Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Phó Thường Nhân
TRUMP đã bắt đầu bị trói tay, như tôi đã nhận định ở đâu đó trong chủ đề nói về bầu cử Mỹ. Sự trói tay đó chính là sức mạnh của hệ thống chính trị Mỹ. Do các cơ cấu tổ chức của nó cân bằng nhau, điều mà các nước khác « học đòi » Mỹ không có, vì ở mỗi nước tuỳ hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, sức ép bên ngoài, vị thế chính trị ..mà sự cân bằng này khác nhau (hoặc không cân bằng được).
Những gì mà TRUMP mang lại lợi ích tức thì cho giới tư sản Mỹ, như xoá bỏ luật bảo vệ môi trường, thì có khả năng thực hiện. Ngược lại có những vấn đề liên quan tới chính sách xã hội, thì chưa thể, hoặc không thể làm, vì bản thân chính sách này cũng mang lại lợi ích cho một nhóm tư bản(ví dụ như trong ngành dược phẩm), trong khi cái hại cho nhóm khác không rõ ràng (những nhóm lợi ích liên quan tới bảo hiểm xã hội tài chính, thì nó đã bóp obamacare rồi theo ý của nó, nên việc bỏ hay không không còn là điều cần thiết).
Tương tự như vậy, Trump phải cân bằng giữa lợi ích « hoà Nga » với lợi ích « chống Nga ». Cho nên dù được Nga tương trợ thắng cử (thật hay giả chưa rõ), thì việc hoà với Nga cũng không đơn giản.
Như vậy ở Mỹ là dân chủ ? không. Bởi vì sức mạnh của hệ thống chính trị Mỹ, chính là nó không dân chủ. Nếu Mỹ thực sự dân chủ, thì những chính sách của Trump hứa hẹn phải được thực thi, vì đó là ý nguyện của đa số cử tri. Nhưng ở đây, số cử tri bầu cho Trump thấp hơn bầu cho Clinton (do cơ chế bầu bán của Mỹ), đồng thời bản thân Trump cũng không thể làm điều mình hứa(do cân bằng cơ cấu).
Kết quả bầu cử Mỹ chỉ là một cách thức sử dụng dân chúng để chuyển giao quyền lực giữa các nhóm tư bản một cách hoà bình, nhóm nào trúng cử thì « chính danh », chứ thực chất chế độ chính trị của nó vẫn là « chuyên chính tư sản ».
langtubachkhoa
Trước đây, đảng cộng hòa ở Mỹ vẫn được coi là cứng rắn với Nga, còn đảng DC thì mềm hơn. Bây giờ càng khảo sát càng thấy nhiều người cộng hòa có thiện cảm với Nga, còn đảng DC lại muốn cứng rắn. Vì sao kỳ lạ vậy? Phải chăng vì Nga đang ngày càng độc lập về tài chính nên đảng DC muốn đánh? Nhưng sao thái độ của đảng CH lại thay đổi vậy? Đến ngay cả tổng thống Obama cũng từng phàn nàn về điều này, và nhắc nhở phe CH rằng Nga k phải người của chúng ta


Người Mỹ ca ngợi Putin xuất chúng
Điều gì giúp Putin vượt lên trên tất cả các nhà lãnh đạo khác của thế kỷ 21?


Trong một bài viết trên trang báo điện tử worldnetdaily.com (WND) ngày 31/3, chính trị gia kỳ cựu của Mỹ, ông Patrick J. Buchanan đã nhận định : "Theo quan niệm truyền thống khi đánh giá các nhà lãnh đạo, bao gồm việc bảo vệ bảo vệ chủ quyền quốc gia và thúc đẩy phát triển đất nước thì Tổng thống Nga Putin được coi là chính khách nổi bật nhất thời đại của chúng ta”.

"Trên sân khấu chính trị thế giới, ai có thể so sánh được với ông ấy? Điều gì giúp Putin vượt lên trên tất cả các nhà lãnh đạo khác của thế kỷ 21? Đó là khi ông Putin lên nắm quyền vào mùa đông năm 1999, đất nước Nga đã bên bờ phá sản. Nhiều thành phần tinh hoa mới đã thông đồng với các đối thủ - trong đó có người Mỹ - làm hại đất nước. Putin đã thay đổi điều đó”, ông Buchanan bình luận.

Đánh giá thành quả của ông Putin sau 17 năm cầm quyền, ông Buchanan cho rằng nhà lãnh đạo Nga là người có quyền lực hơn của bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào. Khi giúp nước Nga có những bước tiến ấn tượng, nâng cao vị thế cho nước Nga, ông Putin không những rất được kính trọng ở quê hươn mà còn có sự hấp dẫn ở nhiều nước phương Tây.

Cũng nên biết rằng, ông P.J. Buchanan là chính trị gia nổi tiếng trong giới chính trị truyền thống Mỹ, ông từng là cố vấn cấp cao cho các tổng thống Mỹ như Nixon, Ford, Reagan. Ông từng chạy đua giành đề cử của đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào các năm 1992, 1996. Hiện ông là nhà sáng lập Tạp chí The American Conservative và là một nhà bình luận chính trị sắc xảo.

Quan điểm của ông Buchanan được xem là rất bất ngờ vỉ nó ngược với quan điểm của phân đông giới chính trị truyền thống của nước Mỹ - khi Washington đang “bầm gan, tím ruột” trước những tác động tiêu cực từ Putin tới chính trường nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một đối thủ có thể gây ảnh hưởng đến cả tình hình chính trị lẫn nội trị của nước Mỹ.

Với kinh nghiệm chính trường, nhất là từng làm cố vấn cấp cao cho những đời tổng thống Mỹ được xem là có quan điểm cứng rắn nhất với Moscow, khi ông Buchanan phải “tâm phục khẩu phục” nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga, chứng tỏ ông đã nghiên cứu rất kỹ về những hành xử, ứng xử của ông Putin trong việc giữ ổn định cho nước Nga, lấy lại vị thế cho nước Nga trên trường quốc tế.

Việc “đi ngược dòng” với Washington sẽ khiến cho ông Buchanan phải hứng chịu nhiều phản đối từ giới tinh hoa của nước Mỹ, nếu ông không có đủ chứng cứ chứng minh cho lập luận: Putin xuất chúng. Song có lẽ cựu cố vấn của các Tổng thống Nixon, Ford, Reagan không gặp khó khăn gì trong việc làm sang tỏ nhận định của mình.

Bởi lẽ, có quá nhiều thành quả ấn tượng mà Putin mang lại cho nước Nga trong gần 2 thập kỷ nắm quyền. Từ trong hoàn cảnh của một nước Nga hỗn loạn, bên bờ vực phá sản khi ông Putin được trao quyền lực đến tình trạng đặc biệt của một nước Nga bị bao vây bởi hai gọng kìm nguy hại “lệnh cấm vận – giá dầu giảm”, người đứng dầu điện Kremlin đã để lại quá nhiều dấu ấn cá nhân.

Quá ngưỡng mộ những thành quả của ông Putin trong quá trình nắm giữ và thực thi quyền lực, ông Buchanan đã so sánh nhà lãnh đạo Nga đương thời với nhà cách mạng siêu việt – được xem là người lập quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, người đã tạo nên chiến thắng cho Thổ Nhĩ Kỳ từ thất bại của đế chế Ottoman thời Thế chiến I - Kemal Ataturk.

"Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này, ông Putin đã làm được những gì mà Kemal Ataturk đã làm được cho Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1920. Trong một đống đổ nát, ông đã phục hồi lại một quốc gia bằng một sự gắn kết xã hội. Putin tạo dựng được các bàn cờ chính trị tuyệt vời và hồi phục sức mạnh quân sự cho nước Nga. Ông đã không để Nga chỉ đóng vai trò hạng hai trong một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Điều đó khiến cử tri tuyệt đối tin tưởng ông “.

Và đó chính là lý do khiến cho thế giới phương Tây ác cảm với Putin – theo ông Buchanan.

“Ông Putin là người theo chủ nghĩa quốc gia và ông đã trở thành nguồn cổ vũ cho những người theo chủ nghĩa dân túy phương Tây, chống lại những giá trị bị xem là suy đồi trong nền dân chủ phương Tây”.

Tại các nước phương Tây đã có hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” trong các lực lượng chính trị muốn khôi phục bản sắc quốc gia của họ. Chính vì vậy “ông Putin không chỉ nổi tiếng ở đất nước Nga, mà còn có rất nhiều người ở các quốc gia có nền tảng chính trị cực kỳ thù địch với ông, ngưỡng mộ ông”, WND dẫn lời ông Buchanan.

Nhận diện tác hại từ hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin”, giới chính trị truyền thống phương Tây – đi đầu là ở Mỹ - đã xây dựng các “cơ sở để ghét Putin”. Nào là ông Putin cho quân xâm chiếm Ukraine. Nào là ông Putin và các đồng nghiệp KGB cũ của ông đã ám sát các nhà báo, những người đối nghịch đã đào thoát khỏi nước Nga và những người bất đồng chính kiến tại nước Nga. Và cáo buộc hacking Nga phá hoại cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cá nhân và các quốc gia khác cũng xuất phát từ sự thù địch với Putin.

