Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/wall-street-jour...hang/316536.vnp
Wall Street Journal: Ukraine chỉ đủ ngoại tệ dùng trong 1 tháng
Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 7/4 dẫn lời Phó Giám đốc điều hành thứ nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) David Lipton cho biết nhằm tăng dự trữ tiền mặt khẩn cấp, Ukraine đang đàm phán với một số nước để có thể hoán đổi tiền tệ.

Phát biểu tại Viện kinh tế quốc tế Peterson ở thủ đô Washington, ông Lipton nói: "Việc hoán đổi với hai hoặc ba nước khác đang được thảo luận để có thể tăng dự trữ của Ukraine."

Theo ông, hồi tháng Ba vừa qua, dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Ukraine đã giảm xuống còn 5,6 tỷ USD - chỉ vừa đủ thanh toán kim ngạch nhập khẩu một tháng. Tuy nhiên, cùng với khoản tiền cứu trợ mới nhất của IMF, 2 tỷ USD theo hình thức hoán đổi với Trung Quốc sẽ giúp tăng dự trữ ngoại tệ của Ukraine lên ba tháng nhập khẩu. IMF muốn tăng dự trữ ngoại tệ của Ukraine từ 10 tỷ USD lên hơn 18 tỷ USD vào cuối năm nay.

Ông Lipton cho biết mục tiêu chương trình của IMF là đảm bảo các nhu cầu tài chính bên ngoài của Ukraine, dự tính vào khoảng 40 tỷ USD trong 4 năm. Mục tiêu kinh tế trước tiên của chương trình này là ổn định tình hình tài chính của Ukraine, được bắt đầu bằng việc khôi phục sự ổn định trên thị trường ngoại hối.

Hôm 13/3, Ukraine đã nhận được khoản tiền cứu trợ đầu tiên trị giá 5 tỷ USD của IMF./.



