Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Phó Thường Nhân
Việc TQ tuyên bố ngỏ ý giúp đỡ Nga cũng có tác dụng, ngay cả khi nó chưa giúp đỡ gì thật sự. Bởi vì khi có tuyên bố như thế thì bên tấn công phải dự tính cả tiềm năng của TQ vào đó, có nghĩa là Nga không chỉ có 400 tỉ tiền đô trong túi mà có nhiều hơn. Mức độ nhiều hơn (phụ thuộc vào cách giúp thế nào) này không biết. Chỉ riêng việc lập lờ đó đã khiến phe tấn công (EU + Mỹ) khó tính toán được chính xác và phải lùi bước.
Khi Putin nói kinh tế Nga sẽ ra khỏi khó khằn trong vòng 2 năm, đó là lời nói phét không thực tế ?? Tại sao ông ta nói được như thế ?? Theo tôi nghĩ, trong đó nó cũng có tính toán. Có một tính toán kinh tế. Đó là việc giảm giá dầu cũng khiến Mỹ bị thiệt hại, và nó cũng không thể chịu thiệt hại quá lâu, nhất là trong trường hợp chính Mỹ là người gây chuyện. Không ai kiếm chuyện để giết mình. Một tính toán thứ hai là chính trị. Trong năm tới ở Mỹ sẽ có bầu cử tổng thống mới, và người đó chắc chắn là một người khác chứ không phải Obama, không kể khả năng đảng cộng hoà lên nắm quyền tương đối lớn. Đảng cộng hoà vốn liên quan tới nhiều big business, trong đó đặc biệt có lĩnh vực dầu lửa.
Mặc dù thế, ưu thế về phía Phương Tây rất lớn, do nó chi phối được tài chính quốc tế. Hiện tại số lượng tiền trung chuyển trên thị trường tài chính thế giới gấp 10 lần tổng sản lượng kinh tế thật.(Có nghĩa 9/10 là giầu ảo). Số tiền đó chủ yếu là đô và một phần Euro. Nhiều quỹ tài chính Mỹ có thể huy động số vốn lớn hơn nhiều PNB của một nước trung bình. Từ khi Mỹ có chính sách «money easing » năm 2008, nó đã in ra một số lượng tiền tương đương với số tiền TQ trữ được do thăng dư xuất khẩu trong vòng 30 năm, từ lúc mở cửa. Để biến cái « giầu ảo » thành giầu thật, thì nó phải vồ được bộ máy sản xuất hay tài nguyên. Chính vì thế lúc nào nó cũng hô tư hữu hoá và tự do tài chính toàn cầu.
Do chi phối được tài chính quốc tế, mà phương Tây chi phối được cả giá. Và giá chính là cái cơ chế hoạt động chính của kinh tế thị trường. Giá đây gồm giá hàng (ví dụ giá dầu), hay giá tiền (tức là tỉ số chuyển đổi của đồng tiền nội địa so với các đồng tiền khác, chủ yếu là đô và euro).
Trong một tình trạng kinh tế thế giới như thế, thì phải giữ được chủ quyền tài chính. Chủ quyền tài chính là khả năng của ngân hàng trung ương làm chủ soái thị trường nội địa và can thiệp được vào giá tiền, trong đó không ngoại trừ khả năng kiểm soát hành chính, tức là có những biện pháp phi tài chính để kiểm soát nó. Nhưng biện pháp phi tài chính này tất nhiên liên quan tới chính trị, và tất nhiên chỉ thực hiện được khi có chủ quyền chính trị. Nói cách khác chủ quyền chính trị và chủ quyền tài chính là hai mặt của chủ quyền dân tộc, để khẳng định sự làm chủ cái khung thị trường nội địa.
Chủ quyền tài chính lại phải dựa trên sự làm chủ công cụ sản suất và lực lượng sản xuất. Công cụ sản xuất, lực lượng sản xuất hiện tại ví dụ ở VN được chia xẻ bởi 3 thành phần : nhà nước, tư sản dân tộc, tư sản mại bản. Muốn làm chủ được công cụ sản xuất thì thành phần nhà nước và tư sản dân tộc phải đóng vai trò chính. Trong đó thành phần nhà nước nắm những thị trường có tính độc quyền cao (năng lượng, tài nguyên, quân sự, ..) hay có tính mạng (giao thông, phân phối).Các chính sách vì thế cũng phải nhằm vào việc tạo khung phát triển (công nghệ, tổ chức, ..) cho hai thành phần này là chính, chứ không phải là chỉ thu hút FDI lấy được tí tiền thuế của nó là thoả mãn. Cái câu hỏi người ta phải đặt ra luôn luôn trong đầu là « làm sao để Samsung không hành động được ở Vn như hãng United Fruit ở các nước Trung Mỹ mà người ta vẫn gọi là cộng hoà chuối ». (Nói Samsung ở đây là ví dụ, nên hiểu nó là các dạng FDI).
Phó Thường Nhân
Có quyển sách này rất hay. Nếu bác nào muốn tìm hiểu cái đế của thế giới hiện tại, cái fondation của nó, thì nên tìm nó mà đọc. Nó có cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Bản tiếng Pháp là bản dịch. Tác giả là Karl Polanyi, một học giả người Hung gốc Do thái. Quyển sách này viết đã lâu từ năm 1944, tên nó là the great transformation , nhưng nó vẫn rất cập nhật. Khi mua nó, ý định của tôi chỉ là để bổ xung những điều tôi chưa biết về giai đoạn ra đời của chủ nghĩa tư bản từ thế kỷ XV đến XX, vì tác giả viết về nước Anh là chính. Nhưng cuối cùng có lẽ nó là một cuốn sách phân tích cái lô gíc của chủ nghĩa tư bản nói chung hơn là lịch sử. Tác giả đã phân tích cái cơ chế này , qua ví dụ lịch sử của nước Anh . Ông ấy không tiếp cận qua tích luỹ tư bản như Marx, cũng không phải qua trạng thái tập trung cao là chủ nghĩa đế quốc như Lê nin phân tích(Đế quốc thuộc địa), mà phân tích cái cơ chế « kinh tế thị trường ».
Trong đó ông đã nêu lên được ba điều đó là thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tài chính .. không phải là thị trường mà được ép coi là thị trường. Chính sự « ép buộc » đó đã khiến chúng không phải là thị trường hoàn toàn, vì đây là những vấn đề xã hội. Và vì không phải là thị trường hoàn toàn, nó không hoàn toàn có cơ chế thị trường điểu khiển bởi « bàn tay vô hình ». Ông ấy cũng chỉ ra rằng cái thị trường tự điều khiển bởi bàn tay vô hình là không có. Từ đó tôi suy ra rằng : và để nó có thể hoạt động « bằng bàn tay vô hình » thì nó phải có bàn tay hữu hình tạo ra cái khung. Cái khung này được tạo lập bởi các chính sách liên quan tới lao động, đất đai, tiền tệ, thực hiện bởi nhà nước. Và ở đây nó có sự trao đôi bất cân bằng, tức là bóc lột nếu nhà nước không làm được điều đó, tức là mất chủ quyền.
Khi tác giả viết quyển sách này, thì chế độ tiền tệ dùng vàng làm thước đo vẫn còn, nên ông ấy chỉ chỉ ra những mâu thuẫn của cái hệ thống này. Nhưng từ đó người ta cũng có thể suy luận tiếp cho cái hệ thống bản vị đô la hiện tại.
Trong chủ nghĩa Mác phổ thông, người ta hai nói tới hai khái niệm « kiến trúc thượng tầng » và « hạ tầng kinh tế », và theo đó hai cái này phải đi đôi, hợp dơ với nhau. Đọc quyển sách này, các bác sẽ hiểu ở Anh cái « kiến trúc thượng tầng » này điều khiển và trung hoà cái « hạ tầng kinh tế » thế nào, để nó không bùng nổ (điều xẩy ra ở Nga và ở Pháp). Tất nhiên là phải suy luận ra. Với Polanuyi, hạ tầng kinh tế chính là cơ chế thị trường.
Lấy nước Anh làm đối tượng nghiên cứu phân tích, tất nhiên tác giả đã bỏ qua tác động bên ngoài vào đối tượng, điều mà một nước như VN không có điều kiện ấy. Để có điều kiện tương đương như thế thì phải có chủ quyền. Từ đấy người ta có thể rút ra kết luận là muốn một nền kinh tế theo cơ chế thị trường phát triển, thì chế độ chính trị xã hội phải làm chủ được nó. Muốn làm chủ được nó phải có chủ quyền, bởi vì cái cơ chế thị trường không thể sống thiếu cái khung xã hội chính trị đặt lên trên.
langtubachkhoa
416 tỉ USD đó k phải là cố định, nó vẫn tăng lên thường xuyên mà. Nhưng Nga nói con số khổng lồ đó có lẽ đó là hạn ngạch Nga cho phép, thực ra việc dùng số tiền đó thế nào để làm cho những kẻ đầu cơ và đối thủ của mình toi hoặc thiệt hại nặng khi mà mình chỉ tiêu 1 phần nhỏ trong đó, đấy là 1 nghệ thuật. Hệt như nghệ thuật dùng binh trong quân sự, đây là nghệ thuạt dùng tiền trên mặt trận tài chính.