Tuy nhiên, theo ông Buchanan thì hầu hết những sự thù địch đối với Putin bắt nguồn từ việc ông không chỉ đi ngược với truyền thống phương Tây trong việc bảo vệ lợi ích của nước Nga, mà bởi ông luôn thành công trước sự thách thức của các đối thủ với phong cách “hành động thay cho lời nói”.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...-chung-3332315/
langtubachkhoa
Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo của Ukraine

Ukraina thua kiện Nga vụ nợ 3 tỷ $: phán quyết của Tòa án tối cao London.
Sau khi xem xét đơn kiện của Nga Tòa án tối cao London buộc Ukraina phải trả số tiền nợ 3 tỷ cộng với lãi suất.
Tòa chỉ ra rằng phía Ukraina không đưa ra được bất cứ lập luận nào có cơ sở để không công nhận các yêu cầu của Nga.
Bộ Tài chính Nga thông báo tòa án đã đưa ra "quyết định cuối cùng''.
Tuy vậy Bộ trưởng Tài chính Ukraina lại đưa tin rằng phía Ukraina được tòa án cho phép kháng cáo. Phiên tiếp tòa án sẽ xử không sớm hơn trước tháng 4.
Ông ta cho rằng quyết định của Tòa án tối cao London không tính đến các hành động xâm lược về quân sự và kinh tế của Nga đối với Ukraina.


http://interfax.com.ua/news/economic/412362.html


Tổng thống Belarus Lukashenko tuyên bố bắt được hàng chục tay súng vũ trang từ Ukriana.
Theo Lukashenko, các tay súng này đang chuẩn bị các hành động khiêu khích vũ trang ở Belarus.
Các tay súng này được đào tạo trong các trại huấn luyện ở Ukraina và cả ở Ba Lan và Litva.
Ông ta nói tiền tài trợ cho các lực lượng này được chuyển qua Ba Lan và Litva đến Belarus.
Lukashenko cho biết rằng thông tin về các vụ khiêu khích do những người dân Belarus ở nước ngoài (EU) báo cho Đại sứ quán.
Ông ta cũng nói rằng sắp tới sẽ có các thông tin chi tiết hơn về vụ này.


http://24tv.ua/ru/lukashenko_zajavil_o_zad...ukrainy_n796172
http://www.segodnya.ua/world/v-belarusi-za...o--1005261.html


Quốc hội Ukraina kêu gọi Mỹ cho Ukraina làm đồng minh cơ bản bên ngoài NATO và ký hiệp định song phương về quốc phòng.
http://news.liga.net/news/politics/1471591...ka_vne_nato.htm


Lược dịch đoạn phát biểu của ông Sergey Shabovta, Chủ tịch liên đoàn chuyên gia an ninh Ukraina về các vấn đề trong nghành quốc phòng, ở đất nước nói chung và các vụ việc vừa xảy ra trong một cuộc họp báo trên kênh của Ukraina.
"Tại tất cả các căn cứ quân sự Ukraina cần treo khẩu hiệu: "ngu ngốc là cách thức tồn tại của chúng ta".
Hiện nay ở trong quân đội Ukraina đang quy tụ một đống các tướng lĩnh mà chức tước của họ được xác định không phải bằng trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế mà bằng mối liên hệ với một băng nhóm nào đó hoặc dùng chức vụ để trục lợi cá nhân.
Tập hợp các tướng lĩnh đó chỉ luôn luôn giải quyết một nhiệm vụ là bao che cho chính mình trong mọi tình huống.
Do vậy họ luôn sử dụng hình tượng một "kẻ thù tưởng tượng". Ví dụ về vụ giết cựu nghị sỹ Nga thì từ hôm qua đến hôm nay họ nhắc đi nhắc lại như một lời thần chú và ngay lập tức mọi giả thuyết đều nói rằng đó là bàn tay của Matskva. Và tất cả từ Viện trưởng VKS đến Tổng thống đều nói như vậy trên TV như theo một hiệu lệnh.
Còn người dân thường thì ngồi nghe và nghĩ: "Vậy còn cuộc điều tra thì sao?"
Tôi đồ rằng tình huống đối với vụ nổ khu vũ khí ở Balakleya cũng sẽ đi theo con đường đã được vạch sẵn như vậy.
Nếu muốn chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ tốt các căn cứ quân sự, kho vũ khí khỏi các "hành động phá hoại" hay "các máy bay không người lái" như người ta vẫn đưa thông tin. Khốn nỗi chẳng còn các người chỉ huy có trình độ và biết suy nghĩ.
Nhưng vấn đề chính không phải là sự lơi lỏng, không thực hiện nhiệm vụ và còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Bên trong bức tường cao cổng kín của các đơn vị Bộ quốc phòng là các mô hình, quá trình ma mãnh. Ukraina hiện nay đang tràn ngập và trở thành nơi bán vũ khí trái phép, trong đó sang cả châu Âu.
Chính các viên chức quân đội là những người tham gia tích cực nhất vào các trò buôn bán tội lỗi này.
Tôi được trực tiếp nghe lời một sỹ quan thú nhận rằng ông ta biết chỉ huy đơn vị quân đội Ukraina đã đem "hủy" trên giấy tờ các vũ khí còn nguyên hộp, chưa sử dụng lần nào, và sau đó số vũ khí này "bốc hơi" trên chợ đen.
Tôi hoàn toàn tin vào khả năng bộ phận chỉ huy kho vũ khí ở Balakleya cũng tham dự vào quá trình này. Hơn nữa họ lại ngồi tên một đống vũ khí lớn như vậy.
Chúng ta đều biết rằng tạo ra vụ cháy nổ là cách tiện nhất để xóa dấu vết tội lỗi và mọi cuộc điều tra có thể. Vì chẳng ai đếm được các tiếng nổ hay các hố đạn, trong đám cháy nổ làm sao biết được còn gì, mất gì?
Đối với tôi, một sỹ quan quân đội thì toàn toàn rõ ràng rằng hiện nay một số băng đảng trong quân đội đang làm giầu bất hợp pháp bằng cách thực hiện các tội phạm vô nhân đạo nhất.
Trong bối cảnh trên thì tôi suýt té nghế khi hôm qua ghe thấy tại Quốc hội người ta lại nói rằng tuyệt đối không được bắt các quan chức quân đội kê khai tài sản.
Ở chỗ chúng ta người tham gia ATO được pháp luật bảo vệ khi làm bất cứ tội phạm nào: họ hãm hiếp, cướp bóc, đánh đập người xung quanh nhưng lại có luật bảo vệ họ, rằng đừng có động đến họ.
Chúng ta là nước duy nhất trên thế giới mà người phụ vụ trong lực lượng vũ trang phạm tội lại được giảm và xóa tội. Ở các nước văn minh thì ngược lại: điều này càng làm cho tội nặng hơn.
Một hệ thống điều hành, quản lý tốt phải bao gồm sự phân công cụ thể và rõ ràng nhiệm vụ từng cấp, ai ở đâu, hành động như thế nào, chịu trách nhiệm gì trong từng tình huống cụ thế.
Ví dụ khi tôi thấy Thủ tướng bỗng bỏ việc chạy đến chỗ nào đó để mọi người thấy mình có mặt, tự tay làm gì đó thì đó là sự ngớ ngẩn và không chuyên nghiệp. Và đó chỉ là giả dối.
Tôi vẫn buồn cười khi nhớ lại cảnh trong một đám cháy ở Kherson Bộ trưởng Bộ tình trạng khẩn cấp cầm xẻng tự tay dập lửa và bỗng nhiên Tổng thống Yushchenko cũng bắt chước làm theo. Và hiểu đó chính là sự sụp đổ của hệ thống điều hành. Đó là sự ngớ ngẩn.
Kết luận như sau: Một chính quyền đang chìm ngập trong lừa dối và tham nhũng thì không thể chọn sách lược nào khác ngoài sách lược đưa ra các mục tiêu giả. Vì vậy chúng ta thỉnh thoảng lại thấy các thông tin được tung ra nhằm đánh lạc hướng chú ý dư luận, hay chúng ta lại nghe các tuyên bố ngớ ngẩn. Tất cả chỉ có một mục đích: che dấu yếu kém của mình và tìm mọi cách giữ chức quyền càng lâu càng tốt.


(@click here)
langtubachkhoa
Bạn Lê Thái Kỳ dịch báo Ukraine sau khi IMF chấp nhận giải ngân khoản vay 1 tỷ USD cho Ukraine


Ukraina:
''Một tỷ $ tín dụng "cực chẳng đã" từ IMF, hay là Ukaina đã thắng IMF trong cuộc đấu "ai lỳ hơn ai" như thế nào.
''Do vậy IMF phải tiếp tục chính sách cấp tín dụng nhỏ giọt mà trên thực chất là tài trợ cho các khoản vay của chính mình, tức là cho Ukraina vay để lấy tiền trả nợ và lãi suất cho chính IMF''
(Bài viết của Aleksey Kusch, nhà phân tích tài chính, cố vấn Chủ tịch Hiệp hội các Ngân hàng Ukraina).
Dù chúng ta có rất muốn coi điều này là một sự ''công nhận thành công của cải cách ở Ukraina'' như thế nào đi nữa thì một kết luận như vậy sẽ là quá xa vời với sự thật.
Trên thực tế Ukraina đã dành chiến thắng ở IMF trong cuộc đấu giống như trò chơi trẻ con: hai người đối diện nhìn thẳng vào mắt nhau, ai chớp mắt trước là thua. Chúng ta cần biểu dương các "đấu thủ" của Ukraina: các nhà tài chính quốc tế từ Washington đã không "chịu được nhiệt" và chớp mắt trước.
Như vậy là mặc dù chính quyền Ukriana không tiến hành một cải cách nào và thất bại trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, IMF vẫn phải cho 1 tỷ $ tín dụng.
Thực chất 1 tỷ $ nếu để dành cho các "cải cách" thì quá ít ỏi. Đó chỉ là để giữ cho cán cân thương mại quốc gia khỏi bị chìm nghỉm.
Rõ ràng IMF không muốn tuyên bố Ukraina vỡ nợ. Vì đã tốn quá nhiều thời gian và công sức cho chúng ta.
Cả chúng ta và IMF đều biết rằng Ukraina chẳng lấy đâu ra tiền để trả các món nợ sắp tới, trong đó có cả món nợ trước chính IMF: trong 3 tháng tới là gần 900 triệu$, và tới cuối năm- 1,97 tỷ $. Ngoài ra IMF cũng biết rằng chẳng ai đầu tư trực tiếp vào Ukriana trong thời gian tới.
Do vậy IMF phải tiếp tục chính sách cấp tín dụng nhỏ giọt mà trên thực chất là tài trợ cho các khoản vay của chính mình, tức là cho Ukraina vay để lấy tiền trả nợ và lãi suất cho chính IMF.


