Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 20 2015, 06:14 PM)
Để cho mọi người có một cái nhìn toàn cảnh hơn về cái khung tài chính thế giới, tôi cũng nói thêm là bản thân ở Pháp bọn nó cũng bị mắc cái kiểu nợ này, nhưng khác với Đông Âu, việc vay tiền bằng ngoại tệ không tồn tại với cá nhân, mà chỉ là các tổ chức hành chính, kinh doanh, ..Ở Pháp các thành phố cũng mắc phải cái bẫy này, mà nó vẫn gọi là « empreinte toxique ». Khi đi vay tiền các tổ chức tài chính thế giới (Nghị Quế), họ đã vay tiền theo lãi xuất thay đổi (taux variable). Để tính cái lãi xuất này, nó có một cái công thức. Có nhiều dạng công thức, nhưng bình thường nó gắn liền với một cái tỉ giá đổi tiền với một đồng tiền chuẩn. Đồng Franc Thuỵ sĩ sẽ được dùng, nếu tiền vay tính bằng tiền Thuỵ sĩ.  Một khi vay thế, tức là gửi « trứng cho ác », vì người vay không còn khả năng gì kiểm soát, cũng như tác động tới số tiền trả góp nữa (Chị Dậu). Theo báo Pháp, chỉ trong vòng 24 giờ, do đồng tiền Thuỵ sĩ tăng giá, đã khiến Pháp thiệt 3 tỉ euro.
Khi về VN, tôi cũng tò mò tìm hiểu xem ngân hàng ở VN cho vay thế nào. Điều ngạc nhiên với tôi là họ chỉ cho vay theo lãi xuất thay đổi, và chắc chắn không có ai biết cách tính lãi xuất của nó thế nào. Với các cơ sở kinh doanh, thì tôi không rõ họ có vay bằng ngoại tệ không. Vào thời điểm tôi hỏi, lãi xuất thay đổi ở VN là 12% (cách đây đã mấy năm), khiến tôi vẫn tự hỏi, thế này thì làm sao mà sống. Trong trường hợp này, chỉ có các hãng cực lãi, phải lãi gấp đôi cái lãi xuất ngân hàng này, thì hoạ may người ta mới dám vay. Nhưng ở VN cũng có một điêù nữa, trong tâm lý cũng khiến tôi ngạc nhiên, đó là tâm lý « vay là được ». Tiền vay như tiền mình có. Dường như người ta không có tư duy vay thì phải trả. Tất nhiên đây là những nhận xét khiêm tốn của tôi, chỉ không dám nói rằng tất cả là thế.
So cái cách tìm vốn đó, với FDI thì thấy doanh nghiệp VN thuần tuý thiệt đủ bề. Vì FDI tiếp cận vốn rẻ hơn nhiều, khoảng 4% (vào thời điểm 12% với doanh nghiệp VN). Không những thế, FDI vào khi nó đã có thị trường, có mối kinh doanh,việc vào VN với nó chỉ là cách hợp lý hoá (rationalisation) cái giá sản xuất mà thôi. Nó không có tâm lý vay là được, làm tính sau. Cũng chính vì thế mà FDI trở thành cái động cơ phát triển của kinh tế VN trong vòng 10 năm qua.
Khi nhìn thấy thế, thì vấn đề với doanh nghiệp VN không chỉ là tiếp cận ưu đãi hơn với vốn, mà nó còn có vấn đề tư duy kinh doanh nữa. Muốn kinh doanh là một tính toán duy lý, thì bắt buộc người ta phải tạo thị trường trước. Và cái này là hợp tác giữa chính sách nhà nước và doanh nghiệp. Nếu không có cái tư duy bảo vệ, tạo thị trường này, thì kinh doanh chỉ là một dạng đánh sổ số, lấy may, mà người cầm cái (ngân hàng) không bao giờ thiệt. Giống như chủ Casino không bao giờ lỗ, mà chỉ có con bạc là chết.
*



Ở VN có cái thái độ vô trách nhiệm với đồng tiền đi vay chính là do cơ chế phân cấp trách nhiệm mù mờ, cha chung không ai khóc, tội vạ đâu đã có nhà nước 'không ai cả' lo. Đấy là kinh tế còn dịch vụ công thì có bệnh vô cảm, hành dân ...vv. Tình trạng này đã đạt ngưỡng tới hạn chịu đựng của nền tài chính quốc gia cũng như lòng tin của người dân với Nhà nước. Nó cũng là yếu tố tạo nên cục diện xã hội trong nước, thúc đẩy các lãnh đạo cấp cao phải hành động ngay, nếu không hậu quả sẽ rất tai hại.
langtubachkhoa
Tong thong Sec chi trich thu tuong Ukr, goi ong ta la thu tuong cua chien tranh
http://itar-tass.com/en/world/772198

Nga khang dinh lenh cam nhap khau thuc pham chi duoc tu bo khi EU cung do bo lenh trung phat
http://itar-tass.com/en/russia/772183

Nga se k chay dua vu trang
http://itar-tass.com/en/russia/772197

Ukr bay gio lai bat dau noi san sang quay lai ban dam phan, k biet co phai la choi chieu nua k?
http://itar-tass.com/en/world/772205
Phó Thường Nhân
@Sky,
Cấu trúc nhà nước hiện tại ở VN cũng không phải là cái gì bất bình thường. Với hình thức hiện tại, thì vai trò của Đảng chìm đằng sau, và bắt buộc phải thể hiện thông qua các chức vụ nhà nước trong quan hệ quốc tế. Nó thể hiện qua nội dung mà không có hình thức. Ngược lại với việc TBT là CTN thì Đảng và Nhà nước thực sự chập một cả về hình thức lẫn nội dung. Mỗi kiểu nó có cái lợi cái hại khác nhau. Với việc hai chập một thì hình thức pháp quyền rõ ràng hơn, đặc biệt trong trường hợp VN (cũng hơi giống TQ) do nhà nước không đứng một mình được, do cái thuyết « tam quyền phân lập » lấy nhà nước làm một tổ chức độc lập có 3 đoạn độc lập kiểm soát lẫn nhau không áp dụng được ở VN, và ngay ở các nước đang phát triển khác cũng mang lại nhiều bất lợi, bất ổn định hơn hình thức Đảng-Nhà nước ở VN. Nếu hình thức Đảng-Nhà nước là đúng thì để khẳng định tính pháp quyền của Đảng, chập hai chức vụ trên làm một là đúng.
Điều nên để ý là ở VN, cho đến nay, quyền lực tối cao vẫn mang tính chất tập thể, bây giờ nếu chuyển sang hình thức này, thì vai trò của người đứng đầu nhà nước rất lớn, có tính độc quyền, vì thế phải cân nó với một thể chế kiểm soát. Hoặc là thông qua hiến pháp, định tội trong trường hợp nào người đứng đầu nhà nước có thể bị lật đổ (ôm đau, tội phản quốc, ..), trong đó đặc biệt quan trọng là hình thức lật đổ thế nào, quy trình như thế nào. Hiện tại thì VN vừa thông qua hiến pháp mới, nên khả năng cân bằng qua hiến pháp cho chức vụ mới này hơi khó. Ngược lại, cơ cấu của Đảng (bộ chính trị, ban tổ chức trung ương, trung ương Đảng) có thể làm được nhiệm vụ này. Có nghĩa là nếu người đứng đầu nhà nước vi phạm, không có được sự đồng thuận của Đảng để giữ chức vụ Tổng bí thư, thì việc bãi miễn Tổng bí thư cũng đồng thời là bãi miễn chủ tịch nước. Trong trường hợp đó việc chuyển giao quyền lực thế nào thì phải định rõ.
Ở VN như tôi đã nói là đã có tiền lệ bãi chức Tổng bí thư, bất luận lý do lúc đó là ra sao, có điều khác là lúc đó ông Lê Khả Phiêu không đứng đầu nhà nước, cũng không phải là tổng chỉ huy quân đội. Nếu bây giờ chập hai làm một thì điều đó sẽ khác nhiều.
Một điều quan trọng nữa là xác lập vị trí giữa Thủ tướng và chủ tịch nước. Thường thì chủ tịch nước có quyền truất thủ tướng. Ở VN điều đó chưa bao giờ xảy ra, và cũng không có tiền lệ, cũng như thái độ ứng xử, bởi vì quyền lực vẫn là cân bằng giữa « tứ trụ », và cả hai đều là đồng đẳng cấp vì đều là uỷ viên bộ chính trị.
Nếu không có sự xác lập vị trí rõ ràng giữa chủ tịch nước và thủ tướng, thì có thể hiểu là phân trách nhiệm mỗi ông một mặt (ông quốc phòng an ninh, ông kinh tế). Có điều quốc phòng an ninh liên quan tới kinh tế. Ví dụ đơn giản. Ông thủ tướng vì lợi ích kinh tế đơn thuần muốn rộng cửa với Mỹ, nhưng Mỹ đáp lại nó đòi hỏi những đặc quyền mà nhìn từ quốc phòng an ninh không chấp nhận được, vậy làm sao. Cứ cho là bộ chính trị quyết định đi, thì ở vị trí « ngang tài ngang sức » hai bên cứ « kỳ đà cản mũi » nhau thì sao.
Như vậy định vị vai trò Thủ tướng rất quan trọng (trách nhiệm, quyền hạn, phụ thuộc vào ai, cơ chế nào) cực kỳ quan trọng, nếu người ta không muốn vai trò thủ tướng trở thành « bố già » của hệ thống chính trị, bởi nó trật đường ray nằm ngoài mọi quyền kiểm soát. Mà ở vị trí này, do liên quan tới « cơm áo gạo tiền », việc tạo nhóm quyền lực ăn chia với nhau, lũng đoạn rất dễ.
VN chẳng có câu « cái gì cũng mua được bằng tiền, nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền ». Vị trí nào trong nhà nước đối với TIỀN gần gũi hơn là cái cửa THỦ TƯỚNG.

langtubachkhoa
Gần một nửa số các quốc gia của EU hiện nay đang lên tiếng ủng hộ việc dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt đã được áp đặt trước đó với Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố.

“Chúng tôi biết rằng ở EU, nhiều quan điểm khác nhau đã được nêu lên. Giai đoạn hiện nay, khi một nửa số các nước thành viên bắt đầu tích cực ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, cho thấy rằng khi những quyết định như vậy được thông qua, vốn dựa trên cơ sở bảo đảm trách nhiệm vòng tròn, những quyết định quán tính căn cứ vào việc theo sau các đối tác Mỹ, thì sau đó sẽ rất khó khăn để “bẻ lái”,- ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo ở Matxcơva.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_21/282291733/

Bai nay co dua 1 so tin dang chu y:
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...kraine-3227759/
Theo thông tin mới nhất từ các phương tiện truyền thông châu Âu, Liên minh châu Âu và Liên bang Nga chuẩn bị nối lại xuất khẩu một loạt thực phẩm vào Nga, theo như đề xuất trước đó Ủy ban châu Âu đã gửi đến Moscow hồi tuần trước.
Hãng tin Deita của Nga ngày 19-1 đưa tin, Cơ quan giám sát nông sản Liên bang Nga đã nhận được thư từ đại diện của Ủy ban châu Âu (EC), có chữ ký của ông Ladislav Miko - Phó Tổng giám đốc Tổng cục Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng Ủy ban châu Âu, đề nghị nối lại quan hệ thương mại giữa EU và Nga.

Cụ thể, bức thư đề cập đến việc thiết lập lại đường nhập khẩu thịt lợn, phụ phẩm thịt và khoai tây. Hãng tin Deita dẫn nguồn đáng tin cậy tiết lộ, Cơ quan giám sát nông sản Liên bang Nga Rosselkhoznadzor cho biết sẽ cân nhắc về lời đề nghị này của Ủy ban châu Âu.
“Chúng tôi cho rằng để quay lại thời kỳ trước khi ban hành lệnh cấm, cần phải thiết lập lại thương mại trên cơ sở giấy chứng nhận hoạt động đối với EU và sự kiểm duyệt từ nhà nhập khẩu. Thông tin sản phẩm phải do cơ quan thanh tra xác nhận” - Deita tiết lộ nội dung bức thư.

Lời đề nghị của EC cho biết họ sẽ nhập khẩu các mặt hàng của Nga như thịt, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm, mỡ, nội tạng… Đồng thời, EU cũng sẽ xuất khẩu khoai tây sang Nga theo đúng các quy định hiện giờ với hạt giống và cũng sẽ tiến hành giám sát các trang trại châu Âu muốn xuất thực phẩm sang Nga.

Với thiện ý “giảng hòa với châu Âu”, dường như Nga đang cương quyết chơi rắn với Mỹ và có ý định bóp chết kinh tế Ukraine, hay ít nhất cũng khiến cho Kiev bớt “ngông cuồng” sau khi vừa nhận được cam kết hỗ trợ tài chính từ Mỹ và mở đợt tấn công lớn vào khu vực do phe ly khai kiểm soát ở Donbass.

Đồng thời với thỏa thuận cho phép EU tái xuất khẩu nông sản và thực phẩm vào Nga và ngược lại, Moscow đã quyết định giáng cho Kiev một cú đòn mạnh khi, chính phủ Nga đã chỉ đạo Gazprom gửi công văn đòi nợ Naftogaz 2,44 tỷ USD, bao gồm khoản nợ khí đốt 2,196 tỷ USD và tiền phạt quá hạn.


Co video robot nhu nguoi ne
http://dantri.com.vn/the-gioi/robot-chien-...tin-1022862.htm
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_20/282264826/
Một robot chiến đấu mới có khả năng hoạt động như con người đã “trình diện” Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm của ông tới Viện Nghiên cứu khoa học trung ương Tochmash ngày 20/1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/1 đã đến thăm Viện trung tâm nghiên cứu khoa học Tochmash ở thị trấn Klimovsk, Mátxcơva. Tại đây ông đã được giới thiệu về một robot chiến đấu tối tân có khả năng hoạt động như con người.
Trong chuyến thị sát của Tổng thống Putin, robot này đã 5 bắn phát đạn từ nòng súng được trang bị và lái xe máy một vòng quanh khu tập luyện. Bộ cảm ứng được gắn ở tứ chi của robot, cho phép điều khiển robot này từ xa.
Robot chiến đấu tối tân trên được thiết kế để có thể hoạt động hiệu quả trong các điều kiện chiến đấu thực, đồng thời di chuyển trên nhiều dạng địa hình, lái xe hay có thể tiến hành các hoạt động sơ cứu y tế khẩn cấp.
Ngoài ra, áo giáp và nhiều loại súng trường mới, trong đó có súng bắn tỉa, cũng được giới thiệu với Tổng thống Putin trong chuyến thăm hôm qua.


Tin báo chí: Quân nhân Mỹ sẽ đào tạo Vệ binh quốc gia Ukraina
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_21/282288549/

http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/die...21183427270.htm
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_21/282292963/
Phương Tây đang mưu toan lợi dụng cuộc xung đột ở Ukraine để lật đổ Tổng thống Vladimir Putin và phá hoại nền kinh tế của Nga. Đây là tuyên bố của Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tuần báo “Argumenty i Fakty” xuất bản ngày 21/


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...21142051795.htm
Mỹ dùng hoà giải che đậy kế hoạch gây bất ổn Cuba
Theo trang mạng Globalresearch của Canada, ông Paul Craig Roberts, chuyên gia kinh tế - chính trị gia nổi tiếng của Mỹ bày tỏ quan điểm cho rằng ông Obama sẽ biến đại sứ quán Mỹ ở Havana thành một công cụ để thực hiện những âm mưu thù địch của mình. Mỹ cũng sẽ sử dụng các tổ chức phi chính phủ để kích động các cuộc biểu tình đường phố giống như ở Ukraine.

Số lượng các bài viết ngày càng tăng trên Twitter cho thấy rằng, cho dù Nhà Trắng có vẻ mềm mại với Cuba nhưng các mật vụ của Mỹ vẫn đang ngấm ngầm tập trung vào việc tổ chức các cuộc biểu tình "Maidan Cuba". Phe chống người Cuba hoạt động ở Mỹ, Canada và châu Âu đã lan truyền thông tin bôi nhọ về “cuộc sống xa hoa” của các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Cuba và quan chức chính phủ.

Người ta có thể sẽ nói rất nhiều về các bước hoạt động phức tạp, tinh vi của mật vụ Mỹ ở Cuba. Các hoạt động của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ) trong cộng đồng người hâm mộ âm nhạc trẻ, đặc biệt là rap, là một ví dụ điển hình. Họ thúc đẩy thành lập các ban nhạc được gọi là Los Aldeanos cùng các nhạc sĩ khách mời.

langtubachkhoa
Bao Anh coi viec Ba lan k moi Putin den du le tuong niem 70 nam trai tap trung la su xau ho lon
http://www.theguardian.com/commentisfree/2...iberating-camps
It is a great shame that Vladimir Putin, having not been invited, won’t be present at a memorial ceremony next week to mark the 70th anniversary – at the very least, it would have reminded the world that the advance of Stalin’s Red Army forced the SS to abandon the extermination camps in the east.

