Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/phan-la...nga-350232.html

Phần Lan tuyên bố dù bị thiệt hại vẫn sẽ không đáp trả lệnh cấm vận nông sản của Nga

Phần Lan sẽ không áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt chống Nga để đáp trả lệnh cấm nhập vào Nga các mặt hàng thịt bò, thịt lợn, rau, quả, thịt, gia cầm, cá, phomát, sữa từ một số quốc gia EU. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb, được hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn lại.

Thủ tướng Stubb nói rõ rằng ông đã thông báo lập trường này của Phần Lan cho ban lãnh đạo EU và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

"Thông điệp của tôi gửi họ bao gồm hai điểm. Thứ nhất, chúng tôi sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp trừng phạt trả đũa. Thứ hai, ngành nông nghiệp của chúng tôi đang cần đến sự giúp đỡ nhất định...", Thủ tướng Phần Lan tuyên bố trên kênh truyền hình "Yule".
Ông đánh giá quan hệ song phương với Nga là thân thiện và cùng có lợi. "Chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp với Nga, và, tất nhiên, chúng tôi sử dụng điều đó vì lợi ích của nước mình”, Thủ tướng Stubb cho biết.
Cho đến gần đây, công ty Phần Lan Valio cung cấp cho Nga khoảng 20% sản lượng của họ (là 49% tổng xuất khẩu). Trong tương quan với lệnh trừng phạt, việc xuất khẩu sản phẩm của Phần Lan sang Nga bị đình chỉ, nhưng công ty Phần Lan hy vọng vẫn duy trì được hoạt động tại hai cơ sở của họ ở Liên bang Nga.
langtubachkhoa
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ng-minh-3052664

Mỹ-EU cấm vận, đẩy Nga… củng cố khối đồng minh

(Quan hệ quốc tế) - Các lệnh trừng phạt và đáp trả giữa Nga với Mỹ-EU đã khiến Moscow càng ra sức củng cố các mối quan hệ đồng minh trong SNG, G-20 và BRICS.

Putin cấm vận đáp trả EU, kích thích kinh tế Nga?

Lệnh trừng phạt của Mỹ và EU cũng đã khiến một số quan chức và học giả Nga lo lắng khi cho rằng, việc chuyển đổi nhà cung ứng sang các nước châu Mỹ, châu Phi sẽ khiến cước vận chuyển sẽ tăng lên nhiều so với châu Âu, trong khi chất lượng hàng hóa của Trung Quốc và Nam Mỹ không so được với châu Âu. Và như thế, người tiêu dùng Nga sẽ chịu thiệt.

Tuy nhiên, đại bộ phận các nhà phân tích từ Moscow cho rằng, điều này vừa có lợi cho nền kinh tế khi khiến Nga phải chuyển đổi, tái cơ cấu nông, ngư nghiệp, giảm sự phụ thuộc vào châu Âu, tránh những rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ chính trị sau này; vừa mang lại những tác dụng quan trọng trong xây dựng quan hệ quốc tế của Nga thời kỳ “hậu Ukraine”.

Vốn đã mệt mỏi vì sự cạnh tranh của thực phẩm nhập khẩu nhiều năm qua, những nhà sản xuất thực phẩm của Nga có lẽ là những người phấn khởi nhất với lệnh cấm nhập lương thực từ phương Tây. Cổ phiếu của các công ty này đã tăng vọt lên vài chục % ngay sau khi thông tin về lệnh cấm được công bố.

Báo “Nước Nga ngày nay” (Russia Today) dẫn lời đại diện Cơ quan Thủy sản Nga đánh giá lệnh cấm vận là tốt cho nước Nga. Ông này chỉ ra là lâu nay Nga phải nhập thủy sản với giá cao, ví dụ giá cá hồi Na Uy bán ở Nga cao hơn từ 8-10 lần so với giá thành thực tế.

Còn Nghị sĩ Nga Irina Yarovaya cho rằng rất nhiều nhà sản xuất nông sản chất lượng của Nga, trước đây không tìm được đường vào siêu thị giờ sẽ có thể bán được sản phẩm, đồng thời phát triển kinh doanh. Thế nên lệnh cấm có thể gây ra những khó khăn trước mắt, nhưng về lâu dài, chắc chắn nó sẽ có lợi cho người nông dân Nga.

Theo thông báo của các quan chức Nga, các khu vực sản xuất có khả năng thay thế và đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga đã được hoạch định, các mặt hàng thiết yếu và bình dân thiếu hụt sẽ không đáng kể. Có thể khẳng định tuy ban đầu nền kinh tế Nga sẽ gặp tổn thất nhưng về lâu dài Nga sẽ đứng vững.

Nga tự tin là những nhà cung cấp nước ngoài, đến từ những quốc gia tiềm năng châu Á, châu Mỹ sẵn sàng cung cấp sản phẩm của họ thay thế cho số hàng nhập ngoại mà Nga sẽ không nhận được từ phương Tây và không thể tự sản xuất đủ số lượng cần thiết trong thơig gian ban đầu.

Có thể nhận thấy rằng, lệnh cấm vận của Mỹ và EU với Nga và lệnh cấm vận đáp trả của Moscow về ngắn hạ có thể sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Nga nhưng về trung và dài hạn nó có lợi cho nền kinh tế Nga, vừa mang lại những tác dụng quan trọng trong xây dựng quan hệ quốc tế của Nga thời kỳ “hậu Ukraine”.

Từ thực tế cho thấy, các biện pháp giải quyết bất đồng trong vấn đề Ukraine, thông qua việc cấm vận, trả đũa lẫn nhau đã không đem lại kết quả và lợi ích gì, mà còn làm tổn thương thêm nền kinh tế của mỗi bên, vốn dĩ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua và tạo cơ hội cho “kẻ khác” kiếm ăn.

Mỹ Latin và châu Á sẽ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và EU, trong đó, Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất về cả kinh tế lẫn chính trị. Phát triển kinh tế khu vực giáp với Viễn Đông của Nga - xuất phát điểm của đường ống dẫn dầu vào Trung Quốc sau này là điều mà Bắc Kinh luôn mong muốn, nay đã được Nga trao cho cơ hội.

Moscow cấm vận EU làm lợi cho đồng minh, đặc biệt là Trung Quốc

Nhanh chân nhất trong số các nước đồng minh của Nga là Belarus. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Belarus Leonid Marinich tuyên bố hôm 9-8 là đối với Belarus thì Nga bây giờ là "mỏ vàng". Chính phủ nước này tuyên bố đã sẵn sàng cung cấp thực phẩm ở Nga thay vì nhập khẩu từ Ba Lan và các nước Baltich.

Đồng thời, ông Marynich cũng hào hứng cho rằng, nông dân Belarus có thể cung cấp cho Nga “đủ mọi thứ’ và cam kết tăng nguồn cung cấp các loại rau, củ, quả khác nhằm thay thế khoai tây Hà Lan, táo Ba Lan nhập khẩu vào Nga. Nước này còn dự kiến sẽ tăng đáng kể nguồn cung cấp và các chủng loại pho mát sang Nga và sẵn sàng tăng nguồn cung cấp thịt và sữa nguyên kem thay Phần Lan.

Trong khi đó, hàng loạt các nước châu Phi như Ai Cập, Namibia, Sudan… và hàng loạt nước châu Á như Kazakhstan, Uzbekistan, Trung Quốc… và cả Thổ Nhĩ Kỳ, cũng cũng đang nhanh chân tìm kiếm cơ hội cho nông dân của mình ở thị trường Nga, khi bày tỏ sẵn sàng cung cấp sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm thịt.

