Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Trích bài viết của 1 bạn:
Hàng hóa nông sản có 2 loại: hàng hóa dùng để đa dạng hóa sản phẩm +và hàng hóa tối cần thiết

Hàng hóa tối thiểu để duy trì sự sống: ngũ cốc, thịt, cá, trứng, v...v. Những loại này Nga đều là nước xuất khẩu trong top. Đây là nhóm nông sản trong list an ninh lương thực.

Hàng hóa để làm đa dạng thị trường là các loại hàng hóa xa xỉ hoặc không trong nhóm cần thiết. Ví dụ nho thì có nho Việt, nho Mẽo, nho Thái, a ko có nho Mẽo ăn ko có nghĩa là a ko có nho Việt ăn. Thị trường tự do không cấm các hàng hóa nước khác đổ vào cạnh tranh với trong nước. Loại khác xa xỉ hơn như nhân sâm, hải nam, trầm hương, v...v. Giá trị rất cao nhưng nó không cần thiết, nó mang lại lợi nhuận cao cho quốc gia xuất khẩu nhưng quốc gia nhập khẩu thì không thể chết đói do thiếu nhân sâm dc

Việc cấm nhập khẩu lần này nếu trong 1 thị trường tự do thì bị coi là bảo hộ thương mại. Nhưng trong tình cảnh này thì nó có lợi cho sản xuất trong nước khi hàng hóa trong nước thoát khỏi cạnh tranh. Giống như hàng Việt với hàng Tàu vậy
langtubachkhoa
Tỉ lệ thất nghiệp ở Nga đã giảm xuống mức kỉ lục chỉ 4% lần đầu tiên trong 11 năm

http://i.imgur.com/PYrzBS6.jpg

Lạm phát ở Nga , tháng 7/2014 đạt mốc cao nhất 7.8% tương đương 1 tháng ở năm 2011 , trong khi đó tháng 8/2014 đã giảm xuống còn 7.5 % , nếu chia trung bình các tháng thì 2014 chỉ khoảng 7% , 1 con số rat bình thường.

Sap toi ngan han co the lam phat tang len 1 chut, roi se giam xuong
langtubachkhoa
http://baodientu.chinhphu.vn/quoc-te/tai-s...u-au/206026.vgp

Tai sao Nga “đánh” vào nông sản châu Âu?
Sau 3 lần Mỹ và các đồng minh phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với LB Nga, ngày 6/8, Tổng thống Nga V.Putin đã ký sắc lệnh mà thông qua đó chính phủ Nga đã triển khai các biện pháp trả đũa, cụ thể là ngừng nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm từ Mỹ, EU, Canada, Australia và Nauy vào Nga với thời hạn 1 năm.

Tại sao LB Nga, sau một thời gian dài “chịu đòn” lại chọn các mặt hàng nông sản thực phẩm để đáp trả lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ?

Theo tính toán của các chuyên gia thì hậu quả từ lệnh cấm này lên Mỹ, Canada hoặc Australia có thể không lớn nhưng đối với EU thì không hẳn là như vậy.

Phát biểu trên đài phát thanh VRT của Bỉ mới đây, Ủy viên phụ trách thương mại của EU – Karel De Gucht giải thích: Từ nguồn ngân sách của Cộng đồng châu Âu luôn có khoảng 400 triệu Euro sẵn sàng chi trả cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm nếu vì lý do chính trị mà sản phẩm của họ làm ra không tiêu thụ được thì tiền bồi hoàn sẽ được lấy từ nguồn quỹ 400 triệu Euro này. Dù con số thiệt hại chưa được tính toán và công bố nhưng ước tính sẽ vào khoảng 4 tỷ Euro và để bù đắp thiệt hại cho các nhà sản xuất, EU sẽ phải tìm nguồn cho việc này.

Nhằm vào “Gót Asin”


Mùa thu hoạch rau quả đã và đang đến. Hàng chục năm nay rất nhiều trang trại trồng rau và hoa quả ở Hà Lan, Ba Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha… chỉ có một thị trường đầu ra duy nhất đó là LB Nga. Nay điếm đến đó đã bị khóa chặt. Rau quả thu hoạch về nếu không tìm được nơi cất giữ thì chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ thối hỏng và nếu tiền đền bù không nhận được thì những áp lực từ việc này sẽ gây nên những hiệu ứng xã hội không nhỏ.

Trong Cộng đồng châu Âu, Phần Lan là nước sản xuất và cung cấp sữa rất lớn vào Nga, còn Đan Mạch là nhà cung cấp thịt lợn, Nauy cung cấp hải sản, các nước ở vùng Baltic, như Latvia, Litva và Estonia, cũng tiêu thụ tại Nga phần lớn nông sản thực phẩm, như sữa, cá… của mình.

Bao nhiêu năm nay, quy hoạch vùng nguyên liệu, định hướng sản xuất là để cho thị trường Nga. Nếu đầu ra không có thì sẽ tiêu thụ ở đâu và sẽ phải làm gì để thay thế?

Mặc dù giá trị không quá lớn, hàm lượng tiền cũng chưa phải là quá nhiều, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm là lĩnh vực có những đặc thù rất riêng không giống với các ngành nghề sản xuất công nghiệp khác.

Đây là lĩnh vực thu hút nhiều nhân lực, sản phẩm làm ra lại gắn với thời tiết, mùa màng rồi điều kiện và thời hạn bảo quản cũng chịu những ràng buộc nhất định. Nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được và nếu tiền đền bù không có hoặc không thỏa đáng thì có thể dẫn tới bất ổn xã hội như các cuộc biểu tình, tuần hành, kèm theo đó là thịt, sữa, rau quả đổ đầy trên các đường phố…

Hơn nữa, định hướng và tổ chức sản xuất nông sản cũng không thể là việc “một sớm một chiều”. Cây ăn quả đã trồng rồi chẳng lẽ chặt bỏ? Bò sữa với hệ thống chuồng trại, con giống, đồng cỏ đã xây dựng chẳng lẽ phá đi? Bao nhiêu nhân lực đã quy hoạch cho hướng đi này nếu giải thể họ sẽ làm gì? Những bất ổn nêu trên có thể là nguyên nhân dẫn tới các bất ổn về xã hội.

Trước khi căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine nổ ra, tỷ phú G.Soros đã cảnh báo nguy cơ bất ổn sẽ ngày càng tăng tại Cộng đồng châu Âu.

Ông G.Soros cho rằng: Nguyên nhân sâu sa của những bất ổn này, là do sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ khối. Các nước giàu cứ phải gồng gánh các nước nghèo và vì thế hình thành khối “chủ nợ” và khối “con nợ”. Mâu thuẫn giữa hai khối này sẽ không giảm mà chỉ có ngày càng sâu sắc.

Áp lực từ các nước chịu thiệt từ lệnh cấm vận của Nga sẽ buộc các nước khác, nhất là các nước giàu phải cùng chia sẻ. Mâu thuẫn từ nguồn cơn này chắc chắn sẽ nảy sinh.

Lệnh trừng phạt mà Nga áp đặt lên các nước EU gián tiếp sẽ gây khó khăn cho Gruzia, Moldova và chủ yếu là Ukraine. Mới khoảng 1 tháng trước đây, EU đã ký kết văn bản liên kết kinh tế với 3 nước này mà theo đó hàng nông sản thực phẩm vào EU sẽ không bị đánh thuế. Trước đây phần lớn lượng sữa, hạt hướng dương… thừa ra Ukraine chủ yếu xuất khẩu sang Nga, nhưng bây giờ nếu bị EU từ chối thì Ukraine sẽ thực sự bế tắc. Cả Moldova và Gruzia cũng vậy.

Hệ luỵ ít hay nhiều?

Còn đối với Nga, liệu những hệ lụy từ lệnh cấm này có trở nên trầm trọng? Tại cuộc giao ban của Chính phủ, Thủ tướng Nga D.Medvedev đã phải thừa nhận hệ lụy không ít thì nhiều cũng vẫn sẽ xảy ra. Tuy nhiên theo thông báo, các khu vực sản xuất có khả năng thay thế và đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga đã được hoạch định và đang triển khai. Các mặt hàng thiết yếu và bình dân, thiếu hụt sẽ không đáng kể. Chỉ có các sản phẩm sữa, thịt, cá cao cấp có xuất xứ từ Tây Âu chắc chắn sẽ thiếu hụt trầm trọng và thậm chí sẽ không có mặt trên các kệ hàng.

Hiện nay Nga mới tự đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu trong nước về nông sản thực phẩm, còn khoảng 40% vẫn phải bù đắp bằng hàng nhập khẩu. Sự thiếu hụt trên thị trường sẽ tạo nên cú hích cho các nhà sản xuất trong nước.

Còn trong ngắn hạn, các nước cận kề với Nga đang nhân cơ hội này để nhảy vào đây tiêu thụ hàng hóa của mình.

Công ty Baorong (Trung Quốc) thông báo đã chuẩn bị xong 70 nghìn m² chợ bán buôn và 30 nghìn m² kho rau quả tại tỉnh Hắc Long Giang để đưa rau quả vào Nga trong thời gian tới.

Phía Belorussia cũng tuyên bố sẽ bảo đảm cung ứng đủ lượng sữa mà Phần Lan đang cung cấp vào Nga. Còn Kazakhstan cũng hứa sẽ đáp ứng tối đa trong khả năng có thể cho Nga các mặt hàng rau, như bắp cải, cà rốt, khoai tây và táo.

Phạm Hoàng
langtubachkhoa
http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Nga-EU...-dau/205862.vgp

Nga – EU cùng cấm vận: Hàng chảy về đâu?

Chinhphu.vn) – Nga và các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải “dẫn dòng” lại luồng hàng xuất – nhập của mình sau khi hai bên cùng ra lệnh cấm vận lẫn nhau.

Lệnh cấm của Nga đối với các sản phẩm nhập khẩu nông nghiệp và lương thực có thể khiến EU thiệt hại 16 tỷ USD và khiến châu lục rơi vào khủng hoảng.