Tin khoa hoc 1 ti cho no thu gian
http://motthegioi.vn/the-gioi-ky-thu/nga-c...uoi-172998.html
Nga chế tạo thành công xi măng xương thay xương người
Các nhà khoa học Nga vừa chế tạo thành công xi măng sinh học thay thế xương người, với tên gọi là "xi măng xương ".
Các nhà khoa học thuộc phân nhánh của trường Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia Nga ở thành phố Seversk, khu vực Tomsk, đã tạo ra "xi măng xương" dựa trên hydroxyapatite sinh học.
Đây là một vật liệu sinh học mới, sau khi dùng hình ảnh chụp cắt lớp và in 3D vào một vết nứt xương, vật liệu này sẽ hòa tan hoàn toàn vào cơ thể người, tái tạo lại phần mô xương bị nứt gãy.
Theo giáo sư Vitaly Guzeev, người của nhóm nghiên cứu, chất liệu mới mềm và dẻo nhưng sau khi đưa vào cơ thể nó sẽ cứng lại và không bị cơ thể đào thải.
Như vậy, xi măng xương có thể ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật, từ nha khoa cho đến thẩm mỹ.
Một điều thú vị là xi măng xương được hình thành một cách vô cùng ngẫu nhiên. Ban đầu, các nhà khoa học đang nghiên cứu các thành phần để khi đưa vào các bộ phận giả làm bằng titan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Sau đó, họ nghĩ tại sao không tạo ra một vật liệu có tính năng mạnh như titan nhưng không có các tạp chất sắt trong đó.
Tủy xương chứa các tế bào trung mô, các tế bào này luôn di chuyển đến vùng mô bị tổn thương.
Chúng phát hiện ra vấn đề của cơ thể chẳng hạn như thứ gì đó có thể tham gia vào quá trình sinh hóa, sau đó chúng sẽ xử lý để các tế bào này có thể phân chia. Sự tái sinh chính là tự phân chia của tế bào. Kết quả là, một mô xương mới hình thành với các mạch máu và tế bào thần kinh riêng.
Tất cả các thành phần chế tạo ra xi măng xương đều có nguồn gốc tự nhiên, vì hầu hết được làm từ xương động vật. Do đó, xi măng xương có khả năng thích nghi với cơ thể và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Titan thường được dùng để nối các khớp xương trong phẫu thuật, nhưng sau khi lành vết thương, người ta cần loại bỏ vật liệu này ra khỏi cơ thể. Không giống như titan, vật liệu mới không cần phải loại bỏ khỏi cơ thể.
Sau khi các nghiên cứu trên động vật thành công, các nhà khoa học đang bắt đầu chuẩn bị để thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người, và họ hy vọng sẽ mở cơ sở sản xuất ở St.Petersburg.
Khánh Nguyên (Theo RT)
Phó Thường Nhân
@Sky,
Chuyện chặt cây cối chỉ là một hiện tượng, trong muôn vàn hiện tượng nói lên sự mục nát của nhà nước thôi. Không phải chỉ có hiện tượng chặt cây mà còn có những chuyện nữa như quy định mới về bảo hiểm, gây nên bãi công của công nhân ở Sài gòn. Đến hôm nay thì cơn gió media đã qua, nên không hiểu mọi chuyện sẽ “chìm xuồng” hay được giải quyết thoả đáng. Nếu không được giải quyết thoả đáng, thì nó sẽ là cái ung nhọt tích tụ lại. Đến khi nó bùng nổ, đặt nhà nước vào trạng thái “trong đánh ra ngoài đánh vào”, thì không biết nó thành cái gì.
Nhìn vào hoạt động của nhà nước Vn, nếu nhìn về quan hệ quốc tế, những chiến lược tầm cỡ vĩ mô, thì người ta thấy rất phấn khởi, và thấy Vn là một nước độc lập thật sự, không uổng công các thế hệ ông cha kháng chiến dành độc lập. Nhưng ở phương diện vi mô, trực tiếp tác động vào cuộc sống người dân, thì nó lại thể hiện một bộ mặt khác không mấy đẹp đẽ cho lắm. Đó là vẻ mặt lỳ lợm, bất chấp, cưỡng bức, hống hánh, nguỵ biện… khiến người ta nản, và không hiểu rằng những chính sách vĩ mô khi đi xuống dưới thì nó sẽ thành cái gì, có đảm bảo được đúng những quyết sách ban đầu hay không hay là một thứ đối sách. Điều dở hơn nữa là những quyết sách hay (ngoại giao, chính trị..) chúng nằm ở tâm quá cao, còn những điều vi mô lởm khởm thì lại động vào vấn đề cơm áo, gạo tiền của người dân. Người dân đánh giá nhà nước qua những việc đó. Đừng để cho nhà nước VN hiện tại thành như triều đại nhà Hồ (tôi muốn nói Hồ Quý Ly chứ không phải Hồ chí Minh), trong đó có cái mâu thuẫn là triều đại nhà Hồ có rất nhiều chính sách hay, kỹ thuật quân sự cũng khá.. khiến các bác nghiên cứu lịch sử mấy thế kỷ sau rất thích, nhưng dân lúc đó không ủng hộ, đụng tới là sụp. Hay như triều nhà Mạc, rõ ràng đưa nhà nước VN theo đường lối thương mại, có nhiều điều tiến bộ ..cũng để dành cho các học giả nghiên cứu mấy thế kỷ sau, nhưng với người dân đương thời có lẽ lại là một chế độ rách nát, tàn bạo vì thế nó mới bị thay thế bởi nhà Trịnh, là một chế độ mà các học giả sử học chê bai, nhưng lại là một triều đại tồn tại lâu nhất ở VN còn tồn tại lâu hơn cả các triều đại “nổi tiếng” không có “vấn đề” như Lý, Trần(nếu nó mà dở thì sao lại tồn tại lâu thế, còn các ông kia hay sao lại nghẻo củ từ)..
Tại sao nhà nước VN lại có hai cái bộ mặt trái ngược nhau thế, nhiều khi thấy nói chính sách hay ..như nghe hát, nhưng lúc nhìn vào hiện thực thì thấy nát như cua bấy. Tại sao lại thế ? cái lô gíc nó ở đâu.
Ở đây hãy điểm lại sự kiện, trước khi đi tìm cái lô gíc khiến nó hoạt động “trật đường ray” như thế. Ví dụ về bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm lập ra cho công nhân, về mặt lịch sử là thắng lợi của phong trào công nhân quốc tế, thắng lợi của xu hướng xã hội chủ nghĩa (dù hiểu nó theo kiểu nào, kiểu cải lương như ở Tây Âu hay kiểu cách mạng như ở các nước XHCN cũ). Vì không có đủ thông tin, tôi không thể phán xét những biện pháp cải cách cái quỹ này ở VN đúng hay sai, đúng đến đâu, sai đến đâu. Điều đáng ngạc nhiên là cái điều quan trọng như thế mà nó cứ được đưa ra, im ỉm, không biết có thảo luận ở quốc hội, dự luật được đưa lên báo chí hay là do mấy ông bộ cứ “lần mần như ma” đưa ra. Đến lúc công nhân bãi công mới biết.
Bất luận cái lô gíc “nguỵ biện” của chính phủ thế nào, nó cũng khiến người ta nghi ngờ rằng, việc quy định chỉ chi trả cho công nhân, tận lúc người ta về hưu, cũng là cách để cho những người quản lý quỹ tiêu thoải mái, vì tiền thì cứ vào (bắt công nhân đóng), nhưng không phải chi (vì “ngâm tôm” đến lúc họ về hưu cơ mà). Đây là không kể những vấn đề khác. Người quản lý quỹ, hết nhiệm kỳ (nhiều lắm thì 8,10 năm) sẽ hạ cánh an toàn, thị trường lao động dao động, việc làm bấp bênh, khiến quãng đường lao động của người công nhân thăng trầm, ..v..v.. càng có nhiều cớ để các ông ỉm. Kiểu để lâu cứt trâu hoá bùn. Như vậy một việc rất xã hội, rất hợp lý trên giấy tờ, lý luận, có thể được biến thái đi, để có lợi cho những người có quyền quản lý, sử dụng nó, chứ không phải cho những người mà trên lý thuyết cái cơ chế ấy được đặt ra.
Cái sự kiện chặt cây cũng có cái lô gíc na ná như thế. Về lý thuyết luận điểm, thì việc trồng cây xanh ở Hà nội ai có thể phản đối. Đúng quá còn gì. Nhưng khi đưa nó vào thực tế. Thì người ta nhằm tới đốn hạ cây (để lấy gỗ), còn việc trồng chỉ làm vì, làm qua loa cho nó phải phép (cây vàng tâm thành cây mỡ). Cứ giả dụ được phép chặt cây mục đi. Thì biến thái của nó sẽ là chặt một hai cây mục làm vì (vì đó là cớ), rồi cứ cây to, cây khoẻ chặt để lấy gỗ.
Điều thú vị nữa là, khi phải trả lời thì lại nguỵ biện. Ví như ông phú chủ tịch HN thì phải, nói rằng, không ngờ người dân “quyênd luyến” với cây cối như thế. Nhưng đấy đâu có phải là vấn đề. Nó chỉ là hệ quả. Cái điều quan trọng, chặt cây là sai thì không được nói đến.
Như vậy từ 2 ví dụ trên, người ta có thể thấy, cái động lực làm việc là tư lợi. Còn ý nghĩa công việc chỉ là cái vỏ, để chính danh. Cả xã hội , mồm thì giơ cao cái chính danh lấy cớ(vì thế nhìn lý thuyết thấy rất hay), nhưng việc làm thì theo cái lô gíc tư lợi trần trụi, kiểu “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ” (trong khi đó đúng ra thì thợ may ăn tiền công may, thợ vẽ ăn tiền sản phẩm làm ra).
Nói cả xã hội, vì cái lô gíc đó không chỉ của cơ quan nhà nước. Có điều nếu nó là giữa hai đối tác cá nhân, thì cái quan hệ ấy đươc định nghĩa theo truyền thống văn hoá. Ngược lại nếu nó là nhà nước, thì xã hội không có chỗ bám để cân bằng nó. Vì ở đây nhà nước là cửa quyền, còn xã hội thì thấp cổ bé họng.
Vậy tại sao những cơ quan quyền lực lại đổ đốn ra như thế. Nếu là các bác “dân chủ”, thì họ sẽ đổi lỗi ngay cho hệ thống nhất đảng. Nhưng với phân tích của tôi thì vì nhà nước pháp quyền không đầy đủ. Điều đó lại được làm trầm trọng hơn bởi những điều kiện đặc biệt ở VN, mà tôi nói dưới đây.
1- Sự tan rã về lòng tin vào cái chung. Cho tới tận lúc Liên Xô tan rã, thì về tư tưởng ở VN có hai động lực. Động lực dân tộc chủ nghĩa. Và động lực chủ nghĩa xã hội theo kiểu cũ (kinh tế tập thể chỉ huy, sở hữu tập thể, tinh thần “nước nổi thì bèo cũng nổi”, với ngụ ý, nếu làm việc công tốt, thì hệ quả của nó là cuộc sộng cá nhân cũng tốt hơn).
Động lực dân tộc chủ nghĩa vẫn còn, nhưng nó cũng không như ngày xưa, khi có ngoại xâm. Còn động lực XHCN kiểu cũ thì chết hẳn. Và từ đây có tư duy “mạnh ai nấy sống”. Tôi vẫn là người chủ trương mục đích của nhà nước VN là “Độc lập – Tự do – hạnh phúc”. Nhưng trong dân gian thì nó bị biến thành “Độc lập tự lo hạnh phúc”. Cái biến thái này không hẳn hoàn toàn là xấu, mà nó đặt người ta trước vấn đề “tự cứu mình”, và từ đó cũng có tác động tích cực. Nó chỉ xấu khi “tự cứu mình” thành làm hại cái chung. Một nhà nước, mà nghĩa vụ của nó là bảo vệ cái chung, thì với cái tư duy , không cần học cũng thấm sâu vào mỗi người này, đặc biệt với cán bộ nhà nước đủ hết các cấp, sẽ thành động lực khủng khiếp làm sâu mọt nhà nước. Vì một ông cán bộ nhà nước, nều làm lợi cho mình, tất làm hại nhà nước.
2- Sự tan rã về lòng tin chưa đủ. Ở VN nó còn có một cái lô gíc nữa, đặc biệt của lịch sử VN hiện đại đó là quan niệm “phá rào”, “cởi trói”. Những quan niệm này xuất hiện vào lúc Liên Xô tan ra, VN phải chuyển sang kinh tế thị trường, mà nội dung của nó là “bất chấp luật pháp hiện hành, cứ phá đi miễn mang được tiền về là OK”. Cái điều này đã giúp VN vượt được khó khăn, khi khối XHCN cũ tan rã. Nhưng ngược lại nó mang tới cho người ta một tư duy xấu. Đó là coi thường luật pháp, cứ phá đi, vì đến lúc cuối cùng, khi có tiền là có tất cả. Có tiền đây không phải là có tiền cho nhà nước, mà là có tiền để có thể chạy các cửa, một dạng “phân phối lại lợi nhuận theo lợi ích nhóm”. Cái điều này nó ngấm rất sâu. Một ví dụ. Ông đại sứ mới của Vn ở Mỹ nói là muốn đối thoại với các nhóm chính trị Việt kiều ở Mỹ, và ông ấy ngạc nhiên thấy các nhóm này không dám “phá rào”, tức là quan hệ bất chấp luật pháp Mỹ. Điều này thực ra không thể xẩy ra.
3- Quan hệ cơ chế thị trường, đã đưa đồng tiền thành động lực chủ đạo của cuộc sống. Điều này thì không có gì là sai, nếu cái động lực đó được đóng khung bởi pháp luật. Pháp luật tồn tại được vì người ta tin (trước khi có các biện pháp cưỡng chế), nhưng với hai cái điều 1,2 tôi vừa dẫn ở trên, thì ở VN cái động lực đồng tiền này không được đóng khung, để đi theo đường tốt.
Một cơ chế thị trường, tất nhiên nó vẫn có những lòng tin, những giá trị. Ví dụ CẦN (chuyên cần, tức là giá trị lao động), KIỆM (tiết kiệm, tức là giá trị tích luỹ tư bản), TÍN(giữ lời hứa, là lòng tin, nếu không có điều này thì không thể có quan hệ mua bán, chuyển đổi), CHÂN (chân thật), CHÍNH (thẳng thắn), nhằm vào không lừa lọc, nói thách, giữ giá.. Những giá trị này hiện nay đều tương đối mờ nhạt ở VN, mặc dù với văn hoá Nho giáo truyền thống, nó là những giá trị căn bản.
Để xây dựng được nhà nước pháp quyền, chữa chạy những căn bệnh của nhà nước VN thì có lẽ phải:
1- Nếu cao giá trị chung, bao gồm cả giá trị XHCN. Đề cao những giá trị này không phải là để hi vọng người ta sẽ tự động làm theo, điều này khó xẩy ra, nhưng nó giúp cho xã hội có một cái kim chỉ nam, một dạng la bàn để chuẩn được những giá trị tốt xấu.
2- Tăng cường sự giám sát kiểm tra của Đảng với bộ máy nhà nước, vì Đảng còn nắm được một điều cực kỳ đắc dụng đó là điều động nhân lực.
3- Giảm vị trí vai trò của thủ tướng. Ở VN, vai trò của thủ tướng giống như thủ kho, thủ trưởng là Tổng bí thư. Nhưng từ khi có kinh tế thị trường thì vị trí thủ tướng về thực tế to hơn cả tổng bí thư trong khi ông ta quản lý trực tiếp bộ máy hành chính, là nơi có nhiều phiền hà nhũng nhiễu với dân nhất, và cũng là nơi “kiếm ăn” được nhất. Thủ tướng chỉ có thể tập trung vào nội chính, không thể tham gia vào cả ngoại giao, quân sự, đối ngoại,.như hiện tại, và phải có cơ chế để đánh đổ thủ tướng hợp hiến.
4- Có cơ chế hoán đổi, để không cho hình thành cát cứ địa phương, do “dân chủ địa phương”. Đây là một mối lo của nhà nước VN, đó là dạng cát cứ “trung ương bảo, địa phương không nghe”, ‘trên có quyết sách, dưới có đối sách”,đặc biệt với các địa phương là đầu cầu kinh tế.
5- Ngừng các việc tuyên truyền “phá rào” , cởi trói”, mà phải tuyên truyền “pháp quyền”. đừng để mập mờ rằng phá đi các thành trì “chỉ huy hành chính”, “hành chính to hơn luật”, lại thành “phá rào”, vì bây giờ làm gì còn rào mà phá.
6- Khi đã ra luật, thì phải hạn chế sự lạm dụng của nghị định áp dụng luật, chứ nếu không luật không thành luật chơi chung, mà thành một dạng chính danh để hành dân kiếm lợi.
Phó Thường Nhân
Nhân đang nói, thì nói tiếp cho nó khỏi lạc đàn, trước khi bình luận “vườn ngô” về quan hệ Mỹ-Israel và những chuyện đang xẩy ra ở Trung đông với LTBK, vì nó có lẽ nó là mô hình tương đối sát thực với quan hệ quốc tế ngày nay.
Ở trên tôi đã nói tới cái riêng, cái tư lợi. Điều mà cả xã hội, tường người đều áp dụng bằng cách này hay cách khác, mặc dù nó không có được tuyên truyền, đưa thành lý thuyết gì cả. Bởi cuộc sống nó dậy người ta như thế, một dạng “giáo dục trường đời”. Và điều này càng được bổ trợ bởi cơ chế thị trường, kinh tế tư nhân. Người ta không thể xoá bỏ thị trường, cũng như xoá bỏ kinh tế tư nhân. Vậy phải đóng khung cái tư nhân trong luật pháp. Chính vì thế mới cần nhà nước pháp quyền. Nếu là kinh tế tư nhân, thì tất nhiên chủ tư nhân, dù lớn hay nhỏ, tiểu thương hay dạng bầu Đức, Trầm Bê..người ta cũng lấy lợi ích riêng của họ làm đầu. Cái này là cái gien di truyền trong kinh tế tư nhân, điều đó có nghĩa là họ sẽ tìm mọi cách để đóng góp ít nhất, tránh né thuế khoá bằng các thủ thuật một cách cao nhất. Trong trường hợp nhà nước có thể bảo hộ thị trường, khuyến khích sản xuất, giúp họ cạnh tranh với nước ngoài, thì nó sẽ là tư sản dân tộc, vì lợi ích dân tộc đi liền với túi tiền của họ. Nhưng trong một không gian mà nhà nước không thể làm việc đó, do sức ép của toàn cầu hoá, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, thì tư nhân sẽ là mại bản. Cũng chính vì thế mà ở các nước đang phát triển Á – Phi – Mỹ la tinh, tư nhân mại bản là nhiều, dân tộc thì dặt dẹo và triệt tiêu vì có sự phụ thuộc thị trường.
Để bảo vệ dân tộc, như vậy giai cấp tư sản có tư hữu ở các nước đang phát triển, điều đó đúng với cả VN, đã không tồn tại như một lực lượng bảo vệ dân tộc. Còn nếu nó chưa thành hẳn giai cấp, không có truyền thống, giá trị của giai cấp mình (chính những điều tôi nói ở trên : cần, kiệm, chân, chính, tín..) mà chỉ tồn tại ô hợp như một nhóm các tài phiệt ăn được do móc ngoặc với các nhóm, hay phe phái chính trị thì cái kết cục của nó chỉ có thể như ở UK.
Như vậy độc lập dân tộc ở một nước đang phát triển chỉ được bảo vệ bởi bộ máy nhà nước, và cái đế của nó là công nhân, nông dân và trí thức. Công cụ của nó chính là quân đội, công an, bộ máy nhà nước, và các công ti nhà nước, sở hữu nhà nước. Những cái chân này bị bẻ, thì không còn độc lập. Chính vì thế mà các bác sẽ thấy, người ta chỉ hô hào tư hữu hoá, đa nguyên đa nhóm.. Vì đó là những biện pháp hữu hiệu để vô hiệu hoá nhà nước, đánh mất độc lập. Mà độc lập lại là điều kiện cần (chưa phải là đủ) để phát triển.
Như vậy đã là nhân viên nhà nước, ở trong bộ máy công quyền của nhà nước, thì cái lý của nó là phải bảo vệ quyền lợi chung. Quyền lợi của nhà nước. Nhưng với 3 cái điều (lý do tôi nói ở trên), mỗi ông cán bộ nhà nước cũng hành động về lợi riêng. Cái lợi chung chỉ còn là cái vỏ chính danh. Nếu đã là nhân viên nhà nước, mà làm lợi riêng, thì chỉ có cách “bán nhà nước”, “hành dân” mới có tiền. Kết quả là mục nát. Trên bảo dưới không nghe (vì nghe thì làm gì có tiền, mà lòng tin thì đã mất).
Trước khi nói tiếp, về VN, thì tôi đi một quả đường vòng lịch sử văn hoá để nói về .. cách mạng văn hoá ở TQ (1966-1976), mà cái tên nguyên văn của nó là Đại cách mạng văn hoá vô sản. Khi cách mạng văn hoá bùng nổ (thực ra là được tổ chức ở TQ) thì người VN ta rất ngỡ ngàng. Lúc đó Mỹ đang mở rộng chiến tranh ở miền Nam, ném bom miền Bắc, thì tự nhiên một ông đồng minh lại mở một cuộc “cách mạng” đập phá vào chính đảng cộng sản TQ, bắt nhiều đảng viên đội mũ lừa, đeo bảng, bị đấu tố như địa chủ…thật không hiểu làm sao cả. Sau này khi TQ phát động chiến tranh biên giới với VN (1979-1991), thì ở VN các cán bộ trung cao cấp được tiếp xúc với các “tài liệu mật” (thực tế là những bài báo công khai ở phương Tây) viết về cuộc cách mạng văn hoá này, và người ta lý giải nó bằng động cơ cá nhân, muốn giữ quyền lực của Mao Trạch Đông.
Với phân tích của cá nhân tôi, thì tôi không đồng ý với cái phân tích của phương Tây này. Bởi vì khởi thuỷ nó được đảng CS TQ thực thi và đồng ý, chứ không phải mình Mao. Điều này chỉ có thể lý giải bằng chính những gì ta có thể nhìn thấy ở bộ máy hành chính VN hiện nay. Đó là tệ nạn quan liêu , cửa quyền, bộ mặt lỳ lợm, nguỵ biện.. của bộ máy nhà nước. Điều mà năm 1966, ở VN (miền Bắc) không thể nhìn thấy, vì lúc đó là chiến tranh, có xây dựng trong hoà bình như TQ đâu mà có vấn đề đó. Như vậy cách mạng văn hoá, là phương cách giải quyết cái nhà nước quan liêu cửa quyền này bằng biện pháp “cách mạng”, và người ta (TQ) đã nghĩ rằng đánh vào Đảng làm trong sạch đảng,dùng quần chúng “đấu tố” Đảng, thì giải quyết được nó, còn “cách mạng” là vì người ta (TQ) sử dụng những biện pháp vận động quần chúng, mà mô hình của nó là các “công xã” tự phát theo mô đen “công xã Paris”. Hệ quả là nhà nước quan liêu được kìm hãm, nhưng đổi lại là một sự rối loạn xã hội, sự đi xuống của sản xuất, do sự coi trọng “hồng hơn chuyên”, và cái gì cũng quy thành chính trị “chính trị là thống soái”. Chính những sai lầm này, đã dẫn đến việc Đặng tiểu Bình trở lại. Cũng nên nói thêm một điều. Nếu ở Vn không thích cách mạng văn hoá ở TQ (điều này thì không sai), chưa bao giờ những người cộng sản TQ theo cách mạng văn hoá, và Mao Trạch Đông đánh VN, mà họ luôn ủng hộ. Nhưng đây không phải là điều tôi muốn nói. Cái điều tôi muốn nói, là để chữa bệnh nhà nước quan liêu, thì không thể nhằm vào Đảng, cũng không thể dùng kiểu phát động quần chúng. Và từ cái kết luận này, người ta có thể thấy giải pháp là nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo là người dân có thể căn cứ vào luật pháp mà bảo vệ quyền lợi của mình. Nó ngược lại cái điều mà nhà nước quan liêu hiểu về luật, đó là dùng luật để hành dân, để kiếm lợi cho nhưng người thay mặt nhà nước áp dụng luật. Từ đó phải cực kỳ để ý những nghị định áp dụng luật. Vì luật có thể tốt (trồng cây xanh, quỹ hưu ..đâu có gì xấu), nhưng nghị định, cách thức áp dụng nó (làm bừa làm ẩu, biến đúng thành sai) là nằm trong nghị định áp dụng. Muốn những nghị định này ..không thể sai, thì cái đầu điều khiển toàn bộ bộ máy này (vai trò thủ tướng) phải có thể bị đổ. Chứ nếu không thì việc bao che lẫn nhau không bao giờ hết, đấy là chưa nói tới lạm quyền.
Skywalker
@bác Phó:

Bàn về bộ mặt đối nội của chế độ hay Nhà nước nói chung thì có nhiều cách tiếp cận, tuy nhiên cách tiếp cận từ khoa học hành vi (science of behaviors) có lẽ là thích hợp hơn cả cho vận động của các tầng lớp xã hội, từ dân đen cho tới cán bộ cao cấp. Có 3 khía cạnh phổ biến trong hành vi của một cá nhân gồm:

- Hành vi kinh tế: con người luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích và tối thiểu chi phí.
- Nhận thức về lợi ích và chi phí phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được.
- Liên thuộc của hành vi đối với trạng thái cảm xúc của cá nhân, ý thức của gia đình và cộng đồng.

Căn cứ vào 3 khía cạnh này người ta có thể hiểu lý do của những hiện tượng và mâu thuẫn xã hội. Xét ví dụ vụ chặt cây xanh tại HN tháng trước thì những nguời có chức trách chắc chắn đã suy tính rằng làm như thế thì lợi nhiều hơn mất và cho đến khi đụng phải sự phản đối thì mới chưng hửng. Với số đông người dân HN thì ngược lại, không cần biết chính quyền có chuẩn bị gì trước đó, đến khi cây bị chặt mất rồi thì mới nghĩ đến cái thiệt mà lên tiếng. Có thể nói với cả 2 phía, chính quyền và dân, đã không có đủ sự kết nối, sự liên thuộc một cách chủ động và đủ mạnh để phát hiện sớm cái mâu thuẫn lợi ích này. Đây cũng là cái mà người ta vẫn nói là sự yếu kém, thậm chí là thiếu vắng của "xã hội dân sự" với tư cách là một môi trường truyền thông tích cực giữa các tầng lớp XH.

