Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Qua nhung gì diễn ra, hiện nay các tiểu đoàn quân sự tư nhân được trả lương cao hơn, và k ngừng lôi kéo các binh sĩ dưới quyền chỉ huy của quân đội chính quy của Ukr, đồng thời tiểu đoàn Aidar được lênh giải tán nhưng họ k chịu và bao vây dinh tổng thống, đủ cho thấy có mâu thuẫn rõ ràng giữa tổng thống và các tài phiệt (đại diện bởi thủ tướng và cựu chủ tịch quốc hội, bây giờ là thư ký hội đồng an ninh nhưng lại có quyền hành pháp). Phe thủ tướng chủ chiến, nhưng phe tổng thống gần đây cũng chủ chiến, nhưng có lẽ động cơ khác nhau.
Phe thủ tướng chủ chiến để lôi kéo Mỹ, loi kéo EU vì nếu k chủ chiến thì họ sẽ chẳng có gì quan trọng, ngoài ra chủ chiến cũng là cách để giữ quyền lực, che di những thất bại đối nội về kinh tế của mình, đồng thời chống lại những hậu quả do các cuộc điều tra về tội ác sau này đem lại

Phe tổng thống chủ chiến, vừa để quyền biến vừa là muốn muon tay dân quân tiêu diệt các tiểu đoàn tư nhân, vì đây là lực lượng chien đấu chính. HIện các tiểu đoàn này đang lên án việc quân chính phủ nã pháo sang họ, nhiều lần vơi lý do nhầm lẫn.

Về dân quan và Nga thì thế nào? Liệu họ có thực sự muốn tiêu diệt hoàn toàn các tiểu đoàn tư nhân hay k? Hay là muốn để lại để tạo mâu thuẫn nội bộ của Ukr, thay vì để cho tổng thống Ukr thu được toàn quyền???

Mối quan hệ ở Ukr hiện nay vô cùng rối rằm và rất thiếu thông tin
Phó Thường Nhân
Theo như báo Figaro của Pháp, thì EU đã thiệt hai 21 tỉ euros vì tự cấm vận với Nga. Đức với Pháp cũng tìm cách hoà giải bằng việc cùng tổ chức một cuộc họp mới giữa các bên ở Minsk. Nhưng hứa hẹn với nhau thế nào thì không rõ.
Mặc dù vậy, thủ tướng UK vẫn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm (điều này thì hiểu được), nhưng đồng thời vẫn quyết tâm rời Nga chơi với EU. Với hai điều kiện như thế thì chỉ có đánh nhau, chứ không có cách nào khác.
Thủ tướng của UK không phải là do dân bầu ra, mà do tổng thống chỉ định. Và tất nhiên khi tổng thống chỉ định, thì ông ta phải chỉ định cái lực lượng chính trị mạnh nhất đang khống chế chính trường UK. Cái lực lượng chính trị này mạnh vì được EU và Mỹ ủng hộ. Lòng vòng như thế để thấy, không phải cứ bầu cử đa nhóm là làm theo ý dân. Vì người được bầu cũng nằm trong một cái khung chính trị sẵn có. Người nào khống chế cái khung chính trị ấy mới là người « chủ thật ».
Bình thường tổng thống UK, với vai trò đứng đầu nhà nước sẽ có trong tay các lực lượng quyền lực là quân đội và an ninh. Đặc biệt là quân đội. Nhưng quân đội UK thì tan rã, và hiện tượng vũ trang tư nhân phát triển, càng làm nhà nước rệu rã hơn.
Như vậy muốn nhìn xem ai là chủ ở UK , thì phải xem thế lực chính trị nào mạnh , nó mạnh từ đâu. Nói một cách khác, là mặc dù ở vao giai đoạn nguy nan của dân tộc, nhưng nhà nước UK vẫn tiếp tục tan rã, vì các thế lực thực sự khống chế chính trường UK muốn thế. Và để làm điều đó, nó đã không củng cố nhà nước, mà củng cố các lực lượng vũ trang theo nó ngoài quân đội.
Đây cũng là ý định của Mỹ và EU, cho nên nó mới không cung cấp vũ khí. Vì việc cung cấp vũ khí hiện tại có thể đi qua con đường tư nhân, không cần quan hệ nhà nước. Điều đó cũng giúp Mỹ và EU tránh tiếng can thiệp trực tiếp, cũng giống như kiểu TQ dùng lực lượng dân sự bán vũ trang tranh giành biển Đông.
langtubachkhoa
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/220928/cuu...trich-crum.html
(@click here)

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mới đây có phát biểu gây 'sốc' rằng không nên chỉ trích bán đảo Crưm vì đã tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga.
"Chúng ta cùng trong một nền văn minh chung với nước Nga" - hãng tin RT dẫn lời ông Sarkozy nói trong phiên hội nghị tại Pháp ngày hôm qua.
"Lợi ích của người Mỹ với phía Nga không phải là lợi ích của châu Âu với Nga' - ông Sarkozy nói và cho biết thêm rằng 'chúng ta không muốn có sự đối địch giữa châu Âu và Nga'.
Liên quan tới việc bán đảo Crưm bỏ phiếu để tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga hồi tháng Ba năm ngoái, ông Sarkozy nói rằng không nên kết tội người dân ở bán đảo này vì đã hành động như vậy.
"Crưm đã chọn Nga, và chúng ta không nên chỉ trích họ. Chúng ta phải tìm các biện pháp để tạo ra lực lượng gìn giữ hòa bình bảo vệ người nói tiếng Nga tại Ukraina" - cựu Tổng thống Pháp nói.
Phát biểu của ông Sarkozy đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp đương nhiệm Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel mới có chuyến công du tới Moscow, đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin về giải pháp cho khủng hoảng Ukraina.
Quan điểm này của cựu lãnh đạo Pháp cho thấy có sự chia rẽ không nhỏ trong cách Mỹ và châu Âu xử lý quan hệ với Nga vì vấn đề Ukraina.


Putin: mức tăng giá dầu có thể là cú sốc cho thế giới
Giai đoạn giá dầu thấp nước Nga đã từng trải qua trước đây, bây giờ đất nước đã tích lũy được các nguồn dự trữ tài chính lớn, TT LB Nga Vladimir Putin tuyên bố và cảnh báo về cú sốc có thể đối với nền kinh tế thế giới của mức tăng giá dầu tiếp theo.

http://rusvesna.su/economy/1423469820

Cai doan boi dam kia chac chan lam My mat an mat ngu
Nga, Ai Cập bỏ USD, dùng nội tệ giao dịch
Cú hích trong quan hệ Ai Cập - Nga

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/220996/nga...-giao-dich.html
http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...09163248349.htm
(@click here)

Nga và Ai Cập sẽ sớm bỏ đôla Mỹ và dùng nội tệ trong thương mại song phương, Tổng thống Nga Putin cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Ai Cập trước thềm chuyến thăm Ai Cập hôm 9/2.
Lần này, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố hai nước sẽ xem xét việc thanh toán bằng đồng nội tệ của nhau nhằm giảm lệ thuộc vào đô-la Mỹ. Theo giới phân tích, ngoài mua bán khí đốt, hai nước có thể thảo luận thêm về vấn đề hợp tác quân sự trong bối cảnh an ninh tại Ai Cập ngày càng bất ổn và mối quan hệ giữa nước này với Mỹ gặp trở ngại.

"Việc bỏ sử dụng USD trong giao dịch đang được tích cực thảo luận", RT dẫn lời ông Putin nói với nhật báo Al-Ahram trước thềm chuyến thăm Ai Cập hai ngày.
"Biện pháp này sẽ mở ra những triển vọng mới cho thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai nước, giảm lệ thuộc vào xu hướng đương thời trong thị trường thế giới", Putin nói.
Ai Cập đã từ lâu là đối tác lâu năm và đáng tin cậy của Nga, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng, Tổng thống Nga nói.
"Khối lượng thương mại song phương đã tăng mạnh trong những năm qua: Trong năm 2014, tăng gần gấp rưỡi so với năm trước, lên tới hơn 4,5 tỷ USD", ông Putin nói, xu hướng này được khuyến khích củng cố.



Hãng tin AFP nhận xét rằng ông Putin là nhà lãnh đạo chủ chốt của quốc gia ngoài khối A-rập ủng hộ Tổng thống al-Sisi và vì thế, chuyến thăm Cairo hiếm hoi của ông chủ Điện Kremlin là cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Nga đối với đất nước đông dân nhất trong thế giới A-rập này.


Đối với người dân Ai Cập, dấu ấn Nga vẫn hiện diện tại quốc gia Bắc Phi này qua những công trình biểu tượng như đập thủy điện Aswan, các nhà máy dệt, nhà máy luyện kim và nhiều cơ sở công nghiệp nặng khác. Chính quyền Ai Cập đặc biệt đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Nga đối với tiến trình chuyển tiếp chính trị cũng như cuộc chiến chống khủng bố hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này. Không chỉ vậy, Cairo cũng dễ dàng tìm thấy quan điểm tương đồng với Moskva về các vấn đề khu vực, trong đó có việc ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.
Ngày 9/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Ai Cập với một chương trình nghị sự dày đặc hứa hẹn nhiều kết quả. Chuyến công du lịch sử kéo dài hai ngày này được kỳ vọng tạo cú hích nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Trong chuyến thăm đáp từ lần này của Tổng thống Putin, hai bên dự kiến bàn thảo và ký kết nhiều dự án hợp tác đa ngành. Về quân sự, cuộc hội đàm giữa nguyên thủ hai nước dự kiến tập trung vào thỏa thuận mua bán vũ khí với tổng giá trị hơn 2 tỷ USD. Theo một số nguồn tin, hiện Ai Cập đang quan tâm đến các hệ thống phòng không, các loại vũ khí chính xác, tên lửa hành trình tấn công và máy bay chiến đấu của Nga trong bối cảnh nguồn cung bị gián đoạn và tiềm lực tài chính eo hẹp.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cũng là một trong những trọng tâm của cuộc hội đàm cấp cao. Ai Cập - đất nước đông dân nhất thế giới Arab - là thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm của Nga. Trong khi đó, Nga là nguồn cung lúa mì ổn định của Ai Cập. Cairo cũng mong muốn tăng cường xuất khẩu nông sản sang Moskva.
Dự kiến, hai bên sẽ thảo luận việc Nga giúp Ai Cập xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vốn bị trì hoãn từ lâu và cải tạo hàng chục cơ sở công nghiệp có từ thời Liên Xô. Ngoài ra, việc Nga tham gia xây dựng một khu công nghiệp trong khuôn khổ Dự án phát triển hành lang Kênh đào Suez và dự án thành lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Âu – Á (EEU) và Ai Cập cũng sẽ là những chủ đề thu hút sự quan tâm.

http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/nga...09150808306.htm
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ phác thảo tuyến đường ống khí đốt mới
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/2 đã nhất trí sơ bộ về tuyến đường ống khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" theo dự kiến. Đây là dự án mà Moskva hy vọng sẽ thay thế dự án "Dòng chảy phương Nam", vốn được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hủy bỏ trong một chuyến thăm tới Ankara tháng 12/2014, với cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) gây khó khăn cho quá trình triển khai dự án này.
Dự án "Dòng chảy phương Nam" trị giá 22 tỷ USD nhằm mục đích cung cấp khi đốt của Nga cho châu Âu mà không đi qua Ukraine, quốc gia đang chìm sâu vào khủng hoảng trong thời gian gần đây. Theo dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", đường ống khí đốt mới này sẽ chạy qua khu vực Biển Đen và lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ tới khu vực biên giới với Hy Lạp. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildiz và Giám đốc điều hành tập đoàn Gazprom của Nga, ông Alexei Miiller, đã khảo sát tuyến đường ống mới trên tại Biển Đen bằng trực thăng trong 4 giờ bay, khởi hành từ thành phố Istanbul.
Phát biểu với hãng thông tấn Anatolia, ông Yildiz nói: "Chúng tôi đã có cơ hội để khảo sát tuyến đường ống mới. Chúng tôi đã bay qua một vài địa điểm 2 đến 3 lần để đánh giá những tác động về vấn đề môi trường".
Ông Yildiz nhấn mạnh, theo kế hoạch, đoạn đường ống chạy qua lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thuộc thị trấn Kiyikoy nằm trên bờ Biển Đen của nước này, sau đó có thể sẽ xuyên qua khu vực Luleburgaz tới thị trấn Ipsala trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp. Về phần mình, Gazprom cũng đã xác nhận về tuyến đường trên trong một tuyên bố và cho biết thêm rằng đoạn đường ống chạy trên bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dài 180km sau khi nó đi qua Biển Đen.
Dự kiến thời gian hoàn thành tuyến đường đầu tiên trong dự án này là tháng 12/2016. Đường ống này - do một công ty con của Gazprom xây dựng - có công suất 63 tỷ mét khối khí. Khoảng 50 tỷ mét khối khí trong số này sẽ được chuyển tới Ipsala để xuất khẩu tiếp.
Đường ống "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" được xem là một biểu tượng trong mối quan hệ mới, đang phát triển giữa Ankara và Moskva tại thời điểm mà cả hai nước đang có mối quan hệ lạnh nhạt với phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ là một ứng cử viên chính thức để trở thành thành viên của EU, nhưng quá trình này đã bị đình trệ trong những năm gần đây vì nhiều bất đồng giữa hai bên, trong đó có vấn đề nhân quyền và sự phản đối của một số thành viên trong EU về việc đưa một quốc gia với phần lớn là người Hồi giáo vào gia đình Liên minh châu Âu, do lo ngại sự khác biệt về văn hóa có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ khó hội nhập được với EU.


Ukr dinh ra thong diep gi day?

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Hội nghị An ninh tại Munich cho biết Nga biết từng chi tiết hành động của Mỹ ở Ukraine.
“Mỹ được biết đến là người “môi giới” trong việc chuyển giao quyền lực ở Ukraine. Nhưng chúng tôi biết rõ rằng việc đó đã được thực hiện như thế nào, chính xác những người đã thảo luận về các gương mặt tương lai trong chính phủ Ukraine qua điện thoại”, vị Ngoại trưởng cho hay.

Hien nay, theo tin don thi co khoang hon 2200 quân NATO đánh thuê cho Ukcraina bao gồm Đức-Pháp-Mỹ-Ba Lan-...(co luc luong dac nhiem My + linh danh thue NATO o do) va cac nuoc khac.
Bon ho bi bao vay trong mieng tui Debaltseve. Va viec dan quan mo hanh lang nhan dao chinh la de tha dam quan nay ra sau cac cuoc dam phan cua Nga va phuong Tay, nhung di nhien quan Ukr cung theo do ma tron ra duoc mot it.
Lãnh đạo phong trào Rusin ở Zakarpatchie - Ukraina với tư cách lãnh đạo một phong trào chính trị-xã hội và thay mặt cha mẹ và những người thân của chiến sĩ, đã lên sóng đề nghị làm trung gian giữa hai phía xung đột, giúp các chiến sĩ lữ đoàn 128 quân đội U được rút ra khỏi vòng vây.


Video sub tiếng Anh:
(@click here)
Thủ tướng Zakharchenko của nước CH Donetsk - CHLB Novorossia nói chuyện với mẹ của một binh sỹ Ukraina den tu mien Tay sắp được phóng thích, ong ta noi với tư cách là những người làm cha mẹ và khuyên cậu kia lúc về miền Tây nên chấp nhận đi tù hoặc trốn đi nước thứ ba nếu bà mẹ không muốn chính tay chôn con mình lần nữa vì chắc chắn Chính quyền hiện nay ở Kiev lại bắt cậu ta đến miền Đông.

http://www.vietnamplus.vn/ukraine-thanh-ph...-dao/306835.vnp
Ukraine: Thành phố Donetsk rung chuyển vì bị nã tên lửa đạn đạo
Theo thông tin ban đầu của bộ chỉ huy dân quân ly khai, khu vực hứng chịu tấn công là quận Textilschik, nhiều khả năng bị một quả tên lửa đạn đạo Tochka-U bắn vào từ hướng sân bay.
Hội người Việt tại Donetsk cho biết vụ nổ khủng khiếp này diễn ra vào khoảng 22 giờ 45 phút giờ địa phương (2 giờ 45 ngày 9/2 giờ Hà Nội), và dư chấn vụ nổ đã khiến tất cả các chung cư trong thành phố rung lắc như một trận động đất.
langtubachkhoa

Bai nay phan tich y do cua My, cung co cai ly cua no nhung co le chua day du
http://www.anninhthudo.vn/su-kien/ai-giet-...nga/595175.antd
Muốn quân đội Chính phủ Ukraina chiến thắng trên chiến trường, Mỹ và phương Tây không chỉ cung cấp tiền mà còn phải cung cấp vũ khí trang thiết bị. Nhưng tiền thì có nhưng trang thiết bị thì không. Có lý do của nó.

