Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Kyrgyzstan cung tham gia luon vao lien minh kinh te A Au EAEC roi
http://www.vietnamplus.vn/ong-putin-lien-m...-tay/298398.vnp
Ông Putin: Liên minh kinh tế Âu-Á mở cửa với cả Đông lẫn Tây
Phát biểu ngày 23/12 tại lễ ký kết hiệp định gia nhập Liên minh Kinh tế Âu-Á (EAEC) của Kyrgyzstan, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng EAEC mở cửa với các nước khác.

Tổng thống Nga nhấn mạnh: "EAEC mở cửa cho hoạt động của tất cả các đối tác của chúng ta. Trong khuôn khổ CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập), liên minh này mở cửa với các đối tác của chúng ta ở cả Phương Tây lẫn Phương Đông."

Tổng thống Putin lưu ý việc tham gia vào liên minh này của Armenia và Kyrgyzstan sẽ góp phần vào sự phát triển của hai nước này.

Ông cho rằng sự hội nhập trong EAEC dựa trên nền tảng đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và có tính tới quan điểm của nhau.

Bên cạnh đó, ông Putin còn nói thêm: "Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để EAEC trở thành một trung tâm kinh tế tăng trưởng mạnh. Chúng ta hiểu rõ mình đang ở đâu, vị thế kinh tế của chúng ta như thế nào, đâu là điểm yếu của chúng ta và chúng ta sống trong thế giới như thế nào. Rõ ràng việc thống nhất các nỗ lực sẽ giúp giải quyết tất cả các vấn đề"./.
langtubachkhoa
http://kienthuc.net.vn/the-gioi/chuyen-gia...-ha-433482.html
http://itar-tass.com/en/world/768864
Chuyên gia Hà Lan: MH17 có thể bị máy bay bắn hạ
Ông kể rằng, mình đã đối diện với rất nhiều khó khăn khi cố gắng giải thích quan điểm đó của mình với giới truyền thông Hà Lan. “Ví dụ, với cuốn sách của tôi, hầu hết các báo đài ở Hà Lan đều khá quan tâm. Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng, tôi đề cập nhiều tới giải thuyết mà phía Nga đưa ra, thì họ lại không mặn mà nữa”.

Mahathir Mohamad không hài lòng về vị trí của Malai trong việc điều tra vụ Mh17
http://www.themalaysiantimes.com.my/return...a-demands-dr-m/
“I am very annoyed by the apparent exclusion of Malaysia from the investigation of MH 17.
“The aircraft belongs to Malaysia and the pilots, staff and quite a number of the passengers were Malaysians. Yet it seems that Malaysia is only grudgingly permitted to participate in the examination of the wreck recovered. And it is not even brought back to Malaysia.
......
“Granted the highest number of the passengers who lost their lives were Dutch. But under what law is the aircraft the property of the Dutch?” he asked.

"Chiếc máy bay thuộc về Malaysia và các phi công, tiếp viên và một số lượng hành khách là người Malaysia. Tuy nhiên, có vẻ như rằng Malaysia chỉ miễn cưỡng được phép tham gia vào việc kiểm tra, phục hồi xác máy bay. Và nó thậm chí không được đưa trở lại Malaysia.
Khi nói về việc ngay khi Mh17 bị bắn hạ, truyền thông và ngoại giao Mỹ công bố thủ phạm và phe ly khai thân Nga
Mahathir Mohamad đặt câu hỏi:
“How did they identify the missile so quickly, even who fired etc.?” he asked.

KIve thông báo đã chuyển cho GazProm 1,65 tỷ USD tiền khí đốt

My bat ngo ha diem tin dung Phap, co le day la don canh cao truoc y dinh giao tau Mistral cho Nga

http://itar-tass.com/en/economy/768869
Thuong mai Nga-Singapore cao ky luc, tien Singapore co the swap voi tien TQ do
Russia-Singapore trade at record high this year — diplomat
Trade between Russia and Singapore will grow 50% this year to reach a record high of $8 billion, Russian Ambassador to Singapore Leonid Moiseyev told TASS on Wednesday.
“The outgoing year was successful for bilateral ties, with trade growth being the most impressive result. We expect to reach an absolute record,” the diplomat said, adding that a positive tendency had continued for the past few years.
“Given the global economic situation which has seen a certain slowdown of Chinese economic growth, as well as against the background of obvious difficulties facing some other countries of the Asia Pacific region, the Russian market, ties with Russia are becoming increasingly attractive for Singapore,” the diplomat said.

Moiseyev said energy resources had the main role in trade growth. “Singapore is on its way to becoming a global energy hub in oil and gas trade, as well as a major centre of oil refining.”
Singapore was becoming a lucrative partner for Russia given its achievements in the construction of offshore oil platforms, the ambassador said.


http://itar-tass.com/en/russia/768902
EU reliability as partner not so obvious — Russian envoy to EU
"Let there be more unpleasant talks, but let there be more substance and mutual respect,” Russian Ambassador to the European Union Vladimir Chizhov said
langtubachkhoa
Hai cái bài này có vẻ liên quan đến nhau, nhưng Nga chắc đến 90% sẽ không gặp kết cục như ANh, vì Nga tiềm lực lớn hơn nhiều, lại có nguồn tài nguyên khổng lồ, năng lực sản xuất nội địa tốt, chính cái đó đã đảm bảo cho Nga. Điều này đã thể hiện ở việc đồng rup đã ổn định từ hơn 1 tuần này và tăng giá từ từ. Chưa kể đến TQ săn sàng mở rộng số tiền swap để cho Nga vay (hiện nay TQ đã swap với tận 28 nước, trong đó có cả Anh và Australia)

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/tro-giup...1639011ca32.chn

Trợ giúp Nga, Trung Quốc thách thức IMF
Trung Quốc đang tiến tới vai trò là người cho vay cuối cùng đối với Nga – quốc gia có hệ thống tài chính đang gặp nhiều rắc rối nhất trên thế giới.
Hôm thứ 7 tuần trước (20/12), các quan chức Trung Quốc thông báo Trung Quốc sẵn sàng mở rộng chương trình hoán đổi tiền tệ trị giá 24 tỷ USD để giúp Nga đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ tồi tệ nhất kể từ khi Nga vỡ nợ năm 1998.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có động thái tương tự. Kể từ tháng 10, nước này đã cung cấp 2,3 tỷ USD cho Argentina thông qua chương trình hoán đổi tiền tệ. Tháng trước, Trung Quốc cũng cho Venezuela vay 4 tỷ USD để trả nợ.

Giới phân tích nhận định bằng cách cho các nước không thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế vay tiền, Chủ tịch Tập Cận Bình đang củng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế đồng thời khiến vai trò là người cho vay cuối cùng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bị lu mờ. Trong khi IMF thường yêu cầu các nước phải cải cách nền kinh tế để đổi lấy khoản vay, điều kiện cho vay của Trung Quốc tập trung hơn vào đảm bảo lợi ích của Trung Quốc ở các quốc gia giàu tài nguyên.

Theo Morten Bugge, chuyên gia đến từ Global Evolution A/S, những nước này đều có quan hệ “bạn bè” với Trung Quốc. Đảm bảo nguồn năng lượng trong dài hạn có thể là một trong những động lực đằng sau hiện tượng này.

Đồng ruble đã tăng 4,8%, lên 55,8470 ruble/USD tính đến 3h chiều ngày 22/12 theo giờ New York, sau khi kênh truyền hình Phoenix TV của Hồng Kông dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Gao Hucheng cho biết mở rộng chương trình hoán đổi tiền tệ giữa hai nước sẽ giúp ích cho Nga.

Đồng tiền này đã tăng 10% trong 2 ngày qua, thu hẹp đà bán tháo đã khiến ruble trở thành đồng tiền có diễn biến tồi tệ nhất trên thế giới trong 6 tháng qua.

Không giống như Ukraine, nơi chính phủ thân phương Tây đã nhận được khoản cứu trợ 17 tỷ USD của IMF, Nga, Argentina và Venezuela không có mối quan hệ tốt đẹp với định chế có trụ sở ở Washington. Với 3.890 tỷ USD dự trữ ngoại hối, Trung Quốc có đủ khả năng để lấp đầy chỗ trống.

Hồi tháng 10, Trung Quốc và Nga đã có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ kéo dài 3 năm trị giá 150 tỷ nhân dân tệ (tương đương 24 tỷ USD). Theo đó Nga có thể vay nhân dân tệ và cho vay bằng ruble. Mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn áp lực khiến đồng ruble giảm (do giá dầu và lệnh trừng phạt), chương trình này sẽ gia tăng niềm tin của nhà đầu tư và ngăn dòng vốn tháo chạy.

Trợ giúp của Trung Quốc cũng giúp Argentina nâng dự trữ ngoại hối lên 30,9 tỷ USD – cao nhất 13 tháng – trong bối cảnh nước này mất khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế vì vỡ nợ.

Ở Venezuela, Tổng thống Nicolas Maduro tháng trước đã bổ sung 4 tỷ USD đi vay từ Trung Quốc vào dự trữ ngoại hối sau khi chỉ số này thấp nhất 11 năm.

NHTW Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 28 ngân hàng trung ương khác trên toàn thế giới, trong đó có Anh và Australia. 2 tháng sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, Trung Quốc ký thỏa thuận khí đốt 400 tỷ USD với Nga. Nhập khẩu dầu từ Nga cũng chạm mốc cao kỷ lục trong tháng 11.

Kể từ 2007, Trung Quốc đã cho Venezuela vay 47 tỷ USD, biến Venezuela thành chủ nợ lớn nhất. Venezuela, quốc gia có dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới, trả nợ bằng cách chuyển dầu mỏ tới Trung Quốc.

Trong khi đó hợp đồng với Argentina giúp Trung Quốc củng cố quan hệ với nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới.

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/khung-ho...5243432ca32.chn
Khủng hoảng kênh đào Suez và câu chuyện kinh tế Nga

Mỹ đã đe dọa sẽ ngưng cung cấp tài chính cho nước Anh nếu Anh không rút hết lực lượng khỏi kênh đào Suez. Anh đã "đốt cháy" dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ và cuối cùng phải nhờ tới sự trợ giúp của IMF.
Khủng hoảng Kênh đào Suez là cuộc chiến tranh giữa một bên là liên quân giữa Vương quốc Anh, Pháp, Israel và một bên là Ai Cập bắt đầu từ ngày 29/10/1956. Nước Mỹ đã đe dọa sẽ ngưng cung cấp tài chính cho nước Anh nếu người Anh không rút hết lực lượng khỏi
kênh đào Suez. Khi đó Anh đã "đốt cháy" dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ và cuối cùng phải nhờ tới sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Sự kiện này sẽ không phải là khuôn mẫu cho nước Nga của thế kỷ 21, nhưng nhiều chuyên gia phân tích cho rằng có vẻ như Nga đang đi theo con đường của Anh. Điểm khác biệt là chắc chắn Nga sẽ không cầu cứu IMF vì Mỹ đang nắm vai trò chủ chốt ở định chế tài chính này.

Năm 1956, cùng với Pháp, Anh theo Isarel đưa quân vào Ai Cập sau khi Tổng thống Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez – huyết mạch thương mại toàn cầu và đá văng các tập đoàn đa quốc gia đang kinh doanh ở đó.

Tuy nhiên, Anh bị thiệt hại nặng nề sau khi đồng bảng bị giới đầu cơ tấn công. Mục tiêu của giới đầu tư là mức tỷ giá cố định 2,80 USD/bảng Anh. Sự kiện này buộc NHTW Anh phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bảo vệ mức tỷ giá nói trên. Khi Anh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mức dự trữ tối thiểu 2 tỉ USD được cho là cần thiết để chặn đà giảm của đồng bảng, các quan chức nước này bắt đầu tìm kiếm nguồn trợ giúp từ bên ngoài. Nhận thức rằng Mỹ không thể trực tiếp giúp đỡ, Anh quay sang cầu cứu IMF.

"Đối với nước Anh, khủng hoảng kênh đào Suez cũng là một cuộc khủng hoảng tài chính", nghiên cứu được công bố năm 2001 của sử gia IMF James M. Boughton nhận định.

Đúng như dự báo, không là câu trả lời mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ George M. Humphrey dành cho Anh. Ông chỉ tán thành khi Anh tuân theo chứ không phải chống lại Liên Hợp quốc.

Đứng trước nguy cơ hệ thống tài chính sụp đổ, chính phủ Anh buộc phải rút quân khỏi Ai Cập. Nhờ đó 1,3 tỉ USD tiền vay quốc tế được giải phóng và đồng bảng được cứu thoát.

Ông Boughton cho rằng nhu cầu trợ giúp tài chính của Anh là đòn bẩy hoàn hảo giúp Mỹ buộc Anh phải rút quân khỏi Ai Cập.

Hãy xem những nét tương đồng hiện nay.

Sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga và khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã tạo ra những đòn trừng phạt quốc tế. Chịu thêm tác động từ đà sụt giảm của giá dầu, đồng ruble bị đẩy xuống đáy. Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm khoảng 100 tỉ USD từ mốc 470 tỉ USD vào cuối năm 2013.