Còn vấn đề Nhà nước pháp quyền thì bác nói đúng về hoàn cảnh VN đang chập chững phá rồi lại xây, đi tìm một cấu trúc ổn định để hỗ trợ cho mọi mặt của đời sống. Mặt khác khi nhìn sâu vào quá trình hình thành "pháp quyền" thì một lần nữa chúng ta có thể vận dụng 3 khía cạnh của hành vi nêu trên cho từng vị trí xã hội, tạm liệt kê như sau:

- Với tư cách người dân: càng nhiều phúc lợi, càng ít nghĩa vụ thì càng tốt. Đòi tăng lương, đòi trợ cấp, đòi cơ sở hạ tầng và dịch vụ công phải tốt trong khi lại sẵn lòng ăn trộm, trốn thuế, chạy chọt ....vv. Điều chỉnh hành vi thì chỉ có nhận thức: biết lợi hại ở dâu, biết chừng mực thế nào ... và nhất là biết đến ảnh hưởng sâu xa và toàn diện của Nhà nước đối với đời sống cá nhân. Người dân có nhu cầu thông tin về hoạt động của Nhà nước, gồm cả những cái vĩ mô khó hiểu như quan hệ ngoại giao, ngân sách quốc phòng, quy trình tuyển dụng cán bộ ...vv bởi vì qua những thông tin ấy người ta tìm được sợi dây kết nối với chuyện tại sao tiền điện lại tăng, tại sao giá xăng lại hạ...vv. "Dân trí cao" rốt cuộc là do thông tin có đầy đủ hay không mà thôi.

- Với tư cách công chức: hành vi phụ thuộc rất nhiều vào cái khung quy chế cơ quan và lãnh đạo. Cái lợi về lương bổng, thăng tiến luôn được suy xét dựa trên nhận thức về thực tế thưởng phạt và đặc biệt quan trọng là ai sẽ quyết định chúng? Nếu như tính toán rằng bỏ ra một khoản biếu sếp thì khả năng thăng tiến cao hơn dùng tiền để bồi dưỡng nghiệp vụ thì người ta sẽ biếu. Nếu như phạm lỗi mà 'biết điều' với thanh tra thì lỗi to cũng thành nhỏ, nhỏ thành không có gì ... thì người ta sẽ 'biết điều', dù vẫn hoàn toàn nhận thức được những việc ấy là vi phạm pháp luật, luân lý hay đạo đức. Đặc trưng hành vi của công chức VN, có thể nói là đến cấp Bộ trưởng cũng không có mấy ngoại lệ.

- Với tư cách trí thức: có thể đồng thời là dân, là công chức, thậm chí là lãnh đạo cao cấp thì sự khác biệt nằm ở chỗ nhận thức về lợi ích và chi phí cao hơn trình độ trung bình xã hội. Lực lượng này có thể xây dựng nhà nước, bảo vệ chế độ mà cũng có thể hành động ngược lại tùy theo viễn kiến cá nhân về thành công cũng như thất bại của giới đương quyền, tức là hành vi kinh tế đã chuyển thành hành vi chính trị.

Bàn qua về so sánh của bác Phó với thành công của đối ngoại VN với đối nội thì hẳn là tập thể lãnh đạo Nhà nước có vai trò quyết định. Nhưng xét ra có 3 điểm cần nhìn nhận:

- Đối nội khó hơn đối ngoại vì quy mô và bản chất phức tạp của vấn đề "tự sửa mình". Nói đơn giản là như thành ngữ "thắng nhân giả lực, thắng kỷ giả cường" (thắng người khác là do sức, thắng được chính mình mới là mạnh).

- Di sản Nhà nước - Đảng tập trung quyền lực dễ tạo sự nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo đối với việc ứng xử bên ngoài - tức là loại công việc giữa chóp bu với chóp bu. Không có sự ràng buộc nặng nề với các thủ tục "dân chủ" khiến công việc linh hoạt hơn, tập trung hơn. Phía ngược lại thì tập trung quyền lực mà thiếu giám sát thì sinh ra lạm quyền, quan liêu trong loại công việc giữa trên với dưới, giữa quan với dân.

- VN chưa hình thành một học thuyết chủ đạo, xuyên suốt về Nhà nước pháp quyền. Mặc dù kế thừa chủ nghĩa duy vật biện chứng và hệ thống pháp trị cộng hòa của Pháp, song đặc thù địa chính trị và văn hóa làng xã không tạo thuận lợi và kích thích "thượng tôn pháp luật". Đến mỗi một cái 'định hướng XHCN' của nền kinh tế mà cũng tốn bao nhiêu không gian truyền thông thì làm sao còn chỗ cho những nội dung khác thiết thực hơn. Nó vẫn là cái tiềm thức "coi thường dân" của rất nhiều công chức mà chung quy là quy trình cán bộ có vấn đề ngay ở triết lý trọng thần tử chứ không trọng nhân tài.

Nói qua Ukraina cho khỏi lạc đề, đó là khoa học về hành vi cũng hoàn toàn khả dụng khi xem xét các hiện tượng đang nảy sinh ở nước này. Chuyện các ông trùm đấu đá nhau rất dễ hiểu khi người ta nhìn vào cái lợi cái thiệt của mỗi ông trong từng vụ việc. Sự suy yếu của Nhà nước chỉ gồm các ông trùm là đương nhiên khi môi trường xã hội thiếu cái dòng chảy mạnh, đủ sức phản biện và hạn chế các mâu thuẫn lợi ích.
langtubachkhoa
Hi hi, hong bai ve quan he Israel va My. Day la 1 van de vo cung thu vi, no lam thay doi toan bo trat tu Trung Dong noi rieng va the gioi noi chung
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Cách đây mấy tuần, khi có bầu cử ở Israel, các báo chí phương Tây đã nói tới vấn đề mâu thuẫn giữa thủ tướng Israel tại chức đang tranh cử lại, và tổng thống Mỹ Obama.Và từ đó họ chỉ ra cái mâu thuẫn giữa chính phủ Israel và chính phủ Mỹ. Hiện tại vì phương Tây đang muốn đặt quan hệ lại với I ran (trong đó có Mỹ), nên báo chí nó có hơi hướng đả kích Netanahu, và đặt hy vọng vào sự thắng cử của ông Herzog cùa phe đối lập. Nếu mình đọc, rồi trích dẫn, rồi lấy đó làm sự thật, thị tự nhiên trở thành người phương Tây,vì cách đặt vấn đề ấy vừa thể hiện lợi ích của phương Tây, vừa là một sự đánh giá sai tầm quan trọng của họ với Israel. Nhưng nếu người ta tự đặt mình vào vị trí của người dân Israel, thì cái nhìn sẽ khác. Ở đây muốn nhận định chính xác tình hình, thì không có gì hơn là dùng biện pháp “duy vật lịch sử”, có nghĩa là phải đặt sự kiện trong một chuỗi lịch sử lâu dài, xem những thế lực nào, lực lượng nào là đối kháng là chủ chốt. Thủ tướng hiện tại của Israel là người chủ chương chống I ran (nhưng ông ta không phải là duy nhất, mà cả đảng đối lập cũng vậy). Tại sao lại thế. Bởi trong tình thế hiện tại, thì nước này bị đe doạ nhất bởi các phong trào du kích được ủng hộ bởi I ran, mà trong cuộc chiến kiểu này, quân đội Israel không có lợi thế. Israel đã phải rút khỏi Gaza (bây giờ là thánh địa của Hamas, một phong trào hồi giáo), Israel đã thất bại khi đánh vào Li băng 2006, khi vấp phải Hezbollah (một phong trào hồi giáo khác). Hezbollah được sự ủng hộ trực tiếp của I ran. Còn Hamas thì có cái đầu ở Damas (Syria), mà Syria lại là bạn đồng minh của I ran. Về mặt quân sự, an ninh của Israel càng ngày càng có nguy hiểm tiềm năng đe doạ. Trong đó việc I ran ngấm ngầm trang bị tên lửa có tầm bắn càng ngày càng xa cho Hezbollah rồi Hamas,càng khiến Israel đặt I ran trong tầm ngắm, và là kẻ thù chủ chốt. Nhưng trước đó, thời kỳ chiến tranh Iran-Irac (1981-1989), thì Iran lại là bạn hàng của Israel, được Israel bí mật bán vũ khí cho.
Trong thực tế, Mỹ chơi với Iran có làm yếu Israel không ? Đây là điều người Israel lo ngại, nhưng khả năng đó là rất ít. Ý đồ của Mỹ có lẽ cũng là tìm cách cân bằng lực lượng, chơi với Iran để kiểm soát các đồng minh “chư hầu” của mình kiểu các nước như Ả rập Sa u đít, các tiểu quốc Ả rập,..từ đó dẫn tới một kiểu “đồng minh cục bộ” với các nước trong khu vực này. Gọi là cục bộ, có nghĩa là cùng với một nước Mỹ vừa chống vừa chơi. Ví dụ. Mỹ ngầm bắt tay với Iran để đánh IS ở Irac và Syria. IS ít nhiều liên quan tới Ả rập Saudit, và được nước này ngầm ủng hộ. Ngược lại Mỹ lại bật đèn xanh và giúp Ả rập Saudit đánh ở Y ê men, chống lại phong trào huthis được .. Iran ủng hộ. Tóm lại với Iran vì Mỹ không thể đánh được (dùng gậy)nên chơi vừa để kiềm chế qua đối thoại (dùng củ cà rốt) vừa dùng luôn Iran ..kiềm chế các ông bạn đồng minh khác của mình.
Cái lô gíc này luôn là lô gíc thống nhất của nước Mỹ. Ví dụ đối với Nhật bản. Mỹ ủng hộ Nhật bản chống TQ, nhưng không thể lợi dụng việc này mà vùng ra khỏi vòng tay Mỹ, điều mà ông Abe muốn.
Như vậy cái gọi là mâu thuẫn giữa Israel và Mỹ thực ra là điều nhỏ. Còn các lực lượng khiến họ gắn với nhau vẫn nhiều hơn. Đó là cộng đồng người Do thái ở Mỹ, trong đó có rất nhiều tư bản tài chính có thế lực. Số người trong cộng đồng này còn nhiều hơn cả số dân Israel. Không kể chính sách của Mỹ luôn là “cây gậy và củ cà rốt”, hiện nay quan hệ Mỹ - Iran đang ở giai đoạn “củ cà rốt”, nhưng một trong những cây gậy của Mỹ ở Trung đông là Israel. Như vậy việc ông Natayahu có thể sang nghị viện Mỹ “trêu ngươi” Obama chỉ thể hiện hai điều:
1- Chính sách đi gần với Iran vẫn có nhiều bàn cãi ngay trong chính trường Mỹ.
2- Cộng đồng Do thái ở Mỹ hiện tại gần với đảng cộng hoà hơn (về truyền thống, cộng đồng này thường đứng về phía đảng dân chủ, là đảng của ông Obama). Đảng cộng hoà vì nó WASP quá (White Anglo-Saxon Protestant),nên theo truyền thống chính trị Mỹ, ít được các cộng đồng thiểu số ở Mỹ ủng hộ mà thường họ ủng hộ đảng dân chủ. Việc người Do thái càng ngày càng ủng hộ đảng cộng hoà nhiều hơn, vừa chứng tỏ họ ..Mỹ hơn, nhưng cũng có một lý do khác nữa, đó là đảng cộng hoà hiện tại càng ngày càng chịu ảnh hưởng của các lực lượng thiên chúa giáo cực đoan, khiến họ có thiện cảm với người Do thái hơn.
Phó Thường Nhân
Bổ xung thêm những gì tôi viết ở trên.
1- Từ khi nhà nước Do thái được thành lập vào năm 1948, các thế hệ lãnh tụ chính trị của Israel bắt đầu bằng Ben Gurion (mà nhiều người ví như chủ tịch Hồ chí Minh, vì vai trò của ông trong việc thành lập nhà nước Israel. Ben Gurion cũng là một, trong số rất ít các nhà chính trị gặp bác Hồ ở Paris vào năm 1946,khi bác Hồ sang đàm phán với Pháp, những nhân vật chính trị còn lại phần lớn từ đảng cộng sản Pháp) đã chuyển từ gần với Anh, Pháp..dần tiến tới Mỹ. Gần với Anh, bởi khởi thuỷ đất Palestin là thuộc địa của Anh, và từ Anh mà có xuất xứ việc tạo lập lại quê hương của người Do thái, và Anh cũng đồng ý như vậy (tuyên ngôn Balfour). Mặc dù vậy, vào giai đoạn cuối cùng trước khi độc lập, thì có nhiều nhóm vũ trang người Do Thái ở Palestine đã đánh vào các đồn bốt Anh ở đây, vì họ cho rằng Anh nhượng bộ người Ả rập nhiều hơn. Gần với Pháp là vì họ muốn dùng Pháp để cân bằng với Anh. Trong giai đoạn đầu khi thành lập nhà nước, nhà nước Israel còn được Liên Xô và phe XHCN ủng hộ. Vũ khí của họ lúc đầu là từ Tiệp khắc. Máy bay duy nhất được sản xuất nội địa của Israel (tên nó là Kifer hay gì đó, tôi không rõ), là bản sao máy bay Mirage của Pháp, mà Israel đã “đánh cắp” được bản thiết kế. Đỉnh cao của hợp tác Israel-Pháp- Anh là cuộc chiến tranh 1956 chống Ai cập, sau khi nước này quốc hữu hoá kênh đào Xuy ê từ tay Anh-Pháp. Sau năm 1967, thì quan hệ Mỹ - Israel mới “nồng ấm”, “chặt chẽ” như bây giờ. Một trong những đỉnh cao của sự ủng hộ của Mỹ, là việc Mỹ thiết lập cầu hàng không tiếp tế cho Israel trong cuộc chiến tranh 1973. Cuộc chiến tranh này cũng là bước ngoặt với Israel, vì họ không chiến thắng, mà chỉ hoà. Từ đó đến nay, thì Mỹ luôn viện trợ quân sự cho Israel, luôn bảo vệ Israel ở LHQ và mọi diễn đàn quốc tế. Hàng năm, Israel cũng nhận được một số tiền lớn từ các tổ chức Do thái quốc tế, chủ yếu từ Mỹ.
2- Thiên chúa giáo cực đoan. Đây là những tổ chức thiên chúa giáo kiểu mới (evangelist, Born again,..) xuất hiện ở Mỹ. Thiên chúa giáo thâm nhập vào chính trị ở Mỹ rõ nét bắt đầu từ thập niên 80, với các nhiệm kỳ của tổng thống Reagan. Nó vừa là một nhận thức về tư tưởng, vừa là tâm lý, vừa là thủ thuật là cách để thuyết phục quần chúng. Bởi vì người ta chỉ có thể thuyết phục, khi sử dụng những tâm lý tiềm năng sẵn có trong xã hội. Xã hội Mỹ bản chất là thiên chúa giáo tin lành. Các thế lực này gần với Israel, vì họ quan niệm thánh chiến vì đất thánh, và tất nhiên đi liền với nó là các quyền lợi chính trị khống chế dầu mỏ.
3- Từ thập kỷ 80, sau khi Liên Xô sụp đổ, thì có một hiện tượng nữa chủ yếu ở Mỹ, nhưng ở Tây Âu, ví dụ ở Pháp cũng có. Đó là các trí thức , chính trị gia, gốc Do thái, khởi thuỷ ở phe tả chuyển sang phe hữu (ở Mỹ từ đảng Dân chủ sang đảng cộng hoà), nhưng vẫn mang theo tư duy mác xít. Nhưng không phải là mác xít khởi thuỷ , đấu tranh cho giai cấp công nhân, mà họ trở thành tân bảo thủ (neoconservatisme). Ảnh hưởng của tư duy này đạt đỉnh cao khi G.W Bush (Bush con) tấn công I rắc.
Với thiên chúa giáo cực đoan, và tân bảo thủ.. quan hệ Mỹ-Israel ở trong tuần trăng mật (Reagan, G.W. Bush), nhưng điều đó không có nghĩa là khi điều đó qua đi, thì Israel trở thành kẻ thù.
Với việc Obama lên nắm quyền, thì ảnh hưởng của những nhóm này giảm đi, cũng bởi vì chính sách bắt nguồn từ nó đã thất bại ở I rắc, ở Áp ga nít tăng,.. khiến Obama “đi giật lùi”, không muốn tham gia trực tiếp, mà đẩy các đồng minh, các liên đới ..tham gia trực tiếp, còn Mỹ “backup”, ủng hộ ngầm đằng sau. Trong nhiều trường hơp, Mỹ ngầm khởi xướng gây chuyện, rồi sau đó ủng hộ, kiểu như vừa đốt rừng vừa chữa cháy. Điển hình là IS, phong trào hồi giáo này là do Mỹ, Ả rập Saudit dựng lên để đánh Syria, nhưng rồi tuột tay kiểm soát. (Ít nhất là Mỹ).
langtubachkhoa
Bác Phó,
Thực ra, tôi nghĩ, vai trò của Israel chỉ là cánh tay bạo lực của Mỹ ở Trung Đông, để Mỹ đập các nước thù địch. Tuy ở Mỹ tuy có cộng đồng do thái, nhưng đâu phải ai cũng ủng hộ mô hình nhà nước israel nói chung. Hoặc dù ủng hộ nhưng nhiều người cũng phản đoí con duòng của đảng cánh hư của Neytaneuhu. Tóm lại, tôi nghĩ giá trị của Israel với Mỹ chỉ là cây gậy Trung Đông, thế thôi. Nhưng Israel sẽ mất giá nếu như cây gậy này k dùng được, hay rõ hơn là khi hoàn cảnh dẫn đến cây gậy này giảm tác dụng, ví dụ như:
- Khi các nước TD có vũ khí hạt nhân hoặc chỉ cần có kha năng làm vũ khí hạt nhân (thể hiện ở việc họ đựoc chuyển giao công nghệ làm giàu Uranium)
- Khi k có vũ khí hạt nhan nhưng tiềm lực quan sự, đặc biệt là khả năng phòng không của họ đủ mạnh. Nên nhớ Israel là nước bé tí, có vài triệu dân, họ sở dĩ huênh hoang được là vì áp đảo về không quân, và cơ sở cho vị thế này là các nước khác đều bị triêt tiêu khả năng phòng không (như ta đã từng thấy). Vì thế Israel và phương Tây mới quyet liệt phản đối Nga bán S300 cho Iran. Israel thậm chí dọa sẽ đánh chìm tàu chở S300 cho Israel, còn Mỹ coi việc này là k thể chấp nhân.