Mỹ và phương Tây có muốn quân đội Ukraina thất bại hoàn toàn trước quân ly khai miền đông không? Chắc chắn là không muốn. Tổng thống Mỹ đã công khai thừa nhận vai trò Washington trong cuộc đảo chính tại Ukraina tháng 2-2014 và là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Chính phủ Ukraina cũng như thúc dục, thậm chí gây sức ép bắt buộc các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới ủng hộ Chính phủ Ukraina và trừng phạt kinh tế Nga.

Nhưng một câu hỏi khác, Mỹ có muốn Ukraina đè bẹp quân ly khai trên chiến trường ngay lập tức không? Lúc đó Nga bắt buộc phải ngồi vào đàm phán và rất có thể, Nga sẽ phải nhượng bộ để Ukraina làm thành viên EU, thậm chí gia nhập NATO. Nhưng sau đó là gì? Mỹ và phương Tây sẽ phải đổ hàng trăm tỷ USD vào Ukraina để khôi phục kinh tế của Ukraina, mặt khác, không còn lý do để áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga nữa và kinh tế Nga lại có cơ hội phát triển.

Đây cũng là kết quả mà Mỹ không hề muốn. Quốc gia Đông Âu này là chiến trường, là cái cớ trực tiếp để khởi động hàng loạt các hành động theo chủ ý của Mỹ, nhưng hoàn toàn không phải đích đến cuối cùng. Sự giằng co ở Ukraine càng kéo dài, một vài tháng, thậm chí là một vài năm, đồng nghĩa với việc các lệnh trừng phạt càng được duy trì. Nga sẽ tiếp tục phải lấy lương khô trong quỹ dự trữ quốc gia của mình để cứu vãn đồng ruble, viện trợ cho ly khai đánh nhau với Kiev. Nếu không đủ sức đánh sập nền kinh tế Nga thì chắc chắn sự giằng co đó sẽ kéo Nga chậm lại vài năm tăng trưởng. Ngày 2-2-2015, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow đã nói thẳng: Phương Tây cần phải sẵn sàng cho tình trạng căng thẳng dài lâu với Nga liên quan đến tình hình Ukraine và không nhanh chóng tái bình thường hóa quan hệ như đã từng làm sau cuộc chiến Gruzia năm 2008.



Bai bao nay noi ve banh ve "khi da phien" cua My, k biet co dung k?
http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...09181348227.htm

Từ bị Mỹ lừa...
Cách đây không lâu, Mỹ tự khoe đã tìm ra công nghệ có thể chiết tách từ nguồn đá phiến dồi dào ở nước họ một nguồn dầu đủ dùng ở trong nước mà không phải nhập từ Trung Đông và bất kỳ nước nào khác, Trung Quốc cũng đặt hy vọng lớn lao vào việc khai thác nguồn khí đốt tự nhiên trong nước từ nguồn đá phiến to lớn của nước này.
Ông Wu Xin-xiong, người đứng đầu Cơ quan quản lý năng lượng quốc gia Trung Quốc, đã tuyên bố đầy ngạc nhiên rằng: mục tiêu của Trung Quốc về sản xuất khí đốt tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 2020 là khoảng 30 tỷ m3 khí đốt đá phiến và 30 tỷ m3 khí từ than đá. Thế là hàng trăm triệu USD đã được ném vào việc khai thác khí đốt đá phiến với những ước mơ bay bổng lên tận trời xanh.
Nhưng qua thực tế, người Trung Quốc mới dần hiểu ra chính họ đã bị Mỹ lừa. Chính phủ Mỹ và các công ty khí đốt của Mỹ đã cường điệu thái quá việc Trung Quốc nắm giữ một nguồn trữ lượng đá phiến lớn nhất thế giới. Với trữ lượng ấy lại được công nghệ hiện đại của Mỹ giúp thì Trung Quốc không biết chứa vào đâu cho hết nguồn khí đốt đá phiến.
Nhưng đó chỉ là trò bịp hay nói đúng hơn là một chiến dịch thổi phồng mang động cơ chính trị vốn là ngón nghề sở trường của Washington. Thâm ý của chính giới Mỹ là muốn lái chính sách năng lượng của Trung Quốc khỏi Trung Đông, Châu Phi để đưa Bắc Kinh vào chỗ chết. Năm 2011, Bộ Thông tin Năng lượng Mỹ ước tính Trung Quốc có thể thu được 1.300 triệu m3 khí tách từ đá phiến, bằng gần 50% của Mỹ.
Từ quả bồ hòn này, Trung Quốc hiểu ra rằng ngay cả khi đá phiến có là một giải pháp khả thi cho nhu cầu năng lượng trong tương lai của nền kinh tế Trung Quốc chăng nữa thì có điều khó thực hiện là nền địa chất hình thành đá phiến của nước này cũng rất khác với Mỹ. Các mỏ đá phiến của Trung Quốc nằm ở độ sâu hơn so với Mỹ, khiến cho giá chi phí thăm dò tăng thêm.
Phí tổn cho mỗi giếng khoan mới ở Trung Quốc nhiều gấp 3 lần so với giá khoan cùng một giếng ở Mỹ. Đá phiến của Trung Quốc lại bị bao bọc bởi đất sét, ẩm ướt hơn nhiều so với đá phiến ở Mỹ, gây khó khăn cho việc phá vỡ mỏ đá và giải phóng khí đốt bằng kỹ thuật thủy lực.
Ngoài ra, các mỏ đá phiến của Trung Quốc lại tập trung ở tỉnh Tứ Xuyên, gần Tây Tạng, thuộc vùng cực Tây hay xảy ra các trận động đất lớn nhất Trung Quốc. Kỹ thuật khai thác bằng thủy lực lại nguy hiểm, rất dễ gây ra động đất và phải sử dụng một khối lượng nước khổng lồ. Trong khi đó, nhiều trận động đất ở các trung tâm công nghiệp Tứ Xuyên lại đang gia tăng và vùng này cũng đang rất khan hiếm về nước.

... Đến chuyển hướng sang Nga
Sau thất bại trên, tháng 5/2014, Bắc Kinh đã ký thỏa thuận khí đốt thế kỷ trong vòng 30 năm trị giá 400 tỷ USD với tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, theo đó mỗi năm Nga cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí, bắt đầu từ năm 2018. Điều này được xem là sự thay đổi về chiến lược, địa chính trị trong quan hệ giữa hai cường quốc Á - Âu, sẽ có tác động đến tương lai của Châu Âu cũng như Mỹ.
Rồi ngày 17/9/2014, Giám đốc điều hành Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga Alexei Miller đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin về các cuộc đàm phán với Trung Quốc để cung cấp 30.000 tỷ m3 khí đốt tự nhiên qua tuyến đường phía Tây Siberia trong vòng 30 năm, cũng giống như thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt qua đường phía Đông trước đó vào tháng 5/2014.
Theo dự án tuyến đường phía Tây này, các công ty của Nga về việc hoá lỏng khí tự nhiên (LNG) Yamal sẽ sử dụng công nghệ của chính mình để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Bán đảo Yamal nằm ở Tây Bắc Siberia có chứa một số mỏ khí đốt chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Đáng chú ý là Trung Quốc và Nga cũng đang thảo luận về thời điểm Bắc Kinh sẽ tăng cường tham gia vào việc phát triển hoá lỏng khí tự nhiên (LNG) từ Yamal.
Dự án LNG Yamal Trung - Nga tập trung chủ yếu vào việc để công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) khoan 200 giếng dầu, xây dựng hệ thống đường ống, cơ sở thiết bị xử lý và nhà máy hoá lỏng tại một dầu Nam Tambeyskoya trên bán đảo Yamal. Công ty khí đốt của Nga Novatek chiếm 60% cổ phần của dự án này; CNPC của Trung Quốc và Total của Pháp chiếm 20%.
Vào đầu tháng 9/2014, công ty công nghệ Rostec thuộc sở hữu của Chính phủ Nga đã đăng ký với Tập đoàn Tứ Xuyên thuộc sở hữu của Trung Quốc một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD để khai thác các mỏ than ở Siberia và vùng Viễn Đông của Nga. Họ sẽ khai thác và phát triển mỏ than Ogodzhinskoye ở vùng Amur của Nga với trữ lượng ước tính lên đến 1,6 tỷ tấn. Rostec sẽ sản xuất than bắt đầu vào năm 2019 với sản lượng 30 triệu tấn/ năm, chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Hơn nữa Rostec và đối tác Trung Quốc sẽ còn xây dựng một cảng biển để tập kết than ở cảng Vera thuộc khu vực Primorsky với công suất khoảng 20 triệu tấn. Việc xây dựng sẽ bắt đầu từ năm 2015 và đi vào hoạt động vào năm 2018 - 2019.
Theo thỏa thuận, dự án trên còn bao gồm xây dựng một nhà máy điện, đường dây chuyển tải điện cao áp đến Trung Quốc cũng như các cơ sở hạ tầng xã hội, giao thông vận tải. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu điện ở vùng Amur của Nga cũng như khu vực phía Bắc Trung Quốc. Dự án này còn tạo ra khoảng 10.000 việc làm mới và khoảng 30.000 việc làm cho các ngành công nghiệp liên quan.



http://www.vnmedia.vn/VN-choang-vang-voi-l...17-3456463.html
Có vấn của Tổng thống Ukraine – ông Yury Biryukov dẫn lời các con số thống kê cho biết, tình trạng đào ngũ, trốn nghĩa vụ quân sự đáng kinh ngạc lại xảy ra chủ yếu ở khu vực miền tây Ukraine – nơi được xem như là thành trì chống Nga truyền thống ở Ukraine.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã phải đi xa tới mức ký một sắc lệnh về việc áp dụng thêm các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện thành công dự thảo quân sự năm 2015. Theo đó, có một điều khoản trong đó yêu cầu áp dụng lệnh tạm thời hạn chế thanh niên Ukraine trong độ tuổi nhập ngũ rời khỏi đất nước vào thời điểm này.

“Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã cho phép tướng lĩnh, chỉ huy thẳng tay bắn chết những binh lính đào ngũ. Bằng cách làm như vậy, họ đang đối mặt với nguy cơ bắn toàn bộ quân đội: mọi người không muốn tham gia vào cuộc viễn chinh đẫm máu này”, người đứng đầu Ủy ban phụ trách quan hệ giữa Nga với khối CIS của Hạ viện Nga – ông Leonid Slutsky đã nhận xét như vậy trên trang Twitter.
langtubachkhoa

Bai nay co 1 dieu rat dang luu y, theo ong My nay thi phe ma thuc su muon cung cap vu khi cho Ukr lai den tu nhung nguoi cua dang dan chu, cu the la nhung cuu quan chuc duoi thoi cua Billl Clinton.
Ho hien dang trong ekip cua Hillary Clinton va neu Hillary trung cu 2 nam nua thi ho co the quay lai chinh phu.
Ong nay khang dinh, dang cong hoa chi co John McCain va 1 so it la hang hai cap vu khi, con lai da phan lai den tu dang dan chu
Ong ta cung luu y la theo thoa thuan Minsk thi san bay Donesk va nhieu phan dat khac phai thuoc ve dan quan. Ong nay muon My dung chien luoc dat thoa thuan hoa binh o Ukr roi tu do ky ket thoa thuan hop tac quan su voi Ukr va dao tao quan doi Ukr



http://rusvesna.su/recent_opinions/1423355075
http://nv.ua/
Không ai trong lịch sử từng thắng một cuộc chiến tranh với Nga ở biên giới của nó - chuyên gia quân sự Mỹ
Nhiều người cho rằng tất cả các vấn đề - nằm ở quân đội Ukraina. Quân đội Ukraine không có khả năng tác chiến, ở nó thiếu hẳn sự phối hợp với các tiểu đoàn tình nguyện viên - họ không chiến đấu như một lực lượng thống nhất. Ở nó có nhiều vấn đề về cơ cấu mà vũ khí không thể giải quyết, ngay cả nếu chúng tôi đã gửi cho các bạn thứ xe tăng tốt nhất của chúng tôi, và lắp lên chúng các loại tên lửa và súng phóng lựu.
Hoa Kỳ - có kinh nghiệm tốt trong chuyện này [cung cấp vũ khí]. Chúng tôi đã làm điều tương tự ở Iraq, và vấn đề vẫn tuột khỏi tay chúng tôi. Chúng tôi đã gửi vũ khí chống tăng cho quân nổi dậy ở Syria - nó không thay đổi được số phận của họ. Điều đó kéo dài cuộc chiến tranh, và họ [các nghĩa quân] vẫn bị quân đội Syria tiêu diệt.
Mục tiêu của Mỹ - tìm kiếm một giải pháp chính trị thoát khỏi cuộc xung đột, mà chúng tôi thực sự có thể làm cho Ukraine. Cuộc xung đột này dần dần tiêu hủy các cơ hội của Ukraine trở thành một đất nước mới, tiến hành các cuộc cải cách và tiếp tục con đường Châu Âu của mình. Điều chủ yếu đối với Hoa Kỳ và Đức - không phải là tham gia vào cuộc chiến tranh này với nước Nga. Cuộc chiến tranh với nước Nga trên biên giới với nước Nga gần như không thể giành chiến thắng. Đó là điều vô nghĩa. Không ai trong lịch sử từng thắng một cuộc chiến tranh với nước Nga trên biên giới của họ. Kế hoạch chỉ đơn giản là gửi vũ khí cho Ukraine và ta thấy: có lẽ việc có được một kết quả nào đó từ việc này là không phù hợp. Ở đó không có chiến lược.
Quân đội Ukraine không có khả năng chiến đấu. Trong nó có khá nhiều vấn đề về cơ cấu mà vũ khí không thể giải quyết.
- Vậy phải giải thích như thế nào về tất cả các tuyên bố của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang ủng hộ cung cấp cho Ukraine vũ khí đây?
- Họ là các thượng nghị sĩ, họ có thể nói. Nhưng để làm được một cái gì đó - không phải nhiệm vụ của họ. Họ không chịu trách nhiệm về kết quả các khuyến nghị của mình. Tổng thống phải chịu trách nhiệm.
Nếu ông ấy gửi vũ khí cho Ukraine - Nga sẽ thay đổi chiến thuật và cách tiếp cận của họ sẽ theo hướng tồi tệ hơn cho tất cả chúng ta ở mọi bên. Người Nga có rất nhiều phương pháp để chiến đấu và họ có thể dễ dàng đáp trả.
Nào thì chúng ta hãy cho phép tưởng tượng, chúng tôi sẽ gửi cho các bạn các tổ hợp tên lửa chống tăng, và chúng sẽ tiêu diệt xe tăng Nga - sau đó tất cả sẽ thay đổi ư? Tất nhiên, người Nga không phải là kẻ ngu. Họ sẽ không để mất những chiếc xe tăng đơn giản như vậy. Rõ ràng là họ sẽ thay đổi chiến thuật của họ. Điều này trên giấy thì có thể viết đơn giản thế thôi, còn chúng tôi đều hiểu cả, bởi vì chúng tôi có kinh nghiệm chiến đấu rất nghiêm túc.
- John McCain ủng hộ mạnh mẽ việc cung cấp vũ khí.
- John McCain ... Bạn biết đấy, chính sách của ông ta - cung cấp vũ khí cho tất cả và bất cứ lúc nào. Chúng tôi vẫn thường đùa như vậy. Ông ấy chưa bao giờ gặp vấn đề nào giống vậy mà không muốn giội bom. Suốt cuộc đời mình, ông ấy muốn ném bom - nào ném bom ở Iraq và Syria, rồi Libya, và Gruzia, bây giờ thì ở Ukraine. Ông ấy luôn chỉ có một câu trả lời cho mọi vấn đề. Nếu John McCain trở thành tổng thống, chúng tôi sẽ phải tham gia bốn cuộc chiến tranh khác.
Vâng, hiện đang có áp lực to lớn về chính trị lên tổng thống, và xin nói thêm, không phải từ phía đảng Cộng hòa. Hầu hết những người này đã viết báo cáo [về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine] - họ là những "cựu cầu thủ" và là những người rất có ảnh hưởng từ đội ngũ quyền lực của Hillary Clinton. Nghĩa là, cuộc tấn công này chủ yếu - từ phía đảng Dân chủ mà không phải từ phía đảng Cộng hòa.
- Nghĩa là, tất cả các tuyên bố ấy cần được xem xét trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp tới? Chúng quan hệ nhiều hơn với chính sách đối nội của chính Hoa Kỳ?
- Vâng, tất nhiên, bởi lẽ báo cáo này được ký bởi nhân vật quan trọng nhất của chiến dịch - đó là Michelle Flournoy, người có khả năng sẽ tham gia chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
Chúng tôi tất cả đang chờ xem Hillary Clinton có trở thành tổng thống sau hai năm nữa không, khi đó Michelle Flournoy có khả năng là người phụ nữ đầu tiên trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Đó là các sắc thái trong chính sách đối nội của nước chúng tôi.
Cô ta là một trong tám người ký bản báo cáo, tham gia vào soạn thảo nó. Ý tưởng chính của báo cáo này là nghiêm túc thúc đẩy tổng thống thay đổi chính sách của mình. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận sai lầm về Ukraine. Vũ khí được cung cấp không làm thay đổi bất cứ điều gì, ngoại trừ làm cho chiến tranh lan rộng một cách nhanh chóng trên quy mô lớn.
- Thế thì lựa chọn nào là tốt nhất cho Ukraine?