Thực sự đây ít nhất cũng là là một sự xấu hổ lớn khi Putin không được mời đến và sẽ không có mặt tại lễ tưởng niệm tuần sau kỉ niệm 70 năm ngày giải phóng trại tập trung phát xít Đức, điều đó sẽ giúp thế giới nhớ rằng chính sự tiến công của Hồng quân dưới thời Stalin đã khiến bọn SS phải từ bỏ các trại thảm sát tập trung tại miền Đông

- When Grossman wrote about the extermination camp of Treblinka, he could not reveal that the auxiliary guards were mostly Ukrainian.

Khi nhà báo Grossman viết về trại tập trung Treblinka, anh đã không thể tiết lộ sự thật rằng PHẦN LỚN LÍNH GÁC Ở ĐÂY LÀ NGƯỜI UKRAINA



Tong hop tin tuc cac noi dua len nao:

SAU MỘT CUỘC HỌP KÍN TRONG SUỐT TUẦN QUA, EU VÀ NGA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN VỀ VIỆC NGA SẼ DỠ BỎ LỆNH CẤM NHẬP KHẨU THỊT LỢN TỪ EU !

http://www.businessweek.com/news/20...o-li...s-after-meeting

http://www.wsj.com/articles/russia-could-l...pork-1421769388

TUY NHIÊN THỎA THUẬN NÀY NGA SẼ CHỈ VỚI TỪNG QUỐC GIA CHỨ KHÔNG ÁP DỤNG CHO TOÀN EU TỨC LÀ NƯỚC NÀO THÙ ĐỊCH THÌ SẼ KHÔNG ĐƯỢC XUẤT VÀO NGA MÀ ĐIỂN HÌNH ĐẦU TIÊN LÀ BA LAN

Nước được lợi nhất là Pháp với 5 loại thịt lợn sẽ được giao dịch trở lại

Theo bao My thi du doan nam 2015, Nga se tang cuong san sinh ra nhieu thit lon. Theo link nay thi cả năm 2014 Nga nhập hơn 400k tấn thịt lợn va tu sản xuất 2.3tr. Dự kiến sang năm sẽ tăng 6.7% production và giảm 9% nhập khẩu
http://www.globalmeatnews.com/Industry-Mar...to-grow-in-2015

Nga nhập khẩu 40 tỷ USD va Nga xuất siêu gần 200 tỷ

Theo link nay thi U dang buoc toi dân quân chiếm thêm 500km2 lãnh thổ va U sẽ đòi trả lại khi đàm phán. Lãnh thổ bị mất thuộc phía đông Volnovakha - bắc Maripol.

(@click here)

Bon Tay dang thong ke lai qua trinh Putin dua nuoc Nga di len,
lạm phát 2000% khi Nga có chưa đầy 15 tỷ USD dự trữ hoi nam 200, den lam phat 12%-16% với 400 tỷ USD dự trự, hàng chục tỉ USD trong Quĩ bình ổn quốc gia National Welfare Fund hien nay.
va keu goi Putin k nen de mat thanh qua


Can cu vao viec tuong My phai khan cap den Ukr thi co ve tin phia duoi la dang tin. Hon nua, Chỉ huy Alexander Karas của đơn vị AQL thuộc Right S viết trên FB xác nhận vẫn còn khoảng 30 lính bị kẹt trong nhà ga mới chưa thoát ra được.
CÓ hai người lính vuợt vòng vây trong bộ dạng thảm hại cho hay họ nghe nhiều tiếng kêu cứu trong đống đổ nát nhưng không thể giúp được gì vì quân MĐ bắn rất rát. Bộ chỉ huy ATO vẫn khăng khăng quân U kiểm soát nhà ga mới nhưng rất nhiều report và hình ảnh thể hiện chiến thắng đang nghiêng về DNR. Ngay hôm nay ATO k đưa ra thông tin nào về sân bay Donetsk, theo đại diện của ATO - Leonid Matyuhin, họ không được phép công bố.

Checkpoint 31 và khu vực Zholobk đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng li khai sau những nỗ lực phản công nhưng không thành công của quân đội Ucraina vào đêm hôm qua và hiện có khoảng 400 quân li khai cùng hàng chục xe bọc thép đang tập trung tại Zholobk chuẩn bị tấn công check point 29 (checkpoint 31 và 29 kiểm soát con đường cao tốc Bakhmutka nối từ thành phố Lugansk đến các thị trấn lớn phía bắc ) - Semenchenko cũng đã xác nhận tin này và cho biết thêm là sẽ không có cuộc phản công nào nữa và sẽ thiết lập tuyến phòng thủ mới để ngăn chặn.

Hiện nay quân li khai với sự hỗ trợ của pháo binh, xe tăng và grad đang giao tranh giữ dội với quân Ucraina tại phía đông tp Maiủpol

Theo tin Mang Xa Hoi thì 29 cũng thất thủ rồi

Dan quan giành quyền kiểm soát ‪ Telmanve (nằm về phía đông bắc Mariupol) khai thông thêm một mũi tấn công nữa nếu quyết định tiến về thành phố cảng Mariupol
(@click here)



langtubachkhoa
DPR: Ukraine tổn thất nặng nề tại sân bay Donetsk và làng Peski
Video
(@click here)

Kênh truyền hình Lifenews của Nga đưa tin ngày 20/1, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Alexander Zakharchenko đã tiến hành họp báo và thông báo về các cuộc giao tranh ngày 19-20/1.

Các binh sỹ Ukraine bị dân quân ly khai bắt ở sân bay Donetsk cũng phát biểu tại cuộc họp báo. Trái với tất cả các thông báo của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (SNBO) rằng quân đội Ukraine dường như không tổn thất nặng nề trong các cuộc giao tranh ở làng Peski và nhà ga mới của sân bay Donetsk, các binh sỹ bị bắt cho biết trong một ngày lực lượng vũ trang Ukraine đã mất cả đại đội xe tăng.

Phóng viên của LifeNews nói: "Họ (các binh sỹ) kể về trận đánh 1 ngày trước, khi cầu Putilov bị phá hủy. Lực lượng Ukraine đã mất cả một đại đội xe tăng, trong đó có gần 30 xe và 200 binh sỹ Ukraine." Các binh sỹ cũng cho biết về những nỗ lực bất thành trong ngày 20/1 nhằm chiếm sân bay.

Cùng ngày, một đại đội bộ binh, khoảng 100 người, của quân đội Ukraine đã thiệt mạng. Một lượng binh sỹ ít hơn còn sống sót đã bị bắt. Ông Zakharchenko cho hay thân nhân các binh sỹ này có thể đến và đưa họ về nhà mà không cần trao đổi tù binh. Thân nhân cũng có thể đến để nhận xác binh sỹ Ukraine.

Theo bộ chỉ huy DPR, ngày 20/1, thành phố Donetsk tiếp tục hứng chịu tên lửa Grad, khiến 4 dân thường thiệt mạng và 12 người khác bị thương. Hầu hết các nạn nhân ở quận Kiev. Việc các quận Kiev, Kuibyshev và Petrovsky bị nã rocket gây khó khăn cho hoạt động cấp nước, điện và khí đốt./.



Day la ban dich tu video ben tren voi phu de tieng Anh, xem ra Ukr bi mat san bay thuc su


Chào các bạn,

Tôi muốn khẳng định ngay rằng sân bay, hôm nay, cũng như hôm qua, cũng như ngày mai đã và đang thuộc về chúng tôi.

Tất cả các cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào các vị trí của chúng tôi đều đã bị đánh bật. Tại sân bay, gần khu Spartak. Nói thêm thì cả ở gần khu Maryinka, Yelenovka và Dokuchayevsk.

Hôm nay thì quân đội Ukraine đã mất, theo tính toán của chúng tôi, khoảng 200 người. Tầm 9-10 xe bị diệt. Tôi cũng có thể nói thêm rằng, dựa theo những tù binh chúng tôi bắt được hôm nay và chủ nhật trước, quân đội Ukraine, hay nói đúng hơn là tay sai của chính phủ Ukraine được huấn luyện rất sơ sài, thành lập một cách vội vã và phải cố gắng chống đỡ cho lợi ích của các chính trị gia. Và điều quan trọng nhất là họ cố gắng chống đỡ thất bại của họ tại sân bay bằng những con người này. Họ đã không chịu nhận ra rằng điều này không phải chỉ là tai nạn mà sẽ tiếp tục xảy ra thường xuyên trong tương lai.

Các trận đánh đang diễn ra ở khu Peski, ranh giới của khu Pervomaiskye, tại khu Tomen’koye-Vodyanoye, khu Old Avdeyevka. Hôm nay đánh nhau lan tới Maryinka, chúng tôi đã ở ngay ngoại ô của khu vực này.

Không quan trọng họ nã pháo chúng tôi bao nhiêu, họ nã pháo khu yên bình bao nhiêu, mà thế nào đó thì các đơn vị quân đội không phải chịu nhiều bằng những người dân thường. Ukraine muốn khủng bố chúng tôi với nó, muốn phá hủy cơ sở hạ tầng của chúng tôi, cho chúng tôi thấy rằng nên sợ họ, nhưng chỉ nhận được lòng căm thù và sự đoàn kết của chúng tôi mà thôi, khiến chúng tôi muốn tiêu diệt kẻ thù dù bất kể nơi đâu. Vì thế họ nhận được ngược lại những gì họ mong muốn.

Bây giờ 3 người đàn ông sẽ bị mang ra đây. Hai trong số họ bị bắt hôm nay quanh Nhà Ga Mới và một người bị bắt chủ nhật trước dưới cầu Putilovsky. Một người là lái xe tăng đã xông vào cầu Putilovsky và nó bị bắt sống cùng tổ lái. Hai người kia đến từ lữ đoàn mới thành lập, Lữ 91 nếu tôi nhớ không nhầm, đã định tiến vào Nhà Ga Mới ngày hôm nay. Họ là 2 binh nhất đến từ 2 tiểu đội khác nhau. Bây giờ tôi thậm chí sẽ không cần kể lại cuộc tiến công đã diễn ra thế nào mà tôi sẽ để họ tự kể lại, đơn vị nào và bao nhiêu đơn vị họ đã mất, họ đến đây lúc nào và bị bắt sớm thế nào. Tin tôi đi, đó sẽ là tin sốc dành cho các bạn đấy. Vì chính tôi cũng không thể tưởng tượng rằng toàn bộ tiểu đoàn tăng lại bị diệt trong 1 ngày. Bạn có thể hỏi họ mọi thứ, họ sẽ trả lời tất cả. Nếu có câu nào muốn hỏi trong lúc họ đang bị dẫn ra đây thì cứ hỏi luôn cũng được.

phỏng vấn cậu băng đầu:

H: Xin cho biết chính xác ngày nào thì tiểu đoàn tang đã bị tiêu diệt? Đó quả là một con số lớn về cả người và xe.

TL: Bạn biết đấy, có lẽ tôi không nên trả lời, thay vào đó, Dima hãy đến đây, ngồi xuống và nói với họ anh đã đến đây thế nào, anh đã bị tống lên và chuyển…. ở khu vực Yelenovka-Dokuchayevsk, gần Spartak, Peski và Nhà Ga Mới.

Ngồi xuống đi. Hãy bắt đầu từ đầu. Xin hãy tự giới thiệu bản thân và đơn vị của anh.

H: Anh đến Donetsk khi nào? Anh được tuyển khi nào và khi nào tới Donetsk.

TL: Tôi tới vào ngày hôm kia, khoảng 5 giờ sáng, tầm giữ 5-7 giờ.

Hỏi: Chủ nhật à?

TL: Vâng, chủ nhật. Chúng tôi đứng chờ. Khi nhiệm vụ được giao cho chúng tôi thì là đi tới cây cầu. Tôi không biết chúng tôi phải làm gì tiếp theo. Có 2 xe tăng đi đằng trước. Họ bắn trả. Chúng tôi quay lại. Xe tăng di chuyển phía trước. Tôi theo sau. Khi chúng tôi đi qua ngã tư thì tôi bị bắn. “Bị mất giày” và bị bắt.

Nói rõ hơn đi, mọi người không hiểu tiếng lóng đâu. “Bị mất giày” nghĩa là xích bị bắn.

Rồi tôi bị bắt.

H: Anh được tuyển khi nào?

TL: Tôi được tuyển ngày 5 tháng 9.

H: Anh huấn luyện ở đâu?

TL: Tôi được huấn luyện suốt thời gian ở tỉnh Cherihivskya, ở Goncharosk. Rồi tôi được chuyển tới trại huấn luyện, rồi trở lại Goncharosk, tới Chuhuiv. Đó mới là nơi tôi được huấn luyện quân sự, như họ nói vậy.

H: Vậy đó là lần đầu tiên anh tham chiến cũng là lần cuối cùng trong một ngày?

TL: Vâng.

Đó là lí do tại sao một cuộc chiến thôi mà đơn vị bị diệt và một lính bị bắt. Đợi đã, tôi muốn người khác nói. Xin hãy tự giới thiệu bản thân, rồi người tiếp theo.

Binh nhất bình thường, lính.

H: Đơn vị nào?

TL: Lữ đoàn 81.

H: Nhiệm vụ gì? Anh bị bắt trong tình huống nào?

TL: Nhiệm vụ là… tiến vào giữa Nhà Ga Cũ và Mới, bảo vệ những người rút chạy và bảo vệ nhiệm vụ ZU. Bị bắt sống khi đang bắn nhau.

H: Có bao nhiêu người ở đó và bao nhiêu người còn sống?

TL: Số người chúng tôi, những người ở trong 2 chiếc xe, 10 người mỗi xe. Còn sống á? Hừ… Một số người rời đi, một số ở lại. Tôi là người duy nhất còn sống sót ở lại. Tôi đoán là không còn ai nữa. Hai người bị chết ngay trước mắt tôi. Những người khác thì không lâu sau đó.

Người tiếp theo.

… thuộc lữ 81. Nhiệm vụ là bảo vệ những người bị thương. Tôi không biết chúng tôi di chuyển tới đâu, có một xe đi tới gồm 9 người và tổ lái. Sau đó xe rời đi, còn lại vài người chúng tôi. Sống…. 3 người.

H: Hôm nay chính phủ Ukraine nói rằng… không mất người lính nào trong khu vực chiến tranh. Và bây giờ tôi có 1 câu hỏi dành cho cả 3 người. Chúng ta ngồi đó, nói chuyện với nhau gần… vài tiếng. Nói đi các chàng trai, các cậu tới đây làm gì? Các cậu thậm chí có biết các cậu tới đâu và tại sao lại được gửi tới đây không? Hãy chia sẻ ý kiến của riêng mình về cuộc chiến này.

TL: Ý kiến riêng… nghe này…. Một tiếng đó, một tiếng rưỡi… từ khi tôi bị bắt và bị chuyển tới gặp người đàn ông này, tôi không bị giết là một điều kì diệu. Mọi người muốn xé tan tôi ra, muốn giết tôi. Tôi không biết cái gì đã ngăn họ làm điều đó. Nhưng… giữa những con người đó… mỗi người họ đều có mất mát, chính gia đình họ. Con trai hoặc con gái bị chết. Còn quân đội Nga, tôi chưa hề nhìn thấy. Chính là những người đó sống ở khu vực này.

H: Chính phủ của anh đã đối xử với anh như thế nào, theo quan điểm cá nhân?

TL: Như bia đỡ đạn vậy.

H: Một câu hỏi nữa. Seryozha, hãy nói anh đã đến sân bay lần đầu như thế nào. Điều gì đã xảy ra, cái gì ở đó?

TL: Tôi mới đến đó 1 lần.

Về cái phòng 5x5 ấy.

Chúng tôi đơn giản là bị bắn. Không ai giúp cả.

H: Họ có hứa sẽ có quân tiếp viện không?

TL: Có.

H: Không có tiếp việc đến à?

TL: Không.

H: Vậy anh được ném ra đấy như bia đỡ đạn?

