Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Truyện Thơ Cổ Tích
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2
Hoang Yen
http://1.bp.blogspot.com/-gHbBG8lX_tg/VRi4W0tzcNI/AAAAAAAAA50/eXBGUkTBaVk/s1600/2.jpg

Cuốn Truyện Thơ cổ tích này gồm bảy truyện cổ tích được viết thành thơ lục bát rất dễ đọc đối với học sinh cấp một và hai. Hy vọng sách sẽ giúp các em tăng vốn từ và làm quen với thể loại thơ này.

Sách đang có bán tại Nhà sách Minh Chí (Ms. Vũ Thúy Hoa): số 5 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, mời các bạn đến mua.

Trang page cuốn Truyện Thơ cổ tích ở FB, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của cha mẹ và các em độc giả nhỏ tuổi về cuốn sách, xin chân thành cảm ơn:

https://www.facebook.com/truyenthocotich

Một trích đoạn trong sách, phần mở đầu truyện Bạch Tuyết:

Bạch Tuyết

1.
Ngày xưa, đang giữa mùa đông
Tuyết rơi xuống trắng như bông phủ rào
Trong nhà lò sưởi ấm sao
Bên ô cửa sổ cao cao thẫm mầu
Một bà hoàng hậu ngồi khâu
Mải nhìn tuyết trắng hồi lâu mơ màng
Chẳng may kim chạm tay vàng
Ba giọt máu nhỏ thẳng hàng tuyết bông
Hỡi ôi tuyết trắng máu hồng
Đẹp sao như thể tiên bồng vãng thăm
Hoàng hậu nghĩ bụng nhủ thầm
"Ước gì ta có một mầm gái xinh
Da trắng như tuyết trắng tinh
Môi đỏ như máu lung linh thế này
Và làn sóng sánh tóc mây
Như khung cửa gỗ mun dầy nhức đen"
Ít lâu sự bỗng hiển nhiên
Bà sinh hạ được tươi duyên một nàng
Y như ước mộng dịu dàng
Da trắng như tuyết mơ màng mùa đông
Môi đỏ như máu thắm hồng
Tóc đen như gỗ mun lồng bóng đêm
Hoàng hậu vui sướng đặt tên
Công chúa Bạch Tuyết, gọi lên rạng ngời
Từ đây ở giữa cuộc đời
Có nàng Bạch Tuyết rong chơi vui vầy...
Phó Thường Nhân
Nhân đọc mấy câu thơ lục bát mà Hoàng Yến chụp ở đây, tôi ngẫu hững tản mạn mấy câu về thơ lục bát. Tôi vốn rất phục những người làm được thơ lục bát vì tôi không biết làm. Thể thơ đặc biệt Việt nam này rất khó, bởi vì nó rất dễ rơi vào sự dễ dãi biến nó thành “nôm na mách qué”. Cái khó là cách bắt vần của nó, theo cảm nhận của tôi. Bởi vần bắt từ cuối câu sáu sang chữ thứ sáu của câu tám, thường là phải bắt vần “huyền” , tức là không được có dấu sắc. Hay lấy ví dụ câu thơ của cụ Đồ Chiểu, trong lục vân tiên:
“Tiên rằng hỡi chú bế con
Cớ chi mà cứ bon bon chạy hoài”
Tôi còn nhớ được câu này vì cách bắt vần hồn nhiên của cụ Đồ chiểu « con / bon bon », đặc biêt, từ « bon bon » khiến tôi cảm tưởng đến cái lốp xe đạp cũ, được mình dùng chơi đánh vòng,nó rất nôm. Và nhờsự « nôm na mách qué » ấn tượng của nó khiến tôi nhớ được đến giờ, dù đã đọc cái câu đó từ hồi học lớp tám lớp chín, thời hệ 10 năm phổ thông. Nhưng nếu bảo đó là cách bắt vần hay thì chắc chắn là không phải.
Thơ lục bát cũng rất được hay dùng để diễn ca, kể chuyện. Nó không hoàn toàn là tiếng lòng, tiếng nói của tâm hôn như thơ bình thường. Điều đó càng làm trầm trọng hơn vấn đề bắt vần, vì thơ bắt buộc phải kể nội dung, không thể bô lô ba la. Tôi nghĩ rằng Hoàng Yến chắc chắn cũng sẽ cảm nhận thấy điều này khi chuyển thể nhưng câu chuyện cổ tích trên ra thơ lục bát.
Trong việc diễn ca này, diễn xuôi nhất, trí tuệ nhất, có lẽ chỉ có truyện Kiều. Nhưng ở đây cụ Nguyễn Du đã sử dụng một khối lượng từ vựng rất lớn, bao gồm rất nhiều từ Hán Việt và từ thuần Việt. Vốn từ vựng lớn thì khả năng tìm từ tương đương bắt vần được càng lớn. Vì thế, để đọc được Kiều bây giờ phải có từ điển chuyện Kiều, để hiểu tích để hiểu từ. Tôi còn nhớ được mấy câu.
« Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao »
Phong trần là từ hán việt dịch chữ đối chữ là gió bui. Nhưng nghĩa rộng của nó là khổ ải. Tôi vẫn tự hỏi, nếu không có từ phong trần, thì cụ Nguyễn Du không thể viết thế được, vì nếu thay nó bằng khổ ải thì không thể bắt vần cho nó xuôi, vì đây là « âm sắc » không phải là « âm huyền ».
Cũng phải thú nhận là nghĩ mãi mớ tìm ra cái nguyên bản của hai câu này, vì câu tôi nhớ nó là câu phiên bản trào phúng :
« Bắt ở trần phải ở trần
Cho may ô mới được phần may ô »
Như vậy là phải thần mặt ra một lúc, để brainstorming, rồi reverse engineering nó thì mới tìm lại được nguyên bản.
Có mấy câu khác cũng của Nguyễn Du, nhưng là trong văn tế thập loại chúng sinh, tôi vẫn nhờ vì nó ngắn gọn mà lại đúc kết được trí tuệ của phật giáo
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh
Vẫn biết rằng vạn cảnh giai không
Ai ơi lấy phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi
Thực ra mấy câu này không phải là lục bát thuần tuý, mà là song thất lục bát. Ở đây cụ Nguyễn Du đã xoa trộn từ hán việt với từ Việt khiến câu thơ trí tuệ hơn hẳn, và nhiều khi có thể vì lý do bắt vần mà cụ không dùng chữ Hán việt là TÂM, mà lại dịch là “lòng” (câu sáu)để bắt vần với “trong” (câu tám) nhưng câu thơ vẫn hay, tự nhiên .
Nói về kỹ thuật bắt vần của thơ lục bát, không thể quên việc bắt vần hồn nhiên, kiểu phát biểu linh tinh như TRUMP tổng thống mới của Mỹ, của Bút Tre (giả và thật), vì thơ bút tre giả có rất nhiều. Chính vì lẽ đó mà tôi nhớ được mấy câu. Vì người ta dễ nhớ cái linh tinh hơn là cái nghiêm chỉnh. Nhưng nó cũng là bài học của bắt vàn lục bát, hiểu nghĩa negative không nên bắt chiếc.
Ví dụ:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận điện biên lẫy lừng
Ở đây nếu tôn trọng tên đại tướng, để chứ Giáp vào cuối câu sáu, thì có mà bắt vần bằng mắt, vì nó không phải “âm huyền”, vậy thì ta cứ bẻ tên đại tướng, xuống dòng chuyển câu,, để chữ “nguyên” vần với chữ “biên”
Rồi
Em làm công tác bảo tàng
Cũng là nhiệm vụ cách màng giao cho
Câu này cũng gặp y chang vấn đề bắt vần “âm huyền”. Câu sáu có chữ “tàng” được rồi, nhưng cách mạng, chữ mạng là vần sắc. Vậy thì có sao, ta chuyển thể đọc ngọng kiểu dân Ba vì luôn, thành “màng” cho nó có âm huyền mà bắt vần.
Còn câu cuối hay nhất
Anh đi công tác pờ lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra
Ở đây chữ cuối câu sáu hoàn toàn không vần với câu tám (lây/ngày) nhưng vì nó là vần huyền nên vẫn cảm giác có vần vậy là ổn. Ở đây cũng gặp vấn đề bẻ chữ như trong Võ nguyên / Giáp, nhưng tại sao lại bẻ Plây cu (tên thành phố ở bắc Tây nguyên) như thế, thì tôi để cho mọi người tự đoán ý tác giả.
Tản mạn vấn đề bắt vần trong thư lục bát như thế, mong rằng Hoàng Yên sẽ bắt vần rất hay trong các khổ thơ lục bát của mình.
Hoang Yen
Oi, bac Pho viet vui the! Em cung muon gioi thieu cho cac em nho tro choi tho luc bat qua cuon nay, day la doan em viet cho trang FB cua truyen:

"Có một trò chơi mà khi nào các em cũng có thể chơi, cho dù các em chẳng có sân chơi hay đồ chơi đắt tiền. Nào, chúng ta có 14 hòn sỏi cả thảy trong đó có 3 hòn sỏi được nhuộm màu, em nhặt lên tay 6 hòn sỏi thì dưới còn 8, em nhặt 8 thì ở dưới còn 6, đơn giản vậy thôi nhưng khi nhặt 6 em nhớ nhặt một hòn sỏi nhuộm màu và khi nhặt 8 nhớ nhặt hai hòn sỏi nhuộm, dễ quá phải không? Thay sỏi bằng từ ngữ trong đó sỏi nhuộm là các vần thì em sẽ có thơ sáu tám hay còn gọi là thơ lục bát.