Điểm 1 số tin tức trước khi bình
- Các nhà phấn tích Mỹ trên Wall Journal khẳng định phương Tây thiệt lớn khi sụt giảm đồng rup Nga, do hàng nhập khẩu vào Nga bị tiêu thụ ít hơn hẳn, người Nga ưu ái hàng nội hơn.
Nhận đình này dường như được chứng minh khi hãng ô tô Lada của Nga tăng vọt doanh thu (sau khi các mặt hàng ô tô của Tây còn tồn đọng ở Nga bị hạ giá và bị mua hết), nhu cầu mua xe Lada tăng vọt cả trong nước và ngoài nước
(@click here)
[I]Russian car brand Lada is reaping the rewards of the plummeting value of the Ruble, since it now offers some of the cheapest passenger vehicles on earth when valued in euro or dollars. Company staff report that there has been a huge surge in foreign and domestic demand for Ladas with warehouses and showrooms beginning to sell out.


- Đồng rup Nga tăng giá mạnh mẽ và giá dầu bắt đầu tăng. Theo ở đay thì bây giờ là 55rup ăn 1 USD (hôm qua là gần 60), chú đầu cơ nào ôm USD nhanh chóng nhả ra, không chết bây giờ laugh1.gif Cái gì trái quy luật thì trường thì không lâu được
(@click here)


Nga tăng dự trữ vàng tháng thứ 8 liên tiếp
Lượng vàng dự trữ của Nga đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp ngay cả khi nước này phải sử dụng dự trữ ngoại hối để ngăn đà mất giá của ruble.
Nga hiện là nước có lượng vàng dự trữ lớn thứ 5 thế giới.

Tính đến 1/12/2014, dự trữ vàng của nga tăng lên 38,2 triệu ounce từ 37,6 triệu ounce 1 tháng trước, ngân hàng trung ương nước này công bố hôm 19/12 trên website. Tuy nhiên, giá trị vàng dự trữ tính theo USD giảm 85 triệu USD. Tổng dự trữ ngoại hối của Nga tháng 11 giảm 9,7 tỷ USD xuống 418,9 tỷ USD, thấp nhất kể từ 2009.

Vladimir Tikhomirov, kinh tế trưởng tại BCS Financial Group ở Moscow, cho biết, khối lượng vàng vật chất tăng nhưng giá trị theo USD không thay đổi nhiều do giá vàng tuột dốc. Ngân hàng trung ương nhiều nước đang mua vàng do giá giảm.[/I]

Nhận định: Nga nhân cơ hội giá vàng giảm, USD tăng để bán USD, nhằm mục đích thực thi ý đồ mà Putin đã nói, tìm cách dần dần dùng vàng để định giá thay vì USD

- Nga bắt đầu nhạp lương thực từ Iran, và bớt xuất khẩu ngũ cốc đi 1 ít
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/nga...22164327868.htm
langtubachkhoa
Một bài phân tich, nguồn
http://politrussia.com/
bản dịch:
(@click here)