TL: (gật)

Với một video dài 3 phút… để nói rằng sân bay được kiểm soát bởi quân đội Ukraine. Đó là lí do cả một đơn vị quân đội bị tiêu diệt. Đó là vì sao họ gửi lính xe tăng tới. Để họ chiếm cầu và cho thấy rằng sân bay bị bao vây. Lính chế vì một vài lợi ích chính trị. Những gã bình thường, 23 tuổi, sống ở làng gần Vinnitsa, phải không? Thị trấn Rovno, không xa đây lắm. Tôi nói đúng không, Seryoga? Seryozha từ tỉnh Chernigov và Vova. Trên thực tế, lỗi duy nhât của họ là họ được tuyển để gửi đến chỗ chết, gửi đến lò mổ như những con vật nuôi. Ukraine không cần những người yêu nước, không cần những người trân trọng đất nước họ, mà họ cần những nô lệ câm lặng. Bạn biết không, sự khác nhau cơ bản giữa chúng tôi và Ukraine là gì? Chính xác hơn là không phải Ukraine nói chung mà là cái khu vực đã gửi lính của họ đến chỗ chết. Chúng tôi là những chiến binh trân trọng sự dũng cảm. Những gã trai bình thường này đã kỉ luật hoàn thành nhiệm vụ được giao cho họ. Không phải lỗi của họ vì đã bị ném ra như những miếng thịt. Không phải lỗi của họ đã bị ném ra không có tổ chức tới chỗ chết chắc chắn. Là những người lính họ đáng nhận được sự tôn trọng cao nhất, vì họ hoàn thành nhiệm vụ được giao không một lời than vãn. Tôi muốn hỏi một câu nữa. Hãy nói về số phận của đơn vị, theo thông tin của các bạn, đã tấn công nhà tu ngày hôm kia.

TL: … không chính thức, chỉ… bàn tán giữa mọi người… tổn thất khác nhau theo mỗi người. Một vài người nói rằng có 43 người bị thương. Họ không nói về số bị chết. Những người khác nói là… không có đánh nhau, họ vừa đến, bỏ vũ khí và chạy.

H: Vậy thực tế là gì?

TL: Thực tế, tôi được thông báo ở đây rằng cả đơn vị đã bị tiêu diệt. Toàn bộ. Chỉ vài người sống sót.

Có 3 người sống sót. 4 tiếng chiến đấu và chúng tôi diệt toàn bộ đơn vị.

langtubachkhoa
http://www.theguardian.com/business/econom...an-central-bank

1000 tỷ Euro gói cứu trợ có thể không đủ và không kịp !

Trích:

Others are sceptical about whether QE has worked in the US and the UK, even though the central banks in both countries believe that bond buying has led to both growth and inflation being higher than they otherwise would have been

Một số người nghi vấn rằng không biết gói cứu trợ QE có hiệu quả trong việc nâng mức lạm phát hiện nay lên hay không như đã từng làm được tại Mỹ và UK


Talisma Sinopec, Halliburton, BP, Schlumberger, Royal Dutch Shell đồng loạt công bố cắt giảm nhân viên và đầu tư trong 2015
http://www.telegraph.co.uk/finance/newsbys...-off-staff.html


BHP Billiton - hãng khai khoáng lớn nhất toàn cầu cắt giảm 40% giếng khoan dầu đá phiến tại Mỹ, cắt giảm đầu tư trong năm 2015
http://www.cnbc.com/id/102353443


(@click here)
Chỉ huy trung đoàn Ukraine bị bắt sống tại sân bay Donetsk

Chủ nhật qua, Ukraine đã bất ngờ tấn công phe ly khai miền Đông Ukraine với trọng điểm là sân bay Donetsk. Trong khi Ukraine thông báo chiến dịch quân sự thành công thì đài Nga cho hay chiến dịch thảm bại. Chỉ huy trung đoàn số 93 bị bắt sống.
Các đài Nga đã công bố hình ảnh của 8 lính Ukraine bị bắt sống trong chiến dịch quân sự vừa qua. Họ cho biết những người này đã bị bắt khi gắng tấn công sân bay.
Đáng chú ý trong số đó có cả một người được cho là chỉ huy trung đoàn 93.
Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Ukraine chưa lên tiếng xác nhận thông tin trên nhưng cũng chưa bác bỏ những điều mà các đài Nga loan báo.
langtubachkhoa
Day co phai la chieu lach luat k? My che tao sung cua Kalasnikov va tra tien ban quyen sang che cho Nga?

http://news.zing.vn/My-se-che-tao-sung-tru...post504936.html
Mỹ sẽ chế tạo súng trường tấn công huyền thoại của Nga
Công ty chế tạo vũ khí RWC của Mỹ dự định giữ nguyên tên khẩu súng huyền thoại được sản xuất tại Nga. RWC từng là nhà phân phối chính của AK-47 tại Mỹ nhưng đã ngừng nhập khẩu loại vũ khí này sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vì cho rằng Moscow có vai trò trong cuộc khủng hoảng chính trị ở miền đông Ukraine, CNN đưa tin. Đại diện công ty RWC cho biết, họ đã không thể liên lạc với Kalashnikov Concern, nhà sản xuất súng AK. Tuy nhiên công ty Mỹ trụ sở ở Tullytown, Pennsylvania có quyền chế tạo vũ khí huyền thoại của Nga, loại súng trường tấn công phổ dụng nhất thế giới. Ông Thomas McCrossin, Giám đốc điều hành của RWC, cho biết: “Công ty có rất nhiều súng AK-47 trong kho. Chúng tôi được phép bán loại súng này nhưng tới khi hàng trong kho hết, người Mỹ sẽ không có cơ hội sở hữu chúng. Chúng tôi sẽ thay đổi điều đó bằng kế hoạch xây dựng một nhà máy mới chuyên chế tạo súng AK huyền thoại trên đất Mỹ”. “Trong quý 2 năm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu sản xuất AK-47 trên đất Mỹ. Chúng tôi có thể chế tạo những khẩu AK-47 của Mỹ và các loại súng ngắn khác do Kalashnikov phát triển. Chúng tôi sẽ bắt đầu tuyển người làm việc trong nhà máy”, ông McCrossin cho biết.







http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/kiev-c...tsk-446398.html
Trong cuộc họp báo công khai, các binh sĩ Ukraine bị ly khai bắt giữ đã tiết lộ số lượng thương vong ở sân bay Donetsk.
Theo đó, trong buổi họp báo này, những người lính của lực lượng chính phủ Ukraine mới bị dân quân ly khai của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) bắt giữ đã xuất hiện.

Theo đó, họ tiết lộ về con số thương vong của lực lượng họ trong các ngày 19 và 20/1. Tuy nhiên, con số đó hoàn toàn khác so với những công bố mà Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine (NSDC) đưa ra.
Cụ thể, phía Kiev thông báo rằng, không có thương vong nặng nề nào của quân Ukraine trong các trận giao tranh gần làng Sands và nhà ga mới của sân bay Donetsk. Trái ngược với điều đó, các quân nhân bị bắt giữ lại nói rằng, chỉ trong vòng 1 ngày, họ đã mất nguyên cả một đại đội xe tăng..
“Họ (tức các quân nhân Ukraine bị bắt giữ) kể về các cuộc giao tranh nhiều ngày trước. Theo đó, trong vòng 1 ngày, trong khi cố gắng phá vỡ gọng kìm của đơn vị Sparta và Somalia của DPR, lực lượng an ninh Ukraine đã mất nguyên một đại đội xe tăng với chừng 30 xe quân sự và 200 binh sĩ”, phóng viên LifeNews dẫn lại câu nói của binh sĩ Kiev bị bắt trong buổi họp báo.

Sau đó, họ kể rằng, chỉ còn một số ít những người bị ly khai bắt là còn sống. Cũng trong buổi họp báo, người đứng đầu DPR, ông Alexander Zakharchenko nói rằng, họ hàng và bạn bè của các quân nhân Ukraine bị thương có thể tới sân bay Donetsk để đưa họ về quê. Các binh sĩ Kiev thiệt mạng ở sân bay Donetsk cũng sẽ áp dụng hình thức này. Lãnh đạo ly khai DPR khẳng định, họ sẽ không áp dụng phương thức trao đổi tù binh với Kiev lần này.
Ở một diễn biến liên quan, theo Bộ chỉ huy quân đội DPR, hoạt động nã đạn pháo Grad từ ngày 20/1 vẫn diễn ra ở sân bay Donetsk. 4 dân thường thiệt mạng và 12 người khác bị thương.


http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/nga...21220805862.htm
Nga lên kế hoạch chống khủng hoảng trị giá 21 tỷ USD
Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov ngày 21/1 cho biết Chính phủ Nga đang chuẩn bị phát động một “chương trình chống khủng hoảng” nhằm ngăn ngừa tình trạng suy thoái kinh tế và mất giá đồng tiền, trị giá 1.375 nghìn tỷ ruble (21 tỷ USD).
Theo hãng tin Interfax, phát biểu tại cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Shuvalov nói: “Theo kế hoạch này, hiện nay chúng ta cần những giải pháp tài chính có tổng trị giá 1.375 nghìn tỷ ruble”

Ông Shuvalov cho biết một số khoản trong gói tài chính trên được lấy từ nguồn ngân sách dự trữ được tích lũy trong những năm gần đây từ việc xuất khẩu năng lượng nhờ giá dầu cao.



Nga đáp trả Thông điệp Liên bang Mỹ
Trước đó, trong Thông điệp Liên bang năm 2015, Tổng thống Obama đã chỉ trích sự liên can của Nga trong khủng hoảng Ukraine. “Chúng ta luôn giữ vững nguyên tắc nước lớn không thể bắt nạt nước bé bằng cách phản đối hành động gây hấn của Nga, ủng hộ dân chủ Ukraine và trấn an các đồng minh NATO… Ngày nay, nước Mỹ đứng vững và đoàn kết với các đồng minh trong khi Nga bị cô lập với nền kinh tế gặp khó khăn” - ông Barack Obama nhận định.

Đáp lại nhận định này, trong một cuộc họp báo tổng kết hoạt động đối ngoại năm 2014 của Nga, Ngoại trưởng Nga, ông Sergey Lavrov khẳng định: "Những nỗ lực cô lập Nga sẽ “thất bại”.

Ông Lavrov nói: “Chúng tôi biết các nước phương Tây muốn cô lập Nga vì chính tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh như vậy. Tuy nhiên, nỗ lực này chắc chắn sẽ không thành công. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow sẽ không bao giờ tự cô lập mình”.




“Nước Mỹ sang trang”
Trước thái độ mạnh mẽ của tổng thống Mỹ, Đảng Cộng hòa đáp trả bằng tuyên bố sẽ lèo lái đất nước rời xa những chính sách thất bại của ông Obama
Được khích lệ bởi sự phục hồi ấn tượng của nền kinh tế, tỉ lệ ủng hộ gia tăng và một loạt thắng lợi chính trị gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 20-1 gửi đến quốc hội mới do Đảng Cộng hòa (GOP) kiểm soát một Thông điệp Liên bang đầy thách thức, trong đó tập trung nhiều vào vấn đề đối nội.

ông Obama đe dọa phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào của GOP nhằm thu hồi Đạo luật Chăm sóc sức khỏe (Obamacare) và sắc lệnh cải tổ nhập cư. Những lời lẽ này cho thấy một Obama quyết không nhượng bộ các đối thủ chính trị, đồng thời sẵn sàng làm những gì ông cho là đúng hoặc có lợi cho nước Mỹ mà không phải canh cánh nỗi vướng bận tranh cử. Dù vậy, theo Reuters, điều này chắc chắn sẽ đặt ông chủ Nhà Trắng vào thế đối đầu hơn nữa với quốc hội trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ cuối cùng.

Phe Cộng hòa phản pháo

Ông Obama còn cảnh báo sẽ bác bỏ bất kỳ động thái gia tăng trừng phạt Iran nào của các nhà làm luật trong lúc đàm phán hạt nhân vẫn đang diễn ra. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tái khẳng định cam kết đóng cửa nhà tù vịnh Guantanamo, nơi giam các nghi phạm khủng bố nước ngoài từ năm 2002. Ông bày tỏ thêm mong muốn hoàn tất các thỏa thuận thương mại với châu Á và châu Âu để tạo nhiều việc làm hơn cho nước Mỹ.

Trước một thông điệp liên bang mạnh mẽ như thế, không khó hiểu khi GOP cũng đáp trả cứng rắn. Trong tuyên bố chính thức của mình, GOP cam kết sẽ tập trung vào những nỗi lo của người dân về việc làm và vấn đề chăm sóc sức khỏe, đồng thời lèo lái đất nước rời xa “những chính sách thất bại của Tổng thống Barack Obama”. Tuyên bố cũng kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ hợp tác để đơn giản hóa bộ luật thuế, nới lỏng rào cản thương mại với châu Âu, châu Á… “Người Mỹ đang bị tổn thương nhưng thay vì đưa ra giải pháp, Washington thường xuyên phản hồi với cùng một tư duy cũ rích dẫn đến những chính sách thất bại, như Obamacare” - tuyên bố khẳng định.

Hai ứng cử viên tổng thống tiềm tàng của GOP là Mitt Romney và Jeb Bush cũng nhanh chóng cáo buộc ông Obama sử dụng bộ luật thuế để chia rẽ người dân. “Thay vì thu hẹp khoảng cách giữa Đảng Dân chủ và GOP, ông ấy lại đưa ra những đề xuất không đâu vào đâu. Một cơ hội để thể hiện sự lãnh đạo đã bị bỏ lỡ” - ông Romney tỏ ý chê trách.

Theo giới phân tích, Tổng thống Obama đã đưa ra một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong Thông điệp Liên bang 2015. Dù nhiều đề xuất khó có cơ hội thành công song đây là cơ hội lớn để ông Obama “tiếp thị” ý tưởng của mình đến người dân Mỹ, đặc biệt là khi có đến hơn 30 triệu người theo dõi trong đêm 20-1. Theo thăm dò của đài CNN, Thông điệp Liên bang năm nay nhận được đánh giá tốt từ 51% người xem, tăng hơn so với mức 44% của năm 2014.




Tuyên bố của Kiev về việc " Nga xâm lược Ukraine” trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos không phải ngẫu nhiên, đó là âm mưu “bán mèo trong bị” cho các nhà tài trợ, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu Tướng Igor Konashenkov tuyên bố.

Hôm 19/1, Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng hai "tiểu đoàn chiến thuật" của Lực lượng vũ trang Nga được cho là đã vượt qua biên giới Nga-Ukraine.

"Những ảo giác về "cuộc xâm lược của Nga" trong tâm trí của các nhà tư tưởng chính của giải pháp quân sự cho cuộc xung đột nội bộ ở Đông Nam Ukraine không phải là tình cờ, mà là minh chứng cho sự điên cuồng của nỗ lực bán “mèo trong bị” đắt hơn nữa cho các nhà tài trợ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos.

Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, nếu sắp tới họ lại lớn tiếng tố cáo Nga trên diễn đàn ở Thụy Sĩ", ông Konashenkov nói.
langtubachkhoa
Doi tin khoa hoac mot chut cho do cang thang
Thuốc chống Ebola của Nga qua thử nghiệm lần cuối cùng
Theo người đứng đầu Rospotrebnadzor Anna Popova, thuốc chống Ebola của Nga đang trải qua lần thử nghiệm cuối cùng.

"Triazavirin đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng thuốc sẽ có hiệu quả" – bà Popova nói tại cuộc họp báo về chủ đề "Các mối đe dọa Ebola."
Loại thuốc này được phát triển bởi các nhà khoa học Viện nghiên cứu cúm thuộc Bộ Y tế, cho thấy hiệu quả rất cao đối với sốt Lassa, tương tự như sốt Ebola.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Veronika Skvortsova thông báo rằng thuốc triazaverin sẽ được gửi đến châu Phi, nơi sẽ diễn ra những thử nghiệm đầu tiên.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_20/282253936/

Các nhà khoa học Nga đang hoàn chỉnh hệ thống quang điện tử mới, có khả năng nhận biết các tổn thương não.