http://www.dsnews.ua/economics/transh-na-m...-04042017080000
Phó Thường Nhân
Nhiệm vụ của FMI là « củng cố chính sách tài chính » của các nước thành viên tham gia tổ chức này, nhưng thực chất cũng như WB(ngân hàng thế giới) nó là cánh tay sắt cuả tư bản tài chính phương Tây (chủ yếu là Mỹ và phương Tây) để đẩy các xu hướng phát triển của các nước trên thế giới theo hình thái phương Tây muốn, tức là lệ thuộc vào họ. Vì thế khi FMI đã tham gia ở đâu, thì nó giống như chim kền kền đi ăn xác chết, chứ không hi vọng gì nó cứu. Bộ mặt này của FMI đã lộ ra rất rõ ràng sau khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1998. Sau đó phần lớn các nước đều tẩy chay, và từ chối các khoản cho vay cuả FMI, vì các điều kiện của nó. Nước nào mà được FMI « ưu ái », thì có nghĩ là nước đó tới cửa tử.
UK cũng không ngoài điều đó. Khi FMI cho vay, thì không phải là nước được cho vay nhận được tiến muốn làm gì thì làm, mà tiền đó không bao giờ lọt vào tay họ. Nó được dùng để trả nợ cho các chủ nợ. Tại sao lại thế ? lấy ví dụ, một công ti ở VN vay tiền ở ngân hàng nước ngoài (vi dụ Pháp) để đầu tư. Khi không trả được nợ thì chuyện gì xẩy ra ? thì chính phủ VN phải thế vào mà trả nợ. Nhưng nếu chính phủ VN không chịu trả nợ, hoặc không đủ sức trả thì chuyện gì xẩy ra ? thì FMI sẽ « cho vay » (thực ra là ép vay, bắt vay) để nó lấy cái tiền đó trả. Kết quả cuộc tranh chấp trả nợ, từ vấn đề tư nhân với tư nhân thành vấn đề nhà nước, rồi với FMI thành vấn đề quốc tế. Chính vì thế mà đầu tư tư nhân lăng qua lăng quăng (chủ yếu để nhằm vay được tiền, rồi xù) cũng nguy hiểm không kém gì tham nhũng, thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiêù. Ở các nước đang phát triển như VN, có bao nhiều các đại gia giầu lên bằng kiểu « xù » này ?? Điều mà xã hội cũng nên đặt câu hỏi.
Hiện tại ở UK, Mỹ đã tìm cách lảng ra. Và giống như khi nước triều rút, sẽ thấy ông nào đi bơi không có quần bơi. Thời Obama, sự tham gia và giật dây của Mỹ, giống như khi nước triều lên, đã che dấu đi sự tham gia ngấm ngầm (nhưng rất quan trọng) của EU (do Đức dẫn đầu). Như vậy cuộc xung đột ở UK không chỉ là Mỹ - Nga, mà còn là EU- Nga, còn trong EU- Nga, thì chủ yếu là Đức – Nga. Hiện nay vấn đề ở UK không chỉ là tranh dành ảnh hưởng Mỹ với Nga, mà phải hiểu là sự tranh dành ảnh hưởng Đức- Nga ở đây.
Nước trong EU thường có xu hướng thân Nga là Pháp. Nhưng hiện tại xu hướng có khả năng thắng thế trong chính trường Pháp là nhóm Macron (trung dung) lại có xu hướng theo đuôi Đức hơn. Vì thế Dù Mỹ có duỗi ra thì UK vẫn còn bị kẹt trong vấn đề tranh chấp này, dù EU không thể có sức mạnh can thiệp như Mỹ.
Tương tự như vậy ở Syria. EU, chủ yếu là Pháp-Đức cũng có sự sai khác với Mỹ. Mỹ hiện nay đã chấp nhận chính quyền Hassad, sẵn sàng bỏ rơi phiến quân « lá mặt lá trái » theo mình, như EU thì vẫn muốn tiếp tục chiến tranh, vì thế EU tiếp tục đòi ông Hassad phải ra đi. Cách đây mấy ngày, có ồn ào lại vấn đề « vũ khí hoá học » ở Syria cũng chính là vì điều này, vì đó là điều bắt bí Mỹ , không thể « bỏ rơi » Syria một cách đường đường chính chính bằng cách bắt tay với Nga. Trong chuyện này, rất có thể là phương pháp chọc gậy bánh xe của EU (chủ yếu lại là Pháp, vì Pháp đã chơi con bài công nhận chính phủ của phiến quân Syria từ 4 năm nay).

langtubachkhoa
Diem tin cac bao chi ve vu tan cong moi day cua My vao căn cứ không quân Al-Shayrat ở tỉnh Homs, do cac ban dua len:

Al Masadar News:

1 - Có 6-7 người thiệt mạng trong vụ không kich này ( Hơn nữa không phải tất cả đều là quân nhân)
2 - tất cả các tên lửa đều rơi về phía Đông sân bay, làm 15c máy bay bị phá hỏng. Theo đó phần lớn số này đều bị hỏng từ khá lâu trước khi xảy ra vụ không kích. hư hỏng chủ yếu hạ tầng và đường băng sân bay.
3 - Cả Nga và Syria đều biết trước vụ không kích.
Theo một số nguồn tin, sân bay này được Nga sử dụng trong chiến dịch Palmyra, nhưng sau đó họ đã chuyển đến T4, nên đến nay hầu như không có mấy thông tin về sb này. Phía Syria biết trước ít nhất 1 ngày trước vụ tấn công ( Có nghĩa trước cả khi Trump tuyên bố)
4 - Phía Washington tuyên bố, họ không có ý định tấn công tương tự như vụ vừa rồi.
5 - Vụ tấn công vừa rồi, CP Mỹ đã vi phạm mọi luật pháp quốc tế và luật pháp Mỹ, vì cuộc tấn công chưa được QH Mỹ cho phép.
Tin chưa kiểm chứng : Chỉ có rất ít tên lửa đến được đich, phần lớn bị bắn hạ ( xem trên bản đồ thì có khoảng 10 quả đến đich)
Theo các nhà phân tich, vụ tấn công vừa rồi mục địch trấn an các đồng minh PT của Mỹ đang ầm ỹ vụ Syria sử dụng VKHH


Tass News:

Đáp trả của Nga trong vụ Mỹ tấn công Syria
1. Nga kêu gọi cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc ( UN ) để bàn về vụ việc và tất nhiên nghị quyết phản đối sẽ bị bác , tuy nhiên tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi hành động của Mỹ là vi phạm luật lệ quốc tế khi ngang nhiên tấn công chủ quyền một quốc gia khác
2. Nga đã đình chỉ Hiệp ước ngăn ngừa sự cố và bảo đảm an toàn hàng không nhằm giúp máy bay chiến đấu 2 bên không va chạm hay đối đầu nhau ở không phận Syria
Tuyên bố của bộ Ngoại giao Nga " Không nghi ngờ gì nữa đây là động thái nhằm đánh lạc hướng dư luận nhằm bỏ qua sự việc Mỹ ném bom chết hàng trăm dân thường tại Mosul và thảm họa nhân đạo đang diễn ra , rõ ràng đây chỉ là cái cớ để thể hiện sức mạnh quân sự tại khu vực "
Việc dừng hiệp ước thì 2 bên có thể tấn công nhau mà không cần phải báo trước nếu thấy bị thách thức


Reuters cùng ngày dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky tuyên bố, cuộc tấn công của Mỹ vào Syria đe dọa khả năng hợp tác chống khủng bố giữa Nga và Mỹ cũng như gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi đối thoại song phương.

Ông Slutky khẳng định, Mỹ một lần nữa áp dụng “tiêu chuẩn kép” khi tấn công Syria mà không có bất kì bằng chứng xác thực nào chứng minh quân đội Chính phủ Syria đã gây ra thảm kịch tại tỉnh Idlib hôm 4-4, trong khi lại làm ngơ vụ quân khủng bố dùng vũ khí hóa học tại Mosul vài tuần trước đó.

Moscow suspends US-Russia memorandum on flights safety in Syria
More:
http://tass.com/politics/939940

Và Daesh đã đáp lời. Cảm ơn nước Mĩ
Như vậy kịch bản Deir Ezzor đã lặp lại, sau khi căn cứ Shayrat bị đánh phá nặng nề dẫn đến 15 máy bay bị phá hỏng thì đội quân Daesh đã lập tức triển khai tấn công vào phi trường
Mở đầu bằng đợt đánh phá vào cao điểm Al-Fuqalas gần phi trường , và các chốt xung quanh, hiện chúng chưa có bước tiến gì cụ thể nhưng trong vài giờ tới nếu không có không quân thì tình hình sẽ là vô cùng tồi tệ, Daesh có thể xốc thẳng tới phi trường
Và còn hơn cà tệ là hoạt động hỗ trợ cho Deir Ezzor sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng

Cap nhat:
Sau nhiều giờ giao tranh tại Al-Fuqalas gần phi trường Shayrat, các lực lượng Syria đã đập tan cuộc tấn công của bọn khủng bố Daesh, duy trì trạng thái an ninh tốt cho cứ điểm này
Câu hỏi là tại sao lại là phi trường Shayrat? theo nhiều nguồn tin, ở đây bố trí bí mật hệ thống ra đa cảnh giới bảo vệ không phận Syria, chính vì vậy cuộc đột kích tháng trước của không quân Israel đã bị bắt bài

Phan ung cua cac nghi sy va chinh gioi My:

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói cuộc tấn công không đồng nghĩa với việc chính sách của Mỹ đối với Syria nói chung đã thay đổi. “Điều này cho thấy Tổng thống sẵn sàng hành động quyết đoán khi cần thiết”, ông Tillerson nói với các nhà báo. “Tôi sẽ không nói đây rằng có sự thay đổi trong chính sách hay lập trường của chúng tôi đối với các hoạt động quân sự hiện có của Mỹ ở Syria”.


Thượng nghị sĩ Cộng hòa Thomas Massie tỏ ý nghi ngờ việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad có trách nhiệm trong việc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria trong tuần qua dẫn tới việc Mỹ ném bom ở nước này. Ông Massie cũng nhắc lại quan điểm rằng sự can thiệp của Mỹ có thể "kết thúc bằng việc làm cho tình hình tệ hơn".