Tại sao họ lại tấn công? Bởi vì các Thỏa thuận Minsk chẳng đem lại cho nước Nga kết quả gì. Nga tin rằng việc họ ký Thỏa thuận tại Minsk là một sai lầm nghiêm trọng. Ở Ukraine, không có mối quan tâm chân thành nào nhằm tới việc tuân thủ hiệp định Minsk. Thêm vào đó, tất cả mọi người biết rằng ngoài nghị định thư giữa Kiev và Moscow, còn có biên bản thứ hai được ký kết vào ngày 19 tháng 9, trong đó có bản đồ kiểm soát giữa LLVT Ukraina và lực lượng dân quân. Theo bản đồ này, Ukraine cần phải trao trả cho họ sân bay Donetsk và các vùng lãnh thổ mà Ukraine sẽ không bao giờ có ý định trao. Đó là điều tất cả ai cũng biết. Ukraine không có ý định làm gì, mặc dù thực tế họ đã ký Thỏa thuận. Không ai muốn đi đến một thỏa hiệp thực sự ở Ukraine.

langtubachkhoa
Nga chế tạo màn hình smartphone siêu bền
Các nhà công nghiệp Nga đã phát triển loại màn hình cho máy tính bảng và điện thoại thông minh có thể tiếp tục làm việc sau khi bị trúng đạn.

Ông Dmitry Semizorov, CEO của TSNIITOCHMASH cho biết điều này. "Chúng tôi đã có các mẫu màn hình mềm đầu tiên. Lúc này, đó là loại màn hình mềm như tấm bản mỏng. Dù bị trúng đạn, bị thủng, nó vẫn có thể tiếp tục làm việc như trước," – ông Semizorov nói trên đài phát thanh Tiếng vọng Moskva.
Dmitry Semizorov lưu ý đây hoàn toàn là phát minh của Nga. Màn hình đen trắng đang được tiếp tục nghiên cứu thành màn hình màu.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_10/282794365/

Cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt đã đăng trên trang Twitter của mình bức ảnh Tổng thống Vladimir Putin đang trao cho nguyên thủ Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi khẩu súng trường Kalashnikov.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_10/282800750/

Tổng thống Ai Cập hứa “những cơ hội rộng lớn” cho các nhà đầu tư Nga
Các nhà đầu tư Nga có nhiều cơ hội rộng lớn trên lãnh thổ Ai Cập. Đây là tuyên bố của Tổng thống nước Cộng hòa Abdel Fattah al-Sisi, RIA Novosti đưa tin.

“Chúng tôi đánh giá cao lập trường của các bạn trong mối quan hệ với chúng tôi trong giai đoạn hiện nay và tuyên bố với các nhà đầu tư Nga rằng các bạn có những cơ hội cực lớn cho việc đầu tư ở Ai Cập - ngay trái tim của thế giới, ở trung tâm của khu vực Trung Đông, từ châu Phi đến châu Âu ... Chúng tôi vẫn luôn cởi mở”,- tổng thống al –Sisi tuyên bố.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_10/282803816/

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nói rằng ông hy vọng vào sự tham gia của các đối tác Nga trong việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ai Cập “Dabaa”.

“Chúng tôi đang di chuyển theo hướng tìm kiếm nhà máy điện và đã thông báo cho các công ty - khổng lồ, vốn sẽ có thể cùng chúng tôi tham gia vào việc thực hiện dự án trên – trong đó có các công ty của Nga, Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng những người bạn Nga của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng nhà máy này cũng như khi trước đã từng giúp đỡ - trong những năm năm mươi và sáu mươi”,- tổng thống al-Sisi tuyên bố với hãng tin RIA Novosti.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_10/282802693/

Ngày 9/2, tạp chí Business Insider (Mỹ) cho biết, Síp đã chủ động đề nghị cho Nga triển khai căn cứ quân sự chiến lược tại quốc đảo này. Nguồn tin dẫn lời Tống thống Síp Nicos Anastasiades tuyên bố: Nước ông sẵn sàng tiếp nhận các căn cứ không quân và hải quân Nga. Một thỏa thuận chính thức hợp tác quân sự giữa hai nước có thể được ký ngày 25/2/2015.

Mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Síp còn được khẳng định qua cuộc khủng hoảng từ chính sách bao vây cấm vận của phương Tây áp đặt với Nga cũng kéo kinh tế Síp xuống theo. Michael Florentiades, chuyên viên kinh tế trưởng và lãnh đạo mảng nghiên cứu đầu tư của công ty dịch vụ tài chính qua mạng XM.com ở Limassol, nói:

“Sự hiện diện của Nga trong nền kinh tế Síp là một yếu tố bổ trợ lớn. Dấu ấn Nga hiện diện khắp nơi, từ mảng du lịch đến nhà đất, nên rất đáng theo dõi tầm tác động của việc kinh tế Nga suy thoái trong năm nay”.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...h-nato-3231928/

Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov nói rằng, Nga có thể phê chuẩn Hiệp định Ngân hàng BRICS ngay trong khoảng tháng Hai - tháng Ba năm 2015.

"Chúng tôi tiến nhanh nhất. Việc phê chuẩn có khả năng sẽ diễn ra trong tháng Hai hoặc chậm nhất vào đầu tháng Ba," - RIA Novosti trích lời ông Siluanov.
Bộ trưởng Tài chính Nga nhắc rằng, Luật Ngân sách Liên bang năm 2015 đã trù định khoản kinh phí góp vốn vào ngân hàng BRICS. Dự kiến Nga sẽ đóng góp 2 tỷ USD trong vòng bảy năm.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_10/282791442/
langtubachkhoa
http://dantri.com.vn/the-gioi/truyen-hinh-...-my-1031821.htm
Cộng đồng mạng đang xôn xao sau khi đài truyền hình CNN của Mỹ bất cẩn gọi quân đội chính phủ Ukraine đang tham chiến tại miền đông là “lực lượng thân Mỹ”. Nhiều người bình luận rằng sự cố này đã vạch trần bản chất thực sự của xung đột tại đông Ukraine.
Thuật ngữ do đài CNN đưa ra trong chương trình nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Cụm từ “lực lượng thân Mỹ” mang nhiều hàm ý, bởi nó đối lập với “lực lượng thân Nga”, từ mà truyền thông phương Tây hay dùng để ám chỉ, đổ tội cho Mátxcơva đã nhúng tay vào cuộc chiến tại đông Ukraine dù phía Nga đã hoàn toàn phủ nhận.

Trong số những ý kiến trái chiều, có bình luận nói rằng đài CNN đã vô tình lật tẩy chiếc mặt nạ bấy lâu nay vẫn được dùng để che đậy bản chất của cuộc nội chiến tại Ukraine. Trong khi đó, nhiều người khác đồng tình với một ý kiến cho rằng: “Đây là thứ ngu ngốc nhất tôi nhìn thấy trong ngày hôm nay”.


Ai Cap dat duoc thoa thuan thuong mai tu do voi lien minh A AU
http://sputniknews.com/politics/20150210/1018051167.html
Egypt has reached a free trade zone agreement with the Eurasian Economic Union, which includes Russia, Armenia, Belarus, and Kazakhstan, Egyptian President Sisi said at a joint news conference with Russian President Vladimir Putin in Cairo.


http://www.vietnamplus.vn/nga-giup-ai-cap-...tien/307222.vnp
Nga giúp Ai Cập xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên


Tổng thống Ai Cập: Chúng tôi hy vọng các bạn Nga sẽ giúp đỡ mình trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Cairo, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa Ai Cập và Liên minh kinh tế Á-Âu, cũng như ký kết các văn bản về hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác.

Dự kiến kế hoạch tham gia rộng lớn của các công ty Nga trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã nói về triển vọng khôi phục quan hệ đối tác truyền thống đã có giữa Nga và Ai Cập trong cuộc phỏng vấn với ông Dmitry Kiselev, Tổng Giám đốc hãng thông tấn MIA “Rossia Segodnya”.
- Trước hết, tôi xin chào mừng các bạn tham dự cuộc họp này trong khuôn khổ chương trình.
- Thưa Tổng thống, ngài có thể kể về những dự án quan trọng nhất mà Ai Cập hiện đang thực hiện, đặc biệt là về dự án phát triển kênh đào Suez?
- Dự án này là một trong những dự án nhận được sự quan tâm sâu sắc, nó được nghiên cứu kỹ lưỡng và người dân Ai Cập thực sự là những người duy nhất đã đầu tư tiền của vào dự án này. Tổng cộng đã thu được 8 tỷ dollar, một khoản tiền lớn đối với Ai Cập, chỉ trong vòng 7-8 ngày.
Cũng không có gì bí mật về việc dự án đã được lên kế hoạch từ vài năm trước, hay nói một cách chính xác hơn là ba năm trước đây. Chúng tôi dự định sẽ hoàn thành đề án trong vòng một năm để có thể đảm bảo thương mại toàn cầu từ bắc đến nam, giữa châu Âu và châu Á.
- Thưa ngài, các cuộc đàm phán về việc xây dựng kho dự trữ ngũ cốc trên lãnh thổ Ai Cập với sự tham gia của phía Nga có được tiến hành không? Liệu sẽ có kế hoạch tăng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm của Ai Cập vào Nga hay không?
- Tất nhiên, tôi muốn nói rằng tại đây, ở Ai Cập, có những cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư Nga lẫn các nhà đầu tư từ các nước khác trên thế giới. Các bạn bảo đảm cung cấp cho chúng tôi ngũ cốc, vốn được cả thế giới dùng làm lương thực, và có thể là chúng tôi sẽ thành lập ở Port Said, phía đông Ai Cập trên biển Địa Trung Hải, một khu vực hậu cần lớn, cho phép vận chuyển ngũ cốc cho toàn thế giới.
- Thưa ngài, những dự án nào có thể được thảo luận với các công ty Nga hoạt động trong ngành công nghiệp năng lượng?
- Thực sự là một thời gian trước đây, chúng tôi đã tiến hành việc nghiên cứu dự án thành lập nhà máy điện hạt nhân nguyên tử ở tỉnh Dabaa, trong vùng biển Địa Trung Hải ở phía tây Ai Cập. Chúng tôi đang di chuyển theo hướng này và đã thông báo cho các công ty- người khổng lồ, những tổ chức có thể cùng chúng tôi tham gia việc thực hiện dự án trên. Chúng tôi cũng hy vọng rằng những người bạn Nga của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng nhà máy này cũng như khi trước – trong thập kỷ những năm 50 và 60.
- Lập trường của Matxcơva và Cairo về một số vấn đề khu vực có nhiều điểm tương đồng: cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Còn những vấn đề khu vực nào khác mà Ai Cập và Nga có thể cùng thảo luận, và có thể là cùng hợp tác giải quyết?
- Đối với cuộc khủng hoảng Syria, chúng tôi không muốn khả năng tồn tại mối đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực Trung Đông có thể lớn hơn nguy cơ đang có hiện nay. Chúng tôi buộc phải thừa nhận rằng ở thời điểm hiện tại, trên lãnh thổ Syria đang có số lượng cực lớn những phần tử khủng bố và cực đoan. Những phần tử này, nều như không kiểm soát chúng ở Syria bây giờ, cùng thời gian, cuối cùng sẽ có thể vượt ra ngoài lãnh thổ đất nước, bởi thế chúng tôi luôn phải tuân theo những hằng số nhất định để có thể đối phó với kịch bản tương tự.
Điều quan trọng là giải pháp cho cuộc khủng hoảng này phải mang tính chất chính trị chứ tuyệt nhiên không phải tính quân sự.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_02_10/282810384/



Iran hy vọng được Nga chuyển giao hệ thống S-300 trong năm 2015
Tehran hy vọng sẽ được cung cấp hệ thống phòng không S-300 trong năm 2015, Đại sứ Iran tại Liên bang Nga, ông Mehdi Sanai nói.

“Tôi hy vọng rằng những người bạn Nga của chúng tôi trong năm 2015 sẽ đưa hệ thống phòng thủ này đến Iran”,- ông nói tại cuộc họp báo ở hãng thông tấn MIA “Rossia Segodnya”.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_10/282803138/
langtubachkhoa
My dang choi chieu gi day?

http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/to-ba...11143627753.htm
Tờ báo lớn nhất nước Mỹ thừa nhận Crimea thuộc Nga
Trong khi phương Tây từ chối công nhận việc Crimea sáp nhập vào Nga, thì một trong những tờ báo lớn nhất tại Mỹ đã làm điều ngược lại.

Hôm 10/2, trang nhất tờ USA Today (Nước Mỹ Ngày nay) đã cho đăng bản đồ Ukraine mà không có Crimea – vùng đất sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014.
Người phát ngôn của tờ báo này đã không đưa ra phản ứng tức thời trước các yêu cầu đòi giải thích. Đáng chú ý, tờ báo thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Gannett này có tổng lượng phát hành hàng ngày đứng đầu nước Mỹ và có cả bản điện tử.

Hiện chưa biết sự cố trên là kết quả của quyết định biên tập có chủ ý, hay là lỗi kĩ thuật. Các “đối thủ” khác như Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), New York Times (Thời báo New York) thì vẫn chọn cách đặt Crimea trong biên giới lãnh thổ của Ukraine trên các ấn phẩm.


Tổng thống Obama: Mỹ thường kỳ “vặn tay” nước khác vì mục đích riêng
Ông Barack Obama thừa nhận rằng Mỹ thường kỳ “vặn tay” những nước khác để đạt tới mục tiêu thành tựu cho chính sách đối ngoại của mình.

Theo lời ông, "quỹ đạo chung, mục tiêu chung" của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ “là một thế giới mà ở đó Mỹ tiếp tục thống lĩnh”.
Như TASS phản ánh, trong bài trả lời phỏng vấn của báo mạng Vox, ông Barack Obama tuyên bố rằng Mỹ “sẽ chẳng làm gì nổi” nếu như không có "lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới” và “không thường kỳ “vặn tay” những nước không muốn làm điều mà chúng tôi cần”, với sự hỗ trợ của những chiêu thức khác nhau về kinh tế, ngoại giao và trong một số trường hợp dùng cả đòn bẩy quân sự”.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_11/282814453/


http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nga-se-h...11162830351.htm
Nga sẽ hỗ trợ Trung Quốc, Iran nếu Mỹ giúp Ukraine
Nếu Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine thì Nga sẽ xem đây là hành động gây chiến và ủng hộ Trung Quốc cũng như Iran để đáp trả.

Đó là nhận định của một thành viên ban cố vấn Bộ Quốc phòng Nga hôm 10-2. Quan chức này cho hay nếu Mỹ giúp Kiev, Nga sẽ hỗ trợ quân sự mạnh mẽ cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Cụ thể, nguồn tin nói trên cho biết Nga có thể cân nhắc đáp ứng yêu cầu từ lâu của Trung Quốc về cung cấp các công nghệ quốc phòng nhạy cảm, từ đó có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Người này cho biết thêm: “Đó chỉ là một ví dụ. Chúng tôi còn có thể hỗ trợ Iran trong một cuộc chiến với Ả Rập Saudi. Khi đó giá dầu sẽ tăng vọt”.



http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...cua-my-3232219/
Ba hãng đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới đều đặt ở Mỹ và rất có thể nằm trong sự điều khiển của Mỹ.
Đòn xa luân chiến

Thời gian qua, có nhiều ý kiến trái chiều về việc hãng đánh giá tín nhiệm Standard&Poor’s (S&P) hạ xếp hạng của Nga xuống mức “rác”. Có không ít ý kiến dựa trên đánh giá này để phán xét không chỉ nền kinh tế Nga mà cả các vấn đề liên quan, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, có một điều ít người để ý (hoặc cố tình phớt lờ) là mức độ tin cậy thực sự của những kẻ chuyên đi đánh giá “tín nhiệm” của người khác.

