Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Phó Thường Nhân
Hiện tại thì việc EU có một quân đội độc lập hơi bị khó, vì nó có nhiều lý do.
1- Việc bảo vệ EU nằm trong tay NATO. Đây vừa là công cụ “bảo vệ” vừa là công cụ “kiểm soát” của Mỹ.
2- Giữa nội bộ EU, cụ thể là những nước lớn nhất Đức, Pháp, Anh không có tư duy đối ngoại giống nhau, cũng như các xử dụng sức mạnh ở bên ngoài như thế nào.
Trước đây vào thời khởi điểm của EU, nó cũng thành lập một tổ chức liên minh vũ trang ở Tây Âu không có Mỹ tham gia gọi là liên minh Tây Âu (Union Europe occidental), nhưng nó cũng hoạt động èo uột.
Nếu có quân đội châu Âu, thì việc đầu tiên phải mời được Mỹ dọn hết các căn cứ quân sự ở EU đã, nhưng hiện tại thì không thể làm nổi. Không những thế Mỹ vẫn tiếp tục mở thêm các căn cứ mới ở Ru ở Bun, và sắp tới sẽ hiện diện liên tục ở các nước Baltic (với cớ vấn đề UK), trong khi các căn cứ của Mỹ ở Đức, ở Ý, ở Anh, ở Tây ban Nha, .. vẫn còn đó.
Trường hợp ở Nhật thì hơi khác. Ở Châu Á, Mỹ không dựng được một liên minh kiểu NATO ngay cả ở bắc Á, do mâu thuẫn Hàn quốc Nhật bản, cũng bởi Mỹ áp đặt Nhật không được có quân đội tham chiến ở nước ngoài.
Trong chính trường Nhật, đảng xã hội Nhật được coi là đảng có khả năng đuổi Mỹ bằng luật pháp nhất, nhưng khi chính phủ Huda, đảng xã hội, lên cầm quyền, chính phủ Nhật không đủ sức ép Mỹ rời khỏi Ô kin a oa. Còn đảng dân chủ tự do của ông Abe hiện tại, thì luôn lấy việc “thân Mỹ để giành quyền”. Nhưng thằng Mỹ nó cũng khôn chán, “thân Mỹ” thì phải làm theo ý nó, nhưng đổi lại nó cũng không nhượng bộ để Nhật tự do hơn. Căn cứ quân sự Mỹ còn đầy trên đất Nhật, chạy đi đâu.
Phó Thường Nhân
Nói tiếp một tí về Nhật, dù nó hơi lạc đàn với chủ đề. Hiện tại nội các của Abe đã có tới 3 hay 4 vụ xì căng đan dẫn tới 3 bộ trưởng phải từ chức. Vấn đề là hối lộ. Nhưng có điều thú vị là những món tiền này rất nhỏ (khoảng độ 7000 euros, ví dụ với vụ bộ trưởng nông nghiệp , nếu tôi nhớ không nhầm phải từ chức). Tất nhiên, đã là pháp quyền thì tham nhũng 1 euros cũng có thể chết, nhưng đấy là lý thuyết lý tưởng. Trong thực tế, nhiều khi cái này nó che dấu cái khác. Theo đánh giá của tôi thì cái Abenomics có lẽ cũng không được người Nhật hưởng ứng cho lắm. Vì
1- Về mặt kinh tế, việc Abe in tiền tạo lạm phát để kích tăng trưởng có vẻ không thành công, vì kinh tế Nhật vẫn sụt.
2- Về đối ngoại “giành độc lập”, việc Nhật khẳng định sát cánh với Mỹ “thân Mỹ” cũng không đổi lại được việc tự do hành động hơn, mà chỉ biến Nhật thành “lính khố đỏ” đi trước hi sinh cho Mỹ, nếu có biến cố, chứ cái dây buộc vào Mỹ vẫn rất chặt.
Chính vì thế mà tôi đánh giá những sự lủng củng của nội các Abe, là sự phản ánh cái thực tế này, chứ không phải là vì hối lộ, tham nhũng gì cả. Một món tiền 7000 euros không phải là to so với mức sống, mức lương ở Nhật. Nước Nhật cũng là nước mà vấn đề “kinh tế quan hệ” rất lớn, từ đó có chuyện quà cáp không phải là cái gì khủng khiếp, vì thế việc phải từ chức bởi 7000 euros quà cáp thì có lẽ hơi buồn cười. Nhưng dùng nó để làm đổ nội các Abe thì hoàn toàn là chuyện nghiêm túc.
langtubachkhoa
http://tass.ru/en/world/782961

Moi chuyen roi cung phai noi thang ra, Nga goi Ba Lan, Rumani, cac nuoc Baltic la nhung con ngua Troy cua My o EU (truoc day De Gaulle da tung goi Anh la con ngua Troy cua My o EU) va hanh dong vi loi ich cua My nham pha hoai moi quan he chien luoc Nga - EU

http://tass.ru/en/world/782961
MOSCOW, March 16. /TASS/. Head of the State Duma’ committee on international affairs Alexey Pushkov called the Baltic States and Poland a "Trojan Horse," undermining the EU values to the benefit of interests, which are hostile for the continent.
"Those are the countries, which in reality, being supported by the US, make the very "Trojan Horse", which is changing the appearances of Europe in line not with European interests, but with interests, which come from outside and which are hostile for Europe," he told the parliament on Monday.
The Russian parliament is having on Monday hearings, where the topic is quoted as "Russia-EU: who benefits from refused strategic partnership?"
"Unfortunately, here we are dealing not that much with Europe of [the first President of the Fifth Republic Charles] de Gaulle, as with Europe of [the UK’s former prime ministers] Churchill and Tony Blair, so to say," he said. "This is Europe, which to a big extent, is subordinate to the Anglo-Saxon basis, which in the policies towards Russia depends strangely on a group of aggressively behaving east-European countries - I mean the Baltic States, Poland, Romania, and some other countries, which are almost dictating to great European countries an agenda regarding Russia."
"How could this aberration happen?" he continued. "I believe, a certain time ago the Baltic States and Poland were promptly brought into NATO and EU, and one of the purposes was to have them play this role now."
"Bringing those countries into the European Union was a long-term strategy of the US and those, on who it relies in Europe, to undermine independence of the Union in its foreign policies, including relations with Russia, which becomes evident now," the legislator said.
langtubachkhoa
Mỹ giận dữ vì đồng minh bất ngờ lập ngân hàng với Trung Quốc?
Trong một động thái bất ngờ, Anh tuyên bố sẽ gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á của Trung Quốc khởi xướng, thổi bùng phản ứng giận dữ từ phía Mỹ.

Ngân hàng Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là ý tưởng của Trung Quốc vào mùa thu năm ngoái.

Lễ ký kết chính thức diễn ra vào tháng 10/2014. Theo đó, 21 quốc gia đã ký vào thỏa thuận thành lập ngân hàng trị giá 100 tỷ USD. Mục tiêu của AIIB là hỗ trợ vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Tuy nhiên, ngoại trừ Ấn Độ, hầu hết những nước láng giềng có ảnh hưởng hơn Trung Quốc không gia nhập, bao gồm Úc, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Có nhiều thông tin cho rằng chính phủ Mỹ đã tạo sức ép buộc các nước này không ký vào thỏa thuận.

Nhưng AIIB dần củng cố sức mạnh theo thời gian. Indonesia, dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Joko Jokowi Widodo mới nhận nhiệm sở, đã gia nhập ngân hàng cuối tháng 11/2014. New Zealand đặt bút ký kết vào tháng 1/2015, cùng Arab Saudi và Tajikistan.

Nhưng quyết định của Anh lần này thực sự gây rúng động, biến Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên, cũng là đồng minh lớn nhất của Mỹ, gia nhập AIIB.


Đương nhiên Washington không hài lòng. Một quan chức cấp cao thuộc chính quyền ông Obama đã trả lời tờ Financial times, khẳng định quyết định trên cho thấy London đang “ngả theo hướng thỏa hiệp với Trung Quốc. Đây không phải là cách tốt nhất để ứng xử với một cường quốc đang trỗi dậy”.
Ông này cũng phàn nàn việc Anh đã đưa ra quyết định mà không hề tham vấn Mỹ.

Về phần mình, quan chức Anh phủ nhận điều này, cho biết Bộ trưởng tài chính Anh – ông George Osborne – đã có các cuộc trao đổi với người đồng cấp Mỹ - ông Jack Lew.

Trả lời tờ The Guardian, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ khẳng định: “Lập trường của Mỹ đối với AIIB vẫn rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi cho rằng mọi tổ chức đa phương mới cần đáp ứng các tiêu chuẩn cao của Ngân hàng Thế giới và ngân hàng phát triển trong khu vực. Qua nhiều cuộc thảo luận, chúng tôi quan ngại về khả năng đáp ứng các chuẩn mực này của AIIB”.

Ngoài ra, cơ quan này lưu ý rằng việc gia nhập AIIB là quyết định thuộc thẩm quyền của Anh Quốc, và hy vọng Anh sẽ sử dụng tiếng nói để thúc đẩy tuân thủ quy định chuẩn mực.

Trước đó, Trung Quốc tuyên bố cổ phần trong AIIB sẽ được chia theo GDP, đồng nghĩa Trung Quốc sẽ là cổ đông lớn nhất. Bắc Kinh cũng tự nguyện hỗ trợ trước một nửa vốn cho ngân hàng.

Hai yếu tố này khiến nhiều chuyên gia lo ngại AIIB có thể sẽ bị Trung Quốc chi phối toàn phần. Cấu trúc này khác với mô hình ban điều hành độc lập của Ngân hàng Thế giới.

Trung Quốc phủ nhận lo ngại trên, cho rằng cổ phần của chính phủ Trung Quốc sẽ dần giảm đi khi ngày càng nhiều thành viên gia nhập.

Ngược lại, một số nhà phân tích lập luận rằng để cân bằng quyền kiểm soát, thay vì đứng ngoài, Washington nêu kêu gọi các nước đồng minh gia nhập ngân hàng. Từ đó, quyền kiểm soát sẽ được cân bằng từ bên trong AIIB.

Singapore – một đối tác lớn của cả Mỹ và Trung Quốc – thừa nhận gặp khó khăn khi đàm phán với Mỹ về quyết định ủng hộ ý kiến của Trung Quốc. Singapore cho rằng dù thế nào đi nữa, Trung Quốc vẫn sẽ triển khai AIIB, nên sẽ tốt hơn nếu gia nhập và tác động từ bên trong cấu trúc, thay vì khoanh tay bất lực đứng nhìn.

London đã ngả theo hướng này, câu hỏi hiện giờ là liệu các nước thân Mỹ khác như Úc và Hàn Quốc có “noi gương” Anh hay không.

Chính phủ Thủ tướng Úc - Tony Abbott - đã cam kết không gia nhập AIIB cho đến khi các lo ngại về quản trị được giải tỏa. Tuy nhiên, tờ Sydney Morning Herald đưa tin cho biết một số thành viên nội các có quan điểm ngược lại.

Vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo trong cuộc họp nội các vào cuối tháng Ba này, dự kiến khả năng gia nhập là khá cao. Thậm chí Bộ trưởng thương mại Úc từng tự tin khẳng định rằng Úc sẽ tham gia ngân hàng, dù sớm hay muộn.
Sydney Morning Herald cũng lưu ý rằng Úc và Hàn Quốc đang làm việc song phương để “xây dựng một lập trường chung đối với các tiêu chuẩn quản trị có thể chấp nhận được”. Đồng nghĩa nếu Úc tham gia ngân hàng với các điều kiện, Hàn Quốc cũng nối gót. Bộ trưởng tài chính Hàn Quốc từng thừa nhận một khi AIIB đạt các tiêu chuẩn quản trị do Seoul đề ra, không có lý do gì để không tham gia.


Trung Quốc đã ra hạn chót để các nước gia nhập AIIB với tư cách nước sáng lập cho đến ngày 31/3, Bộ trưởng tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho biết.