Thiết bị cho phép xác định nhanh chóng và chính xác chỗ “có vấn đề”, chẳng hạn như hậu quả nghiêm trọng sau sang chấn là vết bầm tụ huyết, cho biết ngay qui mô kích mức của điểm tổn hại. Điều đó sẽ giúp chẩn đoán thực trạng não trong điều kiện không có thiết bị cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).
Hiện nay chỉ có thể phát hiện tụ máu não trong bệnh viện hoặc phòng khám. Mà để làm được công đoạn này đòi hỏi qui trình tốn kém và chụp scan MRI hoặc CT là phần việc chỉ chuyên viên có trình độ mới thực hiện được. Tuy nhiên, những phương pháp chẩn đoán này có nhóm chống chỉ định khá lớn là các bệnh nhân dùng máy tạo nhịp tim, qua cấy ghép hoặc bị béo phì thừa cân. Các nhà khoa học từ Đại học Bách khoa Tomsk phía đông của miền Tây Siberia đã phát minh bộ thiết bị tương đối nhỏ gọn, không quá đắt tiền để thay thế cho lô máy cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính. Đó là hệ thống chẩn đoán quang-điện tử mới, giúp tiến hành cuộc kiểm tra sơ khởi với đối tượng nghi có vấn đề về não.
Một trong những sáng chế gia là bà Kristina Timchenko cán bộ khoa học của Đại học Bách khoa Tomsk cho biết: "Trong trường hợp tai nạn, thiên tai, hoặc đơn giản là ở các điểm dân cư nhỏ không thể đảm bảo tiến hành chụp cắt lớp nhanh chóng. Nhưng khi nói đến tổn thương não, chẳng hạn như vết tụ huyết bầm tím, thì bất kỳ sự chậm trễ nào dù nhỏ cũng là giá đắt đối với sức khỏe hoặc thậm chí là sinh mạng con người".
Thiết bị mới này ngay lập tức xác định xem trong não có khối máu tụ hay không, và nếu có thì kích thước là bao nhiêu. Như thế có nghĩa là bệnh nhân sẽ có thể nhận chăm sóc y tế đúng lúc và hợp lý. Với phương pháp mới này, việc nghiên cứu không chỉ cung cấp thông tin, mà còn đảm bảo an toàn. Chẩn đoán như vậy không gây cho cơ thể bất kỳ tác hại nào dù nhỏ nhất, tức là dùng hệ thống quang điện tử không có chống chỉ định.
Thiết bị hoạt động trên cơ sở phản hồi bức xạ: tiếp nhận và phân tích tín hiệu trở lại của não bộ. Nguồn phóng xạ là tia laser hai bước sóng nằm trong dải tần màu đỏ và hồng ngoại, thâm nhập sâu đến 3 cm. Do vết bầm tụ máu có màu đỏ, nó hấp thụ tia quang phổ màu đỏ và hồng ngoại với phản hồi kém. Với cùng tín hiệu thì những mô não khỏe mạnh phản ánh mạnh hơn nhiều. Sau khi nghiên cứu cường độ của bức xạ phản hồi, các chuyên viên sẽ kết luận liệu có điểm tụ máu ở não bệnh nhân hay không.
"Chúng tôi cần loại trừ những thiếu sót như trong thiết bị của Mỹ, tức là tìm cách phân định chính xác vị trí và khối lượng của chỗ tụ máu. Để làm được như vậy, chúng tôi đã tăng số lượng nguồn và máy thu tín hiệu", - bà Kristina Timchenko cho biết.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_19/282216154/

Các nhà khoa học đã tạo ra "hệ thống tìm kiếm" các loại kháng sinh mới
Các nhà hóa học Nga đã phát triển một hệ thống tự động để tìm kiếm các loại kháng sinh mới. Công nghệ này sẽ giúp giải quyết một trong những vấn đề cấp bách nhất của y học hiện đại – khả năng của vi khuẩn đề kháng lại thuốc kháng sinh đã sử dụng.

Hiện nay, hiếm khi xuất hiện những loại kháng sinh mới, mặt khác, số lượng vi khuẩn có khả năng kháng lại các loại thuốc đã sử dụng không ngừng tăng lên. Sự mất cân bằng này làm cho con người dễ mắc phải các loại bệnh mới. Các nhà hóa học của trường Đại học tổng hợp Matxcơva (MGU) đang tìm cách giải quyết vấn đề này. Họ đã đề xuất hệ thống robot để tìm kiếm các loại thuốc kháng sinh mới. Trong tương lai, hệ thống này sẽ giúp sáng chế các loại thuốc hiệu quả thế hệ mới.
Như thường lệ, quá trình tìm kiếm các loại kháng sinh mới bắt đầu với việc kiểm tra khả năng kháng khuẩn của những chất ứng cử viêncho thuốc kháng sinh. Nếu chất này diệt vi khuẩn, thì các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu cơ chế hoạt động của nó. Quá trình này là rất phức tạp, phải mất nhiều thời gian. Nhưng, nếu không biết các tác dụng của thuốc mới, thì không thể đăng ký nó. Các nhà khoa học từ Khoa Hóa học trường MGU đã phát triển chương trình tìm kiếm đại lý thuận tiện hơn cho các loại chất kháng khuẩn. Nó cho phép ngay sau đợt thử nghiệm sàng lọc đầu tiên thấy được rõ: hoạt chất tác động như thế nào lên mục tiêu.
Để kiểm tra cùng lúc nhiều chất kháng khuẩn tiềm năng, các nhà hóa học sử dụng máy robot có thể thực hiện đồng thời một loạt hoạt động giống nhau. Như dự định, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm sàng lọc khoảng 10.000 hợp chất hóa học.
Người quản lý đề án này, Giáo sư Pyotr Sergiev (Tổ bộ môn các hợp chất thiên nhiên, Khoa Hóa học trường MGU) giải thích thêm rằng, “trên thế giới có những cảm biến tương tự, nhưng, chúng chỉ sử dụng các hệ thống tìm kiếm rất nhạy cảm với một lớp thuốc kháng sinh đã sử dụng. Chúng tôi đã đặt ra nhiệm vụ phức tạp hơn: tạo ra hệ thống tìm kiếm các hợp chất mới về nguyên tắc để sáng chế lớp thuốc kháng sinh mới". Về mặt này, hệ thống tìm kiếm của các nhà khoa học Nga là độc đáo, ở nước ngoài không có những hệ thống tương tự.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_01_19/282216407/
langtubachkhoa

Cái đoan bôi đậm của báo Áo nói đúng ý tôi. Ukr chỉ là con bài, bản chất của nó là Mỹ tìm cách lôi Nga trở lại hệ thống tài chính của mình như trước đây. Tất cả các đòn làm giá dầu hạ, nâng giá USD đều nhằm mục đích này, vừa đánh Nga vừa dụ dỗ Nga quay trở lại hệ thống USD như trước đây. Nếu để Nga thoát ra khỏi thì đây là 1 tai họa chiến lược lớn. Đặc biet trong hoàn cảnh mà hệ thống thanh toán riêng của Nga sắp đi vào hoạt động, hiệp dinh swap giữa TQ - Nga đã kí kết, 2 hệ thống tài chính mới của BRICS hình thành, đàm phán phối hợp hệ thống thanh toán của Nga-TQ đang tiến hành, thì Mỹ càng tăng tốc gây sức ép với Nga. Mỹ sẽ dánh Nga đến khi Ukr không còn sức để đánh nữa, đến khi Ukr kiệt quệ toàn bộ đất nước, thì lúc đó mới tạm dừng chiến. Sau đó còn đánh nữa hay không còn tùy thuộc Mỹ có tìm được chiến trường nào khác để đánh Nga hay k? Nhiều khả năng đó có thể là Moldova hay Gruzia, nhưng ở 2 nước này Nga đều đã có vùng đệm, nên không dễ dàng.

Mỹ đã không hoặc chưa không chế nổi Nga về quân sự, tài nguyên (trong trung hạn tới tôi tin là vây, thậm chí có thể dài hạn), nếu để Nga thoát khỏi quỹ đao tài chính (như hiện nay Nga ngày càng thoát ra), thì Mỹ không còn gì để khống chế nổi Nga nữa. Điều này cũng sẽ là cơ sở để từ đó TQ, Ấn mạnh lên, EU và Nhật Bản dẫy ra

Vừa rồi trong bài thông điệp liên bang, Obama nói Mỹ mới là lãnh đạo thế giới, k phải TQ hay Nhật Bản hay bất cứ nước nào khác. Trước đó cứ phải nhắc đi nhắc lại rằng chính chúng ta đã làm Nga phải chịu thiệt hại (dù điều đó k sai) và kêu gọi đồng minh vững tin vào Mỹ. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Việc Mỹ cứ liên tục phải nhắc đi nhắc lại mình vẫn là lãnh đạo thế giới nhiều lần cũng chứng tỏ rằng Mỹ đang cảm thấy nguy cơ hơn bao giờ hết, việc cứ phải nhắc đi nhắc lại cái tên Putin (dù với lời lẽ nào) chứng tỏ Mỹ cũng như Obama bị ám ảnh bởi Nga và Putin như thế nào.


Ukraine trong mắt EU và Mỹ.

Trong mắt phương Tây, Ukraine như 1 người lính trước tiền đồn chống Nga, số phận tên lính kia thế nào cũng không ảnh hưởng lắm đến "Bộ chỉ huy ở hậu phương" . Nhưng tương kế tựu kế, " tên lính tiền đồn" kia cũng biết được vị trí của mình, nó hiểu nó đang bị biến là tốt, nhưng con tốt đã sang Hà thì sẽ là xe con, và nó đã quay sang làm tiền cả 2 ông chủ.

Truyền thông phương Tây cho rằng Ukraine đang trở thành tấm bia đỡ đạn cho Mỹ và EU.Trong một bài báo trên tờ tạp chí Contra Magazin, nhà báo Áo Marco Meyer viết: "Khối EU và Mỹ đang chi trả cho chiến dịch quân sự ở Kiev", và coi Ukraine như 1 tấm bia đỡ đạn.Mục đích chính của chiến dịch quân sự ở Ukraine, được chi trả bởi EU và Mỹ, là "buộc Nga phải khuất phục trước các thể chế tài chính quốc tế mà vì nó“chính quyền Kiev sẵn sàng hi sinh hàng triệu mạng sống”.

Rồi đây Đông-Tây sẽ ngồi xuống với nhau,lúc đó hòa bình đến với Ukraine, thì giới chức Kiev sẽ làm gì để tái thiết đất nước, vãn hồi trật tự khi mà bao nhiêu tiểu đoàn vũ trang không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền TW. Bỏ qua những ngôn từ đao to búa lớn, những hô hào chiến tranh, lấy lại Donbass bằng vũ lực...Liệu có khi nào Kiev nghĩ đến hòa hợp dân tộc , chung tay xây dựng đất nước?

Đối với chính quyền Kiev mọi thứ đều có thể qui đổi ra tiền.

Ngày 19-1 vừa qua, các phương tiện truyền thông Ukraine cho biết, Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) vừa đưa ra đề xuất, cho phép công dân giàu được “đóng tiền thế thân”, tức là đóng góp tiền bạc để được miễn nghĩa vụ quân sự.
Số tiền cần đóng để được miễn nghĩa vụ quân sự sẽ tương đương với khoản tiền tạo ra an ninh tài chính một năm hoặc bằng với 5 năm phụ cấp cho người lính hợp đồng. Hiện quốc hội Ukraine cơ bản đã thống nhất về vấn đề cho phép nộp tiền để miễn phải đi lính nhưng vẫn chưa ngã ngũ về số tiền cụ thể.

Cú đánh trộm có chủ đích.

Ukraine bất ngờ nổ súng tại miền Đông trong bối cảnh 2 bên tạm đình chiến nhân kỳ lễ lớn Epiphany của người Công giáo là điều mà nhiều người không nghĩ đến. Cả Đức và Pháp đều không thể ngờ tới cú đánh trộm này và giờ họ cảm thấy nhận đòn đau. Đức và Pháp muốn nối lại hòa bình. Phía Nga đang gặp khó khăn về lệnh trừng phạt của Mỹ nên chẳng có lý do gì để làm tình hình thêm phức tạp. Nga muốn hòa bình trong tư thế ngẩng cao đầu và giữ đúng tư thế một cường quốc. Nhưng cú đánh trộm không cảnh báo trước đó đã là đòn giáng mạnh lên quá trình hòa đàm ở Ukraine.
Chính quyền Kiev sau đó lên tiếng cầu hòa nhưng thật sự là khi bạn đã đấm trộm ai đó một cú rồi thì rất khó mời người bị đấm xuống nói chuyện tiếp.

Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố, phía Ukraine bắt buộc phải nổ súng tại sân bay Donetsk vì phía phiến binh tăng cường nổ súng và cấm vận chuyển các binh sĩ Ukraine bị chết và bị thương ra khỏi khu vực sân bay: “ Hôm qua tôi đã giao nhiệm vụ giáng trả một lần vì phía DHP đã cấm vận chuyển những người bị hy sinh và bị thương ra khỏi sân bay” – tuyên bố của tổng thống Poroshenko trong buổi gặp gỡ với thủ tướng Ba lan tại Kiev.
langtubachkhoa
Quay lại việc Nga quyết đinh chuyển khí cho EU qua đường ông Blue Stream của Thổ Nhĩ Kỳ, đến bien giới Hy Lap-Thổ, và buộc EU phải xây cơ sở hạ tầng khí đốt đến đó để tiếp nhận.
"Theo Goldcore, công ty môi giới vàng của Ireland, một dự án như vậy có khả năng sẽ mất vài tháng để thực hiện. Như vậy, trong thời gian đó, nhiều người châu Âu có thể sẽ không thể tiếp cận được khí đốt để sưởi ấm trong mùa đông và nhiều ngành công nghiệp cũng sẽ thiếu khí đốt, ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm của nhiều người dân trong nền kinh tế vốn đã gặp khó khăn."

Như vậy EU nếu không nhanh chóng quyết định sử dụng các linh kiện đã chế tạo trươc đó nhằm phục vụ cho South STream mà làm khẩn trương thì năm nay và năm sau móm mặt, nhất là những nước Đông Âu
Đưa thêm 1 vài thông số

Đường ông North Stream có công suất 55 tỷ mét khối/năm và mới dùng 23.77 tỷ. Đường ống Yamal Europe công suất 33 tỷ mét khối/năm và mới dùng 21 tỷ.
Đường ông Blue Stream có công suất 16 tỷ mét khối/năm và hiện đang sử dụng 13.6 tỷ. Nga đang dự định tăng công suất lên 19 tỷ mét khối
Ba đường ống này không đi qua Ukr
Còn lại hệ thống đường ống đi qua Ukr (thực chất là 3 duong ống) có công suát 63 tỷ mét khối/năm, k rõ hiện đang dùng bao nhiêu, hình như mới khoảng hơn 40 tỷ

"Thời tiết lạnh giá sẽ cho Nga, nhà cung cấp năng lượng chính của châu Âu, một đòn bẩy. Đòn bẩy này có thể là yêu cầu tăng giá, hạn chế lưu lượng vận chuyển hoặc cả hai, hay là những cuộc đàm phán có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phụ phí", Chủ tịch công ty tư vấn Cumberland Advisors, David Kotok cho biết"

Xem ra là Nga quyết làm mất giá trị địa chiến lược của Ukr trong mắt phương Tây

Phó Thường Nhân
Đến hôm nay thì các báo lớn ở Pháp, và cả bon Novosti (Nga) mới đưa tin quân đội UK rút khỏi sân bay Donesk.
@LTBK,
Mặc dù thế EU hay Mỹ cũng không động đậy gì lắm. EU thì đang bận chuyện quan trong hơn, đó là việc ngân hàng Trung ương EU có mua lại nợ của các nước (đặc biệt là nợ Hi lạp) không. Và câu trả lời là CÓ. Đây cũng là điều tôi tiên đoán ở trên, khi LTBK nói tới việc giảm phát. Tôi đã nói là giảm phát không thể nào xẩy ra, vì việc in tiền trong tài chính thế giới hiện tại là « vô tư đi ». Việc ngân hàng trung ương mua lại nợ này thực chất là việc in thêm tiền (nó đã tính là in thêm 1000 tỉ), tức là chính sách của EU hiện tại về tài chính là giống Mỹ. Để so sánh, VN cậy cục các kiểu chính sách, mới suất siêu được khoảng 2 tỉ đô (1,5 tỉ euro) đã thấy mừng. Nó in thêm 1 phát 1000 tỉ euros (tương đương ngàn năm suất siêu của VN). So sánh thế để các bác thấy cái thế giới này không phải là thế giới của sự bình đẳng, và nước nào, khối nào làm chủ được công cụ tài chính thì nó thực sự là sức mạnh.
Bình thường ngân hàng EU không được phép in tiền, và bản thân nước Đức là đầu tầu kinh tế cũng không muốn thế. Việc này cũng chứng tỏ sự thất bại của chính sách Đức trong nội bộ EU, và thắng lợi của nhóm Pháp, Ý, Tây ban Nha
langtubachkhoa
Tiep tuc tong hop tin

Tính đến thời điểm này, cuộc chiến tại sân bay Donetsk đã kết thúc: Binh sĩ Ukraine rút khỏi vị trí phòng thủ quan trọng nhất ở khu vực này: Nhà ga mới. Thông tin từ phía Ukraine.
http://censor.net.ua/news/320999/ukrainski...skogo_aeroporta

Xác thực hơn, ta có thể xem những hình ảnh dân quân Motorola dọn dẹp trận địa. Không nghi ngờ gì, đây đích thực nhà ga mới sân bay Donetsk.
(@click here)

Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine đêm 21/1 tiếp tục bế tắc với việc các bên không ngừng cáo buộc lẫn nhau. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samatha Power cho rằng, đề xuất hòa bình mới Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây là một “kế hoạch tham vọng mới” của Nga.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin tiếp tục kêu gọi Mỹ dừng hành động ủng hộ chính quyền Ukraine gia tăng bạo lực tại miền Đông.
Ông Churkin nói: “Nhìn chung về cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ đang đóng vai trò gây bất ổn. Họ đưa ra những hành động khiêu khích. Sau hàng loạt các chuyến thăm cấp cao của chính phủ Mỹ tới Ukraine, Kiev bắt đầu đưa ra các hoạt động đối đầu. Những hành động của chính phủ Ukraine tại miền Đông trong mấy ngày qua diễn ra sau khi một tướng Mỹ tại châu Âu tới thăm Kiev”.