Phát biểu trên CNN ngày 7.4, nghị sĩ Massie cho biết: "Nói thẳng ra, tôi không nghĩ rằng ông Assad làm vậy. Điều đó không phục vụ lợi ích của ông ta".

Khi phóng viên hỏi nghị sĩ Massie rằng ai, nếu không phải Assad, có trách nhiệm vụ tấn công này, nghị sĩ Massie cho rằng sự việc có thể là do không cố ý.

"Các vị có một cuộc chiến đang diễn ra vì lý do đó. Giả sử cuộc không kích là vào một đống đổ nát và chúng ta không biết là khí độc được chứa trong đó hay không - điều đó là hợp lý".

Ông Massie từng bỏ phiếu chống lại việc can thiệp vào Syria năm 2014. Lần này ông nhắc lại những tuyên bố trong quá khứ rằng sự can thiệp của Mỹ có thể làm trầm trọng hơn cuộc chiến, và nhắc tới sự không chắc chắn của tình hình thực tế.

"Chúng ta có thể kết thúc bằng việc làm cho tình hình xấu đi nếu chúng ta không kích" - nghị sĩ Massie nói. "Thương vong đầu tiên của chiến tranh là sự thật, và khó mà biết chính xác điều gì đang xảy ra ở Syria hiện nay".

Khi được hỏi về việc Tổng thống Donald Trump chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama về cuộc tấn công này, ông Massie không coi chính quyền cũ là thủ phạm.

"Ông ấy đã hết nhiệm kỳ rồi. Giờ việc giải quyết tình hình là của chúng ta".
---------------------------------
Hạ Nghị sĩ Barbara Lee của tiểu bang California đã gọi động thái này là "hành động chiến tranh", và cho biết, quốc hội cần phải họp để thảo luận về vấn đề Syria.
---------------------------------
Thượng nghị sĩ Chris Coons thuộc Đảng Dân chủ nói: “Mặc dù tôi khuyến khích chính quyền Trump phải hành động mạnh mẽ ở Syria chống lại chế độ Assad, song tôi rất lo lắng rằng, Hoa Kỳ đang tăng cường hoạt động quân sự ở Syria mà không có một kế hoạch đầy đủ, không có sự suy nghĩ kỹ lưỡng và toàn diện. Thành thật mà nói, những hành động của ông Trump đã tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời".
---------------------------------
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bill Nelson lại ủng hộ động thái này của Tổng thống Trump.

"Tôi hy vọng điều này sẽ dạy Tổng thống Assad không sử dụng vũ khí hóa học nữa", ông Nelson nói.
---------------------------------
Còn theo quan điểm của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, bằng cách hành động một cách quyết liệt như thế này, Tổng thống Trump đã đưa ra một thông điệp rõ ràng cho ông Assad là, tội ác chiến tranh sẽ bị trừng phạt, và cần phải được chấm dứt.
---------------------------------
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Mỹ Rand Paul lên tiếng cho rằng, Tổng thống Donald Trump cần phải xin phép Quốc hội trước khi ra lệnh tấn công tên lửa nhằm vào một căn cứ không quân tại Syria, theo quy định của Hiến pháp.

“Tổng thống Donald Trump cần phải xin phép Quốc hội cho hành động quân sự theo quy định của Hiến pháp”, Thượng nghị sỹ Rand Paul viết trong một thông điệp đăng tải trên Twitter.

Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 khẳng định rằng: “Những can thiệp ưu tiên của chúng ta tại khu vực này đã không làm cho chúng ta an toàn hơn và Syria cũng không có gì khác biệt”.
---------------------------------
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Dick Durbin nói rằng: “Thông báo ban đầu của Nhà Trăng chỉ ra rằng, đây là biện pháp đáp trả có tính toán đối với cuộc tấn công hóa học của Syria. Bất kỳ hành động thêm nữa nào cũng sẽ cần có sự cân nhắc chặt chẽ của Quốc hội, và bất kỳ sự leo thang nào ngoài các cuộc không kích hoặc tấn công tên lửa cũng sẽ đòi hỏi có sự tham gia của nhân dân Mỹ vào quyết định đó”.



Tin tuc Syria khac

Các bác sỹ quyền vì con người Thụy Điển (swedhr.org) khi phân tich đoạn băng cứu người bị nạn sau vụ không kích của quân CP ở Idlib mà PT cho rằng CP Syria đã sử dụng vũ khí HH, đã chỉ ra rằng đoạn băng đó đã được dàn dựng, họ có thể nghe rõ cả tiếng Arap, ngoài ra “ công việc cứu người “ của nhóm “ mũ trằng “ lại là hành động giết người có chủ đich. Ban đầu khi xem đoạn băng, người ta cho rằng cậu bé đã chết, nhưng khi phân tich kỹ, thì cậu bé mới ngất đi do bị tiêm Morphin quá liều. Trong đoạn băng người ta thấy rõ cậu bé bị tiêm vào ngực ( có lẽ vào tim) và kết quả là họ đa giết cậu bé
Đoạn băng chỉ ra các biện pháp cứu người sau vụ tấn công hóa học, (lúc đầu cho là khí Clo, nay lại cho là Sarin), bằng cách tiêm vào tim cậu bé với một kim tiêm dài. Bất kỳ trường hợp bị nhiễm độc nào cách đó cũng sai về phương pháp
Không một đứa trẻ nào trong đoạn video có biểu hiện của dấu hiệu bị trúng độc . từ đoạn băng trước đó của “ mũ trằng” thì rõ rang rằng cậu bé bị tiêm thuôc phiện và có lẽ đã bị chết vì quá liều, không có bất kỳ một biểu hiện nào của một người bị trúng độc .
Trong phần dịch qua tiếng Arap, thì không có hướng dẫn để cứu người mà chỉ thấy hướng dẫn để quay phim
https://youtu.be/3GXz9ww7JY4
The White Helmets video and How to NOT correctly perform intracardiac injection
langtubachkhoa
Khong ro bac Pho nghi sao, nhung toi lai co danh gia so bo, la cuoc tan cong nay nham muc dich giai quyet cac nhu cau ve doi noi cua chinh quyen Trump hon la doi ngoai


Nga: Hiệu quả không kích của Mỹ vào Syria "vô cùng thấp"

Theo Reuters, AP, ngày 7/4, truyền thông Nga dẫn lời Bộ Quốc phòng nước này cho biết hệ thống phòng không của Syria sẽ được tăng cường sau vụ Mỹ không kích vào căn cứ quân sự tại miền Trung nước này.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkovnói: "Để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất tại Syria, các biện pháp phức hợp sẽ được thực thi trong thời gian sắp tới để tăng cường và nâng cao tính hiệu quả của lực lượng vũ trang Syria."

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng tính hiệu quả của các cuộc không kích của Washington là "vô cùng thấp," khi chỉ có 23 trong số 59 quả tên lửa đánh trúng mục tiêu, trong khi chưa rõ liệu 36 quả khác đã rơi ở đâu.

Trước tình hình tại Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sẽ tiến hành cuộc họp với ủy ban an ninh vào tối nay nhằm thảo luận về vụ không kích của Mỹ.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva sẽ duy trì các kênh liên lạc kỹ thuật và quân sự mở với Washington, tuy nhiên sẽ không trao đổi bất kỳ thông tin nào thông qua các kênh này.


http://www.vietnamplus.vn/nga-hieu-qua-kho...thap/439943.vnp


Tên lửa hành trình của Mỹ tham chiến chỉ có hiệu quả thấp
Theo đài RT ( Russia Today ) dẫn theo lời của Bộ trưởng QP Nga thì cuộc tập kích của Mỹ vào sân bay quân sự Al-Shayrat chỉ đạt hiệu quả thấp khi chỉ có 23 trên tổng số 59 quả tên lửa hành trình đối đất TLAM ( Tomahawk ) đến được mục tiêu , số còn lại bay đến đâu thì không rõ
Cuộc tấn công đã phá hủy kho đạn và nhiên liệu , khu vực huấn luyện , canteen , 6 máy bay ném bom Mig-23 ở nhà sửa chữa và trạm radar . Tuy nhiên đường cất cánh ( runway ) , đường chạy ( taxiway ) và số máy bay chiến đấu ở bãi đậu vẫn còn nguyên vẹn
Trong khi đó Nga đã quyết định nâng cấp hệ thống phòng không của Syria nhanh chóng trong thời gian sớm nhất

https://www.rt.com/news/383858-syria-us-strike-inefficient/
langtubachkhoa
Bai viet nay co ve trung hop voi nhan dinh cua toi

Ông Trump ra tay hành động tại Syria để 'gỡ gạc' cho thất bại trong nước?
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tấn công tên lửa vào sân bay quân sự Syria ngày 7/4 khiến nhiều ý kiến cho rằng ông chủ Nhà Trắng có quyết định dứt khoát và nhanh chóng hơn người tiền nhiệm Barack Obama không chỉ đơn thuần vì vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vừa xảy ra tại đất nước Trung Đông.

Hơn 50 quả tên lửa Tomahawk của Mỹ đã đồng loạt nhắm vào một sân bay quân sự Syria vào sáng ngày 7/4 (giờ địa phương). Quyết định của Tổng thống Trump cho phép phóng tên lửa vào lãnh thổ Syria được coi là bước ngoặt thay đổi về cái nhìn của ông chủ Nhà Trắng với đất nước đã trải qua hơn 5 năm nội chiến này.

Theo CNN, trong năm 2013, vào thời điểm Tổng thống thứ 44 Barack Obama cân nhắc không kích Syria sau các cáo buộc của Mỹ rằng lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể sử dụng vũ khí hóa học, ông Trump đã lớn tiếng phản đối điều này.

Trong đoạn đăng trên trang mạng xã hội Twitter cá nhân tháng 8/2013, ông Trump băn khoăn: “Chúng ta sẽ đạt được gì từ việc đánh bom Syria ngoài nợ nần và có thể là xung đột dài hạn?”. “Tổng thống Obama cần phải có sự đồng ý của Quốc hội”, ông Trump bổ sung.