Thị trường nào cho EU?

Thương mại EU phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu thực phẩm sang Nga. Năm ngoái, Nga đã mua thực phẩm trị giá 16 tỷ USD từ EU, tương tương 10% tổng xuất khẩu của khối.

Biện pháp trả đũa của Nga đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể đẩy EU vào một cuộc khủng hoảng thị trường, Liên đoàn quốc gia các nghiệp đoàn khai thác nông nghiệp Pháp (FNSEA), hiệp hội nông nghiệp lớn nhất của Pháp, nhận định.

Trước những khó khăn vừa nêu, các nước bị cấm xuất khẩu thực phẩm sang Nga bao gồm EU, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy sẽ buộc phải định hướng lại sản xuất để xuất khẩu sang các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh và các nước vùng Caribe.

Thậm chí, các nhà xuất khẩu của Cộng hòa Séc cho biết họ đang tìm kiếm những hướng đi mới cho xuất khẩu sản phẩm, trong đó kêu gọi khôi phục quan hệ thương mại với Iran, vốn là một bạn hàng lớn, song thị trường này đã bị đóng cửa hàng chục năm nay đối với Séc do những nguyên nhân chính trị.

Trước những khó khăn trước mắt, Phòng Kinh tế Cộng hòa Séc hiện đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh hợp tác đầu tiên mang tính lịch sử với Iran. Dự kiến, chuyến khảo sát thị trường Iran sẽ được thực hiện vào tháng 9/2014.

Nga tìm thị trường mới ở đâu?

Sau khi Mỹ và EU đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, theo hãng tin Nga ITAR-TASS, ngày 6/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh "Về áp dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt riêng rẽ nhằm bảo đảm an ninh Liên bang Nga."

Sắc lệnh yêu cầu các cơ quan chính quyền trung ương thực thi những biện pháp liên quan, theo đó trong thời gian 1 năm kể từ ngày sắc lệnh trên có hiệu lực, phải cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Nga một số mặt hàng nông sản, nguyên liệu và lương thực thực phẩm có xuất xứ từ những quốc gia đã áp đặt trừng phạt kinh tế chống lại các cá nhân và thể nhân của Nga, hoặc những quốc gia đã ủng hộ quyết định trừng phạt này.

Hãng phân tích thị trường Euromonitor cho biết, lệnh cấm của Moscow chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mà Nga có thể sản xuất trong nước hoặc ít phụ thuộc hơn cả, cụ thể nhập khẩu các nhóm hàng bị áp lệnh cấm chỉ bằng 10% sản lượng các nhóm hàng đó tại Nga.

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, EU xuất sang Nga khoảng 30% trái cây và hơn 20% các sản phẩm rau tươi. Tổng cộng hàng năm Nga nhập khẩu một khối lượng thực phẩm và nông sản chừng 30 tỷ USD từ nước ngoài, trong đó chỉ 2% là từ Mỹ.

Các doanh nghiệp bán lẻ của Nga đã đàm phán với Nam Phi, Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc và các nước châu Á khác về việc cung cấp hàng hóa thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu, như thịt bò, trái cây và rau quả từ châu Âu và Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Belarus Leonid Marinich cho rằng đối với Belarus thì thị trường Nga bây giờ thực sự là một "mỏ vàng".

Đất nước hàng xóm này của Nga đã sẵn sàng cung cấp hầu hết các mặt hàng thực phẩm cho Nga thay thế cho các mặt hàng trước đây từng nhập khẩu từ Ba Lan và các nước Baltic.

Tương tự như vậy, các nước khác như Kazakhstan, Uzbekistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập đều sẵn sàng trở thành các đối tác cung cấp hàng hóa mới cho Nga.

Việc tìm kiếm thị trường mới của Nga cũng là một cơ hội tốt cho các quốc gia khác như khu vực Đông Nam Á khi Nga đang tìm kiếm những cơ hội gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực này. Việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt và đòn đáp trả của Nga hoàn toàn có thể mở ra cơ hội hợp tác của các thị trường này với các thị trường mới mà chưa khai thác hết tiềm năng.
langtubachkhoa
Ecuador mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu sang Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_13/275883508/

Chính phủ Ecuador đang nghiên cứu khả năng nâng cao lượng xuất khẩu sang Liên bang Nga và lập danh sách các sản phẩm xuất khẩu có thể tăng thêm trong thời gian ngắn và trung hạn, - như thông báo của Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Rivadeneyra Francisco trên kênh truyền hình Telesur.

Theo lời ông, hiện đang nghiên cứu nhiều hạng mục sản phẩm để xác định những “loại hàng thực phẩm nào có thể xuất khẩu, loại nào không được", đồng thời làm việc với phía Nga để Matxcơva "hiệp lực trong công tác kiểm nghiệm phù hợp với các đòi hỏi theo qui định an toàn thực phẩm” của Liên bang Nga đối với hàng xuất khẩu của Ecuador. Ông Bộ trưởng tuyên bố rằng công việc này do nhóm chuyên viên đặc biệt của chính phủ đảm trách.

Ngoài ra, Bộ trưởng cho biết, trong số các sản phẩm có thể cung cấp cho Nga có các loại rau, trái cây, hải sản, và không nói tới xuất khẩu thịt.
_____________________________________________________________

Ecuador không định xin phép ai để cung cấp các sản phẩm đến Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_13/275888379/

Tổng thống Ecuador Rafael Correa tuyên bố hôm thứ Ba rằng đất nước ông sẽ không xin phép bất cứ ai khi cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng đến Nga.

"Tôi muốn nói luôn rằng chúng tôi không cần đến sự cho phép của bất cứ ai để bán thực phẩm cho những quốc gia thân thiện: như chúng ta đều biết, Mỹ Latinh không phải là một phần của Liên minh châu Âu", - hãng Andes dẫn tuyên bố của ông Correa.

Báo Tây Ban Nha El Pais cho biết các nước EU không hài lòng với dự định của các nước Mỹ Latinh khi các quốc gia này thiết lập chu trình cung cấp đến Nga những mặt hàng mà phía Nga cấm nhập khẩu từ châu Âu. Trong thời hạn 1 năm Nga cấm nhập khẩu thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, sản phẩm từ sữa và hải sản, trái cây và rau quả từ các nước trước đó đã thi hành biện pháp trừng phạt chống Nga là Hoa Kỳ, các quốc gia trong Liên minh châu Âu, Canada, Australia.

"Hãy chờ đợi khiếu kiện chính thức (từ phía EU) và chúng tôi sẽ cho câu trả lời của mình", - Tổng thống Correa kết luận.