Đối với Nga hiện nay, câu hỏi sẽ là liệu những khó khăn về kinh tế có khiến Nga thay đổi cách hành động ở Ukraine?
langtubachkhoa
Đúng như tôi dự đoán, sau đợt hàng hiệu, đồ xa xỉ nước ngoài giảm giá, làm các hãng nước ngoài thất thu và dân Nga nhan cơ hội đổ xô đi mua sắm (báo phương Tây, và sau đó báo VN như con vẹt dịch lại, tuyên truyền rằng dân Nga đổ xô đi mua vì khủng hoảng hehe.gif ), giá hàng hiệu phương Tây bắt đầu tăng giá tại Nga, phen này các hãng nội địa của Nga béo rồi. Bây giờ thì hiểu vì sao Nga chọn thời điểm này để tung ra điện thoai di đông Yota Phone của mình khi mà Apple, SamSung tăng giá. Nếu Nga làm khéo thì không chừng còn khiến cho giới đầu tư đổ tiền vào các công ty Nga. Vừa rồi Nga thâu tóm Telekom Holding và USM Metalloinvest, công ty viễn thông và khai khoáng lớn nhất Nga của tỷ phú Usmanov, k hiểu có liên hệ gì k

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gia-ipho...3967018ca32.chn

Hãng công nghệ Mỹ Apple hôm qua (22/12) tuyên bố tăng giá bán điện thoại iPhone tại thị trường Nga thêm 35%. Đây là lần tăng giá iPhone thứ hai tại Nga trong vòng chưa đầy một tháng qua nhằm ứng phó với sự lao dốc chóng mặt của đồng Rúp so với đồng USD.

Theo hãng tin Bloomberg, sau động thái của Apple, giá một chiếc iPhone 6 bản 16GB tại Nga có giá 53.990 Rúp, tương đương 956 USD. Mức giá trước đó là 39.990 Rúp, nhưng Apple đã dừng bán iPhone trực tuyến ở Nga từ hôm 16/12 với lý do biến động tỷ giá quá mạnh.

Trong quý 4 này, đồng Rúp đã mất giá khoảng 30% so với đồng USD do giá dầu giảm và lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cú trượt giá này của đồng Rúp khiến doanh thu của Apple và các công ty Mỹ khác ở Nga sa sút sau khi được quy đổi ra USD.

Cùng với Apple, một loạt thương hiệu nước ngoài khác như Samsung hay Cartier cũng đã đều tăng mạnh giá bán sản phẩm tại thị trường Nga.

Đối với người dân Nga, đồng Rúp mất giá khiến hàng hóa nước ngoài ở nước này từ hàng điện tử và xe hơi cho tới thực phẩm và quần áo trở nên đắt đỏ hơn. Giá USD ở Nga đã tăng hơn 70% trong năm nay từ mức 32,9 Rúp vào đầu tháng Giêng lên mức hơn 56 Rúp vào hôm qua.

Vào cuối tháng 11, Apple tăng giá bán sản phẩm tại Nga thêm 25%. Với động thái tăng giá hôm qua, giá iPhone ở Nga tính theo đồng Rúp tăng 69% trong vòng chưa đầy 1 tháng.


http://motthegioi.vn/tieu-diem/bat-ngo-nga...nua-136699.html
Bất ngờ Nga tuyên bố không muốn Pháp giao tàu Mistral nữa

Nga tuyên bố Pháp cần sớm dứt điểm quyết định giao tàu Mistral cho Nga theo đúng hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận, hoặc trả lại tiền cho Nga để bồi thường. Nga khẳng định kiểu gì họ cũng chấp nhận thoải mái. Thậm chí, người chịu trách nhiệm vụ này tại Nga còn cho biết không muốn nhận tàu vào lúc này.

“Đối với Nga, tốt hơn là lấy lại tiền đã trả trong vụ mua hai tàu tấn công đổ bộ Mistral hơn là hợp đồng được hoàn thành”, Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Dmitry Rogozin khẳng định trước Giáng sinh.

"Liệu người người Pháp có thể làm điều gì tiếp theo nếu họ từ chối giao tàu cho chúng ta là điều mọi người đang đồn đoán. Thế nhưng chắc chắn điều này không phải là thứ làm đau đầu chúng ta," ông nói. "Còn chúng ta muốn nhận 2 con tàu hay tiền? Thật lòng tôi thấy phương án 2 hay hơn", ông Rogozin nói.

Phó thủ tướng giải thích rằng "khi Hải quân đặt hàng mua tàu (theo lệnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov), chúng ta thiếu kỹ năng đóng tàu, ví dụ, các bí quyết lắp ráp các khối lớn. Còn giờ thì khác. Vào cuối năm ngoái, Nga đã đóng tàu sân bay Vikramaditya cho hải quân Ấn Độ. Chúng ta đã cho tất cả mọi người và cả chúng ta thấy rằng rằng mình đã làm chủ được quy trình lắp ráp khối lớn", ông Rogozin nói.

"Là một người chịu trách nhiệm cho các khía cạnh kỹ thuật của vụ việc tôi có thể nói rằng chúng ta sẽ có thể thực hiện (đóng tàu đổ bộ chở trực thăng) mà không cần Pháp giao tàu Mistral. Tuy nhiên chúng ta cam đoan không chỉ nhận lại tiền đã trả cho Pháp mà còn đòi đến đồng xu cuối cùng tiền bồi thường”, phó thủ tướng Nga khẳng định.

Cũng cần nói thêm rằng thời điểm Nga đặt mua tàu Mistral cách đây 3 năm rưỡi, kinh tế Nga chưa gặp khó khăn như hiện giờ nên họ không tiếc khi bỏ ra 1,5 tỉ USD để đóng 2 tàu Mistral. Còn giờ, kinh tế Nga đang gặp khó khăn do lệnh cấm vận của phương Tây. Vì thế, 3 tỉ USD (gấp đôi tiền đã trả) mà Nga nhận từ vụ bồi thường hợp đồng tàu Mistral sẽ có lợi cho Moscow hơn nhiều. Số tiền đó có thể giúp Bộ quốc phòng Nga giải quyết được nhiều việc.

Trước đó, ông Rogozin cũng khẳng định mua tàu Mistral là không sáng suốt và nói với các phóng viên rằng: "Tôi vốn luôn coi hợp đồng (nhờ Pháp đóng tàu Mistral) là một sai lầm ngay từ đầu".

Thời điểm hai bên ký hợp đồng vào giữa năm 2011, ông Rogozin chưa đảm nhiệm chức vụ hiện thời. Phó thủ tướng Nga cho biết hợp đồng ký với Pháp là "một phi vụ của ông Serdyukov (cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga)".

"Đây không phải là hợp đồng cần thiết cho nước Nga, nếu bạn cần một điều gì đó cho an ninh quốc phòng của riêng nước Nga thì tốt nhất là dùng công nghệ của nước Nga và tự chế tạo lấy", Phó Thủ tướng nói.
langtubachkhoa
Bay gio thi My cung khong can phai giau giem gi nua
http://soha.vn/quoc-te/my-giat-day-dao-chi...24144652226.htm
"Mỹ giật dây đảo chính ở Ukraine để trả đũa Nga về Syria"
Mỹ đứng sau vụ đảo chính tại Kiev hồi tháng 2 vừa qua, nhằm trả đũa quan điểm của Moskva trong vấn đề Syria.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Kommersant (Nga) mới đây, George Friedman, nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) mạng tình báo toàn cầu Stratfor nói rằng: Mỹ đã giật dây đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và đây là cuộc đảo chính “công khai” nhất trong lịch sử.

Theo Friedman, Mỹ quyết định hành động ngay sau khi nhận thấy Nga thu được những thành công ở Trung Đông – khu vực then chốt đối với Mỹ. Washington e ngại, Moskva có thể gây ảnh hưởng tới mọi diễn tiến tại khu vực này.
Nga được xem là một trong những thách thức đối với Mỹ tại Trung Đông và các bước đi của Moskva có thể làm phương hại tới lợi ích của Mỹ.
Những sự kiện ở Ukraine vì thế cần phải được đặt trong bối cảnh này, ông Friedman nhấn mạnh.
CEO của Stratfor nhìn nhận, Kremlin đã đánh giá không đúng mức phản kháng của Mỹ trước các bước đi của Moskva ở Trung Đông, có phần chủ quan khi tin rằng sẽ dễ dàng “hóa giải”.
Trong khi đó, Mỹ thừa hiểu điều mà Nga không mong muốn nhất chính là bất ổn ở Ukraine.
Ông cũng cho rằng, can dự của Nga tại Syria không phải là lý do duy nhất để Mỹ can dự vào Ukraine.
Tại thời điểm đó, nhiều nhân vật ở Washington bắt đầu nhìn nhận Nga là “vấn đề” đối với Mỹ và họ quyết định buộc Moskva phải rời sự chú ý khỏi Trung Đông.
Nội chiến ở Syria nổ ra từ tháng 3/2011. Đã có hơn 100.000 người chết vì xung đột.
Nga khẳng định cuộc bầu cử ở Syria với sự thắng thế tuyệt đối của Tổng thống Bashar al-Assad là hợp pháp và chính người dân Syria phải là lực lượng kiểm soát tương lai đất nước.
Về phần mình, Mỹ luôn hậu thuẫn phe đối lập, nói rằng xung đột sẽ không bao giờ chấm dứt chừng nào mà ông Assad còn tại vị.
Stratfor là công ty chuyên điều tra thông tin, tư vấn toàn cầu, được xem là “bóng mờ của CIA”, “một CIA tư nhân”.
Khách hàng của Stratfor là nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Đáng chú ý, Stratfor thường có thiên hướng chống Nga, với các phân tích được cho là phục vụ lợi ích của Mỹ.




The nay thi bao sao My cu coi Nga la doi thu chien luoc

http://soha.vn/quan-su/top-5-vu-khi-cach-m...22410364902.htm
Top 5 vũ khí "cách mạng" của Nga năm 2014

2014 là một năm phức tạp đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, thách thức, một số sản phẩm công nghệ quân sự của nước này đã thử nghiệm thành công cấp nhà nước và bắt đầu được chuyển giao cho lực lượng vũ trang để sử dụng trong tương lai.

Dưới đây là 5 vũ khí hàng đầu của Nga được thử nghiệm hoặc biên chế cho quân đội năm 2014.
1. Tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm lớp Yasen
Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen đầu tiên đã phải mất 18 năm xây dựng vì các vấn đề kinh tế và chính trị.
Năm 2014, sau nhiều năm chạy thử dưới biển, chiếc tàu ngầm này - có tên gọi Severodvinsk - đã được đưa vào sử dụng trong Hải quân Nga.
Đây là chiếc tàu ngầm đa nhiệm đầu tiên của Nga có các tính năng chiến đấu phá hủy cả tàu ngầm, tàu nổi của đối phương cũng như tấn công các mục tiêu trên bộ bằng các tên lửa có cánh đuôi.
Tàu ngầm lớp Yasen này mang theo 24 tên lửa chống tàu siêu thanh Yakhont có tầm bắn lên tới 350km và tên lửa Granat có khả năng tấn công các mục tiêu ở cách xa khoảng 3.200km.
Để tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tàu ngầm này được trang bị tên lửa Caliber.
2. Hệ thống phòng không vác vai Verba
Hệ thống phòng không vác vai mới này là vũ khí thay thế hệ thống phòng không vác vai Igla nổi tiếng, vốn không chỉ phục vụ trong quân đội Nga mà còn là một sản phẩm xuất khẩu rất được ưa chuộng đối với nhiều quốc gia khác.
Verba được trang bị một đầu tự dẫn thông minh hoàn toàn mới, do đó không phản ứng với các mục tiêu giả được thả từ những máy bay quân sự của đối phương.
Verba có khả năng “nhận diện” các thiết bị không người lái và những tên lửa có cánh. Chúng là những mục tiêu có bức xạ nhiệt thấp việc phát hiện ra chúng là không dễ dàng.
Tuy nhiên, với Verba, điều này là một nhiệm vụ đơn giản, bởi vị đầu tự dẫn “bắn và quên” của nó hoạt động trong 3 quang phổ (hệ thống Igla chỉ hoạt động trong 2 quang phổ).
Verba được biên chế cho lực lượng vũ trang Nga vào cuối mùa Hè năm 2014 và theo các chuyên gia quân sự, nó có thể sánh ngang với hệ thống tên lửa vác vai Stinger của Mỹ.
3. Robot chiến đấu Platform-M
Hệ thống robot cỡ nhỏ này được đặt trên một khung gầm có bánh xích, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong tác chiến có định hướng phi tiếp xúc (non-contact guided combat) trong bất kỳ thời điểm nào, dưới mọi điều kiện, đặc biệt là điều kiện phức tạp.
Platform-M có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra, cũng như bảo vệ các mục tiêu chiến lược.
Được trang bị súng tiểu liên Kalashinikov, robot này có thể cung cấp một sự kháng cự hiệu quả và phá hủy các mục tiêu thậm chí đang cơ động, và tất cả các hoạt động này đều không cần có sự tham gia của con người vì nó được hướng dẫn tự động.
4. Chiến đấu cơ Su-35
Siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 4++ Su-35 với khả năng cơ động linh hoạt là loại máy bay mới nhất được trang bị cho lực lượng không quân Nga.
Máy bay này được tích hợp các công nghệ của những chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, trong đó có vật liệu tổng hợp công-pô-dít được sử dụng để chế tạo.
Su-35 sẽ là lực lượng tấn công trên không chủ yếu của Nga trong ngắn hạn cho đến khi nó được thay thế bởi chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK FA.
Su-35 - được đưa vào phục vụ trong không quân Nga năm 2014 – sẽ được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các máy bay chiến đấu của đối phương.
Được trang bị các tên lửa có định hướng tầm ngắn, trung và xa, nó cũng có thể tấn công những mục tiêu ở trên mặt đất, xâm nhập được vào các hệ thống phòng không của đối phương.
Hệ thống radar của máy bay này có khả năng phát hiện đồng thời 30 mục tiêu và cùng lúc tấn công 8 mục tiêu.
5. Tàu ngầm diesel Varshavyanka thuộc dự án 636.3
Năm 2014, Hải quân Nga bắt đầu chào đón sự phục vụ của các tàu ngầm diesel thế hệ thứ 3 này, vốn được gọi là “những hố đen trong lòng đại dương”.
Tàu ngầm thuộc dự án 636.3 có hiệu quả chiến đấu cao hơn so với các dự án trước. Varshavyanka có thể “quan sát” xa hơn đồng thời khó bị đối phương phát hiện hơn.
Tàu ngầm này được trang bị những quả ngư lôi hiện đại và tên lửa Caliber. Nó cũng được tích hợp phương tiện hàng hải mới và hệ thống kiểm soát dữ liệu hiện đại để có thể hoạt động độc lập mà không cần có sự can thiệp của con người.
Nga dự kiến chế tạo 6 chiếc tàu ngầm thuộc dự án trên và biên chế cho Hạm đội Biển Đen. Chiếc đầu tiên đang phục vụ trong Hạm đội này.