Tình trạng đồng rub không phải là duy nhất, nó đã từng xảy ra với các đồng tiền khác!
Tổng các yếu tố giá dầu, rút vốn đầu tư, cấm vận và tình trạng đầu cơ khiến đồng rub mất giá mạnh. Sẽ có nhiều xáo trộn, nhưng không đến mức sụp đổ như 1 số chuyên gia phương Tây tưởng tượng. Một cuộc tấn công vào đồng rub như thế đã xảy ra năm 2008-2009 khi Nga đưa quân vào cứu láng giềng Abkhazia và Nam Ossetia, lần này mạnh hơn, nhiều yếu tố kết hợp hơn và cũng tương tự liên quan đến tình hình Đông Ukraina, đến việc Nga và 1 số quốc gia công khai từ bỏ đồng đô la. Cuộc chiến tranh tiền tệ thậm chí là hình ảnh lớn hơn, bao trùm hơn của 1 số cuộc xung đột.
Sau đây là 1 số ý nhận định chính của 1 tác giả tại http://politrussia.com/
1. Tình trạng tấn công đầu cơ vào rub không phải là hiếm có và độc nhất, những năm gần đây nó đã xảy ra với đồng tiền của Thổ, Ấn Độ, Brazil và Venezuela. Mọi nơi có hành động tấn công đầu cơ vào đồng tiền, đều có chiến dịch truyền thông đồ sộ gây sức ép tâm lý làm người ta kinh sợ và các hành động chống nhà nước của 1 số tay chơi trong hệ thống tài chính.
2. Các cuộc tấn công tiền tệ đều áp dụng một số chiến thuật:
+ Tăng mạnh lãi suất làm đắt đỏ hơn để vay mượn ở NH tạo áp lực lên luân chuyển vốn. Đó là điều mà nền kinh tế thực phải chịu đựng – tín dụng đắt đỏ giá cả tăng.
+ Tăng mạnh các hình thức dự trữ, tích trữ nhưng nguy hại hơn cả là các giao dịch ngầm, đầu cơ tích trữ (đô la) chờ đô tăng giá cao nhất. Tuy thế, các nhà nhập khẩu sẽ rất sợ tình trạng này, họ không thể kiểm soát được rủi ro tiền tệ.
+ Các NH lớn, các quỹ đồng loạt áp dụng chính sách 1-2-3 đầu cơ tiền tệ như là “các biện pháp tác động siêu-hợp lệ”.
Các chiến thuật có hiệu ứng phụ, như mọi thứ thuốc kháng sinh. Và việc quan trọng là cần liệu pháp điều trị chính xác, ví dụ, tăng lãi suất là cần thiết trong 1 vài tháng để phá vỡ bọn đầu cơ, sau đó cần hạ nó xuống. Có vẻ như NHTW Nga tăng 17% lãi suất là việc làm như vậy. Một mặt nó hút đồng rub trở lại các NH, mặt khác kẻ giữ đô sẽ bị lãi suất lôi kéo bán đô trở lại lấy đồng rub, phá vỡ chiến thuật đầu cơ đô la gây khan hiếm giả tạo.
Hiệu ứng khác, liệu người “LỊCH SỰ” có xuất hiện trước cửa văn phòng đám NH đầu cơ? Lấy đi 1 số thứ, bắt giữ 1 số kẻ! Không ai rõ hay đoán được Putin hành động như thế nào, mọi thứ đều có thể.
3. Tuy nhiên, sẽ có 1 nhóm bao gồm các “chiến lược gia, kẻ đầu cơ…” mong tình trạng tỷ giá rớt và lãi suất cao dẫn đến đồng rub sụp đổ. Trong khi nó thực sự có tác dụng quét dọn đám đầu cơ.
Cuộc “Maidan tài chính” được sắp đặt bởi các đầu sỏ tài phiệt quốc tế, đám đầu cơ chỉ là kẻ trục lợi, nó bao gồm các NH lớn nhất Nga mà Geman Gref và Sberbank là 1 ví dụ. “Đồng rub cần phải chết!” Các chiến lược gia phương Tây hy vọng tình trạng hỗn loạn sẽ dẫn đến chính quyền Nga bị phá vỡ, hay ít nhất cũng hủy hoại nghiêm trọng nền kinh tế Nga, sẽ làm Putin phải chùn bước và lạy lục Mỹ. Liệu phe liberal, các nhà dân chủ, NGO Mỹ đỡ đầu và quần chúng đáng thương khánh kiệt có xuất hiện trở lại đông đảo trên “Quảng trường đầm lầy”?
Những cuộc biểu tình có nguyên nhân kinh tế rung chuyển Brazil hay Thổ mới đây không bị ai xem nhẹ. Nhưng Putin có thuật toán khác.
4. Thuật toán Putin có 1 số options!
Một là thấy đồng rub hạ lãi xuất trong 1 vài tháng tới và đi vào quỹ đạo ổn định, những kẻ đầu cơ bị hủy hoại. Hai là sẽ xuất hiện những người “lịch sự” bịt mặt ở 1 số chỗ cần thiết! Đằng nào thì cũng có 1 số kẻ cần phải chết để số đông có thể tồn tại. Danh sách đầu cơ sẽ được Nabiullina và Medvedev gửi đến Kremlin vào 24-12.
Lựa chọn thứ 3. “ủy thác” mà Putin nhận khi bước vào nhiệm kỳ 3 “cần phải tự mình trở thành “người quét dọn”, để người ta không quét dọn chính mình.”
Syslib (viết tắt của system of liberal) có thể chèo lái nền kinh tế, nhưng chỉ đến khi nó ít nhiều ổn định. Và syslib đã chứng tỏ mình hết thời khi không còn là động lực để phát triển, cỗ máy liberal đã ỳ ạch trì trệ, tham nhũng bệnh tật đầy mình. Cơ hội tốt hơn hết và chưa từng có để Putin có thể quét dọn.
Sẽ có 1 số thương đau, biện pháp nào sẽ được thực hiện trong lựa chọn 3, thì đây là 1 gợi ý:

5. Sẽ không có thảm họa! Nếu anh không phải là nhà buôn, không nhập khẩu, không phải kẻ hứng tiền trong dòng đầu tư ngoại hay nhân viên trong các NH… thì đây là lời khuyên: hãy tắt TV và thôi đọc báo Tây báo Ta một thời gian. Đừng nhìn như thôi miên vào chúng – rất có hại! Đừng đặt cược vào dự báo thời tiết nhà đài! Hy vọng, thất vọng, sợ hãi, chẳng có gì quan trọng với sự lên xuống của đồng tiền, hãy đầu tư thời gian và trú trọng vào công việc của mình.
Không tình cờ khi cuộc tấn công này xảy ra vào lúc Nga đang chuyển đổi thành quốc gia độc lập tự chủ hơn bằng cách từ bỏ đô la. Độc lập và chủ quyền không bao giờ là dễ dàng, nhưng chiến thắng sẽ thuộc về lẽ phải.
God bless Putin and Russia!
langtubachkhoa
Bài này vui thât, nhưng đúng sự thật
http://soha.vn/quoc-te/chuyen-gia-nga-neu-...21080705753.htm

Nếu Mỹ là nước bị giải thể 23 năm trước thì Washington sẽ phải làm theo đúng những gì Nga đang thực hiện - chuyên gia Nga nhận định và lý giải cho chính sách của Nga tại Ukraine.
Bài xã luận của nhà nghiên cứu Nga Andrey Sushentsov đăng trên chuyên san "Nhìn thấu nước Nga" của Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, dư luận phương Tây luôn duy trì quan điểm rằng chính sách của Nga tại Ukraine "là quyết định và mưu đồ cá nhân của ông Putin".
Trong khi đó, tại Nga, người dân đa phần tin rằng cuộc khủng hoảng Ukraine xuất phát từ tham vọng bành trướng về phía Đông của các nước phương Tây.
Theo ông Andrey, những hành động của Nga liên quan đến vấn đề Ukraine "nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia", thậm chí cho rằng trong đó những "vấn đề sống còn".
23 năm trước, nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tan rã...
Nếu nước bị tan rã là Mỹ, Washington sẽ làm đúng như những gì Moscow đang thực hiện - chuyên gia Nga nhận định.

Năm 1991, nếu như nước bị giải thể là Mỹ chứ không phải Liên Xô, thì kết quả các bang duyên hải và giáp biên như Washington, California, Arizona, New Mexico, Floria hay Georgia... sẽ thoát ly Mỹ trở thành các quốc gia độc lập.
Hoa Kỳ sẽ mất đi tuyến đường thông sang Thái Bình Dương, trong khi cơ sở hạ tầng trọng yếu như bãi phóng tàu vũ trụ, căn cứ quân sự và cảng khẩu, đường sắt và ống dẫn dầu, trung tâm GPS... nằm trong biên giới "nước khác".
Nếu rơi vào tình thế đó, Mỹ sẽ phải tiêu tốn 20 năm để vực dậy nền kinh tế, và xây dựng cơ sở hạ tầng mới hoàn toàn trên các lĩnh vực mà các nước tách ra từ chối hợp tác với họ.
Vẫn theo giả thuyết của Sushentsov, các thế lực châu Âu sẽ gia tăng hiện diện tại Bắc Mỹ và Mỹ Latin.
Thế lực này sẽ dùng khẩu hiệu "mọi quốc gia có quyền tự lựa chọn con đường cho mình" để lôi kéo các nước châu Mỹ gia nhập liên minh quân sự và kinh tế.
Trong cục diện như vậy, Mỹ sẽ là nước phải tìm mọi cách bảo vệ lợi ích quốc gia trước "âm mưu" mở rộng thế lực của nước ngoài.
Lý giải chính sách của Nga tại Ukraine
Học giả Andrey Sushentsov áp dụng logic trên để giải thích vấn đề Ukraine.
Theo đó, hành động của Nga là để bảo vệ lợi ích quốc gia là hợp lý, bao gồm căn cứ quân sự tại bán đảo Crimea cho tới tuyến năng lượng sang châu Âu, hợp tác mậu dịch, lợi ích dân tộc Nga...
Ông Andrey khẳng định, nếu ở vào vị thế của Moscow, Washington cũng sẽ phải làm như vậy.
Theo logic của chính NATO và Mỹ, các quốc gia Liên Xô cũ "có quyền tự quyết về chính trị, kinh tế cũng như đồng minh quân sự".
Andrey Sushentsov đặt vấn đề, đối với các quốc gia không phải thành viên NATO, tổ chức này có vai trò gì ở "lục địa già" ? Họ đề phòng ai?
NATO là liên minh quân sự thành lập sau Thế chiến 2 nhằm đối đầu với Liên Xô. Đến nay, Liên Xô đã giải thể hơn 20 năm, các nước liên quan từng có ý định "nâng" chức năng của tổ chức này lên phạm vi toàn cầu.