Ông Lâu bỏ ngỏ khả năng một số nước gây ngạc nhiên sẽ gia nhập ngân hàng, trong đó có Nhật Bản và nhiều nước châu Âu lớn, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

langtubachkhoa
Hôm thứ Năm bà Psaki thông báo rằng Hoa Kỳ khẩn khoản kêu gọi chính quyền Việt Nam ra lệnh cấm không cho máy bay Nga sử dụng căn cứ tại Cam Ranh.
"Tôi muốn nói rõ lập trường của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi quan ngại vì những hoạt động mà Nga có thể thực hiện trong khu vực. Vấn đề bao hàm ở chỗ, vì sao họ có mặt tại đó và để làm gì…Chuyện ở đây không nói về việc tiếp nhiên liệu, mà là về mối quan ngại của chúng tôi trước hoạt động của Nga trong khu vực" — bà Jen Psaki lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích.

Đáng chú ý là vị đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không thể trả lời câu hỏi của các nhà báo, — tại sao máy bay của không quân Mỹ có thể bay yên ổn ở sát gần Việt Nam và những nước khác, còn máy bay Nga lại không được phép. "Tôi không có thông tin cụ thể nào về đề tài này", — bà Psaki nói lảng.
Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/usa/20150316/788...l#ixzz3UZIlHGee


Matxcơvay nghi ngờ độ tin cậy của Liên minh châu Âu trong vai trò một đối tác. Đó là tin đưa của RIA "Novosti".
Tuyên bố này do ông Vladimir Chizhov đại diện thường trực của Nga tại EU đưa ra trong quá trình buổi điều trần tại Quốc hội về quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu.

"Không cần giấu diếm gì, tuyến trừng phạt do EU áp đặt không phải là không có ảnh hưởng của Hoa Kỳ đã làm nảy sinh câu hỏi nghiêm túc: thực trạng của EU liệu có đủ mức để coi là một cầu thủ độc lập trong thế giới hiện đại và tương ứng là một đối tác chiến lược đáng tin cậy hay chăng", — nhà ngoại giao Nga nhận xét.

Trước đó ông Vladimir Chizhov nói rằng Nga sẽ không xây dựng quan hệ với EU với quyền hạn của một đối tác đàn em.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2015031...l#ixzz3UZIUPYy5




http://soha.vn/quoc-te/ong-putin-ke-lai-ma...16015038273.htm
Những tình tiết chưa từng được hé lộ đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin bật mí trong bộ phim tài liệu "Crimea - Đường về Tổ quốc" được phát sóng hôm qua, 15/3.
Bộ phim tài liệu "Crimea - Đường về Tổ quốc" của kênh truyền hình Rossia 1 đã được phát sóng vào tối Chủ nhật vừa qua, ngày 15/3.
Trong bộ phim này, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn, cho biết những tình tiết bí mật quanh việc giải cứu cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich cũng như chiến dịch sáp nhập Crimea.
Trong bộ phim này, ông Putin cho biết những kẻ tổ chức đảo chính nhà nước ở Kiev đã âm mưu "thanh toán" cựu Tổng thống Yanukovich.
Theo lời kể của nhà lãnh đạo nước Nga, đêm 22 rạng sáng 23/2/2014, lực lượng đặc nhiệm Nga đã đưa Yanukovich từ tỉnh Donetsk về Crimea an toàn.
Trước đó, các chiến sĩ đặc nhiêm Nga đã cứu sống Yanukovich, sau khi đoàn xe của ông đã bị bắn và suýt chút nữa đã rơi vào một ổ phục kích khác.
- Ông Putin kể trong phim:
Các thông tin cho thấy những kẻ thực hiện đảo chính không những muốn bắt Yanukovich, mà còn muốn trừ khử. Các sự kiện tiếp theo đã chứng minh nhận định đó. Nếu Yanukovich không còn nữa, thi các lực lượng đối lập sẽ dễ dàng giải quyết mọi việc hơn.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich rời khỏi Kiev 2 ngày sau sự kiện "thứ Năm đẫm máu" . Đó là ngày 20/2, khi mà các tay bắn tỉa bí ẩn ở quảng trường Maidan đã bắn chết hàng chục người của cả hai phía biểu tình cũng như cảnh sát.

Ngay hôm sau, ông Yanukovich gọi điện cho ông Putin và thông báo rằng, ông dự định sẽ đi Kharkov vào ngày 22/2 sắp tới.
"Tôi không giấu gì cả, khi đó tôi nói rõ quan điểm rằng trong tình huống đó, tốt nhất là đừng rời thủ đô... Sau đó ông ấy lại gọi, nói rằng đã quyết định phải đi. Điều duy nhất tôi nói khi đó, là ông đừng điều thêm lực lượng an ninh nữa.
Ông ấy đáp: 'Vâng, vâng, tôi hiểu rõ quá mà'. Rồi ông ấy rời thủ đô, đem theo toàn bộ lực lượng an ninh - ông Putin nói trong phim.
Ngày 22/2, Yanukovich đến Kharkov, và sau đó đoàn xe của ông ta chạy ngay về Donetsk. Từ chỗ đó, Yanukovich lại gọi cho Tổng thống Putin, yêu cầu được gặp.
Ông Putin liền đề nghị tiến hành cuộc gặp mặt ở thành phố Rostov trên sông Đông và thông báo ông sẵn sàng bay đến đó. Tuy nhiên, sau đó các cận vệ của Yanukovich lại gọi cho ông Putin, thông báo: "Chúng tôi nguy to rồi".
"Sau này chúng tôi biết rằng vào thời điểm đó, xe của Yanukovich đã bị bắn. Xe của Viện trưởng Viện kiểm sát Pshonka cũng bị bắn và một bảo vệ của ông này bị thương.
Đến thời điểm đó, cuộc đảo chính đã hoàn tất và chiến dịch tìm diệt Yanukovich bắt đầu" - ông Putin kể tiếp.

Tổng thống Putin ngay lập tức lệnh cho 4 đơn vị đặc nhiệm Nga vào cuộc để cứu Yanukovich, người vào thời điểm đó vẫn trên đường đến Crimea. Tuy nhiên theo các dữ liệu tình báo Nga thu thập được, có một ổ phục kích đang chờ sẵn ông ta và đoàn tùy tùng.
Thông tin này đã được báo kịp thời cho đội cận vệ của Yanukovich để đoàn xe không đi tiếp.

Tổng thống Putin kể lại:

"Các đơn vị thông tin của chúng tôi đã định vị được xe của Yanukovich theo lộ trình của ông ta. Nhưng khi tôi được xem bản đồ lộ trình, thì biết thêm là ông ấy sắp rơi vào ổ phục kích.
Thêm nữa, theo các thông tin mà chúng tôi có được, chỗ đó được trang bị súng máy hạng nặng, để "không cần phải nói chuyện lâu".

Theo lời Tổng thống Nga, lực lượng đặc nhiệm Nga đã chuẩn bị giải cứu ông Yanukovich ở Donetsk bằng cả "đường bộ, đường biển và đường không".
Nhưng vào thời điểm đó, xe ông Yanukovich đã xa thành phố và lực lượng cận vệ tổng thống Yanukovich liền được phía Nga lệnh phải quay lại, chạy theo đường bờ biển.
Một phi đội trực thăng Nga chở lính đặc nhiệm được điều ngay đến khu vực này để tìm đoàn xe của tổng thống Ukraine.

Phi đội trực thăng bay dọc theo bờ biển mấy chục cây số mà vẫn không tìm thấy tung tích đoàn xe. Các phi công không liên lạc được với đoàn xe của Yanukovich, còn thư ký của tổng thống Ukraine thì chờ mãi không thấy ai, liền gọi về Kremlin kêu cứu.

Khi phát hiện đã gần hết xăng, phi đội trực thăng chuẩn bị bay về căn cứ thì các phi công bất ngờ phát hiện ra phía xa có ánh đèn ô tô: đoàn xe của tổng thống Ukraine cùng đồng loạt bật đèn pha, để báo hiệu vị trí của mình.

"Việc chúng tôi cứu mạng sống của ông ấy và các thành viên trong gia đình, tôi nghĩ đó là một hành động chính đáng và cao thượng" - Tổng thống Putin nói.

Ông Putin cho biết thêm, Tổng thống Yanukovich còn lưu lại vài ngày trên lãnh thổ Ukraine và yêu cầu được đến Crimea. Nhưng khi biết rằng không còn nói chuyện được với Kiev nữa, ông đề nghị được đưa sang Nga.

Cũng cần biết thêm, Tổng thống Nga Putin lần đầu nói đến sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm Nga trong việc đưa ông Yanukovich sang Nga là vào tháng 10 năm ngoái, tại diễn đàn Valdai.
Khi đó, ông Putin cũng thừa nhận là lính Nga đã có mặt ở Crimea để bảo vệ cho cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Nga.
langtubachkhoa
http://tass.ru/en/russia/783394
Putin, Erdogan discuss joint energy projects, including Turkish Stream
MOSCOW, March 17. /TASS/. Presidents Vladimir Putin of Russia and Recep Tayyip Erdogan of Turkey had a telephone conversation on Tuesday to discuss bilateral cooperation with a focus on energy projects, including the Turkish Stream gas pipeline, the Kremlin press service said.
"The two leaders discussed in a friendly manner various aspects of bilateral cooperation, the implementation of the most important resolutions of the fifth session of the top-level cooperation council /Ankara, December 1, 2014/ with a special focus on joint projects in the energy sector, including the Turkish Stream," the press service said.
The two presidents also exchanged views on topical international and regional problems and on the schedule of forthcoming top-level contacts.
The conversation was initiated by the Turkish side.


Vừa đọc qua tin 1 tờ báo của Nga, thì họ nói rằng Thổ đang bắt đầu cùng Azerbaizan xây đường ống TANAP đến EU, và chưa chịu ký với Nga vì lý do discount chưa phù hợp. Đường ống TANAP đã được lên kế hoạch xây dựng từ năm 2011. Azerbaijan có khoảng 3 tỷ mét khối khí dự trư để cung cấp cho các khách hàng. Khi đường ống này được xây xong, thì có nghĩa là cấu trúc chính trị thế giới sẽ có biến đổi sâu sắc.

- Việc Azer xuát khẩu sang EU sẽ khiến cho Nga và TQ xích lại gần nhau hơn, TQ cần đa dạng hoá hơn nguồn cung gaz của mình, còn Nga đa dạng hoá thị trường của mình. Về măt kinh tế cả Nga và EU có lẽ k thiệt mấy, nhưng về chính trị thì thay đổi, Nga và EU sẽ ít có ảnh hường đến nhau hơn, đối tác chiến lược Nga-EU bi giảm tầm quan trọng đối với Nga. Đối với Nga, TQ, EU có lẽ đây là sự thay đổi đường lối và tầm nhìn của mình, hơn là sự thiệt hại
Lẽ dĩ nhiên Azer k thay được Nga với EU, nhưng nó giúp cho EU có con bài hơn để nói chuyện với Nga.

- Ukr là kẻ thiệt nhất trong cuộc chơi này. Ukr luốn muốn duy trì vị trí đường ống của mình, mà hiện nay chỉ còn chuyên chở 40% khí của Nga cho EU (Nếu Nga và EU đạt được đồng thuận về tăng công suất North Stream thì tỷ lệ này còn giảm nữa, và nếu Nga xài hết mức đường ống Yamal Europe thì đường ống Ukr chắc chả còn bao nhiêu).
Một điều oái oăm là Ukr một mặt muốn tìm cách giảm đi ảnh hưởng của Nga với EU, nhưng nếu như vậy thì ảnh hưởng của Ukr cũng giảm theo, vì nếu như EU ít phụ thược hơn vào khí gaz của Nga thì cũng đồng nghĩa với việc vai trò của đường ống Ukr, kéo theo cả Ukr, sụt giảm trầm trọng đối với EU.
Ukr sở dĩ có giá cũng vì ảnh hưởng của Nga lớn, nên phương Tây cần dùng Ukr để kiềm chế, nếu khí đốt Nga càng ít ảnh hưởng với EU bao nhiêu thì Ukr cũng mất giá với EU theo bay nhiêu.
Ukr thường dựa vào đường ống để làm mình làm mẩy đòi quyền lợi kinh té với EU, nhưng vai trò nhà cung cấp năng lượng Nga giảm thì Ukr cũng vì thế mà giảm theo.
Ở đây chúng ta lại thấy 1 lần nữa Ukr sai lầm, thay vì giữ quan hệ tốt với Nga và do đó gây ảnh hưởng đến EU, thì sự xung đột với Nga, thậm chí có chính sách thù địch ra mặt (vào NATO, cho NATO đến Crimea, etc.), chỉ càng khiến cho Nga phản ứng và càng thúc đẩy EU đi tìm nguồn cung và đường ống khác.