Thủ tướng Medvedev nói Nga và Mỹ sẽ “thù địch” trong nhiều thập kỷ tới
Thủ tướng Medvedev của Nga cho rằng, các hành động không thân thiện của tổng thống Mỹ - Obama và tổng thống Ukraine - Poroshenko đã biến Ukraine sẽ thành kẻ thù tiềm năng của Nga. Hai nước Nga và Mỹ sẽ có nhiều thập kỷ quan hệ "thù địch" nhau.
Trên mạng xã hội facebook, ông Medvedev đưa ra nhận xét về việc tổng thống Obama ký thông qua đạo luật tự do cho Ukraine năm 2014 và quốc hội Ukraine có thể bỏ phiếu hủy bỏ một đạo luật quốc gia cấm Ukraine tham gia vào một liên minh quân sự.
"Cũng như trường hợp đạo luật Jackson-Vanik (đạo luật của Mỹ được ký năm 1974 với mục đích là hạn chế buôn bán với các nước XHCN), mối quan hệ giữa chúng tôi và Mỹ sẽ trở thành quan hệ "thù địch" trong nhiều thập kỷ tới", ông Medvedev nói.
Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh rằng nếu Ukraine thay đổi luật về việc không tham gia khối liên minh quân sự thì thực tế có nghĩa là Ukraine đang thúc đẩy quá trình để được gia nhập NATO.
Nếu Ukraine gia nhập NATO, nó sẽ trở thành kẻ thù tiềm năng của Nga.
"Cả hai quyết định đều dẫn đến hậu quả tiêu cực (quyết định hủy bỏ luật không được tham gia liên minh quân sự và gia nhập NATO của Ukraine)", ông Medvedev cho rằng Nga sẽ phản ứng với mọi bước đi thù địch.
Ngày 16.12, thủ tướng Nga Medvedev cũng công bố một báo cáo, trong đó ông cảnh báo Ukraine rằng chính sách kinh tế của EU đang đẩy Ukraine vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.
"EU cần Ukraine chủ yếu như là một nguồn cung cấp nguyên liệu và chắc chắn là một thị trường mới cho các công ty châu Âu", ông Medvedev viết.
"Không ai vội vã mời Ukraine vào ngồi chung bàn với châu Âu, như là một đối tác bình đẳng.
Họ thậm chí còn không cung cấp một chiếc ghế bên cạnh. Họ đang cố tình đưa nước này vào vị trí của một cô gái không biết khi nào mới được làm lễ cưới.
Có thể nhìn lấy gương Thổ Nhĩ Kỳ đất nước này ký thỏa thuận liên kết với châu Âu đã 51 năm nhưng vẫn chưa gia nhập được vào EU", thủ tướng Nga khẳng định.
Thủ tướng Nga cũng nhắc lại toàn bộ lịch sử quan hệ giữa Nga và Ukraine từ cuối thế kỷ 19 cho tới thời kỳ Xô viết và thời gian gần đây.
Ông Medvedev cho rằng "không có và sẽ không bao giờ có đường biên giới thực sự giữa Ukraine và Nga".
langtubachkhoa
Co doan clip sau kha buon cuoi, khi Putin noi chuyen voi doanh nhan Duc tai Berlin
(@click here)
Tôi không hiểu: Hạt nhân không muốn, gas không muốn, tôi không hiểu các bạn muốn sưởi ấm bằng gì! Có lẽ là bằng củi. Nhưng củi cùng phải nhập từ Siberia.
langtubachkhoa
Có lẽ khi Mỹ ép Arap Saudi tăng sản lượng để hại Nga không nổi, nên tung ra 1 loạt dự án khí đá phiến để hạ giá dầu xuống, dù biết mình và Canada sẽ thiệt và TQ sẽ có lợi, quả thực các công ty dầu Mỹ đã mất hàng chục tỷ USD tháng qua, và nhiều dàn khoan dầu Canada bị đình trệ, các công ty khí đốt biển Bắc Anh than phiền. Hơn nữa dầu giá rẻ có thể sẽ buộc Nga phải tạm treo các dự án khai thác dầu ở Bắc Cực, vì chi phí khai thác ở đây đắt hơn nhiều so với chi phí khai thác dầu trên đất liền của Nga. Dĩ nhiên, trên đất liền Nga vẫn còn vô số dầu, nhưng như thế thì các dự án dầu Bắc Cực sẽ tạm thời chậm tiến độ lại
Có lẽ vì Obama là đảng dân chủ nên mới làm thế, vì ông ta k quá thân với các công ty dầu khí mà gắn quyền lợi với các công ty dân sự, vừa và nhỏ hơn. Bây giờ có vụ Nga, nên ông ta buộc được đảng Cộng Hòa phải im miệng, chứ nếu không làm sao Đảng cộng hòa để ông ta gim được giá dầu


http://plo.vn/the-gioi/dau-mo-saudi-arabia...-my-519511.html
Dầu mỏ: Saudi Arabia tuyên chiến với Mỹ
Saudi Arabia quyết không để giá dầu tăng vì Mỹ sẽ chiếm thị phần.


Sau phát biểu hôm 21-12 (giờ địa phương) tại hội nghị về năng lượng các nước Ả Rập lần thứ 10 ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Ali al-Naimi lại tiếp tục giải thích vì sao Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không giảm sản lượng dầu.

Ngày 22-12, trả lời tạp chí chuyên ngành Nghiên Cứu Kinh tế Trung Đông (Lebanon), ông nhấn mạnh: “Các nước trong OPEC không có lợi khi cắt giảm sản lượng dầu… Dù giá dầu thô có rớt xuống 20 USD, 40 USD, 50 USD hay 60 USD cũng không có ý nghĩa gì”.

Ông nói trong trường hợp Saudi Arabia giảm sản lượng: “Giá dầu sẽ tăng lên và Nga, Brazil cũng như các nhà sản xuất khí đá phiến Mỹ sẽ chiếm thị phần của chúng tôi”.

Ông giải thích Saudi Arabia cũng như một số quốc gia vùng Vịnh có thể thoải mái chịu đựng giá dầu thô xuống cực thấp bởi chi phí sản xuất dầu thô chỉ vào khoảng 4-5 USD/thùng. Ngược lại, chi phí sản xuất dầu từ khí đá phiến ở Mỹ phải 70-80 USD/thùng

Báo Financial Times (Anh) nhận xét đây là cuộc trả lời phỏng vấn “thẳng thắn không bình thường”. Báo Le Figaro (Pháp) giật tít: “Dầu thô-Saudi Arabia công khai tuyên chiến với Mỹ”.

Báo ghi nhận đây là lần đầu tiên bộ trưởng Dầu mỏ của một quốc gia có ảnh hưởng nhất trong tổ chức OPEC đã chỉ đích danh Mỹ là đối thủ của OPEC trong cuộc chiến giá dầu. Đây cũng là lần đầu tiên Saudi Arabia thể hiện nỗi lo nhìn thấy Mỹ và Canada chiếm thị phần dầu mỏ.

Ngày 27-11, bất chấp giá dầu đã giảm từ giữa tháng 6, 12 nước OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng dầu khai thác 30 triệu thùng/ngày. Lúc bấy giờ có tin đồn Mỹ và OPEC bắt tay nhau làm giá dầu giảm để phá hai đối thủ Nga và Iran vốn sống nhờ nguồn thu dầu mỏ.

Dù vậy, các chuyên gia nhận ra giá dầu giảm kéo dài chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho Mỹ và Canada.

Nếu các công ty Mỹ khai thác khí đốt từ đá phiến muốn có lãi, giá dầu phải từ 60 USD/thùng trở lên. Đối với các công ty Canada khai thác dầu từ cát, giá cũng phải gần 100 USD/thùng.

Trong khi đó, chi phí khai thác dầu của Saudi Arabia chưa tới 20 USD/thùng. Hay như Bộ trưởng Dầu mỏ Ali al-Naimi nói chi phí chỉ 4-5 USD/thùng.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, nhu cầu dầu mỏ thế giới chỉ tăng nhẹ (0,9 triệu thùng/ngày) từ năm 2015. Trong khi đó, trong chưa đầy hai năm, chỉ riêng các công ty Mỹ đã sản xuất thêm 2 triệu thùng/ngày.

Báo Le Figaro nhận định Saudi Arabia hy vọng giá dầu xuống buộc Mỹ phải đóng các mỏ dầu không có lãi và ngừng các dự án quá tốn kém.

Báo Wall Street Journal (Mỹ) nhận định động thái Saudi Arabia tuyên chiến với Mỹ nằm trong diễn biến quan hệ giữa Saudi Arabia với Mỹ. Trước nay Saudi Arabia bảo đảm cung cấp đầy đủ dầu cho thị trường còn Mỹ bảo đảm về an ninh cho khu vực.

Gần đây, hai yếu tố mới phát sinh đã làm đảo lộn quan hệ tốt đẹp Saudi Arabia-Mỹ. Đó là Mỹ tăng cường sản xuất dầu từ khí đá phiến và chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông thay đổi, đặc biệt với Iran (đối thủ của Saudi Arabia).


Ngày 22-12, hai nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế Olivier Blanchard và Rabah Arezki dự báo nhờ giá dầu giảm, năm 2015 tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng thêm từ 0,3% đến 0,7% trên cơ sở dự báo 3,8%. Đối với Trung Quốc, giá dầu giảm sẽ giúp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thêm 0,4%-0,7% năm 2015 so với dự báo 7,1%. Năm 2016, mức tăng đạt 0,5%-0,9%. Còn đối với Mỹ, tăng trưởng năm 2015 sẽ tăng thêm 0,2%-0,5% căn cứ mức dự báo 3,1% và năm 2016 sẽ tăng thêm 0,3%-0,6%.

___________________________________

40 USD/thùng là mức sản xuất từ khí đá phiến có lãi của các công ty Mỹ theo báo Wall Street Journal. Báo cho rằng không hẳn ngưỡng có lãi phải 654-70 USD/thùng như một số chuyên gia dự báo. Nguyên nhân giảm chi phí sản xuất do cải tiến kỹ thuật.

Họ (Mỹ) sẽ bị tổn thương trước khi chúng tôi cảm thấy nỗi đau nhỏ nhất.

Bộ trưởng Dầu mỏ ALI AL-NAIMI
langtubachkhoa
Arab Saudi bắt đầu 'thấy mệt' với giá dầu giảm...
(AFP) - Thu nhập của Arab Saudi sẽ giảm khoảng 38 tỉ đô la trong năm tài khóa 2015. Đó là con số đưa ra sau cuộc họp nội các để dự trù ngân sách chi tiêu nhà nước, cụ thể: mức thu nhập quốc gia vào khoảng 190 tỉ đô nhưng ngân sáchchi tiêu dự đoán không thấp hơn năm nay, tức khoảng 230 tỉ đô.

Saudi là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất OPEC và thế giới. Nguồn thu của nước này cũng chủ yếu đến từ 'vàng đen' (hơn 90%) và việc thất thu ngân sách đương nhiên là hệ quả của giá dầu giảm. Mức thâm thụt ngân sách dự kiến này được cho là 'lớn chưa từng có' và là lần âm đầu tiên kể từ năm 2011.

Mặc dù giới lãnh đạo Hoàng gia thân Mỹ vẫn nói cứng rằng Saudi không có kế hoạch hợp tác với các nước khác để vực dậy thị trường dầu nhưng giới quan sát cho rằng thực ra Saudi cũng đang 'nghiến răng chịu trận' do áp lực từ Mỹ.

Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Ali Naimi mới đây còn tuyên bố nước này không hề hấn gì với giá dầu giảm vì 'biết trước thể nào cũng có ngày thế này' và đã chuẩn bị lượng dự trữ ngoại tệ 'khủng' để tránh khủng hoảng.

Giá dầu lửa hiện tại đang phản ảnh cuộc xung đột chính trị Đông Tây và sự ổn định của nó sẽ tủy thuộc nhiều vào tình hình chính trị thế giới, trong đó chủ yếu là Nga- Mỹ.