Sự thay đổi của ông Trump đồng thời cho thấy một thực tế rằng quan điểm cá nhân hoàn toàn có thể thay đổi giữa vị trí một công dân đăng ý kiến trên mạng xã hội và vai trò khi là nhân vật giữ chức vụ Tổng thống Mỹ. Sức nặng của trách nhiệm đã thay đổi cả một con người.

Theo cây bút James Moore của tờ Independent, ông Trump ra quyết định trên để gỡ gạc cho thất bại trong nước với dự luật chăm sóc sức khỏe mới nhằm thay thế chương trình Obamacare của người tiền nhiệm.

Bên cạnh đó, dự định về cải cách chính sách thuế và tài chính được coi là “trận đấu” dễ dàng hơn cho ông Trump, tuy nhiên, có đánh giá rằng Phố Wall chưa hoàn toàn tin tưởng kế hoạch cải tổ của Tổng thống Mỹ có thể tiến xa.

Do vậy, Moore phân tích rằng ông Trump nhận ra phải có hành động gây chú ý trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, CNN nhận định ông Trump muốn thể hiện với công chúng rằng ông là nhân vật “chống Obama” và là người đàn ông của hành động. Nhiều ý kiến nhận xét đối với vấn đề chính sách ngoại giao, ông Obama đôi khi bị đánh giá còn “rụt rè” khi cần có hành động.
langtubachkhoa
Thông cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga là 22 quả trúng đích tren tong so 59 quả.
Thiệt hại 6 máy bay đang sửa chữa, một đài radar, một trạm kỹ thuật, một nhà lính.

Mất tích 2, chết 4, 6 bị thương.

Xem 2 video nay quay cảnh sân bay sau khi bị bắn thì có vẻ cũng k thiệt hại lắm

(@click here)
(@click here)
langtubachkhoa
Có vẻ lời kết luận về hiệu quả thấp của đợt không kích tên lửa của Mỹ là đúng. Máy bay Syria lại tiếp tục cất cánh ném bom ở chính sân bay này, Nga cũng điều máy bay trực thăng của mình đến đây.
Giá cổ phiếu của hãng chế tạo là Raytheon Missile Systems trên sàn chứng khoán News York đã tăng 2,1%

Syrian jets take off from air base U.S. missiles struck: Syrian Observatory
http://www.reuters.com/article/us-mideast-...t-idUSKBN1792XA
langtubachkhoa
Có vẻ EU cũng k hoàn toàn ủng hộ Mỹ dùng quân sự giải quyết vấn đề

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...o-khan-3332845/

Tin tức do các bạn đưa lên:

Breaking News - Liên quân đình chỉ bay vào không phận Syria
Thông tin mới nhất Bỉ đã dừng mọi hoạt động trên không phận Syria và các quốc gia đồng minh khác ( NATO và không NATO ) cũng quyết định tương tự , thông báo trên trang chủ quân đội Bỉ cho biết họ sẽ dừng mọi đợt không kích yểm trợ mặt đất và các hoạt động liên quan đến khi nào tình hình tiến triển .
Tin cập nhật: toàn bộ không lực liên quân tạm ngưng hoạt động trong lãnh thổ Syria, trò gì không rõ

Israel: Sẽ đóng cửa không phận tại Cao Nguyên Golan kể từ ngày 17/4/2017

Nga đã tạm đình chỉ thỏa thuận tránh va chạm trên không với Liên quân, đồng thời trung đoàn 54 SAA đã bắn cảnh cáo một chiếc máy bay do thám không người lái cất cánh từ Qasimili, buộc nó chấm dứt các hoạt động do thám SAA và quay về căn cứ
Tình hình chiến trường Syria bắt đầu căng thẳng khi quân đội Syria được quyền bắn hạ, bắn cảnh cáo các phương tiện bay thù địch, xâm nhập trái phép không phận, điều mà trước đây bị hạn chế tối đa do thỏa thuận của các nước dẫn đến các vụ không kích không thể trả đũa


Bài viết này k rõ độ chính xác thế nào
Quan chức nhà trắng thừa nhận vụ tomahawk vừa qua không phải là 1 phần của một chiến lược lớn hơn, cũng không phải nhằm lật Assad. Nói cách khác, vụ này chỉ là một cú tạo tiếng động vô nghĩa từ nắm đấm của bàn tay này vào lòng bàn tay kia chứng tỏ tổng thống Trump trông mạnh mẽ.
http://www.politicususa.com/2017/04/07/whi...city-stunt.html


Daraa, tình hình quân chính phủ đang mất nhiều vị trí. phỉ dùng nhiều xe bom

KQ Mỹ ném bom nhầm vào doanh trại lực lượng dân quân người Kurd (do Mỹ bảo trợ) ở phía bắc Raqqa.

Mỹ không kích giết chết ít nhất 15 dân thường tại Raqqa
Theo Reuters và cả tờ Stripe and Star ( Sọc và Sao ) đăng tải dẫn thường nguồn SOHR ( Syrian Observatory for Human Rights ) cho biết một cuộc không kích do không quân Mỹ thực hiện vào làng Hanida , cách 30km thủ phủ Raqqa đã giết chết 15 dân thường trong đó có 4 trẻ em , còn nguồn tin chính phủ thông báo thương vong đã lên đến hơn 50 người
Phát ngôn viên của BQP Mỹ vẫn chưa đưa ra nhận xét
http://www.reuters.com/article/us-mideast-...a-idUSKBN17A0DB
https://www.stripes.com/news/middle-east/ai...02#.WOlX4G_yjIV

langtubachkhoa
Trump giải thích trên Tweeter về vụ không phá hủy đường băng, nghe như đùa muốn chết.
Từ xưa đến nay người ta luôn đánh đường băng đầu tiên.

Trên sân bay cũng chỉ có 23 lỗ, các máy bay của Syria lại cất cánh ngay hôm sau tại sân bay này, như vậy thì việc Nga nói chỉ có 23/59 tên lửa Tomahawk đến nơi là đúng rồi. Vấn đề là 36 cái còn lại đi đâu, hình ảnh mảnh vỡ của 1 số cái đã được đưa lên, Nga nói vậy là thông điệp gì cho Mỹ, có phải Nga đã bắn hạ hay gây nhiễu?

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trum...ia-3567673.html

Các chỉ huy Nga-Iran-Syria tuyên bố sẽ đáp trả hành động của Mỹ

Nga đã cho phép các quân nhân tự ý hành động nếu thấy bị đe dọa mà k cần báo lại với chỉ huy. Báo giới Mỹ lo ngại và cho đây là chiến tranh

Reuters đưa tin, Trung tâm chỉ huy chung của các lực lượng Nga, Iran và liên minh dân quân đồng minh ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố vụ tấn công của Mỹ vào một căn cứ không quân của Syria đã vượt các giới hạn đỏ và từ nay họ sẽ đáp trả bất cứ hành động gây hấn mới nào cũng như tăng mức độ ủng hộ đồng minh của họ.

Tuyên bố được trung tâm này công bố trên phương tiện truyền thông Ilam al Harbi có đoạn: "Những gì Mỹ đã gây ra trong hành động gây hấn nhằm vào Syria là sự vượt qua giới hạn đỏ. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ đáp trả bằng vũ lực trước bất cứ kẻ gây hấn nào hoặc bất cứ sự vi phạm những giới hạn đỏ của bất cứ ai. Mỹ biết chúng tôi có khả năng đáp trả thích đáng"
http://www.vietnamplus.vn/cac-chi-huy-ngai...a-my/440203.vnp
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Bận quá nên không vào tham gia cập nhật được. Vụ TRUMP ném bom Syria, thực ra chỉ là một cú đấm gió, chứ không phải là dấu hiệu Mỹ quay lại Syria can thiệp sâu hơn(thực ra Mỹ đang can thiệp rồi thông qua các lực lượng người Kurdes đánh Raqqa). Nó nhằm vào nhiều mục đích :
1- Nhằm thoát khỏi cái bẫy « vũ khí hoá học », mà trước Obama đưa ra, coi đó là « red line » cho sự can thiệp trực tiếp của Mỹ. Nếu Mỹ không làm gì đó, thì sẽ mất mặt, trong khi bản thân việc quân đội Syria có dùng vũ khí hoá học không cũng là điều đáng nghi và gây tranh cãi.
2- Hiện tại, đảng cộng hoà và nghị viện Mỹ liên tục « bẻ nanh » của TRUMP, khiến ông ta phải bỏ rơi nhiều nhân vật trong ê kíp của mình. Trong trường hợp này việc không kích Syria là món quà làm hoà, và cũng nhằm chứng tỏ, TRUMP không kiên quan tới Nga. Chống Nga
3- Trấn an các đồng minh của Mỹ ở Trung đông, đặc biệt Israel và hoà giải với Thổ. Mà vụ đảo chính làm sứt mẻ nhiều quan hệ đôi bên.
Còn tại sao nó chỉ là một cú đấm gió ? vì tất cả những điều khiến Mỹ bỏ Syria còn nguyên đó. Lực lượng phiến quân hiện tại đầu còn được Mỹ điều khiển, mà là của Thổ và Ả rập Sa u đít. Và những lực lượng này nếu « lên ngôi » ở Syria thì chưa chắc có lợi cho Mỹ. Ngược lại chiến tranh càng kéo dài thì càng có lợi cho Mỹ vì làm chẩy máu Nga và I ran. Và cuộc chiến này có thể còn kéo dài lâu. Nó giống như chiến tranh đánh Pôn pốt ở Cam pu chia ngày trước. Chính phủ Syria không thể chiến thắng bằng quân sự đơn thuần, mà nhất định phải qua giải pháp chính trị. Cú đấm gió này, cũng là sự khẳng định của Mỹ không muốn bị gạt ra ngoài giải pháp ở Syria, để cho Nga hoàn toàn độc tôn.
EU (trong đó chủ yếu là Pháp) cũng muốn như vậy, đó là có tiếng nói, « dính máu ăn phần » trong giải pháp Syria. Đặc biệt là Pháp đã đặt cược vào phiến quân từ ban đầu vào năm 2011, sau khi công nhận lực lượng này. Cả Mỹ và Pháp đều đầu tư vào phiến quân, nên chắc chắn nó muốn lại quả.
Điều đáng chú ý là cách sử sự của Mỹ, đơn phương ném bom chứ không « tham vấn » ai cả, hoàn toàn không thông qua các cơ chế quốc tế. Phải chăng TRUMP cũng định răn đe Triều tiên luôn, bằng kiểu sử lý tình huống này.
Việc sử dụng tên lửa hành trình cũng nói lên tính chất « tạm thời » của giải pháp. Vì nếu dùng máy bay thì Mỹ bắt buộc phải tham vấn Nga nếu không muốn đánh nhầm lẫn nhau.
langtubachkhoa
Có bài viết về tên lửa hành trình. Tôi chỉ buồn cười người ta cứ bàn sao S300 hay S400 k bắn Tomahawk.
Thứ 1: về lý do chính trị, Nga k nên bắn
Thứ 2: nếu muốn bắn thì phải dùng hệ thống pháo tên lửa tầm thấp như Pantir, ZSU 23, Tor chứ S300 hay S400 là để phòng thủ tầm cao. Tuy S400 bao phủ được cả tầng thấp và cao nhưng tên lửa tầng thấp của nó chủ yếu dùng để bảo vệ chính nó, chứ ai lại dùng để làm thay công việc của pháo binh và tên lửa tầng thấp. Đây chắc là báo Tây tìm cách dìm hàng vũ khí Nga khi vũ khí Nga bắt đầu thâm nhập vào thị trường của Mỹ, còn báo VN thì chỉ biết dịch lại mà thôi