Trong số này, Ai Cập hứa hẹn trở thành đối tác tiềm năng của Nga khi tuyên bố là việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp từ Cairo sẽ bù đắp một một khối lượng lớn sự thiếu hụt nghiêm trọng các sản phẩm nông, ngư nghiệp, chăn nuôi cho thị trường Nga. Ai Cập đã tuyên bố sẵn sàng bù đắp một nửa thiếu hụt nhập khẩu lương thực, thực phẩm cho Nga do hậu quả lệnh trừng phạt.

Bình luận về kết quả chuyến thăm tuần này của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi ở Nga, ông Margelov - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) cho rằng, Ai Cập sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường Nga và có thể bù đắp cho sự thiếu hụt 50% lượng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho Liên bang Nga do lệnh cấm vận.

Trong cuộc hội đàm với với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tại Sochi, ngoài những vấn đề chính trị, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với nhà lãnh đạo Ai Cập về việc thành lập một trung tâm dịch vụ hậu cần trên biển Đen, đặc biệt là việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp Ai Cập cho thị trường Nga và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của ông al-Sisi.

Báo Tây Ban Nha El Pais cho biết, các nước thuộc Liên minh châu Âu không hài lòng và dự định sẽ kháng nghị với hành động của các nước Mỹ Latinh, khi các quốc gia này bao gồm Ecuador, Brazil, Venezuela… đang xây dựng chu trình cung cấp đến Nga những mặt hàng mà Moscow vừa ra lệnh cấm nhập khẩu từ châu Âu.

Hôm 12-8, Tổng thống Ecuador Rafael Correa tuyên bố rằng, đất nước ông sẽ không xin phép bất cứ ai khi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đến Nga. “Như chúng ta đều biết, Mỹ Latinh không phải là một phần của Liên minh châu Âu nên lệnh cấm vận của EU chả có liên quan gì đến chúng tôi" - Hãng Andes dẫn tuyên bố của ông Correa.
langtubachkhoa
Tổng thống Correa kết luận "hãy chờ đợi khiếu kiện chính thức từ phía EU và chúng tôi sẽ cho họ biết câu trả lời của mình”, còn Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Ecuador, ông Rivadeneyra Francisco tuyên bố, bât chấp thái độ khó chịu của EU, Ecuador hiện đang nghiên cứu mở rộng danh mục các sản phẩm xuất khẩu sang Nga.

Ngoài ra, chính phủ Ecuador đang nghiên cứu khả năng nâng cao lượng xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga và lập danh sách các sản phẩm xuất khẩu có thể tăng thêm trong thời gian ngắn và trung hạn, đồng thời làm việc với phía Nga để phối hợp trong công tác kiểm nghiệm sản phẩm, phù hợp với các qui định an toàn thực phẩm của Liên bang Nga đối với hàng xuất khẩu của Ecuador.

Tuy nhiên, kẻ được lợi nhiều nhất có lẽ sẽ là Trung Quốc, với lợi thế rất lớn về vị trí địa lý và quan hệ đang ấm lên trong thời gian gần đây. Ngay khi Moscow, Washington và các nước thành viên EU đang chịu tác động tiêu cực từ những đòn tấn công trả đũa lẫn nhau thì Bắc Kinh đã có những bước đi mạnh bạo nhằm chiếm lĩnh thị trường nông sản đầy béo bở tại Nga.

Theo thông tin của trang mạng “Tin tức Trung Quốc” (Chinanews) ngày 13-08 cho biết, nước này đã bắt đầu trực tiếp bán rau quả vào thị trường Nga, bắt đầu bằng việc công ty thương mại Baorong dự định lập một trung tâm giao dịch đặc biệt ở Đông Ninh, giáp với Viễn Đông của Nga để thúc đẩy hoạt động này.

Hãng tin Itar-tass dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội kinh tế ứng dụng tỉnh Hắc Long Giang, bà Trương Xuân Kiều cho biết, một siêu thị bán buôn rộng 70.000 m2 và nhà kho 30.000 m2 được trang bị máy làm lạnh và các thiết bị khác sẽ được lập ra tại khu vực cửa khẩu. Được biết, cuối năm 2014, công ty Dili của Trung Quốc cũng sẽ xây dựng một khu vực mậu dịch xuyên biên giới giống như vậy.

Bà Trương cho biết thêm: “Xuất khẩu trực tiếp rau quả sang thị trường Nga được tập kết tại trung tâm thương mại Đông Ninh, sau đó sẽ được chuyển vào Nga”. Thời gian thông quan và kiểm tra lô hàng cũng sẽ được giảm thiểu do đã có hệ thống giám sát bằng video tại kho. Kinh phí xây dựng trung tâm này ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 9,7 triệu USD.

Lệnh cấm vận của Nga và những toan tính chính trị

Hiện nay, lãnh đạo các bộ ngành của Nga còn đang xúc tiến đàm phán với Nam Phi, Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Chile, Ecuador, Venezuela, Argentina và hàng loạt nước châu Á khác về vấn đề giảm thiểu thiệt hại từ lệnh cấm vận của châu Âu. Đáng chú ý là các nước đó chủ yếu là nằm trong khối BRICS (chính là 4 nước đầu tiên), hoặc trong SNG và một số nước đối tác trong khối G-20.

Cần phải biết rằng, ngay khi đưa ra lệnh cấm vận trả đũa, ông Putin đã tuyên bố, những hạng mục bị cấm đều đã được “nghiên cứu kỹ” để đảm bảo chỉ gây thiệt hại nhỏ nhất đối với nền kinh tế Nga. Đó cũng chính là nguyên nhân Moscow chỉ cấm trong lĩnh vực nông sản, thủy sản và chăn nuôi chứ không phải là những lĩnh vực quân sự hay dầu khí hoặc công nghệ cao - trong các lĩnh vực này, rõ ràng Nga còn cần Âu-Mỹ và ngược lại.

Điều này có thể thấy rõ khi Tập đoàn DCNS của Pháp nhất quyết bảo lưu hợp đồng bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Nga, còn Rheinmetall của Đức cương quyết phản đối chính phủ chấm dứt hợp đồng xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự với Nga hoặc các ông lớn BP của Anh, Exxon Mobil của Mỹ cương quyết không bỏ các hợp đồng dầu khí với Nga.

Rõ ràng là dù Liên minh châu Âu và Washington có cấm vận thế nào đi nữa thì các tập đoàn này vẫn sẽ hợp tác với Moscow vì cả 2 bên đều cần đến nhau cho lợi ích phát triển cốt lõi của mình, Nga cũng không dại gì mà đưa ra lệnh cấm vận thêm trong những lĩnh vực này để tự “đập vào chân mình”.

Còn về nông nghiệp, các đối tác bạn bè của Nga hoàn toàn có thể thay thế sản phẩm từ châu Âu, trong khi đó châu Âu rất khó xuất sang các nước khác. Rõ ràng là Putin đã dự liệu trước những mặt hàng có khả năng thay thế được từ các đồng minh, mà lại gây thiệt hại lớn nhất cho EU và giảm thiểu những hậu quả đến kinh tế của mình.

Trong lệnh cấm vận của Nga, người nông dân châu Âu - đối tượng “thấp cổ bé họng nhất” trong nền kinh tế EU, không có sự đỡ đầu của các ông trùm tài phiệt, không có hậu thuẫn lớn trong chính trường quốc gia, đã “chết thay” cho các ông lớn trong các lĩnh vực khác.

Rõ ràng là các lệnh cấm vận kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính trị nhưng cấm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất mới là quan trọng. Trong vấn đề này, có thể nhận thấy là Nga đã có phương châm và chiến lược đúng đắn hơn Mỹ và EU, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu rất khó xoay chuyển được tình thế trong lĩnh vực này.