Phó Thường Nhân
Ở trên LTBK có nói tới vùng Ka ra bác, là vùng tranh chấp giữa Armenia và Azerbaizan. Nhìn sự kiện này, thì người ta cũng có thể thấy Nga lợi dụng nó để giữ vị thế của mình như thế nào. Đối với tôi, cách ứng sử của Nga trong quan hệ quốc tế thực ra không khác Mỹ hay TQ, do hiện tại không còn đối kháng về hệ tư tưởng, nên nó đều được hướng tới làm sao để chiếm lợi thế lớn nhất, có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Thế giới ngày này giống với thế giới vào thế kỷ XIX, khi các đế quốc ở châu Âu đua nhau đi chiếm thuộc địa. Hiện nay cũng vậy, chỉ có điều khác là chiếm thuộc địa có mỹ từ mới là « toàn cầu hoá ». Như vậy ảnh hưởng của một nước « lớn » đến mình phụ thuộc vào sức mạnh, ý đồ của họ trên thế giới. Cái ảnh hưởng này cũng bị bóp méo bởi địa chính trị, cũng như mâu thuẫn của họ với nhau. Từ đó mà dẫn tới mức độ là « đồng minh khách quan » với mình khác nhau. Chính vì vậy quan hệ với họ, với bất cứ nước nào đều có lợi đi kèm với hiểm hoạ trước mắt hay tiềm tàng. Thái độ « bênh » hay « về bè » với một bên sẽ hạn chế sự ứng sử linh hoạt của mình, có hại hơn là lợi. Nga cũng như TQ hay Mỹ, Ấn độ, Pháp, Nhật, Úc ..đều có cái bản chất ấy.
Ka ra bác là một vùng đất thuộc chủ quyền của Azerbaizan, nhưng dân cư ở đó lại là người Armenia. Người Armenia khác với người Azerbaizan không chỉ về sắc tộc, ngôn ngữ, mà còn cả về tôn giáo. Azerbaizan theo đạo Hồi. Còn Armenia theo thiên chúa giáo. Thiên chúa của Armenia là một nhánh đặc biệt, là một trong những tông phái cổ nhất theo thiên chúa. Vào thiên niên kỷ thứ nhất và trước đó Armenia là một vương quốc lớn, kiểu như nhà nước Phù Nam ở Đông dương, bao trùm một phần lớn miền đông Thổ nhĩ kỳ hiện tại. Còn Azerbaizan thì là một phần đất của đế quốc Ba tư (tiền thân của I ran hiện tại). Vào thế kỷ XIX, Nước Nga sa hoàng đã bành trướng chiếm thuộc địa ở vùng này, và đã bắt đế quốc Ba tư cắt đất, từ đó mà có Azerbaizan cũng như Tuốc men nít xơ tan, và Kirzistan. Hiện tại người Azeri (từ đó có tên Azerbaizan) sống ở I ran, nhiều hơn ở cộng hoà này. Trong quá trình bành trướng ấy, Nga sa hoàng cũng lấn đất đế quốc Thổ, từ đó mà lập ra Armenia và Georgie.
Khi Nga sa hoàng đánh đế quốc Thổ, thì đã chính danh là để bảo vệ thiên chúa giáo. Vì sao thiên nhiên kỷ thứ nhất thì Armenia và Georgia đều thuộc đế quốc Thổ. Sau khi người Armenia bị tàn sát ở Thổ vào thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, thì nước Armenia hiện tại là phần đất Armenia duy nhất còn sót lại như một nhà nước, một cộng đồng. Chính vì thế mà về mặt tâm lý Armenia rất gần với Nga sa hoàng và sau đó là Liên Xô. Chính nhờ có Liên Xô mà nhà nước Armenia mới tồn tại. Khi thành lập Liên Xô, Armenia trở thành một nước cộng hoà của Liên Xô, ngược lại phần Ka ra bác mặc dù là nơi người Armenia sống, nhưng vì nằm sâu trong đất Azerbaizan nên thuộc về nước cộng hoà này và được coi là khu tự trị.
Khi Liên Xô tan rã, Armenia đã đòi vùng đất này, và giữa hai nước cộng hoà cũ của Liên Xô đã xẩy ra chiến tranh. Azerbaizan thua, và Nga đã đứng ra hoà giải “đóng băng” cuộc chiến này. Cuộc đóng băng thực tế có lợi cho Armenia. Và người ta có thể nói, nếu không có Nga chống lưng thì Armenia không thể có đối trọng với Azerbaizan. Bằng cách đó , Nga đã “dằn mặt” Azerbaizan, và từ đó giữ nước này trong vòng ảnh hưởng của mình. Chính vì thế nếu đứng về phía Azerbaizan, thì Nga có lẽ không khác gì TQ nếu coi Azerbaizan ở vào vị trí VN.
Chính vì có những khúc mắc ấy, mà Armenia hứa sẽ tham gia vào liên minh Á – Âu của Putin. Ngược lại Azerbaizan thì không. Nhưng Azerbaizan cũng phải phản ứng thận trọng với người láng giềng phương bắc này.
Nhìn vào vấn đề này, thì thấy Nga hiện tại thái độ tính toán của nó cũng không khác gì Mỹ, TQ hay bất kỳ một nước “lớn” nào khác. Thái độ Nga với VN tốt phần nhiều cũng do vị trí địa chính trị tạo ra, nhưng tôi đã nói, Nga không phải là Liên Xô. Mà nếu mình quý Liên Xô, thì phải có cái nhìn đồng cảm với tất cả các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ chứ đừng đánh đồng Nga là Liên Xô.
Phó Thường Nhân
Tại sao Nga đánh hàng nông sản châu Âu, thực ra là vì chỉ có chủng loại mặt hàng đó là đánh được, con những mặt hàng khác Nga đâu có nắm được đằng chuôi. Ví dụ, Nga không thể cấm không nhập các máy móc công nghệ cao của Đức, vì thế là tự chặt tay mình. Không kể đó cũng là những chủng loại mặt hàng, mà Nga có thể tìm được hàng thay thế dễ dàng nhất.
Điều tôi quan tâm trong cái sự kiện này, là tại sao hàng các nước khác như châu Mỹ la tinh, TQ, VN không vào được Nga từ trước tới nay, trong khi rõ ràng về gía cả họ phải có ưu thế hơn. Nhìn thấy cái cơ chế ấy, thì hiểu được cái quan hệ kinh tế thế giới.
Nga chỉ cấm vận có 1 năm thôi, và cũng nên hiểu là Mỹ và phương Tây nói chung, nó đều hành động theo kiểu “bà chúa đứt tay bằng ăn mày xổ ruốt”. Chỉ cần động chạm vào quyền lợi của nó một tí, thì nó đã rú lên, làm như là chết đến đít. Vì thế đừng nên chủ quan nhìn vào đó mà đánh giá. Tương tự như vậy, khi TQ xuất siêu với Mỹ vài trăm tỷ, Medias của Mỹ chỉ nói đến sự bất lợi, nhưng cái nó lợi thì nó ỉm đi. Tương tự như vậy, nói tới TPP, Mỹ chỉ nói là nó có lợi cho VN nhưng nó có nói tới cái hại đâu. Như vậy việc tìm cái hại, phản bác phải là mình, chứ không thể dựa vào người ta. Hiện nay do tuyên truyền, Nga thì cố gắng nói là EU bị thiệt , EU cũng gào lên là nó ..bị thiệt. Nga nói thế để tự trấn an. EU nói thế để nó mằng cả.
Nhưng nếu những vấn đề này kéo dài, thì có nghĩa là thế giới sẽ phân thành hai cực, và điều đó càng khiến VN phải thận trọng.
Trở lại với UK, điều đáng ngại của UK hiện tại là kinh tế. Kinh tế UK vẫn tuột dốc, và điều này càng khiến UK phải giải quyết dứt điểm vấn đề ly khai. Nếu không làm điều này, thì kinh tế UK không có cái khung ổn định để phát triển. Và ở đây người ta càng thấy cái thể chế của UK thực là bất lợi.
Phó Thường Nhân
UK hiện tại thực ra đang ở vào thế “thù trong giặc ngoài”. Giặc ngoài thì rõ rồi, đó là các lực lượng ly khai ngầm được Nga ủng hộ. Còn thù trong thì chính là do cái thể chế mà Mỹ và EU bơm vào đẻ ra. Hôm nay , trên báo Pháp, nó đang lên tiếng phản đối việc quốc hội UK đưa luật quản chế thông tin vì theo nó thế là không dân chủ. Tại sao lại thế ? đây chính là cái mâu thuẫn mà tôi nói đến ở trên. Cả Mỹ và EU đều muốn UK chia rẽ để biến nước này thành một thứ cộng hoà chuối nằm trong quỹ đạo EU đồng thời lại muốn nước này làm lá chắn chống Nga. Đã yếu thì làm sao ra gió, vậy là mâu thuẫn. Đây cũng chính là cái mâu thuẫn bị ép từ bên ngoài vào đối với những nước ở vào vị thế ở giữa hai làn đạn, mà VN mình cũng thế. Xét từ lợi ích của UK thì nước này muốn vào EU để có thể tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường của cái cộng đồng kinh tế này. Việc chơi với EU cũng giúp UK cân bằng với Nga. Nhưng UK vẫn phải quan hệ với Nga, vì đó là mối quan hệ truyền thống, văn hoá có nhiều điểm tương đồng, và Nga luôn là một láng giếng. Nhưng khi EU lôi kéo UK, thì nó nhằm vào chiếm thị trường, sơi tái những mảng còn béo bở của kinh tế UK, trong điều kiện đó thì nó phải muốn ông yếu, có cách gì gây yếu tốt hơn bằng chia rẽ. Có cách gì chia rẽ tốt hơn bằng một hệ thống media “tự do” để đưa tin thất thiệt, để gây ảnh hưởng mềm, để tạo mầm rồi loạn. Có cách chia ré gì tốt hơn bằng cách luật hoá sự chia rẽ này trong chính trị bằng hệ thống đa nguyên đa đảng, mà sự phân liệt sẽ dựa vào các yếu tố cứng dạng sắc tộc, tôn giáo, vùng miền. Có cách gì chia rẽ tốt hơn là nằm chủ quyền từng mảng lớn của nền kinh tế. Như vậy ý tưởng hai bên khác nhau, động lực để hai bên xích lại gần nhau khác nhau.
Mỹ cũng ủng hộ UK để chống Nga, chứ không phải vì chủ quyền của UK. Do Mỹ ít có quyền lợi kinh tế ở UK, nên sự ủng hộ của nó chủ yếu vì lợi ích địa chính trị. Nó nhằm vào tăng quyền lợi của Mỹ. Mỹ như vậy là đồng minh khách quan của UK, nhưng nếu bảo nó bỏ tiền túi ra ủng hộ thì không bao giờ có. Ngược lại nếu UK muốn mua vũ khí Mỹ thì nó sẽ bán.
Thái độ của Nga đối với UK còn có những sai lầm trầm trọng hơn, đó là Nga đã tự đặt mình vào vị trí Liên Xô, coi UK như một dạng nước cộng hoà liên bang, phụ thuộc mình. Sự nhầm lẫn này, khiến Nga đã đánh giá sự phản ứng của UK không phải là vì chủ quyền của họ, mà chỉ do phương Tây xúi bẩy. Nhưng điều đó không phải.
Để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình, khẳng định mình, UK không có còn đường nào khác là dẹp cả hai cai loạn, cái loạn ly khai lẫn cái loạn Maidan. Và việc dẹp xong hai cai loạn này, nó sẽ là hòn đá tảng đặt nền móng để người UK có thể tự hào rằng họ thật sự là một dân tộc có chủ quyền.
langtubachkhoa
Bác Phó, Nga nó dánh thế là nhằm vào Đông Âu và quan hệ Đông Âu Tây Âu đó, với Tây Âu thiệt ít (thiệt nhất là Italy), còn lại là nhằm vào Đông Âu. Những nước Đông Âu là thiệt nặng lắm, là xổ ruột thực đó. Và nếu như Tây Âu, Mỹ lại chấp nhận để hàng Đông Âu vào thì cái cơ cấu quan hệ hiện tại sẽ vỡ, khi đó các hàng khac cũng có thể mặc cả (tuy nhiên khó tin là Tây Âu Mỹ lại để ĐÔng Âu vào thực sự)

Bác đừng nghĩ Nga k cấm nhập các máy móc công nghệ cao của Đức. Nga sẽ k cấm toàn bộ, nhưng 1 số lượng thì có thể đó. Một list các mặt hàng đã được đưa vào danh sách đen rôi, đó là các mặt hàng mà Nga đã sản xuất được với chất lượng tương đương như Đức hoặc gần bằng Đức, ví dụ các phụ tùng cho hệ thống tua bin, một số loại máy dập và hàng điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị giao thông, etc. Nó chưa tung ra cái danh sách này là vì vẫn muốn giữ tên trong ống thôi.

Ngoài ra 1 ô tô, rựou vang cũng đang được có nguy cơ vào list đó.