- Khi các nước kẻ thù hòa giải đuoc với Mỹ

Có thể thấy, neú các nước Trung Đông "cứng đầu" mà đủ mạnh về phòng không, thì con bài cái gậy của Mỹ sẽ mất tác dụng, kéo theo việc Israel bị sụt giá trầm trọng, nên Israel mới phải phản đối dữ dội như thế. Và khi Iran hay các nuớc "cứng đầu" hòa hoãn đuoc với Mỹ thì vai trò của Israel càng giảm. Vị thế của Israel với Mỹ tùy thuộc vào quan hệ của Mỹ với các nước Trung Đông cứng đầu kia.


Sau khi hòa giải với Iran thì EU bắt đầu tái ap đặt trung phạt với Iran, còn Mỹ đe dọa về bom xuyên phá. Mỹ và Eu bắt đầu trạnh ăn ở iran. Còn Nga bắt đầu ra chiêu:

Nga dỡ bỏ lênh cấm bán S300 cho Iran
http://www.vietnamplus.vn/nga-do-bo-lenh-c...iran/317378.vnp
http://tass.ru/en/russia/788889

Nga bắt đầu triển khai thỏa thuận đổi hàng hóa lấy dầu với Iran
Reuters đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 13/4 thông báo nước này đã bắt đầu cung cấp ngũ cốc, thiết bị và vật liệu xây dựng cho Iran để đổi lấy dầu thô theo một thỏa thuận trao đổi hàng hóa.

Phát biểu trước các nghị sỹ Nga, ông Ryabkov nói: "Tôi muốn hướng sự chú ý của các ngài tới việc triển khai thỏa thuận đổi dầu lấy hàng hóa với quy mô rất đáng kể này. Để đổi lấy dầu thô của Iran, chúng ta cung cấp (cho Iran) một số sản phẩm. Điều này không bị cấm hoặc bị hạn chế theo các biện pháp trừng phạt hiện tại."

Moskva và đồng minh Tehran đã đàm phán về thỏa thuận trao đổi hàng hóa trên, có nguồn tin nói trị giá lên tới 20 tỷ USD, hồi đầu năm 2014, theo đó Nga sẽ đổi thiết bị và hàng hóa của nước này để lấy khoảng 500.000 thùng dầu/ngày của Iran.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Hiểu như LTBK như thế thì hạn hẹp quá, khi coi Israel chỉ là cái gậy của Mỹ ở Trung Đông. Thực ra quan hệ của Israel với Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung phức tạp hơn, và có nhiều yếu tố đặc biệt hơn. Ví dụ:
1- Về dân số, phần lớn các công dân Israel đều có hai quốc tịch (ngoại trừ những người đẻ ở đây), vì thế quan hệ của Israel với các nước phương Tây gắn kết hơn.
2- Những người hai quốc tịch này, đều có dây mơ rễ má với các cộng đồng Do thái ở phương Tây. Và những cộng đồng Do thái này có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế chính trị.
3- Nếu là người Do thái, dù thái độ chính trị của họ thế nào, thì đều có một tiềm năng về việc bảo vệ quê cha đất tổ (đất thánh) của họ.
Nhưng Israel vẫn có những điều độc lập của nó, vì tầng lớp lãnh đạo chính trị của nó, khởi thuỷ gắn liền với cộng đồng Do thái ở Đông Âu, ở Nga, ở các nước Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã, một phần lớn cộng đồng Do thái ở các nước này cũng di cư về Israel, làm cho ảnh hưởng của cộng đồng này tăng lên, và như vậy tính độc lập của nhà nước này cũng tăng lên. Ben Gurion chẳng hạn, là người sáng lập ra nhà nước Israel là người Do thái gốc Ba lan.
Hiện tại ở phương Tây, từ khi có khủng hoảng kinh tế 2008, thì có vấn đề “chống do thái” (antisemisme), theo đó thì cộng đồng Do thái ở phương Tây , do nắm các phương tiện tài chính toàn cầu đang điều khiển thế giới, mà Mỹ chỉ là công cụ. Ở đây tôi không nói tới việc nó đúng hay sai, với tôi thì nó sai. Nhưng bản thân hiện tượng đó, bỏ ngoài các nguyên nhân tôn giáo, văn hoá, .. nó cũng nói lên ảnh hưởng của cộng đồng người Do thái ở phương Tây.
Từ những mối dây rợ ràng buộc như thế, quan hệ giữa Israel với Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung có nhiều khía cạnh, không thể nói Israel là tay sai của Mỹ được. Ngược lại có điều đúng, là nếu không có sự ủng hộ của phương Tây, đứng đầu là Mỹ, thì về mặt chiến lược lâu dài, sự tồn tại của nhà nước Israel là rất khó khăn ở hai điểm:
1- Nếu các nước Ả rập bao quanh luôn luôn có xu hướng đuổi người Do thái đi, cực đoan, thì khả năng chung sống hoà bình sẽ rất ít.
2- Nếu giả dụ chung sống hoà bình được, khả năng này rất ít, thì Israel cũng chỉ trở thành một tỉnh lẻ của một liên minh các nhà nước Ả rập bao quanh.
Tóm lại quan hệ giữa Israel với Mỹ và phương Tây là quan hệ nhờ cậy lẫn nhau, và bên này mạnh kéo theo bên kia mạnh. Ngay cả trong trường hợp Mỹ hoà được với các nước Ả rập, thì họ cũng không bỏ Israel, vì không ai “bỏ trứng vào một rỏ” cả.
Nhưng điều mà LTBK nói về “hiệu quả quân sự” của Israel nhìn từ phía Mỹ không sai, nhưng nó không đủ bao quát quan hệ giữa Israel với Mỹ cũng như phương Tây nói chung. Với tôi thì Israel như cái vôn kế, cái đồng hồ đo ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây ở Trung đông. Nếu Israel suy yếu, thì về mặt chiến lược lâu dài, Mỹ và phương Tây sẽ mất ảnh hưởng. Mỹ phương tây mất ảnh hưởng thì dẫn tới Israel suy yếu về chiến lược.
Chính vì thế khi Mỹ và phương Tây có phản đối Israel, thì đó chỉ là phản đối mồm, chứ còn bản chất thì họ tán thành lẫn nhau. Cũng chính vì thế mà nhiều khi Israel làm những việc mà phương Tây không tiện làm, những không đơn giản là “tay sai”. Ví dụ. Trong cuộc chiến tranh Iran-Irac, về đường chính thống, Mỹ rồi Pháp ủng hộ Irac, bán vũ khí cho nước này. Nhưng họ vấn lờ đi việc Israel bán vũ khí cho Iran. Cũng lúc đó, Pháp giúp Irac xây một lò phản ứng nguyên tử ở Osirak. Lò phản ứng này bị Israel ném bom, triệt phá. Tại sao lại thế ? bởi vì Mỹ-Pháp đâu muốn Irac mạnh, họ chỉ muốn dùng Irac để làm chẩy máu Iran. Hay bên càng đánh nhau lâu càng tốt, càng kiệt quệ càng tốt. Với tiếng là đồng minh với Irac, Pháp không thể từ chối giúp Irac xây lò nguyên tử, nhưng khi nó bị phá thì Pháp vẫn thấy ..OK coi như trút được gánh nặng mà vẫn có tiền, vẫn bảo đảm được bề mặt là bạn đồng minh trung thành của Irac (Sadam Husein).
Hiện tại Israel vẫn hăng hái đòi ném bom Iran, nhưng vấn đề hơi bị phức tạp hơn về địa lý. Không như lúc ném bom Irac, nếu Israel muốn ném bom các trung tâm nguyên tử của Iran, thì phải bay xa hơn, nhưng nước này không có khả năng tiếp dầu. Muốn tiếp dầu phải có Mỹ. Không kể Iran đã rút kinh nghiệm từ vụ Irac, nên ho phân tán các trung tâm, hay đào sâu xuống đất. Không kể các nhóm nghiên cứu nguyên tử của Iran là “nội địa hoá” hoàn toàn. Dù có ném được bom, cung không thể biết chính xác thiệt hại của đối phương là bao nhiêu.
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi cũng không hề nghĩ là Mỹ sẽ bỏ rơi Israel hay Israel sẽ bị tiêu diệt. Nhưng rõ ràng khi mà tương quan lực lượng quân sự bị suy giảm (do hệ thống phòng không các nước Arap "cứng đầu" mạnh lên hoặc vì lý do nào đó) và/hoặc Mỹ hòa được với các nước "cứng đầu", thì rõ ràng là vị thế của Israel sẽ giảm hẳn đi. Mỹ k bỏ Israel nhưng sẽ k còn ưu tiên Israel như trước nữa, và vì thế cũng k thể đòi hỏi nhiều quyền lợi, cũng như có vị thế chính trị như trước. Sự phụ thuộc của Israel vào Mỹ sẽ tăng nhưng chiều ngược lại sẽ giảm (trừ khi Israel choi được voi 1 cường quốc khác như Nga và/hoặc TQ để cân bằng lại). Thậm chí trong 1 vài tình huống, nếu cần Mỹ có thể "bán" Israel để đổi lấy 1 vài quyền loi khác từ những nước kia.

Ngòai ra, hiện nay ở Israel, thành phan dân số gốc Arap và theo đạo Hồi ngày càng tăng, đến một lúc nào đó (khoảng 50 năm sau), cơ cấu dân số sẽ ratá khác => chính tri cũng sẽ khác, vì thế phe cua Neytaneuhu mới đòi Palestine phải công nhận Israel là 1 nhà nước Do Thái, điều mà Palestine cũng như các nước Arap khác k chịu.