26 thành viên NATO góp 4 triệu euro 'hỗ trợ' Ukraina
Một bình luận trên twitter nói: 'với số tiền... khổng lồ này, Ukraina nên dùng nó để mua sơn vàng về phủ lên những thỏi... chì hiện chất đống trong ngân hàng trung ương Ukraina'. Cũng nên nhắc lại thông tin là Ukrain phải chi hơn 6 triệu usd mỗi ngày cho cuộc chiến ATO (theo thông báo của Tổng thống Poroshenko trong cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia mới đây).


Co 1 tin tuc sau, chua ro dung sai the nao. Nhung neu that thi cung khong phai la, du khong that roi cung se co ngay nay, nhung My kho co the nam het 100% ma co the phai share ra

Ukraine tính bán cả nghìn doanh nghiệp nhà nước cho Mỹ

Ông Aivaras Abromavicius, Bộ trưởng kinh tế Ukraine nguoi Litva, cho biết hàng loạt các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chiến lược sẽ được chuyển giao cho các quỹ đầu tư Mỹ, như những gì từng diễn ra ở Romania.
Phát biểu này được ông Abromavicius đưa ra tại phiên họp của Quốc hội Ukraine bàn về dự toán ngân sách năm 2015 hôm 23/12. Vị bộ trưởng người gốc Litva đề xuất giảm số lượng các doanh nghiệp chiến lược không nằm trong kế hoạch tư nhân hóa từ 1.478 xuống còn 551, với lý do “đất nước cần phải phát triển”.

Theo quan chức này, chỉ 1.120 trên tổng số 3.374 doanh nghiệp nhà nước ở Ukraine đang còn hoạt động, nhưng cũng ở trong tình trạng "bê bết". Top 100 doanh nghiệp lớn nhất có các khoản lỗ lên đến hàng tỉ USD. Thay vì tìm cách tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, Bộ trưởng Abromavicius đề nghị trao quyền quản lý các doanh nghiệp này cho các quỹ đầu tư Mỹ.

Hãng tin DW (Đức) gọi Chính phủ của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk là Nội các được thành lập để “bán đứt” Ukraine. “Khủng hoảng nợ của một nhà nước thất bại trên thực tế chỉ có thể được giải quyết bằng cách bán tài sản cho nước ngoài. Đó là hình mẫu điển hình của sự chiếm đoạt, thường được sử dụng khi các chính phủ tham nhũng, bất tài dẫn dắt đất nước đi đến sụp đổ”.



http://www.vietnamplus.vn/bo-ngoai-giao-ng...mh17/298734.vnp
Bộ Ngoại giao Nga tố cáo phương Tây lợi dụng vụ máy bay MH17
Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 25/12 tuyên bố rằng tiến trình điều tra vụ máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ ở miền Đông Ukraine đang diễn ra trái với các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Trả lời phỏng vấn tờ Kommersant, ông Lavrov nói: "Hoạt động tổ chức điều tra có vấn đề. Các cơ quan an ninh Ukraine trực tiếp tham gia hoạt động điều tra, điều này vi phạm tất cả các tiêu chuẩn của ICAO. Quốc gia có lãnh thổ xảy ra tai nạn có thể tham gia nhưng không 'có quyền cầm trịch' cuộc điều tra như đang diễn ra."

Theo Ngoại trưởng Nga, vụ rơi máy bay Malaysia bị Phương Tây lợi dụng để đạt những lợi ích địa chính trị. Ông nói: "Hành vi lợi dụng thảm kịch vì mục tiêu địa chính trị là việc làm bất lương và đê tiện"./.
langtubachkhoa
Bài này của ông Putin có vài điểm đáng lưu ý: đó là khi cần Nga có thể dùng các biện pháp "manual", tôi có thể hiểu là các biện pháp hành chính, có thể để kiểm soát tỷ giá tiền tệ như TQ đã làm chăng. HIện nay thì chính phủ Nga vẫn nói rằng chưa muốn dùng biện pháp đó, có lẽ vì tỷ giá rup vẫn ổn định. Hồi khủng hoảng châu Á, Malaysia còn ép không cho nươc ngoài rút tiền ra thì phải? Dùng biên pháp hành chính sẽ có rủi ro về chính trị, do sẽ có thành phần bên trong phản đối, nhưng nếu cương quyết và khôn ngoan thì sẽ dẹp được, lúc đó thì những tay đầu cơ sẽ toi nặng. Ngoài ra ông Putin cũng nói rằng, vấn đè của Nga không chỉ đến từ bên ngoài mà còn từ lỗi chính phủ, mấy năm nay dù đã làm cho nền kinh tế được đa dạng và innovative hơn, nhưng thực tế cho thấy như vậy là chưa đủ

http://itar-tass.com/en/economy/769170
Putin said that “all this is historical inheritance,” adding that the government has tried to change the structure of the national economy and make it more innovative. “Much has been done on this track as well, but the recent events have shown that not enough,” he said.

The Russian government should focus on fulfilling its social commitments and supporting the ruble rate, the president stressed. “I ask you to focus on major directions, they are namely to fulfill social commitments and solving issues linked with supporting the rate of the national currency,” Putin said.

The government should use the manual control mechanism if necessary, the president said on Thursday. “It is necessary to coordinate the work of all ministries and agencies. It is necessary to coordinate the work with the presidential administration and with the Central Bank. Everything should be under control,” Putin said.
If the need arises, although someone dislikes it, in this case it is absolutely justified to use the so-called manual control mechanism. It’s no crime,” he said.
Phó Thường Nhân
Không tình hình của Nga bây giờ không giống Anh năm 1956, nên việc Mỹ đánh tài chính Nga khó hơn. Lúc đó cái mâu thuẫn và điểm yếu của Anh là thực lực kinh tế của Anh không còn đủ lực để bao một hệ thống tiền tệ thế giới do Anh tạo ra từ thế kỷ XIX. Nước Anh là một nước nhỏ, nhưng Đế quốc Anh là cường quốc. Trong đế quốc Anh, Ấn độ là con chủ bài. Anh là đế quốc được, vì đứng trên vai Ấn độ. Nhưng Ấn độ đã độc lập từ năm 1948. Trong khi đó, Anh vẫn mang nợ đầm đìa Mỹ do chiến tranh thế giới thứ II và đồng thời cũng không thể bóc lột được Đức để bù vào trả nợ Mỹ. Chính vì thế mà Anh không thể tiến hành một cuộc chiến tranh thuộc địa như Pháp làm ở VN hay Angerie, mà phải trả trong hoà bình (Malaysia, Miến điện, các nước châu Phi : Nigeria, Ghana, ..). Cuộc chiến năm 1956 ở kênh đào Su ê, là cái hành động cuối cùng của Anh bằng bạo lực, và sau đó thì Anh không thể làm thế nữa. Cũng từ sau cuộc chiến ấy, mà Israel chuyển sang chơi với Mỹ, vì cả “hai ông anh” : Anh, Pháp đều không còn đủ lực để gây ảnh hưởng tại Trung đông.

Hiện nay điểm yếu của Nga là hệ thống chính trị (đa nguyên đa nhóm), và sự thâm nhập quá sâu vào hệ thống tài chính quốc tế do Mỹ nắm. Sự thâm nhập quá sâu này không cho Nga vị thế cao hơn mà lại đem tới sự phụ thuộc. Bởi vì nếu chỉ chơi tài chính không với cơ chế tài chính, thì Nga không lại được với Mỹ, vì Mỹ là nước in tiền, và Nga phụ thuộc vào nguồn tiền ấy. Cái này tôi sẽ phân tích sau. Và nó có thể liên quan tới cái “điều khiển bằng tay” (manuel) mà LTBK nói ở trên. Vì nó rất thú vị.
langtubachkhoa
Bai viet nay chua day du, nhung cung co the dung lam tom tat.
Mot điều cần lưu ý, lam phát xảy ra ở Nga có 2 điểm:
- Xảy ra ở 1 số mặt hàng nông sản do Nga cấm nhập thực phẩm từ EU. Các doanh nghiệp Nga đang tăng dần sản lượng, dự kiến đến giữa năm 2015 sẽ thay thế được hoàn toàn. Nên việc lam phát lúc này không lạ
- Lam phát xảy ra ở các mặt hàng nhập khẩu. Cái này có vẻ có lợi cho Nga. Vừa rồi Nga đã gửi tặng sếp của Apple điện thoại di động Yota Phone 2 của mình, khi mà Apple buộc phải tăng giá bán iPhone ở Nga. Điều này chắc chắn có dụng ý

http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/nga-da-...rup-137115.html
Nga đã làm gì để cứu sống đồng Rup?
Tình huống đặc biệt đó đang trở thành một bài toán đặc biệt khó đang đặt ra trước mặt tổng thống Putin và các đồng sự. Để giảm đà mất giá của đồng Rup và ngăn lạm phát, Nga đã sử dụng công cụ tài chính khi nâng lãi suất lên mức 17%, một con số khó tin với giới phân tích.
Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với sự đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe kinh tế Nga, các ngân hàng đang bị giảm thanh khoản, các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ giảm sản xuất và thậm chí vỡ nợ. Không hiếm người đã chắc chắn về một cuộc đổ vỡ kinh tế cục bộ ở Nga khi lãi suất được nâng lên cao như vậy.
Nhưng có vẻ như những dự đoán mang tính lý thuyết như vậy đã không hoàn toàn khớp với những gì đang diễn ra. Đồng Rup trong ngày hôm qua vẫn giữ được đà tăng giá mạnh sau khi nâng lãi suất, lạm phát trong năm nay vì thế có lẽ sẽ được giữ ở mức 10%, một điều tưởng như không thể xảy ra sau khi đồng Rup có tốc độ trượt giá kinh khủng trong tháng 10 và tháng 11. Những dấu hiệu được giới chuyên gia và phân tích tài chính trông chờ về một cuộc khủng hoảng mới trong giới doanh nghiệp quốc nội liên quan đến việc ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cũng vẫn chưa diễn ra.

Sở dĩ như thế, là vì ngân hàng trung ương Nga đang triển khai những gói hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được chính phủ tái tài trợ các khoản nợ nước ngoài bằng cách cho vay USD hoặc Euro trong năm 2015, các doanh nghiệp quốc nội cũng được bật đèn xanh vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều để đảm bảo ổn định sản xuất.

Cùng lúc đó, chính phủ của tổng thống Putin cũng đã đề nghị các doanh nghiệp và tập đoàn xuất khẩu lớn chuyển đổi một phần lớn doanh thu của họ bằng đồng nội tệ như Gazprom hay Rosneft. Việc các tập đoàn này bán USD ra cũng khiến cho nhu cầu với đồng Rup cao hơn, làm tăng đà tăng giá của đồng Rup trên thị trường tiền tệ.
Các ngân hàng, vốn được coi là mạch máu của nền kinh tế cũng đang được quan tâm chu đáo và kỹ lưỡng. Ngân hàng trung ương Nga đang triển khai những biện pháp cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng đang gặp vấn đề do việc nâng lãi suất, thượng nghị viện Nga cũng vừa thông qua gói hỗ trợ 1000 tỷ Rup, tương đương 19 tỷ USD, để hỗ trợ cho các vấn đề tài chính. Đối tượng được hỗ trợ và giải cứu gần nhất là VTB, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Nga, với mức hỗ trợ ước tính lên tới 250 tỷ Rup để ổn định các hoạt động thanh khoản.

Đến giờ phút này, có thể thấy rõ chiến lược của tổng thống Putin và ngân hàng trung ương Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là kiểm soát chặt dòng chảy tiền tệ trong nước và tập trung các khoản hỗ trợ cho các đối tượng thiết yếu nhất như các ngân hàng và doanh nghiệp quốc nội cũng như xuất khẩu.

Chiến lược này sẽ vừa giúp Nga nâng giá đồng Rup và giảm lạm phát, vừa khiến cho nền kinh tế Nga vẫn hoạt động bình thường mà không gặp trục trặc từ việc kiểm soát tài chính do lệnh nâng lãi suất. Đồng thời chiến lược này cũng đánh mạnh vào các tổ chức đầu cơ vốn là một trong những nguyên nhân gây ra sự trượt giá của đồng Rup.


http://www.vietnamplus.vn/bao-my-chau-au-c...gton/298908.vnp
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, cây bút chính luận người Mỹ Patrick Smith ngày 26/12 đã viết trên tờ Salon rằng một số lãnh đạo quốc gia châu Âu đang ghi nhận "có dấu hiệu giống như là một cuộc nổi dậy" chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga.

Theo quan điểm của ông Smith, bằng chứng của việc này là những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegor.

Ông Smith cho rằng "bằng cách này hay cách khác," họ đang thể hiện không ủng hộ chính sách trừng phạt, cụ thể thủ tướng Italy từng tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt mới chống Nga "hoàn toàn không cần thiết."

Nhà báo Smith cho rằng sự phá hoại của lệnh trừng phạt ngày càng cảm thấy rõ ở bên ngoài nước Nga. Theo lời ông, nếu năm 2008 châu Âu từng đủ mạnh để đối phó với những vấn đề kinh tế, thì giờ đây họ đang hầu như chẳng còn sức lực gì.