Tôi k nghĩ thế giới phân 2 cực đâu. Mỹ và Tây Âu vẫn hợp tác với Nga về năng lượng, không gian, hạt nhân dân sự đó. Các nhà phân tích nhận định mối quan hệ này quá sâu để có thể bị phá vỡ

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 13 2014, 09:46 AM)
Tại sao Nga đánh hàng nông sản châu Âu,  thực ra là vì chỉ có chủng loại mặt hàng đó là đánh được, con những mặt hàng khác Nga đâu có nắm được đằng chuôi. Ví dụ, Nga không thể cấm không nhập các máy móc công nghệ cao của Đức, vì thế là tự chặt tay mình.  Không kể đó cũng là những chủng loại mặt hàng, mà Nga có thể tìm được hàng thay thế dễ dàng nhất.
Điều tôi quan tâm trong cái sự kiện này, là tại sao hàng các nước khác như châu Mỹ la tinh, TQ, VN không vào được Nga từ trước tới nay, trong khi rõ ràng về gía cả họ phải có ưu thế hơn. Nhìn thấy cái cơ chế ấy, thì hiểu được cái quan hệ kinh tế thế giới.
Nga chỉ cấm vận có 1 năm thôi, và cũng nên hiểu là Mỹ và phương Tây nói chung, nó đều hành động theo kiểu “bà chúa đứt tay bằng ăn mày xổ ruốt”. Chỉ cần động chạm vào quyền lợi của nó một tí, thì nó đã rú lên, làm như là chết đến đít. Vì thế  đừng nên chủ quan nhìn vào đó mà đánh giá. Tương tự như vậy, khi TQ xuất siêu với Mỹ vài trăm tỷ, Medias của Mỹ chỉ nói đến sự bất lợi, nhưng cái nó lợi thì nó ỉm đi. Tương tự như vậy, nói tới TPP, Mỹ chỉ nói là nó có lợi cho VN nhưng nó có nói tới cái hại đâu. Như vậy việc tìm cái hại, phản bác phải là mình, chứ không thể dựa vào người ta. Hiện nay do tuyên truyền, Nga thì cố gắng nói là EU bị thiệt , EU cũng gào lên là nó ..bị thiệt. Nga nói thế để tự trấn an. EU nói thế để nó mằng cả.
Nhưng nếu những vấn đề này kéo dài, thì có nghĩa là thế giới sẽ phân thành hai cực, và điều đó càng khiến VN phải thận trọng.
Trở lại với UK, điều đáng ngại của UK hiện tại là kinh tế. Kinh tế UK vẫn tuột dốc, và điều này càng khiến UK phải giải quyết dứt điểm vấn đề ly khai. Nếu không làm điều này, thì kinh tế UK không có cái khung ổn định để phát triển.  Và ở đây người ta càng thấy cái thể chế của UK thực là bất lợi.
*

langtubachkhoa
Thành viên Azov của Ukr công khai tự nhận mình là Phát xit

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/...eparatists.html

Chính phủ Nga ra lệnh: cấm các cơ quan công quyền chọn xe ô to Tây, bắt buộc phải chọn xe ô tô Nga.
Chi tiết, các định nghĩa cụ thể đang đựoc soạn thảo

Có vẻ như hôm qua là 1 ngày đen tối của quân đội Ukr, khi mà họ bị thiệt hại rất nặng và bị mất 1 số vị trí quan trọng

Mà sao itar tass lại đăng tin này?

Phó chủ tịch Airbus phụ trách Đông Âu tuyên bố việc làm ăn với Nga vẫn diễn ra bình thường, k bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.
MOSCOW, August 13. /ITAR-TASS/. The European aircraft-building corporation Airbus continues its cooperation with Russian partners in a normal regime, despite western sanctions against Russia, Airbus Vice-President for Eastern Europe and Central Asia Andreas Kramer said on Wednesday.

Kramer said in an interview with Rossiya-24 TV Channel that Airbus continued working with its Russian customers and suppliers.

Airbus’ units in Russia continue working according to plan and there are no disruptions in the aircraft manufacturer’s work with Russian partners, airlines or producers, the Airbus official said.

Airbus manufactures aircraft for sale while lease is a separate area on the market where there are special leasing companies, either Russian or western, which purchase airliners and lease them out to Russian firms, he said. The Airbus official said he hoped that this process would continue.

Russian flagship airline Aeroflot is Airbus’s main customer in Russia.


______________________________________________________________

Có 1 bài viết trên mạng thế này, tôi trích ra đây, 1 góc nhìn khác

Có 1 anh Nga kiều, trước sống ở Mỹ rồi về Nga định cư, anh này có cái site “Window Russia” khá nổi tiếng. Anh ấy viết về cấm vận Nga thế này.

Đúng là dân chúng mỗi lần bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt nhiều hơn, người ta sẽ xích lại gần nhau hơn và càng nhiều chống phương Tây hơn. Cấm vận người Nga không giống như cấm vận người Mỹ và cấm vận Putin là đã cấm vận người dân. Cấm vận thương mại, cấm vận dân chúng… Không có cái gì như là cấm vận có mục tiêu, bởi vì một là tất cả và tất cả là một...

Nga theo nghĩa đen không bao giờ vay tiền từ ngân hàng và người Nga xem thường các ngân hàng. Vì vậy, nhằm mục tiêu vào ngân hàng Nga chỉ làm tổn thương các công ty phương Tây đang cố gắng làm ăn ở Nga. Nếu bạn nói với một người Nga rằng anh ta không bao giờ có thể vay tiền một lần nữa. Anh ta sẽ nhìn bạn như thể bạn đến từ sao hỏa hoặc một thứ gì đó tương tự như thế. Ý nghĩ về việc mua một chiếc xe hơi hoặc nhà với tín dụng là dành riêng cho 1 tỷ lệ phần trăm nhỏ dân số ở Nga hoặc là "giàu có" hoặc là "ngu ngốc". Mọi người thường ở giữa trả tiền mặt và không có ngoài tiền mặt hoặc tương đương như của cải...

Có 1 vấn đề quan trọng để hiểu, Nga có tài nguyên phong phú và người ta có được tài nguyên giá rẻ. Có lẽ của cải của họ không phải ở dạng TV và máy tính, nhưng họ có được những gì họ cần để sống và tồn tại, và nó rẻ đến tục. Tôi tự sống ở Nga và khi tôi nói với các bạn rằng mọi người sống dễ dàng với 10.000 rúp (300 đô la) một tháng lương hưu, tôi chẳng phải lôi kéo chân ai...

Đây là giải pháp, trừ khi có thể cấm cơ sở hạ tầng Nga mà nó tự sản tự tiêu và không phụ thuộc vào bất kỳ ảnh hưởng nào bên ngoài như tài chính và nhân công ngoại. Khi đó, sẽ chẳng được gì trong ngắn và dài hạn, bởi vì Nga chẳng có gì để mà cấm vận...

Bởi vậy, các công ty như Visa, John Deere, Boeing, BP, McDonald, Wendy (Họ đã thực sự sụp đổ bằng cách này, qua các biện pháp cấm vận như thế này!) Và rất nhiều các công ty khác gắn liền với phương Tây, đang rơi rụng như ruồi bị phun thuốc ở Nga. Các công ty này không có khả năng chịu đựng thiệt hại đến quy mô mà họ chấp nhận được, do một cái chính phủ phản bội ở Mỹ đang cố để tiêu diệt Nga bằng cấm vận...

Làm thế nào để cấm vận dân chúng, những người vẫn cưa gỗ của mình bằng tay, trồng hầu hết các thực phẩm của họ trên mảnh đất nhỏ của họ, vẫn bện chổi của họ từ cành cây, vẫn cày những luống đất lớn bằng ngựa còn cái cày kiếm lúa thì vẫn làm từ mấy mảnh thép bỏ đi. Làm thế nào để tiêu diệt một quốc gia bằng cấm vận khi họ không sử dụng tài chính, không con người thoái hóa đạo đức và làm nô lệ cho vật chất như phương Tây lệ thuộc...

Lạ lùng, nhưng nó đã làm tôi mất nhiều năm ở đây, ở Nga để hiểu rằng hàng trăm người và không có ai sử dụng tín dụng ngân hàng để mua bất cứ điều gì (tôi biết 1 cô bạn có một khoản vay để mua một chiếc xe hơi! Đó là một mớ hỗn độn!) Mọi người bạn gặp không phải thanh toán cho ngân hàng. Họ không phải trả tiền nhà và họ không trả tiền cho hệ thống âm thanh stereo, TV, xe hơi, thảm mới, tu sửa nhà và cả nghìn điều khác. Họ cũng tiết kiệm tiền và đó là trong một cái lọ chôn ở sân sau. Vì vậy, để nói...

Còn lạ lùng nữa ở Nga khi so sánh với Mỹ. Cần dựng một ngôi nhà ở trong làng? Hãy đi lên phía trước, chặt những cái cây của mình xuống, cạo vỏ đi và cất lên cho vuông vức và Trời ơi, đã dựng xong một ngôi nhà. Nó đơn giản và dễ dàng. Họ dựng từ đầu và những gì cần thiết và nếu như bạn không thể dựng nó, bạn chờ một người khác có thể và trao đổi với anh ta. Tôi cười khi thấy nước dãi Mỹ nhểu khắp nơi khi bắt đầu 1 ngôi nhà, còn ở Nga chẳng ai biết hay quan tâm nếu bạn xây dựng một căn nhà, chỉ là dựng chút ít cái gì đó. Một khi nó đã được dựng lên, còn sau đó nó là vĩnh viễn ...

Đợi đã, tôi nghe nói điều gì đó về nước, vệ sinh tự hoại và này khác?

Điều duy nhất bạn cần phải lo lắng là về điện và có được đồng hồ điện gắn vào bên ngoài của ngôi nhà mới của bạn. Từ đó trở đi bạn có thể giết chính mình bởi điện giật. Nước thì được kéo lên từ giếng hoặc suối gần nhà...

Chờ tí, cái gì bạn nói nhỉ, “Nước sinh hoạt và nhà vệ sinh đẹp để giải quyết nhu cầu trong đó?"

Xin lỗi, nhưng đó là lý do tại sao sẽ không có gì để cấm vận Nga. Thế giới là cái nhà tắm và bạn hãy sử dụng nó và một cái xô nước là bồn tắm. Tôi có một con sông gần đó và đấy là nước sinh hoạt và nhà vệ sinh ngoài trời vẫn đó, vì vậy tôi dùng nó...