Cho đến thời điểm này, nguyên tắc “đoàn kết kinh tế” vì mục đích chung của cả Liên minh châu Âu và Mỹ cũng sẽ gây khó khăn cho Nga nhưng chỉ trong giai đoạn đầu, còn sau khi họ đã ổn định thị trường thì chính các nước thành viên EU, đặc biệt là Đông Âu và Bắc Âu bắt đầu chịu thiệt hại bởi rõ ràng, việc Nga cấm vận châu Âu sẽ là cơ hội đối với nước khác.

Vấn đề quan trọng nhất là nông dân châu Âu đã mất đi thị trường truyền thống Nga, trong 2 năm 2014 và 2015 họ sẽ phải tìm kiếm những thị trường mới cho những sản phẩm vốn được sản xuất để cung cấp chính cho Moscow. Điều này nhìn thì dễ nhưng trong thực tế thì không hề đơn giản để kiếm được 1 thị trường lớn và ổn định.

Nhìn từ thực tế xuất khẩu nông, ngư nghiệp của Việt Nam chúng ta cũng thấy những khó khăn của nền kinh tế thị trường. Từ khâu sản xuất đúng quy trình, an toàn vệ sinh thực phẩm cho đến những khúc mắc về vấn đề thuế, bảo hộ mậu dịch của nước sở tại cho đến những biến động của thị trường xuất khẩu…Vì vậy, nông dân châu Âu sẽ rất khó khăn trong thời gian 2 năm tới.

Sau khi lệnh cấm vận này được dỡ bỏ, các nước châu Âu cũng không còn cơ hội tại thị trường màu mỡ của Nga, bởi khi đó các nước đồng minh và đối tác thân thiết của Nga đã phân chia hết thị trường. Người Nga cũng sẽ hướng tới những thị trường ổn định và có điều kiện chính trị thuận lợi để trách những rủi ro kinh tế phát sinh vì những mâu thuẫn chính trị.

Rõ ràng là Putin đã rất cao tay trong ngón đòn cấm vận các sản phẩm nông sản, thủy sản và chăn nuôi, điểm trúng khâu yếu nhất trong nền kinh tế châu Âu mà lại ít gây hậu quả đến nền kinh tế của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng minh và đối tác “có cơ hội” làm ăn với mình, góp phần xây dựng và củng cố các mối quan hệ đồng minh vững chắc.
langtubachkhoa
http://www.unian.net/politics/952019-sbu-p...storonu-rf.html

phó SBU Viktor Yagun mới đưa ra giả thuyết MH17 do binh sỹ Ukr đào thoát sang phía Crimea cùng phía Nga bắn. Ong nói " chúng tôi tính đến nhiều kịch bản"

Đến giờ này mà vẫn chưa đưa kết quả điều tra sơ bộ MH17 thì nhiều khả năng kết quả bất lợi cho Ukr, nên bây giờ đang đàm phán để làm sao thoát cho Ukr và đổ tội cho dân quân

Bộ trưởng chính sách xã hội Ukr chính thức ký quyết định công nhận đoàn xe cứu trợ Kamaz của Nga là hàng viện trợ nhân đạo nhưng k chi biết khi nào hàng hóa có thể qua biên giới.
Ukraine officially recognizes Russian aid convoy as humanitarian
http://on.rt.com/a43wp4

Cái này có thật k?
http://www.vietnamplus.vn/ukraine-san-sang...quan/276538.vnp
Ukraine sẵn sàng đàm phán về Liên minh hải quan


http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-sec-p...uong/276553.vnp
Tổng thống Séc phản đối trừng phạt Nga, yêu cầu EU bồi thường
langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/tong-th...nua-354721.html

Tổng thống Nga bác đề xuất “quân sự hóa nền kinh tế nhiều hơn nữa”


http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/nguoi-n...hat-354356.html
Người Nga không lo “đói nông sản” dù phương Tây gia tăng trừng phạt?
_____________________

Nọi bộ choảng nhau. Tình hình nội bộ của Ukr bây giờ thật khó đoán định

Theo Podrobnosti.ua, Right S đe dọa "một chiến dịch để chống Kiev"
RS kêu gọi tổng thống yêu cầu Bộ Nội vụ, bỏ họ ra khỏi danh sách "các lực lượng ghê tởm chống Ukraina" và dừng các cuộc điều tra cáo buộc "hoạt động tội phạm."

RS yêu cầu thả các chiến binh RS, đây là sự "giam bất hợp pháp" của nhân viên cảnh sát, yêu cầu đóng tất cả các thủ tục tố tụng hình sự đối với họ, và trả lại tất cả "vũ khí bị bắt giữ bất hợp pháp."
RS đe dọa " sẽ bắt đầu chiến dịch chống lại Kiev" nếu yêu cầu không được đáp ứng."Trong trường hợp các yêu cầu không được đáp ứng trong vòng 48 giờ, chúng tôi sẽ buộc phải loại bỏ tất cả các đơn vị trên tuyến đầu, tuyên bố tổng động viên của tiểu đoàn dự bị (RS) và bắt đầu chuyến đi đến Kiev với mục đích" tiến hành cải cách nhanh chóng "trong Bộ Nội vụ," - cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang FaceBook của lãnh tụ quốc gia Dmitry Yarosha .

Right S cho Poroshenko 48 tiếng để miễn nhiệm Thứ trưởng Bộ nội vụ Evdokimov
“Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngay lập tức khôi phục lại trật tự Bộ nội vụ, loại bỏ các lực lượng chống Ukraine từ các vị trí trong Bộ nội vụ, khởi động một cuộc điều tra về hành động tội phạm của họ.” – Cho biết trong một tuyên bố.

Dmitry Jaros bị buộc tội buôn bán vũ khí
Anton Gerashchenko nói rằng Right S "chưa đủ trưởng thành" khi đưa tối hậu thư cho các nhà chức trách . Ngoài ra, ông cáo buộc các chiến binh buôn bán vũ khí.
Kênh truyền hình LifeNews nhớ lại rằng các thành viên công đoàn đã bị Dmitry Yarosha bắt giữ ngày 13 tháng 8 trên đường giữa Uzhgorod và Lviv. Sáu người trong hai xe SUV đã không dừng lại theo yêu cầu của cảnh sát Ukraina.
http://www.segodnia.ru/news/145322

Dmitry Jaros quyết định không cho quân về Kiev và hủy bỏ tối hậu thư
Trước đó, chuyên gia Igor Korotchenko đã viết trong microblog của mình trên Twitter rằng một cuộc họp kín của Poroshenko đã được quyết định để có thể loại bỏ Yarosh sau khi ông ra tối hậu thư cho Kiev .
http://www.segodnia.ru/news/145334
_______________

Trích tin:
http://rusdozor.ru/2014/08/15/pod-izyumom-...vk-asbs-othago/
Du kích Kharkov mới được thành lập đã lập được những chiến công vang dội. Đầu tiên họ đốt cháy kho xăng dầu tiếp vận của quân triều đình, ngay sau đó họ phục kích nhóm lính đánh thuê Balan đi trên hai xe Jeep, tiêu diệt 06 tên, phá huỷ một xe Jeep, 01 pháo tự hành "Dana" của Séc. Tên lái xe bị bắt khai số lính đánh thuê nói trên thuộc công ty «ASBS Othago» (Analizy Systemowe Bartłomiej Sienkiewicz), mới thành lập một vài năm trước đây, công ty này thuộc sở hữu của đương kim Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan Sienkiewicz.