Theo ông Andrey, cả một thế hệ người dân Âu Mỹ đã trải qua giai đoạn "hòa nhập và phát triển quá nhanh chóng", do đó họ cho rằng toàn thế giới nên đi theo con đường đó.
Tuy nhiên, các quốc gia thuộc khu vực Liên Xô cũ lại đi theo một lộ trình khác, đó là "phân hóa xã hội và nỗ lực đấu tranh để tránh khỏi những xung đột mà nó gây ra".
Những năm gần đây, Nga đã nỗ lực khôi phục vị thế cốt lõi trong các vấn đề quốc tế tại đại lục Á - Âu. Quá trình này của Moscow "vô tình" đụng chạm đến chính sách "Hướng Đông" của Ukraine và phương Tây - Andrey Sushentsov đánh giá.
Ông Andrey cũng nói, Mỹ không phải là nguyên nhân của cách mạng Kiev, song nước này đã lợi dụng tình thế ở Ukraine để củng cố địa vị của mình.
Cách làm của Mỹ đồng thời cũng khiến xã hội Ukraine phân hóa và "làm tăng sức mạnh của lực lượng chính trị vô trách nhiệm".
Động thái lợi dụng Mỹ và NATO để đối đầu Nga của Kiev được cho là giống với cách làm của Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili - quốc gia từng xung đột với lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại Nam Ossetia.
Trong nỗ lực ủng hộ Ukraine gia nhập khối liên minh châu Âu - Đại Tây Dương, phương Tây cũng đang "xé nát quốc gia này" và "gây ra vết thương không thể hàn gắn trong quan hệ với Nga".
Kết quả tất yếu của sự đối đầu này, là các bên sẽ phải ngồi lại đàm phán về quy tắc hành động tại châu Âu và sự ổn định trong tương lai của Ukraine - Andrey Sushentsov kết luận.
langtubachkhoa
Bay gio con 54 rup an 1 USD
(@click here)

Trong hoan canh hien nay ma lam the nay thi nong dan Ukr chet truoc, da bi cam xuat hang vao Nga roi, lai con bi EU thon tinh. Thao nao EU ep Ukr "cai cach" kinh the

Thực phẩm nông trại tại gia sẽ bị cấm ở Ukraina.

Để vào EU và theo “tiêu chuẩn Âu", ngày 1 tháng 1 năm 2015 tới đây, luật "Về an toàn và chất lượng thực phẩm” sẽ có hiệu lực ở Ukraina, nghĩa là nông dân sẽ không được phép bán sản phẩm của họ ra chợ.

Ví dụ như ở EU, sản phẩm này gồm trứng, sữa, thịt gia súc gia cầm. Nông dân buộc phải bán bò cho các công ty thu mua và giết mổ, đóng gói và dán nhãn mác cung cấp cho siêu thị. Sữa phải bán cho công ty sữa để qua “dây chuyền vệ sinh công nghiệp”, dán nhãn mác trước khi đặt lên kệ siêu thị.

Đơn giản nhất là quả trứng, họ cũng phải bán cho các công ty, công ty này làm làm vài động tác vệ sinh, tẩy trùng, dán nhãn mác và đặt vào kệ siêu thị. Ở đó quả trứng có giá gấp 7-10 lần giá bán của nông dân, tương tự như vậy là các sản phẩm khác.

Vì thế mà nông dân EU rất nghèo, nai lưng làm giàu cho bọn công ty. Nói bọn công ty này buôn nước bọt thì quá đáng, nhưng chúng sống bằng mồ hôi nước mắt nông dân. Dĩ nhiên, tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở ... Đông Lào.

Như vậy, hình ảnh chợ quen thuộc như trước sẽ kết thúc ở đây. Ai đó tiếc nuối cố tình giấu diếm, tự làm sản phẩm sữa, hay giết mổ gia súc bán sẽ bị trừng phạt.

Các đại gia công ty sẵn sàng chi tiền cho cơ quan thực thi pháp luật làm điều đó.

Chúc mừng Ukraina đã đạt chuẩn EU với sản phẩm nông nghiệp.

http://businessua.com/produkti-harchuvanny...-prodavati.html
langtubachkhoa
Há há há, Ông Chernishev, nghị sĩ đại diện cho thành phố Tomsk ở Siberia, đã kêu gọi phụ nữ k dùng son môi nhập khẩu (nếu cần có thể dùng củ cải đường màu đỏ thay thế vi đây là “son tự nhiên”, không có hóa chất độc hại cho cơ thể, và đàn ông thì 1 cái nhìn tự nhiên) Women should wear linger made in Moscow instead of France

, và đặc biệt khuyên phụ nữ dùng đồ lót của Nga thay vì đồ lót nhập khẩu của Pháp