Những tử huyệt của tên lửa hành trình hay chuyện dùng súng trường bắn hạ Tomahawk
Tên lửa hành trình phải bay theo quỹ đạo lập trình sẵn và có tự hiệu chỉnh phần nào nhưng nhìn chung nó bay thấp và quỹ đạo ít cơ động nên rất dễ đón lõng.
LTS: Cuối tuần qua, thế giới xôn xao vì sự kiện Mỹ bắn tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria. Hầu như truyền thông đều nêu những tính năng ưu việt của tên lửa hành trình mà không nói gì về những điểm yếu của nó, trong khi, cũng như mọi vũ khí khác, tên lửa hành trình cũng có những điểm yếu, thậm chí là tử huyệt.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của Đại tá, tiến sỹ Phan Văn Từ, nguyên Trưởng phòng công nghệ cao, Viện tên lửa, Bộ Quốc phòng, về một góc nhìn khác của vấn đề.
---
Tên lửa hành trình là gì?
Trong cuộc sống có một quy luật là quy luật trả giá: không thể đạt được cái gì đó mà không mất gì. Tôi viết bài này chủ yếu nêu lên những hạn chế của tên lửa hành trình và đáp ứng một nhu cầu thông tin còn bỏ ngỏ trong một sự kiện thời sự.

Trước hết, phải định nghĩa rõ tên lửa hành trình là gì? Tên lửa hành trình hay còn gọi là tên lửa có cánh thực chất là loại máy bay không người lái bay thấp và rất thấp.
Tại sao nó phải bay thấp? Nó bay thấp để tránh sự phát hiện của radar đối phương. Nhưng khi tên lửa bay thấp thì radar chủ nhân của nó cũng không theo dõi được nó nên tên lửa hành trình được thực hiện theo chiến thuật "bắn và quên’’, nghĩa là khi đã rời bệ phóng thì nó phải tự xoay xở lấy.
Tên lửa phải bay theo quỹ đạo lập trình sẵn và có tự hiệu chỉnh phần nào nhưng nhìn chung nó bay thấp và quỹ đạo ít cơ động nên rất dễ đón lõng.
Nó dễ dàng thoát lưới phòng không hiện đại vì các loại radar không bắt được nó nhưng nó không thể thoát khỏi tai và mắt con người và lưới lửa phòng không đón lõng bằng các loại súng bộ binh. Chỉ cần một phát súng trường cũng đủ tiêu diệt nó.

Tại sao tên lửa hành trình lại được phóng từ xa? Nó được phóng từ xa để gây bất ngờ cho đối phương và hạn chế đối phương tấn công vào vật chủ của nó, thí dụ như tàu biển từ ngoài khơi bắn vào.
Nó bay xa và bay thấp nên không thể bay nhanh vì mật độ không khí ở tầng thấp rất lớn nên nếu bay nhanh thì nó bị nung nóng và không chịu nổi.
Nếu nó được phóng đến mục tiêu ở cự ly khoảng 1.000 km thì dù bay ở tốc độ cực đại của nó thì khoảng hơn một giờ sau nó mới tiếp cận được mục tiêu. Với thời gian đó thì đối phương có thừa thời gian để triển khai một lưới lửa phòng không đon giản mà hiệu quả.
Tên lửa hành trình bay xa thì phải mang nhiều nhiên liệu. Để tránh phải mang quá nhiều thì không còn cách nào khác nó phải sử dụng loại động cơ chỉ cần mang theo chất cháy còn chất ô xi hóa lấy từ không khí.
Vì thế trên thân của nó phải có miệng hút khí và khi bay dòng khí đi vào miệng nó phải ổn định thì động cơ mới hoạt động tốt. Điều đó bắt buộc nó phải bay theo đường bay ổn định và hầu như không cơ động. Hậu quả là rất dễ đón lõng.

Tại sao ta thấy tên lửa hành trình có dạng dài? Ngoài những khoang cần thiết như mọi tên lửa thì nó phải mang nhiều nhiên liệu, nên trên thân nó phải bố trí khoang chứa nhiên liệu dài hơn và thậm chí là không phải một khoang.
Khi bay nhiên liệu bị tiêu hao dẫn đến tâm khối của quả đạn thay đổi. Hậu quả là nếu độ ổn định giảm thì tên lửa dễ mất điều khiển, nếu độ ổn định tăng thì tên lửa rất ỳ và rất dễ đón lõng.
Khi bay xa và bị chủ bỏ quên thì nó phải tự dẫn lấy đường. Ở giai đoạn đầu chắc chắn nó phải bay theo phương pháp dẫn đường quán tính mà nguyên lý của phương pháp này là việc cộng dồn, nên khi có sai số thì sai số được tích lũy kiểu như lãi mẹ đẻ lãi con.
Để khắc phục sai số về mặt nguyên lý này thì không có cách nào khác là phải hiệu chỉnh quỹ đạo bằng nguyên lý khác.
Thông thường hiện nay người ta hiệu chỉnh bằng định vị vệ tinh nhưng điều này cũng bị hạn chế vì định vị một vật thể đang chuyển động nhanh lại phạm một sai lầm nguyên lý theo nguyên tắc bất định – khi xác định được vị trí của nó thì nó đã không ở vị trí đó nữa.
Tóm lại, quỹ đạo bay của tên lửa hành trình rất khó đảm bảo chính xác. Nếu hiệu chỉnh bằng định vị vệ tinh thì cũng rất dễ bị gây nhiễu.
Vì sao tên lửa hành trình phải sợ súng bộ binh?
Khi bay thấp thì tên lửa hành trình hầu như không dám bay vào vùng có địa hình đồi núi phức tạp vì nếu nó có được trang bị các thiết bị đo cao thì việc hiệu chỉnh theo độ cao cũng rất hạn chế. Nếu hiệu chỉnh theo đo cao khí áp thì không bay được ở vùng đồi núi vì bộ đo cao này chỉ cho tên lửa biết độ cao so với mặt nước biển chứ không phải so với địa hình thực tế.
Vì vậy trên tên lửa hành trình lại phải kết hợp đo cao vô tuyến mà nguyên lý hoạt động của nó như radar. Nó phóng tín hiệu vô tuyến xuống mặt đất, thu tín hiệu phản xạ, so sánh với nó để xác định độ cao. Tín hiệu thu này bị nhiễu rất lớn hơn nữa khi tên lửa bay nhanh đòi hỏi các thiết bị phải xử lý rất nhanh. Điều này rất khó khăn.

Ta hình dung khi gặp quả đồi tên lửa phải đo được độ cao từ quả đồi đến nó, các thiết bị trên nó phải xử lý để xác định chính xác độ cao và truyền đến bộ điều khiển. Bộ điều khiển ra lệnh cho cánh lái độ cao phải lệch cánh một góc thích hợp để nâng tên lửa lên. Nhưng với thời gian đó thì tên lửa vẫn lao đi và có khi đã đâm vào đồi.
Như vậy, nó phải tránh vùng địa hình phức tạp nên càng dễ đón lõng. Hơn nữa người ta rất dễ gây nhiễu cho bộ đo cao vô tuyến.
Đế khắc phục nhược điểm về thiếu độ chính xác như trên đã nêu thì ở giai đoạn gần mục tiêu tên lửa được hiệu chỉnh theo bản đồ số hay theo camera truyền hình.
Điều này thực ra rất dễ đối phó vì người ta có thể dùng phương pháp ngụy trang để thay đổi địa hình gần mục tiêu cần bảo vệ, tất nhiên phải bí mật không cho gián điệp nằm vùng biết được. Ngoài ra, có thể gây khói làm mù camera truyền hình và tên lửa không nhận ra mục tiêu.
Tóm lại để đối phó với tên lửa hành trình không cần phải dùng các hệ thống phòng không hiện đại hay đúng hơn là không thể dùng, mà cần luyện tập đón lõng bằng súng bộ binh các loại. Để phát hiện mục tiêu thì cần có tin tình báo để cảnh giác trước còn khi có tình huống thì có thể phát hiện bằng tai và mắt rồi truyền tin theo điện thoại thông thường.
Hướng cần nghiên cứu: Gây nhiễu sóng GPS, gây nhiễu bộ đo cao vô tuyến và phát hiện mục tiêu tàng hình bằng mạng điện thoại di động theo nguyên lý mạng nhện – một con ruồi mắc vào mạng thì làm cả mạng rung chuyển.

http://soha.vn/nhung-tu-huyet-cua-ten-lua-...09183122421.htm
langtubachkhoa
Bài viết này thì thuần túy quân sự hơn là chính trị


Không phải S-300, S-400 Nga kém cỏi, mà là Mỹ đã tính rất kỹ khi chọn Tomahawk tấn công Syria

Trên lý thuyết, Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria.