Cộng hòa Donesk DNR bổ nhiệm Bộ trưởng bộ Ngoại giao mới, đó là Alexander Karaman, người gốc Transnistria, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề xã hội. Điều này đã được công bố tại một cuộc họp báo ở Donetsk do Thủ tướng Alexander Zaharchenko chủ trì.

http://rusvesna.su/news/1408193779


Xem ra cuộc đàm phán thực sự đã sắp diễn ra
langtubachkhoa
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...20148/53894.vnd

Motor Sich chuyển nhà máy sang Nga?

VietnamDefence - Việc sản xuất lắp ráp của hãng động cơ hàng không Motor Sich của Ukraine có thể được chuyển sang Nga hoặc một nước thứ ba, Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga FS VTS Konstantin Byryulin tiết lộ tại Zhukovsky, ngoại ô Moskva.

“Boguslayev (Tổng giám đốc Motor Sich) là người thông minh và cố gắng bằng mọi cách không rời khỏi thị trường Nga. Ông ấy định chuyển việc sản xuất lắp ráp dang Nga hoặc một nước thứ ba”, ông Byryulin nói.

Ngày 17/6/2014, Tổng thống Ukraine Peter Poroshenko đã cấm mọi hoạt động hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga.

Sau đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin tuyên bố rằng, Moskva đã có kế hoạch thay thế nhập khẩu hàng quân sự từ Ukraine và cho biết thêm rằng, công nghiệp Nga trong vòng 2,5 năm sẽ có thể từ bỏ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp quốc phòng sản xuất tại Ukraine.

Còn Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov thì nói rằng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga dự kiến loại bỏ 95% sự phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện từ Ukraine.

Nga đã lên lịch trình thay thế nhập khẩu, phân tích lượng dữ trữ linh kiện, chuẩn bị sản xuất tất cả các chi tiết, phân công những người phụ trách.
langtubachkhoa
Bổ sung thêm 1 chút, việc Nga đưa cứu trợ vào, k phải là để giữ thể diện hay cái gì, mà là muốn làm to ra, muốn để cho tất cả thế giới đều thấy tình cảnh thê thảm của người dân trong những thành phố bị quân Ukr bắn nát. Khi tát cả moi người đều vào và thấy, thì chả có cách gì mà che giấu được nữa.
Bản thân Pháp cũng đã kêu gọi Ukr dừng việc bắn phá Donesk rồi đó (dĩ nhiên bên cạnh đó kêu gọi Nga tôn trọng lãnh thổ của Ukr)
langtubachkhoa
http://www.baohaiquan.vn/pages/nganh-thep-...ong-lo-nga.aspx

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, công nghiệp thép sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc phá sản nếu các mặt hàng sắt thép của Nga được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% hàng loạt.

Lí do khiến Hiệp hội thép lo lắng là bởi hiện nay các Bộ ngành đang xây dựng phương án thuế nhập khẩu mặt hàng thép nói riêng và các mặt hàng khác của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUTFA).

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính góp ý về phương án thuế nhập khẩu mặt hàng thép mới đây, Hiệp hội thép cho biết: Hiện nay, công suất các nhà máy thép của Việt Nam là hơn 11 triệu tấn thép xây dựng; hơn 9,29 triệu tấn phôi thép; hơn 2,1 triệu tấn ống thép… Ngành thép đang trong tình trạng cung vượt xa cầu, chưa kể các dự án đang trong giai đoạn xây dựng khi đi vào sản xuất sẽ khiến cho tình trạng cạnh tranh ngay chính các doanh nghiệp trong nước ngày càng gay gắt.

“Ngành công nghiệp thép Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thép xây dựng sẽ phải chịu một sự cạnh tranh cực kì khủng khiếp với người khổng lồ trong ngành công nghiệp thép thế giới là nước Nga, thậm chí sự cạnh tranh còn lớn hơn rất nhiều so với nước láng giếng Trung Quốc” – Hiệp hội thép cảnh báo.

Trong năm 2013, Nga đứng vị trí thứ 5 về sản xuất thép thô trên thế giới với 68,7 triệu tấn so với Việt Nam là 5,6 triệu tấn (đứng thứ 26) và xuất khẩu sắt thép của Nga đạt 23,6 triệu tấn (chiếm hơn 34%tổng lượng sản xuất của nước này).

“Số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp ngành công nghiệp thép Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc phá sản khi các mặt hàng sắt thép của Nga được hưởng thuế suất 0% hàng loạt khi Hiệp định này được kí kết” – theo Hiệp hội thép Việt Nam.

Vì thế Hiệp hội thép Việt Nam kiến nghị xem xét xây dựng phương án phù hợp của Việt Nam về các mức thuế suất nhập khẩu của mặt hàng sắt thép trong Hiệp định thương mại VCUTFA trên cơ sở hài hòa với mức thuế và lộ trình cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.

Đồng thời, Hiệp hội thép cũng kiến nghị xem xét đưa mặt hàng sắt thép vào danh mục hàng hóa cần được bảo hộ có lộ trình để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất thép trong nước.

Ngày 20-6-2014, vòng đàm phán thứ 6 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, diễn ra tại thành phố Sochi, Nga đã kết thúc tốt đẹp. Tại phiên Bế mạc, hai Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam và Liên minh Hải quan Vũ Huy Hoàng và Andrey Slepnev đã ký Biên bản Vòng đàm phán thứ 6 và thống nhất vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức từ 15 đến ngày 19-9 tới tại Liên bang Nga.

Với việc Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan được ký kết, nhiều hàng rào phi thuế quan (thủ tục hải quan, thanh toán hàng hóa, quy định kỹ thuật...) với thị trường này sẽ được gỡ bỏ; nhiều loại thuế sẽ được cắt giảm; điều kiện phát triển dịch vụ (bao gồm du lịch, dịch vụ kiều hối...) và đầu tư sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế đó, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các đối thủ được hưởng ưu đãi thuế khi Nga thực hiện cam kết gia nhập WTO. Hàng hóa Việt Nam cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng và quy tắc xuất xứ hàng hóa của Liên minh Hải quan.
langtubachkhoa
Có 1 bạn bình rằng:
Nhà mình còn mấy cây thép L 50x50 làm giàn mướp của LX ngày xưa! Đã qua 30 năm phơi sương gió mà vẫn trơ ra như vậy! hoen rỉ không đáng kể! còn thép 2mm làm dây phơi thì trơn bóng, lớp mạ quá tốt. Chả bù cho thép VN, chất lượng đã kém, kích thước bị ăn gian... hết lời để bàn

Đúng là công nghiệp luyện kim của Nga thuộc loại đỉnh. Hinh nhu VN minh ăn xổi, nhập phôi thép Tàu về nấu thép đểu thì phai?
langtubachkhoa
http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/the-gi...tor/317364.html
Ngoại trưởng Nga: Kiev đã không còn kiểm soát được The Right Sector

Trong buổi họp báo chiều 18-8, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, chính quyền Kiev đã không còn kiểm soát được phong trào cực hữu The Right Sector. Theo lời ông này, gần đây, Bộ Nội vụ Ukraine đã bắt đầu mạnh tay trấn áp phong trào cực hữu này.
"Chính quyền Kiev hiện không kiểm soát được các nhóm vũ trang tự phát, trong đó phần lớn là thuộc The Right Sector. Theo thông tin của chúng tôi, các thành viên thuộc The Right Sector đang có mặt trong biên chế Vệ binh quốc gia và thậm chí là Bộ Nội vụ Ukraine, vì thế ông A. Avakov đã phải mạnh tay "thanh lọc" họ", Ngoại trưởng Nga khẳng định trong buổi họp báo sau khi kết thúc vòng đàm phán 4 bên ở Berlin.