Để chuẩn bị cho em cảm thấy thoải mái khi chơi, tôi đã chơi trò đấy suốt cuốn sách bằng cách chơi đơn sơ dễ hiểu chỉ để cho em có thể thấy nó dễ chơi thế nào.

Hy vọng trò chơi sẽ dẫn dắt em qua miền cổ tích, qua những vui buồn của thời xưa cũ và mang tới cho em một niềm vui nhẹ nhàng bình thản, dẫu cuộc đời còn thiếu sân chơi và thừa điều rắc rối bấn loạn đến thế nào.

Bây giờ thì ta cùng chơi em nhé:

Ngày xưa đã lâu lắm rồi
Chẳng còn nhớ được là hồi năm nao..."

Ve phan em viet thi em cam thay truyen nao co nhieu hung thu voi minh thi em viet troi chay hon. Bac inbox cho em email em gui file pdf truyen cho bac doc. Bac co FB thi cho em link luon nhe hihi v.gif
Phó Thường Nhân
Tôi là ông già âm lịch, nên những phương tiện thông tin hiện đại không dùng, public thì chỉ có chỗ này thôi. Nên nói chuyện trong chủ đề này cũng được. Tôi cũng đã đọc trích đoạn thơ, rồi theo cái link mà Hoàng Yên dẫn đọc thêm những đoạn thơ khác. Tôi không nghĩ là nó đủ để bình về những truyện thơ Hoàng Yên viết. Vả lại người bình quan trọng nhất với những truyện thơ ấy là giới trẻ con, mà tôi lại là ông già. Cho nên tôi chỉ lấy cớ nói chuyện văn chương về thơ lục bát với Hoàng yến và mọi người, và thông qua đó Hoàng Yên cũng sẽ cảm nhận thấy sự bình luận của tôi về những truyện thơ trên ở mức độ nguyên tắc làm thơ, kỹ thuật, theo cảm nhận của tôi.
Tôi luôn có một sự thán phục với Hoàng Yến về khả năng bắt vần. Tôi có cảm tưởng bất cứ chuyện gì Hoàng Yến cũng có thể phiên dịch ra văn vần được. Những gì tôi đọc trích đoạn ở đây càng khẳng định điều ấy. Thơ lục bát bắt vần gượng kiểu “thì là mà” là điều mà người ta rất dễ xa vào, nhưng Hoàng Yến làm rất nuột, rất tự nhiên, đó là điều “khủng khiếp” không phải ai cũng dễ làm được đâu.
Nhưng nếu đã có sức mạnh bắt vần được như thế, thì nên đi xa hơn. Tôi không nói trực tiếp vào những quyển sách Hoàng Yến in, mà tôi muốn nói tới thơ lục bát nói chung. Thơ nói chung, không riêng gì thơ lục bát là tiếng lòng, là cảm nhận, là rung cảm của người làm thơ được “đổ ra giấy”. Chính vì cái bản chất này, mà nó có thể có hiện tượng cực đoan là “thơ không vần”, “thơ là văn xuôi xuống dòng” . Nếu là văn xuôi xuống dòng, thì rõ ràng tiếng lòng, cảm nhận, rung cảm là bản chất của thơ, chứ không thì nó là văn xuôi. Vấn đề là cái quá trình đổ nó ra giấy thế nào. Ví dụ như tôi chẳng hạn, không thể làm thơ mà chỉ có thể viết văn xuôi. Tôi nói làm thơ ở đây là nói ở mức độ khiếm tốn mình làm thơ cho mình, chứ không phải là để thành nhà thơ. Tại sao tôi lại nói về tôi thế, bởi vì cái quy trình “đổ chữ ra giấy” của tôi bắt buộc phải có lô gíc, phải sắp xếp. Cảm nhận của tôi bao giờ cũng phải thông qua một quá trình intellect(tư duy), trong trường hợp như thế thì không thể làm thơ, vì tiếng lòng của tôi đã bị intellect chặn lại, làm méo mó đi. Như vậy có thể hiểu làm thơ là quá trình đổ trực tiếp ra giấy trực tiếp từ cảm nhận. Nó rất giống một quá trình lên đồng, thăng hoa, mà nhiều khi người ta gọi là thi hứng. Nếu không có thi hứng thì không làm được thơ. Và đúng như Hoàng Yến nói ở trên, làm thơ dễ hơn khi có hứng. Nhưng như thế chưa đủ. Mà thơ phải dùng được “chữ đắt”, “hình ảnh đắt giá”. Đắt giá ở đây không chỉ là nghĩa của ngôn từ, mà đặc biệt trong thơ từ còn có tác dụng tạo âm thanh. Cái âm thanh cũng có tác dụng gây cảm xúc trong thơ. Vì thế trong thơ mới có những từ cảm thán “ôi, a, ..”, đây là những từ cảm thán đơn giản, phổ thông hay được dùng. Chính vì thế có nhiều bài thơ rất tối nghĩa, có thể nó có nghĩa với người viết ra bài thơ ấy, nhưng với đọc giả thì không. Nhưng người ta vẫn có thể vận được nó do quá trình “đa ngôn, đa nghĩa”, vẫn cảm nhận được. Thơ là tiếng lòng, thơ là âm thanh, thơ là tối nghĩa (hiểu theo nghĩa đen), nhưng lại đa nghĩa (theo cảm nhận người đọc), chính vì thế thơ gắn chặt với ngôn ngữ. Là đỉnh cao nhất của một ngôn ngữ. Tôi chẳng hạn, dù ở nước ngoài đã lâu, tiếng Pháp không phải là cái gì xa lạ với tôi, vì vẫn phải dùng thường ngày, nhưng tôi không dám tự cho mình là hiểu tiếng Pháp, vì tôi không cảm được thơ tiếng Pháp, dù vẫn hiểu nghĩa, vẫn có thể bình .. nhưng không thể cảm. Người ta chỉ có thể cảm với tiếng mẹ đẻ.
Tôi lấy vài ví dụ “chữ đắt” , “hình ảnh đắt”. ví dụ câu thơ lục bát này của Trần Đăng Khoa, mà tôi còn nhớ:
Bên tường rơi chiếc lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Đây là hai câu trong một bài thơ Trần Đăng Khoa viết về một ngôi đền (có lẽ là đền thơ Đức Ông, tức là Trần Hưng Đạo), vì quê của Khoa là vùng Nam hà. Cả bài thơ rất hay, nhưng tôi nhớ được câu này vì cái chữ đắt của nó “rơi rất mỏng”, mỏng là như thế nào. Trước đó có lẽ không ai gán từ mỏng cho “sự rơi”, động từ rơi. Cái đắt giá của nó là như thế.
Người có nhiều câu đắt chữ đắt nhất, có thể gọi là quán quân vô địch, chắc chắn là Nguyễn Du. Trích thử vài câu:
Tả mùa hè:
Cuối xuân quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Quyên ở đây là chim đỗ quyên. Ở đây người ta thấy ngay cái khó khăn kỹ thuật của khổ thơ, vì câu thơ 6 chữ quá ngắn, vì chữ nào cũng có ngữ nghĩa, không có chữ nào có thể bỏ để dùng trọn “đỗ quyên” cho đủ nghĩa, cho câu thơ khỏi tối, khiến cụ Nguyễn Du phải chọn lựa. Nhưng cái đắt của nó là ở hai chữ “lập loè”. Cái hình ảnh hoa “lựu lập loè” cực đắt khiến người ta cảm tưởng hoa như một loài ..động vật, vì nó có hoạt động , lập loè mà. Trong khi hoa lựu là thực vật.
Hay câu
“ngẫm mình phận mỏng cánh chuồn”
Cái câu tám tiếp theo cũng hay, nhưng tôi quên mất không nhớ được. Ở đây cụ Nguyễn Du cũng phải cắt cho nó vừa khổ thơ. Vì cánh chuồn là cánh con chuồn chuồn, nhưng nó không ngăn cản hình ảnh đắt “phận mỏng cánh chuồn” của câu thơ.
Vì Hoàng Yến chuyển thể ra thơ, nên chắc chắn có lúc Hoàng Yến gặp phải khó khăn trong cái mâu thuẫn đảm bảo nội dung cho người ta hiểu với tiếng lòng, như tôi nói ở trên vốn là bản chất của thơ.Và nhiều lúc chắc chắn không thể có tiếng lòng, mà nó chỉ là bảo đảm kỹ thuật bắt vần. Bảo đảm nội dung ngoài việc bắt vần lại là điều khó nữa.
Ở đây cụ Nguyễn Du với Truyện Kiều cũng có thể gợi mở cho người ta nhiều điều. Vì truyện kiều là truyện dịch, hãy xem cụ có trung thành với nguyên bản Kiều của Trung quốc không. Cách đây ít lâu tình cờ tôi tóm được một quyển phân tích Kiều của một học giả tên là Phương Lựu, sách viết từ thời bao cấp. Ông phương Lựu có nguyên bản Kiều bằng văn xuôi chữ Hán, và khi thấy ông ấy dịch trính đoạn, thì thấy cụ Nguyễn Du chỉ trung thành với đại cương nội dung, chứ chi tiết thì hoàn toàn không. Nguyên bản chỉ giúp cho Nguyên Du có cái sườn của câu chuyện, để tạo tác Kiều của mình, chứ cụ không chuyển thể, không làm công tác phiên dịch.