1/Nga dỡ bỏ cấm vận về việc nhập khẩu thịt lợn cho sáu nước EU
Sáu quốc gia EU, trong đó có Pháp, Hungary, Ý, Đức, Đan Mạch và Hà Lan, những nước đầu tiên có thể hội đủ điều kiện để cung ứng thịt lợn sang Nga.Người đứng đầu của Rosselkhoznadzor Sergey Dankvert cho biết vào thứ năm .

2/ Cựu tổng thống Sec Vaslav Klaus có tuyên bố gây chấn động khi ông trả lời phỏng vấn tòa soạn Die Presse.

“ Ukraine – là một đất nước chia cắt nhỏ và được lập nên một cách nhân tạo, không phải là một lãnh thổ truyền thống với một dân tộc thuần nhất”
Không nên đặt Ukraine trước sự lựa chọn giữa phía Tây và Đông – ông nêu rõ.
“ Vì thế, sự thay đổi sẽ trở nên rất nặng nề đối với Ukraine so với các nước khác. Cuộc khủng hoảng hiện nay – là kết quả của các mưu tính bắt buộc Ukraine lựa chọn giữa Tây và Đông. Bắt một đất nước lựa chọn như vậy là hủy diệt đất nước” – Klaus nói.
Ngoài ra ông cho rằng, Crimea chưa bao giờ là lãnh thổ của Ukraine, mà là lãnh thổ của Nga.
“ Hoàn toàn hiểu rằng, Crimea chưa bao giờ là thành phần của Ukraine, các vị biết đấy. Crimea luôn là của Nga. Tôi không nhìn thấy thảm kịch nào trong đó”
Nguyên nhân cơ bản Crimea bị xâm chiếm là do những sự kiện bên trong Ukraine: “ Khủng hoảng nội bộ Ukraine là nguyên nhân cơ bản đối với tôi. Nếu không có Maidan thì sẽ không có việc Crimea bị xâm lược” - cựu tổng thống Sec nêu rõ.
Klaus cũng nêu rằng, thời kỳ hậu Liên xô tại Ukraine thực tế không có sự thay đổi nào.
“ So sánh với các nước Trung và Đông âu thì Ukraine – Là sự thất bại. Và đó là nguyên nhân chính của khủng hoảng hiện nay” - Klaus kết luận.

3/ Buổi trưa nay đã tìm thấy 597 xác chết của quân chính phủ Ukraine tại khu vực sân bay Donetsk và vùng lân cận làng Sands. 44 người bị bắt làm tù binh, phó trưởng ban tham mưu DNR Edward Basurin cho biết


Vào hồi 16h54 các bác dân quân đang bao vây trạm kiểm soát số 37 và hai lần tấn công trạm số 28. Ngược lại, lính chính phủ đã tấn công các trạm 29 và 31, thuộc quyền kiểm soát lực lượng dân quân.


UKRAINA: Công nhân nhà máy quốc phòng lớn biểu tình vì 'nợ lương'
Trót nghe lời chính phủ 'bất hợp tác' với Nga, nhiều doanh nghiệp quốc phòng Ukraina nay đang trên đường phá sản.
Không có đơn đặt hàng mới trong khi chi phí sản xuất tăng vọt vì giá nhiên liệu tăng nhanh.



Theo khảo sat của đại học tài chính Nga thì đến hết 2014, 54% dân Nga sống ở các đô thị lớn xếp mình vào dạng nghèo.
Nhung theo CIA cua My thì tỉ lệ nguời dân sống dưới mức nghèo đói ở Nga là 12%, đứng hàng top thế giới về tỉ lệ nghèo đói thấp

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_count...vertty_line.png
Chung to quan niem ngheo doi cua Nga khac the gioi, cung nhu ngay xua VN xung than nop cong TQ nhung van giu duoc thuc quyen tu chu la coi nhu doc lap, con Nga thi coi nhu the la mat doc lap roi (do la thoi ky ma Nga phai chiu xung than voi Mong Co)

Xem 1 chut ve nong nghiep nhan vu Nga va EU lam lang, thi biet Nga nam trong top 3 ve xuat khau ngu coc, sản lượng đánh cá của Nga đứng thứ 4 the gioi, cac nganh nong nghiep khac rat phat trien, chi la k co nhieu san pham phong phu do khi hau lanh qua, nhung an ninh luong thuc dam bao



Mỹ không có bằng chứng về sự hiện diện của binh sĩ Nga ở Ukraine.

Mỹ khẳng định đã nhận được báo cáo của chính quyền Kiev về sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine, tuy nhiên, Washington thừa nhận, Mỹ không có bằng chứng cụ thể đối với những thông tin trên.

Ngày 21/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psak, cho biết:
“Chúng tôi không có bằng chứng và những con số cụ thể”, bà Jen Psak nói sau khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định “có 9.000 binh sĩ Nga đang chiếm đóng đất nước Ukraine”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Washington đã nhận được các báo cáo từ chính quyền Kiev, trong đó đề cập tới việc Nga đưa tới Ukraine hai tiểu đoàn chiến thuật, nhưng Mỹ không có nguồn kiểm chứng thông tin này.

Theo RIA Novosti



http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...onetsk-3228199/
Ukraine xin bơm tiền sau tuyên bố thua ở sân bay Donetsk
Quân đội Ukraine đang rời sân bay Donetsk, trang Lenta dẫn tuyên bố của tiểu đoàn tình nguyện Azov ngày 22/1.
Ukraine thừa nhận thất bại ở sân bay Donetsk

Tuyên bố trên cho biết, các binh sĩ Ukraine đã "buộc phải đầu hàng" sau 242 ngày phòng thủ. Tiểu đoàn Azov còn so sánh hoạt động cầm cự ở sân bay Donetsk có ý nghĩa to lớn hơn cả sự kiện bảo vệ thành phố Stalingrad và Moscow của người Nga trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Chủ biên của cổng thông tin tsenzor.net, Yuri Butusov, cũng đã thừa nhận trên Facebook về sự thất bại của lực lượng an ninh Ukraine tại sân bay Donetsk trong đêm ngày 21/1. Ông cho biết thêm rằng toàn bộ cơ sở hạ tầng và thiết bị tại sân bay này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Tham mưu trưởng quân đội Ukraine, Victor Muzhenko, đổ lỗi cho sự thất bại ở sân bay Donetsk là do không thể phá vỡ vòng vây.

Giao tranh tại sân bay Donetsk trở nên ác liệt trong những ngày gần đây khi cả phe ly khai và lực lượng an ninh Ukraine tăng cường tấn công hạng nặng các vị trí của nhau để giành quyền kiểm soát khu vực có ý nghĩa chiến lược này.

Ukraine đề nghị IMF cấp khoản cứu trợ mới nhằm cứu nền kinh tế

Ngày 22/1, các quan chức cho biết Ukraine đã đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp gói cứu trợ mới lớn hơn và sẽ tìm cách đàm phán lại với các chủ nợ trong bối cảnh quốc gia Đông Âu này đang phải chật vật để cứu vãn nền kinh tế lao đao.

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đã có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ).

Bà Lagarde cho biết Ukraine đã đề nghị định chế tài chính có trụ sở tại Washington này tăng cường quan hệ với Kiev.
Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ ngày 21/1.
Bà nêu rõ: "Hôm nay (22/1), Tổng thống Poroshenko đã thông báo với tôi rằng nhà chức trách Ukraine đã đề nghị ký một thỏa thuận thời hạn nhiều năm với IMF... để thay thế thỏa thuận hiện hành. Chúng tôi sẽ tham vấn với Ban điều hành IMF về đề nghị này."

Năm 2014, IMF nhất trí cấp cho Kiev 17 tỷ USD trong thời gian 2 năm như một phần của gói cứu trợ toàn cầu trị giá 27 tỷ USD.

Tuy nhiên, IMF đã bày tỏ quan ngại rằng Ukraine có thể cần thêm 15 tỷ USD viện trợ khẩn cấp
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 20 2015, 11:03 PM)
@Sky,
Cấu trúc nhà nước hiện tại ở VN cũng không phải là cái gì bất bình thường. Với hình thức hiện tại, thì vai trò của Đảng chìm đằng sau, và bắt buộc phải thể hiện thông qua các chức vụ nhà nước trong quan hệ quốc tế. Nó thể hiện qua nội dung mà không có hình thức.  Ngược lại với việc TBT là CTN thì Đảng và Nhà nước thực sự chập một cả về hình thức lẫn nội dung. Mỗi kiểu nó có cái lợi cái hại khác nhau. Với việc hai chập một thì hình thức pháp quyền rõ ràng hơn, đặc biệt trong trường hợp VN (cũng hơi giống TQ) do nhà nước không đứng một mình được, do  cái thuyết « tam quyền phân lập » lấy nhà nước làm một tổ chức độc lập có 3 đoạn độc lập kiểm soát lẫn nhau không áp dụng được ở VN, và ngay ở các nước đang phát triển khác cũng mang lại nhiều bất lợi, bất ổn định hơn hình thức Đảng-Nhà nước ở VN. Nếu hình thức Đảng-Nhà nước là đúng thì để khẳng định tính pháp quyền của Đảng, chập hai chức vụ trên làm một là đúng. 
Điều nên để ý là ở VN, cho đến nay, quyền lực tối cao vẫn mang tính chất tập thể, bây giờ nếu chuyển sang hình thức này, thì vai trò của người đứng đầu nhà nước rất lớn, có tính độc quyền, vì thế phải cân nó với một thể chế kiểm soát. Hoặc là thông qua hiến pháp, định tội trong trường hợp nào người đứng đầu nhà nước có thể bị lật đổ (ôm đau, tội phản quốc, ..), trong đó đặc biệt quan trọng là hình thức lật đổ thế nào, quy trình như thế nào. Hiện tại thì VN vừa thông qua hiến pháp mới, nên khả năng cân bằng qua hiến pháp cho chức vụ mới này hơi khó. Ngược lại, cơ cấu của Đảng (bộ chính trị, ban tổ chức trung ương, trung ương Đảng) có thể làm được nhiệm vụ này. Có nghĩa là nếu người đứng đầu nhà nước vi phạm, không có được sự đồng thuận của Đảng để giữ chức vụ Tổng bí thư, thì việc bãi miễn Tổng bí thư cũng đồng thời là bãi miễn chủ tịch nước.  Trong trường hợp đó việc chuyển giao quyền lực thế nào thì phải định rõ.
Ở VN như tôi đã nói là đã có tiền lệ bãi chức Tổng bí thư, bất luận lý do lúc đó là ra sao, có điều khác là lúc đó ông Lê Khả Phiêu không đứng đầu nhà nước, cũng không phải là tổng chỉ huy quân đội. Nếu bây giờ chập hai làm một thì điều đó sẽ khác nhiều.
Một điều quan trọng nữa là xác lập vị trí giữa Thủ tướng và chủ tịch nước. Thường thì chủ tịch nước có quyền truất thủ tướng. Ở VN điều đó chưa bao giờ xảy ra, và cũng không có tiền lệ, cũng như thái độ ứng xử, bởi vì quyền lực vẫn là cân bằng giữa « tứ trụ », và cả hai đều là đồng đẳng cấp vì đều là uỷ viên bộ chính trị.
Nếu không có sự xác lập vị trí rõ ràng giữa chủ tịch nước và thủ tướng, thì có thể hiểu là phân trách nhiệm mỗi ông một mặt (ông quốc phòng an ninh, ông kinh tế). Có điều quốc phòng an ninh liên quan tới kinh tế. Ví dụ đơn giản. Ông thủ tướng vì lợi ích kinh tế đơn thuần muốn rộng cửa với Mỹ, nhưng Mỹ đáp lại nó đòi hỏi những đặc quyền mà nhìn từ quốc phòng an ninh không chấp nhận được, vậy làm sao. Cứ cho là bộ chính trị quyết định đi, thì ở vị trí « ngang tài ngang sức » hai bên cứ « kỳ đà cản mũi » nhau thì sao.
Như vậy định vị vai trò Thủ tướng rất quan trọng (trách nhiệm, quyền hạn, phụ thuộc vào ai, cơ chế nào) cực kỳ quan trọng, nếu người ta không muốn vai trò thủ tướng trở thành « bố già » của hệ thống chính trị, bởi nó trật đường ray nằm ngoài mọi quyền kiểm soát. Mà ở vị trí này, do liên quan tới « cơm áo gạo tiền », việc tạo nhóm quyền lực ăn chia với nhau, lũng đoạn rất dễ.
VN chẳng có câu « cái gì cũng mua được bằng tiền, nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền ». Vị trí nào trong nhà nước đối với TIỀN gần gũi hơn là cái cửa THỦ TƯỚNG.
*



Vấn đề 2 chức danh đứng đầu Đảng và Nhà nước cho một người là có lợi cho VN trong tầm nhìn hiện tại em đã nói ở bài trước, còn cơ chế dân chủ tập trung vẫn còn nguyên qua tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương. Trường hợp có vấn đề về tín nhiệm thì cũng chả sao vì đối tượng cần xử lý là con người, Trung ương và Quốc Hội đồng ý chí (như cách tổ chức hiện tại) thì càng nhanh, càng hiệu quả vì bớt được rườm rà thủ tục (kỷ luật chính quyền rồi lại kỷ luật đảng).

Còn trong trường hợp Trung ương và Quốc Hội không nhất trí thì xét Hiến Pháp quy định Đảng duy nhất lãnh đạo thông qua Nhà nước. Nếu có mâu thuẫn thì buộc phải công khai để công luận phán xét, đây là bước tiến tới dân chủ ở mức cao hơn (nhưng vẫn đủ an toàn vì khả năng có mâu thuẫn là rất thấp).

Còn phân công nhiệm vụ cấp cao thì thực ra thế giới có đầy những bài học. Putin - Medvedev hay Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường etc. chắc không đến nỗi quá khó. Cái cần xét đến ở đây là con người trong cơ chế nào sẽ thực sự hiệu quả? Dưới con mắt của thế hệ U50 chúng em thì lãnh đạo VN "không còn" những nhân tài như thế kỷ trước bởi vì họ không có cơ hội để thể hiện trong cái cơ chế tập thể chung chung. Xã hội cân được thuyết phục bằng hình ảnh những "người hùng" như Nguyến Bá Thanh hay Đinh La Thăng, vậy càng quan trọng hơn khi người đứng đầu đất nước hội tụ được cơ hội 'tỏa sáng'. laugh.gif

Em xin nhắc lại là chuyện không có tiền lệ không phải là vấn đề lớn. Bất kỳ một chính thể nào trên thế giới cũng có rủi ro bế tắc hay xung đột quyền lực, nhưng chả có dân chúng nào đặt chuyện "thái tử kế vị" cao hơn tương lai của mình (trừ trường hợp thành viên hoàng tộc) sp_ike.gif
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 22 2015, 08:13 PM)
Đến hôm nay thì các báo lớn ở Pháp, và cả bon Novosti (Nga) mới đưa tin quân đội UK rút khỏi sân bay Donesk.
@LTBK,
Mặc dù thế EU hay Mỹ cũng không động đậy gì lắm. EU thì đang bận chuyện quan trong hơn, đó là việc ngân hàng Trung ương EU có mua lại nợ của các nước (đặc biệt là nợ Hi lạp) không. Và câu trả lời là CÓ. Đây cũng là điều tôi tiên đoán ở trên, khi LTBK nói tới việc giảm phát. Tôi đã nói là giảm phát không thể nào xẩy ra, vì việc in tiền trong tài chính thế giới hiện tại là « vô tư đi ». Việc ngân hàng trung ương mua lại nợ này thực chất là việc in thêm tiền (nó đã tính là in thêm 1000 tỉ), tức là chính sách của EU hiện tại về tài chính là giống Mỹ. Để so sánh, VN cậy cục các kiểu chính sách, mới suất siêu được khoảng 2 tỉ đô (1,5 tỉ euro) đã thấy mừng. Nó in thêm 1 phát 1000 tỉ euros (tương đương ngàn năm suất siêu của VN). So sánh thế để các bác thấy cái thế giới này không phải là thế giới của sự bình đẳng, và nước nào, khối nào làm chủ được công cụ tài chính thì nó thực sự là sức mạnh.
Bình thường ngân hàng EU không được phép in tiền, và bản thân nước Đức là đầu tầu kinh tế cũng không muốn thế. Việc này cũng chứng tỏ sự thất bại của chính sách Đức trong nội bộ EU, và thắng lợi của nhóm Pháp, Ý, Tây ban Nha
*



Không biết ông VN có bán được tí nợ xấu nào cho ECB không nhỉ? Trên nguyên tắc. in tiền thì phải có nơi nhận tiền mà VN dù gì cũng là đối tác thương mại với EU. Mức tín nhiệm B+ là khá hơn Nga, vậy trái phiếu 1 tỷ đô lần tới đây chắc bán được thôi. laugh.gif
langtubachkhoa
EU dang dinh choi chieu gi day?
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/nan-c...23113716689.htm
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, lãnh đạo châu Âu đột nhiên tỏ ra quan tâm đến giấc mơ Á-Âu của Nga.