Ngay cả dân Moskva vẫn trồng cả nửa thực phẩm của họ tại nhà nghỉ ngoại ô của họ, đó là những gì mà 1 cái Dacha có thể dùng, trồng thực phẩm. Loại thực phẩm dinh dưỡng...

Bây giờ tôi đã nghe những gì bạn nói, "Kiểu sống nào mà người Nga đã không bán linh hồn mình vì nợ, không có TV trong mỗi phòng và kiểu sống nào, với một nhà vệ sinh ngoài trời?

Câu trả lời của tôi là, "Một cuộc sống đời thực!" Và đó là trừ đi tất cả chi phí của cuộc đời mà bạn đang hướng tới làm nô lệ...

Hãy tiến lên đi Mỹ, tự cấm vận mình vào nấm mồ và nằm như thế có đặt đất bẩn hất lên trên mình. Cấm vận và cấm vận và cậm vận thêm nữa, chỉ bởi vì Nga không cúi đầu trước các chương trình của mình và chống lại trò chơi của mình trên thế giới. Cái tôi của một chút tức giận mà Mỹ đã trở thành...

Bạn nghĩ rằng Nga, dân tộc đã tự đốt cháy thành Mat-xcơ-va của mình để giữ nó khỏi Napoleon và những người đã chết hàng triệu và hàng triệu trong WW-II để bảo vệ quê hương, lại bận tâm vì cấm vận Mỹ?

Cấm vận là trò đùa đối với nhân dân Nga, khi họ trồng trên cánh đồng của họ và tạo ra các chi tiết từ không có gì để sửa chữa những gì họ cần dùng.

Làm thế nào để cấm vận thay đổi được điều đó?
Phó Thường Nhân
Cái đoạn văn cuả ông Nga Kiều kia quả là thú vị về mặt văn hoá, nhưng về thực tế thì nó không phải vậy. Ý ông ấy, có cái gì đó tương tự như câu chuyện cười, nói rằng Mỹ thua vì giờ cao su ở VN. Tại sao thế bởi vì khi quân Mỹ đi phục kích, thì cứ đến đúng giờ nó tới hết giờ nó về (tư duy công nghiệp chính xác), trong khi VN thì giờ cao su thích thì đi không thích thì thôi (tư duy nông nghiệp, tự phát) vì thế dù tình báo Mỹ có phát hiện đúng giờ quân VN đi qua, nó vẫn không phục kích thành công được, vì VN có đúng giờ đâu. Tất nhiên cái câu chuyện cười này không nói đến chuyện ngược lại, tức là khi VN đi phục kích mà Mỹ nó đi qua thì sẽ ra sao ?
Tác giả đã nói đúng về vai trò ngân hàng ở Nga, và phần nhiều ở VN cũng thế. Đó là những nước mà sự phát triển của ngành ngân hàng không bao phủ được tất cả mọi hoạt động kinh tế, vì kinh tế chợ đen, vì việc dùng tiền mặt còn quan trọng. Điều này đang dẫn tới những chuyện cười ra nước mắt ở VN, đó là việc thuê đầu gấu đòi nợ. Và đầu gấu không chỉ đe doạ con nợ, mà có thể cũng đe doạ chủ nợ (nếu được con nợ thuê).
Mặc dù thế, kinh tế Nga cũng như bất cứ nước nào khác không thể không có ngân hàng, hệ thống ngân hàng. Nên nói rằng nó không ảnh hưởng gì thì không phải.
Hiện nay kinh tế Nga gắn với thị trường thế giới nhiều hơn, hơn cả thời Liên Xô. Nhưng ngay thời Liên Xô, khi Gorbarchev làm rối loạn kinh tế, bắt buộc phải đi vay Đức, thì Liên Xô đã phải đồng ý đểnước Đức thống nhất đổi lại 5 tỉ mác Tây đức cho vay. 5 tỉ mác tương đương với 5 tỉ Euros. Magaret Thatcher đã phải thốt lên “sao mà giá rẻ thế”. Thế cho nên cái huyền thoại tự cấp tự túc chỉ là giấc mơ. Nếu tự cấp tự túc mà phát triển, thì các bộ lạc châu phi hay ở rừng A ma dôn phải sống sung sướng chứ, nhưng điều đó đâu có xẩy ra.
langtubachkhoa
Cái câu chuyện của ông Nga kiều kia chỉ là đùa chơi cho vui thôi

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...n-minh-3052278/

Cấm vận Nga, EU đã tự “bắn vào chân mình”?

(Quan hệ quốc tế) - Ủng hộ Mỹ đưa ra các lệnh cấm vận kinh tế đối với Nga, nhưng chính EU sẽ phải gánh chịu phần thiệt thòi nhất trong “cuộc chiến kinh tế” này.

Nga có thiệt hại trước mắt nhưng vẫn sẽ đứng vững

Đáp lại những biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu, ngày 6-8 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh cấm nhập khẩu trong vòng 1 năm các sản phẩm nông nghiệp từ những nước áp lệnh trừng phạt Nga, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Medvedev đã ký nghị quyết của chính phủ về cấm hoàn toàn nhập khẩu thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, phô mai, sữa và các sản phẩm rau quả từ các nước như Australia, Canada, Liên minh châu Âu, Mỹ, Na Uy trong vòng một năm. Nhà lãnh đạo chính phủ Nga cho biết, chính Mỹ và đồng minh đã buộc Nga phải thi hành những bước đi đáp trả.

Lệnh trừng phạt của hai phía đã đem lại kết quả gì cho cả hai bên, ai là kẻ chịu thiệt và ai được hưởng lợi từ những lệnh trừng phạt này? Nga sẽ chịu thiệt hại trước mắt nhưng dần dần sẽ ổn định, Liên minh châu Âu sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất, hưởng lợi chính là các nước châu Á và Mỹ Latin, ngoài ra tổ chức BRICS cũng được lợi không nhỏ từ lệnh cấm vận này.

Về phía Nga, tại cuộc giao ban của Chính phủ, Thủ tướng Dmitry Mevedev đã phải thừa nhận không ít thì nhiều, những hệ lụy xấu cũng sẽ xảy ra với đất nước. Tất cả các sản phẩm sữa, thịt, cá cao cấp có xuất xứ từ Tây Âu chắc chắn sẽ thiếu hụt trầm trọng và thậm chí sẽ không có mặt trên các kệ hàng tại thị trường Nga.

Một chủ nhà hàng của Nga nhận xét: “Tôi có thể khẳng định chắc chắn là giá cả các mặt hàng thực phẩm sẽ tăng. Người dân có thể sẽ phải mua các sản phẩm thực phẩm với giá cao hơn, và giá bán của các đồ ăn của chúng tôi cũng sẽ cao hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tồn tại”.

Tuy nhiên, theo thông báo của các quan chức Nga, các khu vực sản xuất có khả năng thay thế và đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga đã được hoạch định và đang triển khai, các mặt hàng thiết yếu và bình dân thiếu hụt sẽ không đáng kể. Có thể khẳng định tuy ban đầu nền kinh tế Nga sẽ gặp tổn thất nhưng về lâu dài Nga sẽ đứng vững.

Với các nhà sản xuất tư nhân, Nga nhắn nhủ rằng Moscow sẵn sàng đáp trả bất kỳ các lệnh trừng phạt mới chống Nga, nếu như họ làm theo ý kiến của chính phủ. Về mặt lý thuyết, “câu trả lời Nga” có thể bao hàm cả những lĩnh vực nhập khẩu hóa chất, dược phẩm, máy móc, thiết bị xây dựng, ô tô. Hiện đang có không ít những nhà cung cấp đủ khả năng thay thế những sản phẩm này của châu Âu.

Với các nước láng giềng gần và xa của Nga (không tham gia lệnh trừng phạt của Mỹ và EU) thì những biện pháp mới ban hành của Nga đã giúp họ kiếm được một thị trường lớn. Mạng lưới bán lẻ của Nga đã đàm phán với Nam Phi, Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc và các nước châu Á khác về nội dung thay thế nhập khẩu thịt bò, trái cây và rau quả của châu Âu và Mỹ.

Hơn nữa, lệnh trừng phạt của Mỹ và EU trước hết là sự thách thức với hệ thống quản lý Nhà nước của Nga, thách thức trách nhiệm quốc gia và sự linh hoạt của các cấp thực thi đường lối chính trị của Tổng thống Putin. Các chuyên gia kinh tế Nga cho rằng, nếu vượt qua đợt khủng hoảng này, Moscow có thể lặp lại những thành công như năm 2009.

Khi đó, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga đã thuyết phục chính quyền tiến tới cuộc thử nghiệm và cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu từ phương Tây. Trong thời gian ngắn nhất họ đã thay thế những hạn ngạch cắt giảm này bằng thành quả sản xuất nội địa, hạ thấp tỷ lệ nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ EU.

Hiện nay, nền kinh tế Nga đang đứng trước cơ hội đầy triển vọng đó. Tuy có khó khăn ban đầu nhưng nó sẽ kích thích nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế Nga, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế lớn hơn và ít rủi ro hơn với những đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực chính trị.

Những nhà cung cấp nước ngoài, đến từ những quốc gia tiềm năng châu Á, châu Mỹ sẵn sàng cung cấp sản phẩm của họ thay thế cho số hàng nhập ngoại mà Nga sẽ không nhận được từ phương Tây và không thể tự sản xuất đủ số lượng cần thiết. Điều này vừa có lợi cho nền kinh tế Nga, vừa mang lại những tác dụng quan trọng trong xây dựng quan hệ quốc tế của Nga thời kỳ “hậu Ukraine”.

Dưới các áp lực đối với đất nước, Liên bang Nga đã thông qua quyết định thực sự chuyển sang tiêu dùng sản phẩm nội địa, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, giảm bớt và dần loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp, giành lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!