Nhìn lại quá trình kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát, dễ dàng nhận thấy vai trò “đổ thêm dầu vào lửa” của S&P (cả Moody’s và Fitch). Khi Ukraine bắt đầu rơi vào khủng hoảng cuối năm 2013, các hãng này lần lượt thay nhau đánh tụt xếp hạng của cả Nga và Ukraine.
Cuối tháng 1/2014, Moody’s hạ xếp hạng của Ukraine từ mức Caa1 xuống Caa2 và gán cho nước này “triển vọng tiêu cực”. Khi đó, chính quyền của Tổng thống Yanukovich vẫn tại nhiệm và đang chuẩn bị nhận gói hỗ trợ tài chính 15 tỷ USD từ Nga.
Ngay sau đó, đến lượt S&P hạ triển vọng tín nhiệm của Nga xuống mức tiêu cực với nhận định "Nguy cơ địa chính trị tăng cao và viễn cảnh Mỹ và EU tiến hành trừng phạt sau khi Nga sáp nhập Crimea có thể làm suy giảm dòng vốn đầu tư tiềm năng và làm suy yếu thêm hiệu năng kinh tế vốn đang ngày càng xói mòn của Nga".

Cứ như thế, hết S&P rồi Moody’s thay nhau đánh tụt xếp hạng tín nhiệm của Ukraine, Nga và cả các tập đoàn năng lượng chủ chốt của Nga.

Như đã biết, mới đây nhất, ngày 26/1/2015, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga từ BBB- xuống mức BB + với triển vọng tiêu cực, nghĩa là mức tín nhiệm của Nga có thể tiếp tục bị hạ. Căn cứ được S&P nêu ra là sự mất giá của đồng rúp và tỷ lệ lạm phát sẽ trên 10% trong năm nay. Thêm vào đó, S&P còn trù đoán rằng kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,5% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2018.

Trước đó chục ngày, Moody's đã hạ mức tín nhiệm của Nga từ Baa2 xuống Baa1. Moody’s tuyên bố “yếu tố đầu tiên dẫn đến quyết định hạ bậc này liên quan đến sự tổn hại về dài hạn mà nền kinh tế vốn đã yếu kém của Nga có khả năng phải hứng chịu như là kết quả của cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine và những biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga”. Hãng này cho biết thêm vẫn giữ nguyên triển vọng “tiêu cực” của Nga.

Người ta có thể nói nhiều về tính khách quan hay độc lập của S&P và Moody’s, nhưng xem xét cả quá trình có thể thấy hai hãng này đã thay nhau “đánh” nhằm hạ uy tín của Nga. Hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ về động cơ chính trị của S&P và Moody’s bởi sau mỗi quyết định hạ bậc Nga, cuộc khủng hoảng Ukraine và các vấn đề liên quan lại được họ đưa ra làm lý do.

Có thực sự khách quan?

Đã từ lâu, người ta đặt ra câu hỏi về tính độc lập, khách quan và sự chính xác của 3 “ông lớn” chuyên đi xếp hạng tín nhiệm là S&P, Moody’s và Fitch. Các hãng này nằm ở trung tâm bởi chúng chiếm tới 95% các hoạt động thẩm định tài chính của thế giới.

S&P chính là “trùm” trong lĩnh vực này với lịch sử lâu đời (từ năm 1860 và chuyển thành tập đoàn từ năm 1941). Tập đoàn này tự quảng cáo có 26 văn phòng trên khắp thế giới với 1.400 nhà phân tích, quản lý. Doanh thu năm 2010 của hãng lên tới 2,9 tỷ USD.

Đứng thứ hai là Moody’s do nhà tài chính người Mỹ John Moody’s sáng lập năm 1909 với doanh số dao động ở khoảng 2 tỷ USD. Sau đó đến “em út” Fitch được thành lập năm 1913 với doanh thu chỉ khoảng 660 triệu USD (2010).
Xin trích dẫn câu nói của Thống đốc Vùng tự trị Generalitat thuộc xứ Catalunya, ông Artus Mas, để thấy rõ hơn thế giới nghĩ gì về S&P, Moody’s hay Fitch. Khi được hỏi về việc S&P hạ một bậc tín nhiệm của Vùng tự trị Valencia, ông này thẳng thừng: "Nói một cách nghiêm túc, các cơ quan thẩm định này đã chấm điểm tốt nhất cho các định chế mà chỉ 48 giờ sau, người ta đã thấy chúng rơi vào phá sản". Câu nói của ông Artus Mas ám chỉ trường hợp của ngân hàng Lehman Brothers (tuyên bố phá sản ngày 15/9/2008).

Một dẫn chứng khác để thấy sự “nhập nhằng” và “bất tín” của của các hãng xếp hạng “tín nhiệm” là sự kiện ngày 10/11/2011, S&P công bố nhầm quyết định hạ tín nhiệm của Pháp và chưa đầy một tuần lễ sau đó, lại nhầm lẫn tương tự đối với Brazil.

Trở lại lịch sử xa hơn nữa, chính các đại gia của ngành thẩm định tài chính này đã không hề dự đoán được hai tập đoàn lớn của Mỹ là Enron và Worldcom sụp đổ vào năm 2001. Không những vậy, 4 ngày trước khi tập đoàn Enron bị xóa sổ, S&P và Moody’s vẫn dành cho “con bệnh” của ngành công nghiệp năng lượng ở bang Texas này điểm tín nhiệm cao nhất.

Lại cũng S&P, Moody’s và cả Fitch cũng không hề báo trước cơn lốc của cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất bắt nguồn từ nước Mỹ. Không một cơ quan thẩm định nào đã nhận ra mức độ rủi ro của các sản phẩm tài chính phức tạp đang biến dạng trở thành nợ xấu cho đến khi chúng vật ngã những người khổng lồ của ngành ngân hàng, bảo hiểm như Lehman Brothers hay AIG vào năm 2008.

Sau những sai lầm chết người, S&P, Moody’s và Fitch vẫn bình an vô sự. Phải chăng uy tín của họ vẫn còn nguyên vẹn hay có một thế lực nào đó giúp họ đứng vững. Vế thứ hai có vẻ hợp lý hơn bởi đánh giá của những hãng này đã trở thành “sản phẩm” gần như bắt buộc trên thị trường tài chính thế giới. Thế lực đủ mạnh để áp đặt điều này thông qua các luật chơi của mình chỉ có thể là Mỹ (và cả đồng minh).

Cánh tay của Mỹ?

Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nhất là sau khi S&P đồng loạt hạ bậc xếp hạng của 9 quốc gia châu Âu (tháng 1/2012), tiếng nói phản đối các hãng xếp hạng tín nhiệm ngày càng quyết liệt.

Giới phân tích cho rằng các cơ quan thẩm định tài chính như muốn đổ thêm dầu vào lửa, tạo thêm hoang mang trong bối cảnh khủng hoảng. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã tính tới khả năng “xét lại” tầm hoạt động của các nhà thẩm định tài chính như S&P, Moody’s hay Fitch.

Không phải vô cớ mà sau khi bị S&P hạ bậc tín nhiệm, ngày 27/1 vừa qua, Nga cho rằng quyết định này được đưa ra theo chỉ thị của Mỹ. Hãng RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya cho biết: "Cá nhân tôi chắc chắn rằng điều này được thực hiện thậm chí không phải do sự xúi giục mà là chỉ thị trực tiếp từ Washington. Nga đang đối mặt với những hành động có phối hợp nhằm phá hoại nền kinh tế Nga".

Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng quyết định của S&P mang động cơ chính trị và các công ty "khôn ngoan" cần cân nhắc thận trọng.

Cũng có ý kiến cho rằng các hãng xếp hạng này làm việc hoàn toàn khách quan bởi họ cũng hạ bậc xếp hạng của Mỹ đấy thôi! Tuy nhiên, cần thấy rõ sự thật sau động tác này.

Nhiều người khó có thể quên ngày 5/8/2011, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, nước Mỹ bị S&P hạ xếp hạng tín nhiệm từ mức AAA xuống mức AA+. Quyết định này có thực sự khách quan hay không nếu việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm giúp đẩy nhanh tốc độ giảm giá của đồng USD, gây khó khăn lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc khi đó nắm giữ 1.160 tỉ USD trái phiếu Mỹ. Đồng USD giảm giá khiến đồng nhân dân tệ tăng giá mạnh và ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra, việc nghi ngờ S&P, Moody’s và Fitch là hoàn toàn có căn cứ bởi các hãng này luôn mập mờ trong các tiêu chí đánh giá. Họ chỉ đưa ra các giải thích chung chung cho các quyết định. Trong khi đó, 5 yếu tố được lấy làm căn cứ tính điểm mà họ công bố cũng không có tính định lượng, chỉ mang tính chủ quan, đó là: ổn định chính trị; tình hình kinh tế; khả năng sẵn có về tài chính; chính sách ngân sách và tiền tệ. Những điểm đánh giá cũng chỉ là những chữ số mang tính đại khái và được giải thích bằng các cụm từ chủ quan sau đó.

Sự tùy tiện của các hãng này còn được thể hiện ở chỗ họ tự tiện thực hiện đánh giá xếp hạng các nước, các tổ chức. Về nguyên tắc, họ là các hãng dịch vụ, việc đánh giá của họ cần được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, sự nhiệt tình quá mức này hẳn có động cơ chính trị và bị chi phối từ phía sau.

Trên thực tế, có nghiên cứu phát hiện tổ chức đánh giá tín nhiệm khó có thể hoàn toàn khách quan, không chịu ảnh hưởng chính trị. Cuối năm 2013, hai giáo sư kinh tế thuộc Đại học Heidelberg của Đức đã xem xét báo cáo đánh giá tín nhiệm 143 nước của 9 tổ chức đánh giá tín nhiệm thuộc 4 nước, phát hiện nếu quốc gia bị đánh giá tín nhiệm và nước mà tổ chức đánh giá tín nhiệm đặt trụ sở có mối liên hệ về văn hóa và kinh tế, thường được đánh giá tín nhiệm cao.
langtubachkhoa
http://abcnews.go.com/International/wireSt...dacted-28856357
Theo ABC News thì tạp chí RTL của Hà Lan, dựa trên luật về tự do ngôn luận và công bố thông tin đã yêu cầu Chính phủ Hà Lan phải cung cấp các tài liệu liên quan đến MH17 để có thể làm rõ trách nhiệm của các bên, tuy nhiên, trong số hàng chục tài liệu mà Chính Phủ Hà Lan buộc phải cung cấp rất nhiều thông tin đã bị biên tập, xóa bỏ với lời lập luận là nếu đưa đầy đủ thông tin thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ của Hà Lan với các nước khác.

Tuy nhiên RTL sẽ không chấp điều này và nếu cần sẽ kiện CP Hà Lan để yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin !

Bên cạnh đó, trong các bản báo cáo và phát biểu của mình, TT Hà Lan đã gần như tuyệt đối không nhắc đến từ tên lửa nữa



Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine và Công nghiệp Than Vladimir Demchishin phát biểu trước quốc hội Ucraina vào ngày 6-2 :
Nhờ vào lượng điện nhập khẩu từ Nga mà chúng ta đã giải quyết được tình trạng mất cân bằng của hệ thống năng lượng.
Trước đó công ty Ukrinterenergo đã ký kết được một thỏa thuận nhập khẩu với "mức giá rất thỏa đáng".
Cho đến hôm nay, nếu không nhập khẩu với sự mất cân bằng năng lượng khi nhiệt độ hơi thấp hơn thì lượng điện tiêu thụ tăng thêm 1000MW hay 1 Gigawatt. Nếu không có cơ hội nhận được 1000MW đó ngành công nghiệp của chúng ta sẽ phải dừng lại.
Tất cả những luận điệu cho rằng các điều khoản của thỏa thuận là tồi tệ đều không có căn cứ.



http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/nga-bay...ine-154054.html
Mỹ tuyên bố sẽ cân nhắc việc cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev nếu Nga không thôi hậu thuẫn phe ly khai. Nga coi hành động viện trợ vũ khí cho Kiev là tuyên chiến và sẵn sàng bày binh ở 2 mặt trận đáp trả.

Maxim Shepovalenko, một nhà phân tích tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) ở Moscow cho biết: "Moscow sẽ không ngồi một cách bình tĩnh và xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo mà họ sẽ chống lại ngay lập tức", ông nói.

Phản ứng của Moscow sẽ là gì? Một cố vấn quốc phòng của Nga cho biết Moscow sẽ bày binh 2 mặt trận mới mà không cần tốn một người lính nào.

Mặt trận thứ nhất là Thái Bình Dương với việc cung cấp cho Trung Quốc các thiết bị hiện đại phục vụ cho hải quân là khắc tinh với các tàu chiến Mỹ. Nếu Trung Quốc hung hăng hơn ở Thái Bình Dương thì đó sẽ là đòn giáng mạnh vào chính sách xoay trục châu Á của Mỹ.

Từ trước tới giờ, Trung Quốc luôn khao khát các thiết bị quân sự hiện đại của Nga nhưng Moscow không bán vì bản thân Nga cũng dè chừng sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Nhưng nếu trong thế bị ép quá thì không ai có thể biết được Nga sẽ hành động ra sao trên mặt trận Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, mặt trận thứ hai còn dễ phát động và khiến Mỹ hoảng hốt ngay lập tức. “Chúng tôi có thể khuyến khích Iran có hành động cứng rắn hơn ở Trung Đông”, Moscow Times dẫn lời một cố vấn quân sự ở Bộ quốc phòng Nga.

Cả Iran và Nga hiện giờ đều là những quốc gia “không thân thiện” trong mắt Mỹ. Cả hai nước đều đang khó chịu trước việc giá dầu bị trượt giá kỷ lục, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và an ninh kinh tế. “Khi Iran gây hục hặc, giá dầu sẽ tăng vọt như phóng tên lửa”, vị chuyên gia này cho biết trên Moscow Times. Một khi Trung Đông hóa thành lò lửa thì Mỹ gặp rắc rối to. Cả Nga và Iran đều hiểu được nguy hiểm và rủi ro nếu Trung Đông phát hỏa nhưng nếu bị Mỹ ép quá thì không biết điều gì sẽ xảy ra.

Khả năng Nga đáp trả nếu Mỹ nhúng mũi vào Ukraine là rất cao. Trước đó, Nga đã cảnh báo Mỹ sẽ chịu hậu quả khôn lường nếu trang bị súng ống cho Kiev. “Nếu khoản viện trợ này được gửi đi, Nga sẽ xem Mỹ là một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột", Evgeny Buzhinsky, một chuyên gia quân sự tại Trung tâm PIR đặt trụ sở tại Moscow cho biết.

Phát biểu với The Moscow Times, một thành viên giấu tên của Bộ Quốc phòng Nga đã cảnh báo rằng "Moscow sẽ không chỉ phản ứng ở miền đông Ukraine, mà còn đáp trả Washington và các đồng minh một cách tương xứng trên các mặt trận khác".



http://motthegioi.vn/quoc-te/khung-hoang-u...ine-154111.html
Trong khủng hoảng Ukraine, Anh và Mỹ thường có tiếng nói chung với nhau đến mức chỉ cần Mỹ nói trước là Anh hưởng ứng liền. Nhưng trong diễn biến gần nhất, Anh đã có tiếng nói trái chiều với Mỹ trong khủng hoảng Ukraine.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định Anh sẽ không viện trợ vũ khí cho Ukraine, đồng thời khẳng định "một giải pháp ngoại giao" là biện pháp cần thiết trong cuộc xung đột.

Tuyên bố của Anh đưa ra giữa lúc giao tranh giữa quân chính phủ và quân ly khai ở Ukraine đang leo thang và Mỹ vừa tuyên bố không loại trừ khả năng gửi "vũ khí sát thương cho Ukraine, nếu hòa đàm bất thành".

Một tuyên bố có vẻ trái chiều Mỹ của Anh cho thấy London cũng ngại đổ dầu vào lò lửa Ukraine.

Ông Hammond cho biết giao tranh ở đông Ukraine chỉ giống như một "chiến tranh thông thường quy mô nhỏ". Do đó, Ngoại trưởng Anh nói rằng Anh chỉ cung cấp thiết bị quân sự không gây chết người - như mũ bảo hiểm, áo giáp và nhiên liệu - cho lực lượng vũ trang Ukraine để giúp ngăn ngừa tổn thất.

Ông còn nói mỗi quốc gia trong liên minh NATO nên tự quyết định xem có viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine hay không. Tuy nhiên, Anh cũng khẳng định sẽ làm mọi cách để cho quân đội Ukraine không bị sụp đổ.