Ông S. Lavrov cũng bày tỏ quan ngại khi cơ quan chức năng Ukraine không thể kiểm soát được các "Tiểu đoàn Azov và Dnepr" do tài phiệt địa phương thành lập và tài trợ. Đây chính là yếu tố có thể phá vỡ nỗ lực đàm phán giải quyết khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

"Khi làm việc với các đồng nghiệp phương Tây, nhất là Mỹ và châu Âu, chúng tôi đã nêu rõ ảnh hưởng xấu của các đơn vị bán vũ trang độc lập tại Ukraine nằm ngoài quyền kiểm soát của Kiev. Chúng tôi biết rằng các bạn phương Tây cũng có quan điểm tương tự", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.

Ngày 16-8, trên website của The Right Sector xuất hiện một bức thư ngỏ gửi tới Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Lời lẽ trong bức thư giống như một tối hậu thư đối với người đứng đầu nhà nước Ukraine. Đặc biệt, The Right Sector yêu cầu trong 48 giờ, chính quyền Kiev phải cải tổ Bộ Nội vụ và dừng hoạt động điều tra chống lại các tổ chức bán vũ trang. Nếu không được đáp ứng, The Right Sector hứa sẽ tổ chức các hoạt động quân sự chống lại Kiev.

Sau thông tin trên, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine tuyên bố thủ lĩnh của The Right Sector Dmitry Yarosh đang cố tình lừa dối các thành viên của phong trào cánh hữu này. Sau đó, thủ lĩnh The Right Sector ra tuyên bố các thành viên của phong trào này không cần quay về Kiev, vì mọi yêu cầu của họ đã được đáp ứng.
___________________________________________________

http://vietstock.vn/2014/08/nga-co-the-cam...-775-362181.htm
http://www6.vnmedia.vn/vn/quoc-te/tin-tuc/...phuong-tay.html

Nga có thể tăng cường các biện pháp trả đũa nhằm vào phương Tây, trong đó có đòn “chí tử” là lệnh cấm nhập khẩu xe ô tô, nếu Mỹ và các nước EU áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow, tờ nhật báo Vedomosti hôm nay (18/8) đưa tin.

Sau những cuộc đấu khẩu với Nga về tình hình Ukraine, các nước phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt lên Moscow, trong đó có đòn phong toả tài sản và cấm đi lại đối với những quan chức, doanh nhân Nga có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Putin. Mới nhất, Mỹ cùng phương Tây bắt đầu tung đòn trừng phạt vào lĩnh vực tài chính, vũ khí và năng lượng của Nga.

Đáp lại, Moscow đã có đòn đáp trả bằng việc đưa ra lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông sản, rau quả, thực phẩm từ Mỹ và các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Đòn trả đũa này đã khiến nhiều nước phương Tây lao đao. Nhiều tiếng nói phản đối đã cất lên.

Tuy vậy, hồi cuối tuần, một số quan chức EU lên tiếng doạ sẽ tung ra thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Rất nhanh chóng, Moscow lên tiếng doạ lại rằng, họ sẽ trả đũa Mỹ và EU bằng lệnh cấm nhập khẩu ô tô. Đây được xem là một “đòn đánh” rất mạnh nhằm vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của các nước Châu Âu.

Theo tờ Vedomosti, xe nhập khẩu chiếm 27% tổng số xe được bán trong quý đầu năm 2014 ở Nga, trong đó xe tải nhập khẩu chiếm tới 46% và xe buýt nhập khẩu chiếm 13%. Nga có thể sẽ đưa ra lệnh cấm hoàn toàn hoặc một phần đối với xe nhập khẩu, tờ Vedomosti dẫn lời các nguồn tin trong nội bộ chính quyền Nga cho hay.

Tuy nhiên, lệnh cấm mới sẽ không áp dụng đối với các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài đang có cơ sở sản xuất bên trong lãnh thổ Nga. Các hãng nổi tiếng như Ford, Volkswagen , Ford Renault, Toyota và Hyundai Motor Co đều đặt các cơ sở sản xuất ở bên trong lãnh thổ Nga.

Tờ Vedomosti cho biết thêm rằng, các đề xuất để áp dụng đòn trả đũa mới của Nga đã được trình lên Tổng thống Vladimir Putin xem xét. Tuy vậy, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra. Đòn trả đũa gây “đau đớn” trên chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp các nước phương Tây tung ra những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moscow, tờ báo của Nga cho hay.

Moscow còn tuyên bố có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với các ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu và máy bay của nước này.

Thêm một quan chức phương Tây phản đối trừng phạt Nga

Kể từ khi Mỹ và EU khơi mào “cuộc chiến” trừng phạt nhằm vào Moscow vì cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, đã có không ít quan chức cấp cao và giới học giả, phân tích hàng đầu trong nội bộ của họ lên tiếng phản đối chính sách trừng phạt Nga.

Mới đây nhất, một chính khách và là một doanh nhân nổi tiếng của Pháp – ông Philippe de Villiers cho rằng, chính sách trừng phạt mà phương Tây đang theo đuổi hiện nay đối với Nga là không hợp lý.

"Trừng phạt là một hành động của chiến tranh. Tất cả những người có khuynh hướng hòa bình, yêu Châu Âu và Nga đều muốn thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này”, ông de Villiers cho biết.

"Mỹ bản thân nước này đã hành xử không hợp lý. Mỹ muốn toàn bộ thế giới phải phụ thuộc, quy phục dưới trướng của NATO và Mỹ thổi bùng lên ngọn lửa ở khắp nơi", vị chính khách Pháp đã chỉ trích gay gắt như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Figaro. Nội dung cuộc phỏng vấn này đã được đăng tải trên tờ Le Figaro số ra ngày hôm nay (18/8).

Theo quan điểm của ông de Villiers, Mỹ không chỉ muốn “lôi kéo Ukraine vào NATO” mà còn muốn “kiểm soát cả Nga” nhằm đáp đặt mô hình xã hội của họ lên nước này. "Tôi cho rằng Mỹ đang tìm cách gây chiến tranh khắp nơi ở thế giới của chúng ta bởi họ xem đó là cách duy nhất để giải quyết món nợ khổng lồ của mình”, vị chính khách Pháp nói thêm.

Đề cập đến những bước đi mới nhất của Liên minh Châu Âu (EU) trong việc gây áp lực thêm với Nga, ông de Villiers đã bày tỏ sự lấy làm tiếc trước thực tế rằng Châu Âu “đang hành động vì lợi ích của chính sách Mỹ chứ không phải vì lợi ích của chính bản thân liên minh này”. Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ biến mình thành “bang thứ 51 của nước Mỹ”, ông de Villiers cảnh báo.

Ông này cũng nhấn mạnh thêm rằng, tương lai của Châu Âu phải được định hình, hoạch định trên lục địa Châu Âu chứ không phải trên đất Mỹ. Châu Âu không thể phát triển mà không có Nga”, ông de Villiers cho hay. Quan điểm này của vị chính khách Pháp đã được nhiều quan chức và giới học giả Châu Âu đưa ra trước đó. Họ đều tin rằng, EU đang tự hại mình khi liên tiếp tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào Nga trong khi Mỹ không bị ảnh hưởng gì mấy bởi quan hệ Nga- Mỹ không gắn bó chặt chẽ như quan hệ giữa Nga và EU.


Ông Philippe de Villiers đã đến thăm Liên bang Nga hồi tuần trước để thảo luận về những kế hoạch nhằm xây dựng các công viên giải trí gắn liền với lịch sử nước Nga. Theo vị chính khách và cũng là doanh nhân người Pháp, ông bị ấn tượng mạnh với Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc gặp ở Crimea.