Nhà báo này lưu ý rằng những vấn đề trên, cụ thể là sự "hỗn loạn" trên thị trường tiền tệ các nước láng giềng với Nga, đơn giản là bị các phương tiện truyền thông Mỹ phớt lờ.
Ngoài ra, ông Smith khẳng định rằng chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được sự thông cảm của nhiều người châu Âu. Theo lời ông Smith, họ thừa nhận nhà lãnh đạo Nga có quyền cho rằng chủ quyền của nước Nga đang bị đe dọa./


http://motthegioi.vn/thoi-su/nga-trien-kha...han-137163.html
Nga triển khai tàu ngầm khủng, đưa 16 thành phố Mỹ vào tầm ngắm hạt nhân
Tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược "Vladimir Monomakh" thuộc dự án "Northwind", được Nga triển khai cho Hạm đội Biển Bắc vào hôm nay (26.12). Đáng chú ý, 26.12 là ngày tặng quà theo truyền thống phương Tây.


Nga thu ICBM luc nay la co thong diep gi. Day la ICBM con moi hon ca Topol. Sau khi Topol M va Yars nay duoc trien khai hoan toan trong quan doi Nga, thi Nga k can den Ukr de bao tri ten lua SS26 nua
http://www.vietnamplus.vn/nga-phong-thanh-...yars/298901.vnp.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 26/12, lực lượng chiến lược Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars sử dụng nhiên liệu rắn từ sân bay Plesetsk.

Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga xác nhận: “Vào lúc 11 giờ 02 phút theo giờ Moskva, từ sân bay Plesetsk đã hoàn thành phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars sử dụng nhiên liệu rắn, bố trí trên phương tiện cơ động mặt đất và trang bị nhiều đầu đạn."

Được biết, các đầu đạn của tên lửa này đã rơi xuống bãi thử nghiệm Kura ở Kamchatka./.
Phó Thường Nhân
Trong thời gian vừa qua, tình hình thời sự về tài chính Nga rất đáng để người ta lưu ý phân tích. Nó có hai điều làm người ta chú ý.
1- Đó là việc mất giá của đồng rúp do giá dầu đi xuống và do đầu cơ. Giá dầu đi xuống và do đầu cơ có hai lý do: do khủng hoảng kinh tế thế giới và quan hệ chính trị Nga-Mỹ thông qua vấn đề UK.
2- Đó là việc chính phủ Nga đã đồng thuận được với các nhà xuất khẩu Nga để họ bán ngoại tệ ra, nhằm giữ giá đồng rúp, sau khi đã tăng lãi xuất cơ bản lên tới 17% để chống đầu cơ.
Điều đáng chú ý là trong đầu cơ đánh đồng rúp không chỉ có các hãng nước ngoài, mà có cả các ngân hàng thương mại tư nhân Nga tham gia. Còn tất nhiên, các nhà xuất khẩu Nga đồng thuận với chính phủ Nga thì phần lớn là hãng nhà nước (nhưng cũng có cả tư nhân Nga trong đó).
Hiểu và đánh giá được hai vấn đề trên, thì người ta hiểu được cái cơ chế thế giới bây giờ. Điều rất cần thiết cho một người muốn tìm hiểu, đặc biệt là các bác muốn mình là nhân trí thức, yêu nước nhưng không đồng ý với chính phủ (do nghe lề trái theo kiểu : cái gì chính thống nói là trắng thì mình phải nói là đen, cái gì theo chính thống nói là chính nghĩa, là phải, thì ta phải nói là trái ..nó mới có trí thức, mới yêu nước, mới thức thời, .. rồi gì gì nữa). Không nghe chính phủ thì có thể có lý do, nhưng muốn thế thì phải có phân tích độc lập, chứ không lại thành ôm chân người khác. Muốn nhân thức độc lập, thì phải hiểu cái thế giới này đã.
Trước khi nói vào hai cái điều trên, tôi chỉ đưa ra hai nhận xét về kinh tế thị trường, có tính chất lý thuyết (concept).

1- Điều đầu tiên người ta có thể thấy, là trong một nền kinh tế thị trường, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng có một nhóm người được lợi, nói về mặt kinh tế. Chính sách nào đưa ra, dù tệ hại đến bao nhiêu, cũng có thể chỉ mặt đặt tay vào “ai có lợi”. Ví dụ, đã bắt mua mũ bảo hiểm thì người nhập khẩu mũ bảo hiểm sẽ lợi hay trời mưa, nước lụt, dân chúng khổ sở, thì ông bán rau muống vẫn lãi. Lãi vì bán chẹt cắt cổ trên cái đau khổ của người ta, không kể đồng thời lụt thì rau muống càng nhiều càng tươi. Hay nói cách trìu tượng hơn, cái lợi của một người chưa chắc phải là cái lợi chung. Người ta có câu: ích nước, lợi nhà. Nhưng cái khả năng : lợi nhà , hại nước rất nhiều.
2- Ở trên tôi có nhắc tới chủ nghĩa Mác phổ thông chia xã hội thành thượng tầng kiến trúc (chính trị, văn hoá, tư tưởng..) so với hạ tầng sản xuất (công cụ sản xuất, lực lượng sản xuất, chủ sở hữu..). Thực ra bây giờ phải nâng nó thêm một tầng nữa. Nó bao gồm 1. Thượng tầng kiến trúc (hệ thống chính trị, văn hoá, tư tưởng). Cái hạ tầng sản xuất phải được chia làm 2, gồm 1. Thượng tầng kinh tế (hệ thống tài chính, quản lý giá cả, thị trường) . 2 hạ tầng sản xuất (công cụ sản xuất, lực lượng sản xuất, chủ sở hữu). Tại sao phải chia cái hạ tầng sản xuất cũ ra thành phần thượng tầng tài chính bởi vì những thay đổi trong tài chính toàn cầu đã dẫn tới việc xuất hiện một nền kinh tế ảo toàn cầu (virtualle economie) nằm trên nền kinh tế thật (réelle economie). Như tôi đã nói ở trên, tổng sô tài sản tính bằng PNB ảo toàn cầu gấp 10 lần sự tồn tại thật. Số lượng PNB ảo này có là do hệ thống tài chính thế giới đã bỏ vàng làm chuẩn, dẫn đến việc số lượng tiền tăng chỉ phụ thuộc vào ý đồ của nước Mỹ. đồng thời với việc đó là việc toàn cầu hoá tài chính. Đây là một biến dạng mới của chủ nghĩa tư bản sau thời đại chủ nghĩa đế quốc thời ông Lê nin. Tóm lại cấu trúc xã hội sẽ là cái bánh “chin tần mây mười tầng gió”, rất thịnh hành trong các quán nước thời bao cấp với 3 lớp lần lượt chồng lên nhau. Trên cùng là kiến trúc thượng tầng, tầng giữa là thượng tầng tài chính, cuối cùng là hạ tầng sản xuất. Trong cái thượng tầng tài chính, cách thức kinh doanh của nó chủ yếu là đầu cơ. Cách thức vận hành chủ yếu là tâm lý. Cũng chính vì thế mà từ khoảng thập niên 80 trở lại đây, trong các lý thuyết kinh tế tư bản chủ nghĩa nó có dậy các mô hình chơi bài , kinh tế giống như trò chơi bài. Cái đầu cơ này là nguồn gốc tạo ra “giầu ảo”, và bản chất cuối cùng của nó là chiếm đoạt, cướp bóc. Bởi cái thượng tầng tài chính này tạo ra các khối lượng tiền, cũng như sự chung chuyển lẫn nhau giữa ngoại tệ và nội tệ, mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát, và qua đó đến giá cả. Lạm phát, giá cả tác động tới tầng dưới là hạ tầng sản xuất (ảnh hưởng tới lỗ lãi), và từ đó ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Cái thượng tầng tài chính này cũng rất nhậy cảm với cái khung thượng tầng chính trị ở trên (vì nó liên quan tới tâm lý, tin đồn,cũng như tương quan lực lượng ..).
Cái hình thái kinh tế ảo này người ta có thể nhận thấy dễ dàng ví dụ qua việc buôn bán vàng ở VN chẳng hạn. Một người A ra ngân hàng vay một số tiền là 10lạng vàng, một người B cũng vay tại ngân hàng đó 10 lạng. Trong thực tế người ta không cầm vàng đi, mà vẫn để nó tại chỗ ký gửi. Chính vì thế thực tế ngân hàng chỉ có 10 lạng, nhưng nó cho vay hai lần. Với người A và B thì tổng tài sản là 20 lạng, đây là giầu ảo. Nó có ý nghĩa nói rằng cả hai ông A và B có sức mua là 10 lạng. Hai ông A và B đều đầu cơ. Và do đầu cơ giá vàng lên xuống, ông A có 20 lạng. ông B có 30 lạng. Tổng tài sản của hai ông cộng lại lên 50 lạng. Trong thực tế trong ngân hàng vẫn chỉ có 10 lạng thôi. Giả dụ ông A muốn rút 3 lạng ra để chi tiêu, ông B rút 2 lạng để chỉ tiêu. Đến đây vẫn OK, vì ngân hàng vẫn còn 5 lạng. Nhưng chuyện gì xẩy ra nếu ông A muốn rút 10 lạng, và ông B 5 lạng. Cái ví dụ này của tôi là thô thiển, vì trong thực tế không ngân hàng nào hoạt động như thế mà nó phải có quá trình “tạo ra đồng tiền” với ngân hàng trung ương (creation monétaire), nhưng tôi cố tình lấy mô đen đó để chỉ rõ đồng tiền là chứng chỉ sức mua, một thoả thuận (convention) về sức mua của xã hội mà nó không phải là hàng hoá thông thường.
Vì hiện nay cái quy trình giầu ảo này chủ yếu là do phương Tây tạo ra qua đồng đô và đồng euro, trong đó đồng đô là chủ yếu. Và đây chính là sức mạnh của phương Tây. Đây cũng là điều kiện tiên quyết của toàn cầu hoá hiện tại.
Do sự tách biệt của cái thượng tầng tài chính này, mà nó có những hình thái kinh doanh tương đối quái đản. Ví dụ. Một quỹ tài chính Mỹ mua một cái hãng bên Pháp. Theo thói thường người ta sẽ nghĩa nó tính theo kiểu sau mấy năm thu lãi thì hoà vốn thông thường, nhưng nó không làm như thế. Khi có chính sách của Mỹ “quantitative easing”, tức nhà nước là in tiền cho vay rẻ, thì nó đã vay tiền để trả lãi cho các cổ động viên của nó. Sau đó nó bổ cái lãi này xuống đầu công ti mà nó làm chủ sở hữu biến thành nợ, kết quả là nó đuổi người bất chấp điều đó ảnh hưởng tới sản xuất. Tại sao nó lại làm thế ? Bởi vì nó mua chỉ để bán, chứ không phải để kinh doanh. Và do số lượng tiền trên thị trường chỉ có nhiều lên mà không thể ít đi, nên giá bán khó có thể ít hơn giá mua. Ở đây giá trị thặng dư không còn liên quan gì tới sản phẩm hay dịch vụ nó cung cấp trên thị trường nữa mà phụ thuộc chủ yếu vào việc khối lượng tiền về sau nhất định nhiều hơn khối tiền trước.
Tất cả các nước đang phát triển khi vươn lên đều bị cái khung thượng tầng tài chính này cản trở. Và hiển nhiên, phương Tây bao giờ cũng muốn gỡ bỏ tất cả mọi tác động quản lý trên nó, để nó rảnh tay mà đầu cơ ( tức là “sản xuất” là “financial engineering” như nó gọi).
Ở bài trên khi tôi nói Nga đã đi quá sâu vào thị trường tài chính phương Tây chính là muốn nói rằng, Nga từ thời Elsine đã chấp nhận việc này.

Từ hai cái điều nhận xét lý thuyết trên đây hãy xét hai hiện tượng vừa xẩy ra với Nga. Hiện tượng đầu cơ đầu tiên, đó là hiện tượng bán rúp mua đô dẫn tới suy xụp đồng rúp. Không chỉ có các hãng nước ngoài, quỹ tài chính nước ngoài, mà bản thân nhiều ngân hàng tư nhân Nga cũng làm vậy. Hay nói một cách khác cái khung quản lý tài chính ở Nga không nằm ở Nga mà nằm ở Mỹ,và trong điều kiện thông thường, ngân hàng Nga khi bảo vệ quyền lợi riêng của nó, đồng thời bảo vệ quyền lợi Mỹ. Cái cơ chế tài chính Mỹ tạo ra nó hoạt động như thế, ông chui đầu vào đó thì nó hoạt động như thế, không thể cưỡng được. Điều này đúng với toàn thế giới, và việc ở Nga chỉ là một ví dụ chứ không phải là trường hợp đặc biệt.
Hiện tượng thứ 2, là các hãng xuất khẩu Nga đã đồng ý giảm dự trữ ngoại tệ cuả mình để bán ra thị trường, dẫn tới ổn định đồng rúp. Phần lớn những hãng này là hãng nhà nước. Điều này nó nói lên cái gì ? nó nói lên rằng để bảo vệ thị trường chung, việc can thiệp của nó không phải theo “cơ chế thị trường” lợi riêng cũng là lợi chung kiểu như bàn tay vô hình của Adam Smith, mà là cơ chế “ngoài cơ chế thị trường”. Bởi cái cơ chế thị trường Mỹ nó đã chiếm mất, để trở thành cái trung tâm có lợi duy nhất. Sở dĩ Nga còn làm được như thế, vì các hãng đồng thuận làm là hãng nhà nước hoặc nhà nước Nga chi phối được. Ở đây nó nói tới một điều khác nữa, đó là quyền lợi tư nhân trong một nước không phải là quyền lợi nước ấy mà lại là sự tàn phá quyền lợi chung.