Giữa lúc xung đột đẫm máu ở miền Đông Ukraine bùng phát, Moskva nhận được một đề xuất hội nhập với phương Tây và nhân tố đi đầu trong bước chuyển hướng này là Đức.
Phát biểu trong phiên họp của giới đầu tư và hoạch định chính sách chiều ngày 22/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu bài phát biểu của mình với những ngôn từ chỉ trích Nga, nói rằng Moskva đã vi phạm “những nguyên tắc cơ bản của trật tự hòa bình ở châu Âu”. Thế nhưng, khi được hỏi cuộc chiến ở Ukraine sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới, “bà đầm thép” của nước Đức làm cử tọa ngạc nhiên khi đề cập đến một tầm nhìn chiến lược địa chính trị vốn từng được Tổng thống Nga Vladimir Putin quảng bá nhiều trước đó. “Tới đây, ở một bình diện rộng lớn hơn, chúng ta có thể khai phá những khả năng hợp tác, cùng với đó là một khu vực kinh tế như chính Tổng thống Putin từng mô tả là ‘từ Vladivostok tới Lisbon’”, bà Merkel đề cập.

Đó là một khu vực tự do thương mại mà ông Putin kì vọng một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực, trải dài trên một đường ranh giới hơn 14.000km, từ rìa Tây của châu Âu đến ranh giới phía Đông của Nga và đương nhiên bỏ qua nước Mỹ. Nhiều năm qua, nhà lãnh đạo Putin đã rất nỗ lực để tạo lập một nền móng cho một dự án liên kết như vậy, mà gần đây nhất chính là sự ra đời của Liên minh Á – Âu (EAEU), một tổ chức theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU) với những kết nối chặt chẽ về kinh tế và chính trị. Liên minh này chính thức đi vào vận hành từ 1/1 vừa qua, với 4 nước thành viên sáng lập là Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia

Tại Davos, tiếng nói của bà Merkel không lạc lõng. Ông Jose Manuel Barroso, người từng có 10 năm đảm nhận cương vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu (mới nghỉ tháng 9/2014), cũng đã công khai nói đến ý tưởng về tạo lập một không gian hợp tác hữu nghị giữa EAEU và EU. “Tại sao chúng ta lại không thể hợp tác với Liên minh Á-Âu? Liệu một ngày nào đó giấc mơ này sẽ thành hiện thực? Tôi đã nhiều lần nói chuyện với ông Putin về điều đó, dự án từ Lisbon tới Vladivostok. Tôi tin rằng rồi thì điều này cũng diễn ra”, ông Barroso bày tỏ.




Khi dan quan ngay cang cung ran, ngoai truong Litva (nuoc dang giu chuc chu tich EU) doa gia tang trung phat thi TQ - Nga lai tiep tuc tuyen bo tang cuong quan he
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/tru...23212759387.htm
Trung - Nga nhất trí tăng cường quan hệ
Ngày 23/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết nước này sẽ hợp tác với Nga để duy trì đà phát triển mạnh mẽ trong các mối quan hệ song phương.
Bà Hoa Xuân Oánh đưa ra những bình luận trên sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 22/1 khẳng định Trung Quốc và Nga đã thiết lập được nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác song phương trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới và khu vực.

Trả lời họp báo thường kỳ, bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đánh giá cáo thái độ tích cực của Nga về việc mở rộng và làm sâu sắc sự hợp tác song phương. Bắc Kinh coi trọng việc phát triển mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Trung - Nga.

Trung Quốc sẽ cùng với Nga thực hiện các nỗ lực chung để thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng cũng như bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và trên thế giới.



http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/ukrai...23210128821.htm
Phe ly khai du dinh mo chien tranh tong luc

http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/phe-l...23155005027.htm
Phe ly khai ở miền Đông Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy nhanh đà tiến sau khi giành quyền kiểm soát sân bay Donetsk.

Một chỉ huy thuộc Tiểu đoàn tiễu phạt Azov tiết lộ: Sau 242 ngày đêm giao tranh, dài hơn cả trận Stalingrad trong Thế chiến 2, quân đội chính phủ đã buộc phải rút khỏi sân bay Donetsk, đẩy khu vực này nằm dưới quyền kiểm soát của phe ly khai ở miền Đông.



Day la cong nghe gi nhi?
http://baotintuc.vn/quan-su/linh-nga-sap-v...23230207547.htm
Lính Nga sắp... vô hình
Trong cuộc họp Ủy ban công nghiệp quốc phòng, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đã được giới thiệu một loại vải vô hình. Loại vải này có thể vô hình trước các thiết bị thu ở dải sóng nhất định, và điều này đương nhiên quân đội sẽ được hưởng lợi.
Theo trang mạng Nga ngày 23/1, loại vải trên được phát triển tại phòng thí nghiệm "Vật liệu đặc biệt" ở Saratov do Đại học tổng hợp Quốc gia Saratov thành lập với sự tham gia của Quỹ Nghiên cứu triển vọng. Đương nhiên những phát triển của các nhà khoa học Saratov có thể cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Nga.

Phòng thí nghiệm trên đang phát triển các vật liệu cho thể sử dụng làm quân phục binh sĩ. Những đặc tính của vải có thể làm tăng khả năng ngụy trang và bảo vệ tổng thể binh sĩ ở cấp độ mới. Trong khi đó, phương Tây vẫn chưa phát triển được loại vật liệu tương tự.

Mẫu vải giới thiệu với Tổng thống Nga được làm tại xí nghiệp Baltex ở Balashov, nơi đang ứng dụng các phát triển khoa học của phòng thí nghiệm trên thực tế. 38 mẫu vải đã được các bộ sức mạnh đăng ký. Chúng có các đặc tính khác nhau, một số chịu va đập và một số khác vô hình.



http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...en-nga-3228330/
Trung Quốc sẽ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài hơn 7.000 km đến Moskva (Nga). Kinh phí dự kiến lên đến 242 tỷ USD.
Theo China Daily, chính quyền thành phố Bắc Kinh hôm 21/1 cho biết Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên Bắc Kinh-Moskva.

Thành phố Bắc Kinh cho hay tuyến đường sắt cao tốc xuyên biên giới được đề xuất này sẽ dài hơn 7.000 km và đi qua 3 nước Trung Quốc, Kazakhstan và Nga. Kinh phí dự kiến đầu tư cho tuyến đường sắt mới này là 1.500 tỷ Nhân dân tệ (242 tỷ USD).

Tuyến đường sắt này khi đi vào hoạt động sẽ giúp giảm thời gian đi lại từ Bắc Kinh đến Moskva xuống còn 2 ngày so với 6 ngày hiện nay.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Moskva đã được đề xuất trong chuyến thăm chính thức tới Nga hồi tháng 10/2014 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Tại cuộc họp giữa hai thủ tướng Trung Quốc-Nga lần thứ 19, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy thiết lập hành lang giao thông cao tốc Âu-Á kết nối Bắc Kinh với Moskva.

Trước đó, China Daily nhận định hành lang cao tốc Trung Quốc - Nga sẽ là dự án chính trong vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa" mà Trung Quốc có kế hoạch xây dựng.


Đại sứ: Ai Cập hy vọng vào việc tăng cường hợp tác với Nga
Ai Cập hy vọng rằng trong năm 2015, hợp tác với Nga sẽ được tăng cường theo nhiều hướng khác nhau, ông Mohammed El-Badri, đại sứ Ai Cập ở Nga cho biết.

Ông lưu ý rằng Cairo cũng hy vọng vào chuyến viếng thăm đáp lễ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà các nhà chức trách sẵn sàng thảo luận về toàn bộ các vấn đề quan hệ song phương. “Chương trình đàm phán vô cùng rộng lớn, trước hết là quan hệ song phương. Chúng tôi hy vọng rằng năm 2015 sẽ là năm bắt đầu thực hiện nhiều hướng khác nhau trong quan hệ hợp tác của chúng tôi”,- ông El-Badri phát biểu trong cuộc họp bàn tròn ở MIA “Rossia Segodnya”.
Trong bối cảnh phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga vì các sự kiện xung quanh Ukraina và những biện pháp hạn chế mà Nga đáp trả, việc hợp tác với Ai Cập được coi là có nhiều triển vọng. Về phía mình, Cairo đang tìm kiếm ở Matxcơva một đối tác đáng tin cậy trên bối cảnh mối quan hệ với Hoa Kỳ có phần nguội lạnh sau vụ phế truất Tổng thống Mohammed Mursi (năm 2013).

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_23/282379273/

Nga chế tạo hai máy bay không người lái Chirok độc đáo
Hai nguyên mẫu máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công Chirok với tải trọng lên đến 300 kg đã được chế tạo tại Tổng công ty chế tạo máy OPK và chuẩn bị các chuyến bay thử nghiệm, - phát ngôn viên tổ hợp công nghiệp quốc phòng nói với RIA Novosti hôm thứ Sáu.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin về việc đã có một mẫu Chirok 10 mét sải cánh sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm.
Các đại diện của OPK không loại trừ khả năng mô hình nguyên mẫu của Chirok sẽ được trình bày tại Hội chợ hàng không vũ trụ MAKS ở thị trấn Zhukovsky vào mùa hè năm 2015.
UAV Chirok là đề án nghiên cứu của Viện khoa học nghiên cứu kỹ thuật radio Moskva. Trọng lượng cất cánh tối đa của Chirok khoảng 700 kg, tải trọng có ích - 300 kg. UAV đạt độ cao 6.000 mét, tầm bay hoạt động tới 2.500 km.




Máy bay không người lái (UAV) do thám và tấn công Chirok của Nga đã sẵn sàng để bay thử nghiệm. Chirok có khả năng đổ bộ và cất cánh nhờ đệm khí ở địa hình hiểm trở mà không cần đường băng.
Hãng tin RT dẫn lời một phát ngôn viên của công ty United Instrument (UIC) thông báo: "Vào năm ngoái, chúng tôi ra mắt mô hình Chirok với kích cỡ bằng 1/5 phiên bản thật, và giờ đây chúng tôi sắp chính thức trình làng phiên bản sản xuất của mẫu UAV này với độ dài sải cánh là 10 mét. Hiện tại Chirok đang trong khâu hoàn thiện và đã sẵn sàng cho bay thử nghiệm".

Phát ngôn viên này cũng không loại trừ khả năng một trong các mẫu Chirok hoàn chỉnh sẽ được giới thiệu tại Triển lãm hành không Moskva (MAKS), diễn ra tại thành phố Zhukovsky, hè năm 2015.

UAV cất cánh bằng đệm khí Chirok được phát triển bởi công ty United Instrument (UIC), một nhánh của tập đoàn Rostec Nga, với trọng lượng hiệu dụng tối đa 300kg.

Với trọng lượng hiệu dụng này, Chirok có khả năng chở 2-3 hành khách cùng hành lý hoặc mang theo các thiết bị kiểm tra hay do thám, hoặc hoạt động như một máy bay tấn công với khả năng bay ở độ cao 6.000m, tầm hoạt động 2.500km.

Theo hãng tin RT, [B]Chirok được làm hoàn toàn từ vật liệu tổng hợp. Bộ phận đệm khí để hạ cánh của Chirok được sản xuất từ một loại vật liệu được Nga sáng chế và có thể co gọn lại khi bay. Trong khi đó, thông tin về hệ thống đẩy của Chirok được giữ bí mật.


Khả năng tàng hình nổi trội khiến Chirok dễ dàng được sử dụng cho mục đích quân sự với các loại vũ khí tấn công hay trong các nhiệm vụ trinh sát. Đồng thời, Chirok có khoang chứa tương đối rộng, cho phép giấu vũ khí như tên lửa điều hướng nhỏ hoặc bom với độ chính xác cao trong thân máy bay, qua đó khó bị phát hiện đồng thời cải thiện các tính năng khí động học.

Tuy nhiên, hãng tin RT đưa tin Chirok sẽ được sử dụng chủ yếu trong các nhiệm vụ giám sát môi trường, phát hiện cháy rừng, vận tải đến các khu vực hẻo lánh và phục vụ cho các dàn khoan xa xôi.[/B]

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_23/282369256/
http://dantri.com.vn/the-gioi/nga-sap-trin...khi-1024514.htm

langtubachkhoa
Tiep tuc tong hop tin tuc:

Tin chiến sự :
- Phía tây bắc Hỏlivka dân quân giải phóng 1 thị trấn tương đối lớn lầ Actemove
- Thêm 1 mũi tấn công được mở tại Maryupol hướng này là khu ngoại ô nằm phía bắc thành phố
- Khu vực Delbasevo dân mở thêm 1 mũi tiến công nữa để thắt miệng túi
- Khu vực sân bay NAF tiếp tục tạo gọng kìm để chăm sóc lính ucr lảng vảng gần khu khí tượng

Unconfirmed, twitter báo dan quan bắn rơi 1 Su25 tại Debaltseve
https://mobile.twitter.com/sbobkov/status/558378653713567745

http://dantri.com.vn/su-kien/44-linh-ukrai...ang-1023677.htm
Hãng tin Ria-Novosti ngày 22/1 dẫn lời chỉ huy phó lực lượng dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Edward Basurin cho biết 44 binh sĩ Ukraine đã ra hàng lực lượng này.
Phát biểu với các phóng viên, ông Basurin nói: "Tổng thiệt hại của phía Chính phủ Ukraine tại sân bay và khu vực lân cận tính tới 12 giờ ngày 22/1 là 597 binh sĩ thiệt mạng. Tôi nói tới những người đã tìm thấy xác tại sân bay và làng Peski, số binh lính ra hàng là 44 người".

Ông Basurin cho biết ngoài ra còn có "49 xe tăng, 47 xe bọc thép và xe chở quân bị phá hủy. Tổng số người bị thương được đưa khỏi khu vực giao tranh tới các bệnh viện và trạm quân y tiền phương là khoảng 1.500 người".

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố rằng lực lượng ly khai sẽ phải trả “giá đắt” cho việc gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng chính phủ trên khắp các khu vực đòi ly khai ở miền Đông nước này.


Nghị sĩ Cộng hòa: Tổng thống Obama đừng hòng lừa chúng tôi
Theo phản hồi của nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ được CNN tổng hợp lại, Thông điệp Liên bang của Tổng thống Obama thực tế không hề có ý kêu gọi hợp tác.

Trong Thông điệp Liên bang 2015 hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi toàn thể nước Mỹ hãy bỏ lại đằng sau những khó khăn của 15 năm trước để cùng nhau "bước sang trang mới".

Tuy nhiên, đối với nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa, "trang mới" này của Tổng thống Obama không hề có tên họ.

Trong số những nghị sĩ đảng Cộng hòa có chung quan điểm trên, Chủ tịch Hạ viện John Boehner là người phản ứng mạnh mẽ nhất. Ông cho rằng Thông điệp của ông Obama cho thấy Tổng thống không hề có ý muốn hợp tác với đảng đối lập.

"Thông điệp Liên bang đem lại cơ hội một khởi đầu mới, nhưng tất cả những gì Tổng thống nói đêm nay là tăng thuế, can thiệp sâu hơn từ chính phủ, tóm lại vẫn là những thứ trước đây đã từng không đem lại hiệu quả gì cho tầng lớp trung lưu", ông Boehner phát biểu.

"Đây không chỉ là những chính sách không đúng đắn, nó còn cho thấy sự sai lầm trong cách sắp xếp ưu tiên của Tổng thống Obama: quan tâm đến chế độ thay vì nền kinh tế", Chủ tịch Hạ viện nói thêm.

Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Obama đã đưa ra nhiều ý tưởng tiến bộ, cụ thể là giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và bù lại bằng việc tăng thuế cho tầng lớp thượng lưu; tăng mức lương tối thiểu; và miễn phí cao đẳng cộng đồng.

Ngoài ra, trong đoạn kết của Thông điệp, ông Obama cũng đã kêu gọi gạt những tranh cãi đảng phái sang một bên và tiến tới sự đồng thuận giữa Nhà Trắng và Quốc hội, điều ông đã từng nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2008.

Tuy nhiên, phần lớn nghị sĩ đảng Cộng hòa nói rằng họ không dễ bị lừa.

Lãnh đạo phe đa số đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell đã lập tức rời tòa nhà Quốc hội ngay sau khi Tổng thống Obama kết thúc Thông điệp.