- Di nhiên, ở đây ta cũng thấy Mỹ đã đi 1 nước ngoạn mục, đẩy Nga EU mâu thuẫn nhau. DĨ nhiên Mỹ cũng có những thiệt hại k ngờ, như mất Crimea, ngoài ra họ đã k thuyết phục nổi EU mua khí hoá lỏng của mình. Việc TQ ký với Nga, EU tìm đến khí gaz Trung Á (mà Mỹ k có cớ gì để phản đối) sẽ khiến cho các dự án khí hoá lỏng của Mỹ và Canada bị phá sản.
Nhưng về chính trị chung, Mỹ đã thành công.

Như vậy bước tiếp theo, chiến trường có thể sẽ là Azer, khi Azer tham gia vào nguồn cung EU, thi Mỹ sẽ buộc phải khống chế nước này nếu muốn khống chế EU. Nhưng nếu vào đây thì Mỹ sẽ k đụng độ chỉ với Nga, mà cả với TQ, thậm chí cả đến Án và Iran.

- Thổ nhĩ kỳ được lợin lớn, và TQ cũng vậy

Túm lai: chỉ có Ukr là thiệt tất cả, cả về kinh tế, vị thế chính trị, và lãnh thổ. Đi sai 1 nước thua cả ban.

Khi mà EU đa dạng hoá được nguồn cung thì họ sẽ hoà lại với Nga, dù có thể sẽ vẫn có vài biện pháp trừng phạt tượng trưng, như thủ tướng ĐỨc nói, biện pháp trừng phạt k phải là cuối cùng
langtubachkhoa
Bộ trưởng năng lượng và tài nguyên Taner Yildiz Thổ nói dự ánTANAP sẽ không cạnh tranh với dự án duong ống Thỗ Nhĩ Kỳ được làm voi Nga. Nếu quả vậy thì anh Thổ sẽ xây cả hai và sẽ thu lợi lớn cả về kinh tế lẫn chính trị với 2 dự án này. Điều đó chắc chắn sẽ làm cho những cuộc tranh cãi về việc gia nhâp EU của Thổ trở nên gay gắt hơn, và vị thế của Thổ sau này sẽ rất lớn. Đây lại có thể sẽ là nơi diễn ra các xung đột đia chính trị khác nữa

http://tass.ru/en/economy/783345

TANAP is a major energy project regarded as a strategic one by Turkey. The natural gas pipeline is intended for delivery of the natural gas from Shah Deniz-2 field in Azerbaijan via Georgia and Turkey to borders of Greece and Bulgaria. The project value is estimated at $10 billion. The natural gas transportation is planned to start in 2018 at 16 billion cubic meters a year. The pipeline capacity will grow to the estimated 31 billion cubic meters a year by 2026. TANAP is expected to cover up to 20% of EU demands for the natural gas. In line with the TANAP partnership agreement 58% in the project are held by the Azerbaijani state-owned SOCAR, 30% by Turkish Botas, and 12% by BP.
TASS reported earlier TANAP will not compete with the Russia’s Turkish Stream project, Turkey’s Minister of Energy and Natural Resources Taner Yildiz said.
Turkey is implementing various projects with Azerbaijan, Russia, and Iraq. We are continuing negotiations on the Turkish Strait with the Russian side and the degree of our interest in it has not changed. We need the TANAP and the Turkish Strait, Yildiz said.
langtubachkhoa
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/225845/qua...o-the-gioi.html

Trong bối cảnh Mỹ-châu Âu bất đồng nghiêm trọng về các vấn đề chính trị và quân sự, Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker nêu ra hai lý do chính cho việc thành lập quân đội riêng của châu Âu. Thứ nhất, EU sẽ chuyển ‘thông điệp rõ ràng tới Nga rằng, EU nghiêm túc về việc bảo vệ các giá trị châu Âu’. Thứ hai, EU cần khôi phục lại vị thế của mình trên khắp thế giới.

Với một đội quân của 28 nước thành viên, một mặt EU sẽ hiện thực hóa được giấc mơ xóa nhòa biên giới các quốc gia trong khối, đảm bảo không có chiến tranh giữa các thành viên; mặt khác có thể gửi các tín hiệu quan trọng về sự hiện diện của đội quân có tiềm lực nhất thế giới. Khi đó, bàn cờ thế giới sẽ được sắp lại.

Sát thời điểm đề xuất này được đưa ra, một tờ báo Đức đăng bài thậm dài ‘tố’ Tướng Philip Breedlove, chỉ huy Mỹ tại NATO. Tờ Tấm Gương liệt kê tỉ mỉ và chi tiết những phát ngôn và đánh giá có những sai lệch của ông Breedlove trong cuộc khủng hoảng Ukraina và những toan tính của Washington khiến Berlin lo ngại sẽ gây hủy hoại tới uy tín của châu Âu.

Động thái này của Tấm Gương rõ ràng đã giáng một đòn nặng nề vào uy tín của quan chức Mỹ đứng đầu NATO. Đây cũng được coi là một cú đánh thẳng vào vai trò của NATO trong tư cách là người chịu trách nhiệm chính cho an ninh của EU.

Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có sự tham gia của 22 quốc gia thành viên EU. Sự hiện diện của một đội quân nữa cũng của EU (với đầy đủ 28 thành viên) sẽ đặt lại câu hỏi tới sự tồn tại của khối hiệp ước.

Dù cái cớ cho việc thành lập quân đội EU là Moscow, nhưng Washington sẽ là người khó chịu nhất trước ‘thông điệp rõ ràng’ này. Vì ý đồ thật sự của châu Âu là muốn nói với Washinton rằng, họ quá ngán NATO và muốn có sự thay đổi.

75% ngân sách của NATO được lấy từ túi tiền của Mỹ nên NATO luôn nằm dưới sự điều khiển của Washington. Đây là lý do tại sao liên minh này ít quan tâm tới việc gìn giữ hòa bình và an ninh ở châu Âu mà chú trọng tới các lợi ích của Mỹ nhiều hơn.

Câu chuyện ở Ukraina cũng như hàng loạt bất đồng đã xé toang bức màn ‘đồng sàng dị mộng’ giữa các đối tác xuyên Đại Tây Dương.

Bất ổn tại Ukraina đã khiến châu Âu chịu trận nặng nề, do quan hệ với Nga xấu đi trầm trọng, trong khi Mỹ không hề hấn gì nhiều. Châu Âu muốn hòa bình tại Ukraina bằng con đường ngoại giao vì sợ lục địa già lại biến thành đại chiến trường một lần nữa.

Dưới sức ép của nhóm ‘siêu diều hâu’, Tổng thống Mỹ Barack Obama dồn dập nói về kế hoạch gửi vũ khí tới Ukraina. Lãnh đạo Pháp và Đức vội vàng bay tới Moscow để làm việc riêng với Kremlin.

Washington muốn dùng vũ khí để đàm phán hòa bình tại Ukraina, còn Thủ tướng Đức Angela Merkel lại khẳng định rằng, ý tưởng đó chỉ phản tác dụng. Và lệnh ngừng bắn đạt được sau cuộc ‘marathon chính trị’ kéo dài 17 tiếng tại Minsk giữa Đức, Pháp, Nga, Ukraina là câu trả lời mà bà Merkel dành cho ông Obama.

Việc Mỹ không có vai trò gì trong bàn đàm phán tại Minsk cho thấy một điều rằng trong quan điểm của châu Âu, những ngày Washington thống trị các vấn đề địa chính trị ở châu Âu chẳng còn bao lâu nữa.

“Những người bảo thủ (ở châu Âu) không thích toàn bộ ý tưởng về sự thống trị của Mỹ ở châu Âu” – ông Lode Vanoost, cựu Phó phát ngôn viên của Quốc hội Bỉ, cho biết.

Nghị sĩ Đức Alexander Neu nhận định rằng EU cần có quân đội để nới lỏng sự kìm kẹp của NATO ở châu Âu.

“NATO là công cụ của Mỹ để gây ảnh hưởng ở Đức và EU. Đây là công cụ cho phép Mỹ thực thi các nghị trình ở châu Âu. Một quân đội EU thống nhất sẽ thách thức các vị thế thống trị của Mỹ tại NATO” – ông Neu nói.

Ngoài ra, việc thành lập một đội quân của riêng mình còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí của EU. Một mặt, EU sẽ tiết kiệm được vô khối tiền bạc từ việc mua các loại vũ khí mà họ cùng phát triển, cùng lúc có thể đầu tư và sinh lợi cho thị trường đầy hấp dẫn của chính mình.

Theo đề xuất, đội quân này có thể sẽ chủ yếu dựa trên cơ sở của quân đội Đức, Pháp, Hà Lan và Bỉ. Trong khi Anh là quốc gia phản đối kịch liệt thì Đức lại có nhiều lý do để hoan nghênh nhiệt liệt ý tưởng này.

Berlin sẽ tăng ngân sách cho quốc phòng trong năm nay lên 74 tỷ Euro, gấp đôi con số 37 tỷ Euro hàng năm. Tờ Bundestag cho biết, khoảng 50% thiết bị trong ngành công nghiệp này của Đức không vận hành, vì không có lệnh.
Phó Thường Nhân
Ngoài nước Anh, cả Pháp, Ý, Đức cũng tuyên bố sẽ tham gia ngân hàng hạ tầng cơ sở của BRICS (mà khởi xướng là TQ, trụ sở ở Bắc kinh). Điều này Mỹ phản đối, nhưng sự việc này cũng thấy hoạt động tương lai của ngân hàng này có thể cũng bị loãng đi, vì chắc chắn Anh, Pháp, Đức, Ý tham gia không phải để ủng hộ TQ làm bá chủ. Tất cả điều bí mật sẽ nằm trong việc ngân hàng này hoạt động thế nào, nước nào có thế thượng phong. Lấy ví dụ ngân hàng thế giới, ở ngân hàng này Mỹ có quyền phủ quyết. Lấy ví dụ Quỹ tiền tệ quốc tế, ở đây quyền bỏ phiếu của Mỹ và đồng minh là quá bán. Vậy cái ngân hàng hạ tầng cơ sở của TQ đề xướng và hợp tác với Nga, Ấn độ, Brazil, Nam Phi sẽ hoạt động trên nguyên tắc nào ? Chỉ khi biết được nguyên tắc của nó thì mới hiểu là việc Anh, Đức, Pháp, Ý tham gia có ý đồ gì ? để phá độc quyền TQ hay phò TQ ??
langtubachkhoa
Ngan hang AAIB phan biet voi ngan hang BRICS, bac Pho a
http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2015...0F6E6D07079045/
Theo tin từ Pháp, sau thông báo ngày 14/3 của Bộ trưởng Tài chính Anh về việc Anh trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB), ngày 17/3 đến lượt Pháp, Đức và Italy thông báo tham gia AIIB trong một thông cáo chung.
Như vậy cả bốn nước Châu Âu đều đã bỏ qua cảnh báo của Mỹ. Mỹ cho rằng đây là một công cụ phục vụ ý đồ của Trung Quốc, nhưng với các nước châu Âu đồng ý tham gia sáng lập, ngân hàng này “có chức năng hợp tác với các ngân hàng đa phương về đầu tư hiện có là BAD và WB…, tham gia vào phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực, đóng góp vào tăng trưởng của thế giới”. Trong Thông cáo chung, Pháp, Đức, Italy cho rằng các nước này sẽ cố gắng để “tạo ra một thể chế tôn trọng các chuẩn mực về đấu thầu, an toàn tài chính…”.