Với những nhận xét trên. Người ta có thể rút ra kết luận là. Một nước trung bình như VN, thậm chí còn to hơn trung bình như nước Nga, thì không thể thiếu các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng đồng thời còn là những doanh nghiệp tạo thành cái khung để định hình thị trường dân tộc, bảo đảm điều kiện cho các hãng tư nhân hoạt động mà không bị tấn công. Nếu bị tấn công, thì những doanh nghiệp này không thể hoạt động theo cơ chế thị trường, vì nó sẽ dẫn tới việc ích nhà hại nước, mà bắt buộc phải hoạt động theo các cơ chế « chính trị là thống soái », để bảo vệ nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
Từ đây mà xoi lên tư duy của Putin định điều khiển « manual », như LTBK nói, tức là quản lý thị trường thông qua các biện pháp phi thị trường có lẽ là vì lý do nói ở trên.
langtubachkhoa
Theo bộ trưởng kinh tế Nga, tăng trưởng sẽ trở lại vào năm 2016, và lam phát năm 2015 là 10%, năm 2015 chấp nhận suy thoái
http://itar-tass.com/en/economy/769552
Recovery growth of the Russian economy may start in 2016, Russian Minister of Economic Development Alexey Ulyukayev said on Friday

http://itar-tass.com/en/economy/769466
Ủy ban điều tra Nga đã tịch thu tài sản của tài phiệt Kolomoyskyi trong ngân hàng Privat Bank. Ông này là người đứng đầu tỉnh Dnipropetrovsk và đã tổ chức tiều đoàn đánh thuê nhắm vào dân quân.
HỌ đã tìm ra tiền mặt trị giá 191 triêu 840 nghìn Hyrynia và 665 triệu rup (13 triệu USD) trong khoan thời gian tu 24/11 den 5/12
"The bailiffs found cash resources worth 191 million 840 thousand Ukrainian hryvnias or more than 665 million Russian rubles (about $13 million) in a period from November 24 to December 5. All the cash belonging to Privatbank has been arrested,” the Federal Bailiff Service said.


Ukr chuẩn bị mua điện từ Nga, Belarus, Moldova
http://itar-tass.com/en/world/769550

Điện thoại di động Yota Phone 3 của Nga (hiên đang là Yota Phone 2) sẽ xuất hiện sau 18 tháng đang được cân nhắc sẽ có khả năng sac pin từ ánh sáng
http://itar-tass.com/en/non-political/769368
Russia’s Yota Devices considers battery charging from light in YotaPhone 3 — media

http://itar-tass.com/en/economy/769503
Hai hãng thẻ Visa và MAster đã k còn hoạt động ở Crimea kể từ tháng 3, khi mà họ sáp nhập Nga, do lệnh trừng phạt. Hiện hệ thông thanh toán của Nga đang hoạt động ở đay và mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường
Russia’s Minister for Crimean Affairs Oleg Savelyev earlier said Visa and MasterCard haven't been operating in Crimea since the March referendum on the peninsula’s self-determination

As of today, the Russian payment system is developing on the peninsula. It has actually been introduced,” he said.

“Russian credit institutions operating in the Republic of Crimea and the federal city of Sevastopol are working as normal, providing access for private individuals and legal entities to banking services, including the opening of bank accounts, the transfer of funds across accounts, the acceptance and withdrawal of funds,” the Central Bank said in a statement.
langtubachkhoa
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/213575/quan-chuc-nga-se--tan-dung--cuoc-khung-hoang-.html
Quan chức Nga sẽ 'tận dụng' cuộc khủng hoảng?
Những nhân vật quanh ông Putin, chẳng hạn Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, đang hy vọng biến cơn khủng hoảng này thành cơ hội.

Chịu trừng phạt, giá dầu giảm, đồng tiền mất giá nghiêm trọng đang tác động mạnh đến nước Nga. Xung quanh vấn đề này, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết đăng tải trên Tạp chí National Interest của Giáo sư về an ninh quốc gia Nikolas K. Gvosdev tại Đại học Chiến tranh Hải quân (Mỹ).

Các nhà bình luận phương Tây đưa tin về Nga hay có xu hướng được đẩy từ thái cực này sang thái cực khác. Bảy tháng trước, khi giá dầu còn cao và Kremlin sáp nhập Crưm, câu chuyện khi đó tô vẽ Vladimir Putin như thể ông là người mà không ai cản nổi và sẽ sớm tràn qua vùng Đông và Trung Âu. Nay, Putin lại bị coi như cá nằm trên thớt, với việc các ‘thầy bói’ dự đoán chính xác khi nào thì nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ.

Trong bối cảnh đó, sẽ là hữu ích khi lui lại một bước và nhìn ra bức tranh tổng thể. Giá năng lượng toàn cầu sụt giảm, tác động của các trừng phạt của phương Tây và đồng rúp mất giá quả thật là các vấn đề rất nghiêm trọng, đặt sức ép ghê gớm lên Chính phủ Nga.

Tác động nghiêm trọng

Đồng rúp mất giá bởi cả nhà đầu tư cũng như người dân Nga đang tìm cách níu giữ giá trị của đồng tiền tiết kiệm. Đồng rúp hiện nay không có vàng hay dầu đảm bảo và rơi tự do. Vì thế, trước lo ngại đồng rúp của năm 2013 sẽ mất giá gần một nửa vào năm 2015, không có gì ngạc nhiên khi mà mọi người cuống cuồng tìm cách giữ cho yên giá trị đồng tiền trong tay. Ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nga tăng tỉ lệ lãi suất cũng không thể giúp giữ giá đồng rúp hiệu quả.

Rúp mất giá, các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, kể cả xa xỉ phẩm lẫn hàng tiêu dùng. Hoặc là người dân chịu đựng, điều mà về lâu dài có thể gây nên những bất bình, hoặc là Kremlin phải tìm cách tăng lương, và có khả năng xuất hiện vòng xoáy lạm phát. Đáng quan ngại hơn, các công ty của Nga đã vay tiền từ các quỹ bằng đồng đô-la và euro đang phải chứng kiến gánh nặng nợ nầng tăng gần gấp đôi chỉ trong chớp mắt.

Việc giá năng lượng giảm mạnh cũng là vấn đề rắc rối. Nó tác động trực tiếp lên các khoản hiện có trong ngân khố của Nga cho phần được gọi là “chi phí an toàn” – gồm các dự án phát triển lớn, các khoản chi phúc lợi cho các khu vực…

Khi giá dầu và khí còn cao, Kremlin có thể đề xuất một mức chi tiêu hào phóng cho quốc phòng. Giờ đây, với các khoản thu về eo hẹp hơn, một mâu thuẫn nảy sinh là, chương trình trang bị vũ khí nào hay khoản chi trợ cấp nào sẽ bị cắt để cân đối lại ngân sách.

Sau cùng, các trừng phạt có tác động thật sự, bởi đầu tư của phương Tây ở Nga đã bị ngưng lại một cách không rõ ràng. Thực tế, các công ty đang tạm dừng các giao dịch dù lúc này vẫn còn hợp pháp, do lo ngại chúng có thể bị tác động tiêu cực bởi các quyết định trừng phạt trong tương lai. Các thỏa thuận được miễn trừ (chẳng hạn như các hợp đồng khoan dầu ở biển Bắc cực) hoặc các dàn xếp như trả trước cho các lô dầu trong tương lai đã bị hủy hoặc hoãn lại khiến cho các DN Nga khan hiếm tiền đầu tư.

Quân bài chưa lật

Dù nền kinh tế Nga đang hứng đòn và chắc chắn là suy yếu đi, thì cũng không có chuyện nó sụp đổ. Nga có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác – trong lĩnh vực năng lượng, thiết bị điện hạt nhân và vũ khí – được trả bằng đô-la và euro. Ngay cả khi giá dầu và khí tự nhiên toàn cầu giảm hơn nữa, đồng rúp mất giá cũng đồng nghĩa với việc các khoản chi của các công ty này, như lương, chi mua sản phẩm và dịch vụ nội địa, v.v… sẽ cân bằng ảnh hưởng của đà giảm giá, bởi giờ họ sẽ cần mua thêm nhiều đồng rúp.

Nga cũng chưa hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên để khai thác. Nếu đồng rúp tiếp tục trượt giá hoặc bất ổn, họ có thể tăng cường khai thác vàng, kim cương và platinum và dùng các kho dự trữ này để duy trì và thậm chí còn mở rộng dự trữ ngoại tệ hiện tại.

Năng lượng cũng là một quân chủ bài Moscow chưa lật ra. Trong khi quan hệ EU-Nga đang ở mức xấu nhất, nỗ lực của châu Âu nhằm buộc Nga điều chỉnh giá bán năng lượng trong nước gần tương đương giá bán ra ngoài sẽ chẳng đi đến đâu. Trước kia, công nghiệp của Nga hưởng lợi từ việc mua năng lượng với giá thấp hơn rất nhiều, sau đó chuyển các khoản tiết kiệm được này cho khách hàng khắp thế giới.

Những nhân vật quanh ông Putin, chẳng hạn Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đang hy vọng biến cơn khủng hoảng này thành cơ hội. Bằng cách đẩy nhiều mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu lên mức giá đắt đỏ, họ hy vọng bắn một mũi tên trúng hai đích: một là vào các nỗ lực tái công nghiệp hóa trong nước và hai là gây tổn thương cho các nền kinh tế châu Âu vốn phụ thuộc vào nhu cầu mua sắm của Nga (cả tiêu dùng lẫn công nghiệp).

Họ tin rằng lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc sẽ tập hợp được lòng dân trong thời gian trước mắt để qua cơn bĩ cực thắt lưng buộc bụng, và rằng diễn biến của đồng rúp, Nga có thể bảo hộ cho các ngành công nghiệp trong nước mà không vi phạm các cam kết của WTO.

Canh bạc ở đây là quá trình khôi phục kinh tế của chính châu Âu sẽ chững lại, và tình hình kinh tế của Ukraina không thể trụ nổi, buộc Kiev và EU phải tính đến việc thỏa hiệp với Nga.


Những nhân tố khó đoán

Ngoài ra, còn hai nhân tố khó đoán khác. Thứ nhất là những gì có thể xảy ra với giá năng lượng trong năm 2015. Một cuộc khủng hoảng địa chính trị ở Trung Đông hay bất ổn nổ ra ở một quốc gia sản xuất chính gây thiếu hụt nguồn cung trên thị trường (như từng xảy ra tại Libya, Nigeria hay Venezuela) và giá dầu bật cao trở lại. Một thảm họa không ngờ khác (như thảm họa hạt nhân Fukushima) có thể sẽ cứu nguy thị trường của Nga. Thậm chí, giá năng lượng chỉ cần nhích hơn trong vài tháng cũng đủ xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay.

Thứ hai là những phản ứng của châu Á. Khủng hoảng kinh tế khiến Nga sẵn sàng nhượng bộ yêu cầu của họ hơn, đặc biệt là với TQ. Khi mà nhập khẩu đồ châu Âu đắt đỏ hơn, TQ có thể “đánh hơi” thấy cơ hội để đẩy tỉ giá hối đoái giữa đồng rúp – nhân dân tệ theo hướng có lợi, bởi vì với mức neo như hiện nay so với đồng đô-la, thậm chí xuất khẩu của TQ sang Nga có thể còn đắt hơn.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể sẵn lòng hơn nữa mở rộng tuyến đường huyết mạch kinh tế tới Nga như một cách để bảo đảm các yêu sách của mình. Còn Nhật Bản vẫn không có vai trò gì ở đây. Chủ nghĩa dân tộc thể hiện trong cách mà Putin lấy Crưm có thể giúp cho ông chủ động bỏ thỏa thuận với Nhật Bản, và khiến Tokyo có thể phải nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp biển đảo, và đổi lại, khiến Nhật đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn vào nền kinh tế Nga.

Sau cùng, câu hỏi thật sự là: phải chăng các nhà phân tích phương Tây đã nhận định sai thỏa thuận chính trị căn bản tại Nga? Rất nhiều người nghĩ rằng Putin có thể tương đối tự do trong việc định hình đời sống chính trị trong nước là dựa trên hứa hẹn cải thiện mức sống của người dân. Tất nhiên, có một số bất mãn công khai trong tầng lớp trung lưu, nhưng điều đó có đủ dẫn tới thay đổi hay không thì vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Chúng ta đang chứng kiến một phép thử đối với nền tảng thực sự của vị thế chính quyền. Liệu người dân có sẵn sàng chấp nhận nghèo hơn để giữ chỗ đứng siêu cường cho nước Nga?

Lê Thu (dịch)
langtubachkhoa


Bộ trưởng Ulyukaev: Ngày thứ hai đen tối là bài học tốt cho Nga
Theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Aleksey Ulyukaev, “Ngày thứ Hai đen tối” trong tháng 12 năm 2014 đã cho Nga hiểu rằng “một mặt, cần đảm bảo yêu cầu ngoại tệ, mặt khác cần hạ thấp nhu cầu bổ sung về nó", đạt được thống nhất hành động của các nhà xuất khẩu, Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và tất cả những chủ thể giữ khoản có tài sản ngoại tệ.