Tại sao Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk?
Có nhiều người quen đã đặt ra câu hỏi này cho tôi và tôi xin trả lời thuần túy về mặt kỹ thuật và chiến thuật. Nhưng những vấn đề kỹ thuật và chiến thuật lại phụ thuộc vào mục đích chính trị.
Trước hết, thời điểm Mỹ tấn công vào Syria là Mỹ đã tìm được cớ: Cái gọi là chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
Thứ hai, đây là chiến dịch quân sự đầu tiên của Donald Trump. Thứ ba, Tập Cận Bình đang ở thăm Mỹ. Thứ tư, chính quyền tiền nhiệm của Mỹ đã cay đắng nhìn Liên quân Nga – Syria đánh phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn.
Mỹ phải đánh Syria để dằn mặt Nga, thăm dò thái độ Trung Quốc thông qua Tập Cận Bình đang ở Mỹ, răn đe Triều Tiên và có thể còn có mục tiêu làm thay đổi giá dầu và xem xét phản ứng của thị trường chứng khoán.

Cá nhân Trump chưa chắc đã muốn gây căng thẳng với Nga vì trong vận động bầu cử, Trump đã bày tỏ thái độ muốn hòa hoãn với Nga và đã bị chỉ trích sau khi trúng cử, Mỹ đã thông báo cho Nga về ý định tấn công Syria.
Nhưng chúng ta thừa biết, Trump cũng chỉ là người ra mặt trên sân khấu chính trị, còn người nhắc vở vẫn ở sau cánh gà. Vì những mục tiêu trên nên chiến dịch tấn công Syria phải được các nhà quân sự Mỹ tính toán kỹ và bảo đảm toàn thắng theo một nghĩa nào đó.
Phương án tối ưu
Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria. Đây là mục tiêu diện nên việc tấn công không có gì khó khăn. Nhưng Mỹ có thể chọn 3 phương án chính để tấn công căn cứ không quân Syria:

Phương án 1: Dùng máy bay ném bom như Nga vẫn đang dùng để tấn công IS và phe đối lập.
Đây là phương án hiệu quả nhất xét về mặt phá hủy mục tiêu và chi phí cho chiến dịch, nhưng Mỹ đã không chọn vì máy bay Mỹ dễ trở thành mục tiêu bắn hạ của hệ thống phòng không Syria mà chưa chắc đã cần đến sự hỗ trợ của các hệ thống phòng không hiện đại của Nga như S-300, S-400;

Phương án 2: Tấn công bằng tên lửa đạn đạo, đây là loại vũ khí có uy lực rất lớn, đặc biệt là khi tấn công mục tiêu diện, nhưng Mỹ đã không dùng vì việc dung nó sẽ đẩy xung đột lên một cấp độ mới và Mỹ chắc chưa muốn chọc tức Nga ở mức độ đó.
Hơn nữa, tên lửa đạn đạo vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng không hiện đại Nga – Syria như S-300, S-400.

Phương án 3 sử dụng tên lửa hành trình, đây là loại tên lửa có độ chính xác cao dùng để tiêu diệt mục tiêu điểm nhưng Mỹ buộc phải dùng cho mục tiêu diện - căn cứ không quân nên xét về mặt hiệu quả là không cao, hơn nữa đây là loại tên lửa rất đắt vì giá xuất xưởng đã hơn 1,5 triệu USD một quả (ngoại trừ Mỹ sử dụng tên lửa quá hạn).
Tại sao Mỹ phải làm thế?
Vì với địa hình sa mạc tương đối bằng phẳng như Syria thì việc sử dụng tên lửa hành trình bay thấp là phương án cho dù không hiệu quả và tốn kém nhưng đảm bảo chắc chắn thành công.

Ý nghĩa của chiến dịch này mang tính chính trị nhiều hơn quân sự nên Tomahawk là lựa chọn tối ưu. Nếu Nga và Syria không bố trí trận địa pháo khòng không tầm thấp và rất thấp hay mai phục bằng súng bộ binh như bài trước tôi đã nêu thì Tomahawk bay vào Syria như vào chỗ không người.
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.
Có người hỏi tôi nếu thế, Mỹ dùng Tomahawk đánh vào Nga thì sao? Câu hỏi này là hỏi cho vui thôi, thực chất Mỹ và Nga đều chưa muốn xung đột xảy ra trên lãnh thổ của nhau. Nhưng nếu có tình huống đó thì Nga vô hiệu hóa ngay lập tức vật chủ của Tomahawk, cụ thể là tàu phóng.
Ngoài ra, Nga còn có các hệ thống pháo phòng không tự hành như ZSU-23 hay 12 ly 7 có thể bắn mục tiêu ở góc âm.


http://soha.vn/khong-phai-s-300-s-400-nga-...10172245311.htm
langtubachkhoa
Xem bác phát ngôn viên nhà trắng lỡ lời ở phút 13:08

13:08 - 13:20
"The goal of The United States is twofold ... to make sure that we destabilize Syria, eh... destabilize the conflicts there..."

(@click here)
4/10/17: White House Press Briefing

Có vẻ như Nga trả đũa rồi, tin do các bạn đưa lên:
22 chỉ huy củaHay’at Tahrir al-Sham trong lúc tụ họp ở KTV tại thị trấn Jisr al-Shughour đã bị Nga tiễn đi

Chắc cái tin này liên quan đến việc Putin và tổng tham mưu trưởng quan đội Nga nói có tin phiến quân chuẩn bị dùng vũ khí hóa học o 1 số nơi để lôi kéo Mỹ tiếp tục can thiệp, trong các nơi đó có phía Tây Aleppo

Trông ngày hôm nay, SAA và các chiến binh Palestine bất ngờ tấn công mạnh vào Tây Nam thành phố Aleppo, vào lúc này họ đã giải phóng Kherbet Anadan, phía bắc quận Zaharaa
Tình thế này đang tiến tới hình thành một cái túi mới ở Tây Nam thành phố, nếu SAA chiếm thêm 4km ở miệng túi thì thực sự là thảm họa cho FSA và HTS
Phó Thường Nhân
Ở trên tôi có nói dùng tên lửa hành trình là giải pháp « tạm thời » chính là như thế. Vì dùng thứ vũ khí này thì độ an toàn về ngoại giao, chính trị cao hơn. Còn dùng máy bay tập kích, nhỡ nó bị bắn rơi, thì sẽ to chuyện. Và câu chuyện sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Vì quan hệ giữa các nước lớn, cũng không khác gì hai đứa trẻ con là mấy. Không bên nào muốn mất mặt.
Cũng có vấn đề ồn ào xung quanh việc sau Nga có S-400 rồi S-300 mà không hạ gục những tên lửa Tomahawk này. Để giải thích việc này thì trong điều kiện thông tin hiện tại cả hai cách giải thích đều đúng.
Cách 1 : Nga nhường Mỹ, nó thấy nhưng không bắn. Bản thân Mỹ cũng công bố là đã báo trước cho Nga sẽ bắn. Vậy khả năng Nga « lặng im » cho Mỹ bắn là có thể, vì ở đây không có chuyện bất ngờ (với Nga). Vì nếu Nga bắn lại, thì mặc nhiên Mỹ-Nga có chiến tranh. Điêù mà Nga không muốn.
Cách 2 : Hạn chế về kỹ thuật. Các hệ thống của Nga là phòng thủ tầm cao, mà tomahawk là tên lửa gần mặt đất, tốc độ chậm. Muốn chống lại nó, thì phải có hệ thống phòng thủ tầm thấp, trực chiến đông đảo. Kiểu như hình thế phòng không ở đồng bằng Bắc bộ thời chống Mỹ. Nhưng ở Syria làm sao có được điều đó, vì ở đây là một cuộc chiến tranh « da báo » các vùng hai bên kiểm soát chồng chéo nhau. Ở VN, trước đây đã hạ được F111 bằng súng trường là vì như thế.
Còn việc vũ khí Mỹ hay hơn vũ khí Nga ? điều này cũng có thể. Bởi trước đó, đã có tiền lệ là máy bay Israel tập kích vào Syria mà lực lượng phòng không nước này không ngăn được.
Với cuộc tập kích vào quân đội Syria này, Mỹ đã lộ rõ là người đứng sau, làm hậu thuẫn cho phiến quân. Nhưng sự ủng hộ của nó cũng không hoàn toàn. Nó chỉ là phép ép Nga để cảnh báo là Mỹ phải có tiếng nói trong giải pháp ở đây, để tạo thế cho Mỹ mặc cả với Nga. Một kiểu mặc cả « trọn gói ».
langtubachkhoa
Vu Israel bay vao Syria, thi Nga co thoa thuan rieng voi Israel roi.

Con vu phong khong Syria k phat hien duoc, do la viec Iran dang chi trich Nga, vi da trao code cua he thong ten lua phong khong cua Syria va cua Iran (gom ca S300 va Tor) cho Israel, khien cho may bay cua Israel bay vao, duoc he thong nay coi la may bay minh, nen k thong bao va vi vay k phat hien duoc.

Hien Iran tuyen bo da tu minh tim ra va sua doi code cua ten lua duoc, vi vay ma lan truoc phong khong Syria phat hien ra Israel.