Riêng việc Anh tham gia AIIB dường như đang gây bất đồng với Mỹ. Người phát ngôn Thủ tướng Anh tuyên bố : “có những thời điểm chúng tôi có cách tiếp cận khác (với Mỹ). Chúng tôi cho rằng việc tham gia AIIB phù hợp với lợi ích của Anh”. Báo chí tiết lộ sự khó chịu của Mỹ vì Anh “không hề tham vấn Mỹ”. Với Mỹ, việc Anh đồng minh thân cận nhất trong nhóm G7, phá rào là một “cú đánh” đau, có thể mở đầu cho các nước khác, kể cả các nước thân cận tại châu Á như Australia, Hàn Quốc. Các chuyên gia nhận định dường như Mỹ không thành công khi đưa ra các tiêu chí về môi trường, xã hội…và Trung Quốc đang chứng tỏ biết cách làm chủ tình hình, gây chia rẽ giữa Mỹ với Châu Âu. Việc Anh và Trung Quốc xích lại gần nhau trên lĩnh vực tài chính – ngân hàng nằm trong chiến lược của Anh, với mục đích biến Khu tài chính London thành trung tâm đầu tư chiến lược của đồng Nhân dân tệ. Anh đã cho phép Trung Quốc đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân của nước này, tạo thuận lợi tối đa về cấp thị thực cho doanh nhân Trung Quốc, thậm chí cho qua cả việc Trung Quốc từ chối cấp thị thực cho các nghị sĩ Anh vào Hongkong nhân các vụ biểu tình năm 2014.

Hiện đã có khoảng 20 nước tham gia AIIB, trong đó có Ấn Độ, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Kuwait, Qatar,...



Nga co ve co 1 nen tang ly thuyet va cong nghe ve dong co rat manh, va rat thich phat trien cac loai may bay cuc nang va chay nhay. Con TU-160 cung the, may bay nem bom chien luoc ma lai co toc do cua 1 chiec tiem kich. Nhu con nay chang han:

http://www.vietnamplus.vn/nga-khoi-dong-du...gioi/313034.vnp
Nga khởi động dự án máy bay vận tải siêu thanh độc đáo nhất thế giới
Tờ Expert.ru có uy tín ở Nga, ngày 19/3 dẫn lời một nguồn tin cấp cao trong cơ quan quốc phòng nói rằng Nga sẽ sớm khởi động dự án phát triển máy bay vận tải siêu nặng có tốc độ siêu thanh.

Nguồn tin cho biết, một biên đội máy bay loại này có thể chở được 400 xe tăng Armata đến bất kỳ điểm nóng nào trên thế giới trong vòng 7 giờ đồng hồ mà không cần tiếp nhiên liệu.

“Tại phiên họp kín của Ủy ban công nghiệp quốc phòng đã thông qua quyết định xây dựng biên đội các máy bay vận tải quân sự siêu nặng với vận tốc siêu thanh, mỗi máy bay có thể mang được 200 tấn hàng” – nguồn tin cho biết.

Dự án này có tên PAK TA (tiếng Nga ПАК ТА – tổ hợp hàng không vận tải quân sự tương lai).

Theo phác thảo ban đầu, mỗi máy bay loại này có thể bay được quãng đường 7000 km mà không cần tiếp dầu, mang được 5 xe tăng hạng nặng và một số hệ thống phòng không tầm trung đi kèm để bảo vệ biên đội xe tăng cùng các thiết bị cần thiết khác.

Nguồn tin cho biết, sau 5 năm tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga sẽ phải sản xuất được 80 máy bay mà nhiệm vụ của chúng là trong vòng 7-8 giờ có thể mang được toàn bộ 400 xe tăng hạng nặng Armata và các phương tiện đi kèm, hoặc 900 xe tăng hạng nhẹ Sprut-S hoặc pháo tự hành Msta-S... đến bất kỳ điểm nóng nào trên Trái Đất.

Theo kế hoạch, Không quân Nga sẽ tiếp nhận các máy bay loại này trong giai đoạn 2020-2030./.
Phó Thường Nhân
Để bổ xung cái background cho quan hệ Thổ-Nga LTBK viết ở trên:

Trên báo chí thế giới ngày nay (chủ yếu là nguồn gốc phương Tây), nó hay đặt ra những concept gộp nhiều thực tế virtual mà không phải là thật cho những nhóm nước mà họ cho là “một khối”. Ví dụ, để chỉ các nước đang lên thì có tên là BRICS. Để chỉ nhóm nước có nợ xấu ở EU thì nói gọi là con lợn (PIGS : Portugal(Bồ), Irland , Grece (Hi lạp), Spain(Tây ban Nha)), rồi còn có nhóm con chồn CIVET để chỉ những nước có triển vọng phát triển. CIVET bao gồm C : Colombia, I: Indonesia, V: Vietnam, E: Egypt(Ai cập), T: Turquie (Thổ nhĩ kỳ)).
Khi nói tới CIVET, là những nước có triển vọng phát triển , cái triển vọng này bao hàm nhiều nghĩa. Nó có một phần kinh tế, nói tới năng lực cạnh tranh trong kinh tế của những nước đó, nhưng đồng thời nó cũng có nghĩa là những nước có vị trí địa chiến lược quan trọng, có độc lập tương đối so với các cường quốc thể hiện qua một sinh hoạt chính trị nội địa năng động, không hoàn toàn chịu cái gậy chỉ huy từ phương Tây. Tất nhiên mức độ nó như thế nào thì tuỳ theo tình hình từng nước.
Cũng chính vì thế mà thái độ của phương Tây với những nước này là “mập mờ”, nó có thể ủng hộ nếu không phá được, nhưng nếu phá được thì nó sẽ phá. Nhưng nước này cũng có áp lực chính trị nội tại, rồi bên ngoài lớn, chính vì thế 2 trong 5 nước CIVET đã có rối loạn chính trị : Egypt, và Thổ. Trong đó Egypt thì chủ yếu là do vấn đề nội tại, trong khi đó, ở Thổ thì là yếu tố trong cộng hưởng với bên ngoài.
Hãy điểm mặt 5 nước này.
Colombia: Đây là đồng minh trung thành của Mỹ ở châu Mỹ la tinh, và được Mỹ coi là đối trọng với Venezuela, vốn có chính sách thân Cuba. Ở nước này cũng là nơi có cuộc chiến tranh du kích kéo dài nhất thế giới , từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Indonesia: Là một nước lớn ở ĐNA, lớn nhất về số dân, có vị trí địa chiến lược quan trọng khoá cửa các eo biển đi vào Ấn độ dương. Là một nước Hồi giáo, nên tinh thần của xã hội là chống phương Tây, cũng có nghĩa là độc lập. Quan hệ giữa phương Tây và nước này có giai đoạn khó khăn, vào những năm 90, khi chính phủ nước này quyết tâm dẹp loạn ở vùng Ateh (Bắc đảo Su mát thơ ra), là vùng có nhiều dầu mỏ, và phương Tây phản đối việc đó. Việc này đã dẫn tới việc Mỹ ngừng hợp tác quân sự, khiến cho không quân Indo không thể sử dụng được F16 mua của Mỹ, dẫn tới việc nước này mua Su-30 của Nga. Kinh tế Indo là dạng kinh tế phương Tây thích vì xuất khẩu nguyên liệu (than, gỗ, dầu thô, cọ dầu) và nhập máy móc. Một dạng kinh tế hướng nội tiêu thụ hàng.
Egypte (Ai cập): Ai cập có vị thế quan trong ở Trung đông (đông dân nhất, kiểm soát kênh đào Xuy ê). Từ sau chiến tranh với Israel vào năm 1973, cả phương Tây và Israel đều hiểu là không thể thắng được Ai cập, và hoà với Ai cập sẽ dẫn tới củng cố vị thế của Israel. Sau năm 1973, khi Ai cập quay mặt lại với Liên Xô, thì Mỹ liên tục viện trợ cho nước này về quân sự, một số tiền tương đương với viện trợ cho Israel. Ngược lại F16 của nước này không thể tấn công Israel, do bị khoá mõm bằng các rào cản kỹ thuật. Sau cách mạng hồi giáo, rồi đảo chính quân sự. Mỹ đã hạn chế hợp tác quân sự, kết quả lúc Ai cập ném bom ở Lybia, họ đã phải dùng máy bay Mirage mua của Pháp. Hiện tại thái độ của Mỹ với Ai cập là mập mờ. Vì Ai cập được coi là đồng minh của nhóm “hồi giáo Sun nit” (Ả rập Sa u đít, các tiểu quốc Ả rập ở vùng vịnh Péc xích : Quatar, tiểu quốc hồi giáo thống nhất..) đang ngả dần từ thân Mỹ sang chống Mỹ.
Thổ: Là một nước nằm trong NATO, lại là ứng cử viên vào EU từ những năm 60, có lẽ không một nước ngoài văn hoá phương Tây nào có chính sách thân phương Tây như Thổ. Nhưng quan hệ của nước này với Mỹ và EU cũng là bằng chứng về những rào cản văn hoá không thể vượt qua. Cũng là thành viên NATO, mà quân đội Thổ không thể mua hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ, khi cần thì Mỹ sẽ triển khai hệ thống tên lửa này trên đất Thổ, cùng với các nước Hà lan, Bỉ.. Chính vì thế mà Thổ mới nhao đi mua hệ thống S-300 giả cầy của TQ. Các cuộc chiến tranh của Mỹ ở I rắc, rồi Syria cũng khiến Thổ nghi ngờ phương Tây muốn kích động người Cuốc , để thành lập một nhà nước Kurdistan nằm chéo lên lãnh thổ Thổ, Syria, I rắc.. Trong quá khứ Thổ đã xung đột với Hi lạp (cũng là một thành viên NATO) khi Hi lạp định thống nhất với đảo Síp.
Hiện nay với chính sách mở rộng quan hệ với TQ, Nga, hướng đông.. Thổ càng ngày càng bị phương Tây chĩa mũi dùi vào, nhưng đồng thời họ cũng không muốn Thổ nhập Âu. Thổ là nước duy nhất là ứng cử viên vào EU lâu nhất, nhưng có lẽ cũng không thể trở thành được thành viên của cộng đồng này.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Đúng rồi, cái ngân hàng hạ tầng cơ sở không phải là cái ngân hàng của BRICS. Bọn Pháp nó vẫn quan niệm cái ngân hàng BRICS là một dạng quỹ tiền tệ thế giới mới đối lại với FMI.
Còn cái ngân hàng hạ tầng cơ sở là để đối lại với ngân hàng thế giới (WB).
langtubachkhoa

Thổ cấm cửa tàu Mỹ chở gas vào biển đen!
Trong lúc Edogan được mời đến Kiev họp kín, cuộc họp dự kiến 1h đã kéo dài 3h. Thì tin sét đánh: Thổ không cho phép tàu Mỹ chở LNG vào bán cho Ukraina.
Giải thích điều này, đại sứ Thổ nói tàu LNG qua eo biển Bosphorus là nguy hiểm cho an ninh! Do đó Ankara cấm tàu Mỹ chở gas qua đây.
Báo hại Ukaina đang xây cảng nhận gas ở Odessa!
Tuy nhiên, ông đại sứ cho biết, Thổ không phong tỏa cung cấp gas cho Ukraina. Họ có thể mua của Thổ hay Nga miễn là có tiền. Tuyến đường Shah-Deniz hay dự án dự định xây dựng Shah-Deniz-2 cũng có sự tham gia của Nga, hãng Lukoil!