Thái độ của Anh thay đổi khiến nhiều người bất ngờ. Bởi vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Michael Fallon bố rằng nước Anh sẽ đóng vai trò chính trong lực lượng phản ứng nhanh của NATO sắp được thành lập ở Đông Âu. Ông Fallon tuyên bố Anh sẽ gửi 1.000 binh sĩ và 4 máy bay hiện đại RAF Typhoon để trợ uy cho các quốc gia vùng Baltic.

Động thái thay đổi của Anh có thể do áp lực từ trong nước. Tuần trước, tướng Sir Richard Shirreff đồng thời là cựu chỉ huy hàng đầu của NATO, đã chỉ trích chính phủ của Thủ tướng David Cameron trong chính sách đối ngoại ở Ukraine khi chỉ biết núp bóng Mỹ. Ông cho rằng nước Anh đang thi hành "chính sách ngoại giao không thích hợp ", trong khi Pháp và Đức lại tỏ rõ vai trò mũi nhọn trong nỗ lực hòa bình.

"Vương quốc Anh là một thành viên quan trọng của NATO, là một thành viên chính yếu của EU, đồng thời là thành viên (thường trực) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Và thật không may là Thủ tướng và Chính phủ Anh chẳng có ký lô nào trong các nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này (Ukraine)", Shirreff nói trên BBC.

Ông Shirreff cảnh báo chính sách đối ngoại của ông David Cameron đang là làm suy yếu ảnh hưởng của Anh trên trường quốc tế. Phải chăng vì các áp lực mà quan điểm của chính phủ Anh lúc này ngả theo hướng mềm dẻo của châu Âu hơn là cứng rắn của Mỹ.



Neu My khong vien tro thi se cha co nuoc nao dau tien vien tro vu khi cho Ukr dau


Bị Nga dọa, nhiều nước châu Âu quay lưng với Ukraine

Ukraine thiếu vũ khí nghiêm trọng

Chính quyền Kiev đang lên tiếng kêu gọi các nước phương Tây viện trợ vũ khí sau khi bị phe ly khai đánh bại trong các cuộc giao tranh ở miền Đông. Tuy nhiên, lời kêu gọi của Kiev không được hưởng ứng từ các đồng minh thân cận, dường châu Âu đang quay lưng với Ukraine.

Cho đến giờ, mới chỉ Mỹ lên tiếng cân nhắc có thể viện trợ vũ khí khi quá trình đàm phán đổ vỡ và không thể giải quyết hòa bình bằng ngoại giao. Tuy nhiên, việc Mỹ xung phong viện trợ vũ khí trong trường hợp xấu nhất không được các nước châu Âu hưởng ứng mạnh mẽ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tái khẳng định rằng, bà không tán thành việc dùng giải pháp quân sự cho cuộc chiến ở miền đông Ukraine. Bà Merkel và các nhà lãnh đạo châu Âu khác kiên quyết phản đối cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine, một phần vì sợ làm dấy lên một cuộc chiến tranh nóng với Nga.

Pháp thậm chí còn chưa bao giờ đề cập đến việc viện trợ vũ khí cho Ukraine và là nước sốt sắng mong dỡ bỏ trừng phạt Nga để sớm giao tàu Mistral. Ý, Tây Ban Nha cũng không nói một từ nào đến việc viện trợ vũ khí.

Hăng hái nhất là Anh giờ cũng thay đổi thái độ. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định Anh sẽ không viện trợ vũ khí cho Ukraine đồng thời khẳng định "một giải pháp ngoại giao" là biện pháp cần thiết trong cuộc xung đột.

Láng giềng Ba Lan xem ra chỉ ủng hộ miệng. Một mặt Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak khẳng định cung cấp vũ khí cho Ukraine là lựa chọn cuối cùng và cần tránh điều đó xảy ra. Thế nhưng, khi nói với báo Gazeta Wyborcza, ông Siemoniak thổ lộ thật là Ba Lan không có kế hoạch gửi các thiết bị quân sự hạng nặng cho Ukraine.

Bosnia từng có kế hoạch cho phép xuất lô vũ khí đạn dược 300 tấn sang Ukraine giờ cũng trì hoãn do sức ép của phe thân Nga trong chính quyền. Chính quyền Hungary hiện giờ đang có khuynh hướng xích lại Moscow sau khi bất đồng trầm trọng với Mỹ nên chưa đối thoại với Ukraine nhiều.

Bulgaria đang đối mặt với cuộc biểu tình vì trót cho Mỹ đặt căn cứ quân sự và họ còn chưa đủ tiền để mua vũ khí cho quân đội của mình thì khó viện trợ được cho ai. Chính những động thái đó từ từng thành viên trong NATO càng khiến quân đội Ukraine rơi vào cảnh khốn khó vì thiếu vũ khí đạn dược.

Cựu thứ trưởng ngoại giao Anh Jack Straw nói rằng các nước châu Âu đều không muốn vì Ukraine mà gây xích mích với Nga, đặc biệt sau khi Moscow phát đi những cảnh báo nghiêm khắc. Sau khi nước Nga tuyên bố "sẽ coi bất kỳ khoản viện trợ vũ khí sát thương" của mỗi quốc gia riêng lẻ như một quyết định của cả NATO và sẽ "phản ứng thích đáng" thì đã khiến nhiều nước lo lắng.

Tất cả đều nhìn nhau quay lưng với Ukraine bất chấp Kiev liên tục kêu gào đòi viện trợ. Hãy chờ xem ai là người đầu tiên ở châu Âu dám thách thức Nga bằng việc viện trợ vũ khí cho Ukraine?


Anh Tú (theo BBC, RT, Reuters)
langtubachkhoa
Lanh dao EU hoan nghenh ket qua Minsk

http://tass.ru/en/world/777220
European politicians praise Minsk summit results

http://www.anninhthudo.vn/quan-su/hy-lap-n...nga/595942.antd
Hy Lạp nên “tránh xa” vũ khí Mỹ, chuyển sang dùng của Nga!
Theo nhà triết học và sử học Hy Lạp, Ilias Iliopoulos nhận định, việc quân đội nước này sử dụng các trang thiết bị của Mỹ cho hoạt động quốc phòng sẽ nhanh chóng gây phản ứng ngược nếu xảy ra khủng hoảng với châu Âu. Vì vậy Athens nên “tránh xa” vũ khí của Mỹ thay vào đó sử dụng vũ khí của Nga để đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia của mình.
Ông Iliopoulos cảnh báo, trong trường hợp cuộc khủng hoảng xảy ra hay mâu thuẫn của Hy Lạp với châu Âu và Mỹ leo thang, bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của Athens, được sản xuất tại Washington có thể bị vô hiệu hóa hoặc bị kiểm soát. Ông nói: “Bạn sẽ nghĩ gì nếu vũ khí chúng ta mua từ Mỹ bị vô hiệu hóa trong thời khủng hoảng? Tôi nghĩ rằng, đây là một sự lãng phí tiền bạc”.

Tổng biên tập của tạp chí National Defense Nga, Igor Korotchenko trao đổi với Sputnik: “Hãy nghĩ đến Saddam Hussein, lãnh đạo Iraq, người đã mua vũ khí của Pháp - một đồng minh của Washington, bao gồm cả hệ thống phòng không và radar quân sự. Và sau đó, trong thời điểm quan trọng nhất của cuộc chiến chống lại phương Tây, mọi thứ dường như đã quay lưng với quốc gia này”.

Ông Korotchenko nhấn mạnh, hệ thống phòng không bị vô hiệu hóa từ vệ tinh, đã khiến cho các cuộc không kích và bắn phá của quân đội Mỹ đạt hiệu quả tối đa, quân đội Iraq lúc đó chỉ còn cách đếm máy bay. Cũng giống như vũ khí của Pháp, các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ đều có thể điều khiển từ xa. Đó là điều đương nhiên.

Một số nhà phân tích Hy Lạp cũng cho rằng, các hệ thống phòng thủ của Athens được cung cấp từ Mỹ, sẽ sớm bị vô hiệu hóa nếu quốc gia này đi theo con đường khác biệt với Mỹ và châu Âu.

Yannis Mandalidis, Tổng biên tập của Lambrakis Press Group cho biết, mặc dù hiện nay chính phủ mới của Hy Lạp đang tập trung chủ yếu vào tìm giải pháp để phục hồi nền kinh tế, đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng Athens sẽ thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Nga, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng.

Ông Mandalidis nói: “Chính phủ mới của Hy Lạp, đặc biệt là Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, sẽ tìm kiếm các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Do đó, việc hợp tác quân sự với Moscow sẽ sớm diễn ra trong tương lai”.

Hy Lạp sẽ được hưởng lợi từ việc mua vũ khí của Nga bởi chúng đáng tin cậy và hiệu quả hơn nếu khủng hoảng xảy ra. Hơn nữa, chúng không thể bị vô hiệu hóa bởi các thế lực chống đối.



Truyền thông Ukraina nặn “tin” về chiếc bút chì bị ông Putin bẻ gãy
Trọng tâm chú ý của các phương tiện truyền thông thế giới trong những ngày này là hội nghị thượng đỉnh ở Minsk, nơi các nhà lãnh đạo của “bộ tứ Normandy” cố gắng tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà Ukraina đang sa lầy.

Mặc dù sự kiện này tự nó đã là một nguyên nhân thông tin chính yếu, phương tiện truyền thông Ukraina còn quyết định đa dạng hóa nó bởi những tin tức bịa đặt khác.
Mặc dù rằng tất cả mọi thứ đã xảy ra trong phòng họp đều được ghi lại qua ảnh và camera, trên Internet đã xuất hiện một tấm ảnh đã được chỉnh sửa, trong đó Vladimir Putin đang giữ trong tay một cây bút chì bị gãy. Phương tiện truyền thông Ukraina và nhiều hãng báo chí khác sau họ đã chộp ngay “tin tức” này và phổ biến nó, song song với trích dẫn ông Viktor Yanukovych, người trước đấy từng bẻ gãy một cây bút chì trong một cuộc họp báo của mình. Bài viết với “tin tức” này nhận được nhiều bình luận mỉa mai cay độc của những người sử dụng mạng xã hội.
Vì lý do nào đó, ấn phẩm này không xác minh tính chính xác của thông tin trên mặc dù điều đó có thể thực hiện rất dễ dàng, đơn giản là chỉ cần xem lại đoạn video vài phút. Trên video thấy rõ là ông Putin chỉ đơn giản đặt cây bút chì xuống bàn.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_12/282838206/


http://motthegioi.vn/quoc-te/khung-hoang-u...ben-154656.html
Nga đang chiếu bí các bên trong cuộc họp 4 bên
Hội nghị thượng đỉnh 4 giữa các lãnh đạo Nga, Đức, Pháp và Ukraine đang diễn ra rất căng thẳng. Dù Mỹ không hiện diện nhưng Mỹ vẫn thao túng cuộc họp 4 bên và có thể coi hội nghị tại Minsk là cuộc đấu trí giữa Mỹ và Nga.
Nga bước vào cuộc họp này như một người ở thế cửa trên vì những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với họ suốt 1 năm không làm vị thế của điện Kremlin suy chuyển chút nào. Người ta có thể thấy sự thoải mái trong cách mà ông Vladimir Putin bước vào phòng hợp. Trong khi đó, lãnh đạo Pháp, Đức tỏ ra mệt mỏi còn tổng thống Ukraine lộ rõ căng thẳng. Họ giống như đang ở thế bị ông Putin chiếu bí.

Có quá nhiều quân bài tốt mà Nga đang nắm trong tay. Họ đang nắm trong tay bản hợp đồng 2 tàu Mistral là khắc tinh với Pháp. Với Đức, Nga thừa hiểu thái độ của Đức là dĩ hòa vi quý trong vấn đề Ukraine bằng những tuyên bố không chấp nhận viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine và không đồng ý cho Ukraine vào NATO để chọc giận Nga.

Với riêng Ukraine, họ tham gia hội nghị 4 bên trong vai trò một bên đấu trí hay một quân cờ? Dù ở vai trò nào thì Ukraine cũng có rất ít nước để đi vì họ đang bị chiếu bí toàn diện. Họ đang bị phe ly khai bao vây ở mặt trận miền đông, đang bị Nga hối thúc các khoản nợ hàng tỷ USD từ Nga trong lúc nền kinh tế vừa chịu những cú sốc tiền tệ lớn.

Norbert Rottgen, chủ tịch của ủy ban đối ngoại của Quốc Hội Đức, cho biết ông lo sợ phương Tây sẽ nhận nhiều bất lợi trong cuộc họp 4 bên. "Tôi nghĩ rằng có thể sẽ chẳng đạt được gì, vì không may chiến thuật của ông Putin có lợi thế hơn trong thời gian ngắn hạn. Ngược lại, Poroshenko có quá ít nước đi lúc này”.

Mỹ thông qua vai trò của ông Poroshenko cũng có quá ít nước đi trong cuộc đấu trí này. Các quân bài loại Nga khỏi G-7, bao vây kinh tế Nga, đánh tụt giá dầu thì Mỹ đã làm tất cả. Cho đến giờ, họ lộ nốt quân bài cuối là dọa viện trợ vũ khí cho Ukraine để tạo áp lực với Nga.

Amanda Paul, một chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Trung tâm chính sách châu Âu nói: “Putin có thể qua mặt phương Tây bởi vì ông ta biết giới hạn của đối thủ. Putin biết chúng ta sẽ không dám triển khai quân đội. Ông ta biết rằng ngay cả khi Mỹ quyết định gửi một số vũ khí sát thương thì cũng chẳng đủ để đảo ngược tình hình”.

Paolo Gentiloni, Bộ trưởng Ngoại giao Ý nói thẳng rằng: “Lĩnh vực duy nhất mà Nga không bao giờ biết sợ là vũ khí. Họ có thể yếu ở lĩnh vực nào đó chứ vũ khí thì không bao giờ”. Ông Gentloni nói rằng bất kỳ vũ khí nào Mỹ gửi đến cho Ukraine thì Nga cũng có cách hóa giải được. Do đó, ngay từ đầu, Nga đã không sợ lá bài tẩy của Mỹ.



http://vneconomy.vn/the-gioi/khung-hoang-t...11114955722.htm
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...onbass-3232351/
Tuy chưa có kết quả chính thức của cuộc hội đàm ở Minsk nhưng vẻ mặt tươi cười của phái đoàn Nga cho thấy dự cảm bất lợi cho Ukraine.
Đoàn Nga rạng rỡ

Trả lời câu hỏi của các nhà báo về tình hình đàm phán giữa các nguyên thủ quốc gia Nga, Đức, Pháp và Ukraine, bên lề cuộc hội nghị thượng đỉnh Minsk, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tươi cười nhận xét ngắn gọn: "Trên cả mức tuyệt vời!".

Trong bối cảnh cuộc hội đàm giữa các nguyên thủ quốc gia trong định dạng “bộ tứ Normandie Quartet” (Nga, Đức, Pháp và Ukraine) đang bước đến giờ đàm phán thứ bảy liên tục ở Minsk, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận xét là đang có những kết quả rất tốt đẹp về giải quyết vấn đề Ukraine.

Không những Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov khẳng định là cuộc hội đàm tại Minsk về giải quyết vấn đề Ukraine đang diễn ra tích cực mà trợ lý tổng thống Nga Vladislav Surkov cũng đã mỉm cười nói: "Tuyệt vời!" khi các ký giả hỏi về tiến độ đàm phán.

Đầu tiên, cuộc hội đàm trong định dạng Normandie giữa các nhà lãnh đạo của Nga, Pháp, Đức và Ukraine là Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko diễn ra trong thành phần hẹp kéo dài gần hai giờ.

Tổng thống Pháp Francoise Hollande và bà thủ tướng Đức, Angela Merkel ngồi chung trên một chiếc ghế dài đặt ở giữa. Họ thể hiện vai trò trung gian và việc chung ghế thể hiện cả hai đầu tàu châu Âu cùng muốn làm cầu nối giữa Nga và chính quyền Kiev.

Daily Mail bình luận là cả 2 vị nguyên thủ Đức và Pháp đều có vẻ mệt mỏi vì họ phải liên tục hoạt động ngoại giao con thoi trong những ngày qua để cứu vãn tình hình Ukraine. Hơn nữa, họ quá sốt ruột khi tiến trình hòa bình vẫn chưa có tiến triển gì.

Ông Putin và ông Petro Poroshenko ngồi đối diện nhau trên những chiếc ghế đơn. Trước đó, hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine cũng đã bắt tay nhau nhưng với thái độ khác biệt. Nhìn ông Putin vui vẻ bao nhiêu thì ông Poroshenko trông căng thẳng bấy nhiên.