"Tôi kinh ngạc trước sức hấp dẫn, sự khôn ngoan, nhìn xa trông rộng của Nhà lãnh đạo Nga cũng như việc quan tâm đến các hoạt động trao đổi văn hóa của ông ấy. Tôi cực kỳ ấn tượng bởi sự quyết tâm của ông Putin trong việc mở cửa nước Nga với thế giới”, ông de Villiers cho hay.

Ông de Villiers liên tục được bầu vào Quốc hội Pháp và Quốc hội Châu Âu. Ông này là một thành viên của chính phủ Pháp với tư cách là Bộ trưởng Văn hóa. Ông de Villiers là người sáng lập ra công viên nổi tiếng "Puy du Fou" ở Vendee gắn liền với lịch sử nước Pháp và Châu Âu. Hàng năm, công viên giải trí này đón khoảng 2 triệu lượt người đến thăm.
langtubachkhoa
http://danviet.vn/khoa-hoc-cong-nghe/quoc-...nga-471323.html
Quốc hội phản đối, quân đội Mỹ vẫn quyết mua trực thăng Nga
langtubachkhoa
http://www.anninhthudo.vn/su-kien/ne-trung...nga/566322.antd
“Né” trừng phạt, EU nhờ Thụy Sĩ quá cảnh thực phẩm sang Nga

Nho qua canh kieu nay, gia ca chac tang len vun vut, con suc canh tranh giam xuong?
Phó Thường Nhân
Cuộc xung đột ở UK, có lẽ là bằng chứng của một cuộc chiến qua Media, qua các phương tiện truyền thông. Vì thế cho nên phải đi tìm cái khung cứng của nó. Cuộc xung đột này cũng là giao điểm của nhiều cuộc xung đột ngầm khác nhau. Người ta có thể kể :
- Xung đột UK-Nga
- Xung đột Mỹ - Nga
- Xung đột Mỹ- EU
- Xung đột EU-Nga
- Xung đột EU-UK
Tất cả các xung đột này đều tích tụ trong cuộc chiến tranh giữa chính phủ UK và các lực lượng ly khai, mà trong đó cuộc chiến tranh này là vừa là nguồn gốc, vừa là cái cớ để các bên áp dụng các biện pháp « trừng phạt » lẫn nhau tạo thành một cái khung quan hệ quốc tế mới trong tương lai gần.
Xung đột UK – Nga vì UK không muốn trở lại vị trí chư hầu của Nga. Dùng từ « trở lại » có lẽ cũng không hoàn toàn chính xác, vì nó như vậy đánh đồng Nga là Liên Xô. Cuộc xung đột này vừa có hình thức cổ điển (chiến tranh, chiếm đất) vừa có hình thức « trừng phạt » (cấm vận dầu khí)
Xung đột Mỹ - Nga , vì bản chất quan hệ hai bên có tính xung đột cơ cấu, do vị thế của Nga trong quan hệ quốc tế. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, lại độc lập về công nghiệp quân sự, tự nhiên Nga trở thành đối lập. Vì Nga chỉ có thể hợp tác với Mỹ nếu mất tài nguyên thiên nhiên, và nhất định phải mất công nghiệp quân sự (hạt nhân, hàng không, vũ trụ,..). Cũng chính vì thế, những gì mà có lợi cho Mỹ thì nó vẫn không trừng phạt (ví dụ sự tham gia của các công ty Mỹ vào lĩnh vực năng lượng), ngược lại cái gì Nga lợi (ví dụ nhập khẩu công nghệ quân sự) thì nó cấm. Một điều cấm nữa là các lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Xung đột Mỹ - EU. Trong xung đột này, mục đích của Mỹ là giữ EU trong vòng tay của mình, đẩy EU ra xa khỏi Nga. Cuộc xung đột này có thể kết thúc bằng việc Anh rút ra khỏi EU, khiến EU thành một khối Pháp-Đức. Nếu điều này xẩy ra thì đó là hệ quả của một cuộc chiến tranh tiền tệ Euro – Đô la, đồng thời là sự trở lại của nước Đức trong quan hệ quốc tế. Phương Tây sẽ bị chia làm đôi : khối Đại tây dương (Mỹ - Anh) khối lục địa châu Âu (Pháp-Đức).
Xung đột EU-Nga. Xung đột này cũng có tính cơ cấu, vì Nga đóng vai trò cung cấp nguyên liệu. Nhưng do có xung đột Mỹ-EU, cũng như EU không phải là một nước nên nhìn bên ngoài nó có vẻ mềm hơn. Trong đó EU vừa muốn giật UK khỏi tay Nga, đồng thời vẫn muốn chơi với Nga.
Xung đột EU – UK. Xung đột này cũng có tính cơ cấu, vì EU muốn giật UK khỏi tay Nga để biến nó thành thuộc địa, chứ không phải là ủng hộ một nước độc lập. Về bản chất UK cũng khá lớn về dân số, về trinh độ công nghiệp, về tiềm năng nông nghiệp, nên nếu không đè đầu trước thì UK sẽ dễ trở thành một cực quyền lực trong EU về sau.
Trong những sự kiện tin tức về UK chúng thể hiện tất cả những tính toán , và ẩn chứa tất cả những xung đột trên.
Với UK điều quan trọng nhất là phải dẹp xong ly khai. Điều này không những giải quyết được quan hệ UK-Nga, mà còn củng cố vị thế của UK về sau.
Với EU, điều quan trọng không phải là dẹp ly khai, mà bắt UK vào trong tay mình, đồng thời vẫn lợi dụng được Nga để đẩy Mỹ.
Với Nga là làm sao khoét sâu được mâu thuẫn Mỹ-EU, giữ ảnh hưởng ở UK, đồng thời lại không bị xa vào thế cô lập, bị cấm vận, mà hệ quả cuối cùng của nó là thành tay sai cho ..Trung quốc.
Với Mỹ là địa chính trị. Cuộc xung đột giúp Mỹ bằng các biện pháp « trừng phạt » tạo ra một cái khung quan hệ quốc tế mới, ngăn cản EU và Nga lại gần nhau.
Nếu nhìn thế thì thấy UK và Mỹ là đồng minh khách quan. Vì sự lớn mạnh của UK phù hợp với quyền lợi của Mỹ. Chính vì thế Mỹ ủng hộ chính phủ UK nhiệt liệt nhất, đồng thời gây sức ép bắt EU ủng hộ theo mình. Trong sự ủng hộ này, Mỹ đã dùng một nước thứ ba đó là Canada.
Con bài khó chơi nhất là EU và Nga, vì cả hai bên này đều có những quyền lợi đối nghịch nhau, mâu thuẫn nhau. Nga vừa muốn kiểm soát UK vừa muốn chơi với EU. EU vừa muốn kiểm soát UK vừa muốn chơi với Nga.
Khi tìm kiếm thông tin thì không thể không nhìn nhận nó dưới cái khung cứng này, vì tin không phải là sự thật mà nhiều khi là tuyên truyền và ý đồ.
Phó Thường Nhân
Bây giờ hãy sử dụng cái khung đó để đánh giá các thông tin. Ví dụ. Khi báo chí đăng tin quân ly khai chuẩn bị phản công đây là thật hay giả. Đó là tin giả, do chính quân ly khai huặc bên ủng hộ họ đưa ra, chứ trong tình trạng hiện tại, làm sao mà phản công. Khi Nga nói rằng trừng phạt kinh tế không bị ảnh hưởng. Thật hay giả. Đó là giả. Tại sao ? Nếu thật sự trừng phạt kinh tế không có ảnh hưởng thì tại sao Nga không đưa quân vào UK, vì về mặt quân sự, do có vũ khí hạt nhân, Nga không sợ NATO đánh mình vậy điều gì kìm chân không cho Nga làm. Khi tôi nói tin giả, không có nghĩa là báo chí cố tình bịa tin, mà là chỉ đưa lại thông tin các bên tham gia đưa ra. Nhưng thông tin ấy ngược với cái khung thực tế trên hiện trường, vậy người ta đưa ra chỉ là để trấn an, tuyên truyền.
Khi Pháp yêu cầu Nga không đưa quân vào UK, tôn trọng chủ quyền UK đồng thời bật đèn xanh để xây dựng một cái sân giải trí kiểu Disney land ở Crimea, nó muốn nói gì. Rằng chủ quyền UK chẳng là cái gì, nhưng nó không muốn mất ảnh hưởng ở UK, đồng thời vẫn muốn chơi với Nga, và đồng thời vẫn « dằn mặt » UK.
Phó Thường Nhân
Tôi mở rộng chủ đề một chút về mặt lý thuyết, vì không hẹn mà nên, những tin mà LTBK tổng hợp đưa lên là một dẫn chứng, một ví dụ cho vấn đề đó. Đó là vấn đề tự do ngôn luận. Trong trường hợp UK, báo chí VN lề phải đã đăng gần như toàn vẹn tất cả tin tức có trên báo chí thế giới, và cái cảm giác của người ta khi tiếp cận thông tin là ..loạn. Sự rối loạn ấy là dễ hiểu, vì VN không đứng về một bên nào, dù người ta có cảm giác là thiện cảm được dành cho Nga. Do tình trạng hệ thống truyền thông thế giới hoàn toàn do phương Tây nắm giữ, cái thiện cảm ấy đã khiến người ta đưa tin đồng bộ hơn, mặc dù cái nguồn phương Tây vẫn là chủ đạo. Vậy nó đặt ra vấn đề làm sao rút ra được một nhận thức, từ cái đống rối bời hỗn loạn thông tin ấy. Trả lời câu hỏi ấy cũng có nghĩa là tìm ra được giải pháp kỹ thuật, để sử lý thông tin. Việc sử lý thông tin này có ở trên hai bình diện : Bình diện người quản lý , và bình diện người tiêu thụ. Ở đây tôi chỉ nói tới bình diện người tiêu thụ thôi. Để rút ra nhận thức thì người đọc thông tin chỉ có 2 cơ chế thanh lọc thông tin để có nhận thức. Đó là
1- Quyền lợi sát sườn, nhưng thông tin ấy có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cá nhân người ta, cuộc sống của người ta.
2- Có một lô gíc sử lý thông tin, mà thường đó là một hệ thống triết học nhận thức.
Cái hệ thống triết học nhận thức ấy là tự điểm của nhiều nguồn. Nó tới tự trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống (ví dụ một người đã từng đi tù, thì thái độ của họ với công an, toà án, phải khác thái độ người không trải qua những sự việc đó). Từ điều kiện hoàn cảnh sống. Từ truyền thống văn hoá ,ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng. (Ví dụ. một người theo Thiên chúa giáo, thái độ với văn hoá phương Tây, với hệ quả của nó khác một người ảnh hưởng phật giáo. Một người sống trong môi trường lao động, nhận thức khác với người sống trong môi trường trí thức hay tiểu thương..) Và cuối cùng đó là lấy hệ thống triết học nào làm căn bản. Cái điều cuối cùng này người ta có thể học, và như vậy nó có thể được dùng như một hình thức để nhất thống , cũng như nó là bản chất của sức mạnh mềm, và nó cũng là quy trình mà ở VN người ta hay nói tới như « diễn biến hoà bình ».
Phó Thường Nhân
Cũng từ cái chủ đề này lấy làm ví dụ, người ta có thể đi tìm một cái khung ngầm cho quan hệ VN với các nước « lớn » cụ thể là Nga, Mỹ, TQ được không ? Hãy thử làm việc đó.
Trong quan hệ với bất cứ một nước nào cũng vậy, nó xuất phát từ 3 điều :