Ông Ulyukaev gọi tình huống tháng 12 trên thị trường nội địa là bất khả kháng, gắn với thực tế là chính trong tháng này có khối lượng lớn các khoản thanh toán nợ của các tập đoàn, chiếm khoảng 35% GDP.
"Sang tháng Giêng chúng ta sẽ có một tháng tiện lợi thoải mái, chuẩn bị cho bước tiến tiếp tục”, - Bộ trưởng nói thêm.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_27/281748800/

Thảm họa kinh tế buộc Kiev đi ngược hội nhập châu Âu
Cuộc hội nhập châu Âu vội vã và động tác tuyệt giao thương mại với Nga đã đưa Ukraina đến chỗ bế tắc kinh tế, - đó là nhận xét của báo kinh doanh “Vzglyad”.

Giới doanh nghiệp châu Âu bực tức vì hành động của chính quyền Ukraina – Kiev đã quyết định trong một năm áp thuế bổ sung (5-10%) với hầu như toàn bộ hàng nhập khẩu, chỉ trừ ngoại lệ "quan trọng sống còn" là năng lượng nhập khẩu (than, khí đốt, dầu mỏ, điện).
Kiev biện minh cho việc áp thuế là cần phải ổn định cán cân thanh toán của đất nước và bù đắp cho ngân sách bị thâm hụt. Tuy nhiên, từ nhãn quan pháp luật, qui định thuế này là hành động phi lý kế tiếp của quan chức Ukraina.
Quyết định áp thuế bổ sung vi phạm chuẩn mực và pháp luật quốc tế, mà chính Ukraina đã đặt chữ ký cam kết. Hơn nữa, động thái này phá hoại bản thân đường lối hội nhập châu Âu, mục tiêu huy động dân Ukraina tụ tập ở Maidan và một số người đã hy sinh cả mạng sống. Thuế nhập khẩu không chỉ vi phạm các quy định của WTO, mà còn đặt ra câu hỏi nghi ngờ về sự cần thiết ký kết phần kinh tế trong hội nhập với EU, vốn là cơ sở cho tự do thương mại giữa châu Âu và Ukraina.
Giới kinh doanh Ukraina được nuôi dưỡng bằng câu chuyện thần thoại là hội nhập với EU sẽ mở ra thị trường mới rất rộng lớn, vì thế có thể gạt các đối tác Nga xuống hàng thứ yếu. "Nhưng rốt cuộc đánh mất thị trường cũ (là Nga) nhưng lại không mở ra được cái mới. Người châu Âu từng hứa hẹn quá nhiều bây giờ đã cho Kiev hiểu rõ rằng châu Âu đơn giản là không cần đến hàng hoá của Ukraina”, - báo dẫn nhận định của chuyên viên Sergey Kozlovsky từ Grand Capital.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_27/281746298/


Có 1 số tin cần kiểm chứng, nhưng có thể là thật:
Trước đó thì bộ trưởng kinh tế người Litva đưa ra "sáng kiến" bán hơn 1000 doanh nghiệp nhà nước cho các quỹ tài chính Mỹ, làm tương tự như Rumani. Cho quỹ tài chính chứ k phải cho doanh nghiệp cùng ngành của Mỹ.

Bà bộ trưởng người Goergia đưa ra: đưa tù hình sự đi làm bộ đội, và từ bộ đội quay về làm công an. Bà còn nói hồi 2005 - 2012 hồi còn ở Goergia đã từng sa thải 90% lực lượng cảnh sát và tuyển mới để bù đắp trong 1 tuần

Bộ trưởng tài chính người Mỹ hay nước nào đó thì hình như vừa tung ra 1 bản dự thảo ngân sách gây choáng cho quốc hội Ukr và ép họ phải ký
langtubachkhoa
Kinh tế Nga hồi phục, Trung Quốc vỡ mộng, OPEC đau đầu
28/12/2014 08:36

Có vẻ như cuộc chiến giá dầu trên thế giới đang bước sang một giai đoạn mới, khi mà Nga đang dần chiếm lại ưu thế trong khi OPEC đang choáng váng vì những khó khăn từ trên trời rơi xuống. Kinh tế Nga ổn định trở lại thực sự đang là một sự kiện nổi bật đáng chú ý, nó không chỉ khiến OPEC đau đầu, mà còn khiến Trung Quốc vỡ mộng.
Giấc mộng về một sự tỏa rộng ảnh hưởng về tài chính và tiền tệ ở Nga của Trung Quốc có vẻ đang trên đường rơi vào quên lãng.
Những người đang kỳ vọng vào một cuộc khủng hoảng lan rộng và kéo dài đang diễn ra ở nền kinh tế Nga hẳn giờ đây đang vỡ mộng.

Ngày hôm qua, bộ trưởng tài chính Nga Anton Siluanov đã tuyên bố cuộc khủng hoảng tài chính liên quan đến giá trị đồng nội tệ và lạm phát ở Nga đã kết thúc.
Đây dĩ nhiên không phải là một tuyên bố suông hoặc mang tính chất tuyên truyền.

Đồng Rúp đã có một chuỗi tăng giá liên tục trong nhiều ngày qua sau khi ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất lên mức 17% và gần như đã thoát hẳn khỏi tình trạng tụt giá kéo dài trước đó, khả năng để đồng Rúp suy yếu trở lại như trong tháng 11 là rất khó xảy ra.
Cùng với đó, sự suy yếu của hệ thống ngân hàng do thanh khoản vốn được xem là hệ quả tất yếu của lệnh tăng lãi suất cũng được kiểm soát một cách chuẩn xác nhờ những gói hỗ trợ mà chính phủ của tổng thống Putin tung ra để giải cứu các ngân hàng.
Điều này đồng nghĩa với việc Nga đã chặn đứng cuộc khủng hoảng liên quan đến sự trượt giá của đồng Rúp và lạm phát tăng cao với cái giá nhỏ nhất có thể, đồng thời tránh được một sự đổ vỡ nền kinh tế mà nhiều chuyên gia đã dự báo.
Kinh tế Nga có thể sẽ giảm tăng trưởng trong năm 2015 từ 3 – 4%, như bộ trưởng tài chính Anton Siluanov thừa nhận, nhưng nó đã vượt qua được những khó khăn chủ đạo.
Việc Nga ổn định được nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng đặt lên quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này đã giảm đáng kể.
Lượng dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm khoảng 100 tỷ USD từ đầu năm do những vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea hay hỗ trợ đồng Rup và nền kinh tế.
Nhưng giờ đây khi đồng Rúp được ổn định bằng các biện pháp kiểm soát tài chính, thì cũng đồng nghĩa với việc Nga không cần bơm USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ của mình ra để giữ giá đồng nội tệ nữa.

Chính vì thế, việc Nga ổn định nền kinh tế và không cần những khoản vay từ bên ngoài đã thực sự là một tin không vui vẻ gì đối với OPEC, đối thủ chính của Nga trên thị trường dầu mỏ, và với cả Trung Quốc nữa.

Nếu chỉ cách đây chưa đầy một tuần, Trung Quốc còn đứng trước một cơ hội rất lớn để mở rộng ảnh hưởng tài chính của mình cũng như của đồng Nhân dân tệ trên thị trường thế giới, thì giờ đây đó có vẻ như chỉ là một ảo vọng.
Việc Nga vẫn còn tới gần 400 tỷ USD trong quỹ dự trữ trong khi ước tính chính phủ của tổng thống Putin chỉ cần chưa đến 10 tỷ USD để hỗ trợ hệ thống ngân hàng đang cho thấy Nga không cần thiết phải vay tiền của Trung Quốc thông qua điều khoản hoán đổi tiền tệ trị giá 24 tỷ USD giữa nước này và Trung Quốc nữa.
Đó quả thực là một tin tức không làm Trung Quốc vui mừng cho lắm.
Trên thực tế, dù đã ký điều khoản hoán đổi tiền tệ - mà thực chất là một điều khoản cho vay và buộc người vay phải sử dụng Nhân dân tệ - với 28 quốc gia, nhưng thực tế đến giờ số nước chấp nhận vay tiền của Trung Quốc dưới hình thức này vẫn rất hạn chế.
Gần nhất chỉ có Argentina và Venezuela, vốn đang gặp trục trặc nghiêm trọng về kinh tế, mới vay tiền của Trung Quốc.
Sẽ rất khó để Trung Quốc thực hiện giấc mơ biến đồng Nhân dân tệ thành một đồng tiền quốc tế có tiếng nói quan trọng nếu cứ giữ nguyên những tiêu chuẩn cho vay hiện nay, khi Bắc Kinh chỉ nhắm đến các quốc gia có tài nguyên phong phú mà Trung Quốc đang cần. Các quốc gia không có tài nguyên gần như không có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay của Trung Quốc.
langtubachkhoa
http://itar-tass.com/en/non-political/769637
Ve tinh vien thong EU da duoc dua len bang ten lua Proton-M Nga tu san bay vu tru Baikonur o Kazastan
European telecom satellite Astra-2G put on pre-calculated orbit
langtubachkhoa
Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga) hôm 24/12, cựu lãnh đạo Ukraine Viktor Yanukovych đã buộc tội cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Serhyi Lyovochkin là người đứng sau giật dây đảo chính.

Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói?

Truyền thông phương Tây thường mô tả ông Yanukovych là Tổng thống thân Nga. Nhưng có lẽ điều này chưa bao giờ là sự thực. Đúng, Yanukovych đã từng cố tìm cách giành được sự ủng hộ của Nga tại thời điểm trước tranh cử Tổng thống. Nhưng ngay sau khi lên nắm quyền, ông ta đã làm xấu đi quan hệ với Nga và với cá nhân Tổng thống Putin.

Từ năm 2010, ông Yanukovych bắt đầu theo đuổi chính sách hội nhập châu Âu. Cả bộ máy chính quyền, do Viktor Yushchenko đạo diễn từ trước, tham gia vào tiến trình này, khi Brussels coi quốc gia Đông Âu này là môt đầu cầu quan trọng để mở ảnh hưởng ra phía Đông. Khởi thủy, nó còn được biết đến với một tên khác là Chiến lược Yalta Châu Âu của Viktor Kuchma. Bản kế hoạch này được con rể của cựu Tổng thống Leonid Kuchma xây dựng hồi năm 2004, lúc mà Lyovochkin là trợ lý cho ông Kuchma, còn ông Yanukovych là Thủ tướng.


Đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình hôm 30/11/2013. Ảnh: Reuters

Cách mạng Cam đã làm thay đổi bối cảnh chính trị ở Ukraine. Năm 2007, những người theo đuổi Chiến lược Yalta Châu Âu đã tổ chức một loạt các sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Yanukovych, thời điểm mà Lyovochkin là Chánh Văn phòng Nội các. Diễn đàn kinh tế Davos Đông Âu 2007 – 2008 đã được tổ chức ở Kiev, với sự tham dự của nhiều đại diện “tinh anh” phương Tây như Dominique Strauss-Kahn, Shimon Peres, Bill Clinton, Tony Blair, Aleksander Kwasniewski… Tại đó, ông Yanukovych, Lyovochkin và các quan chức Ukaine đã cùng thảo luận với đối tác phương Tây về mở rộng Khu vực tự do thương mại Ukraine - EU. Cũng trong quãng thời gian này, Kiev giành được quyền tổ chức World Cup 2012. Như vậy, ông Yanukovych có lẽ đã quay lưng lại với người Nga để hướng sang phương Tây từ năm 2006 – 2007.

Cái bẫy chết người

Thắng cử Tổng thống, ông Yanukovych đã dồn mọi nỗ lực để hoàn tất các thỏa thuận đã thống nhất với châu Âu, cho đến những “giây phút cuối cùng” khi nhận ra bị lừa dối Ông thừa hiểu liên kết châu Âu sẽ phá tan nền công nghiệp Ukraine, nhưng vẫn cố kiết theo đuổi, vì nghĩ rằng các đối tác sẽ chấp nhận yêu cầu của Kiev. Thời điểm quyết định đã đến, và đó là ở Vilnius (Litva): Tổng thống Ukraine hiểu rằng lãnh đạo châu Âu không tuân thủ các cam kết và rằng chính ông đã bị đưa vào bẫy. Trong cơn khốn khó, ông Yanukovych buộc phải “bẻ lái”, tiếp xúc với Tổng thống Putin và nhận các khoản vay từ Nga.

Nhưng những “đối tác” ở Mỹ, EU đâu dễ để Ukraine ngả sang Nga. Mượn cớ Kiev từ chối ký Hiệp định liên kết EU, phe đối lập mở các cuộc biểu tình chống chính phủ, với mức độ ngày một nóng. Hôm 30/11/2013, đã xảy ra đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên. Hình ảnh này đã được tổ hợp truyền hình Inter TV network do Lyovochkin làm chủ sở hữu thu được, phát tán rộng rãi.

Lyovochkin là ai? Nhiều người gọi ông ta là “Hồng y giáo chủ” của Yanukovych. 2 người từng làm việc với nhau từ năm 1996. Từ 2006, cũng như Yanukovych, Lyovochkin lãnh đạo đảng Các khu vực. Yanukovych đủ dũng khí, can đảm để thoát khỏi cái bẫy đã giăng sẵn. Nhưng khi đó, triều chính đã nằm trong tay của Brutus (tức Lyovochkin). Hơn nửa năm sau, ông Yanukovych mới tiết lộ về sự thật này, nó gợi nhớ đến câu chuyện xa xưa: Lời cuối cùng mà Hoàng đế Caesar vĩ đại thốt ra là “ngươi cũng sẽ vậy thôi”. Lời cuối này Caesar dành cho Brutus - nhân vật đứng đầu danh sách có âm mưu ám sát Caesar.