Điều này phản ánh Ukraine bước vào cuộc họp với cảm giác lép vế khi họ liên tiếp thất thế trên chiến trường miền đông Ukraine. Trong khi ông Putin cười thoải mái vì Nga đóng vai trò làm chủ cuộc chơi tại cuộc họp lần này thì ông Poroshenko có thái độ “khó đăm đăm”. Ngay cả khi bước ra ngoài gọi điện trông ông cũng có phần “kém khí sắc”.

Ukraine lép vế?

Trong cuộc hội đàm giữa 4 nguyên thủ, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã rời phòng họp của "bộ tứ Normandie" trong vài phút để điện đàm với Bộ tổng tham mưu Ukraine - Hãng thông tấn UNN đưa tin, dẫn nguồn từ đại biểu quốc hội phái BPP Irene Frieze.

Sau khi chụp ảnh, các nhà lãnh đạo đã chuyển sang thảo luận trong định dạng mở rộng.

Tại cuộc hội đàm trong định dạng mở rộng, phía Nga có Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, phụ tá tổng thống Yury Ushakov, phát ngôn viên của tổng thống Dmitry Peskov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin.

Tuy chưa có kết quả chính thức nhưng dựa trên thái độ của đoàn Nga-Ukraine và phát ngôn trong lúc trả lời phỏng vấn của phái đoàn Nga cho thấy, dường như Moscow và phe ly khai Donbass đang thắng thế trên bàn đàm phán.

Được biết, vào tối ngày 11-2, các nhà lãnh đạo tự phong Alexander Zakharchenko của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Igor Plotnitskyi của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã hiện diện tại Minsk để sẵn sàng ký vào văn kiện cuối cùng, nếu cuộc đàm phán của nguyên thủ “Bộ tứ Normandiedie” thành công.

Trước đó, phe ly khai Donbass đã cương quyết giữ nguyên yêu cầu là thỏa thuận ngừng bắn mới phải được phân định trên cơ sở hiện trạng các bên đang nắm giữ hiện nay (phe ly khai chiếm giữ nhiều phần lãnh thổ hơn so với thỏa thuận Minsk tháng 9-2014).

Như vậy, rất có thể là các nguyên thủ Đức và Pháp đã “ép” được Tổng thống Ukraine phải chấp thuận yêu cầu tiên quyết này của phe ly khai.

Như vậy, rất có thể thỏa thuận ngừng bắn mới sẽ được ký kết nhưng chỉ có Nga và phe ly khai Donbass được “thỏa nguyện”.

Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp thỏa thuận ngừng bắn mới được ký kết thì con đường đi đến hòa bình và hòa giải dân tộc của Ukraine vẫn còn rất xa, bởi Mỹ và giới chức lãnh đạo Kiev chắc chắn không chấp nhận một kết quả bất lợi cho mình.
langtubachkhoa
http://vneconomy.vn/the-gioi/khung-hoang-t...11114955722.htm
Khủng hoảng tại Ukraine và “giới hạn cuối cùng”
Lập trường chính thức của Nga từ đầu tới giờ là Nga không tham gia vào cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine...
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành một bên chính thức trong cuộc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình mới cho miền Đông Ukraine.

Điều này đánh dấu một sự chuyển biến lớn so với hồi tháng 9 năm ngoái, khi Moscow buộc Ukraine phải chấp nhận cùng ngồi vào bàn đàm phán với lực lượng nổi dậy thân Nga ở Donetsk và Luhansk.

Tuy vậy, theo hãng tin Bloomberg, Moscow có thể vẫn sẽ không thừa nhận lính Nga đang có mặt ở vùng chiến sự trên đất Ukraine, và Kiev cũng sẽ không chính thức công bố tình trạng chiến tranh.

Bởi, đó chính là giới hạn cuối cùng của cuộc khủng hoảng đang leo thang. Nhưng giới hạn này có thể bị vượt qua, nếu như Mỹ quyết định viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine.

Ukraine từ lâu khẳng định nước này đang chiến đấu chống quân Nga chứ không phải các nhóm nổi dậy địa phương. “Liệu thế giới cần bao nhiêu chứng cứ nữa để nhận ra sự thật hiển nhiên này? Thiết bị quân sự nước ngoài, lính đánh thuê, huấn luyện viên quân sự người Nga, và quân thường trực Nga đang ở trên đất Ukraine”, trang web chính thức của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko dẫn lời ông phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra vào cuối tuần vừa rồi.

Trong bài phát biểu của mình, ông Poroshenko đưa ra hộ chiếu Nga và thẻ quân nhân Nga mà ông nói là thuộc về những chiến binh chiến đấu ở miền Đông Ukraine.

Tuy vậy, nhà lãnh đạo Ukraine vẫn tỏ ra kiềm chế, không công bố tình trạng chiến tranh với Nga.

Cho dù, tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Ukraine từng tuyên bố sẽ làm vậy nếu thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 9 ở Minsk, Belarus bị phá vỡ. “Nếu có sự rút lui từ tiến trình hòa bình và sự gây hấn lớn bằng quân sự vẫn tiếp diễn, tôi thề là tình trạng chiến tranh sẽ được công bố ngay lập tức”.

Sau đó, vào cuối tháng 1 vừa qua, quân nổi dậy tại Ukraine đã phá thỏa thuận ngừng bắn và bắt đầu một cuộc phản công lớn, nhưng ông Poroshenko không tuyên bố tình trạng chiến tranh như đã nói.

Thay vào đó, ông nhắc lại lời đe dọa trong một chương trình phỏng vấn của tờ El Pais của Tây Ban Nha. Trong bài phỏng vấn được xuất bản hôm 5/2, Tổng thống Ukraine nói một cách mơ hồ hơn: Kiev sẽ công bố tình trạng chiến tranh nếu cuộc khủng hoảng ở miền Đông leo thang.

Poroshenko giải thích, ông còn chưa muốn có động thái quyết đoán vì ông không muốn đặt ra nguy cơ gây trở ngại đối với các quyền tự do dân sự của người Ukraine hoặc khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ. “Liệu ai còn muốn tới một quốc gia trong tình trạng chiến tranh?”, ông Poroshenko nói.

Trong khi đó, theo Bloomberg, lập trường chính thức của Nga từ đầu tới giờ là Nga không tham gia vào cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga đã yêu cầu xem bản sao của những quyển hộ chiếu mà ông Poroshenko đưa ra ở Munich, nói rằng những quyển hộ chiếu như vậy “có thể dễ dàng mua được”.

Cho dù, cũng đã có những thông tin về việc có người Nga tham gia vào cuộc chiến ở khu vực miền Đông của quốc gia láng giềng.

Chẳng hạn, một số tổ chức báo chí độc lập của Nga đã đưa ra những chứng cứ về lính Nga thiệt mạng ở miền Đông Ukraine. Cách đây ít hôm, nhật báo RBK đăng tải một bài điều tra về những binh sỹ Nga được cử đi để tăng cường lực lượng cho quân nổi dậy. Đây là những binh sỹ đến từ một số ít những đơn vị tinh nhuệ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế của Nga.

Vậy tại sao cả hai bên lại đang cùng tỏ ra rụt rè? Nếu đang có chiến tranh, tại sao họ không tuyên bố chính thức?

Thực tế là, Poroshenko hiểu rõ lực lượng quân đội không được đào tạo bài bản và sở hữu vũ khí yếu kém của Ukraine khó lòng đọ nổi với sức mạnh quân sự của Nga. Nếu ông công bố tình trạng chiến tranh, thì lời tuyên bố đó có thể “mời” Nga thẳng thừng đưa quân vào Ukraine như đã làm ở Georgia vào năm 2008.

Tổng thống Ukraine sẽ không ngại thể hiện mình là ranh giới phòng vệ cuối cùng của phương Tây trước Putin, nếu như điều đó giúp ông có được viện trợ quốc tế, nhưng ông cũng không muốn đặt đất nước vào nguy cơ hứng chịu một cuộc tấn công tổng lực của Nga.

Trong khi đó, thượng nghị sỹ Mỹ John McCain có vẻ nghĩ rằng Putin sẽ không công khai tấn công Ukraine vì sợ điều đó sẽ xói mòn sự ủng hộ của dân chúng Nga.

“Nếu chúng ta giúp Ukraine tăng tổn thất quân sự đối với lực lượng của Nga xâm nhập vào Ukraine, liệu Putin có thể duy trì bao lâu cuộc chiến mà ông ta nói với người dân của mình là không hề có?”, ông McCain phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich.

Tuy vậy, Putin có thể sẽ cảm thấy dễ "xử lý" hơn, nếu Mỹ quyết định cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

Trong trường hợp đó, rốt cục ông chủ điện Kremlin có thể nói với người dân Nga về chiến tranh, lý giải rằng ông đang chống lại sự can thiệp của Mỹ chứ không phải một Ukraine đang suy sụp về kinh tế và có mối quan hệ văn hóa gần gũi với Nga.

Trong một cuộc gặp với sinh viên hôm 26/1, ông Putin miêu tả lực lượng vũ trang của Ukraine như một “lực lượng ngoại quốc của NATO”. Chừng nào phương Tây còn chưa cấp vũ khí cho Ukraine, lập luận này của ông Putin còn mong manh.

Nhưng một khi việc viện trợ vũ khí cho Kiev được quyết định, Putin sẽ đúng.

Theo Bloomberg, những “lời nói dối” của Putin không nhằm che đậy cuộc chiến ở miền Đông Ukraine khỏi con mắt người Nga. Người Nga biết điều gì đang diễn ra, vì thi thể các binh sỹ thiệt mạng là không thể che giấu.

Những “lời nói dối” đó chính là một thông điệp gửi đến phương Tây, một tín hiệu rằng Nga chưa thực sự quyết tâm... Đó là một sự đe dọa ngầm, một lời mời thỏa hiệp, và một đòn bẩy để giúp đưa lính Nga vào một lực lượng gìn giữ hòa bình, để ngăn giữa quân nổi dậy và Kiev.

Các nhà lãnh đạo phương Tây có thể không thừa nhận, nhưng dường như có một thực tế là họ muốn ông Putin tiếp tục “nói dối” về lực lượng Nga trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Bởi, một khi Putin đã ngừng “nói dối”, thì giới hạn cuối cùng sẽ bị phá vỡ và không thể lặp lại.

Và khi đó, cuộc khủng hoảng sẽ leo thang cho tới khi nào Nga - bên mạnh hơn - giành một chiến thắng quân sự mang tính quyết định, hoặc cho tới khi phương Tây từ bỏ sự thận trọng của mình và đưa quân vào Ukraine.

Cả hai kịch bản này, đều sẽ là thảm họa cho Ukraine.
Phó Thường Nhân
Hôm nay Nga,Pháp, Đức, UK đã đạt được thoả thuận ngừng bắn lần 2 ở Minsk có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/02/2015. Thoả thuận này không biết có thành hiện thực hay sẽ bị cả hai bên vi phạm giống như thoả thuận lần 1 cách đây mấy tháng. Với thoả thuận này điều Nga được là hạn chế sự mở rộng các hoạt động « trừng phạt » kinh tế cũng như việc Mỹ và EU công khai bán vũ khí cho UK. Cái Nga không đạt được là việc chính quyền UK công nhận cho lực lượng ly khai quyền tự trị lớn gần như độc lập, cũng như cam kết không tham gia vào NATO hay EU.
Cái Uk được là hạn chế thất bại trên chiến trường trong khi không có khả năng chiến thắng. Cái UK mất là không kiểm soát được vùng kiểm soát của ly khai và không có khả năng làm được điều đó trong tương lai gần.
Cái EU (Pháp, Đức) được là có cớ ngăn cản không phải trở thành kẻ bị thiệt đồng thời lại là người chi tiền (cho chính quyền UK) để Mỹ hưởng lợi và tiếp tục chơi được với Nga đồng thời vẫn còn option « trừng phạt » Nga về kinh tế.
Cái Mỹ được là hạn chế được xung đột, trong khi Mỹ không muốn chi trả hay tham gia trực tiếp mà muốn thông qua EU. Cái Mỹ được nữa là nhưng thoả thuận này không trói buộc Mỹ, nên Mỹ vẫn có thể tự do hành động. Cái này thì có cái gì đó tương tự như hiệp định Giơ ne vơ 1954 với VN. Theo đó thì Pháp phải cam kết rút lui , nhưng Mỹ thì không bị ràng buộc gì và hệ quả của nó là cuộc kháng chiến 1954-1975. Tất nhiên cái thoả thuận ở Minsk này bé hơn nhiều.
Nếu cái hiệp ước này được tất cả các bên chấp hành nghiêm chỉnh (đây còn là một câu hỏi), thì bước tiếp theo cho hai bên là làm thế nào để cho điều đó có lợi nhất cho mình. Với vùng ly khai, là làm sao sống được về kinh tế, dẫn đến tự sụp đổ. Câu hỏi tương tự như vậy với Kiev, đó là làm sao phụ hồi được kinh tế và củng cố được nhà nước, từ đó mới chuyển thế lấy lại miền Đông.
Pháp , Đức bằng cách hối thúc hai bên ngừng bắn đã đặt cược về lâu dài là UK nhất định phải mạnh hơn ly khai. Nga bằng cách khơi mào đàm phán và chấp nhận ngừng bắn vừa tỏ thái độ mềm dẻo, đồng thời cũng tin rằng lực lượng ly khai sẽ trụ vững.
langtubachkhoa
http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/hy-la...moi-153975.html
Hy Lạp bắn phát súng chống chủ nghĩa thực dân mới
Thế giới đang ví von hành trình xin giảm nợ của Hy Lạp như cuộc hành trình gian khổ của chàng Odysses trong trường ca Homer, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại phần nào chỉ ra một hình thức chủ nghĩa thực dân mới đang tồn tại ở ngay chính Châu Âu.

Thế giới đang trải qua những ngày của các cuộc đàm phán ghê gớm nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Không hẹn mà gặp, một loạt các cuộc đàm phán có vai trò quyết định đến nhiều vấn đề lớn trên thế giới lại diễn ra một cách đồng loạt ở thời điểm hiện tại, từ cuộc đàm phán về kết thúc cuộc xung đột dài ngày và đẫm máu ở Ukraine đến cuộc đàm phán về việc giảm nợ cho Hy Lạp.

Bài phát biểu đầy chất bi hùng của tân thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trước quốc hội vào ngày Chủ Nhật đang thực sự gây được tiếng vang trên thế giới, và khiến nước Đức điên tiết hơn bao giờ hết. Trong một bài hùng biện được đánh giá là phát sinh từ tình trạng tuyệt vọng do sự lạnh nhạt trong thái độ và lời từ chối thẳng thừng của hầu hết các nước thành viên EU đối với yêu cầu giảm nợ từ phía Hy Lạp, tân thủ tướng Tsipras đã kêu gọi quốc hội không nản chí, và đưa ra yêu cầu đòi Đức phải bồi thường thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ II.

Các nhà lãnh đạo Đức đang sôi sục vì Hy Lạp đang nhắc lại quá khứ đen tối của nước Đức phát xít, còn thế giới thì đang hiểu rằng đó là một lời cáo buộc về một hình thức thực dân mới xuất phát từ phía Đức mà Hy Lạp đang là nạn nhân.

Quả thực, sự cứng rắn đến tàn nhẫn của lãnh đạo các nước thành viên EU khi thẳng thừng từ chối lời yêu cầu xin giảm nợ của Hy Lạp đang khiến cả thế giới sửng sốt. Chưa bao giờ EU lại đạt được một sự nhất trí cao đến thế đối với việc mà giới phân tích gọi là một sự cầm tù đối với Hy Lạp, khi kiên quyết không chấp nhận nới lỏng kiểm soát tài chính và chính sách thắt lưng buộc bụng đối với đất nước Nam Âu này, bất kể tình hình đang căng thẳng hơn bao giờ hết khi sự kiên nhẫn của người dân Hy Lạp có vẻ như đã đến giới hạn.

Những lời phát biểu và bình luận cay độc của các nhà lãnh đạo EU còn đang thổi bùng sự bất bình ở Hy Lạp hơn bao giờ hết, bộ trưởng tài chính Pháp Michel Sapin tuyên bố thẳng thừng “chúng ta phải bảo vệ các chủ nợ, bất cứ một sự thương xót nào đối với Hy Lạp cũng sẽ đem lại một tình trạng hỗn loạn đối với nền kinh tế chung của Châu Âu”.

Lời phát biểu của bộ trưởng tài chính Pháp cũng là thái độ chung của hầu hết các nhà lãnh đạo EU, khi họ đồng loạt coi Hy Lạp là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ công 2010 đã cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 tạo thành một cuộc khủng hoảng kép khiến cả Châu Âu chao đảo.