Nhìn chung, các biện pháp trừng phạt phương Tây sẽ buộc Nga phải bắt đầu cải tạo triệt để nên kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém, đầu tư vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phát triển các mô hình hiện đại của ngành nông nghiệp.

Các nước EU chính là kẻ “giơ đầu chịu báng”

Liên minh châu Âu chính là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 336 tỷ Euro. Hứng chịu đòn "phản công" chính của Nga sẽ là các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu châu Âu chuyên cung cấp các loại trái cây, rau quả, giò và xúc xích, phó-mát, bơ và những sản phẩm từ sữa.

Theo tư liệu của Ủy ban châu Âu, thị phần xuất khẩu của Liên minh châu Âu vào Nga là khoảng 30% trái cây và hơn 20% các loại rau. Tổng cộng hàng năm Nga nhập khẩu thực phẩm và nông sản chừng 30 tỷ USD. Trong đó, chỉ 2% là từ Mỹ. Vì vậy, các biện pháp trừng phạt của chính Liên minh châu Âu và đòn đáp trả của Nga đã gây lo ngại cho các nước có nền kinh tế gặp khó khăn của EU.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ thiệt hại khoảng 40 - 50 tỷ Euro trong 2 năm 2014-2015 do bị hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Nga, cũng như lệnh cấm cung cấp vũ khí và hàng hóa, công nghệ lưỡng dụng. Ngoài ra, họ còn tốn kém một khoản không nhỏ trong dịch chuyển cơ cấu đầu tư và xuất nhập khẩu.

Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã cho biết, kinh tế của họ sẽ gặp phải sự tấn công nghiêm trọng từ các đòn trả đũa của Nga. Trong đó, Đức và Ba Lan sẽ mất phần lớn kim ngạch mậu dịch với Nga, các nước Baltic như Estonia, Latvia và Litva có thể sẽ bị tổn thất GDP ở mức độ còn lớn hơn.

Ban đầu khi đưa ra các biện pháp trừng phạt, Mỹ và châu Âu muốn ép Nga phải xuống thang và nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt qua lại này đang biến thành một cuộc chiến tranh kinh tế tác động nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa cả 2 bên.

Kirill Entin, nhà phân tích kinh tế thuộc trường Trường Đại học Kinh tế của Nga nhận xét: “Những biện pháp trừng phạt tài chính và những rào cản về thuế đang làm hai bên tổn thất nặng nề. Các biện pháp trừng phạt này đang tác động lớn tới nền kinh tế của hai bên, gây ảnh hưởng đến thương mại và làm xấu đi môi trường đầu tư”.

Ngày 11-8 vừa qua, Cộng hòa Séc đã đề xuất tiến hành cuộc gặp Bộ trưởng nông nghiệp các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận biện pháp giảm thiểu hậu quả, cũng như tìm kiếm giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau khi Nga cấm nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa từ EU.

Bộ trưởng Nông nghiệp Séc, Marian Jurecka, ngày 11/8 cho biết ông đã đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Italia, hiện đang lãnh đạo Hội đồng Nông nghiệp và Ngư nghiệp châu Âu, sớm tiến hành cuộc gặp các Bộ trưởng Nông nghiệp EU để thảo luận và cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho tình hình hiện nay.

Ông Jurecka cũng kêu gọi người dân tích cực mua và sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, trước hết là các sản phẩm thịt và sữa cũng như rau và hoa quả. Ông cũng đã gửi thư cho lãnh đạo các mạng lưới siêu thị của Séc yêu cầu mở rộng danh mục các hàng hóa của Séc được bán tại siêu thị. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là giải pháp chữa cháy tạm thời.

Trước khi Cộng hòa Séc lên tiếng, một loạt các nước thành viên EU ở khu vực Baltic (thuộc Liên Xô cũ) là Lithuania, Estonia và các quốc gia bên cạnh là Ba Lan, Latvia cũng đồng loạt lên tiếng về những tổn thất mà họ phải gánh chịu sau khi Nga cấm nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Được biết, chịu thiệt hại nặng nề nhất là ngành chế biến các sản phẩm từ sữa của các quốc gia này.

Ngày 6/8, Thủ tưởng Phần Lan Alexander Stubb đã buộc phải lên tiếng về các thiệt hại mà nền kinh tế nước này phải hứng chịu sau vài ngày Nga tuyên bố đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU. Nền kinh tế Phần Lan thêm liêu xiêu khi bản thân quốc gia này vẫn đang trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế.

Liên quan đến các biện pháp trả đũa của Nga đối với EU, ngày 11/8, Ủy ban châu Âu (EC), cho biết cơ quan này sẽ tiến hành các biện pháp đặc biệt để hỗ trợ ngành trồng đào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của EU mà Moscow vừa áp đặt.

Các biện pháp đó bao gồm giảm cung, tăng cầu và tăng từ 5-10% lượng quả được phép rút khỏi thị trường để phân phối miễn phí. Mặc dù quyết định chính thức sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, nhưng những biện pháp hướng tới hỗ trợ các nhà sản xuất đơn lẻ này bắt đầu có hiệu lực ngay từ ngày 11/8.

Cho đến thời điểm này, nguyên tắc “đoàn kết kinh tế” vì mục đích chung của cả Liên minh châu Âu và Mỹ đã khiến các nước thành viên EU, đặc biệt là Đông Âu và Bắc Âu bắt đầu chịu thiệt hại. Và nếu kéo dài tình trạng này, EU sẽ một lần nữa lâm vào thảm cảnh bất hòa, tương tự như thời kỳ khủng hoảng nợ công năm 2010.

Chính phủ các nước EU đang định yêu cầu Brussels bồi thường tài chính liên quan đến việc đình chỉ xuất khẩu sang Nga. Dù Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht có tự tin đến mấy thì ngân quỹ 400 triệu euro của EC (Ủy ban châu Âu) cũng không thể gánh nổi những thiệt hại nặng nề của nông dân châu Âu.

Nhưng quan trọng nhất là nông dân châu Âu đã mất đi thị trường truyền thống, trong 2 năm 2014 và 2015 họ sẽ phải tìm kiếm những thị trường mới cho những sản phẩm vốn được sản xuất để cung cấp chính cho Nga. Sau khi lệnh cấm vận này được dỡ bỏ, liệu nông dân châu Âu có còn cơ hội tại thị trường màu mỡ này?

Câu trả lời “chắc chắn là không” sẽ được giải đáp trong kỳ tới và chính phủ các nước châu Âu đang đứng trước viễn cảnh phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp và xuất nhập khẩu các sản phẩm nông, ngư nghiệp.

Xem tiếp kỳ sau: Mỹ và EU cấm vận, giúp Nga… củng cố khối đồng minh

Phó Thường Nhân
Ông Putin đang ở Crimea, vừa tuyên bố « mọi chuyện ở UK phải kết thúc nhanh chóng », đồng thời lại muốn « không bị cắt đứt mọi quan hệ quốc tế ». Nếu tổng hợp hai điều đó lại, thì có nghĩa là Nga bỏ rơi lực lượng ly khai. Như vậy cái đoàn xe 280 chiếc chỉ là hành động để phủi tay, rũ áo « cho đẹp » mà thôi.
Theo tin của Novosti (Nga), quốc hội UK đã đồng ý bán 41% cổ phần công ty quản lý các đường ống dẫn dầu khí từ Nga sang EU cho Mỹ và EU. Với việc này, thì UK vừa « trả nợ » được các đối tác này cho sự « ủng hộ » của họ với UK, vừa quốc tế hoá được vấn đề chuyển vận năng lượng vào EU. Việc làm này cũng « lại quả » cho EU để EU quyết tâm cắt việc xây dựng đường ống South Stream. Đây là con bài khôn ngoan của UK, vì với vị trí trung truyển dầu mỏ khí đốt, UK có cái đòn bẩy để gây áp lực với cả Nga, đồng thời giữ vị thế với EU sau này. Tất nhiên không phải tất cả các nước cộng đồng EU được lợi, mà tất nhiên có nhiều nước bị thiệt, đó là những nước mà đường ống South Stream sẽ đi qua : Bulgarie, Rumani,..
langtubachkhoa
Thế thì coi như Ukr lỗ nặng rồi nếu phải bán 41% cổ phần công ty này. Đó chính là bước đầu của cái mà phương Tây goi là "tư nhân hóa" để trả nợ. Việc phải cắt đường ống này cũng có nghĩa là EU đã hóa giải cái chiêu cắt năng lượng của Ukr, từ đây Ukr sẽ k còn có thể làm mình làm mẩy về cái chuyện cắt năng lượng này nữa, vì nếu đối phương nắm đến 41% cổ phần thì chắc chắn họ có quyền tham gia vào những quyét định trọng dại này. Hơn nữa, thực ra k có đường ống Ukr thì Nga vẫn chuyển khí cho Ukr đuợc, chỉ là lợi nhuận sẽ giảm đi (nếu Nga giữ nguyên giá khí đót) hoặc giá sẽ tăng lên 1 chút (nếu muốn giữ nguyên lợi nhuận). Hiện hiệp định khí đốt năm tới Nga-EU vẫn chưa kí, do vậy nếu EU k muốn bị tăng giá khí đốt thì phải đảm bảo Ukr k cắt, và việc chiếm cổ phần này là OK.

Còn việc South Stream có xây không thì rất khó nói, muốn k xây thì đường ống Ukr phải an toàn. Nghĩa là Ukr k những bán cổ phần mà còn phải cam kết pháp lý thế nào với EU nữa.