Tại sao lại thế. Có lẽ khi cụ Nguyễn Du viết truyện Kiều, thì cái điều quan trọng nhất thôi thúc cụ làm việc đó là cảm nhận số phận, mà cụ cảm thấy số phận mình trùng với những nhân vật như Kiều, như Từ Hải, cũng có lúc đó là ưu tư thời thế qua các nhân vật : tú bà, sở khanh…
Cái cảm nhận ấy rất rõ. Ví dụ cảm nhận số phận mình là Từ Hải. cái câu này cũng hay:
“Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình hay không”
Cái cụm “hàng thần lơ láo” thật tuyệt, và nó ám vào đúng thân phận nho sĩ Bắc Hà thời đó không biết theo ai, Nguyễn Huệ, Vua Lê, hay nhà Nguyễn..nó là cảm nhận thân phận của chính Nguyễn Du mà ông Thanh Tâm Tài Nhân là người viết quyển Kiều Trung quốc làm sao mà có, vì nguyên bản nó chỉ là dạng tiểu thuyết lá cải, nếu đánh giá bằng từ ngữ hiện đại.
Hay câu cảm nhận số phận.
“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Nguyên Du là người tài, về văn chương, nhưng cụ không trở thành được đại gia, thậm chí nhiều lúc còn chết đói, “mặt xanh như lá rau”. Ở trên tôi nhớ thiếu câu sáu, chứ không nó còn hay hơn, vì nó cũng có vấn đề kỹ thuật bắt vần. Tại sao? vì cái cụm “ba chữ tài” ở trên. Tại sao lại “ba chữ tài” và nó nghĩa là gì. “Ba chữ tài” nguyên bản là Tam Tài, là một khái niệm triết học nho giáo : gồm Thiên , Địa, Nhân. Ở đây do vấn đề bắt vần mà cụ Nguyễn Du chuyển hẳn thành nôm, từ hai chữ (tam tài) chuyển thành ba chữ (ba chữ tài) để bắt vần. Hiện nay, do thiếu kiến thức cơ bản cổ điển, khó có người nào hiểu thế, mà có lẽ nghĩ là tiền tài danh vọng, và nghĩa ba chữ tài lại thành bí hiểm.
Ngay cả câu đầu tiên trong Kiều, là cái trăn trở rất “triết học”
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau
Như vậy trong Kiều cụ muốn nói lên cái cuộc đấu giữa TÀi và MỆNH này. Và đây là hai chủ thể triết học của đạo Nho. Để rồi cách giải quyết nó là chữ TÂM, tức là phật giáo. Như vậy Kiêù khôngchỉ là cảm nhận số phận, mà còn có phần triết lẩn vào đó, rất tuyệt với. Nhưng đây không phải là chỗ nói về cái đó, nếu tôi không lười thì sẽ nói ở chỗ khác vào lúc khác.
Tóm lại, nếu xét theo truyện Kiều như một ví dụ. thì nội dụng không phải là cái quan trọng, mà chỉ là cái giá đỡ để bộc lộ tâm trạng, thái độ,..tức là tiếng lòng. Chính vì thế mà nội dung có thể rút gọn, thêm bớt, ..giữ được cái cốt để nó nói hộ mình, minh hoạ tiếng lòng mình. Nhưng nó không phải là phiên dịch.
Phó Thường Nhân
Một ví dụ khác về cái vấn đề nội dung này. Đây không phải là thơ lục bát, nhưng tôi vẫn nói tới nó như một minh hoạ. Nhà thơ Tố Hữu có bài thơ rất hay về chiến thắng Điện biên Phủ. Với tôi bài thơ đó có thể coi như cái mốc, giống như Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đánh dấu kết thúc chín năm kháng chiến chống Pháp. Rất lâu về sau, khi ông Tố Hữu đã nghỉ hưu, chẳng còn chức tước gì, khoảng những năm 90, có bài phỏng vấn ông về hoàn cảnh làm bài thơ trên. Ông mới nói rằng những điều ông viết trong thơ nói đến không khí rộn ràng của chiến thắng, như “làng bản đỏ đèn đỏ lửa”, là hoàn toàn không có thật. Tin chiến thắng Điện Biên về tới chiến khu Việt Bắc vào một buổi sáng sớm trầm lắng, làng bản chìm đắm trong sương sớm. Như vậy cái không khí rộn ràng chiến thắng kia chỉ có ở trong tâm ông Tố hữu thôi. Nhưng người vốn có ác cảm với ông, không coi ông ấy là nhà thơ chỉ vì ông yêu Staline trong một bài thơ khác, lại có dịp nhảy xổ lên gào rú “bịa đặt” “giả dối”, nhưng nó cũng đặt ra vấn đề về tính thật sự, tính nội dung của thơ. Nhà thơ có được phép làm thế không. Câu trả lời của tôi là có, thơ không phải là tin thời sự. Đến tin thời sự như bầu cử Trump còn có phần bịa đặt thì sao lại đòi hỏi thơ phải làm điều đó. Nội dung như vậy chỉ là minh hoạ cho tiếng lòng. Cái tiếng lòng có thật không thì mới là điều đáng nói. Nói cách khác, trong thơ chủ thể của nó là chủ quan (subjectivity). Chủ quan là chính, khách quan (objectivity) là phụ.
Trở lại với thơ cổ tích của Hoàng Yến, Hoàng Yến hoàn toàn có quyền và nên làm, là không cần phải nắn thơ theo nội dung câu chuyện. Cái quan trọng là cảm nhận chuyển tải ra sao. Nếu chỉ là chuyển tải nội dung, thì người ta đọc văn vần làm gì, mà sẽ đọc văn xuôi có nội dụng tương tự, vì văn xuôi dễ chuyển tải nội dung hơn. Ngày xưa, trong văn cổ VN có nhiều truyền dài bằng thơ lục bát, bởi vì thơ là cách tán phát dễ dàng qua truyền khẩu, thay thế cho nhà xuất bản bây giờ. Hiện tại, khả năng in ấn ở VN cao hơn rất nhiều , nội dung thì thiếu. Chính vì thế mà công nghiệp in ấn ở VN cứ phải lôi các đầu sách cũ rích từ thời thuộc Pháp, rồi sách vở trước năm 75 ở miền Nam. Những sách này còn có lợi nữa là không phải trả bản quyền, lại càng có lợi. Ngược lại những đầu sách thời bao cấp thì có khi người ta lại không in, tại sao lại thế thì vì ngày xưa ai cũng tự nhận mình là “bần nông”, còn bây giờ thì ai cũng tự nhận mình là “địa chủ”, theo cái nguyên tắc trắng phải bảo là đen, còn đen lại thành trắng.
Ở đây tôi đã trình bầy vấn đề làm sao cho bắt vần trở thành thơ. Tôi chỉ nói được lý thuyết thôi, chứ không làm được. Còn một vấn đề nữa, lý thuyết thơ không tạo ra thơ mà có khi lại giết thơ. Ở trên tôi có nói tới Trần Đăng Khoa. Trần Đăng Khoa nổi tiếng là nhà thơ trẻ con, nhưng thơ trẻ con của Trần Đăng Khoa lại nói được cái thần của miền Bắc thời kháng chiến chống Mỹ bằng chính sự ngây thơ trong trắng của nó. Chính sự ngây thơ trong trắng này đã làm nên lịch sử. Người VN không thể kháng chiến chống Mỹ thắng lợi nếu thiếu cái niềm tin trong trắng ngây thơ ấy, ngay cả khi có được nhiều súng nhiều đạn hơn nữa. Sau đó Trần Đăng Khoa được học đại học văn khoa, đi học ở Nga. Nhưng khi đã nhồi nhét một đống lý thuyết văn chương vào đầu, thì ông ấy không còn làm thơ được nữa. Ở đây không phải là vấn đề “bị nhồi sọ”, mà chính là điều mà tôi nói về tôi ở trên. Khi có lý thuyết khiến người ta tư duy (intellect) mà đã tư duy thì mất thơ. Vì thế đi học ở Nga, Trần đăng Khoa nhớ được “đùi gái Nga trắng như ngà voi” , nhưng không thể chuyển nó thành vế thơ hay được nữa.
Như vậy làm thơ cuối cùng vẫn chỉ là cảm nhận chiêm nghiệm, lý thuyết về thơ giúp người đọc có thêm công cụ tư duy để đọc một cách thú vị hơn, nhưng chưa chắc đã dùng cho người làm thơ.
Hoang Yen
Bác Phó viết về nhiều thứ tôi đọc cũng lơ mơ, hỏi bạn Mưa thì bạn ấy ignore chẳng thèm trả lời, chắc là vẫn bực tôi về cái vụ Sisyphus. Tôi dịch cuốn Sisyphus đấy vì một kỷ niệm sâu sắc với một bạn làng Ven và cốt lõi chính là để mình đừng tự sát trong suốt cuộc đời mình cho dẫu nó nặng nề đến đâu. Nỗi niềm cay đắng ấy bao giờ thì bạn ấy hiểu được cho tôi, cũng đành chịu thôi. Bạn Mưa chắc hiểu bác Phó hơn vì sinh hoạt cùng từ thủa mới lập nên làng Ven, tôi thì đọc bác Phó lúc nào cũng lơ mơ nên thôi nghĩ thế nào tôi viết thế vậy.