"Tổng thống phát biểu như thể ông ấy sẽ tranh cử tiếp vậy", ông McConnell nhận xét.

Mitch McConnell: "Tổng thống Obama phát biểu như thể ông đang tranh cử lần nữa vậy." Ảnh: Google Images.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ bang Texas John Cornyn cho rằng một mặt ông Obama kêu gọi đồng thuận, nhưng mặt khác những hành động của Tổng thống lại chứng minh điều ngược lại.

"Tôi nghĩ giọng điệu của Tổng thống hôm nay hợp hơn cho bài Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông, thay vì bài thứ 7. Nói đi nói lại một ý trong 6 năm mà không thực hiện được thì cũng khó có thể tin được thêm một lần nữa", ông Cornyn nhận xét.

Có thể thấy rõ trong Thông điệp Liên bang năm nay rằng, Tổng thống Obama sẽ không ngại dùng quyền hành động đơn phương trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, bất chấp phản ứng của đảng Dân chủ hay Cộng hòa.

Trước hôm thứ Ba, Nhà Trắng cũng dọa sẽ dùng quyền phủ quyết đối với hai dự luật của đảng Cộng Hòa. Trong bài phát biểu hôm qua, Tổng thống Obama cũng đã nhiều lần "tỏ thái độ" với đảng đối lập.

Thậm chí một số thành viên đảng Dân chủ cũng thừa nhận ông Obama có thể đã đi quá xa. Thượng nghị sĩ Joe Manchin của bang West Virginia, người có quan hệ khá thân thiết với Tổng thống Mỹ, là một trong số đó.

Trả lời phỏng vấn CNN, ông Manchin cho rằng đáng ra Tổng thống nên có một giọng điệu "hòa giải" hơn.

"Từ giữa bài phát biểu Tổng thống đã có xu hướng hơi chính trị hóa một chút. Có một số đoạn trong bài phát biểu tôi cho rằng có lẽ ông không nên nói ra", ông Manchin cho biết.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa đều phản ứng tiêu cực với Thông điệp Liên bang. Một số bày tỏ hi vọng hợp tác với Tổng thống, đặc biệt là trong việc thúc đẩy một hiệp ước trao đổi hàng hóa mới.

"
Đây là mảng tôi nghĩ hai bên sẽ đồng thuận. Điều này sẽ đem lại những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế Mỹ
", lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Steve Scalise phát biểu.



http://motthegioi.vn/khung-hoang-ukraine/n...ine-146936.html
Nga sẽ “chơi tới cùng” với phương Tây trong khủng hoảng Ukraine
Tại diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, đại diện của Nga đã lên tiếng khẳng định quan điểm của điện Kremlin về khủng hoảng Ukraine gần đây. Nga sẵn sàng thỏa hiệp nhưng không để phương Tây chèn ép. Thậm chí, Nga khẳng định có đủ nguồn lực để "chơi tới cùng" với phương Tây.

Ông Arkady Dvorkovich, phó thủ tướng Nga là người dẫn đầu đoàn đại biểu tới Davos, sau khi hai lãnh đạo hàng đầu của Nga là Tổng thống Vladimir Putin và thủ tướng Dimitry Medvedev từ chối tới để phản đối lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga.

Tại Thụy Sỹ, ông Arkady Dvorkovich khẳng định Nga không hề run sợ trước các lệnh trừng phạt. Phó thủ tướng Nga khẳng định nhờ các nguồn dự trữ nên Nga đủ khả năng giữ cho nền kinh tế trong trạng thái ổn định.
"Chúng tôi có nguồn lực, chúng tôi có kế hoạch chống khủng hoảng", ông Dvorkovich khẳng định.
Các doanh nghiệp Nga tới Davos cũng chủ trương tìm kiếm đối tác và họ nói rằng không để việc kinh doanh bị gián đoạn vì khủng hoảng chính trị.
"Hãy thoát ra tình trạng hiện giờ, các doanh nghiệp cần làm việc với nhau, tìm cách vượt qua một số vấn đề chính trị và thực sự tập trung vào việc khôi phục sự tự tin tưởng lẫn nhau", ông Kirill Dmitriev, giám đốc điều hành của RDIF, quỹ đầu tư do chính phủ Nga hậu thuẫn cho biết.
Phó thủ tướng Nga bác bỏ những tin đồn nói rằng Nga có thể phong tỏa tài sản của các công ty phương Tây làm ăn trên đất Nga. Đồng thời, cũng cho biết việc đồng Rúp giảm giá mạnh là cơ hội tốt để đầu tư vào Nga. "CEO của các công ty nước ngoài đều nói rằng họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Nga, với đồng rúp ở mức thấp như hiện giờ”.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đang dẫn đến căng thẳng Đông Tây hiện giờ. Phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga từ 10 tháng qua và khiến kinh tế Nga bị ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều công ty của Tây Âu cũng bị ảnh hưởng lây và các nước Đức, Pháp đã rất muốn nới lỏng lệnh trừng phạt với Nga để quay lại làm ăn như trước.

Cho đến giờ, Nga vẫn chưa có dấu hiệu xuống nước trước các yêu sách của phương Tây và khẳng định chính Mỹ đang muốn lợi dụng khủng hoảng để làm suy yếu nước Nga.


langtubachkhoa
(PLO) - Theo RT ngày 23-1 đưa tin, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của Cơ Quan Quản trị Phát Thanh (Broadcasting Board of Governors-BBG) trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Andrew Lack đã liệt kê hãng thông tấn của Nga, Russia Today (RT) vào danh sách những mối nguy hiểm chính của truyền thông Hoa Kỳ, bên cạnh các tổ chức khủng bố khét tiếng như Nhà Nước Hồi Giáo (IS) và Boko Haram.
TIN LIÊN QUAN
Quốc vương Ả Rập Xê-út băng hà, giá dầu Mỹ tăng
‘Tìm thấy vũ khí sát thương của Mỹ tại sân bay Donetsk’

Xếp truyền thông Nga “ngang hàng” khủng bố?
Trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, ông Lack cho biết: “Chúng tôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức truyền thông từ các cơ quan thông tấn của chính phủ Nga (RT) và những nhóm khủng bố Hồi Giáo cực đoan ở Trung Đông như IS và Boko Haram”.
Đây không phải là lần đầu tiên BBG, một cơ quan quản lý truyền thông của chính phủ Hoa Kỳ được cả 2 đảng tài trợ và có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới lại xem một cơ quan thông tấn của Nga là “thách thức” chính.
Còn nhớ hồi tháng 8-2014, chủ tịch BBG, Jeffrey Shell, cũng từng phát biểu: “Chúng ta nên lập ra một kế hoạch và kinh phí cho việc chống lại những thách thức từ RT rồi đem nó đến chỗ chính phủ để xem họ có duyệt không nhé”. Chứng tỏ các cơ quan thông tấn của chính phủ Mỹ thực sự “e dè” hãng tin RT.
Cuộc chiến truyền thông Nga – Mỹ


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng cáo buộc “RT là cái loa tuyên truyền của chính quyền Putin” (ABC news)


Lý giải cho sự “e dè” này, Ian Dunt, biên tập viên của politics.co.uk, trong một cuộc phỏng vấn với hãng RT cho rằng chính “sự lớn mạnh, nguồn thông tin dồi dào và tốc độ đưa tin cực nhanh” của hãng tin Nga là một phần thách thức đối với các hãng tin Mỹ.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, tờ New York Times thường có những bài viết đề cập đến sự “hiện diện đáng kể của Mỹ” trên các hãng thông tấn Nga. Họ cho rằng chính phủ Nga đã đổ hàng triệu USD vào các hãng thông tấn chính của mình như RT và Sputnik trong cuộc chiến truyền thông với phương Tây.
Các chính trị gia Mỹ cũng từng buộc tội RT trong quá khứ, ngoại trường Mỹ John Kerry từng gọi Russia Today là một cái “loa tuyên truyền” của chính quyền Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine . Ngay lập tức, ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov chỉ trích bình luận của ổng John Kerry là “thiếu văn minh”
Ông Lavrov tuyên bố “Các cơ quan truyên thông phương Tây có thể đã từng không có đối thủ trong quá khứ, nhưng giờ đây họ đang phải lo ngại trước sự lớn mạnh của các cơ quan truyền thông Nga. Ngày nay chúng tôi đã giành được nhiều sự quan tâm từ Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latin”
Sự lo lắng của chính phủ Mỹ khi những năm gần đây, các hãng thông tấn Nga dần được công nhận trên toàn thế giới cũng như giành được khá nhiều giải thưởng báo chí quan trọng. Năm 2014, hãng tin RT nhận được đề cử Emmy cho loạt phóng sự về tù binh ở Guantanamo tuyệt thực, họ cũng từng được đề cử vào các năm 2010 và 2012.
Đáp lại sự “thù địch” của truyền thông Mỹ, bà Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT phát biểu “Russia Today không bao giờ mong muốn bị xếp chung danh sách với các tổ chức khủng bố, chúng tôi là một hãng thông tấn chính thống. Và hành động khiếm nhã mới đây của người đứng đầu BBG khiến chúng tôi vô cùng phẫn nộ, chúng tôi xem đây là một vụ bê bối quốc tế và cầ một lời giải thích”.
Bà Margarita Simonyan cho biết sẽ liên hệ với BBG cũng như Đại sứ quán Mỹ và bộ Ngoại Giao Mỹ để yêu cầu một lời xin lỗi.



Không quân Nga sẽ có chiến đấu cơ thế hệ thứ năm T-50
Các máy bay chiến đấu thế hệ mới T-50 (PAK FA) sẽ được đưa vào hệ trang bị của Không quân Nga trong năm 2016, - đó là tuyên bố của Thượng tướng Tư lệnh trưởng Viktor Bondarev.

"Hiện tại đang bổ sung các chiến đấu cơ thế hệ 4 ++, nhưng năm sau chúng tôi sẽ bắt đầu nhận T-50 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, chẳng những không hề thua kém gì F-22 của Mỹ mà hầu hết các chỉ số còn vượt trội hơn", - vị tướng cho biết tại cuộc gặp hôm thứ Bảy với các cựu chiến binh của Trường Không quân Barnaul.
Tư lệnh trưởng Bondarev nhắc rằng hiện nay Không quân Nga đang được cấp các máy bay Su-30SM và Su-35S, cũng như máy bay tấn công Su-25 hiện đại hóa.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_24/282398510/
langtubachkhoa
Neu de mat thanh pho cang Mariupol la su cham dut doi voi Ukr, chac chi con Odessa de ra Dia Trung Hai, con ra bien Azov la mat
DONETSK, ngày 24 tháng 1 -. RIA Novosti: Dân quân hôm nay phát động cuộc tấn công Mariupol. Người đứng đầu nước cộng hòa tự xưng Alexander Zakharchenko nói trong buổi đặt vòng hoa tưởng niệm những người chết và bị thương do pháo kích ở Donetsk "Hôm nay, cuộc tấn công vào Mariupol bắt đầu. Đó là tượng đài tốt nhất dành cho tất cả người dân chúng ta bị tử vong"
http://ria.ru/world/20150124/1044101118.html#ixzz3Pl2nL2Ig

Thông tin ban đầu cho biết, rất nhiều thương vong xảy ra sau trận pháo kích sáng nay. Hội đồng thành phố cho biết, có 27 người chết và 97 người bị thương. Cũng như các vụ pháo kích trước đây, 2 bên đều đổ lỗi cho nhau gây thiệt mạng cho dân thường.
Có tin dân quân bắt đầu tấn công bằng bộ binh. "Đơn vị chiến đấu đầu tiên đã tiến vào ngoại ô Mariupol . Các cuộc tấn công đang tiếp tục" "Interfax" trích dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng DNR.

http://bloknot.ru/v-mire/opolchentsy-voshl...pol-151213.html


http://infonet.vn/cuu-tong-thong-kravchuk-...post156808.info
Cựu Tổng thống Kravchuk: Ukraine đang sụp đổ
Nguồn tin Tass dẫn lời Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk cho hay, nguyên nhân gây ra hiện trạng của Ukraine là những sai lầm của các nhà cầm quyền Ukraine trong suốt 20 năm qua.
Ông lên tiếng: “Bộ máy cầm quyền bị chia rẽ và kéo bè kết phái. Thực tế cho thấy, nhà cầm quyền không tỏ rõ trách nhiệm trong việc đối mặt với những vấn đề thực tế và nghiêm trọng đang đe dọa Ukraine".

Ông Kravchuk cũng bổ sung: "Mặc dù hôm nay là ngày Thống nhất của đất nước, nhưng tôi buộc phải thừa nhận rằng đất nước đang đứng trước bờ vực sụp đổ và thực tế này đã được chứng minh".

Ông tin rằng gốc rễ nguyên nhân của tình trạng này là những sai lầm của các nhà cầm quyền Ukraine trong suốt 20 năm qua.


Anh Nga qua nay beo roi
http://infonet.vn/trieu-tien-nang-cap-mang...post156864.info

Triều Tiên nâng cấp mạng lưới điện trị giá 30 tỷ USD
Tờ Chosun Ilbo cho hay Triều Tiên và Nga đang đối thoại về một dự án quy mô lớn nhằm nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng lưới cung cấp điện tại quốc gia cô lập với tổng trị giá lên tới 20 – 30 tỷ USD.
“Triều Tiên và Nga đang tiến hành thảo luận về việc hiện đại hóa và tái thiết mạng lưới dẫn điện trên lãnh thổ Triều Tiên. Tổng trị giá dự án từ 20 – 30 tỷ USD”, một nguồn tin từ Trung Quốc tiết lộ với tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc.

Theo nguồn tin trên, khi giúp Bình Nhưỡng, đổi lại, “Nga sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn đất hiếm trên lãnh thổ Triều Tiên”. Mức giá bán các loại kim loại hiếm của Triều Tiên cho Nga sẽ được tính theo giá quốc tế.
Tờ Chosun Ilbo nhấn mạnh Triều Tiên cũng đang tìm kiếm cơ hội tiếp cận với hệ thống cung cấp điện từ các trạm phát tại vùng Viễn Đông của Nga. Trong bối cảnh, Bình Nhưỡng hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu điện diện rộng, năng suất sản xuất điện thấp cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp làm thất thoát từ 60 – 70% điện năng truyền tải, theo tờ Rossiyaskaya Gazeta của Nga.

Nguồn tin từ Trung Quốc còn cho hay dự án nâng cấp mạng lưới điện có thể được tiến hành đồng thời với dự án hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đường sắt quy mô lớn hiện đang được Triều Tiên và Nga triển khai.

Còn theo Chosun Ilbo, Bình Nhưỡng đã cử các chuyên gia sang đàm phán với Nga về việc cung cấp và phân phối nguồn điện trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Re Su-Yong tới vùng Amur hồi tháng 10 năm ngoái.

Trong năm 2014, Bình Nhưỡng và Moscow đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về việc cải thiện mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước bao gồm sử dụng nguồn lao động từ Triều Tiên trong các dự án phát triển tại vùng Viễn Đông của Nga, cũng như khả năng các công ty của Nga đầu tư vào khu công nghiệp chung Kaesong.

Theo Rossiyskaya Gazeta, những thông tin liên quan tới việc Triều Tiên và Nga tiến hành nâng cấp hệ thống dẫn điện cùng việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhiều khả năng tới Moscow vào tháng 5 tới, có thể khiến ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc muốn tham gia dự án này.

Giới quan sát tại Hàn Quốc cho rằng chuyến thăm của ông Kim trong năm 2015 là nhằm ký kết hàng loạt dự án lớn với Nga bao gồm việc xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt, mạng lưới điện và các dự án đường sắt trên bán đảo Triều Tiên.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Chosun Ilbo, một tờ báo lớn tại Hàn Quốc, với lượng phát hành trên 2.200.000 ấn bản mỗi ngày. Trang thông tin điện tử Chosun.com còn có các phiên bản bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên.



Anh TQ mua dau tu Nga an toan va re nhat. Re vi chi phi van chuyen thap, an toan vi k phai di qua bien duoi suy uy hiep cua ham doi hai quan My

http://infonet.vn/nam-2014-trung-quoc-lap-...post156843.info
Năm 2014, Trung Quốc lập kỷ lục nhập khẩu dầu mỏ từ Nga
Năm 2014, hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ khối OPEC của Trung Quốc đã giảm, còn lượng dầu mỏ nhập từ Nga đạt kỷ lục. Đây là một phần trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu của Trung Quốc
Dẫn thông báo hôm 23/1 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hãng tin Nga RT cho hay trong năm 2014, thị phần dầu mỏ Ả Rập tại thị trường Trung Quốc đã giảm mất 8% và số lượng dầu mỏ nhập từ Venezuela cũng đã giảm mất 11% (dưới 20 triệu tấn). Tuy nhiên, thị phần dầu mỏ của Nga tại Trung Quốc đã tăng thêm 36% tương đương 665.000 thùng/ngày.