Không giống Arap Saudi, Iran là nước có công nghệ và trình độ, nếu họ hòa đuoc với Mỹ (k cần thân), để hợp tác với Nga - Trung phát triển kinh tế, thì họ có thể trở thành cường quốc số 1 khu vực đó, điều mà Arap Saudi k thể chấp nhận.

Tom lại, mối quan hệ này hiện nay đã làm thay đổi cơ cấu chính trị rất lớn.

Có 1 vài bài báo hiện nay nói nếu bà Hillary Clinton làm tổng thống thì quan hệ Nga - Mỹ sẽ tồi tệ, viện dẫn 1 số phát biểu chỉ trích mang tính cá nhân nhằm vào ông Putin của bà trong quá khứ. Nhưng theo tôi, ai lên làm tổng thống Mỹ thì quan hệ Nga-Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh tình huống, chứ k bị ảnh hưởng lắm bởi cá nhân ai làm tổng thống Mỹ. Bà Clinton nói vậy vì đảng DC luôn phải chứng minh bản thân về đối ngoại, nên bà ấy lên gân để tỏ ra mình đủ cứng rắn thôi. Thậm chí neú phe cộng hòa lên quan hệ của My- Nga cũng rắc rối chả kém. Nếu Bush con lên thì có thê đỡ hơn, do ông này theo chủ nghĩa thực dụng như cha, chứ k theo tân bảo thủ như ông anh. Còn nếu Ted Cruz hay Rand Paul lên thì còn rắc rối nữa.

Phó Thường Nhân
@LTBK,
Đúng rồi, Mỹ không bao giờ bỏ rơi Israel, nên không có chuyện đổi chác Israel lấy quyền lợi khác. Còn nếu Mỹ nó không bảo vệ được, thì bởi vì nó lực bất tòng tâm. Vì thế tôi mới nói vị thế Israel như cái cặp nhiệt độ, như cái vôn kế đo sức mạnh Mỹ. Còn tại sao lại thế thì lý do đã nói ở trên.
Trong lịch sử thế giới đã từng có những chuyện gần tương tự. Ví dụ quan hệ giữa tiểu quốc mà người thiên chúa giáo lập ra khi chiếm được Jeruzalem trong các lần thập tự chinh, cách đây mấy thế kỷ. Quan hệ của cái tiểu quốc đó với vương quyền Pháp lúc đó cũng có cái gì đó tương tự như quan hệ Mỹ - Israel nói riêng (hay quan hệ phương Tây – Israel nói chung) bây giờ. Tiểu quốc đó (mà vị trí địa lý nằm ở Israel và Liban hiện tại) đã bị Sa la đinh (Saladin) là quốc vương đồng thời là một vị tướng của một đế quốc hồi giáo đóng đô ở Damas (hay Bagdat tôi nhớ không rõ) tiêu diệt. Hậu duệ của nó hiện tại là các giáo đoàn thiên chúa (ví dụ giáo đoàn Hospitalier, giáo đoàn Malta..), cũng có giáo đoàn sau đó bị vương quyền Pháp tiêu diệt (ví dụ giáo đoàn Templier, mà trụ sở của nó còn dấu vết hiện nay, là cái sân Templier gần ở quảng trường cộng hoà (place de la republique) ở Paris. Nguyên nhân, bởi giáo đoàn này không những là trụ cột của tiểu quốc ở Jeruzalem, mà còn có một thế lực rất lớn về kinh tế, tài chính,.. dẫn đến lũng đoạn vương quốc Pháp, vương quốc trụ cột trong liên minh thiên chúa giáo để thập tự chinh, thánh chiến.
Nếu người ta thay tôn giáo (thiên chúa giáo) bằng tài chính, thì người ta sẽ thấy cái gì đó na ná như vậy trong quan hệ Mỹ (phương Tây) - Israel – cộng đồng Do thái thế giới.
Là một người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, là một triết học nghiên cứu những cái khung, những điều kiện của một hiện tượng, tôi cũng không nghĩ rằng nếu tổng thống Mỹ là Hilary Clinton thì quan hệ Mỹ-Nga sẽ khó khăn vì bà ta với ông Putin ghét nhau. Cái quan trọng là cái khung quan hệ giữa Nga và Mỹ ở đâu ? hai bên đụng chạm gì về quyền lợi mục đích ? tương quan lực lượng (thế mạnh điểm yếu hai bên ở đâu) ?
Người ta có thể thấy điều đó ngay trong lịch sử VN, cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài qua 5 đời tổng thống Mỹ, đảng cộng hoà có, đảng Dân chủ có..nhưng cuộc chiến có bớt phần quyết liệt, hay thay đổi qua nhưng đời tổng thống đâu.
Hiện nay, với John Kerry đứng đầu ngoại giao Mỹ, một người cổ xuý cho quan hệ Vn-Mỹ. Obama không phải là tổng thống đặt VN vào “tầm ngắm” để đập phá, mà ngược lại còn muốn sử dụng quan hệ Mỹ-VN để hiện diện nhiều hơn nữa tại biển Đông, vậy mà họ có gỡ hoàn toàn việc bán vũ khí đâu ? có vì thế mà sản phẩm nông nghiệp VN vào Mỹ dễ hơn đâu ?
Vậy một tổng thống Mỹ có thể làm gì ? đó là thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Cùng một mục đích, nó có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, và điều này phụ thuộc vào tư duy , concept , cách nhìn nhận sự việc (không phải chỉ riêng người đứng đầu mà là cả nhóm thân cận làm việc của nó). Cách nhìn nhận này sẽ bị thử thách bởi các lợi ích lobby của các nhóm lợi ích khác nhau.
Rồi sao đó nó mới là tính cách. Nhưng cái này chỉ là PR (public relation, marketing).
langtubachkhoa



Thực tế người ta cứ chỉ trích ông Obama chứ tôi thấy nhiệm kỳ của ông ấy thành công, rõ nhất là đối nội, về đối ngoại, nếu ông ấy hoàn thành ký với Iran thì ông ấy đã thành công. Obama đã làm được 2 việc rất lớn: đó là hòa với Cuba và ký với Iran. Nếu không phải Obama mà là McCain hay Hilary Clinton thì còn lâu mới làm được, vì ràng buộc quyền lợi của họ với các thế lực cản trở quá lớn.
Với Israel, đường lối của Hoa Kỳ rõ ràng làm cho ảnh hưởng của Israel với Mỹ giảm xuống, còn Israel sau này lại phải cần Mỹ hơn, điều đó rõ ràng có lợi cho Mỹ, chỉ là các thế lực thân Do thái vẫn cản trở thôi.


TQ không được mua của Intel thì mua chip siêu máy tính của Nga vậy. Nhưng k rõ Nga có chịu bán k? Trong quân sự, Nga toàn dùng chip máy tính của mình. Bài báo phía duoi tuy có 1 phần tuyên truyền nhưng cũng đúng sự thật. Bây giờ Mỹ tìm đủ cách khống chế công nghệ quân sự của TQ. Tuy nhiên, tôi k nghĩ Mỹ (và cả Pháp hay Nga) không thể làm được siêu may tính mạnh hơn THiên Hà 2 mà bởi vì điều đó k thực sự cần thiết


http://vn.sputniknews.com/politics/20150412/180091.html
Hoa Kỳ cố kìm hãm đà phát triển của công nghệ Trung Quốc

Cuộc chiến trong "những công nghệ tinh vi" giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng nhiệt.
Đó là nhận xét của các chuyên viên Nga khi trả lời phỏng vấn của đài "Sputnik", bình luận về việc Mỹ cấm cung cấp các bộ vi xử lý mới nhất của Intel dành cho siêu máy tính Trung Quốc "Thiên hà-2". Đây là cố gắng để kìm hãm đà phát triển công nghệ của Trung Quốc đồng thời tạo ưu đãi cho các công ty Mỹ trong cuộc tranh đua với "Thiên hà-2" nhằm chiếm vị trí thủ lĩnh toàn cầu trong đẳng cấp siêu máy tính.

"Thiên hà-2" đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và có thể sử dụng để mô hình hóa các vụ nổ hạt nhân. Dưới cái cớ như vậy, chính quyền Mỹ quyết định phong tỏa việc cung cấp thiết bị Intel và linh kiện điện tử khác cho siêu máy tính Trung Quốc. sản phẩm tinh vi này được chế tạo dựa trên cơ sở nâng cấp các vi mạch phương tây hiện đại. Các cổng thông tin hàng đầu của Trung Quốc nhất loạt bác bỏ cáo buộc về việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Chức năng chính của siêu máy tính "Thiên hà-2" là phục vụ các nghiên cứu dân sự, đặc biệt là giải mã hệ gen của con người.

Chuyên viên Nga Evgeni Yushuk phân tích về tình huống xung đột gay gắt này:

Cả hai bên đều có phần đúng phần sai. Đây là loại hình công nghệ kép kinh điển, được sử dụng để tính toán bất kỳ tiến trình phức tạp nào. Khi tính toán về hệ gen của con người cần tổng hợp xử lý lượng lớn dữ liệu và dựng mô hình của sự phát triển. Hầu như cũng là nhiệm vụ như vậy nhưng với dữ liệu khác và phục vụ mục đích khác, khi giải quyết bài toán mô hình hóa vụ nổ hạt nhân. Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn đà phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, và ở đây người Mỹ đang thọc gậy bánh xe. Có lẽ điều này thực sự là vấn đề với Trung Quốc. Cũng không loại trừ rằng hiện tại Trung Quốc không thể tìm thấy phương án thay thế trong toàn bộ chu trình sản xuất chỉ bằng linh kiện nội địa. Nếu không thì tại saolại cần mua những thành phần này ở Hoa Kỳ".

"Thiên hà-2" đã bốn năm nay dẫn đầu bảng xếp hạng thế giới về hệ thống máy tính hiệu suất cao. Về tốc độ tính toán nó vượt mặt đối thủ cạnh tranh chính là «Titan» của Mỹ gần như gấp đôi. Thêm nữa, đối thủ Mỹ thậm chí không thể báo thù, bất kể thực tế là trong hai năm qua, công suất của "Thiên hà-2" không hề thay đổi. Ông Andrei Masalovich chuyên viên trong lĩnh vực bảo mật máy tính, t cựu sĩ quan tình báo cho rằng lệnh cấm của Hoa Kỳ không chuyển giao cho Trung Quốc những bộ vi xử lý dành cho "Thiên hà-2" là nỗ lực rõ rệt nhằm dành ưu thế nhân tạo cho các công ty của Hoa Kỳ.

"Người Mỹ đã quen chiếm vị trí thủ lĩnh độc tôn trên thế giới. Họ đã xây dựng không chỉ công nghệ, mà cả nền chính trị theo ý tưởng thống trị thế giới. Không ngẫu nhiên mà bây giờ bất kỳ biểu hiện thua thiệt mất vị trí thủ lĩnh đều khiến người Mỹ tiếp nhận một cách bệnh hoạn và phản ứng cực kỳ phi lý. Có thể nêu ví dụ là trường hợp với "Thiên hà-2". Người Mỹ thực tế đã không còn là thủ lĩnh trong lĩnh vực hệ thống siêu máy tính. Hơn nữa, kể cả trong sản xuất, trong cấu trúc hay công suất đỉnh cũng như khả năng công nghiệp, Mỹ không còn ở vị trí số 1 nữa. Hoa Kỳ không phải là thủ lĩnh trong khâu sản xuất các thành tố hệ thống điện tử phức tạp, bao gồm cả công nghệ thông tin và điện toán. Tôi thấy lệnh cấm cung cấp cho Trung Quốc các linh kiện vi xử lý của Intel như là biểu hiện nỗi oán hận của vị cựu thủ lĩnh, rõ ràng đã bị đẩy bật ra bên lề thị trường".

Xì-căng-đan mới trong quan hệ Trung-Mỹ bùng nổ trong bối cảnh đẩy mạnh khâu chuẩn bị dành cho chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ dự kiến tổ chức ​​vào tháng Chín. Mà một trong những đề tài chính của cuộc đàm phán cấp cao có thể sẽ là vấn đề dứt khoát dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ tính năng kép của Mỹ sang Trung Quốc. Cách đây chưa lâu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã một lần nữa nêu câu hỏi này ra trước các đối tác xuyên Thái Bình Dương, khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đến Bắc Kinh để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.

Xét về thực chất, động thái phong tỏa chu trình cung cấp bộ vi xử lý Intel chính là câu trả lời của Hoa Kỳ cho phía Trung Quốc.




Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2015041...l#ixzz3XPVzAy5f
langtubachkhoa
Thì ra hãng Kamaz vẫn làm ăn ở VN, tôi cứ tưởng họ ngừng vào VN từ năm 91
Kể từ đầu năm 2015, nhà sản xuất xe tải KAMAZ lớn nhất của Nga đã bán được hơn 150 xe tại Việt Nam, hãng dự kiến tới cuối năm sẽ tiêu thụ 500 xe tải trên thị trường, - thông tin do KAMAZ cung cấp.
Giám đốc doanh nghiệp, ông Sergey Kogogin có mặt trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của phái đoàn Nga do Thủ tướng Dmitry Medvedev dẫn đầu đã tiến hành hội đàm với các lãnh đạo Vinakomin, một tập đoàn nhà nước lớn ở Việt Nam và New Atlantic, đại lý bán xe KAMAZ. Từ năm 1978 đến nay, KAMAZ đã cung cấp cho Việt Nam hơn 15 ngàn xe tải. Bắt đầu từ năm 2003, doanh nghiệp hợp tác với Vinakomin thành lập Công ty cổ phần công nghiệp ô tô VMIC tổ chức sản xuất lắp ráp xe KAMAZ. Hãng KAMAZ sở hữu 37,64% cổ phần trong liên doanh.

Nhà sản xuất xe tải KAMAZ lớn nhất của Nga có vị trí thứ 11 trong số các nhà sản xuất xe tải hạng nặng và đứng thứ 8 trên thế giới về sản lượng động cơ diesel.




Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150408...l#ixzz3XPYFzG00
langtubachkhoa
Để xúc tiến thanh toán rộng rãi bằng nhân dân tệ, TQ đã chuẩn bị sẵn sàng một hệ thống thanh toán quốc tế riêng mang tên “Hệ thống thanh toán quốc tế TQ” (CIPS). Hệ thống này sẽ được khởi động vào tháng 9 hoặc tháng 10-2015.
“Hệ thống thanh toán quốc tế TQ” nhắm đến nhiều mục đích: Quốc tế hóa nhân dân tệ và tăng cường sử dụng nhân dân tệ trên toàn cầu bằng cách giảm chi phí và thời gian giao dịch; đưa nhân dân tệ lên hàng bình đẳng với các loại tiền tệ mạnh khác như đôla Mỹ.
Trước nay các nước sử dụng “Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế” (SWIFT). Việt Nam cũng đã gia nhập SWIFT vào tháng 3-1995. Khi một ngân hàng hay một vùng lãnh thổ bị loại khỏi hệ thống SWIFT thì mọi giao dịch ngân hàng đều bị chặn.
Ví dụ từ năm 2012, khoảng 30 ngân hàng Iran đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT do lệnh cấm vận của Mỹ về chương trình hạt nhân Iran. Như vậy Iran có bán dầu thô thì các khoản thanh toán tiền mua dầu đều bị phong tỏa. Nga cũng đã bị phương Tây dọa sẽ loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga.
Lệnh phong tỏa khỏi hệ thống SWIFT như thanh gươm Damocles treo lơ lửng trên đầu nên các nước BRICS (Nga, TQ, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil) tìm cách thoát vòng kềm tỏa bằng cách nhất trí thanh toán với nhau bằng nội tệ.

TQ cũng đã ký hiệp định trao đổi nhân dân tệ với các ngân hàng trung ương của 20 nước, trong đó có hai đồng minh của Mỹ là Anh và Úc.

- Hãng tin Reuters đưa tin 20 ngân hàng đã được TQ lựa chọn tham gia “Hệ thống thanh toán quốc tế TQ” gồm 13 ngân hàng TQ và bảy ngân hàng là chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở TQ.
- Hồi tháng 10-2014, Nga, Belarus và Kazakhstan đã thông báo nhất trí lập hệ thống thông tin liên ngân hàng tương tự hệ thống SWIFT trong khuôn khổ liên minh hải quan ba nước.Nga dự kiến sẽ khởi động dự án vào tháng 5 tới.

Nhà kinh tế Wolf Richter nhận định đây là các bước đi ngắn nhưng nằm trong khuôn khổ quốc tế hóa nhân dân tệ một cách chậm rãi, có hệ thống, liên tục nhằm hủy diệt sức mạnh đồng USD và ảnh hưởng của Mỹ.
Ông kết luận: “TQ sẽ tiến hành một bước đi mới để trở thành đối thủ cạnh tranh về kinh tế, tài chính và chính trị với Mỹ”.
Vì lẽ đó, hồi cuối tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã tuyên bố Mỹ từ chối xem nhân dân tệ như giỏ ngoại tệ dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ông nhấn mạnh: “Cần phải tự do hóa và cải cách hơn nữa để nhân dân tệ đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết”.
langtubachkhoa
Moscow Times, to bao cua Phan lan, vua dua ra 1 bai ve kinh te Nga, duoc ben VN dich ra

Một năm bị cấm vận, kinh tế Nga năng động hơn

Tính đến thời điểm hiện tại, các lệnh trừng phạt kinh tế Nga của phương Tây đã diễn ra được gần một năm, và là các lệnh cấm vận kinh tế lớn nhất trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây.


Thế giới đã quá quen thuộc với các lệnh cấm vận ở các nền kinh tế nhỏ như Cuba hay Triều Tiên, nhưng với một nền kinh tế lớn như Nga là điều hiếm khi diễn ra. Chính vì vậy, nó đang cung cấp một trường hợp mẫu hiếm có về các tác động hai chiều của một sự cấm vận với một nền kinh tế lớn ra sao.
Kinh tế thế giới thay đổi khi phương Tây cấm vận Nga, và ngược lại, kinh tế Nga cũng thay đổi. Tốt hơn hay xấu đi, vẫn cần phải chờ thêm một thời gian. Nhưng chắc chắn một điều, các lệnh trừng phạt đang thay đổi bộ mặt của cả nền kinh tế Nga, theo chiều hướng năng động hơn.
Một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất ở nước Nga kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, là việc xứ sở bạch dương nên lựa chọn mô hình phát triển kinh tế nào. Trước đó hơn 10 năm, Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế và phát triển theo hướng tư bản nhà nước. Trong đó, lấy kích thích đầu tư quốc tế là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế. Và sau hơn 10 năm, người Trung Quốc bắt đầu được nếm trái ngọt.
Thành công của Trung Quốc đã khiến cho Moscow cũng lựa chọn đi theo mô hình này, dù điều kiện thực tế giữa hai nước là rất khác nhau. Kinh tế Nga những năm 90 cũng phát triển dựa trên đầu tư nước ngoài, bằng việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, đã đem lại những khoản đầu tư khổng lồ giúp kinh tế Nga phát triển. Người Nga cũng bắt đầu được nếm trái ngọt như người Trung Quốc. Nhưng cuộc tranh cãi về mô hình kinh tế vẫn chưa dừng lại.
Trên thực tế, các điều kiện của nền kinh tế Nga những năm 90 và kinh tế Trung Quốc những năm cuối thập niên 70 khi mở cửa là rất khác nhau. Trung Quốc những năm trước khi mở cửa vào năm 1979 là một nước nghèo, cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật kém phát triển, dân trí thấp. Lựa chọn con đường phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào đầu tư nước ngoài là phù hợp. Nhưng Nga những năm 90 lại là một nước khác hẳn.
Với tư cách là quốc gia thừa kế Liên Xô, vốn là một trong hai siêu cường lớn nhất thế giới trước đó, với nền khoa học kỹ thuật cùng cơ sở vật chất phát triển cao độ, dân trí cũng nằm trong số những nước hàng đầu thế giới. Chính vì thế, việc chọn mô hình phát triển dựa chủ yếu vào đầu tư nước ngoài như Trung Quốc đã làm lãng phí tiềm lực khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của Nga. Đó là chưa kể, Nga cũng không có ưu thế về dân số đông và đa phần ở nông thôn như Trung Quốc.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Vladimir Putin lên nắm quyền tổng thống. Nga bắt đầu những dự án đầu tư ra nước ngoài, tận dụng những ưu thế về khoa học công nghệ từ thời Liên Xô. Nếu như Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu những hàng hóa đơn giản bằng ưu thế nhân công giá rẻ, thì Nga tập trung xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao, như vũ khí và các dự án công nghiệp kỹ thuật cao như lọc dầu hay nhà máy điện hạt nhân.
Trung Quốc dù tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì vẫn là một nước đang phát triển, còn Nga lại là một nước công nghiệp có mặt trong G8. Nhưng những dự án đầu tư của Nga ra nước ngoài trong những năm 2000 vẫn còn rất hạn chế. Chủ yếu là do Moscow theo đuổi chiến lược trở thành một đế chế năng lượng, dồn mọi nỗ lực và công sức để xâm nhập thị trường năng lượng béo bở của châu Âu. Những ưu thế về khoa học kỹ thuật của Nga vì thế vẫn chưa được tận dụng đúng mức.
Điều này chỉ thay đổi kể từ thời điểm các lệnh trừng phạt kinh tế Nga do phương Tây triển khai. Về cơ bản, nó tước đi yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế của Nga là đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư ồ at rút khỏi thị trường Nga, đẩy kinh tế Nga vào khó khăn nghiêm trọng. Và quan trọng hơn hết, là việc nó mở ra một nguy cơ với Nga: ràng buộc Nga bằng các biện pháp kinh tế, và các lệnh trừng phạt này có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Nguy cơ này buộc Moscow phải tìm một hướng đi khác cho nền kinh tế thay vì phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư nước ngoài như trước.
Giải pháp được đề ra là tăng cường đầu tư nước ngoài như hướng đi chủ lực xây dựng nền kinh tế quốc nội. Đây cũng là điều kiện bắt buộc với một nước phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế. Những nước như Mỹ hay Nhật Bản luôn có hai nền kinh tế riêng biệt: nền kinh tế dân sự và nền kinh tế xuất khẩu. Trong đó nền kinh tế dân sự đảm bảo sự ổn định đối với đời sống trong nước và không phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, còn nền kinh tế xuất khẩu chủ yếu mang lợi nhuận từ bên ngoài về.
Việc kinh tế quốc nội Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt, là biểu hiện của việc Nga chưa thành công trong việc xây dựng nền kinh tế dân sự. Muốn xây dựng nền kinh tế dân sự, Nga cần giảm bớt sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Và giải pháp đưa ra là Nga cần tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Điều này đang thay đổi tận gốc chiến lược phát triển kinh tế của Nga kể từ những năm 90 sau khi Liên Xô sụp đổ.
Chưa bao giờ thế giới lại thấy Nga tích cực đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ như thời điểm hiện tại, từ châu Á cho tới châu Phi. Và ưu thế về công nghệ và công nghiệp nặng vốn là di sản từ thời Liên Xô cũng được tận dụng triệt để. Các mặt hàng chủ lực được Nga đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là vũ khí, và các nhà máy lọc dầu và điện hạt nhân.
Đến cả người Trung Quốc vốn nổi tiếng về khả năng đầu tư dàn trải trên thế giới cũng đang ngỡ ngàng trước sự năng động của người Nga. Không chỉ tăng cường quan hệ đối tác với các nước châu Á, mà quan hệ kinh tế giữa Nga với châu Phi cũng đang ngày càng tăng. Ở lục địa đen, Nga thậm chí có những lợi thế hơn cả ở châu Á.
Một phần lớn trong đó là vũ khí và những mối quan hệ từ thời Liên Xô. Nhiều nước châu Phi vẫn đang sử dụng những vũ khí Nga từ thời Liên Xô, và nhu cầu bảo dưỡng nâng cấp vẫn đang rất lớn. Mối quan hệ về khí tài quân sự này cũng đang đem đến cho Nga những hợp đồng béo bở về lọc dầu và khai thác Platinum. Gần nhất là dự án xây dựng nhà máy lọc dầu ở Uganda trị giá 4 tỷ USD và dự án khai thác Platinum trị giá 3 tỷ USD ở Zimbabwe.
Đây là những dự án đòi hỏi công nghệ cao mà Trung Quốc không thể thực hiện, cũng như đòi hỏi quan hệ tốt mà phương Tây vốn không nhận được thiện cảm từ các nước châu Phi. Chỉ có Nga mới đủ các yếu tố cần thiết để xâm nhập thị trường lục địa đen béo bở này.


http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/mot-n...hon-178699.html
Phó Thường Nhân
Cũng nên nói một tí về vị thế thượng phong của Mỹ trong lĩnh vực tài chính thế giới, để người ta có một cách nhìn nhận chính xác hơn. Về khởi thuỷ, khi Mỹ dựng ra hệ thống ấy bởi vì nhu cầu của nó, rồi từ đó nó câu khách, các nước khác tham gia vào, dẫn tới sự « lũng đoạn » tự nhiên của nó. Lấy ngay ví dụ internet, vì nó cùng một lô gíc. Hiện nay có 8 server chủ, có tác dụng quyết định trong việc chuyển đổi tên thành ip adress . Cả 8 cái server này nằm ở Mỹ, và là một bí mật, người ta không thể biết địa điểm của chúng ở đâu. Bởi khởi điểm, mạng internet là của Mỹ dựng ra, mà nguồn gốc của nó là để bảo đảm thông tin quân sự khi có chiến tranh hạt nhân. Tại sao lại thế ? bởi vì khi bom hạt nhân nổ, thì nó sẽ gây ra một trường điện từ rất lớn, khiến cho tất cả các phương tiện thông tin analogique không thể sử dụng được (vì thế mới cần mã hoá binary thông tin). Rồi từ đó mà nó được chuyển thành áp dụng dân sự. Điều đáng nói là sau đó, khi những nhu cầu này đã trở thành toàn cầu, thì Mỹ không chịu nhượng quyền, cho các nước khác tham gia, cũng như có thể có những chính sách về chính trị, kinh tế..nhằm độc tôn nó, ngăn cản các nước khác làm những hệ thống tương tự. Những chính sách này là dạng « nhà nước và nhân dân cùng làm », có nghĩa là tư nhân và nhà nước hợp sức. Về sở hữu cụ thể của các doanh ngihệp, đó là tư nhân. Về chính sách đó là nhà nước. Bằng Marketing, bảo vệ công nghệ, tư nhân muốn độc quyền, bằng chính sách, nhà nước ủng hộ củng cố sự độc quyền ấy.
Người ta cũng có thể thấy những ví dụ như thế trong hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hay hệ thống đặt chỗ máy bay dân dụng, và tất nhiên là hệ thống liên kết thanh toán toàn cầu, mà LTBK nói ở trên.
Như vậy, chỉ khi thấy có bằng chứng về việc Mỹ ép buộc, ngăn cản, ..thì mới là đế quốc, còn không thì không phải. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp các mánh của nó rất tinh vi, và khó định vị nó ở vị thế nào. Ví dụ. Việc bán máy bay dân dụng của TQ hay Nga. Nếu mua máy bay TQ hay Nga, thì khó có thể bảo hiểm được chúng qua các hãng bảo hiểm phương Tây, với lý do là những sản phẩm này không đạt yêu cầu kỹ thuật. Đúng hay sai chưa biết, nhưng đó có thể là một dạng rào cản. Nếu không phải là bảo hiểm phương Tây mà là bảo hiểm khác, thì nó lại gặp các rào cản khác…v..v ..
Như vậy khi thấy Nga, TQ phản ứng về một việc gì đó, ví dụ vấn đề tài chính quốc tế, thì việc nên để ý là đối sách của Mỹ thế nào, còn nếu buộc tội thằng Mỹ là độc quyền vì dựng ra cái cơ chế đó thì nhiều khi không phải, vì đó là sự phát triển tự nhiên, sự bành trướng tự nhiên của nó. Không thể đòi hỏi nó tự dưng cho không quyền lợi của mình được.
Hiện nay TQ đang tìm cách vượt ra khỏi hệ thống tài chính Mỹ, và Nga cũng tham gia vào quá trình này, nhưng Nga chỉ là cái loa cho TQ, chứ Nga không đủ lực để làm điều đó.
Việc Nga bán S300 cho Iran, được Mỹ và phương Tây coi là phá hoại, thực ra là một con bài tương đối hay để Nga giữ thị trường Iran về sau, ngoài những việc có tính chính trị. Cái con bài ấy thế này. Khi Mỹ ép được các nước phương Tây theo Mỹ cấm vận Iran, thì cũng là một cách vừa để đánh, mà cũng là cách để loại các đối thủ ra khỏi thị trường này, kiểu không ăn được thì đạp đổ, vì do chính trị, các hãng Mỹ đã bị loại khỏi Iran từ sau cách mạng hồi giáo. Pháp , Nhật là những nước bị vướng vào việc đó. Với Nhật, Nhật phải bỏ hợp tác khai thác khí đốt với Iran. Với Pháp, cũng trong lĩnh vực dầu khí và sản xuất ô tô. Chính vì thế khi Mỹ và Iran thoả thuận ngầm được với nhau, trước khi Iran ký hiệp ước với 6 nước về hạt nhân (Mỹ, TQ, Nga, Pháp, Anh, Đức) thì Pháp phá bĩnh vì lo ngại Mỹ hớt tay trên công sức quan hệ với Iran của mình. Để làm điều đó thì Pháp trở thành phát ngôn viên của Israel, đòi « cứng rắn » hơn với Iran.
Nhưng thế của Pháp yếu, nên cuối cùng thoả thuận Iran + 6 nước vẫn được ký. Bằng cách bán S300 cho Iran, Nga vừa garantie được thị phần vũ khí về sau cho mình vừa phá trận của Mỹ.
langtubachkhoa
Bac Pho, tôi nghĩ riêng lẻ một nước Nga hay TQ đều khó mà vượt được mà phải cả hai. TQ cũng cần có sự ủng hộ của Nga cả về kinh tế lẫn chính trị thì mới dám tiến hành, nếu không chắc phải đợi 10 năm nữa là ít. Thực tế, TQ đã rất nhiều lần lên tiếng muốn thành lập riêng các thiết chế tài chính và chèo kéo Nga ủng hộ , nhưng hồi đó quan hệ của Nga và EU rất tốt, nên họ đâu chịu. Sau khi Nga phương Tây xung đột, nhận được cái gật đầu của Nga thì gần như 1 loạt định chế tài chính mới ra đời ngay.