Cái cau của Putin rất mơ hồ, vì thực ra hiện nay các công ty lớn của Mỹ và EU vẫn hợp tác với Nga. Hơn nữa quan hệ quốc tế đâu chỉ là phương Tây, Nga vừa rồi đã tăng mạnh quan hệ với các nước ngoài phương Tây đó thôi. Cái câu "nhanh chóng" rất khó nói

Vừa rồi có đọc bài của 1 nhóm chuyên gia của Thuy ĐIẻn vè quân sự, nói về việc EU tạm ngưng xuất khẩu linh kiện quân sự hoặc lưỡng dụng sang Nga. Họ nói rằng, hiện số linh kiện quân sự mà Nga nhập khẩu từ phương Tây chiếm 4-7% số linh kiện (tỷ lệ khác biệt tùy ngành). NHư thế có lẽ Nga và Pháp là 2 nước có tỷ lệ nội địa hóa quân sự cao nhất (Mỹ cũng nhâp rất nhiều linh kiện điện tử của Nhật, Sin, Đài cho mình). Họ cho rằng Nga nhập khẩu linh kiện phương Tây 1 số lượng nhỏ, k phải để chế tạo đại trà quy mo lớn, mà chủ yếu để chế tạo thử nhằm mục đích tham khảo, nghiên cứu. Nga muốn tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức, đặc điêm công nghệ của phương Tây rồi tùy tình hình mà xử lý, thường là sẽ tìm cách chế tạo ra các linh kiện có chức năng tương đương + 1 số sửa đổi cho phù hợp với quân đội Nga. Cũng có đôi khi Nga từ chối loại bỏ k mua loại linh kiện này nếu thấy k cần thiết phải chế tạo 1 cái như vậy. Họ cũng cho ràng, hiện các tổ hợp quan sự Nga dù đã chế tạo thành công các linh kiện này, nhưng để sản xuất quy mô lớn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của quân đội Nga, thì các tổ hợp này cần mất 1 khoảng thời gian khoảng 3 năm để hoàn thành xong dây chuyền sản xuất quy mô lớn (hiện vẫn đang ttrong quá trình này). Trong khoảng thời gian này, Nga có thể sẽ mua các linh kiện này từ các nhà cung cấp khác, trong đó TQ có khả năng cung cấp đầy đủ nhất, ngoài ra còn Đài, Singapore, etc.

Về vấn đề Ukr, trước đây Nga vẫn đang sử dụng 1 số linh kiện của Ukr (chiếm khoảng 5-8% số linh kiên). Lý do vì sao tỷ lệ này bé thế:
- Nga đã xây dựng trên đất Nga nhiều cơ sở sản xuất các linh kiện tương tự Ukr, nên tỷ lệ linh kiện của Ukr trong quân đội Nga giảm mạnh. Nhưng cũng phải mất khoảng thời gian từ 2.5-3 năm để thay thế toàn bộ linh kiện của Ukr, vì thế trong khoảng thời gian này Nga vẫn cần có Ukr
- Nga đã cho ra đời nhiều loại võ khí mới để thay thế các vũ khí cũ cần linh kiện Ukr, nhũng vũ khí này toàn dùng các linh kiện mới sản xuất ở Nga. Những vũ khí này phần lớn là các loại tên lửa. Tuy nhiên, hiện giờ các vũ khí mới này mới chỉ được sản xuất 1 số lượng nhỏ, phải mất vài năm nữa Nga mới sản xuất xong 1 số lượng lớn để thay thế hoàn toàn các vũ khí cũ. Vì thế trong giai đoan chuyển giao này, Nga vẫn cần linh kiện của Ukr cho số vũ khí cũ của mình.

Bên phía Nga thì tuyên bố rằng: họ đã tích trữ đủ số linh kiện Ukr cần thiết cho giai đoạn tạm thời này, và bảo rằng nhà máy sản xuất linh kiện tên lửa của Ukr vẫn hợp tác với họ bất chấp lệnh cấm của chính phủ Ukr. Cũng lưu ý thêm: nhà máy này chính là của tỷ phú Kolomoski, chỉ huy tiểu đoàn đánh thuê đánh nhau với dân quân.

Ngoài ra 1 vấn đề nữa:
Với 1 số loại vũ khí đã được sản xuất hoàn toàn bằng linh kiện Nga, nhưng chỉ là khi vũ khí này được trang bị cho quân dôi Nga, tức là cho version nội địa. Còn với loai vũ khí này xuất khẩu (version E xuất khẩu), thì già nửa (60%) trong số chúng vẫn dùng linh kiện từ Ukr. Vì thế không rõ khi 1 số xuất khẩu, Nga sẽ thay các linh kiện từ Ukr này bằng linh kiện Nga hay Tàu.

Nói chung Nga đang làm cái mà phó thủ tướng Nga nói
"nền công nghiệp Nga phải phát triển một chu trình sản xuất công nghệ toàn diện, từ các nguyên liệu thô tới các hệ thống làm sẵn. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Rogozin cho biết: "Chuỗi sản xuất này phải được nội địa hóa hoàn toàn trên lãnh thổ Nga".

Tuy nhiên ông cũng hứa nhà nuớc Nga k đóng cửa với hợp tác và hứa sẽ hỗ trợ những ai muốn thâm nhập thị trường vũ khí Nga (như thế sẽ là được phép bán nhưng phải chuyển giao công nghệ, ví dụ Mistral???)

Trong bài dưới, không hiểu Putin nói đến vũ khí nào nhỉ, có thể là 1 vũ khí có tính chính trị nào đó mà Mỹ k muốn Nga xuất khẩu cho nưoc khác
http://soha.vn/quan-su/putin-quan-doi-nga-...14214715089.htm
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_14/275950861/
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Quân đội Nga sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí mới nhất

Quân đội Nga sẽ được trang bị vũ khí tấn công và phòng thủ hiện đại mà quân đội các nước khác trên thế giới không có, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm thứ Năm.

"Đây là các loại vũ khí hiện đại nhất, quân đội khác trên thế giới chưa có các hệ thống tấn công và phòng thủ như vậy. Và chúng ta sẽ xuất khẩu cho các đối tác của mình", - ông Putin nói tại cuộc họp với thành viên các đảng phái của Duma Quốc gia.

"Một số loại nào đó đã được biết đến trong lĩnh vực vũ khí tấn công chiến lược, tôi muốn nói đến vũ khí răn đe hạt nhân. Về một cái số loại vũ khí nào đó thì chúng ta chưa nói đến, phải chờ thời điểm phù hợp, "- ông Putin nói thêm.



____________________

Mà EU tạm ngưng hợp tác buôn bán quân sự cái kiểu khỉ gì mà triển lãm vũ khí quy mô của Nga, OboronExpo 2014 vẫn có nhiều đơn vị sản xuất vũ khí đến từ Đức, Pháp và Mỹ tham dự

http://baodatviet.vn/anh-nong/phuong-tay-c...ap-nga-3052660/
Phương Tây cấm vận không ảnh hưởng đến Pháp-Nga

http://www.baomoi.com/Ngam-dan-vu-khi-moi-...19/14579030.epi
xe bọc thép chiến đấu bộ binh BMP ATOM do hãng Uralvagonzavod của Nga hợp tác phát triển cùng hãng Renault Trucks Defense của Pháp.

___________________________

http://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nga...14144930268.htm
Nga lập hệ thống vệ tinh phục vụ liên lạc bí mật
Báo "Izvestia" số ra ngày 14/8 đưa tin Nga sẽ xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc không gian cá nhân mạnh, có thể bao phủ toàn cầu và bảo mật trao đổi thông tin.

Báo trên cho biết đó là dự án của Chương trình không gian Liên bang giai đoạn 2016-2025, chuyên tổ chức bảo mật truyền thông di động theo đề xuất tạo lập tổ hợp không gian "Ellipse" mà bên đặt hàng là Bộ Quốc phòng và Cơ quan Không gian Nga (Roscosmos).

Dự trù ngân sách cho công trình này là 65,6 tỷ Rúp (1,8 tỷ USD). Theo các nguồn tin, "Ellipse" sẽ được sử dụng phục vụ cho việc giao tiếp an toàn của ban lãnh đạo Nga và giới quân sự.



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 14 2014, 02:11 PM)
Ông Putin đang ở Crimea, vừa tuyên bố « mọi chuyện ở UK phải kết thúc nhanh chóng », đồng thời lại muốn « không bị cắt đứt mọi quan hệ quốc tế ». Nếu tổng hợp hai điều đó lại, thì có nghĩa là Nga bỏ rơi lực lượng ly khai. Như vậy cái đoàn xe 280 chiếc chỉ là hành động để phủi tay, rũ áo « cho đẹp » mà thôi.
Theo tin của Novosti (Nga), quốc hội UK đã đồng ý bán 41% cổ phần công ty quản lý các đường ống dẫn dầu khí từ Nga sang EU cho Mỹ và EU. Với việc này, thì UK vừa « trả nợ » được các đối tác này cho sự « ủng hộ » của họ với UK, vừa quốc tế hoá được vấn đề chuyển vận năng lượng vào EU. Việc làm này cũng « lại quả » cho EU để EU quyết tâm cắt việc xây dựng đường ống South Stream. Đây là con bài khôn ngoan của UK, vì với vị trí trung truyển dầu mỏ khí đốt, UK có cái đòn bẩy để gây áp lực với cả Nga, đồng thời giữ vị thế với EU sau này. Tất nhiên không phải tất cả các nước cộng đồng EU được lợi, mà tất nhiên có nhiều nước bị thiệt, đó là những nước mà đường ống South Stream sẽ đi qua : Bulgarie, Rumani,..
*

langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/ukraine-cho-eu-m...-dot/276215.vnp

Theo Reuters, Quốc hội Ukraine ngày 14/8 đã thông qua một luật cho phép cho thuê các cơ sở trung chuyển khí đốt trên cơ sở liên doanh với các công ty ở Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ.

Ukraine sẽ nắm giữ 51% cổ phần và các đối tác nước ngoài giữ 49% trong liên doanh trên. Đơn vị liên doanh này sẽ quản lý cả các đường ống trung chuyển và các cơ sở dự trữ khí đốt ngầm.


So với lần thảo luận ngày 12/8, Quốc hội Ukraine đã rút khỏi dự luật lệnh cấm dịch vụ bưu điện, cũng như những biện pháp hạn chế các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo Chủ tịch Quốc hội Aleksander Turchinov, văn kiện thông qua ngày 14/8 là luật cơ sở để từ đó các biện pháp trừng phạt được đưa ra trong tương lai.

