục thực thi thỏa thuận và kiềm chế “hành động có thể được coi là leo thang trong tình hình hiện tại”.

Trước đó, Mỹ tuyên bố rằng tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc trước năm 2015 đối với Iran đã được khôi phục. Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo cho biết các lệnh trừng phạt được tái áp đặt theo cơ chế “phản hồi” trên cơ sở Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Thỏa thuận hạt nhân toàn diện đã được Iran ký kết vào tháng 7/2015 với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ, cùng với EU.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi hiệp định trên vào ngày 8/5/2018 và đơn phương áp dụng lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.





Ba Lan đề xuất với Đức phương án thay thế cho Nord Stream-2.
*Warszawa sẵn sàng cho Đức sử dụng hệ thống vận chuyển khí đốt của mình trong trường hợp từ bỏ dự án của Nga.



Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, Hoa Kỳ đã 10 năm âm mưu thực hiện Cách mạng màu nhằm lật đổ chính quyền của ông.


“Hoa Kỳ và các đồng minh của họ ở châu Âu, mười năm trước đã bắt đầu chuẩn bị cho các sự kiện hiện tại ở Belarus - Hãng tin nhà nước Belta dẫn lời Tổng thống Alexandr Lukashenko cho biết trong cuộc gặp với các "nhà hoạt động chính trị" Belarus vào hôm 16/9.

Theo lưu ý của Tổng thống Lukashenko, một báo cáo phân tích từng giai đoạn của các sự kiện trong nước cho thấy "ý định và chiến thuật thực sự của những người không phải các đối thủ nước ngoài của Belarus, mà là những kẻ xâm lược". Theo tổng thống Belarus, hơn mười năm qua họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng "cho thời điểm hiện tại".

"Để cởi bỏ tất cả các mặt nạ ngay lập tức, hãy đặt tên cho những tay chơi này. Ở cấp độ các trung tâm toàn cầu, chủ yếu là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cụ thể hơn là mạng lưới các quỹ của họ để hỗ trợ cái gọi là ‘dân chủ’. Các vệ tinh của Mỹ hoạt động trên lục địa châu Âu gồm Ba Lan, Litva, Cộng hòa Séc và thật không may là cả nước láng giềng Ukraine" - tổng thống Belarus nói.

"... Chúng ta thấy rõ các đối tượng của quá trình này, những người hướng dẫn và đồng bọn của họ. Chiến thuật của những người tổ chức dựa trên cuốn sách kinh điển của Mỹ về các cuộc cách mạng màu của Gene Sharp [1] nổi tiếng. Giờ đây, chúng ta có thể nhìn lại và phân tích chi tiết tất cả các giai đoạn của kịch bản về sự tàn phá đất nước mà may mắn thay, chúng ta không cho họ thực hiện điều đó" – ông Lukashenko nói.
langtubachkhoa
Thêm chút tin tức:
Tòa án Tối cao Liên bang Nga đã bãi bỏ đảng chính trị Nước Nga của Tương lai, do blogger Alexey Navalny thành lập, tòa án nói với TASS hôm thứ Hai.

"Tòa án đã đáp ứng yêu cầu của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ đảng chính trị Russia of the Future", dịch vụ báo chí của tòa án cho biết.

Một năm trước, Bộ Tư pháp đã từ chối đăng ký cho chính đảng Nước Nga của Tương lai, cho rằng cái tên này đã được một tổ chức chính trị khác sử dụng.


Đấy, muốn loại bỏ đảng này thì thiếu gì cách, cần quái gì phải giết, lại còn giết bằng vũ khí hóa học cấp quân sự thì quá ngu hehe.gif . Cứ như Mỹ cấm đảng cộng sản tranh cử, hay cứ tham khảo cách đảng hành động nhân dân của Lý Quang Diệu dùng thủ thuật với đảng đối lập, etc. Chưa kể, ở Nga có đầy đảng đối lập đúng nghĩa của nó, chứ k phải loại đảng hành đọng như con rối của phương tây kiểu Navalny.

À, bổ sung tin chút, chi nhánh thành phố Tomsk của Bộ nội vụ Nga cũng đã tiền hành thẩm vấn 200 người liên quan đến vụ Navalny. Theo quy trình ở Nga, thì đây gọi là quá trình tìm hiểu nhằm chuẩn bị cho một cuộc điều tra (pre-investigation probe). Chi nhánh này cũng đã gửi yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Đức, Thụy Điển và Pháp để chuẩn bị cho cuộc điều tra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi.


Về Iran, nói có vẻ cứng, không biết có làm thật không?
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng Moscow không sợ các lệnh trừng phạt tiềm tàng của Mỹ đối với các thỏa thuận vũ khí với Iran.

"Chúng tôi không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ, chúng tôi đã quen với chúng", ông chỉ ra khi trả lời câu hỏi của TASS. "Nó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của chúng tôi theo bất kỳ cách nào. Hợp tác của chúng tôi với Iran là nhiều mặt, hợp tác quốc phòng sẽ tiến triển tùy thuộc vào nhu cầu của hai nước và sự sẵn lòng của hai bên", Ryabkov nói thêm.

"Điều đó cho thấy, một lệnh hành pháp khác sẽ không thay đổi cách tiếp cận của chúng tôi", nhà ngoại giao cấp cao của Nga nhấn mạnh.

Reuters đưa tin trước đó, dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ rằng "Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 9 sẽ trừng phạt hơn hai chục người và thực thể liên quan đến các chương trình hạt nhân, tên lửa và vũ khí thông thường của Iran." Theo Reuters, "Một phần quan trọng của lệnh trừng phạt mới của Mỹ là lệnh hành pháp nhắm vào những người mua hoặc bán vũ khí thông thường của Iran, cũng sẽ được chính quyền Trump công bố vào ngày 21/9", theo Reuters.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.