http://www.capitalbay.com/news/637583-russ...d-lipstick.html

Phó Thường Nhân
Để cho nó khách quan thì cũng phải hiểu là một cuộc tấn công tiền tệ không phải lúc nào cũng do chính trị gây ra. Vì bản thân thị trường tài chính nó cũng có sự độc lập của nó. Ngay ở Mỹ, nó cũng có
« main street » và « wall street » như ông MacCain từng nói. Trước khi có euro, thời ở EU còn có hệ thống SME (tức là lúc các đồng tiền ở Tây Âu thoả thuận ràng buộc cùng nhau trong một cái ống chuyển đổi tiền, quy địch trước sự xê dịch cao nhất và thấp nhất), nước Anh đã từng bị tấn công, và Goerges Soros đã nổi tiếng vì trong một đêm “ăn” được của nước Anh 1 tỉ bảng.
Những việc như Thổ, Ấn độ, Brazil, .. bị tấn công mặc dù đều có quan hệ tốt với Mỹ, chứng tỏ sự nguy hiểm trong thị trường tiền tệ hiện nay do Mỹ đặt ra. Vì thế đừng hi vọng là chơi tốt với Mỹ thì không bị nó cắn.
Nga hiện nay bị đánh cả hai kiểu : bằng giá dầu mỏ và bằng đầu cơ tiền tệ. Và cách đánh nhau của nó không phải là có sự chỉ huy hành chính, mà tạo ra những cái khung, để rồi những tác nhân kinh tế trong cái khung đó sẽ chạy vào cùng một đường, vì theo cùng một lô gíc, gây nên đổ vỡ, kiểu “dậu đổ bìm leo”. Trong cái cách đánh ấy, yếu tố tâm lý cực kỳ quan trọng. Vì tâm lý là cách tác động trực tiếp lên hành động của các tác nhân độc lập trong một thị trường. Để tạo tâm lý medias đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Và người ta có thể thấy nó không “độc lập”, “khách quan”.. như rêu giảng. Trong nhiều trường hợp, nó có thể bịa đặt. Lấy một ví dụ. Báo tribun của Pháp là một tờ báo kinh tế, hôm thứ 6 vừa rồi, nó đã đăng một bài trước khi Putin phát biểu. Và theo nó , nó chia động từ dưới dạng “có điều kiện”, nó nói rằng Putin sẽ phải thay Medvedev bằng một nhân vật khác. Bây giờ Putin đã phát biểu, và Medvedev vẫn là thủ tướng. Medvedev và Putin là một cặp bài trùng, việc có mâu thuẫn giữa hai bên, nếu có rõ ràng sẽ là vấn đề. Cách đây ít lâu, trên các báo ở EU, ví dụ Ba lan, cũng lan truyền tin Putin bị ung thư. Tất cả những tin dạng đó, đều có chủ đích, và tất nhiên nó không phải là “trung thực” hay “khách quan” gì cả.
Ở VN hiện nay, do ảnh hưởng, do lười biếng, và cũng là do không có tiền .. để có thể có một hệ thống thu thập tin của mình, thì phải thận trọng với việc sử lý tin đến từ bất cứ nguồn nào, đặc biệt từ phương Tây. Nhưng cũng đừng vì thế mà đóng cửa, mà nên có những bài báo phân tích, giải thích để nâng cao trinh độ nhận thông tin của dân. Khiến cho người dân được rèn luyện phân biệt đúng sai theo lý trí quyền lợi của mình, thì mới vượt qua được những điều đó.
Phó Thường Nhân
Không nên nhìn nhận việc VN quan hệ với Nga như một sự liên minh chống lại Mỹ, vì Mỹ đang hô hào cấm vận Nga. Cũng giống như việc chơi với Mỹ không phải là để đánh TQ, cũng như việc chơi với TQ là dấu hiệu VN theo họ. Những quan niệm như thế vào thời điểm hiện tại là không có cơ sở, và nó là cái dớp tư duy cần một ông anh hai, như tôi đã nói đâu đó ở trên của một thời đã qua. Trong một thế giới càng ngày càng thâm nhập lẫn nhau trong một quá trình toàn cầu hoá, trong một thế giới mà cơ câu kinh tế là kinh tế thị trường, thì việc bảo vệ quyền lợi của mình là điều quan trọng. Bất cứ đối tác nào cũng có điểm lợi điểm hại, toan tính của họ, cũng như vị thế của họ trên trường thế giới. Trong cái thế giới ngày nay, càng có sức mạnh, càng có thực lực, ..thì càng nhiều người muốn chơi, chứ không phải theo đuôi nó thì nó chơi. Có nghĩa là VN càng mạnh thì Mỹ càng muốn chơi, còn nếu theo đuôi sẽ bị lợi dụng sử dụng. Điều đó cũng đúng với các đối tác khác.
Hiện tại VN tiếp tục chơi với Nga là rất tốt. Vì mối quan hệ này bổ xung cho các mối quan hệ khác. Ví dụ. Hiện tại Nga sẵn sàng nhập đồ nông sản của VN, điều mà Mỹ tìm cách hạn chế bằng rảo cản kỹ thuật. Chơi với Nga như vậy để có vốn có thị trường mà vươn lên để đi vào thị trường Mỹ. Nếu đã thoả mãn được những đòi hỏi của Mỹ (nhiều khi là đòi hỏi bắt chẹt, bảo hộ) thì lại nâng cấp được hàng hoá để củng cố vị trí ở Nga. Quan hệ với Nga cũng giúp VN bắt được công nghệ tiên tiến hơn, giúp mình nâng cao trình độ để chơi với Mỹ và EU, Nhật bản. Ngược lại chơi được với Mỹ, EU, Nhật..thì càng có trình độ giữ thị trường Nga.
Như vậy điều quan trọng là tìm được sở trường sở đoản của từng đối tác mà chơi, chứ không phải bám theo nó thì nó thí cho.
Việc UK mắc kẹt thì đó chính là cái mô hình “trời lụt nhà dột đi mua rau muống bị nó ép giá cao” mà tôi nói từ trước. EU đâu có muốn giúp đỡ UK, nó chỉ muốn thu đệ, chiếm thị trường. Nếu UK vững thì lại chơi được. Còn xuống hố thì nó bắt chẹt tiếp.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-tho-nh...-ban/297953.vnp
EU bat dau chien dich ban voi Tho Nhi Ky roi, ha ha ha ha


Hà hà, phương Tây k làm ăn với Crum thì sẽ có TQ, Ấn, và các nước khác làm
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina bày tỏ sự không hài lòng vì chuyến thăm Cờ-rưm của Bộ trưởng Môi trường, Tài nguyên nước Zimbabue
http://rusvesna.su/news/1419262592

Nga khởi động dự án phát triển khí gaz ở Bắc Cực nhằm xuất sang TQ
http://itar-tass.com/en/economy/768549
Putin gives start to major Arctic gas field development project

Hà hà, Mỹ thông qua luật về hỗ trợ tự do Ukr, nhưng người thông qua luật lại k đồng ý viện trợ vũ khí cho Ukr. Cái luật này bên trên lên án Nga, bên dưới kêu gọi Nga "hợp tác" với Mỹ, nhưng k chỉ ra công luận là "hợp tác" cái gì, có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu, nhưng chắc chắn đó không đon giản là chuyện Ukr
Nghị sĩ Adam Kinzinger, người vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ nhằm thông qua Nghị quyết 758. Nghị quyết này lên án chính sách của Nga đối với một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Trả lời phỏng vấn hãng TSN, ông Kinzinger nói:

"Chúng tôi không cung cấp cho Ukraine vũ khí, bởi vì tiêu chuẩn 2 quân đội rất khác nhau. Để sử dụng máy bay trực thăng Black Hawk hoặc Apache ở mức độ chuyên nghiệp, cần phải học một năm rưỡi. Quân đội Ukraine không có đủ thời gian đó
"
http://www.pravda-tv.ru/2014/12/22/110650

Mai Nga sẽ phóng tên lửa Angara thế hệ mới hạng nặng, sau khi đã thành công với hạng nhẹ

Bác Phó, TQ miệng nói sẵn sàng giúp nhưng thòng thêm rằng Nga có đủ sự khôn ngoan để tự mình vượt qua khó khăn kinh tế, và khẳng định khó khăn của Nga k ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế năng lượng, cũng như sản xuất của 2 nước, dòng vốn luân chuyển k bị ảnh hưởng.

TQ cũng đang kêu gọi tăng tỷ lệ nhân dân tệ trong giao dịch 2 nước vì rup đang mất giá. Mỹ đang cố tình làm cho lợi thế tỷ lệ nghiêng về nhan dan tệ trong giao dịch nội tệ 2 nước, để kéo Nga quay lại USD, để Nga lại dùng USD trong làm ăn với TQ chứ k từ bỏ USD?

Bài viết dưới đây nói rằng, việc TQ sãn sảng giúp Nga bằng đồng tiền quốc gia của họ là dấu hiệu chắc chắn của sự tin cậy và hợp tác giữa 2 nước. Bộ trưởng NGoại giao Vương NGhị nói TQ chuẩn bị giúp Nga bằng Nhân dân tệ, nhưng nói thêm rằng có có đầy đủ sự khôn ngoan và cơ hội để tìm ra lối thoát.