Kolomoiski cùng thuộc hạ mang vũ khí đã xông vào tòa nhà trụ sở công ty nhà nước Ukrtransnafta. Hắn đuổi các lãnh đạo công ty ra ngoài, đưa yêu sách phải trả lại Alexander Lazorko về vị trí quản trị công ty.
Lazorko là kẻ bị sa thải ngày hôm trước vì những bê bối, trong đó có việc trả trái phép cho Kolomoiski hàng trăm triệu hryvnia. Ukrtransnafta là công ty nhà nước quản lý hệ thống đường ống vận chuyển dầu, có trụ sở ở tỉnh Dnepropetrovsk, nơi Kolomoiski làm tỉnh trưởng.
Leshchenko, 1 đại biểu nhân dân cho biết: “Rất khó để nhổ nanh vuốt của tên đầu sỏ này, nhưng không làm thế chúng tôi sẽ chẳng thể có 1 đất nước bình thường. Trong lúc chúng này, ngay trước mắt chúng ta, hoang tưởng về đầu sỏ yêu nước đã sụp đổ.”
Theo tin từ Bộ Nội Vụ SBU, những kẻ vũ trang tháp tùng Kolomoiski là chiến binh Right Sector. Binh lính SBU đã bao vây ngoài tòa nhà, nhưng không có lệnh tấn công.
Bộ nội vụ và SBU có quan hệ rất thân cận với tên Kolomoiski. Hắn cũng là kẻ chống lưng cho Poroshenko nhưng gẫn đây 2 kẻ này có nhiều bất đồng và xung khắc.



http://soha.vn/quoc-te/tong-thong-phap-gia...20224223289.htm

Nga là “đất nước thân thiện với Pháp” - Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua (20/3) với tạp chí Paris “Society”.
Theo tờ báo trung lập ở Nga Nezavisimaya Gazeta, ông Hollande đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn trên rằng - "Đối với cá nhân tôi, Vladimir Putin trước hết là Tổng thống Liên bang Nga.
Khi tôi nói chuyện với ông Putin nghĩa là tôi đang nói chuyện với chính nước Nga. Và quốc gia này - quốc gia mà tôi kính trọng - là một đất nước vĩ đại và thân thiện".
Tổng thống Pháp thừa nhận những khác biệt giữa Moscow và Paris - "Tổng thống Putin có kiến giải, phương thức và lợi ích của riêng ông ấy. Những điều ông nói không phải lúc nào cũng được chấp nhận.
Vì vậy, tôi đã quyết định nói chuyện thẳng thắn với ông ấy - một chính trị gia có tính cách cương trực".
Nói về vấn đề khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Pháp cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết tình hình chính là chấp hành đầy đủ bản thỏa thuận Minsk ký kết hôm 12/2.
"Nga sẽ không đạt được lợi ích của họ trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) kết nạp Ukraine, điều này thậm chí sẽ được coi là mối đe dọa đối với Nga" - ông Hollande giải thích - "Và đó không phải là lập trường của Pháp".
Tổng thống Francois Hollande kết luận - "Vì lợi ích của chính châu Âu, cần phải tiến hành các cuộc thảo luận trực tiếp với Nga, bởi họ là một nước lớn.
Tuy nhiên, cũng vì lợi ích của chính Ukraine là bảo toàn toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta thấy rõ rằng giải pháp hữu hiệu nhất chính là tuân thủ đầy đủ thỏa thuận Minsk-2".
langtubachkhoa
Khong hieu sao ong nay lai noi la co the diễn ra việc tịch thu tiền gửi ngân hàng. Thay run qua

http://vn.sputniknews.com/opinion/20150322/104613.html
Tuy nhiên, theo Kaiser, sự sụp đổ của đồng USD sẽ không có nghĩa là nó sẽ được thay thế bằng nhân dân tệ của Trung Quốc như đồng tiền dự trữ quốc tế.
Nhà kinh tế Mỹ khẳng định rằng dẫn đầu tài chính toàn cầu sẽ là quốc gia nào đảm bảo đồng tiền của mình bằng vàng một cách nhanh chóng nhất, trước tất cả các nước khác, vì theo ý kiến của ông dự trữ vàng là phương pháp chắc chắn nhất để giữ gìn sự giàu có của đất nước.
"Nếu Nga đưa ra giới thiệu đồng rúp vàng, nó sẽ thống trị thế giới – ông Kaiser nói — Nếu Iran bất ngờ bán tài sản năng lượng của mình không phải bằng đô la Mỹ, nhưng bằng một cái gì đó khác, thì trên thế giới sẽ phát triển tình hình chính trị hoàn toàn khác, tức là tất cả mọi thứ sẽ được gắn với vàng."
Đối với các động thái lâu dài của thị trường quốc tế, nhà kinh tế không đưa ra dự báo theo hướng này, tuy nhiên ông đoán trước sự sụp đổ của các ngân hàng lớn ở châu Âu và sẽ diễn ra việc tịch thu tiền gửi ngân hàng, như đã thấy ở Cộng hòa Síp. Theo ông, EU đã thông qua một số luật để chuẩn bị nền tảng cho các biện pháp này.

http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/kin...22193402850.htm
http://vn.sputniknews.com/russia/20150322/104913.html
Hãng tin Bloomberg mới đây cho biết các nhà đầu tư trên thế giới nhận định rằng các doanh nghiệp Nga sẽ tiếp tục con đường phục hồi một cách tự tin. Mặc dù Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt doanh nghiệp Nga trong năm 2014, song nay bức tranh ảm đạm của năm ngoái đã thay đổi.

Trong năm 2015, giới đầu tư đã bắt đầu xem Nga là thị trường hấp dẫn hơn nhiều so với năm 2014. Giá trị đồng ruble được cải thiện khi biên độ biến động giảm xuống, thấp hơn so với mức dao động của bất cứ trong số 30 đồng tiền thương mại. Theo Chỉ số trái phiếu Chính phủ Nga của Bloomberg (Bloomberg Russia Local Sovereign Bond Index), trong năm nay, các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ Nga bằng đồng ruble có lợi nhuận tương đương 7 cent Mỹ, trong khi các nhà đầu tư mua trái phiếu của các quốc gia mới nổi khác lỗ 1,1%.

Tình hình còn tốt đẹp hơn nếu sở hữu trái phiếu của doanh nghiệp Nga. Bloomberg cho hay trong năm 2015, lợi nhuận từ những trái phiếu này là 7,3%, mức tăng cao nhất tại các thị trường mới nổi. Theo Chỉ số chứng khoán các thị trường mới nổi (MSCI Emerging Market Index), cổ phiếu của các thị trường mới nổi trên toàn cầu tăng 1,7%, trong khi cổ phiếu của 50 doanh nghiệp thuộc chỉ số Micex của Nga tăng 11,9%, cao hơn mức tăng của chỉ số Standard & Poor's 500 hay bất cứ thị trường nào ở Bắc Mỹ.

Hoạt động kinh doanh ở Nga cũng có vẻ hồi phục. Khoảng 78% doanh nghiệp Nga có tên trong chỉ số Micex có doanh thu theo năm tăng đáng kể so với các công ty tương tự trên thế giới, mặc dù giá cổ phiếu của doanh nghiệp Nga thấp hơn so với các đối thủ quốc tế.



Nền kinh tế Nga đang hồi phục, bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, theo Bloomberg.
Theo các nhà phân tích của hãng này, đồng rúp đã ổn định, và trong năm 2015, biến động của nó đã trở nên thấp hơn so với bất kỳ đồng tiền quốc gia nào trong danh sách 30 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất. Hiện nay, đồng tiền của Nga dao động như đã được quan sát thấy trong năm 2009.

Cần lưu ý rằng lợi nhuận trái phiếu các công ty Nga đang tăng: năm 2015 là 7,3%. Được biết rằng các thành viên công ty Micex của Nga cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh của họ từ các nước khác.







Kolomoiski phong tỏa tài khoản của Poroshenko!

Công ty nhà nước Ukrtransnafta vận chuyển dầu thô qua đường ống. Còn Kolomoiski thì có các nhà máy lọc dầu và mạng lưới bán lẻ xăng dầu lớn nhất Ukraina. Có thể 2 bên đã thông đồng gây thiệt hại hàng trăm triệu hryvnia cho Ukrtransnafta. Alexander Lazorko, lãnh đạo công ty Ukrtransnafta và cũng là thuộc hạ của Kolomoiski bị loại bỏ. Đích thân Kolomoiski dẫn đầu 1 toán vũ trang tấn công vào trụ sở Ukrtransnafta đưa yêu sách.

Kolomoiski là đồng minh thân thiết của Poroshenko, ông ta góp tiền đưa Poro lên ghế TT. Nhưng cả 2 chỉ bằng mặt mà không bằng lòng. Bây giờ 2 bên đã công khai đối địch. Để trả đũa vụ Ukrtransnafta, Kolomoiski vừa phong tỏa tài chính Poroshenko.

Khi ứng cử TT, Poroshenko hứa hẹn bán hết tài sản để chuyên tâm làm chính trị. Nhưng hứa chỉ để mà hứa. Mọi chuyện lộ diện khi người ta phát hiện Poroshenko có thu nhập ít nhất 200 triệu đô la chỉ riêng mấy nhà máy kẹo hiệu Rossen.

Việc phong tỏa tài chính của Kolomoiski không phải đùa chơi. Tay tỷ phú này có ngân hàng Privat thuộc loại lớn nhất Ukraina. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng lớn hầu như đều qua ngân hàng này.

Điều đó cho thấy, cuộc tranh giành lợi ích nhóm giữa Kolomoiski và Poroshenko đã đến đỉnh điểm.

Có vẻ như TT Poroshenko đang yếu thế, đơn độc bởi sau Kolomoiski là cả một dây đầu sỏ hùng mạnh. Ông ta có quân đội riêng, gồm ít nhất 4 trong số 16 tiểu đoàn tư nhân khét tiếng. Poroshenko đã nhiều lần tuyên bố giải tán các tiểu đoàn này nhưng không làm được.

Các tài khoản của Poroshenko bị Kolomoyski phong tỏa gồm ít nhất $50 triệu trong tài khoản tổng thống.

Nhưng Privatbank, giải thích điều này chỉ là "lỗi kỹ thuật". Dĩ nhiên, nếu Poroshenko biết điều, thì sẽ chỉ là lỗi kỹ thuật. Cho đến giờ, phản ứng của Poroshenko rất yếu ớt, chỉ là phê phán hành xử không tương xứng với vị trí 1 quan chức hàng tỉnh, công bộc của nhân dân Dnepropetrovsk.
langtubachkhoa

Bợm già Kolomoisky chọc tức TT Poroshenko khi gọi Zakharchenko và Plotnitsky của Donbass là lãnh đạo quyền lực của chủ thể mới: Họ giờ nắm quyền ở đó, dù cưỡng đoạt hay chiếm giữ, vẫn là quyền lực. Ai bỏ phiếu chống lại họ ở đó? Chẳng có ai cả, họ đã bỏ đi, tất cả những ai có thể cũng đã bỏ đi. Tôi không tin nếu tổ chức bầu cử bây giờ theo luật Ukr, thì những người ở đó lại không bỏ phiếu cho Zakharchenko và Plotnitsky.
Bợm phát biểu điều này trên kênh TV TSN. Không quên nhắc Poro rằng Donetsk và Lugansk đã là các chủ thể đầy đủ, có lãnh đạo, có nhân dân, có người quản lý nhà nước.
Bợm già Kolomoisky cũng nhiều lần không giấu tham vọng biến tỉnh Dnepropetrovsk thành vương quốc riêng của mình.



http://nr2.com.ua/News/politics_and_societ...viya-92729.html

Poroshenko hứa sẽ trừng phạt Kolomoiskiy cho hành động của ông ta vào ngày 20-3
Kolomoiski cùng thuộc hạ mang vũ khí đã xông vào tòa nhà trụ sở công ty nhà nước Ukrtransnafta. Hắn đuổi các lãnh đạo công ty ra ngoài, đưa yêu sách phải trả lại Alexander Lazorko về vị trí quản trị công ty.
Lazorko là kẻ bị sa thải ngày hôm trước vì những bê bối, trong đó có việc trả trái phép cho Kolomoiski hàng trăm triệu hryvnia. Ukrtransnafta là công ty nhà nước quản lý hệ thống đường ống vận chuyển dầu, có trụ sở ở tỉnh Dnepropetrovsk, nơi Kolomoiski làm tỉnh trưởng.
Leshchenko, 1 đại biểu nhân dân cho biết: “Rất khó để nhổ nanh vuốt của tên đầu sỏ này, nhưng không làm thế chúng tôi sẽ chẳng thể có 1 đất nước bình thường. Trong lúc chúng này, ngay trước mắt chúng ta, hoang tưởng về đầu sỏ yêu nước đã sụp đổ.”
Theo tin từ Bộ Nội Vụ SBU, những kẻ vũ trang tháp tùng Kolomoiski là chiến binh Right Sector. Binh lính SBU đã bao vây ngoài tòa nhà, nhưng không có lệnh tấn công.
Bộ nội vụ và SBU có quan hệ rất thân cận với tên Kolomoiski. Hắn cũng là kẻ chống lưng cho Poroshenko nhưng gẫn đây 2 kẻ này có nhiều bất đồng và xung khắc.
Hiện chưa biết diễn biến tiếp theo ra sao.