Một tháng trước, Lyovochkin – người không phải chịu kết cục bi thảm như nhiều quan chức cũ trong chính quyền Yanukovych, nói với một tờ báo phương Tây rằng ông đã từng chuẩn bị tâm thế lên nắm quyền điều hành đất nước trong vòng 2 năm (tại thời điểm nổ ra sự kiện Maidan). Còn hiện tại, ông này vẫn kiểm soát cái gọi là Khối đối lập trong Quốc hội và đảng Cấp tiến của Oleh Lyashko.

Thế nên, sẽ là ảo tưởng khi cho rằng Khối đối lập sẽ có thiện cảm với Nga. Phương Tây đã quá quen với chiến thuât “bỏ trứng vào nhiều giỏ”. Lyovochkin có thể sẽ kề vai sát cánh cùng với Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk và Tổng thống Petro Poroshenko, khi Kiev vẫn tuân phục phương Tây. Bằng không, Lyovochkin sẽ là con cờ đứng lên lật đổ tất cả.


Hoài Thanh (Theo Ukraine.ru)
Phó Thường Nhân
Ngày thứ 2 đen tối không chỉ là bài học cho người Nga, nước Nga mà là bài học cho tất cả những nước đang phát triển ngoài phương Tây, nó cũng là bài học cho tất cả những ai muốn thực sự tìm hiểu cái cơ chế đang điều khiển hoạt động cái thế giới này. Thực ra nước Nga không phải là nạn nhân đầu tiên, mà những nước đang phát triển ở Á – Phi – Mỹ la tinh đã phải chịu nó từ xưa, ngay từ khi hệ thống thuộc địa kiểu cũ tan rã.
Những tin mà LTBK đưa ở trên, rất có tác dụng để người ta tìm hiểu cái đặc trưng của cuộc xâm thực thứ 3 này (cái đầu là các công ti Đông Ấn, cái hai là hệ thống thuộc địa kiểu cũ, cái thứ 3 là toàn cầu hoá). Nó đặc trưng bởi sự « tiền hoá » tổng thể nền kinh tế, nhưng sự « tiền hoá » ấy được giật dây từ bên ngoài, cụ thể là Mỹ. Cái quá trình « tiền hoá » ấy không thể tránh khỏi, nhưng phải tìm hiểu nó để giảm cái hại cái bất lợi.
Độc lập dân tộc chính là kế sách để giảm cái hại ấy. Chính xác hơn, chính trị phải xác lập cái khung thị trường. Chính trị có xác lập được cái khung đó không, là phụ thuộc vào độ độc lập của nhà nước đó. Chính vì thế dù là kinh tế thị trường, nhà nước vẫn phải có các công cụ hành chính kiểm soát với hạ tầng cơ sở (mà tôi chia làm hai phần thượng tầng kinh tế và hạ tầng sản xuất), bởi vì bất cứ nhà nước nào ngoài Mỹ và phương Tây đều không thể chỉ dùng cơ chế thị trường đơn thuần điều khiển. Còn sở dĩ các nước phương Tây có thể dùng cơ chế thị trường, vì đồng tiền của nó là đồng tiền dự trữ, và bản thân cái cơ chế thị trường đã được cài sẵn những cơ chế để hệ thống chính trị của nó (nghe như có vẻ độc lập với kinh tế) để kiểm soát. Hiện nay, để đánh gục sự kiểm soát của các nước, mà nó cài đặt điều kiện vào các hiệp định liên chính phủ hay FTA.
Trong thời kỳ mở cửa ở VN, (1986), nền kinh tế VN bị đô la hoá, có nghĩa là đồng tiền nội địa không được dùng để độc quyền trao đổi, mà song song với nó, người dân vẫn dùng đô la, hay vàng. Những quả thương mại gì to người ta vẫn dùng vàng. Ở VN, vì thế câu cửa miệng hỏi giá là « bao nhiêu cây ». Vàng và đô la này từ đâu ra. Vàng là tiết kiệm trong dân, đời đời kiếp kiếp mà ra. Cả ở Bắc lẫn Nam, người dân theo truyền thống vẫn giữ vàng làm tài sản dù là chế độ miền Nam cũ hay chế độ XHCN. Còn đô la . Đô la là từ kiều hối mà ra. Chính cái đồng đô la kiều hối này đã giúp Sài gòn phát triển. Khi đã có đô la và vàng rồi, thì còn có một nguồn tích trữ nữa được « tiền hoá » đó là đất đai. Thông thường đất đai là của nhà nước, sở hữu nhà nước, nhưng dần dần nó được « tư nhân hoá » tự nhiên, do xà xẻo, do quyền sử dụng lâu dài biến thành quyền sở hữu. Với khối nhà nước, thì đô la có được vì xuất khẩu tài nguyên (ví dụ dầu mỏ). Sự thành công ban đầu của việc mở cửa cải cách đi theo cơ chế thị trường là do khối tư nhân có thể huy động được vốn tài chính đen cộng với embago khiến thị trường « tự nhiên » được bảo hộ, trước khi FDI xông vào. Việc huy động được tài chính đen là thành công lớn nhất về tài chính thời mở cửa. Còn bây giờ cánh cửa ấy đang và đã khép lại. Vì tình hình nó không như thế nữa.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, VN đã có những cải cách khiến cho cái tình trạng tài chính tự phát như tôi nói ở trên giảm dần, và trở thành một nước « bình thường » hơn. Cụ thể là :
1- đã có một thị trường tài chính chứng khoán.
2- đã có một hệ thống ngân hàng thương mại tư nhân
3- đã có quy định « sổ hồng, sổ đỏ » là một dạng chứng minh tư hữu đất đai để nó tiền hoá
được, trao đổi được.
Ba cái điều trên đã dẫn đến nhưng thay đổi cơ bản về thị trường tài chính VN. Trong đó nó có cả hay cả dở. Nói cái dở trước.
Cái dở đầu tiên liên quan tới thị trường chứng khoán, đó là tình trạng « cả nước đi đánh đề », tức là bắt đầu có nền kinh tế đầu cơ. Cái dở thứ hai là tín dụng đen chui vào hệ thống ngân hàng tư nhân.
Còn cái hay của nó là đồng tiền nội địa trở thành phương tiện thanh toán quan trọng nhất. Vàng, đô lùi dần đi vào mục đích dự trữ. Điều này đã khiến cho các chính sách tiền tệ của nhà nước trở nên cực kỳ quan trọng.
Nhưng với cái điều kiện mới này, thì nhìn nhận về phát triển kinh tế cũng phải thay đổi. Vì kinh tế phát triển vì « tiền vay » (credit) chứ không phải là « tiền tươi » (là vốn bỏ túi mang ra). Cái thay đổi cơ bản này đã khiến cho khối tư nhân và khối nhà nước gần nhau hơn, và ưu thế của khối tư nhân giảm. Vì sao ? vì khi doanh nghiệp đã vay tiền, bất kể ông là sở hữu nhà nước hay tư nhân, thì cái tiền vay đó đều do nhà nước đảm bảo thông qua ngân hàng trung ương. Khi mà ông sụp đổ, nếu không làm được , bị lỗ, thì ngân hàng trung ương phải chịu. Để chịu được, nó phải vay tiền trên thị trường thế giới, hay in thêm tiền tạo lạm phát. Trong trường hợp đầu thì nó thành nợ quốc gia. Trong trường hợp hai (lạm phát) thì sức mua giảm và xã hội nghèo đi, thì cũng tương đương không khác gì phải trả nợ. Điều này không xẩy ra nếu là vốn tín dụng « đen ».
Như vậy cái lợi thế huy động vốn « đen » của khối tư hữu cá nhân càng ngày càng giảm và sẽ chấm hết với sự phát triển của các cơ chế tài chính.
Trong trường hợp như thế thì nền kinh tế VN sẽ chia làm đôi. Có hai phần. phần doanh nghiệp mại bản là FDI. Phần doanh nghiệp dân tộc là tư nhân VN cộng với quốc doanh, vì hai bên ăn theo hai hệ thống tài chính khác nhau. Hiện tại ở những nước tư bản phát triển, thì phần lớn FDI nó cũng không mang vốn sang đầu tư, mà vay luôn vốn trên thị trường trong nước. Điều này sẽ càng làm phức tạp thêm sự đánh giá « « địch/ta », chính vì thế ở đâu đó trong một chủ đề nào đó, tôi đã từng nói tới doanh nghiệp mại bản và dân tộc, trong đó tôi có để hai cái chuẩn đánh giá : đó là khi lâm nguy thì cái doanh nghiệp đó nghe ai, nghe luật VN hay luật nước ngoài. Và điều nữa rất quyết định đó là tiền lãi nó tập kết về đâu.
đi vòng về VN như thế, để kết luận rằng. Từ khi VN mở cửa, thì về mặt tài chính nó đã có sự chuyển đổi rất quan trọng « về chất và lượng » (nói theo kiểu mác xít). Chính vì thế nếu còn giữ cái tư duy của thời mở cửa ban đầu, thì nó không hợp nữa. Trong thời kỳ này, phải tìm cách vừa mở vừa bảo vệ những cái gì ban đầu về kinh tế mình có. Vì thế nó sẽ phức tạp hơn. Cũng chính vì thế nhìn vào ví dụ những nước ngoài, phân tích nó để học rất quan trọng, vì trong khoa học xã hội (gồm cả kinh tế), người ta không thể thí nghiệm để thử được.
Skywalker
Quá trình tạo ra tài sản (hay sự giàu có) của phương tây nhất định phải dựa trên lưu thông tiền tệ với đầy đủ các hiện tượng từ quản lý Nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ cho tới đầu cơ và chiếm đoạt của nhau. Trong các sách giáo khoa kinh tế (kể cả loại chính thống ở VN) thì chuỗi sản xuất - phân phối - tiêu thụ luôn được đặt trong bối cảnh thị trường với đồng tiền là phương tiện định giá và trao đổi. Như vậy thì kinh tế học nói riêng và khoa học xã hội nói chung, mặc định coi sự vận động phong phú, đa dạng của thị trường và xã hội là tất yếu. Dòng chảy đa chiều đa luồng của tiền - hàng nội địa và toàn cầu tạo nên sự giàu có - nhưng không đồng đều, thay vào đó là sự chênh lệch, khác biệt giữa các vùng miền ... như một quy luật bắt buộc của tự nhiên (như Đạo Phật diễn giải "phúc đức" chẳng thể bằng nhau, lục đạo luân hồi xoay vòng vô tận).

Nêu cái gốc 'triết học' sơ sơ như vậy để nhìn vào sự vận hành kinh tế. Đơn giản là không có chuyện một đất nước chỉ có cầm cây súng và in tiền để thế giới làm lụng cung phụng cho. So sánh năng suất lao động và tài sản trí tuệ thì mới thấy được sự khác biệt mà nền kinh tế tạo ra cho mỗi quốc gia. Tư sản mại bản và tư sản nhà nước phương Tây chỉ là đại diện cho quyền lực tài chính mà tầm ảnh hưởng đến các nước đang phát triển là rất khó cưỡng. Liên Xô từ chối mô hình thị trường và duy trì sắc mạnh chính trị quan sự như một trong 2 cực của thế giới, song vẫn thất bại bởi vì một trong những nguyên nhân chủ chốt là năng suất lao động + trí tuệ không gia tăng và tích tụ đủ lớn để cạnh tranh ngay trên sân nhà. Nga, TQ hay VN hiện nay chuyển đổi mô hình kinh tế và học cách chơi của thị trường tài chính tiền tệ cũng là học cách phát triển kinh tế của phương tây. Đã đi sau mà muốn độc lập hay qua mặt hội kia thì phải có căn bản, chủ yếu là độc lập dân tộc, thứ đến tài nguyên, dân số....vv. Thực tại Nga, TQ hay VN đều chưa thấy cơ hội nào cho việc "xưng hùng" bằng quyền lực của đồng tiền.

Ví dụ cụ thể, nhìn vào năng suất của người lao động bằng thước đo giá trị là giá hàng hóa lưu thông trên thị trường toàn cầu thì Mỹ gấp 10 lần TQ, Singapore gấp 18 lần VN. Năng suất lao động tuy không phản ánh mức độ tự do hạnh phúc của người dân song lại hàm ý cơ hội của người dân được sung túc hơn khi quốc gia bằng cách nào đó tích tụ được giá trị mà mỗi người dân góp vào cho xã hội. Đây là một nguyên lý tối quan trọng mà các thuyết hậu Marxism thường bỏ sót bởi thói quen không đi vào chi tiết 'nhỏ nhặt'. Trái lại ở phương Tây luôn đề cao vai trò và giá trị của con người thông qua cơ chế và thực tiễn (bầu cử, thuế khóa, dịch vụ công - tư ...vv).

Con đường phát triển cho các nước đi sau vậy là phải tận dụng được căn bản dân tộc tính phối hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường. Sự tạo lập và bảo vệ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước luôn được nói là tạo ra tích tụ của cải cho đất nước (một cách chung chung) song lại mơ hồ về cách thực hiên bởi về bản chất kinh doanh khác với nhà nước như cầu thủ khác với trọng tài. Doanh nghiệp phải kiếm tiền (phân biệt với phúc lợi xã hội chuyên tiêu tiền) mà trong thị trường thì cạnh tranh dẫn đến sinh tử không ngừng. Một DNNN sống dai nhưng chết dở là một chuyện bất bình thường, nhưng ở VN lại là 'bình thường'! laugh.gif

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.