Nói cách khác, Hy Lạp phải chịu trách nhiệm cho tình trạng tồi tệ mà EU đang gặp phải. Bình luận về yêu cầu xin giảm nợ của Hy Lạp, thậm chí đã có nhà lãnh đạo EU ví von nền kinh tế Hy Lạp như một con nghiện, giảm nợ cho nó không khác gì cung cấp cho nó thêm thuốc. Đó cũng đang là sự ngờ vực mà EU đang trùm lên Hy Lạp, khi trong quá khứ nước này chưa từng có tiền lệ kiểm soát tốt các nguồn tài chính đi vay của mình, và chính việc không kiểm soát tốt các nguồn vay của mình đã khiến Hy Lạp lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công 2010.

Nhưng, các chuyên gia lại đang cho rằng, các nhà lãnh đạo EU – với sự hậu thuẫn của Đức – đang tỏ ra ngụy biện khi thể hiện sự nghi ngờ của mình. Hy Lạp đã kiểm soát tốt các khoản vay kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ công năm 2010 và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thắt lưng buộc bụng mà EU áp đặt lên nước này trong suốt 5 năm qua, và chỉ đến khi những hậu quả thê thảm của chính sách ép buộc này vượt quá sức chịu đựng của người dân Hy Lạp khi gây ra các hậu quả kinh tế thê thảm, thì Hy Lạp mới yêu cầu giảm nợ như một cách để tránh cho kinh tế nước này rơi vào tình trạng đổ vỡ.

Khả năng cho một cuộc khủng hoảng nợ công khác nếu nới bớt kiểm soát tài chính và thắt lưng buộc bụng cho Hy Lạp ở thời điểm hiện tại là gần như không thể xảy ra. Trên thực tế, việc tiếp tục xiết chặt các kiểm soát tài chính đối với Hy Lạp của EU đang bị coi như một hình thức của chủ nghĩa thực dân mới. Mượn cớ Hy Lạp cần phải thực hiện thắt lưng buộc bụng để cơ cấu lại nền kinh tế, các nước EU mà điển hình là Đức đang nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng thê thảm của người dân Hy Lạp ở thời điểm hiện tại: người vô gia cư đầy đường, các bếp ăn từ thiện đông nghịt, giới trẻ thất nghiệp đến gần 70% và người vượt biên rời khỏi Hy Lạp thì cứ ngày càng tăng lên.

Có chuyên gia đã phái thốt lên rằng người dân Hy Lạp hiện nay không khác gì người dân ở các nước thuộc địa trước đây, khi phải chịu tình cảnh khốn khổ nhất để gom góp tiền nộp cho các ông chủ nước ngoài, chỉ khác là trước đây dưới họng súng, còn ở thời điểm hiện tại thì dưới các thỏa thuận cho vay với cái tên mỹ miều là hỗ trợ tài chính.

Giới phân tích từ lâu đã chỉ ra rằng, một sự giảm nợ và nới bớt thắt chặt tiền tệ với Hy Lạp ở thời điểm hiện tại có thể vực dậy nền kinh tế đang ở mép vực khủng hoảng của nước này, và cho phép nước này thực hiện thanh toán nợ tốt hơn trong tương lai. Còn một khi Hy Lạp khủng hoảng, các khoản cho vay của các chủ nợ có thể sẽ bị xóa sạch hoàn toàn.

Vấn đề là các chủ nợ nước ngoài, điển hình là Đức khi đang đứng đầu danh sách chủ nợ của Hy Lạp, đang quá tham lam và bị tham lam che mờ mắt. Hy Lạp đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng: nếu như không giảm nợ cho Hy Lạp, thì Đức hãy thanh toán khoản bồi thường chiến tranh trong thế chiến 2. Nếu Đức muốn trở thành một nước thực dân kiểu mới, hãy thanh toán các khoản nợ của quá khứ thực dân trước đây đã vay.
langtubachkhoa
Theo rusvesna.su/news/1423687746

TT Alexander Lukashenko không được phép tham gia vào "định dạng Norman". Ông dự kiến sẽ kết thúc vòng đàm phán đầu tiên ở phòng bên cạnh. Mặc dù các thành viên của phái đoàn Nga kêu gọi rằng ", không chiến tranh đến cho thế giới " và sẵn sàng cho một thỏa hiệp hợp lý, đối thoại bình tĩnh thất bại. Các nhà báo qua cánh cửa hơi hé mở nhìn thấy Vladimir Putin và Poroshenko, đứng tranh luận sôi nổi về một cái gì đó với nhau, và bà Merkel và ông Hollande với khuôn mặt buồn bã ngồi trên chiếc ghế dài.
Một thời gian ngắn sau cảnh này, Tổng thống Ucraina lao ra khỏi phòng. Phóng viên thực sự nghĩ rằng nó là lúc thần kinh của họ mất , và các cuộc đàm phán của "bộ tứ" này kết thúc , nhưng sau một vài phút, Anh ( Pro) trở lại .... Gromadsky TV báo cáo rằng Poroshenko liên lạc với Bộ Tổng Tham mưu của Ukraine - có lẽ ông đã thực hiện cuộc gọi chỉ để "phá vỡ".
Cuối cùng, sau hai giờ rưỡi sau khi sự xuất hiện của người đứng đầu trong bốn tiểu bang ở Minsk, Belarus tổ chức chụp ảnh chung giao thức “ lời hứa” . các nhà lãnh đạo không đứng theo cặp và bộ tứ đến một nơi để chụp ảnh . Đồng thời Putin và Hollande rõ ràng đã thoải mái và mỉm cười. Merkel có cử chỉ kêu gọi bình tĩnh diễu hành bên cạnh cô Poroshenko .
Phần chụp mất chính xác một vài phút, (một số người ở trong vùng ngoại ô phóng viên thậm chí không nhận ra rằng nó đã diễn ra) và không có thể hiện tình cảm ( tỏ tình ): mọi người đều đứng một mình, và nghĩ về một cái khác gì đó . Sau đó, đoàn đại biểu của bốn nước đi lên lầu để tiếp tục các cuộc đàm phán trong các định dạng mở rộng - cùng với các bộ trưởng ngoại giao.


Tuong thuat tu Minsk

00:39 Poroshenko: một thỏa thuận về việc giải phóng phi công Savchenko
12:38 Tài liệu Minsk: các nhà đàm phán tại Minsk hỗ trợ đàm phán ba bên giữa EU, Nga và Ukraine theo thỏa thuận về một khu vực thương mại tự do giữa Ukraine và EU.
00:35 Tài liệu Minsk cung cấp cho việc trao đổi và giải phóng con tin "cho tất cả" trong vòng 5 ngày sau khi 2 phía triệt thoái.
00:35 Tài liệu Minsk : 2 phía có 30 ngày để thông qua quy định cụ thể các lĩnh vực hoạt động của Donbass
12:33 Hollande: chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận chung về một giải pháp chính trị của cuộc khủng hoảng ở Ukraine
12:33 Tài liệu Minsk : Chính quyền Donbass sẽ được thành lập tòa án, viện kiểm sát và công an( có ngĩa là có luật pháp giêng), nhưng không dõ quân đội thì thiế nào?

"Đức và Pháp sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phục hồi một số phân khúc của hệ thống ngân hàng trong khu vực bị ảnh hưởng, có thể thông qua việc thành lập một cơ chế quốc tế để tạo điều kiện cho việc thực hiện các khoản thanh toán xã hội"


Phát ngôn viên của chính phủ Đức ông Steffen Seibert viết trên tài khoản Twitter .
"Các cuộc đàm phán ở Minsk, kéo dài hơn 17 giờ , kết quả: một thỏa thuận ngừng bắn từ 0.00 h 15 tháng 2, tiếp theo là loại bỏ các vũ khí hạng nặng. Nó cho chúng ta hy vọng ".


1/UKR sắp được IMF bơm cho 17 tỉ, nhưng không phải nhận 1 lần , mà là trong 4 năm, gói lần đầu nhận vào tháng 3. Tuy nhiên quyết định mới chỉ thông qua ở cấp chuyên viên, để có hiệu lực cần sự nhất trí thông qua của ban giám đốc IMF.

2/Paris có thể thực hiện quyết định bàn giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Moskva trong tuần tới.




CAI DIEU 9 CHI THUC HIEN DUOC NEU CO DIEU 11, 12. HA HA HA. VAY THI GAY CHO UKR ROI.
DIEU 10 RAT KHO NOI, THE NAO LA BAT HOP PHAP?

Nhóm tiếp xúc ký thỏa thuận 13 điểm để thực hiện hiệp ước "Minsk2":


1. Ngừng bắn ngay lập tức và toàn diện tại Donetsk và Lugansk bắt đầu từ 0:00 ngày 15/2/2015 (4:00 ngày 16/2 giờ Hà Nội).
2. Cả hai bên rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ở khoảng cách đều nhau tối thiểu là 50km từ đường giới tuyến (quân đội Ukraine rút theo đường giới tuyến hiện nay, lực lượng đòi độc lập theo đường giới tuyến cũ hẹp hơn từ ngày 19/9/2014), bắt đầu từ ngày 16/2.
3. OSCE tổ chức giám sát hiệu quả và kiểm tra chế độ ngừng bắn và rút vũ khí
4. Vào ngày đầu rút vũ khí, tiến hành đối thoại về phương thức bầu cử địa phương theo luật Ukraine bao gồm luật về quy chế đặc biệt cho hai tỉnh Donetsk và Lugansk, cũng như về thể chế tương lai cho các vùng này.
5. Ân xá và tha bổng bằng cách ra luật cấm truy đuổi và trừng phạt những người liên quan đến các sự kiện tại hai tỉnh trên.
6.Trao đổi và trả tự do cho tất cả con tin trong vòng 5 ngày kể từ ngày rút vũ khí.
7. Đảm bảo vận chuyển, bảo quản và phân chia hàng cứu trợ nhân đạo trên cơ sở cơ chế quốc tế.
8. Xác định phương thức khôi phục lại toàn bộ quan hệ kinh tế-xã hội (giữa Kiev và hai tỉnh đòi độc lập trên)
9, Khôi phục lại kiểm soát đầy đủ của Chính phủ Ukraine đối với biên giới đất nước kể từ ngày đầu sau bầu cử địa phương và kết thúc sau khi đạt giải pháp chính trị.
10. Dưới sự giám sát của OSCE, rút tất cả các đơn vị vũ trang nước ngoài, khí tài, cũng như lính đánh thuê khỏi lãnh thổ Ukraine. Giải giáp tất cả các nhóm bất hợp pháp.
11. Tiến hành cải cách hiến pháp Ukraine, từ nay đến cuối năm 2015 đưa vào hiệu lực bản hiến pháp mới với trọng tâm là phi tập trung hóa quyền lực.
12. Các vấn đề bầu cử địa phương sẽ được thảo luận và nhất trí với đại diện hai tỉnh trên trong khuôn khổ Nhóm tiếp xúc. Tổ chức bầu cử theo tiêu chuẩn của OSCE.
13. Thúc đẩy hoạt động của Nhóm Tiếp xúc, trong đó có thành lập các nhóm làm việc, nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk.

langtubachkhoa
Nhu vay la sau khi quyet dinh dung ten lua Angara cua minh thay the Zenit, Nga tiep tuc gat Ukraine khoi cac du an vu tru cua minh

http://motthegioi.vn/quoc-te/nga-da-ukrain...tru-154957.html
Nga “đá” Ukraine khỏi hợp tác chế tạo tên lửa vũ trụ
Nga sẽ "đá" các công ty không gian Ukraine ra khỏi hợp tác với mình bằng cách thay thế hai loại tên lửa đẩy cũ của Nga hợp tác với Ukraine bằng hai loại tên lửa vũ trụ Soyuz mới, giám đốc điều hành việc chế tạo tên lửa vũ trụ Soyuz cho Itar-Tass biết ngày 13.2.

"Quyết định đã được đưa ra, Soyuz 2.1B sẽ là tên lửa thay thế sau khi nó hoàn thành các vụ phóng thử nghiệm của mình ", ông Alexander Kirilin tổng giám đốc của Progress Rocket và trung tâm vũ trụ Samara cho biết.
Công việc chế tạo Tên lửa vũ trụ mới được nâng cấp sẽ phải trải qua 4 lần thử nghiệm nữa mới được coi là thành công.

Các tên lửa mới của Nga sẽ thay thế cho hai tên lửa đẩy Rokot và Dnepr, là hai loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô cũ chuyển đổi công năng thành tên lửa vũ trụ với sự hợp tác của Ukraine để phục vụ như một tên lửa không gian thương mại.
Soyuz 2.1B đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào cuối năm 2013, nhưng từ đó đến nay chương trình chưa có một đợt thử nghiệm nào mới. Một loại tên lửa mới được xem là thành công khi hoàn thành đầy đủ 5 chuyến bay thử nghiệm an toàn liên tiếp, và lần đầu tiên trong bốn chuyến bay thử nghiệm còn lại sẽ được thực hiện vào hè năm nay.
Hợp tác giữa Nga- Ukraine trong lĩnh vực công nghiệp không gian đã bị dừng lại trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine, bởi một lệnh cấm về hợp tác quân sự công nghiệp với Nga do Ukraine ban hành hồi năm 2014.
Nhà cung cấp các hệ thống điều khiển cho tên lửa Rokot là một công ty quân sự ở Kharkiv thuộc Ukraine, khiến các quan chức không gian Nga phải tìm giải pháp thay thế cho tên lửa đẩy hạng nhẹ.
Tên lửa Soyuz 2.1A của Nga là phiên bản trước của 2.1B đã chứng minh độ tin cậy của mình, và được xuất khẩu sang cho công ty không gian Pháp là Arianespace để phóng thương mại từ sân bay vũ trụ tại Nam Mỹ.
Nga hiện là nước cung cấp hàng đầu các tên lửa đẩy vũ trụ chất lượng cao, giá thành tốt, Mỹ cũng vừa phải mua 60 tên lửa đẩy RD-181 trị giá hơn 1 tỉ USD để lắp vào các tàu vũ trụ của mình, bất chấp Mỹ đang cấm vận Nga về nhiều mặt trong đó có khoa học công nghệ.


Thiên Hà (theo The Moscow Times)


quân Luhan đã tiến vào ""nồi hầm""
http://dantri.com.vn/the-gioi/ukraine-quan...evo-1033326.htm


Thị trấn chiến lược al-Baghdadi đã thất thủ. IS đã tấn công trực tiếp vào căn cứ al-Asad nơi có hơn 300 lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú. Lực lượng Irắc với phối hợp với liên quân đã đẩy lui đợt tấn công biển người ồ ạt của của 25 lính IS, được vũ trang bởi vũ khí hạng nặng là áo khoác có chứa chất nổ

Ngay khi cả thế giới tập trung vào Ucraine thì IS đã làm 1 cú ngoạn mục chơi trọn thị trấn có căn cứ không quân quan trọng này, trực tiếp uy hiếp lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ tại đây.