TẠI SAO TÀI PHIỆT KOLOMOYSKY LẠI NỔI LOẠN?
Cuộc chiến giữa tài phiệt kiêm chính trị gia Igor Kolomoysky- đương kim tỉnh trưởng Dnipropetrovsk- và các 'đối thủ giấu mặt' tại địa bàn thủ đô Kiev vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Kolomoysky liệu sẽ đi xa đến đâu? Các đối thủ liệu có mãi kiên nhẫn đứng nhìn Kolomoysky 'tác oai tác quái'? Một cuộc chiến 'sống mái' giữa các tài phiệt- các nhóm quyền lợi/quyền lực- liệu có tạo một ngả rẽ mới cho Ukraine sau quá nhiều tai ương từ cách mạng 'maidan'?
Một số chuyên gia 'đoán mò' nay hình dung một số kịch bản mà Kolomoysky có thể bước tiếp trong thời gian tới:

1) Kolomoysky sẽ 'từ bỏ Kiev' và quay trở về 'địa bàn' của mình, dùng lực lượng quân sự trong tay để làm thâu tóm Dnipropetrovsk và Zhaporizhia, tạo nên một nhánh li khai nữa. Để thực hiện kịch bản này, Kolomoysky bắt buộc phải 'đi đêm' với lãnh đạo Dân quân Donbass bởi lực lượng của ông sẽ không đủ sức chống lại chính quyền trung ương, trừ phi có sự hỗ trợ của Donbass.
2) Kolomoysky sẽ 'chiếm luôn Kiev': kịch bản này hơi 'mù mịt' nhưng với một Ukraine dường như bị phân hóa quyền lực khá nhiều như thế này thì không điều gì là không thể.
3) Kolomoysky sẽ bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, khả năng ông bị thủ tiêu để triệt phá quyền lực của ông ở địa bàn miền trung cũng không cao. Bởi Kolomoysky có nhiều ảnh hưởng và sự ra đi của ông sẽ tạo một làn sóng maidan mới có thể làm tiêu tan 'thành quả của maidan 2.0'.
4) Kolomoysky sẽ thể hiện vai trò của 'điệp viên nhị trùng': khi cần sẽ đứng phía bên này để phá bên kia và đôi lúc sẽ đứng bên kia để phá bên này.
Một câu hỏi lớn nữa là liệu Kolomoysky có đủ sức 'hành động một mình' hay là đang có thế lực nào đằng sau xúi quẩy?

Trong tình huống hiện tại, khi Kolomoysky đang thách thức chính quyền Poroshenko, thì người ta dễ dàng chỉ ra kẻ ném đá giấu tay chính là Nga. Kiev càng có lý do để tin rằng Kolomoysky là kẻ phản bội khi mới đây Kolomoysky công khai tuyên bố 'các lãnh đạo ở Donbass (vùng li khai) được lòng dân và dù có bầu cử theo luật Ukraine thì họ cũng dễ dàng trúng cử'.
Về phía chính quyền Poroshenko thì nay đã có vài động thái công khai phản đối Kolomoysky. Truyền thông UA mới đây còn nói (dù hơi dè dặt) rằng hành động bố ráp và chiếm giữ văn phòng công ty dầu khí UkTransNafta là 'hành động khủng bố'. Tuy nhiên, tư pháp và cơ quan an ninh SBU hầu như vẫn đứng ngoài cuộc.
Tuy nhiên, dù câu chuyện tranh giành quyền lực giữa các tài phiệt dù có sớm được thu xếp ổn thỏa thì đất nước Ukraine mới là 'kẻ thất bại lớn nhất'. Bởi vì lợi ích quốc gia/ dân tộc nay lại đặt lên lợi ích của những tài phiệt- những người chỉ sống vì bản thân và có thể bị chi phối bởi bên ngoài bất kỳ lúc nào.

VIDEO: Kolomoysky cô lập trụ sở công ty dầu khí UkTransNafta

>>> https://t.co/ENXjJFXe6A

http://t.co/ljzhGTNSE9


Poroshenko vừa ra lệnh cho SBU cử 2 tiểu đoàn vệ binh đến tỉnh Dnipropetrovsk tước khí giới của loạn binh Kolomoysky và giữ gìn trật tự.
Ông bộ trưởng Năng lương và than Volodymyr Demchishin nghe tin Poroshenko bị phong tỏa tài khoản liền hộc tốc chạy đến ngân hàng rút tiền. Các tài khoản của bộ và dưới bộ được chuyển ngay đến ngân hàng nhà nước. Nhưng 2 tỷ hryvnia của công ty nhà nước Ukrtransnafta gửi ở ngân hàng PrivatBank của Kolomoysky thì chịu, ông không rút được.
Nhưng có vẻ Poroshenko đã tìm được đồng minh khi lãnh đạo SBU Valentin Nalyvaychenko hôm nay lên tiếng sẽ điều tra “băng đảng tội phạm” hoạt động ở tỉnh Dnipropetrovsk.
Nói với tờ segodnya.ua, Nalyvaychenko cho rằng, “đã có những tên cướp sử dụng vũ khí chống lại lực lượng thi hành công vụ, bắt cóc người – đó chỉ là 1 băng nhóm, cùng 1 bọn”.
Tuy không nêu tên Kolomoysky, nhưng lời lẽ như thế rõ ràng ám chỉ đến ông ta. Ngoài ra, Nalyvaychenko nói sẽ cho điều tra tài chính của chính quyền tỉnh Dnipropetrovsk.
Kolomoysky cũng không vừa, khi hôm qua đã điều động 2 tiểu đoàn của mình về bảo vệ tài sản ở công ty Ukrnafta và Ukrtransnafta. Cái cách ông ta cho lính bịt mặt đánh chiếm trụ sở là giống hệt phương pháp đã từng thực hiện ở Donetsk và Lugansk năm ngoái.
Ngoài cặp đấu Poroshenko VS Kolomoysky còn một số cặp nữa cũng đang chiến nhau. Tỷ phú Rinat Akhmetov đang bị ông bạn tài phiệt Surkis của Kolomoisky xâu xé công ty Dniproenergo. Công ty này có các nhà máy điện ở Dnepropetrovsk và Zaporozhye . Cả hai đòi tái tư nhân hóa các nhà máy của Akhmetov với lý do hoạt động không hiệu quả trong khi nhận tiền từ ngân sách!
Anh thủ Yatsenyuk từ trước đến nay có vẻ độc quyền món hàng rào. Lần trước là mấy trăm triệu. Lần này, tiền IMF chưa chuyển, anh đã tuyên trích $860 triệu xây hàng rào quây Donbass.
Nhưng không thể dễ xơi như vậy. Verkhovna Rada tuyên bố lập Ủy ban điều tra anh và đồng sự biển thủ hàng trăm triệu đô la. Ông Sergei Caplin của Khối Poroshenko tuyên bố Yatsenyuk cầm đầu đường dây ăn cắp lớn nhất Ukraina!
Trước đây, chủ nhiệm thanh tra nhà nước Nikolai Gordienko từng có tố cáo tương tự Yatsenyuk tham nhũng hàng tỷ đô la, nhưng sau đó Gordienko đã bị sa thải. Tố cáo của Gordienko với Verkhovna Rada nói Yatsenyuk cầm đầu mưu đồ tham nhũng của cả chính phủ. Ví như vụ tư nhân hóa công ty Ukrtelecom đã bị sai phạm hàng tỷ.


Co ve anh TQ beo that, gio cac anh EU lam an voi Nga se thong qua TQ
Total Seeks up to $15 Billion in Chinese Financing for Russian Project
http://www.wsj.com/articles/total-seeks-10...ject-1427093833
langtubachkhoa
Theo hãng tin Sputnik, tờ Sự thật Ukraine ngày 24/3 đưa tin ông Gennady Korban, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk của Ukraine, đã kêu gọi chính quyền Kiev hiện nay "đã đến lúc phải ra đi.”

Theo ông Korban, Kiev đã thất hứa và lừa dối người dân một cách công khai. Ông nói: "Hãy thôi dối trá về việc phân cấp quản lý. Hãy thôi dối trá về những tiến bộ trong chiến dịch chống khủng bố, về số lượng những người bị giết trên chiến trường, về tình trạng của quân đội..."

Trước đó, có thông tin rằng những người ủng hộ tỉnh trưởng Dnipropetrovsk Igor Kolomoisky đã triệu tập hội đồng nhân dân tỉnh này để "chống lại chế độ độc tài"./.


Tờ Vesti của Ukraina hôm qua (23/3) đưa tin, binh lính của một số tiểu đoàn đã rút khỏi mặt trận và kéo về Kiev mang theo vũ khí. Chưa có thông tin về mục đích của hành động này – Vesti cho biết, song cho rằng nó có thể liên quan đến tình hình xung quanh thống đốc vùng Dnipropetrovsk, trùm tài phiệt Igor Kolomoisky.



Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đang quan tâm đến việc mua lại dự án quốc tế “Sea Launch” (Bệ phóng từ biển) mà trong khuôn khổ sẽ thực hiện các vụ phóng tên lửa “Zenit” từ bệ phóng vũ trụ nổi, một nguồn tin trong ngành tên lửa – vũ trụ nói với TASS hôm thứ Ba.
Nguồn tin lưu ý rằng UAE, quốc gia chỉ vừa có Cơ quan vũ trụ của mình hai năm trước đây sẽ có lợi khi nhận được cơ sở hạ tầng vũ trụ đã sẵn sàng, các chuyên gia có tay nghề cao và thương hiệu nổi tiếng trên thị trường cung cấp dịch vụ phóng thiết bị với danh mục riêng các đơn đặt hàng.

Công ty "Sea Launch" thành lập vào năm 1995 là dự án thương mại quốc tế lớn nhất về thành lập và vận hành "bệ phóng vũ trụ nổi", nơi phóng đi các tên lửa Nga-Ukraina "Zenit-3SL" với khối tăng tốc DM-SL của Tập đoàn Nga "Energia". Hiện nay dự án đang tạm ngừng hoạt động.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2015032...l#ixzz3VJhGTeJo
langtubachkhoa
Hoa kỳ de nghi Nga kéo dài thời gian làm việc của trạm vũ trụ quốc tế đênnăm 2027 (theo ke hoac thi 2020 la het).
http://lenta.ru/news/2015/03/24/iss/

Trong luc cac tieu doan tu nhan keo quan ve Kiev thi tong thong Ukr cung dieu xe tang ve thu do
https://youtu.be/xdHye8_SVNY

Người đứng đầu của DPR Alexander Zakharchenko đề nghị nhà tài phiệt Igor Kolomoisky thành lập nước công hòa "Dnepropetrovsk Republic of Kolomoisky" hay là DRK. Theo ông điều đó sẽ là công bằng, bởi đã có nước cộng hòa Donetsk và Lugansk Về thực tế Kolomoisky là chủ sở hữu của vùng lãnh thổ này. và Kiev phải đồng ý điều này.
Trước đó Igor Kolomoisky nói rằng theo ý kiến của mình, Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky là chính quyền thực sự của DPR và LPR bất chấp thái độ của Kiev đối với họ, đây là đòn giáng mạnh vào uy tín của tổng thống Poroshenko.




Nga dần hồi sinh bất chấp lệnh trừng phạt

Thị trường chứng khoán, trái phiếu, đồng rouble và lợi nhuận doanh nghiệp nước này đều cải thiện sau năm 2014 đầy biến động.
Phương Tây áp lệnh trừng phạt đánh lên Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea một năm trước, nhằm bóp nghẹt doanh nghiệp nước này. Và chúng đã có tác dụng. Chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa Nga đã có năm 2014 tệ nhất trong nhóm nước mới nổi.

Nhưng đó là chuyện quá khứ. Bức tranh giờ đang thay đổi, khi nhà đầu tư bắt đầu tìm đến Nga trong năm 2015. Đồng rouble - tiền tệ mất giá mạnh nhất năm ngoái cũng đang ổn định khi biến động giá co lại nhiều nhất trong 31 tiền tệ phổ biến nhất thế giới.

Nhà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Nga niêm yết bằng đồng rouble năm nay đang hưởng lợi nhuận 7%, theo Bloomberg Russia Local Sovereign Bond Index. Trong khi đó, nếu nắm giữ trái phiếu các nước mới nổi khác, họ đã mất 1,1%.