Nga là nguồn cung cấp tài nguyên và các công nghệ chiến lược, nếu Nga cứ đòi bán cho TQ bằng USD như các nước khác thì TQ làm sao thoát ra nổi.


Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á đã kết thúc tại Jakarta.
Tại diễn đàn này, trưởng đoàn Nga, Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich đã kêu gọi lập ra một thế giới đa tiền tệ và từ bỏ hệ thống thanh khoản bằng đồng USD và bảo vệ lợi ích của Mỹ, được hình thành hơn nửa thế kỷ trước.

Nói đúng ra, việc thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới đã được tiến hành. Nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Moskva (MGIMO) Andrei Ivanov bình luận về vấn đề này như sau:

"Mấy năm qua, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đàm phán với nhau về việc thành lập một khu vực thương mại tự do ba bên, nơi mà việc thanh toán sẽ không tiến hành bằng đồng đô la Mỹ, mà bằng đồng tiền quốc gia của ba nước, tức là bằng Nhân dân tệ, Yên và Won. Chắc là triển vọng một dự án như vậy sẽ không thể khiến cho Washington hài lòng, vì hiện nay người Mỹ đang cố gắng ràng buộc Nhật Bản và Hàn Quốc một cách chặt chẽ hơn, với tư cách là đồng minh quân sự và đối tác chính trị để kiềm chế Trung Quốc. Rõ ràng, Mỹ hy vọng rằng điều đó sẽ làm rạn nứt mối quan hệ của Seoul và Tokyo với Bắc Kinh, và kìm hãm, nếu không nói là ngăn chặn cuộc đàm phán về việc thành lập khu vực thương mại ba bên. Nhưng hiện tại cuộc đàm phán đó đang được tiến hành. Hơn nữa, ý tưởng từ bỏ đồng đô la đang lơ lửng trong khối BRICS và đã tích cực triển khai thực hiện trong nhóm SCO."
Theo ông Andrei Ostrovsky, phó giám đốc Viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, các quốc gia Đông Nam Á hiện đang bổ sung dự trữ không phải bằng đô la mà bằng đồng Nhân dân tệ. Ông Andrei Ostrovsky cho rằng đồng rúp Nga cũng có thể trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế:


"Sức mạnh của đồng tiền được xác định, trước hết bằng khối lượng xuất khẩu hàng hoá và khả năng cạnh tranh. Nga có thể làm cho đồng rúp tăng giá, nhưng để làm điều đó chúng ta cần phải bán dầu bằng rúp. Đối tác sẽ mua dầu của chúng ta bằng rúp, và tỷ giá đồng rúp sẽ tăng lên ngay lập tức. Nhưng vấn đề là các công ty của Nga chưa có ý định bán dầu bằng rúp. Năm năm trước tôi đã tham gia một hội nghị, hồi đó đã khuyến nghị chính phủ chuyển sang buôn bán nguyên liệu năng lượng bằng đồng rúp. Nhưng nền thương mại của chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để chuyển sang bán hàng bằng đồng tiền quốc gia."

Ông Ostrovsky thừa nhận rằng, hiện nay ở Nga có hai nhóm công ty: gồm những người sẵn sàng chuyển sang thanh toán bằng rúp, do đó góp phần vào sự phát triển nước Nga, và những người muốn làm việc bằng đồng USD hay euro và giữ tiền ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông Ostrovsky cho rằng, đề xuất của ông Dvorkovich về lập ra một thế giới đa tiền tệ không phải là ngẫu nhiên. Điều này có thể phản ánh mong muốn của Tổng thống Nga tiến hành các biện pháp nhất định nào đó để thay đổi thái độ tiêu cực của giới doanh nghiệp Nga đối với việc chuyển sang kinh doanh bằng đồng rúp.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/asia/20150421/21...l#ixzz3XxFCy1at

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Thủ tướng kêu gọi mọi người sẵn sàng với một thực tế khác thử thách sự vững vàng

Theo lời Thủ tướng Chính phủ, “những gì đang diễn ra chưa phải là kịch bản nghiệt ngã nhất có khả năng”.
Nước Nga phải sẵn sàng với thực tế kinh tế mới, nếu gia tăng thêm những áp lực từ bên ngoài và giá dầu mỏ đứng ở mức thấp, — Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố.

"Nhưng không nên có ảo tưởng. Hôm nay chúng ta không chỉ đối mặt với các biểu hiện khủng hoảng ngắn hạn. Nếu áp lực bên ngoài sẽ tăng lên, còn giá dầu đứng ở mức rất thấp trong thời gian dài, thì chúng ta sẽ phải phát triển trong một hiện thực kinh tế hoàn toàn khác thử thách sự vững vàng của chúng ta trên mọi "phương diện", — ông Medvedev cho biết trong buổi trình bày báo cáo Chính phủ tại Viện Duma Quốc gia.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20150421/...l#ixzz3XxFNXfjE

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
langtubachkhoa

Phát biểu trên truyền hình vào tối ngày 20.4 tại Ukraine, người đứng đầu cơ quan điều tra án mạng thuộc cơ quan An ninh Ukraine ông Vasily Vovk cho rằng các nhà đối lập tại Ukraine phải "im lặng" nếu họ còn muốn sống.
Xuất hiện trên chương trình có tên Svoboda Slova (tự do ngôn luận) của đài ICTV, ông Vovk nói rằng:
"Tôi nghĩ rằng trong thời đại của chúng ta, khi thực tế đang có một cuộc chiến tranh xảy ra, những người đối lập Ukraine nếu không muốn bị bịt miệng thì nên nói ít lại.
Tôi nghĩ thời điểm này không có ai được chống lại Ukraine hoặc chính phủ Ukraine", chỉ huy an ninh Ukraine cho rằng thời điểm hiện tại thì các nhà đối lập tại Ukraine phải "im lặng" là cách tốt nhất.
Ông Vovk cảnh báo các nhà đối lập tại Ukraine "nếu không nghe lời tôi thì sẽ không có kết quả gì tốt đẹp đến với họ", và ông còn khẳng định ông nói "với tư cách là người đứng đầu của Văn phòng điều tra của ngành An ninh Ukraine".

http://soha.vn/quoc-te/nha-doi-lap-tai-ukr...22135525734.htm




Nga sắp vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Nga sẽ sản xuất hàng loạt nhà máy điện hạt nhân nổi để cung cấp điện cho các cơ sở ở Bắc Cực.
Hiện tại, 15 quốc gia trong đó có Trung Quốc, Algeria, Indonesia, Malaysia và Argentina đang quan tâm đến việc thuê các nhà máy điện này của Nga, theo thông tin từ Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM)

http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/nga-s...ien-554690.html




Gan day ngay ca dong sang lap ra hang CNN cung viet bai ung ho Nga. Chu tich uuy ban nang luongcua thuong vien My keu goi hop tac voi Nga, etc..

Trong bai nay co nhac den 1 so dieu ma cac trang tin cua Nga, Ukr tung dang truoc day, nhung media Tay thi k nhac den



http://soha.vn/quoc-te/my-nga-tai-hien-tra...20180217703.htm

Lo ngại khi đồng rúp giảm giá quá nhanh, có thể nói là gần như thả nổi, nhiều tập đoàn tài chính phương Tây từng sở hữu khối lượng cổ phần rất lớn của các công ty dầu mỏ và khí đốt Nga đã vội vàng bán tháo cổ phiếu của họ do sợ “trắng tay” nếu kinh tế Nga phá sản.
Putin đã lệnh cho các ngân hàng Nga bỏ tiền ra mua hết toàn bộ khối lượng cổ phần đó. Như vậy, chỉ cần một “nước cờ”, nhiều công ty năng lượng của Nga đã thu về toàn bộ tài sản của mình mà trước đó nằm trong tay các tập đoàn tài chính phương Tây.
Hiện nay, đồng rúp đang tăng giá trở lại. Đến khi “những con cá mập tài chính” ở phương Tây nhận ra “nước cờ chiếu tướng” này của Putin và các ngân hàng Nga thì đã quá muộn.
Họ đã phải chấp nhận thua cuộc và phải chứng kiến nụ cười “tươi như hoa” của Putin trước khi mở đầu cuộc họp báo lớn cuối năm 2014.


Mỹ và Phương Tây áp dụng sách lược của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong những năm 1980 đối với Liên Xô, thao túng giá dầu, khiến đồng rúp của Nga mất giá, với toan tính làm sụp đổ nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, họ không tính tới một thực tế là thu nhập của các công ty Nga từ việc bán sản phẩm ra nước ngoài được tính bằng USD.
Tuy thu nhập này có bị giảm do giá dầu giảm trên thị trường thế giới, nhưng lại được bù đắp “nhờ” sự giảm giá mạnh của đồng rúp trên thị trường trong nước, vì toàn bộ chi phí khai thác dầu của Nga được thanh toán bằng đồng rúp, chứ không phải bằng USD.
Do đó, Nga chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ USD để chuyển đổi sang đồng rúp cũng đủ trang trải cho khoản chi phí này.
Ngoài ra, chi phí sản xuất dầu ở Nga được tính bằng đồng rúp nên thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ được tính theo USD, nên giá dầu thấp trên thị trường thế giới gây thiệt hại đối với Mỹ nhiều hơn so với Nga.
Hiện nay, hàng loạt công ty thăm dò và khái thác dầu từ đá phiến của Mỹ đã phải ngừng hoạt động, thậm chí phá sản.

Dư luận Phương Tây vẫn cho rằng, giá đồng rúp giảm sẽ tạo ra những khó khăn kinh tế-xã hội trầm trọng đối với Nga, nhưng thực tế lại không phải như vậy.
“Trong cái khó ló cái khôn”. Putin đã sử dụng một khoản dự trữ ngoại tệ tính bằng USD để chuyển sang đồng rúp và nhận được khoản ngân sách lớn mà trong điều kiện giá đồng rúp cao không thể có được, để trả lương và chi cho các chương trình phúc lợi xã hội.
Do đó, cuộc sống của người dân Nga vẫn được duy trì ở chế độ bình thường và Moscow đã hạn chế được tác động tiêu cực từ bao vây cấm vận của Phương Tây.

Hệ thống chính trị, nền kinh tế và cả xã hội Nga có bước trưởng thành vượt bậc trước cuộc bao vây cấm vận của Mỹ và Phương Tây.
Không cần phải tuyên truyền gì nhiều, đa số người dân Nga đã hiểu ra bản chất của những gì ẩn dấu đằng sau những khẩu hiệu tuyên truyền về “giá trị Châu Âu, “văn minh”, “dân chủ” và “nhân quyền” trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Điều này giải thích vì sao uy tín của Tổng thống Nga tăng vọt trong bối cảnh Mỹ và Phương Tây ráo riết bao vây cấm vận Nga.
langtubachkhoa

JKM: Các tay súng bắn tỉa Maidan được đào tạo ở Ba Lan
Janusz Korwin-Mikke (JKM) – nhà chính trị nổi tiếng của Ba Lan, nghị sĩ Nghị viện EU: "Maidan cũng là hoạt động của chúng ta. Các tay súng bắn tỉa được đào tạo ở Ba Lan. Những kẻ khủng bố này bắn 40 người biểu tình và 20 sĩ quan cảnh sát ở Maidan để kích động bạo loạn."

Phỏng vấn ông Janusz Korwin-Mikke (JKM) của Joanna Stanislawska, tờ báo Wirtualna Polska (WP);

Cmt: Đây là một phần của cuộc phỏng vấn dài về một loạt các vấn đề, phần này chỉ gồm những liên quan tới Nga và Ukraine. Tôi cũng lưu ý rằng Janusz Korwin-Mikke là một trong những chính trị gia Ba Lan đầu tiên công khai tuyên bố rằng CIA đã điều hành một trại tra tấn trên đất Ba Lan, một thứ mà chính phủ Ba Lan khăng khăng phủ nhận, cho đến khi Mỹ tự thú nhận. Liệu câu chuyện "Maidan bắn tỉa" sẽ đi theo một con đường tương tự?