Qua do cho thay loi ich cac phe o Trung Dong dan xen rang buoc

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 12 2017, 04:37 PM)
Ở trên tôi có nói dùng tên lửa hành trình là giải pháp « tạm thời » chính là như thế. Vì dùng thứ vũ khí này thì độ an toàn về ngoại giao, chính trị cao hơn. Còn dùng máy bay tập kích, nhỡ nó bị bắn rơi, thì sẽ to chuyện. Và câu chuyện sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Vì quan hệ giữa các nước lớn, cũng không khác gì hai đứa trẻ con là mấy. Không bên nào muốn mất mặt.
Cũng có vấn đề ồn ào xung quanh việc sau Nga có S-400 rồi S-300 mà không hạ gục những tên lửa Tomahawk này. Để giải thích việc này thì trong điều kiện thông tin hiện tại cả hai cách giải thích đều đúng.
Cách 1 : Nga nhường Mỹ, nó thấy nhưng không bắn. Bản thân Mỹ cũng công bố là đã báo trước cho Nga sẽ bắn. Vậy khả năng Nga « lặng im » cho Mỹ bắn là có thể, vì ở đây không có chuyện bất ngờ (với Nga). Vì nếu Nga bắn lại, thì mặc nhiên Mỹ-Nga có chiến tranh. Điêù mà Nga không muốn.
Cách 2 : Hạn chế về kỹ thuật. Các hệ thống của Nga là phòng thủ tầm cao, mà tomahawk là tên lửa gần mặt đất, tốc độ chậm. Muốn chống lại nó, thì phải có hệ thống phòng thủ tầm thấp, trực chiến đông đảo. Kiểu như hình thế phòng không ở đồng bằng Bắc bộ thời chống Mỹ. Nhưng ở Syria làm sao có được điều đó, vì ở đây là một cuộc chiến tranh « da báo » các vùng hai bên kiểm soát chồng chéo nhau.  Ở VN, trước đây đã hạ được F111 bằng súng trường là vì như thế.
Còn việc vũ khí Mỹ hay hơn vũ khí Nga ? điều này cũng có thể. Bởi trước đó, đã có tiền lệ là máy bay Israel tập kích vào Syria mà lực lượng phòng không nước này không ngăn được.
Với cuộc tập kích vào quân đội Syria này, Mỹ đã lộ rõ là người đứng sau, làm hậu thuẫn cho phiến quân. Nhưng sự ủng hộ của nó cũng không hoàn toàn. Nó chỉ là phép ép Nga để cảnh báo là Mỹ phải có tiếng nói trong giải pháp ở đây, để tạo thế cho Mỹ mặc cả với Nga. Một kiểu mặc cả « trọn gói ».
*


Phó Thường Nhân
Mỹ lại ném một quả bom khủng xuống Aganistan giá 16 triệu đô 1 quả để đổi mạng 36 du kích taliban theo IS. Thật chẳng khác nào dùng búa tạ đập đầu ngón chân mình để diệt con ruồi. Nhưng có lẽ nó nhằm vào chiến tranh tâm lý, kiểu « giết gà, doạ khỉ » thì đúng hơn. Khỉ ở đây có lẽ là Bắc Triều Tiên và Syria. Thực sự quả bom này sẽ có tác dụng lợi hại nếu ném xuống đảo nhân tạo ở biển Đông, hay trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Bắc Triều tiên. Như vậy Trump nói gì với Tập cận Bình trong chuyến viếng thăm vừa rồi ??. Thuyết phục TQ bỏ Bắc triều tiên để Mỹ có thể tự do hành động (như vào năm 1972, sau khi Nixon thăm TQ, thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc). Khác với các tổng thống trước của Mỹ, Trump có nhu cầu « chém gió », « đánh bóng hình ảnh bản thân » rất lớn, rất hăng máu muốn có hiệu quả ngay. Việc giơ gậy, cũng là một trong những thủ thuật thương lượng của người Mỹ, để có thế trên bàn đàm phán, nhưng nó cũng là cách chuẩn bị rút lui « trong danh dự ».
Hiện nay, có thể thấy Trump giơ gậy với cả TQ và Nga, nhưng Trump sẽ thoả hiệp được với nước nào. Trong thực tế khả năng Trump thoả hiệp được với TQ là lớn hơn với Nga, vì Mỹ cần TQ hơn, do kinh tế hai bên hỗ trợ lẫn nhau, trong khi kinh tế Nga ở thế đối đầu với Mỹ. Cách sử thế của Nga cũng giống cách sử thế của Mỹ hơn, nên khả năng đối đầu « ngoài ý muốn » lớn hơn. Ngược lại TQ có thể sẽ nhún nhường Mỹ một chút, những điều không ảnh hưởng gì lắm tới vị thế của mình. Và nước phải chịu « đỡ đòn » hộ TQ này sẽ là Triều tiên.
Quả bom Mỹ ném này thấy nói là dòng bom mới được phát triển từ năm 2003. Trong thực tế dạng bom kiểu này đã được Mỹ dùng. Vào khoảng thời gian này, vào năm 1975, để « cứu chính quyền miền Nam », Mỹ cũng đã ném 2 quả bom CBU có technologie giống như quả bom ném vừa rồi, đó là có khả năng hút khi ô xy, gây chết ngạt, để giúp sư đoàn 13 quân đội VNCH tử thủ ở Xuân Lộc.
Chính vì thế mà cuộc chiến tranh VN kéo dài thêm được ..1 tuần.
@ltbk,
Tôi cũng không rõ cái hệ thống S-300 , S-400 hoạt động thế nào. Nhưng nguyên tắc của ra đa là bao giờ cũng phải nhận diện được « signature » của máy bay , hay tên lửa, đối phương, và để lọc được cái signature này không đơn giản. Còn máy bay « ta », tên lửa « ta », thì tất nhiên nó đã có sẵn signature trong bộ nhớ rồi.
Trước đây, khi chiến tranh chưa xẩy ra ở Syria, thì Israel đã dùng F15 ném bom phá huỷ một trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Syria mà phòng không nước này không làm gì được.
langtubachkhoa
Quy tắc tên lửa radar của ông Nga là, mỗi cái máy bay bay vào, phải trình bày 1 cái mã, nếu k trình được hoặc mã này xa lạ, thì là kẻ địch, bị bùm. Còn nếu nó nắm trong số mã "người mình" hoặc "bạn bè" thì cho qua, k có thông báo gì.
Như vậy chỉ cần Nga tiết lộ 1 trong các mã "bạn bè" hay "người mình" của hệ thống S300 hay S400 cho Israel là ale hấp, vô tư.
Chuyện này đã đồn đại từ lâu rồi, khi Nga tiết lộ mã hệ thống phòng thủ Tor và S300 mà Nga bán cho Iran cho Israel, cũng như mã của hệ thống tên lửa S200 của Syria cho Israel, nhưng mãi gần đây thì Iran mới công khai chỉ trích Nga, và khoe mình có thể tự khám phá và đổi code của S300, chả rõ có thật k.
Máy bay hay tên lửa hành trình Tomahawk bắn vào Syria chắc chắn Nga biết, chỉ có điều k đánh chặn thôi, vì chả để làm gì.
Đến cả Grad tốc độ 3M và là vũ khí ngu mà Pantir còn chặn được, thì Tomahawk cận âm chạy như rùa có gì k chặn được. Nhưng Nga chỉ triển khai số lượng giới hạn Pantir nên sẽ chả đủ để bắn rụng 59 quả Tomahawk, lại còn xung đột với Mỹ nữa. Nếu Mỹ bắn vào Nga thì Nga chặn mới có lý. Bây giờ may ra là dùng chế áp điện tử để mấy con Tomahawk trở nên mù, điếc thì hợp lý hơn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 14 2017, 04:18 PM)
Mỹ lại ném một quả bom khủng xuống Aganistan giá 16 triệu đô 1 quả để đổi mạng 36 du kích taliban theo IS. Thật chẳng khác nào dùng búa tạ đập đầu ngón chân mình để diệt con ruồi. Nhưng có lẽ nó nhằm vào chiến tranh tâm lý, kiểu « giết gà, doạ khỉ » thì đúng hơn. Khỉ ở đây có lẽ là Bắc Triều Tiên và Syria. Thực sự quả bom này sẽ có tác dụng lợi hại nếu ném xuống đảo nhân tạo ở biển Đông, hay trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Bắc Triều tiên. Như vậy Trump nói gì với Tập cận Bình trong chuyến viếng thăm vừa rồi ??. Thuyết phục TQ bỏ Bắc triều tiên để Mỹ có thể tự do hành động (như vào năm 1972, sau khi Nixon thăm TQ, thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc). Khác với các tổng thống trước của Mỹ, Trump có nhu cầu « chém gió », « đánh bóng hình ảnh bản thân » rất lớn, rất hăng máu muốn có hiệu quả ngay. Việc giơ gậy, cũng là một trong những thủ thuật thương lượng của người Mỹ, để có thế trên bàn đàm phán, nhưng nó cũng là cách chuẩn bị rút lui « trong danh dự ».
Hiện nay, có thể thấy Trump giơ gậy với cả TQ và Nga, nhưng Trump sẽ thoả hiệp được với nước nào. Trong thực tế khả năng Trump thoả hiệp được với TQ là lớn hơn với Nga, vì Mỹ cần TQ hơn, do kinh tế hai bên hỗ trợ lẫn nhau, trong khi kinh tế Nga ở thế đối đầu với Mỹ. Cách sử thế của Nga cũng giống cách sử thế của Mỹ hơn, nên khả năng đối đầu « ngoài ý muốn » lớn hơn. Ngược lại TQ có thể sẽ nhún nhường Mỹ một chút, những điều không ảnh hưởng gì lắm tới vị thế của mình. Và nước phải chịu « đỡ đòn » hộ TQ này sẽ là Triều tiên.
Quả bom Mỹ ném này thấy nói là dòng bom mới được phát triển từ năm 2003. Trong thực tế dạng bom kiểu này đã được Mỹ dùng. Vào khoảng thời gian này, vào năm 1975, để « cứu chính quyền miền Nam », Mỹ cũng đã ném 2 quả bom CBU có technologie giống như quả bom ném vừa rồi, đó là có khả năng hút khi ô xy, gây chết ngạt, để giúp sư đoàn 13 quân đội VNCH tử thủ ở Xuân Lộc.
Chính vì thế mà cuộc chiến tranh VN kéo dài thêm được ..1 tuần.
@ltbk,
Tôi cũng không rõ cái hệ thống S-300 , S-400 hoạt động thế nào. Nhưng nguyên tắc của ra đa là bao giờ cũng phải nhận diện được « signature » của máy bay , hay tên lửa, đối phương, và để lọc được cái signature này không đơn giản. Còn máy bay « ta », tên lửa « ta », thì tất nhiên nó đã có sẵn signature trong bộ nhớ rồi.
Trước đây, khi chiến tranh chưa xẩy ra ở Syria, thì Israel đã dùng F15 ném bom phá huỷ một trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Syria mà phòng không nước này không làm gì được.
*


Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.