Trong khi lực lượng dân quân thân Nga thắng lợi tưng bừng thì ngược lại lực lượng chính quy thân Mỹ, với vũ khí Mỹ, cố vấn Mỹ, hỏa lực trực tiếp của Mỹ vẫn liên tục bị đám thổ phỉ chân đất đánh cho te tua tơi tả, mặc dù bọn IS chả có mấy chiếc T này T nọ hay Grad... gì cho nhiều.




langtubachkhoa
http://soha.vn/quoc-te/cong-hoa-czech-choc...14124832412.htm
Cộng hòa Czech chọc giận châu Âu trước khi đến thăm Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech (hay CH Séc) đã có những phát biểu đụng chạm đến châu Âu, ngay sau khi Tổng thống nước này, ông Milos Zeman nhận lời mời của Nga cho chuyến thăm nhân lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại vào tháng 5.2015.
Hôm qua, trong phiên họp Quốc hội của Czech, Bộ trưởng Ngoại giao Lubomir Zaoralek khẳng định rằng châu Âu không phải là “một nền văn minh đáng để lựa chọn” cho các quốc gia.
Ông cho rằng, châu lục này đã gây nên 2 cuộc chiến tranh thế giới và một cuộc chiến tranh lạnh mang đến cái chết cho hàng triệu người.
Nhận định của ông Zaoralek được đưa ra sau khi một thành viên của đảng cánh hữu, ông Miroslav Kalousek muốn Czech lựa chọn con đường phát triển của mình.
Theo vị nghị sĩ này, phương Tây và phương Đông là hai mục tiêu cơ bản mà nước này có thể lựa chọn để hướng đến.
Tuy nhiên, các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao nói rằng, Czech không nên coi châu Âu là một khuôn mẫu để học hỏi.
Ông Zaoralek nhắc nhở các thành viên Quốc hội rằng, châu Âu phải chịu trách nhiệm cho hai cuộc chiến tranh thế giới do chính mình gây ra.
“Những cuộc chiến tranh đã không được bắt đầu bởi người phương Đông. Chúng ta, những người Phương Tây phải chịu trách nhiệm cho những gì đã gây ra cho loài người.
Các phòng hơi ngạt, nơi hàng triệu người bị giết chết như những con thỏ, chỉ thấy xuất hiện tại châu Âu, nơi mà chúng ta vẫn thường xem là có nền văn minh bậc nhất”, ông nói.
Theo đó, ông đánh giá phương Đông đã phát triển một cách hòa bình trong suốt bề dầy lịch sử của mình.
Những cuộc chiến tranh tại đây, đều chủ yếu bắt nguồn từ phương Tây, từ đó lôi kéo các quốc gia châu Á vào chiến trường. Nên việc cho rằng châu Âu là “một nền văn minh đáng để lựa chọn” là cần được xem lại.
Trước đó, Tổng thống Cộng hòa Czech, Milos Zeman cũng đã nhận lời mời của Moscow cho chuyến thăm nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quốc gia này.
“Tổng thống đã nhận được lời mời đến thăm Moscow vào ngày 9.5, nhân 70 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Czech nhận lời mời này với lòng biết ơn Nga đã giải cứu dân tộc chúng tôi khỏi tay quân đội phát xít Đức”, phát ngôn viên phủ tổng thống, Jiri Ovcacek cho biết.
Tháng 5.2015, một cuộc diễu hành quân sự sẽ được tổ chức tại 26 thành phố của Nga để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 Chiến thắng phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Khoảng 14,000 quân thuộc các lực lượng vũ trang Nga, 194 xe tăng và 150 máy bay chiến đấu và trực thăng sẽ được huy động để tham gia vào cuộc diễu hành trên Quảng trường Đỏ.
langtubachkhoa
Co cai video nay ve tinh hinh Ukr co phu de tieng Viet
(@click here)
langtubachkhoa
Từ trang Web pro-Kiev: BBC điều tra vụ nổ súng trên quảng trường Maidan 20/2/2014: kẻ bắn súng tên Sergey được thuê để bắn vào nhân viên Berkut không vũ trang; kẻ chịu trách nhiệm là Paruby, thành viên cốt cán chính phủ Maidan hiện tại. Các tay súng bắn tỉa bắn vào cả cảnh sát Berkut, cả người biểu tình, kích động bạo động.
http://www.bbc.com/news/magazine-31359021
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/hang-loat-binh-s...-ret/308231.vnp
Hàng loạt binh sỹ Ukraine tại Debaltsevo ra hàng vì đói rét


Các tin liên quan tới Debaltsevo được đưa trong vòng 1 giờ qua bởi Robert Lindsay

Dân quân NAF đã chiếm một nửa thành phố Debaltsevo và các trận chiến đường phố đang diễn ra.
Live Battle from Inside Debaltsevo
Apparently this video is from right inside Debaltsevo with the NAF. I believe that the NAF may have taken half the city right now. Certainly they have taken the northeastern corner of the city.

This is in the middle of one of the most insane mortar battles I have ever heard. At one point, a mortar lands very close. It could not be more than 50 feet away. The reporter freaks out, but the NAF guys are completely unperturbed.

I heard at least 15 mortar rounds explode in a 1 1/2 minute or 90 second video. That means one mortar round blowing up every 6 seconds, or 10 mortar rounds exploding every minute. I don’t see how humans live through such bombardments.



Tin đồn đảo chính - Poroshenko có 24 giờ để giải vây, rút binh sĩ khỏi nồi hầm Debaltsevo
Poroshenko To Be Overthrown in a Coup?
Poroshenko is the Ukrainian President. There have been persistent rumors for the last 24 hours, which are yet ongoing, that Poroschenko’s family has taken a jet to Paris and then on to the USA.
There have been rumors of some sort of a coup to overthrow him for some time now.

The rumor mill has it that Poroschenko’s opposition has given him another 24 hours to de-blockade the Debaltsevo pocket where 8,000 Ukrainian troops are surrounded or else he gets overthrown. Who knows if it is true but keep your eyes open.

If he is overthrown in some way or another, the new regime will probably be headed but a more rightwing and more nationalist group, probably some real hardcore rightwing ultranationalists. Poroshenko is actually a bit moderate for a Ukrainian nationalist. They get so much worse than this.

Also, an entire Ukrainian battalion (the 40th Battalion) surrendered to rebels in Debaltsevo today.



Sau BBC, cac hang tin Anh, My, bay gio Duc bat dau su dung ky thuat lap di lap lai thong tin (du la tin bia dat) de nguoi dan co an tuong xau ve Nga
http://phapluattp.vn/thoi-su/truyen-hinh-d...ine-531837.html
Truyền hình Đức bị kiện vì 'vu khống' xe tăng Nga ở Ukraine
Kênh truyền hình liên bang của Đức ZDF mới đây đã gặp rắc rối khi một nhóm giám sát truyền thông công chúng chỉ trích kênh truyền hình này đưa tin sai sự thật về sự xuất hiện của xe tăng Nga ở miền đông Ukraine.
Báo Tin tức Kinh tế Đức (Deutsche Wirtschafts Nachrichten) đưa tin hôm 17-2, một tổ chức giám sát truyền thông Đức vừa đệ đơn tố cáo kênh truyền hình liên bang ZDF đưa tin sai sự thật về tình hình chiến sự ở miền đông Ukraine.
Đơn khiếu nại của một nhóm có tên gọi là Permanent Open Committee of Media Monitoring xoay quanh một bức ảnh kèm theo một đoạn tin tức phát sóng trên ZDF cáo buộc quân đội Nga tham chiến tại miền đông Ukraine.
Đoạn tin tức này ghi lại cảnh xe tăng và hệ thống tên lửa của Nga đang hoạt động tại miền đông Ukraine, đặc biệt có một bức ảnh kèm theo dòng chú thích “Những chiếc xe bọc thép của Nga hoạt động trong Isvarino ở khu vực Luhansk hôm 12-2-2015, nguồn tin từ phát ngôn viên quân đội Ukraine ông Andrei Lysenko ở Kiev”.
Vấn đề duy nhất ở đây là bức ảnh này trước đó đã gây tranh cãi vào năm 2009 ở Nam Ossetia, không phải Ukraine.
Trong đơn tố cáo ZDF của nhóm giám sát truyền thông này, một trong những đài phát thanh lớn nhất của Đức là Open Committee đã nhấn mạnh rằng “tại sao một bức ảnh như vậy lại lặp đi lặp lại một vấn đề tương tự. Điều đó có nghĩa là chắc rằng sẽ có bên thứ 3 dính líu tới sự thật phía sau các cáo buộc về “cuộc xâm lăng của xe tăng bọc thép của Nga”.
Maren Mueller, một trong những nhà sáng lập đài truyền hình Open Committee và trước đây từng là một nhân viên truyền thông cho rằng nhiều bài phóng sự của Đức về tình hình miền đông Ukraine toàn những bài viết xuyên tạc, những bài tường thuật nửa sự thật hoặc hoàn toàn dối trá. Bà Mueller cho biết các bài phóng sự về Ukraine của kênh truyền hình ZDF đã đạt đến đỉnh cao của sự tưởng tượng và không đáng để quan tâm. Bà cũng nhấn mạnh rằng bài viết về chiếc xe tăng này cũng chỉ là một ví dụ cho sự xuyên tạc sự thật vẫn xảy ra thường xuyên của kênh truyền hình này.
Mới đây, các giám sát viên truyền thông của Đức đã yêu cầu một thông tấn viên của kênh ARD phải đính chính xin lỗi về việc đưa tin sai sự thật về cái chết của 2 thường dân ở Krasnoarmeysk là do “đạn dược bắn phá của nhà cầm quyền mới”, tức đang ám chỉ đến quân nổi dậy chống lực lượng Kiev.
Bà Mueller tin rằng một trong những vấn đề lớn nhất của việc thông tin các dòng sự kiện về Ukraine mà truyền thông Đức đang gặp phải chính là việc sử dụng các nguồn tin mô tả về các cuộc xung đột được cung cấp từ bên trong chính phủ.
Tuần trước, một quan chức cấp cao của Mỹ đã rơi vào tính thế khó xử tại Thượng viện khi xuất hiện những bức ảnh về những cỗ xe tăng Nga mà ông cho rằng đó là bằng chứng cho sự tham chiến của Nga ở Ukraine. Những bức ảnh này cũng xuất phát từ chiến tranh Nam Ossetia.
Sau khi phát hiện những bức ảnh đó không phải của chiến tranh Ukraine, ông Inhofe biện hộ rằng “những bức ảnh này do các thành viên quốc hội Ukraine cung cấp dưới dạng bản in như thể nó được chụp trực tiếp từ camera. Đây thực sự là cú ‘chơi khăm” của họ. Chúng tôi cảm thấy tự tin khi công bố những bức ảnh này bởi những gì bức ảnh thể hiện rất trùng khớp với những gì đang diễn ra trong khu vực. Tôi cũng đã rất tức giận khi phát hiện ra có một bức ảnh do hãng tin AP chụp vào năm 2008 đã được chỉnh sửa”.



Lai la 1 tro co tinh cua My de huong den bien Den
http://phapluattp.vn/the-gioi/chi-huy-nato...gan-531831.html
Chỉ huy NATO: ‘Tôi cảm thấy mình thật ngớ ngẩn’
Chỉ huy quân sự tối cao của lực lượng NATO tại châu Âu Frederick Hodges đã “mắc phải sai lầm” khi khẳng định thành phố Mariupol, nơi diễn ra các cuộc công kích pháo binh hạng nặng tháng 1-2015 vừa qua, định vị tại khu vực biển Đen. Nhưng trong thực tế lại cho thấy, thành phố nằm trong vùng biển Azov.
Báo The Herald của Scotland đã phát hiện ra lỗi và ngay lập tức đặt câu hỏi chất vấn trình độ chuyên môn khu vực của NATO và các cuộc xung đột diễn ra xung quanh.
Ông Hodge nhận định trước báo giới: "Tôi giống như một kẻ ngớ ngẩn vậy. Tờ The Herald đã chỉ ra đúng vấn đề. Về mặt chuyên môn mà nói điều đó khá là xấu hổ, vì vậy cả đội của tôi ai nấy đều cười to".
langtubachkhoa
Video dan quan tim thay vu khi My, Duc, Sec
(@click here)

Video dan Ukr phan doi chinh quyen ve nhap ngu
(@click here)

Bat dau dau tranh bang hinh thuc xa hoi, sinh vien Crimea tra loi Ukr
(@click here)


Người Nga sẽ có thể thanh toán bằng đồng rúp tại Ai Cập
Người Nga sẽ có thể thanh toán bằng đồng rúp tại một số cửa hàng Ai Cập.

Điều này đã được đại diện Bộ Du lịch Ai Cập Mohamed Salem công bố với các nhà báo Nga. "Ai Cập quan tâm đến việc duy trì số lượng lớn khách du lịch từ Nga. Do đó, người Nga có cơ hội để thanh toán bằng đồng rúp tại nhiều cửa hàng, mặc dù vấn đề về quá trình chuyển đổi sang rúp vẫn chưa được giải quyết chính thức," - ông Mohamed Salem nói.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ "Al-Ahram" trong chuyến thăm Ai Cập, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng hai nước đang làm việc để thanh toán thương mại song phương bằng tiền tệ quốc gia, tức là đồng rúp và đồng pound Ai Cập, bỏ qua đồng đô la.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_18/282950285/

http://www.vietnamplus.vn/hai-nuoc-nga-va-...uong/308285.vnp
Hai nước Nga và Hungary tăng cường hợp tác về năng lượng
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hungary trong hai ngày 17-18/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ký một loạt văn kiện hợp tác, trong đó có thỏa thuận đào tạo nhân lực cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thỏa thuận hợp tác giữa các vùng, thỏa thuận hợp tác giáo dục và y tế.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng trao đổi công hàm về việc mở Tổng lãnh sự quán Hungary tại Kazan (Liên bang Nga).

Phát biểu tại cuộc họp báo chung, Tổng thống Putin đánh giá tích cực vấn đề hợp tác khí đốt với Hungary.

Hai bên đã thỏa thuận tất cả các vấn đề sẽ được giải quyết, trong đó có hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga cho Hungary sau năm 2015, cũng như vấn đề sử dụng các kho chứa khí đốt.

Tổng thống Nga nhấn mạnh hai nước có tiểm năng to lớn mở rộng hợp tác kinh tế. Một trong lĩnh vực hợp tác quan trọng là năng lượng nguyên tử, trong đó Nga sẽ giúp Hungary xây dựng nhà máy điện nguyên tử Paks với tổng vốn đầu tư 12 tỷ euro với 10 tỷ euro tín dụng ưu đãi của Nga.

Ngoài ra, hai nước có thể hợp tác trong lĩnh vực công-nông nghiệp bất chấp các biện pháp trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU).

Về phần minh, Thủ tướng Hungary tuyên bố nước này hy vọng tăng cường hợp tác với Nga, trước hết là trong lĩnh vực năng lượng.

Ông nhấn mạnh Hungary cần năng lượng từ Nga và thị trường Nga cho sản phẩm của nước này. Hungary cũng muốn xây dựng đường ống trung chuyển khí đốt từ phía Nam của Nga qua lãnh thổ nước này.

Ông Orban nêu rõ nền kinh tế châu Âu sẽ không thể cạnh tranh, an ninh năng lượng sẽ không được đảm bảo nếu không có sự hợp tác với Nga.

Ông tuyên bố việc EU tìm cách trừng phạt và cô lập Nga là không có lợi, do vậy cần phải nhanh chóng khôi phục quan hệ giữa EU và Nga.

Cũng tại cuộc họp báo này, Tổng thống Nga đã thông báo về tình hình Ukraine, trong đó ông bày tỏ lạc quan về tiến trình hòa bình tại nước này sau khi các bên liên quan đạt được thỏa thuận ngừng bắn mới ở Minsk (Belarus).

Ông Putin nhấn mạnh việc đạt được thỏa thuận mới ở Minsk cho thấy các bên sẵn sàng tiến hành cải cách chính trị.

Ông hy vọng lệnh ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng được tuân thủ để quá trình cải cách chính trị tại Ukraine có thể sớm thực hiện./.



Đại sứ Nga tại Mỹ: sẽ không có chiến tranh lạnh giữa Moskva và Washington, Nga sẽ không đi theo con đường này
Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak cho biết ngày hôm nay, Liên bang Nga và Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ với nhau kể từ cuối những năm 1980.

Theo ông, điều quan trọng là hiện nay không có bối cảnh tư tưởng quá khứ, Nga sẽ không đi theo con đường chiến tranh lạnh.
"Bây giờ chúng ta đang trải qua có lẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất trong quan hệ Nga-Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Nhưng tôi nhấn mạnh rằng chúng ta không ở trong tình trạng chiến tranh lạnh. Và tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng Nga sẽ không đi theo con đường này"- RIA Novosti trích tuyên bố của Đại sứ tại cuộc gặp không chính thức với sinh viên các trường đại học Mỹ.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_18/282949468/


Nga và Ấn Độ có thể cùng chế tạo máy bay Ka-226T
LB Nga thảo luận với Ấn Độ về khả năng thành lập liên doanh sản xuất ở Ấn Độ máy bay trực thăng đa mục đích Ka-226T, hôm thứ tư, người đứng đầu tập đoàn "Trực thăng Nga" Alexander Mikheyev nói với RIA Novosti .

Như đã đưa tin, đàm phán Nga Ấn về dự án này sẽ chiếm vị trí trung tâm tại triển lãm Aero India-2015.
Nga và Ấn Độ là các đối tác lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật: hơn 70% vũ khí, trang thiết bị quân sự của quân đội, hải quân và không quân Ấn Độ được sản xuất tại Nga và Liên Xô.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_18/282947001/



Ukraina chấp nhận điều kiện của IMF tăng giá khí đốt lên 280%
Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraina Valery Gontareva cho biết điều này.
"Hiện theo chương trình của chúng tôi và IMF, các giá dịch vụ sẽ tăng mạnh - 280% đối với khí đốt và 66% đối với dịch vụ sưởi," – UP trích lời bà Gontareva. Thống đốc Ngân hàng Quốc gia cho biết thêm là do tăng giá như vậy vào cuối năm 2015 lạm phát trong nước sẽ đạt chỉ số 26%.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_18/282955123/
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.