1- Lợi ích chung hai bên cùng quan tâm. Mục đích có thể khác nhau, nhưng lợi ích hai bên không đối kháng nhau. Tôi gọi cái này là “đồng minh khách quan”.
2- Lợi ích thu được trong quan hệ trực tiếp, chính xác hơn là ý đồ của đối tác với mình. Ở đây phải tính đến ba mặt : thái độ, hiện tượng, bản chất. Thái độ sẽ tạo nên hoà đồng hay phản đối ở mức độ ức chế tâm lý. Ví dụ một đối tác nhã nhặn, hiểu biết quan hệ vẫn thoải mái hơn là dạng trịch thượng, áp chế. Thái độ liên quan nhiều đến nghệ thuật marketing hay Public relation (nếu có thể nói thế được). Hiện tượng là mối quan hệ đó thể hiện ở mức độ nào, ở đâu, lĩnh vực nào, tầm quan trọng của nó. Còn bản chất thì dễ hiểu, đó là cái cơ chế hoạt động, bản chất của đối tác ở đâu. Giống như kiểu con hổ thì nhất định phải ăn thịt, không thể bắt nó ăn rau.
3- Vị thế của đối tác trên trường quốc tế, những ràng buộc và lợi thế của nó.

Hãy thử áp dụng cái khung 3 điểm ở trên vào quan hệ với Nga.
Với điều 1, lợi ích VN – Nga không đối kháng nhau, nhưng cùng một lợi ích thì không phải.
Với điều 2. Về thái độ, Nga cũng được điểm vì có nhiều lý do, quan hệ truyền thống, thái độ không bá quyền. Về hợp tác Nga cũng được điểm. Đặc biệt trong lĩnh vực nhậy cảm như quân sự, không có Nga VN khó có thể tiếp cận công nghệ hiện đại, để hiện đại hoá quân đội.
Về bản chất, mặc dù Nga cũng là một con hổ, nhưng do vị trí địa lý cũng như tầm vóc, Nga không thể “ăn thịt” VN.
Với điều 3. Đây là điểm yếu nhất của nước này. Nó dẫn người ta tới một nghịch lý, là dù quan hệ VN-Nga không có mâu thuẫn, VN cũng không thể dựa vào Nga, vì có những trường hợp Nga sẽ bị “trói tay”. Muốn biết Nga bị trói tay như thế nào thì phải xét đến quan hệ Nga-Trung. Thông thường do cảm tình với Nga, mà báo chí VN luôn bám lấy những bài phân tích sự đối kháng của quan hệ Nga – Trung để “tự an ủi”. Những bài phân tích này đến chủ yếu là từ phương Tây. Mức độ chính xác của nó thế nào là điều phải bàn, vì bản thân phương Tây cũng không thích Nga-Trung hợp nhau, khiến nó luôn phân tích theo chiều hướng negative để tạo dư luận, kiểu “vẽ đường cho hươu chạy”. Vì thế không thể bám vào nó mà “tự an ủi” được. Trong thực tế quan hệ Nga-Trung có rất nhiều cái đế đã được đặt. Ví dụ khối SCO (khối hợp tác thượng hải) ngày càng được trở thành cái khung hợp tác quân sự, kiểu NATO ngầm. Quan hệ kinh tế Nga-Trung cũng bổ xung nhau. Không kể do quan hệ Mỹ - Nga là quan hệ đối kháng về bản chất, cũng như quan hệ Mỹ - Trung đối kháng là bản chất, việc hai nước này liên hoành với nhau để chống Mỹ là hiện thực. Trong điều kiện ấy, không đời nào Nga lại ủng hộ VN khi TQ gây sự. Điều này có thể xẩy ra nếu Nga giữ vị trí trên TQ. Điều này không phải là hiện thực về tương quan lực lượng hiện tại, và về tiềm năng lâu dài, nếu liên minh với nhau thì Nga phải theo đuôi TQ chứ không phải ngược lại. Nếu Nga thực sự ở thế thượng phong trong liên minh này, thì TQ đã không dám động tới VN, vì nó sẽ bị Nga cản trước. Nhưng khả năng này hiện nay là không có.
Trong hiện trạng này, thì không thể bám đuôi Nga, tìm đến một sự tin cậy chính trị, như nhiều người nghĩ mà ngược lại phải “tạo cớ” cho Nga tiếp tục quan hệ với VN. Cách tạo cớ ấy chính là độc lập. Độc lập thể hiện qua hai khía cạnh, khía cạnh thứ nhất là phải quyết tâm để cho người ta thấy thái độ VN không phải do dựa mà có. Mọi vấn đề liên quan tới VN phải đi qua Hà nội. Khía cạnh thứ 2 của độc lập, là nếu ông không giúp tôi tìm người khác. Nói cách khác, nếu bám đuôi Nga thì sẽ bị nó bán. Cuộc buôn bán này có thể là có ý thức, cũng có thể là bị bắt ép. Ngược lại nếu không theo đuôi nó, thì nó lại chạy theo. Chạy theo vì quyền lợi của nó, cũng vì mình đã tạo cớ cho nó, cắt đứt cái ảo tưởng của TQ là do được Nga chống lưng mà VN dám phản đối TQ thì nó mới dám vượt mặt TQ mà chơi với mình.
langtubachkhoa
bac noí thì đúng, nhưng có 1 điểm
Quan hệ Nga Trung đúng là bổ sung, Nga nhiều tài nguyên-tri thức và công nghệ cao nhưng thiếu nhân lực, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng đủ nhưng k phong phú. TQ giàu nhân lực, phong phú hàng tiêu dùng lại thiếu tài nguyên và công nghệ. Nhưng Nga-Trung cũng có nhiều negative. Cái negative này do là biên giới sát nhau, nên việc TQ có âm mưu lấn chiếm Viễn đông của Nga qua dân số, hơn nữa, TQ cũng hay copy ăn cắp công nghệ Nga, điển hình nhất là máy bay SU27. Đây là bước ngoặt lớn nâng tầm không quân TQ lên 1 mức cao mới.
TQ copy công nghệ Nga, rồi cạnh tranh lại voi chính Nga với giá rẻ hơn, đó cũng là vấn đề.