JKM: Ba Lan không có xung đột lợi ích với Nga. Chúng ta không có vấn đề về biên giới Ba Lan-Nga. Ấp ủ một nhà nước quân phiệt trong tâm trí không có ích cho chúng ta, chỉ cho Mỹ. Thật khó để đồng ý với những người như Vladimir Zhirinovsky, khi điên rồ, nhưng ông ta công bằng khi gọi chúng ta là bù nhìn Washington.

WP: Nhưng cảm nghĩ như thế chỉ là tự nhiên vì chính sách hiếu chiến của Nga. Thật khó để bỏ qua tên lửa Iskander ở trên biên giới của chúng ta.

JKM: Chờ một giây! Tên lửa Iskander xuất hiện ở đó chỉ gần đây, sau khi Ba Lan đã phát động những cuộc tấn công bằng lời hung bạo với Nga, và sau khi thiết giáp Mỹ diễu hành trên lãnh thổ Ba Lan. Tôi là một kẻ chơi poker, và trong poker người ta phải suy nghĩ như đối thủ. Từ quan điểm của Nga, tình hình có vẻ như sau: trong 20 năm qua NATO đã nuốt CHDC Đức, Ba Lan, CH Séc, Slovakia, Hungary, Lithuania, Estonia, Romania, Bulgaria, và muốn đặt bàn chân của nó vào Ukraine. Hơn nữa, họ xé Kosovo khỏi Serbia, tấn công Muammar Gaddafi (cầu ông ta yên nghỉ), và bây giờ họ đang tấn công kẻ bảo vệ Christian duy nhất ở Trung Đông, ông Bashar al-Assad, chỉ vì họ là đồng minh của Nga. Người ta có thể tìm thấy khẩu hiệu (meme internet) nói: "Nga muốn chiến tranh. Hãy nhìn cách họ đặt đất nước của họ gần các căn cứ NATO." Vì vậy, tôi hỏi, ai là kẻ xâm lược?

WP: Người Ukraine có thể có một cái nhìn khác về vấn đề này.

JKM: Đáng tiếc là họ có thể cảm ơn những người Mỹ vì tất cả. Nga đã có một tổng thống khá thân thiện ở Ukraine trong con người ông Viktor Yanukovych. Và Nga không có ý lấy đi bất cứ cái gì. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho chúng ta, bởi vì đó cũng là lợi ích của Ba Lan để Ukraine tồn tại như một quốc gia độc lập, mà còn là một nước yếu. Đó là những gì Maidan đã phá hủy. Quan chức Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ công khai thừa nhận Mỹ đã chi 5 tỷ USD để làm mất ổn định tình hình ở Ukraine. Chúng ta đang đối phó với Mỹ gây hấn ở Ukraine. Putin chỉ kéo hạt dẻ ra khỏi lửa.

WP: Nhưng đó là số tiền Mỹ đã chi cho dân chủ Ukraine kể từ năm 1991. Họ không bỏ ra để tổ chức Maidan. Ông có tin rằng đó là hoạt động của CIA?

JKM: Đúng - và nó cũng là hoạt động của chúng ta. Các tay súng bắn tỉa cũng được đào tạo tại Ba Lan. Thậm chí tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung viết, ai là kẻ đã thực sự bắn ở Maidan. Những kẻ khủng bố đã bắn 40 người biểu tình và 20 sĩ quan cảnh sát để kích động bạo loạn. Sự thật cuối cùng cũng lộ ra.

WP: Tại sao Ba Lan lại đào tạo những người đó, như ông gọi họ, "khủng bố"?

JKM: Hãy để tôi nói điều này một lần nữa: chúng ta đang làm cái việc hầu hạ Washington. [former Polish Foreign Minister Sikorski” because we gave the Americans a blow job]

WP: Được rồi, nhưng ông có bất kỳ bằng chứng nào?

JKM: Tôi ngồi trong Nghị viện EU bên cạnh Mr. Urmas Paetz, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia, người được biết là trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với Baroness Catherine Ashton rằng đó là "người của ta" đã bắn vào Maidan, và không phải là người của Yanukovych, hoặc người của Putin. Được đào tạo bởi chúng ta, ở phía tây đất nước.

WP: Tôi không biết Paetz và Ashton nói đến cái gì, nhưng chắc chắn ông Putin nói cái này. Ông đang lặp lại đề tài tuyên truyền của Nga. Thật khó để xem là phù hợp với lợi ích quốc gia Ba Lan.

JKM: Ông Vladimir Putin nói điều đó 2 tháng sau ông Paetz. Tôi tin vào nguyên tắc của Thánh Augustine, "có thể thế giới chết, nhưng công lý phải được thực thi”. Nếu người Nga, qua ông Sergey Lavrov, nói rằng họ không vi phạm Bản ghi nhớ Budapest, họ đang nói dối như chó, nhưng khi họ đúng, chúng ta phải thừa nhận điều đó.

WP: NATO có học thuyết phòng thủ, trong khi Putin đang vũ trang quy mô lớn, đang gửi xe tăng và thiết bị nặng tới Ukraine, và ông cho đây không phải là chính sách xâm lược?

JKM: NATO gì? Người Mỹ! Chiến tranh chỉ có lợi trong quan điểm của người Mỹ. Có những nhóm lợi ích ở Mỹ đang thúc đẩy cuộc xung đột vũ trang: công nghiệp quốc phòng, tài chính, một số chính trị gia, tướng lĩnh, cũng như nhiều người trong giới tân diều hâu (một số trong họ tôi biết). Họ đang phân tích tình hình với logic lạnh lùng: chúng tôi đã xây dựng quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới, nhưng chúng tôi cũng có 14 nghìn tỷ USD nợ, và chúng tôi không đủ khả năng phát triển hơn nữa. Trung Quốc, với sự ủng hộ của Nga, sẽ sớm vượt qua chúng tôi, do đó để bảo vệ quyền bá chủ toàn cầu, chúng tôi phải bắt đầu một con đường, trong một vài năm là chậm nhất. Ukraine là một cái cớ rất thuận tiện. Tại thời điểm hiện nay Ba Lan đang ở vào vị trí để ngăn chặn Chiến tranh thế giới III.

WP: Bằng cách nào?

JKM: Bằng cách tuyên bố trung lập khi nói đến Ukraine. Giống như Slovakia, Hungary, Romania, và Belarus, không tham gia vào sự điên cuồng chống Nga. Chúng ta có thể cứu thế giới nếu chúng ta cản quân đội Mỹ tiến vào Ukraine.

WP: Kremlin chiếm Crimea, và qua các phần tử ly khai thân Nga chiếm Đông Ukraine bất hợp pháp, nhưng chúng ta có nghĩa vụ phải nói không có gì xảy ra?

JKM: Hoàn cảnh Crimea là rõ ràng. Nga sử dụng tiền lệ Kosovo. Vì lý do gì người ta có thể xé Kosovo khỏi Serbia, mà lại không thể xé Crimea ra khỏi Ukraine? Người Nga đã cảnh báo rằng bất cứ ai công nhận độc lập của Kosovo là đã tạo ra hoàn cảnh tương tự trong tương lai. Đonbass không rõ ràng như thế, nhưng ở đây Ukraine đã sai lầm. Họ đã nên từ bỏ Crimea và đặt quân đội ở biên giới với Nga. Thay vì thế họ bắt đầu la hét, nhưng hiệu quả của tiếng la hét là đã mất Crimea chưa kể, trong khi dân chúng Donbass cảm thấy rằng họ có thể cũng sẽ thành công.

WP: Vì vậy, chúng ta nên bỏ Ukraine với trang thiết bị của mình?

JKM: Không có sự khác biệt gì với Ba Lan cho dù Ukraine có Crimea và Donbass hay không. Chúng ta cũng phải nhớ rằng bất kỳ sự giúp đỡ nào cho Ukraine cũng là giúp để những người, ít nhất là ở phía Tây Ukraine, ghét chúng ta. Anh hùng của họ là Stepan Bandera và Roman Shukhevych, kẻ chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng thường dân Ba Lan tại Podolia, Volhynya, Tiểu đông Ba Lan, nơi có đến 100 ngàn người thiệt mạng. Đó là phát xít.

WP: Một lần nữa ông đang lặp lại tuyên truyền của Nga.

JKM: Anh bạn phải thừa nhận rằng người Nga có một điểm khi sử dụng thuật ngữ "phát xít" để mô tả, ví dụ, Right Sector. Ông Vladimir Putin sẽ được cảm ơn vì một điều: nhờ vào hành động của mình, Ukraine đã bắt đầu ghét Nga hơn Ba Lan.

WP: Tại sao ông tin rằng Putin sẽ là một tổng thống vĩ đại của Ba Lan?

JKM: Bởi vì ông ta là người mạnh mẽ và quyết đoán. Người ta càng căm ghét ông ở EU, thì ông ấy càng là tổng thống tốt hơn trong quan điểm của người Nga. Chúng ta cũng cần một tổng thống làm hàng xóm của mình phải sợ hãi.

WP: Có thể Warsaw sẽ bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân?

JKM: Tôi nghi ngờ Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại một quốc gia không có vũ khí hạt nhân và không đe dọa Nga. Không có nguy cơ như vậy, trong vấn đề này Putin hoàn toàn hợp lý.


http://www.warandpeace.ru/en/reports/view/100588/
http://fortruss.blogspot.com/2015/04/korwi...ipers-were.html

Phó Thường Nhân
Trong các nước Đông Âu gia nhập EU, thì Ba lan là một trong những nước thân Mỹ nhất (sau đó có thể kể tới Ru ma ni, rồi Bun ga ri, nhưng việc thân Mỹ này đến từ những nguyên nhân rất khác nhau). Với Ba lan thì nó có những lý do sau.
1- Dùng Mỹ như công cụ để tăng cường sức mạnh cho mình, để đối đầu với cặp chủ lực trong EU là Pháp và Đức. Cái điều này tôi đã đề cập tới rồi.
2- Trong giới chính trị Ba lan hiện tại, họ vẫn cho rằng Ba lan thoát khỏi được tay Liên Xô , chủ yếu nhờ vào công của Mỹ. Nhờ Mỹ chống Liên Xô tới cùng, ngược lại các nước Tây Âu (chủ yếu là Pháp, Đức) thì có xu hướng thoả hiệp với Liên Xô, trên lưng Ba lan. Nhập cái lô gíc này vào quan hệ quốc tế hiện tại, thì người ta chỉ cần thay Nga vào Liên Xô. Điều này càng được tăng cường bởi yếu tố tâm lý , lịch sử. Trong quá khứ Đế quốc Đức và nước Nga Sa hoàng đã từng thoả thuận với nhau để chia Ba lan, nếu không kể tới hiệp ước giữa nước Đức phát xít và Liên Xô năm 1939. Người Ba lan ghét người Đức chắc không khác lắm người VN ghét TQ. Bây giờ Ba lan và Đức cùng chung sống trong EU, nhưng yếu tố tâm lý ấy vẫn còn. Với Pháp, thì Ba lan có quan hệ thân cận hơn cả về văn hoá và lịch sử. Nhưng giới chính trị Ba lan vẫn buộc tội Pháp không bảo vệ mình năm 1939, vì lúc đó sau khi Đức phát xít chiếm Ba lan, thì Pháp Anh đã tuyên chiến với Đức, nhưng giới hạn trong một “cuộc chiến tranh kỳ lạ”, không đánh đấm gì cả.
3- Về ảnh hưởng chính trị, Ba lan vẫn coi các nước phía Đông giáp mình (Lituanie,Bạch Nga, UK) là vùng ảnh hưởng của mình.
Tất cả những điều đó đều giúp Ba lan trở thành một con bài cho Mỹ ở EU, nhưng không phải họ bị sử dụng, mà hai bên cùng có lợi. Với Mỹ thì đóng chắc thêm được chân của mình ở châu Âu. Với Ba lan là tăng thêm uy lực chính trị, có ảnh hưởng trong EU. Dùng EU, Mỹ làm cầu đẩy tăng vai trò của mình, và từ đó có vị thế thuận lợi hơn trong EU, trở thành một “nước lớn”.
Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các “nhà nước thâm sâu” ở Đông Âu (tức là cái khung quyền lực cứng của nó bao gồm quân đội, công an chìm, tình báo..đều có quan hệ rất mật thiết với Mỹ, nhiêù phần vượt qua cả phần kiểm soát chính trị bề mặt,mà tôi gọi là nhà nước nổi (đảng phái, hệ thống luật pháp, ..) vì thế mới có chuyện Ba lan cho Mỹ mượn nhà tù để tra tấn , thẩm vấn, mà cả chính phủ Ba lan và cả EU cũng ..không biết.
Điều thú vị trong cái vụ Maidan (nếu nó là xác thực) là bây giờ dù đúng hay sai, có hay không có, tình hình của UK không phải vì thế mà trở lại được vị trí cũ, trước khi có sự kiện này xẩy ra. Đây là điểm khiến cho nghiên cứu xã hội học, chính trị khác với khoa học tự nhiên, toán lý hoá..Cái điều khác đấy là người ta không thể thử nghiệm, theo kiểu phòng thí nghiệm với một mô hình xã hội (quan hệ, cơ cấu kinh tế, ..), khi một biện pháp đã áp dụng, khi một lý thuyết đã áp đặt,..thì người ta sẽ không quay trở lại được điểm ban đầu. Chính vì thế khi phân tích xã hội, cơ cấu chính trị, thì người ta càng phải thận trọng, vì nhiều khi cái mà người ta dự đoán sẽ đúng, nó sẽ không xẩy ra như thế, cũng như cứ tưởng là đúng, thực ra nó chỉ là ảnh hưởng tâm lý có nguồn gốc từ văn hoá, lịch sử, tôn giáo,..v..v..
Chính vì thế cách thức có khả năng chính xác nhất, chính là dựa vào quyền lợi. Quyền lợi của ai ? (của phe nhóm, của cá nhân,..), chủ nghĩa Mác cũng không nói gì khác cái điầu này, chỉ có điều nó lấy cái trụ là sở hữu công cụ sản xuất để phân biệt ra giai cấp trong xã hội mà thôi.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.