Song, Ả Rập Xê-út hiện vẫn là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc với con số 49,67 triệu tấn trong năm 2014 tương đương 997.000 thùng/ngày. Nhưng, số lượng xuất khẩu này lại là mức thấp nhất kể từ năm 2010 của Ả Rập Xê-út.

Ngoài ra, Nga cũng đã vượt qua Oman để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba sang Trung Quốc vào năm 2014. Trong đó, giá bán dầu thô của Nga cho Trung Quốc là 103 USD/thùng.

Thỏa thuận hợp tác giữa Bắc Kinh và Tập đoàn dầu mỏ của Nga Rosneft được ký kết hồi năm 2013 có thể mở đường giúp Moscow trở thành quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất sang thị trường Trung Quốc vào năm 2018.

Trong đó, hoạt động vận chuyển dầu mỏ sang Trung Quốc thông qua hệ thống đường ống dẫn Đông Siberia – Thái Bình Dương có thể tăng lượng cung cấp lên 20 triệu tấn mỗi năm vào năm 2017.

Chia sẻ với Wall Street Journal, công ty nghiên cứu dầu mỏ Wood Mackenzie’s Sushant Gupta nhận định hoạt động vận chuyển dầu mỏ từ Nga sang Trung Quốc có thể vượt mức 50 triệu tấn/năm vào năm 2020.

“Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu thô. Trong khi, nhu cầu dầu mỏ tại nước này vẫn luôn tăng ổn định, việc nhập khẩu dầu mỏ từ các nhà cung cấp truyền thông sẽ được thay thế”, Gao Jian, nhà phân tích tại SCI International, công ty tư vấn năng lượng ở tỉnh Sơn Đông nhấn mạnh.

Hoạt động tăng cường nhập khẩu dầu mỏ từ Nga cũng sẽ giúp Trung Quốc giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Đông, vốn hay bị gián đoạn do yếu tố thời tiết.



Nga coi viec My san xuat sung AK-47 la hop logic
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...-logic-3228513/
Nga: Mỹ sản xuất súng AK-47 là hợp logic
Việc công ty RWC được phép sản xuất súng AK-47 trên đất Mỹ gây bất ngờ cho thế giới, tuy nhiên nhà sản xuất Kalashnikov (Nga) coi quyết định này hợp logic.


Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đề xuất giám sát việc cung cấp khí đốt Nga qua Ukraina
Phó Chủ tịch EC Energosoiuz Maros Sefcovic đã đề xuất theo dõi tình hình dòng khí đốt Nga qua Ukraina. Ông nói điều này với RIA Novosti bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos.

Tại diễn đàn, ông Sefcovic đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich. "Tôi bày tỏ sự sẵn sàng của EU thực hiện giám sát việc khí đốt được vận chuyển giữa Nga và Ukraina," – ông Sefcovic nói nhưng không làm rõ chi tiết.
Cựu ủy viên châu Âu về năng lượng Gunther Etinger hồi tháng Bảy năm ngoái cũng nêu ý định của Ukraina và EU thỏa thuận việc giám sát chung các dòng khí trong hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraina. Để làm điều này, dự định bố trí chuyên gia EC tại các trạm đo khí Ukraina.

Đọc tiếp:

http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_23/282361291/
langtubachkhoa
http://www.baomoi.com/Phap-Lan-song-ung-ho...19/15820510.epi
Pháp: Làn sóng ủng hộ Nga, đòi thực hiện hợp đồng Mistral

- Trừ vài quan chức chính phủ và Tổng thống Hollande, hầu hết các chính trị gia và dân Pháp đều ủng hộ giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga.



Từ khi Pháp trễ hẹn bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga vào ngày 14 tháng 11 năm 2014 để ủng hộ lệnh trừng phạt của Washington và Brussels đối với Moscow vì vấn đề Ukraine, làn sóng ủng hộ Nga, kêu gọi bàn giao tàu sân bay Mistral cho Nga ngày càng dâng cao.

Mới đây nhất, vào ngày 23-11, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Pháp, hiện là nghị sĩ và Thị trưởng thành phố Nice, ông Christian Estrosi tuyên bố, Pháp phải tôn trọng những cam kết mà mình đã ký vào, hợp đồng cung cấp "Mistral" cần được hoàn thành.

Trong một tuyên bố trước báo giới, ông Estrosi bày tỏ chính kiến: "Về phần mình, tôi muốn lưu ý rằng tôi ủng hộ Liên bang Nga, chính phủ của ông Medvedev và ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin. Cá nhân tôi không tán thành biện pháp trừng phạt chống lại Nga”.

Với cương vị là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp vào thời điểm đơn đặt hàng lớn của Nga được ký kết với Pháp, ông Estrosi thừa nhận, hợp đồng mua sắm 2 tàu sân bay lớp Mistral đã giúp nước này tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân. Vì vậy, ông cho rằng giao kèo cung cấp các chiến hạm này cần được hoàn thành.

Trước ông Estrosi, giới chuyên gia Pháp, các nghị sĩ và đa số người dân Pháp cho rằng Paris nên "nói lời phải giữ lấy lời".

Theo kết quả một cuộc khảo sát ý kiến người dân Pháp được đăng tải trên báo French La Tribune ngày 21-1 vừa qua, 52% người dân Pháp tin rằng các lệnh trừng phạt chống Nga không hề có tác dụng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine mà còn ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Nga.

Cơ quan thực hiện cuộc khảo sát ý kiến, Ifop đã tiến hành lấy thông tin từ 1001 người dân Pháp trong thời gian từ 9-1 đến 12-1-2015 và nhận thấy: 64% người cho rằng Paris nên bàn giao 2 tàu Mistral cho Moscow, 75% người dân cũng cho rằng việc đình chỉ bàn giao tàu sẽ chẳng mang lại kết quả gì tích cực trong vấn đề giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.

Ngoài ra, khoảng 56% người tin rằng việc không giao tàu Mistral cho Nga sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của Pháp và 77% người cho rằng quyết định này sẽ mang lại hệ quả tiêu cực với ngành công nghiệp đóng tàu của Pháp, 72% tin rằng việc không hoàn thành hợp đồng với Nga sẽ có ảnh hưởng xấu các hợp đồng quân sự khác.

Về phía các chính khách, Chủ tịch đảng DLF Nicolas Dupont-Aignan đánh giá, quyết định của Tổng thống Hollande cho thấy Pháp "đang trở thành một nước nằm dưới sự chỉ đạo của Mỹ và Đức". Ông cho rằng phải dừng ngay việc đẩy nước Nga vào một kịch bản Chiến tranh Lạnh thái quá, Pháp cần giữ vị thế trung lập đúng mực.

Nghị sĩ Jean-Francois Mancel (thuộc đảng UMP cầm quyền) cũng cho rằng Pháp phải giữ lời và chuyển giao các tàu sân bay lớp Mistral cho Nga, không nên làm phức tạp thêm quan hệ với Nga và duy trì đối thoại với Moscow. Nghị sĩ này nhấn mạnh "nước Pháp không có thói quen để người khác đưa ra các quyết định thay cho mình".

Ông Gilles Remy - Giám đốc của CIFAL - Công ty cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực giảng dạy cho các thủy thủ Nga cũng cho rằng, tàu đổ bộ trực thăng lớp "Mistral" được thực hiện theo tiêu chuẩn của Nga, nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến của họ ở các khu vực lạnh giá nên không phù hợp với Hải quân Pháp.

Theo ông, các tàu được làm theo tiêu chuẩn của Nga, một số các bộ phận tích hợp trên con tàu vẫn là tài sản của Nga. Điều này khiến Pháp không thể bán tàu đi và hải quân Pháp cũng không cần các tàu này. “Chúng tôi thậm chí không thể đủ khả năng để giữ cho chúng khỏi bị rỉ sét trên bến tàu!" - ông Remy nói.

Ngoài ra, ông Remy cho rằng, những mâu thuẫn liên quan đến 2 chiếc tàu sân bay trực thăng lớp "Mistral" sẽ hủy hoại mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Pháp và Nga mà nước này đã dày công xây đắp trong nhiều năm qua. Vì NATO mà để mất mối quan hệ tốt với Nga, điều này thực sự không đáng.

"Nhìn chung, chúng ta còn đang nói về một thực tế rằng danh tiếng của Pháp xấu đi trên thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Chúng ta mời gọi phát triển các hợp đồng tương lai trên cơ sở tuân thủ các chính sách của các nước, nhưng qua vụ việc này, bạn hàng của chúng ta sẽ nghĩ gì”?

Vị giám đốc này cho rằng, lợi ích của quốc gia và nhân dân phải được ưu tiên hàng đầu. Ông nghĩ rằng chính phủ Pháp hiểu được điều này, đồng thời ông cũng bày tỏ sự tin tin tưởng là, cuối cùng hợp đồng sẽ được tôn trọng.

Trước đó, đại diện chính giới Nga đã không chỉ một lần nhấn mạnh rằng Moscow đồng ý với cả hai phương án giải quyết “vấn đề Mistral”, hoặc nhận tàu chở trực thăng hoặc nhận tiền bồi thường. và cả 2 cách Nga này Nga đều có lợi, thậm chí là cách thứ 2 còn lợi hơn.

Nhật báo thân chính phủ Izvestia của Nga dẫn một nguồn tin giấu tên của Nga tuyên bố: "Chúng tôi đã có các thiết kế chính của Mistral, nếu Pháp từ chối thực hiện hợp đồng, chúng tôi sẽ tự làm ra nó". Điều này cũng dễ hiểu là, dù Mistral được lắp ráp tại Saint-Nazaire, nhưng phần đuôi tàu được sản xuất trực tiếp tại Nga theo thiết kế do DCNS cung cấp.

Chính khách Pháp đòi bỏ NATO và lên án sự giả dối trong vụ Mistral

Ông Philippe Juvin, nghị sĩ của Pháp tại Nghị viện châu Âu (EP), nhận định cuộc khủng hoảng xung quanh hai chiếc Mistral đã gây ra một sự lộn xộn mà cả Pháp và châu Âu sẽ không thể thoát ra một cách an toàn. Theo ông Juvin, thương vụ Mistral đã tạo cơ hội cho một loạt các tuyên bố đạo đức giả.

Trước tiên, là sự đạo đức giả của người Pháp: Họ đào tạo các thủy thủ Nga trên chiếc Vladivostok nhưng lại ký vào lệnh cấm vận vũ khí của EU. Sự đạo đức giả của người Đức thể hiện ở chỗ họ đòi Pháp hủy hợp đồng, nhưng bản thân lại đang đắm mình trong sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Sự đạo đức giả của người Ba Lan, Phần Lan, Baltic còn nặng nề hơn: Từ xưa họ luôn e sợ người Nga, nhưng cũng như người Đức, họ lại mua rất nhiều khí đốt của Nga nhưng lại đòi Pháp chấm dứt hợp tác với Nga.

Đạo đức giả còn thể hiện ở chỗ chính Ba Lan và các nước vùng Baltic kêu gọi đoàn kết quốc phòng châu Âu, nhưng họ chẳng mua một chiếc máy bay chiến đấu nào ở châu Âu.

Tất cả các thành viên EU cũng đạo đức giả khi đòi Pháp không giao Mistral cho Nga với cái cớ là an ninh chung, nhưng lại dựa cả vào Pháp và Anh để bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới khi bị đe dọa.


Tên lửa đẩy Antares của Orbital Sciences sử dụng động cơ RD-181 của Nga
Sự đạo đức giải thể hiện lớn nhất ở Mỹ khi Washington đòi Paris chấm dứt hợp tác với Moscow trong khi nhà máy VSMPO - AVISMA của Nga ở Urals (Nga) hiện đang cung cấp hơn 40% nguyên liệu titan cho các máy bay Boeing 787 Dreamliner của Mỹ.

Còn gã khổng lò dầu khí Mỹ là ExxonMobil vẫn ung dung bắt tay với Rosneft của Nga khoan thăm dò dầu khí. Tháng 10-2014, ExxonMobil còn “làm giàu” thêm cho Nga khi phát hiện giúp họ một mỏ dầu khổng lồ ở Bắc Cực, với trữ lượng còn cao hơn mỏ dầu lớn của Mỹ ở vịnh Mexico.

Phía Mỹ đưa ra lí do là các hợp đồng được ký kết từ trước vậy hợp đồng của Nga và Pháp được bàn bạc từ năm 2009, ký kết từ năm 2011 tại sao vẫn bị ràng buộc?

Hay mới ngày 16-1-2015 vừa qua, Tập đoàn sản xuất tên lửa Energomash của Nga đã ký hợp đồng bán 60 động cơ RD-181, lắp đặt trên tên lửa đẩy Antares cho Tập đoàn công nghệ không gian Orbital Sciences của Mỹ với giá 1 tỉ USD. Hai bên còn cam kết hợp tác với nhau đến 20 năm nữa!!!

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp quân sự của Pháp, trong khuôn khổ một hợp đồng chuẩn mực như giữa Nga và Pháp, lý do duy nhất Paris có thể hủy văn bản này một cách hợp pháp là một lệnh cấm vận vũ khí quốc tế, do Liên Hợp Quốc áp đặt đối với Nga. Nhưng điều này chưa xảy ra, vậy việc gì Pháp phải chịu khổ?

Thậm chí, bà Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt trận quốc gia - đối thủ chính trị của tổng thống Francoise Hollande đã chỉ trích chính quyền của ông Hollande quá yếu đuối khi không thể giữ được chính sách ngoại giao độc lập và quá lệ thuộc vào người Mỹ. Bà tuyên bố thẳng thừng trên đài phát thanh Europe 1 rằng Pháp cần phải cân nhắc rời NATO sau vụ tàu Mistral.

Theo bà Marine Le Pen, vụ Pháp ký hợp đồng giao tàu Mistral cho Nga diễn ra trước khi có khủng hoảng Ukraine và Paris cần tuân thủ hợp đồng. Bà thậm chí còn cho rằng, nếu vụ này có xảy ra trong hay sau khủng hoảng Ukraine thì Pháp vẫn nên hoàn thành hợp đồng vì quyền lợi quốc gia cần được đặt lên đầu tiên.


Dàn khoan West Alpha thuộc dự án hợp tác khoan thăm dò trên biển Kara giữa ExxonMobil - Mỹ và Rosneft - Nga
Bà Le Pen đã đặt câu hỏi rất khó cho Tổng thống Hollande là Pháp gia nhập OTAN (cách gọi NATO theo tiếng Pháp) là vì lợi ích quốc gia nhưng việc hủy giao tàu Mistral cho Nga là vì trách nhiệm và bổn phận với các nước trong khối đã gây tổn hại tới lợi ích quốc gia của Pháp thì nước này có cần phải ở lại trong NATO hay không?

Bà cũng chỉ trích việc NATO bỏ rơi Pháp tự xoay sở trong vụ bồi hoàn hợp đồng tàu Mistral và cho rằng người dân Pháp phải gánh chịu hậu quả. Để làm tròn trách nhiệm thành viên NATO, Pháp sẽ phải cắn răng dùng ngân sách để bồi thưởng Nga 3 tỉ USD, đồng thời hàng ngàn người lao động Pháp sẽ mất việc làm.

Ông Nicolas Sarkozy - cựu Tổng thống Pháp thời kỳ đó - người đặt nền móng cho thương vụ mua bán lịch sử này, hôm 26-11-2014 cũng đã lên tiếng nhắc nhở phía Pháp cần phải giữ lời hứa và bàn giao tàu sân bay chở trực thăng Mistral cho Nga theo đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng.

Ông Sarkozy bày tỏ sự ngạc nhiên rằng, giữa lúc đang cả thế giới đang đứng trước mối đe dọa khủng bố của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan thì cộng đồng quốc tế lại đang tạo nên những điều kiện về một cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga. Cựu tổng thống Pháp cho rằng cần phải đàm phán với Nga và đi đến một thỏa hiệp.

Cách đây hơn 4 năm, hợp đồng bán cho Nga hai chiếc tàu đổ bộ tấn công mới thuộc lớp Mistral đã là niềm tự hào của nước Pháp, bởi họ là nước NATO đầu tiên xây dựng được mối quan hệ thân thiện với Nga và dấy lên hy vọng khởi động một cấu trúc an ninh châu Âu mới, mở màn bằng thương vụ Mistral.

Còn Moscow cũng muốn bày tỏ sự cảm ơn đối với Paris vì đã giúp đỡ mình vượt qua sự cô lập của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến tại Gruzia năm 2008 bằng bản hợp đồng mua vũ khí đầu tiên của phương Tây từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Giờ đây, 2 chiếc tàu Mistral có thể là dấu chấm hết cho quan hệ tốt đẹp mà 2 bên đã dày công xây dựng.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.