Nói tóm lại, theo tôi quan hệ Nga-Trung nhiều postive cho Nga nhưng cũng cả negative cho Nga nữa.
Độ rủi ro về lâu dài lớn, cho nên Nga vẫn cứ phải đề phòng bị gậy cho chắc ăn.

Còn về VN thì tôi đồng ý với bác, VN quan hệ với Nga để làm cho mình mạnh lên, để nhờ họ mà hiện đại hóa, đồng thời tiếp cận thị trường. Cho đén nay, Nga là nước duy nhất cấp license để VN sản xuất vũ khí ở VN, bây giờ có thêm israel cũng cho phép VN sản xuát súng Gali. Nhưng nói chung, những vũ khí cao cấp thì chỉ có Nga chịu sản xuất ở VN, các nước phuong tây chưa ai chịu. Ngay cả Nhật cũng phải lằng nhằng mãi Mỹ mới chịu cấp license sản xuát F15 16.
Vn cũng duy trì quan hệ cả với Sec, balan, Belarus, ukraine. Nhưng sau vụ này chả biết tương lai về quân sự của Ukraine thế nào nữa. Nếu nó lại chuyển đổi đi mua vũ khí Mỹ thì VN cũng chả dùng được gì.

Vừa rồi Pháp định chào hàng tàu chiến, nói đến cả chuyển giao công nghệ, nhưng xem ra còn lâu lắm.

Hiện vụ khung hoảng Ukr vừa rồi, dường như Ukr đã chấp nhận đàm phán k có Mỹ. Vừa rồi gặp ở Đức, chỉ có Pháp, Đức, Nga, Ukr. Sap tới ở Belarus, Nga sẽ nói chuyện với Ukr, etc. Điều đó chứng tỏ Ukr đang lâm vào tình thế vô cùng khó khăn về tài chính, chính trị nội bộ và nhất là năng lượng mà ngay cả Mỹ cũng khó có thể giúp.

Hiện giờ thì Nga và EU đang giành nhau Ukr, nên mới có chuyện 2 bên giơ nắm đấm dọa trừng phạt. Nhưng phạt kiểu gì nếu như Phần Lan đã phản đối? Vì quyết dịnh của EU phải đựoc tất cả thông qua, nếu Phần Lan, Sec công khai phản đối thì phạt làm sao? Những nước Tây Âu khác cũng chả ai thích phạt. Thấy rõ qua thái độ của Pháp. Pháp bây giờ còn phản đối phạt hơn cả Đức. Theo ngoại trưởng Đức thì lịch sử các nước châu Âu trong quan hệ với Nga khác nhau sẽ dẫn đến cách ứng xử với Nga khác nhau.
Khong lẽ mỗi nước tự phạt theo cách mình?



langtubachkhoa
Ngân hàng Hà Lan ING: Biện pháp trừng phạt Nga khiến 130.000 người châu Âu mất việc

Việc Nga từ chối không mua các loại trái cây và rau quả ở châu Âu sẽ khiến EU thiệt hại khoảng 6,7 tỷ euro và ngoài ra còn làm tăng đội ngũ người thất nghiệp ở EU thêm 130 nghìn người.

Đây là kết luận các nhà phân tích ngân hàng Hà Lan ING.
"Các tác động của lệnh cấm vận Nga về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp không chỉ giới hạn ở mất mát các loại trái cây và rau quả dễ hỏng – nhà kinh tế của ING Raul Liring nhấn mạnh. – Thiệt hại bổ sung có thể là khoảng 130.000 người mất công ăn việc làm ".
Theo nhà phân tích của ngân hàng, về tiền tệ, thiệt hại lớn nhất là Đức - khoảng 1,3 tỷ euro. Thất nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất ở Ba Lan, khoảng 23.000 việc làm. Nói chung, việc giảm thương mại với Nga ảnh hưởng nặng nhất tại các nước Baltic: Litva có thể mất 0,4 % GDP, Estonia - 0,35%, Latvia - 0,2 % GDP.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_20/276172479/
langtubachkhoa
Trong chiến sự ở Donbass có sự tham gia của các chiến binh bên thứ ba, những người này chống các quan chức an ninh Ukraina và chống cả các lực lượng dân quân.

Trong cuộc phỏng vấn với "Ukraina Pravda", tướng quân đội Ukraina Vladimir Ruban tuyên bố như vậy.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_20/276170559/


Bên thứ 3 là bên nào, Right S chăng

Theo nguồn chính thống từ bộ quốc phòng Ukr thì
http://www.kyivpost.com/content/ukraine/de...red-361186.html

Nhiều hơn 1000 lính Ukr đã bị dân quân bắt sống. Tuy nhiên con số thực theo tôi có thể cao hơn rất nhiều

Dân quân đang chơi chiến tranh du kích cực rõ ràng.

Thụy Sĩ không muốn giúp các nhà sản xuất EU né lệnh cấm vận của Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_20/276145974/
langtubachkhoa
Mà EU làm khỉ gì ấy nhỉ, đưa vệ tinh xây dựng hệ thống định vị Galileo bằng tên lửa Soyuz của Nga
http://itar-tass.com/nauka/1390232

Ariane chết hết rồi à. Quan chuc EU tuyen bo van tiep tuc su dung ten lua Soyuz
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.