Hiện nay 150 tỷ nhân dân tệ về thỏa thuận swap đã được ký giữa ngân hàng trung ương 2 nước, cho phép 2 bên mua trực tiếp nhân dân tệ và rup, chứ k cần thông qua dollar




http://itar-tass.com/en/opinions/768469
China’s readiness to back up Russia with yuan swap sure sign of trust - analysts

China’s readiness to back up Russia’s financial system with its national currency is a sure sign of mutual trust and mounting cooperation between the two countries, polled analysts have told TASS.
On Monday, China’s Foreign Minister Wang Yi said China was prepared to support Russia with the yuan and that Russia had the "opportunities and wisdom" for finding out a way of the economic turmoil. The issue in focus is a 150-billion-yuan swap deal between the Bank of Russia and the People’s Bank of China, which allows the central banks to directly buy yuan and ruble in the two currencies, rather than via the US dollar.
The basic agreement on currency swaps the Bank of Russia and the Peoples Republic of China concluded last October is meant to reduce the role of the US dollar, if China and Russia need to help each other overcome a liquidity squeeze.

“The yuan-ruble swap deal was not just a financial matter," Wang Feng, chairman of the Shanghai-based private equity group Yinshu Capital told the South China Morning Post. "It has political implications as it is a sign of mutual trust."
“It is beyond doubt that against the backdrop of major economic contracts, the fact that Russia and China had concluded earlier this year Beijing’s readiness to open a yuan-denominated swap line is a step in the positive direction towards the development of bilateral cooperation, in particular, for developing financial ties that have so far played a rather modest role,” the chairman of Vneshtorgbank’s observer council, in the past the Central Bank governor, Sergey Dubinin, told TASS.
At present, the share of the yuan and the ruble in Russian-Chinese bilateral trade varies from 5% to 7%, according to different estimates. Earlier, Vneshtorgbank President Andrey Kostin said that expanding the use of currencies alternative to the dollar was one of the bank’s key tasks. “In bilateral trade with China, the task of expanding the settlements in rubles and yuans is high on the agenda and we are addressing it,” Kostin said at a meeting with President Vladimir Putin last June.
“The statements in Beijing by the Chinese Foreign Minister and representatives of business quarters about preparations for export settlements with Russia in the yuan is a sound and friendly step by our neighbors, indicating they are well aware of the objective picture of the world that some major political players have been trying to redraw,” the president of the Association of Russian Banks, Garegin Tosunian, has told TASS.

“This decision by China, a world economic leader, is a clear message to the world market that Russia is a respectable partner worthy of full trust. It is a new level of relations the two countries are worthy of, because until just recently the degree of cooperation between Moscow and Beijing had fallen way behind the scale of their economies,” Tosunian said.
One should not think that by opening the swap line China has done Russia a favor. The Chinese nation is great firstly because it always acts in its national interests. In this particular case, Beijing has shown its understanding of market prospects. It relies entirely on sober calculations,” Tosunian believes.
“The settlements in roubles and yuans bypassing the dollar will greatly benefit Russia’s financial institutions, which have been denied a chance to borrow from Western banks. China’s banks are beneficiaries, too. The swap line is not charity but a solution that benefits both sides,” he concluded.
Phó Thường Nhân
Hàng nông phẩm UK vào EU hay bất cứ thị trường phương Tây nào không phải là dễ. Nông phẩm luôn là một loại hàng đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ không có một nước tư bản phát triển nào bỏ rơi nó không bảo hộ, mặc dù giá trị của nó trong PNB rất nhỏ. Từ Nhật, tới Mỹ tới EU. Có một thời kỳ duy nhất , vào khoảng giữa thế kỷ XIX, Đế quốc Anh đã bỏ việc bảo hộ này ở chính quốc, nhưng các nước tư bản còn lại thì không có chuyện đó.
Về mặt lịch sử, cách mạng công nghiệp chỉ bùng nổ sau khi nông nghiệp bùng nổ. Không có nước nào công nghiệp hoá được mà không tự túc được lương thực. Còn khi công nghiệp hoá rồi, thì nó vẫn bảo hộ nông nghiệp, trong khi đáng ra phải xoá bảo hộ mà nhập khẩu nông sản.
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EU) từ khi tồn tại đến nay, luôn có chính sách bảo hộ nông nghiệp, và chính sách này chiếm hơn 50% ngân sách chung.
Ngay cả Nhật, là nước không có điều kiện ưu đãi về nông nghiệp, do đất chật người đông, nó cũng không chịu bỏ bảo hộ nông nghiệp.
Tại sao vậy ? Theo phân tích của tôi, bảo hộ nông nghiệp chính là một hình thức để có thể duy trì một quan hệ thực dân mới trên toàn cầu. Lấy ví dụ châu Phi thì rõ. Điều kiện nông nghiệp ở đây thừa để họ tự túc lương thực cả về nông sản và chăn nuôi. Nhưng những nước này chỉ chuyên về một ngành nông nghiệp nguyên liệu (cà phê, ca cao, lạc,..) giá thành lúa, gạo, thịt (ví dụ đùi gà) nhập khẩu từ EU vẫn rẻ hơn. Rẻ hơn vì EU trợ giá, tức là họ bán ở châu Phi lỗ nếu tính theo giá thành sản xuất. Ở một nước đang phát triển khi trình độ kỹ thuật chưa cao, thì nông nghiệp dẫu sao cũng là ngành nghề có thể thu hút được sức lao động dễ dàng nhất, lại sản xuất lương thực cho chính mình. Vậy mà không làm được. Do nông thôn không giữ được dân, vì không sinh sống được, họ sẽ dồn ra thành thị. Trong khi thành thị do không có công nghiệp, không sản xuất được, dẫn đến bần cùng hoá.
Như vậy bảo hộ nông nghiệp, không những có tác dụng điều hoà về mặt xã hội sức lao động, để chuyển đổi dần dân từ nông thôn ra thành thị theo nhịp phát triển của công nghiệp, nó còn có tác dụng về an ninh lương thực. Hiện nay thì ở Mỹ hay EU Nhật, quá trình đô thị hoá đã kết thúc. Trợ giúp nông sản đã giúp họ giữ được an ninh lương thực, đồng thời chẹn cổ các đối tác không cho ngóc lên. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà trong các vòng đàm phán WTO, các nước phương Tây chỉ hứa “giải phóng” thị trường nông sản, đổi lấy thị trường tài chính ở các nước đang phát triển. Có nghĩa là phải đổi cái tròng này bằng cái tròng khác nguy hiểm không kém thì nó mới đồng ý.
Thành công của VN về phát triển kinh tế từ khi mở cửa, nhất định phải tính tới thành công của tự túc lương thực và một số loại nông sản xuất khẩu. Nhưng về tương lai thì nông nghiệp sẽ nhất định phải được công nghiệp hỗ trợ, chứ không thể là ngành nghề xử dụng để tích luỹ vốn được mãi, vì hạn chế về đất đai. Vấn đề là công nghiệp hoá có chạy trước được vùng lên trước khi nông nghiệp đạt tới cái đỉnh của nó và tụt xuống không. Đây là câu hỏi phải đặt ra. Một điều kỳ lạ khác, là dường như (tôi nói dường như vì không dám chắc), từ khi vào WTO, có vẻ doanh nghiệp công nghiệp VN không cạnh tranh được với FDI, bị nó dồn sang khu nông nghiệp. Và từ đó mới có cái tư duy, mà nhiều chú Việt kiều thối tai bơm vào, ví dụ như chú Alan Phan đầu cơ nhà đất gì đó, nói rằng tương lai kinh tế của Vn là “cường quốc nông nghiệp”, nên phát triển nông nghiệp. Dân số gần 100 triệu, diện tích đất đai tính cả rừng núi đá là 300K Km2, thì làm sao có điều kiện tự nhiên để trông chờ vào nông nghiệp được. Thế mà cũng nói lấy được. Như vậy nếu qủa thực có việc doanh nhân VN phải xoay sang nông nghiệp, có nghĩa là không có cửa công nghệ để đấu với FDI chứ không phải là do lợi thế. Từ đó phải đặt câu hỏi, chính sách thu hút FDI thế nào mà không nâng cấp được trình độ công nghệ, tạo ra thị trường.
Như vậy phải hiểu như thế nào ? Nông nghiệp là cái đế đầu tiên phải đạt tới để có điều kiện công nghiệp hoá. Việc này VN đã làm được. Bây giờ là lúc công nghiệp phải vùng lên lại quả để "bảo hộ" nông nghiệp giúp nông nghiệp phát triển theo hướng an ninh lương thực, đồng thời tạo thế mạnh sản xuất một số mặt hàng mà nông phẩm là nguyên liệu. đừng để ông nông nghiệp chơ vơ đứng đó , để VN luôn ở trình độ "săn bắn hái lượm" đồ thô.
langtubachkhoa
Co Doan hoi thoai sau, BBC đã không dám đăng
Phóng viên BBC trong cuộc họp báo đã hỏi Tổng thống Nga:

Máy bay chiến đấu của Nga đang khuấy đảo châu Âu ,ngài chắc chắn biết và ngài có thấy mình đang góp phần lớn vào việc tái diễn chiến tranh lạnh không?

Tổng thống Nga V. Putin đã trả lời :

Tôi nói cho ông biết từ năm 90 chúng tôi đã dừng tất cả, tất cả, những chuyến bay tuần tra của máy bay chiến thuật, nhưng người Mỹ vẫn bay, kể cả máy bay chiến thuật mang bom hạt nhân của họ vẫn lượn lờ trên đầu chúng tôi , tại sao? Họ bay để chống lại ai? Chúng tôi đã dừng hoàn toàn còn họ thì tiếp tục bay, chúng tôi không bay và họ vẫn tiếp tục bay, 2 - 3 năm nay chúng tôi quyết định bay trở lại, vậy mà lại nói là chúng tôi khiêu khích ? Ngài có thấy suy nghĩ của mình bình thường không? Hơn 10 năm chúng tôi không bay còn họ thì cứ mang bom lượn lờ trên đầu chúng tôi.

Quân đội mỹ có mặt ở châu Âu đề làm gì? Tên lửa của họ ở đấy để chống ai? Nước Nga đẩy ranh giới quân sự của mình về phía Nato hay ngược lại? Nươc Nga đóng quân bao vây Nato ư? Ngài có thấy suy nghĩ của mình là bình thường ko? Chúng tôi chi 50 tỷ $ cho quân sự, còn người Mỹ chi gấp hơn 10 lần 570 tỷ $,họ đóng quân khắp thế giới, đóng cả ở biên giới với nước Nga, vậy mà chúng tôi lại là kẻ khiêu khích? Suy nghĩ của ông có bình thường ko vậy?


Bai viet cua WB ve kinh te Nga, tuy khong neu day du cac mat tich cuc, nhung cung k the che giau hoan toan
http://www.worldbank.org/en/country/russia...ic-developments
Nga tăng trưởng vượt dự đoán trước đây lên 0.7% mặc dù giá dầu giảm. Việc đồng Rub mất giá làm gia tăng lạm phát nhưng lại góp phần lớn thúc đấy việc phát triển trong các ngành công nghiệp – tăng trưởng đặc biệt mạnh trong tháng 10.

WB cũng dự báo sản lượng công nghiệp nội địa của Nga sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh để bảo đảm nhu cầu trong nước khi hàng nhập khẩu dần dần bị hạn chế và nhu cầu của người tiêu dùng cho những sản phẩm này giảm bớt.


Thị trường tái chính tiếp tục gặp nhiều khó khăn tuy nhiên Chính Phủ đã sử dụng quĩ bình ổn quốc gia (với phần lớn là lấy từ lợi nhuận xuất dầu, khí, khoáng sản…) để ổn định tình hình.

WB cung du doan năm 2015 kinh tế Nga sẽ tăng trưởng thấp hoặc âm tùy tình hình, và năm 2016 sẽ quay trở lại tăng trưởng dương, như vậy có vẻ giống Putin, dự đoán Nga sẽ ra khỏi khó khăn trong 2 năm

·The World Bank revised its 2014 growth projection for Russia up from 0.5 percent to 0.7 percent.
·Sliding oil prices led to a fresh round of sharp Ruble depreciation.
·The Ruble weakness and the food import ban continued pushing up consumer prices in November, making a further significant policy rate hike by CBR on December 11 likely.
·But the weaker Ruble appears to have supported industrial activity, which reported robust growth in October, yet we expect the positive lift from import substitution to be short-lived as consumer demand is fading.
·Russia’s financial sector outlook deteriorated as the depositors’ base continues to erode and refinancing risks increase.
·The government continued using the National Welfare Fund to enhance the stability of the financial system.


http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/lie...23095654464.htm
Liên minh cầm quyền Đức muốn từng bước dỡ bỏ trừng phạt Nga
Trước tình hình kinh tế chao đảo ở Nga, nhiều thành viên cấp cao đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong liên minh cầm quyền ở Đức đã bày tỏ quan ngại về tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, đồng thời kêu gọi sớm nới lỏng, tiến tới chấm dứt các chế tài này.


http://baotintuc.vn/nhck/ngan-hang-ukraine...23151534099.htm
Kho than, da ngheo con mac cai eo
Ngân hàng Ukraine bị lừa mua vàng giả
Khoản tiền 300.000 USD đã không cánh mà bay khỏi két sắt của Ngân hàng Trung ương Ukraine chi nhánh tại Odessa sau khi chi nhánh này bị lừa mua phải chì giả vàng.


The nay thi gia dau giam ai se chet truoc day, hi hi
Could Falling Crude Oil Prices Spark a Financial Crisis?


The oil and gas boom in the United States was made possible by the extensive cre*** afforded to drillers. Not only has financing come from company shareholders and traditional banks, but hundreds of billions of dollars have also come from junk-bond investors looking for high returns.

Junk-bond debt in energy has reached $210 billion, which is about 16 percent of the $1.3 trillion junk-bond market. That is a dramatic rise from just 4 percent that energy debt represented 10 years ago....

...That begs the question; could a shakeout of the oil industry spark a broader financial crisis? Banks and other financial institutions could be overly exposed to energy debt. The Telegraph paints a dire scenario in which the debt bubble bursts because of low oil prices, leading to a cascading 2008-style financial collapse, at least in the junk bond market.


Local and regional banks could be highly exposed as well, especially if energy loans make up a large share of their lending portfolio. The Wall Street Journal pointed out that banks like Oklahoma-based BOK Financial – with 19 percent of its loan portfolio made up of energy loans – could be the most vulnerable. Moreover, an economic downturn in regions that depend heavily on energy, such as Texas or North Dakota, could see a broader decline in demand for loans of all kinds. That could add to the pain for local banks.

Low oil prices are not just a problem for oil companies. Investment funds, hungry for yield in a low interest rate environment, have poured money into oil and gas. To be sure, we are far from a crisis at this point, but if oil prices don't rebound, a lot of people are going to lose a lot of money.