Trong truyện thơ có lúc tôi cũng cho tâm trạng của mình vào nhưng ít thôi và không phải ai cũng nhận ra. Nếu viết theo tiếng lòng như bác Phó nói thì cũng được dăm bài thơ buồn, những câu thơ kiểu như:
Kiếp người nhỏ bé lạ lùng
Mà sao mang được vô cùng buồn thương

Nhưng rồi vấn đề cũng sẽ dẫn đến là viết về cái gì đây ngoài những tâm trạng riêng tư như vậy? Đến đây là tôi bí đấy bác Phó ạ.
Phó Thường Nhân
@Hoàng Yến,
Vì thấy Hoàng Yến giới thiệu mấy quyển sách mình viết bằng thơ lục bát, mà lại là truyện thơ, thì tôi vào trao đổi mấy câu về thơ lục bát thôi.
Với tôi làm được thơ lục bát hay rất khó, vì nếu chỉ bắt vần thì nó chỉ đạt đến độ bài vè. Để một bài thơ lục bát hay thì phải có những câu thơ có chữ đắt, người ta gọi là chơi chữ. Tôi cũng trao đổi rằng truyện thơ cũng không nhất thiết phải dịch tất cả nội dung câu chuyện, vì nội dung chỉ là cái để đưa đẩy cảm giác, chứ không phải là điều trọng yếu trong thơ.
Nhưng những lời phân tích như thế, có thể giúp cho người đọc cách cảm thụ thơ, suy nghĩ về thơ, ngược lại khó có tác dụng với người làm thơ, vì quá trình làm thơ không phải là một quá trình suy nghĩ duy lý. Nếu duy lý quá thì không thể làm thơ được.
Tôi cũng không rõ quá trình sáng tạo của Hoàng Yến thế nào trong quá trình làm thơ cổ tích này. Ví dụ khi làm thơ về Nàng Bạch Tuyết và bẩy chú lùn thì cái động lực gì khiến Hoàng Yến thấy thú vị muốn chuyển nó thành thơ ? Hoàng Yên muốn gửi gắm cái gì vào đấy ? Chính cái điều gửi gắm này khiến người ta dẫn tới chọn lọc và trình bầy sự kiện nội dung mà không phải là nô lệ của sự kiện. Nàng Bạch tuyết là gì ? một cô gái ngây thơ được nụ hôn đầu của Hoàng tử cứu thoát, hay là sự trong sạch hiện thân, hay là câu chuyện ác giả ác báo, hay là một cái điềm liên quan tới máu đỏ tuyết trắng .. tuỳ cái cảm nhận của người ta mà câu thơ sẽ khác nhau.
Và thường cái cảm nhận này liên quan tới sự chiêm nghiệm của người viết,điều này không nhất thiết là tâm sự cá nhân, dù nó thường là thế, nhưng cũng có người có thể tài tình nhập vai.
Đấy đại khái là tôi để ý tới những điều đó, và đó cũng là một trong những cách đọc thơ.
Hoang Yen
Viết thơ đối với tôi dễ hơn phân tích cách viết thơ vì cái thứ nhất chỉ cần một cảm xúc một ấn tượng không cần hiểu rõ còn cái thứ hai thì phải dựa vào các phương pháp và phải hiểu rõ đối tượng phân tích. Chẳng hạn như tôi có thể không hiểu hết về bác Phó nhưng vẫn có thể viết thơ về bác:
Bao năm bác Phó Thường Dân
Làng Ven nếp cũ chuyện gần chuyện xa
Chuyện thơ lục bát quê nhà,
Chuyện sản xuất điện thôi là hạt nhân...
Chuyện nào bác cũng ân cần
Dẫn giải tỉ mỉ muôn phần như nhau


Bác thấy đấy, thơ có khi chỉ là những nét phác hoạ thôi mà. Chẳng có từ đắt, đều đều như vè nhưng vẫn có thể nhìn thấy một đôi nét của bác Phó không lẫn được với ai cho dù tôi chưa gặp bác bao giờ.
Phó Thường Nhân
@Hoàng Yến,
Ồ tôi xin cám ơn những câu thơ được tặng. Hoàng Yến nói rất đúng là thơ chỉ có thể sử dụng như phác thảo, và sự phác thảo này phụ thuộc vào cảm nhận của người làm thơ.
Tôi cũng đồng ý, như Hoàng Yến nói là làm thơ là quá trình tự nhiên. Vì thế ngay ở trên, tôi đã nói là lý luận về thơ (và cả văn học nói chung) chủ yếu dành cho người đọc, chứ không nhằm vào tác giả. Vì người lý luận cũng là người đọc, chứ không ai lý luận được quá trình sáng tạo. Vì thế tôi mới lấy ví dụ ông Trần Đăng Khoa, hồi trẻ con, chẳng học hành gì thì làm thơ hay, đến lúc học một đống lý luận vào thì lại bí.
Nhưng ngược lại nếu lý luận được chính họ tìm ra chiêm nghiệm, thì nó cũng nâng cấp được thơ lên rất nhiều. Ở đây tôi không có ví dụ trong thơ lục bát, nhưng những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của các thiền sư (vì tôi hay đọc sách phật giáo), ví du như thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Mãn Giác. Bình thường nếu không có kiến thức về Phật thì đọc vẫn thấy hay. Nhưng nếu có cảm nhận Phật giáo thì còn hay hơn, vì mình (người đọc) có thể đồng cảm được với tác giả.
Ở trên, Hoàng Yến có nói về tâm tư của cá nhân trong thơ. Quả thật trong những điều tôi viết có thể hiểu như thế, nhưng có lẽ phải hiểu rộng hơn là sự đồng cảm. Tiếng lòng ở trong thơ có thể là cảm nhận số phận (tức là tâm tư cá nhân) thông qua thơ, qua một câu chuyện. Nguyễn Du trong truyện Kiều là một ví dụ. Nhưng nhiều khi nó là sự đồng cảm, chứ không phải là chuyện đời của người ta.
Lấy một ví dụ. Tôi vừa mua quyển sách tự thuật cuộc đời của Bruce Springsteen. Bruce Springsteen là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ. Tôi thích nhạc của ông ta, vì nhạc của ông ta giản dị nhưng không đơn giản, và cũng bởi vì ông ta là một trong những nhạc sĩ Rock hiếm hoi có lời bài hát rất hay, có thể coi là thơ. Không giống như nhiều người khác, mà lời bài hát chỉ là cái câu « I love you » dưới những dạng khác nhau. Tất nhiên, tôi phải đọc lời bài hát, chứ trình độ nghe hiểu tiếng Anh của mình thì không nghe trực tiếp được.
Trong lúc lật quyển sách xem qua, tôi tình cờ đọc một chương, ông ta nói tới việc sáng tác bài hát Philadenfia thế nào. Đây là một bài hạt được đặt hàng, là nhạc cho một bộ phim. Bộ phim này nói về chuyện những người bị si đa. Tóm lại, Bruce đã bị ấn định trước về nội dung chủ điểm. Nhưng thái độ cuả ông ta với những vấn đề này, sự đồng cảm đã dẫn tới việc ông ấy sáng tác được bài hát hay. Cảm nhận như vậy không chỉ là cảm nhận qua chính cuộc đời mình, mà là sự đồng cảm.
Khả năng đồng cảm này cũng là điểm xác định tài năng của một nhà thơ một nhà văn.
Hoang Yen
Bac Pho, chac bac co biet Phan Viet, truoc gio toi co doc het cac sach cua PV, toi moi doc bai nay, muon hoi xem bac co y kien gi khong a:

http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Toi-xuat-g...ho-xa-hoi-10399
Phó Thường Nhân
@Hoàng Yến,
Theo như tôi hiểu thì mỗi người đến với đạo Phật đều có lý do riêng tư, và từ cái lý do này mà cảm nhận đạo Phật của mỗi người khác nhau. Ví dụ, lý do đó có thể như “truyện tình Lan điệp” mà nhạc vàng vẫn nhai nhải (đây là câu truyện đi tu vì tình yêu trắc trở, một trong những chủ điểm lớn dẫn người ta tới phật giáo). Đạo Phật cũng trọng tiếng nói của riêng từng người, nó không phải là sự bắt buộc, tôi không hiểu vì lý do gì mà Phan Việt đến với đạo Phật, nên không thể nói những gì cô ấy viết là đúng hay sai. Nếu tôi có thể nói thì chỉ có mấy nhận xét như thế này thôi:
Về những nhận xét với giới “tinh hoa” (chắc là dịch từ Elite). Giới tinh hoa có thể hiểu là giới trí thức. Và giới trí thức thường được coi như những người dẫn đầu xã hội, chỉ đường cho xã hội. Và cũng có thể hiểu là tự Phan Việt cũng nhận mình nằm trong số này.
Nhưng với tôi, vì tôi theo chủ nghĩa Mác –Lê nin nên tôi không có khái niệm tinh hoa, vì chủ nghĩa Mác định nghĩa con người theo giai cấp. Trí thức không phải là một giai cấp, họ có thể đứng về phía chủ sở hữu, cũng có thể đứng về phía giai cấp công nhân, cũng có thể đại diện cho một cộng đồng (như theo chủ nghĩa dân tộc, hay một cộng đồng tôn giáo, …), họ cũng có thể vọng ngoại..v..v..Điều duy nhất mà giới trí thức có điểm chung đó là sử dụng chất xám để sinh sống. Nhưng điều đó với tôi không phải là đặc trưng của tinh hoa. Vì sao ??
Vì một phần rất lớn, số đông trí thức gắn liền với khoa học kỹ thuật, quản lý. Không một nhà nước nào tồn tại được bây giờ mà không cần trí thức loại này. Hiện nay chỉ số phát triển, trình độ công nghệ của một nhà nước, một xã hội, gắn liền với số lượng trí thức khoa học này được đào tạo thế nào, chất lượng ra sao, thu nhập của họ thế nào. Số lượng trí thức này càng đông đảo, thu nhập càng cao thì chất lượng xã hội dân sự ở đất nước đó càng tốt. Như vậy nếu trí thức càng đông đảo, càng chiếm số đông trong lực lượng sản xuất, dịch vụ (tức là không phải « tinh hoa » số ít) thì càng tốt.
Cũng có một bộ phận nữa của trí thức mà công ăn việc làm gắn liền với lĩnh vực truyền thông (TV, báo, đài.), với văn hoá (văn học, nghệ thuật).. và thường người ta coi những người này là « tinh hoa », vì họ tác động vào dư luận, vào xã hội dân sự, truyền bá kiến thức..v..v.. Nhưng thực sự họ cũng không phải là tinh hoa, mà chỉ là một tầng lớp người sinh sống bằng các lĩnh vực này thôi. Họ nhiều khi chỉ là con rối tuyên truyền một lối sống, một tư duy. Cái lối sống tư duy này là sự phản ứng văn hoá của một xã hội với trình độ sản xuất của xã hội đó, cũng như ý tưởng của những ông chủ thực sự, đó là những người nắm công cụ sản xuất trong xã hội này. Điều này đúng cho tất cả mọi xã hội, từ Tây đến Ta. Bởi bản thân họ cũng bị đầu độc bởi chính tuyên truyền mà họ tạo ra, và những sách vở họ tạo ra cũng phải được bộ máy truyền thông đăng tải thì họ mới « tinh hoa » được. Lấy ví dụ rõ rệt nhất là những người tham gia vào những trò chơi trên truyền hình. Chỉ hôm trước hôm sao họ thành « nổi tiếng », vì được nhiều người biết tới, nhưng họ chỉ là con rối cho một trò chơi truyền thông chứ đâu có gì đặc biệt.
Nhưng bây giờ, do tồn tại các mạng xã hội, kiểu Twitter, facebook.. mà sự « nổi tiếng » này không nhất thiết phải qua kênh chính thống là đài, báo.. và đây chính là nội dung sự than phiền của Phan Việt về sự thất thế của tinh hoa, chỉ vì họ mất cái độc quyền « nổi tiếng » mà thôi.
Tất nhiên cũng có « tinh hoa » thật. Với tôi đó là những danh nhân. Ví dụ như Lê nin, Bác Hồ, Trịnh công Sơn, Nguyễn Đình Thi, Lưu hữu Phước, Bùi xuân Phái..v..v.. Nhưng đó là số cực ít trong lịch sử loài người và mỗi dân tộc..và họ không tạo ra một giai tầng xã hội. Một điểm nổi bật cuả « tinh hoa » theo định nghĩa này, là sự đóng góp của họ trong lịch sử.Lịch sử và thời gian là người tuyển chọn « tinh hoa », chứ nó không phải là một giai tầng xã hội được định nghĩa bằng bằng cấp và sự có mặt trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
Vì thế có gì mà phải than phiền là « tinh hoa » đã đoán sai Trump lên làm tổng thống hay Brexit, vì « tinh hoa » này đâu có phải là tinh hoa mà chỉ là những nhóm người có khả năng lũng đoạn media thôi.
Phó Thường Nhân
Về phật giáo, có lẽ là chiêm nghiệm và tâm sự của Phan Việt trong bài viết này. Tôi hơi ngạc nhiên vì Phan Việt nói tới cái tôi. Trong phật giáo không có cái tôi (mà người ta gọi là vô ngã). Nếu có thể nói một cách tổng quan, thì nhân sinh quan của đạo Phật coi ta không có cái tôi, và quá trình tu tập đạo phật dù là môn phái nào cũng là để bỏ cái tôi, xa lìa cái tôi, coi cái tôi không tồn tại.
Vì chúng ta đang ở thời mạt pháp, là thời mà xã hội đi ngược với đạo Phật, trong cách ứng sử sinh hoạt quản lý, như tôi đã từng nói khi trao đổi với nvt ở một chủ đề khác, ta cũng nên hiểu từ bỏ cái tôi là cái tôi tâm lý, là những tâm lý do cái tôi tạo ra. Như tự ái, chạm nọc, kiêu ngạo, đánh giá bản thân quá cao.. rồi từ đó dẫn đến hằn học, giận dữ, căm ghét..Nhưng thứ mà người ta có thể từ bỏ. Và nếu người ta từ bỏ được, thì bản thân chất lượng cuộc sống của chính người đó sẽ được nâng cao hơn. Hoàng Yến có thể thể nghiệm cái này rất dễ dàng khi tức giận hay cáu kỉnh, dừng lại một phút để xem nguyên nhân nào tạo ra nó. Nếu thấy nó là do chạm nọc cái tôi tạo ra, thì hãy nghĩ rằng nếu cái tôi đó không tồn tại, thì chuyện đó không xảy ra, và nếu từ đó cơn giận dữ như không có đế , không có điểm bám rơi xuống đất làm mình cười xoà. Thì đó cũng chính là một cách bỏ cái tôi theo phật giáo chứ không có gì khác cả.
Quá trình rơi bỏ cái tôi tâm lý này tưởng là dễ nhưng lại cực khó. Và cũng đừng có nghĩ rằng, một người tu tập đạo phật lâu năm, ngay cả khi khoác áo cà sa mà bỏ được nó, vì nhiều khi cái tôi nó biến chuyển đi một cách tinh vi hơn, chứ không phải mất đi. Không kể có người càng học phật lâu, thì cái đó càng to lên.
Thông thường trong phật giáo người ta thường hay lý luận, con người tạo nên bởi tứ đại :nước, khí, lửa, đất. Và chính vì nó được tạo lập như thế mà không có bản thể, và vì không có bản thể nên nó không có bản chất. Bởi không có bản chất nên nó là vô ngã.
Trong xã hội hiện đại, mỗi người đều được xã hội (như gia đình, nhà trường, công sở) rồi nhà nước (công dân, quyền lợi) gắn cho một cái tôi để quản lý.Cái tôi đó chính là giấy tờ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, tên tuổi..và trăm thứ ràng buộc khác. Chính vì thế mà thời đại hiện đại là thời mạt pháp. Vì cách thức quản lý , sinh hoạt của nó dựa vào cái tôi. Trong khi đạo Phật khuyên người ta bỏ cái tôi. Hai cái điều này là ngược nhau.
Cũng chính vì thế mà tôi mới nói là bỏ cái tôi tâm lý, chứ ta trong đời thường không thể bỏ cái tôi được xã hội nhà nước tạo ra. Và nếu bỏ nó thì lại là nguy hiểm, thành một dạng ba phải như tôi đã nói trong các chủ đề khác.
Trở lại bài viết của Phan Việt, nếu hiểu rằng ta không có cái tôi, cảm nhận chiêm nghiệm không có cái tôi, thì những gì cô ấy nói tới « cống hiến » nó hiện ra rõ ràng đúng như cô ấy cảm nhận. Nhưng có làm được đúng thế không thì lại là chuyện khác. Nhưng cảm nhận được như thế thì đã là tốt rồi. Vì với đạo phật là « làm không mục đích » mới chính là mục đích.
Nếu có thể nói với Phan Việt, thì tôi có thể nói gì với cô ấy, trong quá trình tìm hiểu phật giáo. Lời khuyên của tôi có lẽ là « hãy đọc kinh đi » và chiêm nghiệm nó. Với cô ấy, đọc kinh có lẽ không phải là điều khó khăn, vì cô ta có vốn xã hội học là nghề của mình, lại là một nhà văn. Hiện tại ở VN có rất nhiều nhà văn, nhưng có lẽ không có nhà văn nào có một cái xương sống triết học, để làm cái đế nhân sinh quan cho các tác phẩm của mình. Điều này khiến tác phẩm của họ không có chiều sâu, và họ cũng không thể nhập vai để viết những gì khác ngoài kinh nghiệm bản thân. Nhưng nếu nhà văn chỉ có kinh nghiệm bản thân, thì đến lúc nào đó sẽ hết mạch. Nhà văn cũng đồng nghĩa với « thợ chữ », người đi săn tìm chữ nghĩa. Kinh phật sẽ mở cửa cho người ta cả một vốn từ vựng khổng lồ của ông cha ta, trở về với cội nguồn. Vì kinh chữ nghĩa lý cuả kinh phật , cũng chính là công cụ tư duy của tổ tiên người việt ít nhất đến thể kỷ XIX. Còn những gì chúng ta dùng hiện nay, ngôn ngữ tiếng việt hiện đại chỉ có từ thế kỷ XIX, do sự nhập khẩu từ phương Tây.
Có những người tìm hiểu phật giáo mà viết văn. Như ông Cao Xuân Thuần, nhưng tôi đọc những gì ông viết lại chán vì ông ta không phải là nhà văn. Ngược lại nhà văn việt nam mà có tâm hồn phật giáo, thì hiện tại chưa có.
Hoang Yen
Cảm ơn bác Phó rất nhiều, bác viết rất cẩn thận và chu đáo, tôi phải đọc qua đọc lại và chiêm nghiệm thêm những điều bác viết. Quả thực tôi quan tâm đến bài viết này vì tôi rất quý mến Phan Việt. Trong suy nghĩ của tôi thì đi tu lại là một sự bỏ cuộc và xa lánh, bỏ những việc đang làm và xa lánh cuộc đời. Nếu đa số những người trí thức chọn lối đi này thì sao nhỉ?