Bức tranh với chủ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp Nga còn sáng sủa hơn với 7,3% lợi nhuận năm 2015, dẫn đầu trong chỉ số theo dõi trái phiếu doanh nghiệp các nước mới nổi của Bloomberg. Chỉ số chứng khoán Micex của Nga cũng đã tăng 11,9% năm nay, cao hơn nhiều so với S&P 500 của Mỹ và MSCI Emerging Market Index (1,7%).

Giá trị đồng rouble đã giúp giải thích phần nào các tín hiệu hồi phục trên của Nga. Dù rouble vẫn là đồng tiền có biến động lớn nhất trong 31 tiền tệ phổ biến nhất thế giới năm nay, sự dao động này đã co hẹp lại. Sau năm 2014 đầy khó khăn, giờ đồng tiền này đã quay về mức biến động như năm 2009.

Tình hình kinh doanh cũng có vẻ đang cải thiện. Khoảng 78% công ty Nga trong chỉ số Micex cho thấy doanh thu và lợi nhuận trước thuế lớn hơn các công ty trên toàn cầu, dù cổ phiếu của họ vẫn xếp sau khá nhiều, theo số liệu của Bloomberg.

Một lý do cho việc này là các lệnh trừng phạt. Khi hàng hóa nước ngoài không sẵn, người Nga phải chuyển sang dùng sản phẩm trong nước.

Magnit PJSC - hãng điều hành chuỗi siêu thị giá rẻ với vốn hóa 16 tỷ USD là một cái tên đáng chú ý. Tăng trưởng doanh thu hãng này trong một năm gần đây là 31,7%, lấn át so với 0,87% các đối thủ toàn cầu.

Hãng khí đốt Novatek cũng vậy. Doanh thu của hãng tăng 19,5%. Trong khi các đối thủ cùng ngành trên toàn cầu chỉ tăng 0,76%. Đại gia dầu mỏ Rosneft cũng chứng kiến doanh thu tăng 18,26%, so với các đối thủ chỉ 0,76%.

Các nhà đầu tư toàn cầu dường như đang lạc quan về sự trỗi dậy của doanh nghiệp Nga. Cổ phiếu của quỹ ETF đầu tư vào các công ty Nga lớn nhất Mỹ đã tăng hơn 5% năm nay. Bloomberg cho rằng động thái của ông Putin với Ukraine năm ngoái đã gây ra sự bất ổn cho khu vực và đóng băng quan hệ với phương Tây. Nhưng chúng vẫn không thể hủy hoại niềm tin vào doanh nghiệp nước này.


Hà Thu (theo Bloomberg)

Ban goc

http://www.bloombergview.com/articles/2015...spite-sanctions

Russia Rebounds, Despite Sanctions
MAR 20, 2015 11:39 AM EDT
By Matthew A. Winkler

Sanctions meant to punish Russia for snatching Crimea from Ukraine one year ago were supposed to hurt Russian business. And they did. Russian stocks, bonds and commo***ies had the worst performance in 2014 of those in any emerging market.

That was then. Now the picture is changing, with investors starting to favor Russia in 2015. The ruble, which became the world's most volatile currency last year after President Vladimir Putin's land grab, is stabilizing. The swings in its value narrowed this year more than any of the other 30 most-traded currencies.

Investors in Russian government securities denominated in rubles have earned the equivalent of 7 cents on the dollar so far this year, as measured by the Bloomberg Russia Local Sovereign Bond Index. In contrast, anyone holding similar government debt in emerging markets across-the-board has lost 1.1 percent in 2015.

The picture is even rosier for Russia's corporate bondholders; they've had a 7.3 percent total return in 2015, leading the gains in the index for emerging market corporate bonds compiled by Bloomberg. And while shareholders in the global emerging market stocks measured by the MSCI Emerging Market Index gained 1.7 percent this year, the 50 Russian stocks in the Micex index are up 11.9 percent -- better than the Standard & Poor's 500 or any other North American market.

The ruble's relative value helps explain why there are some signs of confidence in Russia. Although the ruble remains the most volatile of the 31 most-traded currencies this year, its swings are narrowing. This is visible in implied volatility, a measure of traders' bets on how much the currency's value will change day-to-day. After surging in late 2014 amid the widening Ukraine crisis, the ruble now is fluctuating the way it did in 2009.

Business also appears to be on the rebound. Some 78 percent of the Russian companies in the Micex index showed greater annual sales growth than their global peers, even though the shares of these Russian companies lagged behind their international competitors, according to data compiled by Bloomberg. That's consistent with a two-year improvement in the relative value of Russian companies.

One possible reason for the growth? Sanctions. With foreign goods unavailable, Russians had to choose homegrown products and services.

For all the disruption caused by the sanctions, Russian companies represented in the Micex index are more profitable measured by Ebitda margins (earnings before taxes, depreciation and amortization) than the rest of the companies included in the global MSCI Emerging Market Index.

A number of Russian companies are outperforming their global peers. Magnit PJSC, which operates a chain of discount supermarkets with a market capitalization of $16 billion, is one worth noting. The retailer's one-year revenue growth was 31.66 percent, overwhelming the 0.87 percent increase in sales from its global competitors. Novatek OAO, a $22.8 billion independent producer of natural gas in western Siberia, is another. The company saw its sales increase 19.5 percent, compared with 0.76 percent from its global sector. And then there's Rosneft, a $41 billion international brand with production in western Siberia, Sakhalin, the North Caucasus and the Arctic, which reported an 18.26 percent annual sales growth when its international competitors disclosed a revenue increase of just 0.76 percent. By any conventional measure, the shares of these companies are cheap.

Are global investors optimistic about corporate Russia's continued resilience? It seems so. The shares outstanding of the largest U.S.-based exchange traded fund tracking Russian companies -- more than 90 percent of the companies in the ETF are Russian -- surged 5 percent so far this year. At the same time, an ETF that's a proxy for money flows into and out of Russian equity shows a 27 percent increase. Putin's Ukraine adventure has led to instability in the region and frayed relations with the West; what it hasn't destroyed is confidence in corporate Russia.
langtubachkhoa
Mỹ và EU sắp “hết võ” đấu với Nga?
Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc và sẽ phát triển chậm nhưng ổn định trong giai đoạn trung hạn.

Nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc

Ngày 23/03, Hãng tin Anh Reuters cho rằng, Hoa Kỳ hầu như không còn khả năng tăng cường trừng phạt chống Nga. Những lĩnh vực quan trọng nhất họ đều đã thực hiện và đã đạt được những hiệu quả ban đầu nhưng dần dần hiệu quả của chúng đã giảm đi rõ rệt.

Reuters cho rằng, Hoa Kỳ đã và sẽ cố tìm cách gia tăng bao vây, cấm vận, trừng phạt Nga, trong đó chống lại vũ khí chính của Moscow là năng lượng. Tuy nhiên, khi tính đến hàng loạt yếu tố khách quan thì thấy những “chiêu thức” của chính quyền Obama đưa ra khá là hạn chế.

Khối năng lượng là mục tiêu chính của lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt chống Nga. Tuy nhiên, như nhận xét của hãng thông tấn, đối với những "mục tiêu dễ tiếp cận hơn cả", cụ thể như các cơ sở khai thác dầu khí ở Siberia và Bắc Cực, thì đòn tấn công đã thực hiện mà không mấy hiệu quả.

Theo góc nhìn của Reuters, Hoa Kỳ có thể áp đặt biện pháp trừng phạt đánh vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của Nga, theo cùng một cách như người Mỹ đã làm với Iran. Thế nhưng, trong trường hợp như vậy Nga có thể đáp trả bằng cách hạn chế nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu hoặc tăng giá.

"Nếu Hoa Kỳ bắt đầu thao túng giá dầu, thì ắt là Nga sẽ thao túng với giá khí đốt. Và châu Âu sẽ không vì bất cứ cái gì mà chịu chấp nhận thiệt hại đó" - hãng Reuters dẫn lời ông Carlos Pascual, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách vấn đề năng lượng.

Thời gian qua, châu Âu đã hô hào đa dạng hóa nguồn cung khí đốt để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, chiến lược này có thực hiện được thì cũng nằm trong kế hoạch dài hạn, còn trên thực tế hiện châu lục này vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ Nga.

Khi châu Âu thoát khỏi “thòng lọng” của Nga thì cũng đến lúc Moscow điều chỉnh xong cơ cấu nên kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng hoặc hình thành những thị trường mới, đặc biệt là ở châu Á. Đến lúc đó, chính châu Âu mới tiếc nuối nguồn khí đốt giá rẻ của Nga.

_________________


Mỹ sắp “hết bài” trừng phạt Nga?Nếu không ra được “chiêu mới”, ngón đòn cấm vận của Mỹ sẽ hết tác dụng?

Các lệnh trừng phạt kinh tế và giá dầu giảm đã khiến kinh tế Nga hao hụt khoảng 200 tỷ USD khó khăn là thời điểm để Moscow chuyển mình theo hướng phát triển bền vững bằng cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình, đặc biệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Điểm cốt lõi trong lộ trình khôi phục kinh tế mà điện Kremlin đưa ra là nâng cao khả năng thích ứng với sự biến động của giá dầu thế giới, đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự lệ thuộc của nền kinh tế Nga vào nguồn tài nguyên năng lượng, đồng nghĩa với tăng trưởng bền vững và khuyến khích đầu tư vào sản xuất thực tế

Các chuyên gia phân tích của Mosscow Times cho rằng, giá dầu và tỷ giá đồng Rúp ổn định là nhân tố quan trọng nhưng gói kích thích kinh tế 21 tỷ USD mà Moscow công bố hôm 21/1 và sự ổn định của tình hình Ukraine sau thỏa thuận Minsk mới là yếu tố quyết định của sự phục hồi kinh tế Nga.

Trong báo cáo trình Tổng thống Vladimir Putin, Phó thủ tướng Igor Shuvalov nêu rõ, hỗ trợ từ kế hoạch trên sẽ được thực hiện qua nhiều hình thức, trong đó có ngân sách, trái phiếu, các bảo đảm của Chính phủ và giãn nợ thuế.

Trong tổng số 1.375 tỷ Rúp (tương đương 21 tỷ USD), 50 tỷ Rúp sẽ được chi bổ sung cho lĩnh vực nông nghiệp, trong khi lĩnh vực công nghiệp sẽ nhận thêm 20 tỷ và 16 tỷ dành cho lĩnh vực y tế.

Chính phủ Nga sẽ xây dựng một số chương trình hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc...

Trong bối cảnh đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã phối hợp thực hiện các biện pháp và thỏa thuận với các nhà xuất khẩu lớn để các tập đoàn này cung cấp nguồn ngoại tệ thu được cho nhà nước, giúp Moscow thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nước ngoài, thay vì bán ra thị trường.

Ngoài ra, Thỏa thuận Minsk 2 được các bên thông qua ngày 12/2 vừa qua chính là giá trị của “ẩn số” Ukraine đối với sự phục hồi kinh tế của Nga. Thỏa thuận Minsk 2 đã có tác động ngay lập tức đến thị trường chứng khoán ở Nga cũng như diễn biến tỷ giá của đồng ruble so với USD.

Nếu so sánh giá dầu là yếu tố sống còn của nền kinh tế Nga, thì tình hình Ukraine diễn biến theo chiều hướng tích cực sẽ là nhân tố hứa hẹn tháo gỡ những căng thẳng trong kinh tế Nga. Tuy nhiên, Moscow sẽ phải đề phòng những “nhân tố bí ẩn” phá hoại thỏa thuận này, để có cớ gia tăng trừng phạt.

Hãng tin Mỹ Bloombeg cho rằng, ngón đòn cấm vận của Mỹ sẽ chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn ngắn hạn và chỉ đạt được hiệu quả cao nhất nếu những khó khăn về kinh tế Nga chuyển hóa thành những biến động về chính trị, khiến các nhà đầu tư sợ hãi và rút vốn ồ ạt ra khỏi đất nước này.

Tuy nhiên, mặc dù trong thời gian qua, kinh tế Nga gặp khó khăn nhưng đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, đó là những dấu hiệu mà các nhà đầu tư không thể không nhìn thấy. Đồng thời, nền chính trị của họ tiếp tục ổn định thì không có lí gì những nhà tư bản bỏ qua cơ hội kiếm tiền ở thị trường màu mỡ, chưa khai phá hết của Nga.