Cùng ngày, Quốc hội Ukraine cũng thông qua dự luật cho phép các chủ thể nước ngoài được tham gia điều hành hệ thống đường ống trung chuyển khí đốt của nước này. Đây là vấn đề giành được sự quan tâm lớn của các bên tham gia giao dịch cung cấp khí đốt thiên nhiên Nga sang châu Âu bao gồm Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU).

Theo đó, ngoài Nhà nước Ukraine, chỉ có các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu và được kiểm soát bởi các chủ thể thuộc các nước EU, Mỹ hoặc Cộng đồng năng lượng châu Âu, được tham gia điều hành hệ thống này.
langtubachkhoa
Có 1 vài dấu hiệu nhìn có vẻ hạ nhiệt.
1) Báo chí tây, chẳng hạn Anh bắt đầu nói về hiện tượng phát xit trong quân đội Ukr
2) Công nhận có thảm họa nhân đạo, dù gián tiếp, ví dụ Mỹ đòi Nga k được làm thay việc của hội chữ thập đỏ, 1 số báo Âu cũng nói về tình trạng của miền Đông của Ukr, nói về việc quân đội Ukr bắn phá thường dân
3) Ngoại trưởng Nga bắt đầu khen media Tây
4) Phó thủ tướng Nga bắt đầu nói về sự hợp tác và k muón trừng phạt thêm (dù truoc đó, media Tây lẫn Nga đều đã đưa ra list các mặt hàng có thể bị Nga phạt như hàng loạt dược phẩm, thiết bị xây dựng, giao thông, viễn thông, máy cơ khí, ô tô, etc. Dĩ nhiên k phải tất cả các mặt hàng thuộc chủng loịa này đều bị phạt nhưng những thứ mà Nga làm ra có thể thay thế được Tây thì sẽ bị phạt)

Tôi nghĩ sau việc này, Nga sẽ chơi trò giữ nguyên tỷ giá đồng rúp thấp so với dollar để tạo lợi thế cho các mặt hàng cạnh tranh nội địa trên sân nhà.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-nga-p...nuoc/276229.vnp
[/I]Tổng thống Nga Putin đề cao nội lực trong phát triển đất nước
Nga không có ý định tự cô lập nhưng để phát triển đất nước thành công đòi hỏi phải dựa trên các nguồn nội lực, trong đó có việc tạo thêm động lực cho phát triển công và nông nghiệp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố như trên trong cuộc gặp với các nghị sỹ Duma quốc gia (Hạ viện) Nga tại thành phố Yalta trên Bán đảo Crimea ngày 14/8.

Tổng thống Putin khẳng định người dân Nga cần từng bước xây dựng đất nước một cách hiệu quả, không tách biệt với thế giới, không cắt đứt quan hệ với các đối tác nhưng cũng không cho phép các nước khác tỏ thái độ thiếu tôn trọng Nga.

Ông Putin nhấn mạnh bất chấp tình hình kinh tế và chính trị bên ngoài, điều quan trọng nhất là các vấn đề trong nước, các mục tiêu và nhiệm vụ mà nhân dân Nga đặt cho ban lãnh đạo đất nước. Chính quyền cần tập trung giải quyết các vấn đề quốc gia, đảm bảo chất lượng quản lý nhà nước và chất lượng sống của công dân Nga ở mức cao.

Theo ông, xã hội Nga cần đoàn kết, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước và đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà lập pháp.

Đề cập đến các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hóa của một số nước vào Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh đây không chỉ đơn thuần là biện pháp đáp trả mà là biện pháp hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước và mở cửa thị trường cho các đối tác mới muốn hợp tác với Nga.

Về tình hình Ukraine, Tổng thống Putin đánh giá tình hình tại đây là "một sự hỗn loạn đẫm máu" và "một cuộc xung đột huynh đệ tương tàn". Tình hình tại nước láng giềng này ngày càng tồi tệ và tại miền Đông Nam đang xảy ra thảm họa nhân đạo lớn.

Ông khẳng định Nga sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc xung đột./.

____________________________________
http://www.vietnamplus.vn/nga-se-tu-san-xu...-khi/273737.vnp
Nga sẽ tự sản xuất tất cả các linh kiện để chế tạo vũ khí
Ngày 30/7, Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Rogozin cho biết các linh kiện để chế tạo vũ khí trang thiết bị quân sự được nhập khẩu từ Ukraine sẽ được thay thế bằng các sản phẩm do các tập đoàn công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất.

Theo ông Rogodin, Chính phủ Nga đang soạn thảo một kế hoạch nhằm thay thế các sản phẩm và công nghệ phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự được nhập khẩu từ các nước phương Tây.

Ông nhấn mạnh chính quyền Nga không ngạc nhiên trước các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và phương Tây.

Hiện, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga và Giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rosatom đang tích cực chuẩn bị phương án đối phó với các biện pháp trừng phạt này.

Ông Sergei Chemezov - Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga cho rằng việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp của nước này phát triển.

Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov từng phát biểu rằng việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước cho phép các doanh nghiệp Nga có thể thu về 88 triêu USD mỗi năm từ năm 2015.

Trước đó, ngày 28/7, trong cuộc họp của chính phủ bàn về vấn đề thay thế nhập khẩu, Tổng thống Vladimir Putin cũng khẳng định Nga hoàn toàn có thể sản xuất và không cần nhập vũ khí để tránh những rủi ro chính trị./.
langtubachkhoa
Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Nga tạm ngưng các chuyến bay sang EU vì các đối tác EU k cho thuê máy bay Airbus sau lệnh trừng phạt => họ quay sang dặt mua 8 chiêc Boeing để chuẩn bị cho 1 giai đoan mới vơi các kế hoạch hoàn toàn mới.
=> EU mất đi khách hàng với 1 khoản thu nhập lớn và ổn định lâu dài, để cho Mỹ hửong

và bây giờ, EU bị Mỹ đòi tạm ngừng hợp tác quân sự toàn diện với Nga, còn Mỹ vẫn tiếp
http://rt.com/news/180236-russian-helicopt...on-afghanistan/

Bổ sung: Mỹ và Eu vẫn tiếp tục nhập kim cương, titan tinh chế từ các công ty nhà nuớc Nga. Exon Mobile vẫn hợp tác với Rosnelf, còn EU thì phải tạm ngưng
langtubachkhoa
Thì ra ở biển đen Nga còn có 1 căn cứ hải quân là novorossiysk
http://wikimapia.org/7786290/Novorossiysk-Naval-Base
Chỗ này có nhược là gió hơi to, nhưng cũng chả vấn đề gì, và Nga vẫn ra đuợc địa trung hải với novorossiysk. Như vậy việc thu hồi Sevastopol là để ngăn k cho NATO vào đó, ngoai ra còn có ý nghĩa văn hóa xã hội rất lớn.
Tôi chưa bàn đến yếu tố kinh tế ở đây
langtubachkhoa
Tổng thống Nga Vladimir Putin không loại trừ khả năng Nga sẽ rút khỏi thẩm quyền của Tòa án châu Âu về quyền con người, nhưng hiện nay vấn đề này chưa được đưa vào chương trình nghị sự.

Trong phiên họp với thành viên các đảng phái quốc hội ở Crưm hôm thứ năm, ông Putin đã đặt vấn đề về khả năng Nga rút khỏi thẩm quyền của Tòa án Nhân quyền Châu Âu.

"Về nguyên tắc, tất nhiên, đây là điều có thể xảy ra. Nhưng hiện tại chúng tôi đang thảo luận với họ tất cả các vấn đề và đang vẫn tiến hành đối thoại", - ông Putin nói.

Đồng thời ông Putin lưu ý là nhiều quyết định của ECHR bị chính trị hóa, không thực hiện các chức năng của mình: không điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý và không bảo vệ bất kỳ vấn đề nào, "mà chỉ đơn giản là thực hiện một số mục đích chính trị." "Nếu thực tế như vậy sẽ được tăng cường, điều đó (ra khỏi thẩm quyền) có thể được thực hiện, nhưng hiện tại trong chương trình nghị sự vấn đề này với chúng ta là chưa cần thiết", - ông Putin nói.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_14/275952312/
_________________________________________________________________

Tổng thống Nga và Phần Lan gặp nhau tại Sochi vào ngày 15 tháng 8

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö sẽ đến thăm và làm việc tại Sochi vào ngày 15 tháng Tám theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bộ phận báo chí điện Kremlin cho biết hôm qua.

Dự kiến, ​​trong cuộc đàm phán hai vị tổng thống sẽ thảo luận về tình trạng và triển vọng hợp tác song phương giữa Nga và Phần Lan. Theo kế hoạch, hai bên cũng sẽ chú ý đến các vấn đề quốc tế. Trong số các vấn đề đó có việc thúc đẩy giải quyết khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Ukraina bằng con đường hòa bình và đối phó với thảm họa nhân đạo ở miền đông nước này.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_14/275950001/
_________________________________________________________________

Ai Cập có thể bù đắp một nửa thiếu hụt nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp cho Liên bang Nga do hậu quả lệnh trừng phạt

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Mikhail Margelov cho rằng việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp từ Ai Cập sẽ bù đắp một đoạn nghiêm trọng cho thị trường Nga.

Bình luận về kết quả chuyến thăm tuần này của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi ở Nga, ông Margelov cho rằng Ai Cập sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường Nga. Theo ông, Ai Cập sẽ có thể bù đắp cho sự thiếu hụt 50% nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho Liên bang Nga do lệnh cấm vận.

Trong cuộc hội đàm tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, ngoài những vấn đề khác đã thảo luận việc thành lập một trung tâm dịch vụ hậu cần trên biển Đen, đặc biệt là việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp Ai Cập cho thị trường Nga, ông Margelov nói. Nghị sỹ Nga lưu ý rằng trong số các nước châu Phi, Namibia và Sudan cũng bày tỏ sẵn sàng cung cấp sản phẩm nông nghiệp sang Nga, bao gồm các sản phẩm thịt.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_14/275950300/

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.