Phan Việt ngày xưa viết những đoạn văn ở diễn đàn này, khi ấy còn là VNE, giọng văn rất trong sáng và có chuẩn mực, khi ấy PV còn trẻ. Sau đó cô có viết truyện ngắn và được giải, rồi cô viết tiểu thuyết Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ. Tôi đọc hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của cô ấy. Dù có điểm không đồng tình ví dụ như PV coi ly dị là một nỗi bất hạnh, tôi thì không coi như vậy, ly dị chỉ là một sự lựa chọn không tiếp tục sống với ai đó, còn mình vẫn là mình. Tuy vậy đọc sách của PV thì tôi cảm thấy cô đã thu xếp để vượt qua mọi chuyện rất ổn. Thế rồi tôi đọc được bài trên, tôi thấy xao xuyến trước một người phụ nữ bỗng chốc bỏ hết mọi thứ để vào chùa. Có điều gì đó như không thỏa đáng ngay cả khi cô ấy rời bỏ một cách nhẹ nhàng như vậy những cái mà cô ấy theo đuổi bao nhiêu năm. Có thể lúc nào đó tôi sẽ hỏi cô ấy trực tiếp.
NVT2002
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 15 2017, 11:27 PM)
Về phật giáo, có lẽ là chiêm nghiệm và tâm sự của Phan Việt trong bài viết này. Tôi hơi ngạc nhiên vì Phan Việt nói tới cái tôi. Trong phật giáo không có cái tôi (mà người ta gọi là vô ngã). Nếu có thể nói một cách tổng quan, thì nhân sinh quan của đạo Phật coi ta không có cái tôi, và quá trình tu tập đạo phật dù là môn phái nào cũng là để bỏ cái tôi, xa lìa cái tôi, coi cái tôi không tồn tại.



Đây là một trong những nhận thức sai lầm cơ bản của bác Phó, khiến bác không hiểu được Thiền Tông.
NVT2002
QUOTE(Hoang Yen @ Feb 17 2017, 07:05 AM)
Cảm ơn bác Phó rất nhiều, bác viết rất cẩn thận và chu đáo, tôi phải đọc qua đọc lại và chiêm nghiệm thêm những điều bác viết. Quả thực tôi quan tâm đến bài viết này vì tôi rất quý mến Phan Việt. Trong suy nghĩ của tôi thì đi tu lại là một sự bỏ cuộc và xa lánh, bỏ những việc đang làm và xa lánh cuộc đời. Nếu đa số những người trí thức chọn lối đi này thì sao nhỉ?

Phan Việt ngày xưa viết những đoạn văn ở diễn đàn này, khi ấy còn là VNE, giọng văn rất trong sáng và có chuẩn mực, khi ấy PV còn trẻ. Sau đó cô có viết truyện ngắn và được giải, rồi cô viết tiểu thuyết Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ. Tôi đọc hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của cô ấy. Dù có điểm không đồng tình ví dụ như PV coi ly dị là một nỗi bất hạnh, tôi thì không coi như vậy, ly dị chỉ là một sự lựa chọn không tiếp tục sống với ai đó, còn mình vẫn là mình. Tuy vậy đọc sách của PV thì tôi cảm thấy cô đã thu xếp để vượt qua mọi chuyện rất ổn. Thế rồi tôi đọc được bài trên, tôi thấy xao xuyến trước một người phụ nữ bỗng chốc bỏ hết mọi thứ để vào chùa. Có điều gì đó như không thỏa đáng ngay cả khi cô ấy rời bỏ một cách nhẹ nhàng như vậy những cái mà cô ấy theo đuổi bao nhiêu năm. Có thể lúc nào đó tôi sẽ hỏi cô ấy trực tiếp.
*