Bản thân Điện Kremlin ở thời điểm hiện tại cũng đang dần tìm cách tháo gỡ tình trạng bao vây về kinh tế do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây tạo ra. Số thành viên EU ủng hộ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga ngày càng tăng lên, trong đó có cả Pháp và Đức vốn là hai thành viên quan trọng nhất.

Các chuyên gia kinh tế-chính trị thế giới cho rằng, nếu Washington không đưa ra được những “chiêu mới” để gây sức ép lên Moscow thì chiến lược bao vây, cấm vận, trừng phạt của Mỹ sẽ thất bại trong thời gian ngắn tới và Liên minh châu Âu sẽ là đối tượng chịu thiệt đầu tiên.
langtubachkhoa
Theo lãnh đạo các lực lượng vũ trang nổi dậy, đạn dược và nhiều loại vũ khí của Mỹ đã được phát hiện tại Debaltseve. Ngoài ra, máy bay vận chuyển của NATO cũng liên tục hạ cánh tại các sân bay thuộc thành phố Dnipropetrovsk, Zaporizhia và Kharkiv.

“Mỹ đã cung cấp vũ khí cho các đơn vị vũ trang Ukraine. Tại Debaltseve, dân quân tự vệ phát hiện nhiều vỏ đạn có nguồn gốc Mỹ và một số loại vũ khí chết người. Các máy bay NATO cũng thường xuyên hạ cánh ở một số sân bay do Kiev kiểm soát những ngày qua,” người đứng đầu nhà nước tự xưng Cộng hòa nhân dân Donetsk, Alexander Zakharchenko tuyên bố.

Ông Zakharchenko cho biết thêm rằng, quân đội Ukraine đã kéo vũ khí hạng nặng trở lại và âm thầm thực hiện các hoạt động quân sự tại nhiều khu vực. Nhà lãnh đạo DPR tỏ ra hoài nghi với một chiến dịch mới của quân đội chính phủ vào miền đông, khi hai bên đang thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn.

“Quân đội Kiev đã không kéo vũ khí hạng nặng ra khỏi chiến trường, mà tiếp tục đưa chúng trở lại các khu vực giao tranh. Hành động rút quân của Kiev là giả tạo,” ông tuyên bố.

Những ngày gần đây, lực lượng vũ trang của phe ly khai liên tục đối mặt với nhiều hành động khiêu khích từ phía các tiểu đoàn quân tình nguyện của Ukraine. Điều này cho thấy, quân đội Ukraine đã không tuân thủ mệnh lệnh từ Kiev, hoặc cố tình vi phạm hiệp định ngừng bắn giữa hai bên theo yêu cầu của chính phủ.

Trong trường hợp tình hình miền Đông trở nên tồi tệ hơn, các lực lượng vũ trang Ukraine có thể bất ngờ tấn công vào ba hướng: phía nam, tây bắc và thành phố chiến lược Debaltseve, nhằm cắt đứt sự liên kết giữa 2 nhà nước tự xưng Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR), báo chí miền Đông dẫn lời ông Zakharchenko.

“Tôi tin rằng quân Kiev sẽ sớm tiến hành ba cuộc tấn công. Các lực lượng vũ trang của họ đã tập trung tại nhiều thành phố ngay sát miền Đông, bao gồm Volnovakha, Krasnogolovka, Artyomovsk, Kurakhovo và một số khu vực khác,” người đứng đầu DPR cho biết.

Tình hình miền đông Ukraine trong vài tuần qua đã có dấu hiệu giảm nhiệt khi quân đội hai bên thực hiện thỏa thuận Minsk, ngừng bắn và rút mọi vũ khí hạng nặng ra khỏi chiến trường. Tuy nhiên, nếu các cáo buộc từ phía DPR và LPR là sự thật, quân đội Ukraine đang được Mỹ tiếp tay với nhiều loại vũ khí chết người. Một cuộc xung đột mới nhiều khả năng sẽ sớm xảy ra.
________________________________________________________________

Máy bay quân sự Ukraine rơi gần thủ đô
TPO - Trực thăng quân sự Mi-24 của quân đội Ukraine bị rơi gần Kiev khi đang di chuyển từ Poltava tới Zhytomyr. Một binh sĩ thiệt mạng trong khi 2 binh sĩ khác bị thương nặng.

Hãng UNN của Ukraine 24/3 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, trực thăng Mi-24 bị rơi thuộc biên chế của một đơn vị quân đội tại Lviv.

Trực thăng dự kiến bay từ Poltava tới Zhytomyr, đến gần Kiev thì gặp sự cố.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết chiếc máy bay bị rơi vào buổi chiều ngày 24/3, song không cung cấp chính xác thời điểm chiếc máy bay gặp nạn.

Các nguồn tin ban đầu cho biết, 1 binh sĩ thiệt mạng trong khi 2 binh sĩ khác nhập viện với các vết thương nghiêm trọng.

Cũng có nguồn tin cho biết, 2 binh sĩ thiệt mạng, 1 người bị thương.

Nguyên nhân của vụ tai nạn chưa được làm rõ. Các cơ quan chức năng Ukraine hiện đã phong tỏa hiện trường.
langtubachkhoa
Jodan đã ký với Rosatom hợp đồng xây dụng nhà máy điện nguyên tử trị giá 10 tỷ usd

Ngan hang Nga da ha lai suat xuong con 13%
Hien dong rup dang tang tro lai so voi USD, bat chap viec My tang gia manh dong USD de lam chim gia dau mo. Hien 56 rup an 1 USD



Nghị sĩ Đức đánh giá về mục tiêu thực sự của Mỹ tại Ukraine
Ngày 25/3, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Sputnik của Nga, nghị sĩ Đức Sahra Wagenknecht cho rằng khi Mỹ nói về việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, thì thực chất Washington đang theo đuổi các lợi ich kinh tế và quyền khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ukraine cũng không phải là ngoại lệ.
Bà Wagenknecht, Phó Chủ tịch Đảng Cánh hữu đối lập của Đức nói: “Ai cũng biết con trai của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chân trong ban giám đốc công ty khí đốt của Ukraine, trong khi các công ty của Mỹ và Anh quan tâm tới các trữ lượng khí đá phiến của Ukraine. Ngoài ra, các công ty nông nghiệp đa quốc gia cũng muốn tiếp cận các vùng đất màu mỡ tại quốc gia này”.

Vị nghị sĩ này cho rằng mục tiêu của họ là nhằm khai thác nguồn tài nguyên của Ukraine, chứ không phải phục vụ các lợi ích của Ukraine hay thực sự góp phần thúc đẩy hòa bình và các chính sách xã hội của nước này. Bà Wagenknecht khẳng định Ukraine sẽ không có tương lai nếu các mối quan hệ kinh tế của Kiev với Moskva bị hủy hoại.

Bà Wagenknecht đồng thời cho rằng: “Vũ khí đang được gửi tới Ukraine với số lượng dường như ngày càng tăng. Điều này chỉ phá hoại thay vì thúc đẩy tiến trình hòa bình… Tôi muốn nói tới hoạt động cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự của Mỹ và Anh cho Ukraine”.




Một trang phân tích tổng hợp về vụ Mh-17:
http://21stcenturywire.com/2014/07/25/mh17...se-flag-attack/

http://21stcenturywire.com/wp-content/uploads/2014/07/MH-17-FLight-Path.jpg

- Kiểm soát không lưu đã yêu cầu MH-17 chuyển hướng bay về vùng đang có chiến sự. Giải thích sau đó về lý do thời tiết để chuyển hướng bay của phía Ucraina đã bị phía Malaysia bác bỏ hoàn toàn vì thời tiết hôm đó hoàn toàn bình thường.
- Việc ép MH-17 chuyển hướng bay hoàn toàn có dụng ý vì nếu bay ở đường bay cũ thì MH_17 đang bay với tốc độ 933 km/g sẽ chỉ được quan sát trên màn hình rada trong thời gian rất ngắn hơn 1 phút. Cũng dẫn theo tạp chí Janes, để một hệ thống Buk hoạt động đầy đủ cần 5 phút để thiết lập các mục tiêu và 22 giây tiếp theo để bắn hạ. Nếu MH-17 chỉ đưọc "nhìn thấy" trong 70 giây ở khu vực Grabovo thì việc buộc tội phía ly khai bắn hạ sẽ rất yếu thế. Do đó, thủ phạm dàn dựng vụ bắn hạ này đã phải tính toán việc chuyển hướng MH-17 rất kỹ lưỡng trong thời gian đủ để hệ thống Buk đối phương "nhìn thấy" như đã nói ở trên. Vì vậy trên số liệu thống kê mới có việc MH-17 rẽ trái lệch 14 km!.
....

________________________________________________________________________________
_______

Trong bối cảnh quân đội chính phủ và lực lượng ly khai tạimiền đông Ukraine có dấu hiệu căng thẳng trở lại vào những ngày gần đây. Hàng ngàn công nhân tại miền Tây cũng bắt đầu khiến Kiev đau đầu khi tiến hành các cuộc biểu tình tại một số thành phố lớn, với yêu cầu cải cách ngành công nghiệp năng lượng của đất nước.

Khoảng 10.000 thợ mỏ đang tham gia vào một cuộc biểu tình tại thành phố Chervonohrad, thuộc tỉnh Lviv phía tây Ukraine. Tất cả 7 mỏ khai thác của công ty Lvovugol tại khu vực này đều đã đóng cửa . Các thợ mỏ yêu cầu bộ trưởng và nhiều quan chức ngành công nghiệp năng lượng Ukraine phải từ chức, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ lượng vào tháng 1 và tháng 2, Liên đoàn Lao động của Hiệp hội thương mại tự do Ukraine (CFTU) cho biết.

“Hàng ngàn thợ mỏ đã ngừng làm việc và tổ chức một cuộc đình công mới chống lại các nhà quản lý. Họ yêu cầu đóng cửa tất các mỏ khai thác và đề nghị Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp than, Vladimir Demchishin từ chức,” Chủ tịch Hiệp hội thương mại tự do Ukraine, Mikhail Volynets cho biết.

Các thợ mỏ giương cao áp phích và diễu hành qua nhiều đường phố với khẩu hiệu: “Demchishin phải từ chức và thanh toán đủ các khoản nợ vào tháng 1,2 cho công nhân”. Trước đó vào ngày 24.03, các nhà chức trách Ukraine chỉ mới thanh toán 10 triệu Hryvnia cho thợ mỏ trong khoản nợ 95 triệu.

Nếu chính phủ không đáp ứng yêu cầu của các thợ mỏ, họ đe dọa sẽ phong tỏa một tuyến đường cao tốc quốc tế bên trong thành phố. Sáng hôm qua, nhiều công nhân khác cũng tổ chức một cuộc biểu tình tại thành phố Dmitrov thuộc khu vực Lviv.

Trước đó, vào ngày 23.03, hàng loạt công nhân đã bao vây tòa nhà chính quyền Lvov, cuộc biểu tình kéo dài nhiều giờ đã khiến các hoạt động bên trong khu vực bị ngừng trệ. Nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ khoản nợ mà chính quyền chưa thể thanh toán cho các công nhân nghèo khổ.

Tại thủ đô Kiev, các thợ mỏ cũng tổ chức một cuộc biểu tình phản đối trước phủ tổng thống, tòa nhà nội các và quốc hội. Tương tự như tại miền tây, các thợ mỏ tại Kiev cũng yêu cầu chính phủ nhanh chóng thanh toán khoản nợ.

Tuy nhiên, họ còn đề nghị chính sửa đổi nhiều điều khoản trong “ luật ngân sách nhà nước Ukraine năm 2015”, trong đó yêu cầu chính phủ phải quy định mức lương ổn định cho công việc, phát triển ngành công nghiệp than, tiến hành bảo hộ lao động và tiền lương cho thợ mỏ, báo chí địa phương đưa tin.

Cuộc biểu tình của các mỏ miền tây diễn ra trong bối cảnh Kiev đang phải gồng mình giải quyết các vấn đề tại miền đông. Cuộc khủng hoảng chính trị tại khu vực này đã khiến Ukraine đối mặt với nhiều khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và năng lượng.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.