Chuyện một người xuất gia thì theo em làm bình thường, không có gì là tự dưng cả. Đó là một quá trình chuyển hóa từ từ. Người ta âm thầm tìm hiểu về Phật Pháp qua một thời gian dài, trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động xã hội khác. Đến một lúc nào đó nhận thấy Phật Pháp có giá trị hơn những thứ kia thì xuất gia, thế thôi! Chả khác gì chuyện một người dừng hết các hoạt động xã hội để vùi đầu vào phòng thí nghiệm hoặc thư viện để nghiên cứu học tập cả.
Phó Thường Nhân
@Hoàng Yến,
À, tôi không nghĩ là cô ấy đi tu đâu, có lẽ bởi vì cô ấy viết không rõ ràng khiến mọi người hiểu lầm thôi. Theo truyền thống phật giáo Nam Tông, tức là phật giáo ở Thái lan, thì người ta có thể lên chùa đi tu một thời gian, rồi lại trở về làm người bình thường. Đây thực sự là một nét đẹp của truyền thống phật giáo này, và các chùa Đại Thừa ở Vn có lẽ nên học theo. Ví dụ mở những khoá học tu , một vài tuần vài tháng cho người thường, điều đó vừa giúp truyền bá phật giáo, giúp nhà chùa có kinh phí, không phải nhất thiết trông vào hành lễ, cúng bái..dẫn đến lạm phát mê tín mà lại hoàng hoá được phật pháp.
Thường thì ở các nước theo phật giáo Nam tông, đứa trẻ khoảng bẩy tám tuổi được đưa lên chùa đi tu khoảng ba tháng. Trong thời gian đó trẻ con là sư, được học giáo lý căn bản của phật giáo, đồng thời học chữ viết. Nhưng bất cứ ai cũng có thể lên chùa tu một thời gian, rồi về.Khi đọc bài báo thì tôi hiểu thế này. Phan Việt muốn được nghe lời dậy của thầy cả ở một cái chùa mà cô ấy nói trong bài báo. Nhưng luật chùa của họ không cho phép mò mẫm vào làm như thế. Vì làm thế thì loạn, chùa chứ có phải là cái chợ đâu. Không kể cô ấy còn là nữ. Vì thế họ coi chuyện đó chỉ được chấp nhận nếu đi tu tạm thời. Và như vậy thì phải cắt tóc. Có vậy thôi.
Đối với Phan Việt đó là một cuộc trải nghiệm. Với nhà chùa thì họ coi đó là hình thức tu tạm thời. có vậy thôi chứ không có gì là khủng khiếp cả. Điều « khủng khiếp » với cô ấy có lẽ là việc phải cắt tóc, và cô ấy đã vượt qua được cái mặc cảm (trong nhà phật gọi là chấp) ấy, khiến cô ấy có một cảm giác « giải phóng ». Và cô ấy viết về cái ấy.
Trong phật giáo Đại thừa, là nhánh phật giáo của người Kinh ở VN, tức là chúng ta, không có hình thức tu tạm này, mà nó lại có cách tổ chức khác là cư sĩ. Chữ nhà phật gọi là Ưu bà tắc (nếu là đàn ông), Ưu bà di (nếu là nữ). Cư sĩ thì tu tại gia. Tức là chịu nhận thập giới, ngũ giới nhưng không vào chùa ở, mà tụng kinh ăn chay ở nhà. Họ cũng có thể xuống tóc, nhưng thường thì không.
Hiện tại, từ sao đại chiến thế giới thứ hai, do sự quan tâm của người phương Tây với Thiền Tông Nhật bản, khiến nhiều người phương Tây sang Nhật cũng muốn vào chùa tập thiền. Vì thế nhưng chùa theo tông phái này ở Nhật mới mở ra những lớp học Thiền, và nó cũng trở thành một hiện tượng du lịch. ở châu Âu, Mỹ, Canada..từ khi có sư Tây tạng chạy loạn sang, họ mở chùa, và cũng mở các lớp « nhập thất » (tức là một dạng tu tạm) từ 3 tháng tới 3 năm, trong khi theo truyền thống (vì phạt giáo Tây Tạng cũng là phật giáo Đại thừa) thì nó không có.
Còn với tôi, thì tôi không phải là sư, cũng không phải là cư sĩ. Không giống ai. Tôi học phật giáo chỉ để cho mình có được một nhân sinh quan phật giáo, một lối sống phật giáo, để hộ mệnh, an tâm.. nâng cao chất lượng cuộc sống (nhà phật gọi là thoát khổ). Tôi nói thế không phải để khoe mình, mà để giúp mọi người có thể định vị được tôi ở đâu trong thế giới phật giáo, mục đích của tôi tìm hiểu phật giáo làm gì, để hiểu chính xác điều tôi nói hơn khi tôi bàn về phật giáo.
@NVT,
Thiền chỉ là một bộ phận trong quá trình tìm hiểu phật giáo của tôi thôi. Còn tôi quan niệm thế nào thì đã viết theo bài kệ của nhà sư Huệ Nguyên, bên chủ đề tôn giáo.
Hoang Yen
Bác Phó viết vậy chắc đúng rồi, có lẽ chỉ là một thời gian trải nghiệm ngắn của PV thôi, tóc lại dài ra theo thời gian. Chúc cho PV làm được những điều cô mơ ước!
Phó Thường Nhân
Vì Hoàng Yến có nói về văn chương của Phan Việt, mà ở đây cũng là nơi nói về văn chương, nên tôi cũng nhân thể bàn thêm cho vui. Sách của Phan Việt tôi cũng đọc một quyển, nếu nhớ không nhầm tên, thì nó là « nước Mỹ, nước Mỹ ». Tôi đọc nó cũng đã lâu, nên không thể phân tích chi tiết. Thường khi đọc sách, khi có quyển nào hay, thì tôi thường nhớ nó dưới dạng đại ý, cảm nhận để sử dụng về sau, hoặc lúc cần thì có thể tìm lại, đọc lại. Nếu là người đọc sách chuyên môn, thì thường người ta phải làm thẻ, để ghi lại những điều đáng chú ý. Nhưng tôi chỉ đọc chơi, nên không làm đến mức chuyên nghiệp như thế. Lý do khiến tôi đọc nó, là vì « nó rơi vào tay tôi », nhưng không phải vì thế mà khiến tôi đọc, mà là sự tò mò, muốn hiểu xem nước Mỹ qua con mắt một người sinh viên VN, được sinh hoạt giáo dục « dưới mái trường XHCN » giống như bản thân mình, nghĩ gì thấy gì về nước Mỹ, như cái tên của quyển sách nói. Và quả thật quyển sách đã không làm tôi thất vọng. Nó không chỉ nói về nước Mỹ chung chung, mà là sự trải nghiệm của một sinh viên qua cuộc sống đời thường ở Mỹ, vì mặc dù nó là một tập truyện ngắn, có truyển chỉ một vài trang viết kiểu chấm phá, nội dung nói chung của nó khá là tự sự bản thân (authobiographic). Đặc biệt có những truyện đôi lứa, thì khả năng là câu chuyện bản thân có vẻ rất rõ nét.
Văn của Phan Việt sắc sảo, và bút pháp hiện đại, giống như những truyện đương đại ở châu Âu (và châu Mỹ). Nội dung cũng vậy, không tránh né cả những chuyện « mây mưa vần vũ » trai gái, thâm chí có cả đoạn lúc vào giai đoạn nóng bỏng, cột buồm không dựng lên được. Điều khiến tôi chú ý là hình ảnh các chàng trai VN được dựng lên quá là ốm yếu. Bản thân tôi cũng là con trai VN, biết cái giống mình thích chém gió, ảo tưởng..v..v.. nhưng bị lôi ra viết thì không ai thích. Đặc biệt, có truyện, nếu nhớ không nhầm là truyện tương đối dài, thì tôi có cảm tưởng người bạn trai giống như con chuột bạch của phòng thí nghiệm, bị Phan Việt mổ xẻ, quan sát như một object dưới con mắt rất phẫu thuật. Như tôi đã nói ở trên, vì nó khá là tự sự bản thân, nên tôi cảm thấy rất thương hại bạn trai của cô ấy, vì chắc chắn chẳng ai thích hình dáng mình lại trở thành ..nhân vật điển hình trên sách vở. Chính vì thế mà tình đoàn kết đồng giới khiến tôi ..không đọc thêm quyển nào của cô ấy nữa.
Khi đọc sách, thông thường tôi chú ý đến hai điều đó là thủ pháp nghệ thuật và nội dung. Tôi không phải người quan niệm « nghệ thuật vị nghệ thuật » mà là người quan niệm « văn dĩ tải đạo ». Mà trong đó chữ VĂN (tức là nghệ thuật) phải tải được chư ĐẠO (là nội dung, hàm ý). Nếu chỉ được chữ ĐẠO mà không có VĂN, thì nếu hay nó là quyển sách triết, hay bài phóng sự, nếu dở nó là tờ truyền đơn (bây giờ ở VN gọi là ..tờ rơi). Nếu mà có VĂN mà không có ĐẠO, thì trước sau cuối cùng nó cũng đi vào luẩn quẩn hư vô rồi bế tắc.
Văn đàn VN hiện tại, theo đánh giá của tôi là bế tắc. Hiện tại không có tác phẩm hay. Trước đây khi bắt đầu thời « cởi trói », các nhà văn VN hồi đó đùng đùng phẫn nộ coi « sự bị chỉ huy » là điều khiến họ không ra được tác phẩm hay, nhưng bây giờ không còn sự chỉ huy, hay đúng hơn là bị thị trường chỉ huy sách họ đâu có hay hơn. Thời bao cấp, nhà văn nhà thơ được trọng vọng, vì quan niệm họ là « kỹ sư tâm hồn », tác phẩm của họ phải có mục đích giáo dục quần chúng. Chính vì cái điều đó mà họ được trọng vọng, nhà văn như một ông lớn, uy tín rất lớn. Nhưng ở vào vị trí ông lớn này, họ lại cắn lại bàn tay nuôi họ,coi họ « không có tự do nghệ thuật ». Bây giờ kinh tế thị trường, nhà văn đâu còn là ông lớn, vì xã hội tôn thờ « doanh nhân » hơn, người ta cũng không cần ông làm « kỹ sư tâm hồn » để tạo dựng ra con người mới nữa, thì ông sống dở chết dở.
Gần đây, khi về VN, tôi thường ra hiệu bán sách cũ, để tìm sách văn học thời bao cấp. Bởi vì với tôi, về mặt nghệ thuật các tác phẩm đương đại ở VN thua xa nó về thủ pháp nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm. Những tác phẩm thời đó, được viết rất công phu, và không có chuyện « mỳ ăn liền ». Còn nếu nói về nội dung, nhiều điều truyển tải không còn đúng với quan niệm hiện tại, nhưng nó có quan niệm và có ĐẠO. Và với tôi, người rất thích lịch sử, thì những quyển sách mà nội dung « quá đát » không quan trọng, vì tôi luôn đặt nó trong không gian lịch sử để tìm hiểu. Thậm chí những điều quá đát về nội dung còn làm tôi mỉm cười thú vị.
Bây giờ, người ta không thể đòi hỏi văn học bị quản lý như trước, thì bản thân người viết văn phải có triết thuyết của chính mình. Triết thuyết không phải là xu thời, thấy người ta chửi bới thì mình cũng phải chửi theo để có mầu trí sĩ, mà là có một nhân sinh quan thế giới quan của riêng mình.
Một điều nữa là không viết « mỳ ăn liền ». Mỗi con người về mặt nhận thức thường tương đối là bền vững, ít có người nào « thay đổi như chong chóng », như vậy về lâu dài, nhà văn phải có khả năng thâm nhập, tìm hiểu, đóng vai.. chứ nếu chỉ dựa vào authobiograpic, « viết cho chính mình », thì đến lúc nào đó cũng thành nói lại. Cũng chính vì thế mà một nhà văn hay, cũng là một nhà văn có một thế giới tưởng tượng của chính mình, để các nhân vật của mình ngụp lặn, trôi nổi trong đó. Văn học là tưởng tượng, mà yếu tố « phản ánh thế giới hiện thực » chỉ là cảm hứng ban đâu. Có những nhà văn như thế ở VN, ví dụ Phan Tứ. Thế giới nhân vật của ông ấy rất phong phú, từ chiến sĩ quân tình nguyện bên Lào, tới hội ngộ tình duyên Bộ đội du kích…mà trong bất cứ khung cảnh nào ông ấy cũng rất nhuần nhuyễn,nhậy cảm. Cuộc đời ông ấy làm sao có thể có tất cả cái đó, nó chỉ là sự nhập vai..nhưng thông qua các nhân vật của mình, người ta có thể thấy hình mẫu « con người lý tưởng », sự « tưởng tượng lãng mạng » của nhà văn.
Để kết thúc, tôi cũng phải nói lại một tí. Ở trên, tôi có nói là uất ức vì đồng cảnh nên không đọc truyện của Phan Việt nữa là đùa thôi. Ngược lại nhà văn phải vượt qua được hình mẫu authobiograpic, mang đời tư của mình ra bán, và phải có triết thuyết, thì là nói thật nghiêm chỉnh.
Hoang Yen
Bác Phó đọc thử truyện của Nguyễn Bình Phương xem sao, đây là review của tôi trên FB về cuốn Mình và họ của Nguyễn Bình Phương:

"Đã đọc xong Mình và Họ, vài suy nghĩ về cuốn truyện này:

1. Bi kịch của một gia đình dòng họ bắt đầu từ bi kịch chiến tranh của đất nước, người anh khi phải rời bỏ gia đình để đi lính đã rơi vào trạng thái trống trải hoang mang và những diễn biến khắc nghiệt của chiến tranh đã khiến anh khi trở về bị điên. Người em cố sức kéo người anh ra khỏi cơn mê hoảng đánh tàu nhưng thất bại, muốn đi tìm hiểu xem chiến tranh kinh khủng thế nào khiến cho anh mình thành ra như vậy. Nhưng chính người em cũng sống bi kịch đời mình, làm thủ thư thích đọc sách mà kết giao với người tình buôn ma tuý, giết người, khi bị công an bắt thì tự sát. Kết cục người mẹ của gia đình, người có cha làm phỉ, từng bị đi tù vì buôn hàng quốc cấm, trở về cố gắng chăm sóc người anh cũng không được, sẽ nhận lấy chiếc ba lô vật còn lại duy nhất của người em, cả hai đứa con trai đều chết, một người vì điên, một người tự sát, hai đứa con ấy tên là Thuận và Hiếu.

2. Những gì thực sự xảy ra luôn thoát ra khỏi sự kiểm soát chính thống, như cú nhảy của Hiếu xuống vực để không bị bắt bởi công an do nghe theo người anh dặn đừng để bị bắt (bởi địch). Tờ báo CAND như là một sự hiện diện của chính thống xuất hiện dày đặc trong truyện nhưng rốt cục cũng chỉ là nơi ghi lại vụ này vụ kia. Người công an điều tra về vụ đào trộm và chặt tay xác chết bị sét đánh còn nói biết là ai rồi nhưng cứ để một thời gian lâu lâu cho ... vui. Đối diện với báo CAND là hình ảnh mây, mây lúc đẹp lúc không cũng xuất hiện khắp truyện nhưng hồn nhiên hơn cả tâm trạng người. Mọi thứ vùng núi rừng biên ải mờ ảo hoang hoang tuột ra khỏi sự kiểm soát của chính thống, cả cuốn tiểu thuyết này dường như cũng thoát ra được và tồn tại theo cách riêng của nó.

3. Có một điều gì đó được giữ nguyên, trọn vẹn từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua những câu chuyện về thổ phỉ, chiến tranh, một thứ bản năng sinh tồn chứa đựng cái ác không phân biệt bằng biên giới, không có chính tà, cái ác diễn ra khi nó cần phải diễn ra, như người đàn bà cắt đầu mười bốn tên lính tàu, cũng người đàn bà ấy đâm thủng lá lách một người trêu ghẹo mình rồi lại vác người ấy băng rừng đến trạm xá, cũng chính người đàn bà chung thủy ấy chịu tiếng tăm "ăn thịt người" không rõ ràng...

4. Một người đàn ông cô đơn giữa bốn người đàn bà, anh làm tình với ba trong họ (trong đó có một cuộc loạn luân với người chị dâu sinh ra một đứa con chết yểu với tâm thế vừa có lỗi vừa muốn giúp anh trai mình) và tiếp tục thiết kế mối thứ tư có thể là phù hợp với anh hơn cả, cho dẫu tất cả bọn họ chẳng bao giờ thuộc về anh hoàn toàn, anh sống bên lề cuộc đời họ tạo nên những cơn ghen tuông trong họ, điềm nhiên với cách họ kiếm tiền, gây tội và rốt cục chính anh cũng vì chuyện gây ra bởi họ mà dẫn đến việc tự sát. Đàn bà có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời anh mặc dù anh đã phủ nhận điều đó đôi khi. Nhưng rốt cục chẳng người đàn bà nào hiểu thấu anh và bi kịch đời anh, ngay cả khi anh đã chết.

5. Truyện hay, có thể đọc đi đọc lại ko chán trừ một vài chi tiết lạc đàn hơi ngớ ngẩn, như khi nhắc đến nhạc Trịnh. Những câu chuyện về biên giới và chiến tranh biên giới sẽ còn được lưu truyền mãi qua cuốn sách."
Phó Thường Nhân
@Hoang Yen,
Để tôi tìm đọc, rồi có gì cũng sẽ viết review, cảm nhận. Chưa đọc quyển sách, nhưng từ review của HY với đọc mấy bài trên mạng khen ngợi nó, lúc đi « truy lùng » truyện thì hình dung tưởng tượng nó giống như một dạng hợp kim trộn lẫn kiểu nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, và ..phim của Trần Anh Hùng, bộ phim gì xem lâu quên mất rồi, bộ phim làm sau « mùi đu đủ xanh », trong đó có cảnh cứa cổ người trong phim rồi máu phun ra như cắt tiết gà ở Sài gòn. Không biết có đúng không ???
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.