Source: http://oilprice.com/Energy/Oil-Prices/Coul...ial-Crisis.html
langtubachkhoa
Hinh nhu ngan hang Nga (CBR) da choi chieu thi phai

625 tỷ trái phiếu của Rosneft được Ngân hàng Trung ương Nga phát hành vào đúng thời điểm Rub mất giá nhất, sau đó ngay lập tức CBR đấu giá 700 tỷ Rub và đưa số trái phiếu này làm collateral. Việc CBR cầm trái phiếu của Rosneft bằng RUB vào thời điểm Rub hơn 77 mới mua được 1 USD nay chỉ sau độ 10 ngày còn 55 ăn 1 USD. Vậy chỉ trong có 10 ngày, CBR kiếm được bao nhiêu trên cái 625 tỷ trái phiếu bằng RUB?

The nay bao sao cac tap doan Boeing, Lockheed Martin, NASA tuyen bo se day manh hop tac hang khong vu tru voi Nga laugh1.gif

Video
(@click here)
(@click here)

http://www.vietnamplus.vn/nga-phong-thu-th...gara/298278.vnp
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_23/281608229/

http://vietnamese.ruvr.ru/2014_12_23/281626090/
Nga nắm khả năng tiếp cận vũ trụ độc lập
Nga đã phóng thành công Angara-5 từ sân bay vũ trụ Plesetsk (ở phía tây bắc đất nước). Tên lửa đẩy thuộc thế hệ mới, được chế tạo trên cơ sở mô-đun tên lửa đa năng với các động cơ nhiên liệu dầu hỏa và oxy lỏng không tác động xấu cho môi trường. Tải trọng của tên lửa khoảng từ 1,5 đến 25 tấn.

Một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong ngành nghiên cứu không gian Nga, mở ra triển vọng hoàn toàn độc lập trong công nghiệp vũ trụ. Cho đến nay, hoạt động phóng tên lửa đẩy hạng nặng chỉ được tiến hành từ sân bay vũ trụ Baikonur. Sau khi Liên Xô sụp đổ, bệ phóng xây từ thời Xô viết này thuộc sở hữu của Kazakhstan. Giữa Astana và Moskva có hợp đồng thuê bao ký với thời hạn đến năm 2050. Tất cả các vụ phóng không gian đã diễn ra trong tầm kiểm soát của quốc gia có chủ quyền tuy thân thiện. Việc phóng thử nghiệm thành công Angara làm thay đổi tình hình, - Viện sĩ Igor Marinin Viện Vũ trụ Tsiolkovsky, người đồng thời là chủ biên tạp chí Tin tức Du hành vũ trụ nhấn mạnh.
“Tên lửa đã khởi động hoàn hảo. Một tên lửa độc đáo. Nó sẽ thay thế vị trí các tên lửa Proton và có khả năng đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh không chỉ từ Baikonur như hiện nay, mà cả từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở phía bắc. Có nghĩa nhờ tên lửa này, chúng ta sẽ nắm cơ hội độc lập tiếp cận vũ trụ và vận chuyển hàng phục vụ Bộ Quốc phòng. Angara có nhiều triển vọng lớn. Khối hydrogen và oxygen đang đượcnghiên cứu chế tạo sẽ cho phépnâng cao tải trọng của tên lửa. Điều này cùng với nhiều yếu tố khác chứng tỏ bước đột phá mới trong ngành nghiên cứu không gian của Nga.”
Angara là tên lửa đẩy cơ chế mô-đun, có thể lắp ghép với số lượng động cơ khác nhau, đưa các loại trọng lượng hàng lên quỹ đạo địa tĩnh cũng như quỹ đạo gần Trái đất. Một động cơ cho phương án trọng tải nhẹ, ba động cơ cho hạng trung và năm động cơ đối với trọng tải hạng nặng, đến 25 tấn. Tính mô-đun làm cho tên lửa Angara có hiệu quả kinh tế cao. Một phương diện độc đáo khác của tên lửa mới là sự thân thiện môi trường. Angara không dùng heptyl độc hại mà sử dụng nhiên liệu dầu hỏa và oxy với chức năng gây oxy hóa.

Mùa hè năm 2014, phương án hạng nhẹ của Angara đã được thử nghiệm lần đầu tiên. Mới đây đến lượt phương án hạng nặng đã đưa lên quỹ đạo trọng tải tương đương 2 tấn. Kế hoạch khai thác tên lửa Angara hạng nặng phóng thiết bị vũ trụ được dự kiến vào khoảng 2016-2017. Các nhà thiết kế cũng tiếp tục đề ra mục tiêu mới: chế tạo tên lửa Angara phục vụ nhiều lần phóng, giảm thêm chi phí. Tuy nhiên, ngay bây giờ Angara đã không có đối thủ cạnh tranh.





Nga phóng thử thành công tên lửa đẩy hạng nặng Angara


Cuộc phóng thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đẩy mới hạng nặng "Angara-A5" của Nga được tiến hành vào ngày thứ Ba từ sân bay vũ trụ Plesetsk, - theo nguồn tin trong ngành tên lửa-vũ trụ của đất nước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự nghi lễ phóng tên lửa trong chế độ video trực tuyến.
Cuộc khởi động chiếc tên lửa đẩy diễn ra đúng vào thời gian dự kiến (08:57 theo giờ Matxcơva) trong chế độ bình thường. Tên lửa hạng nặng "Angara" với khối đẩy "Briz-M" đưa lên quĩ đạo địa tĩnh một mô hình tải trọng có ích gồm 2 tấn. Theo dự kiến, các kỳ của tên lửa sẽ rơi xuống những khu vực chỉ định: đầu tiên – xuống địa bàn Cộng hòa Komi, kỳ thứ hai và đầu nắp – xuống khu vực Tomsk, thứ ba – xuống biển Philippine.
"Angara" là tên lửa đẩy thế hệ mới dựa trên cơ sở mô-đun tên lửa đa năng với động cơ oxy-dầu hỏa. Như đã thông báo, chương trình thử nghiệm "Angara" dự trù mười cuộc phóng, hai lần đầu với các mô hình, những cuộc phóng tiếp theo sẽ cùng với bộ máy vũ trụ thực thụ. Cuộc phóng tên lửa hạng nặng "Angara" với bộ máy vũ trụ thực sự đầu tiên dự kiến tiến hành vào năm 2016-2017. Trong năm 2016 cũng có kế hoạch phóng lần thứ hai loại tên lửa hạng nhẹ "Angara-1.2".
langtubachkhoa
Có 1 chuyện này, khiến người ta tin rằng Ukr bề ngoài phải tuân theo áp lực của Mỹ để không làm ăn với Nga, nhưng bên trong thì vẫn lén lút làm ăn.

http://rusvesna.su/news/1419347723
Tại quốc hội Ukr hôm nay, ông Berioza và thủ tướng Yatseniuk cãi nhau.
Berioza cho rằng dự luật hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh ngầm mà ông Yatseniuk đề xuất là kết quả lobby của các công ty Nga, vậy là Yatseniuk đã bị "mua" và đang bí mật đi theo vết xe đổ của ông Yanukovich. Ông Yatseniuk đáp rằng ông biết ai làm việc cho Moskva và ám chỉ Berioza cũng có phần. Sau đó các các ông về nhà vác chuyện QH lên Facebook.

Vậy là sao? Xem ra bài Nga, ủng Nga, bài Tây, ủng Tây đều chỉ là tim cách đút tiền thật nhiều hypocrite.gif
langtubachkhoa
http://itar-tass.com/en/russia/768802
Crime đàm phán với các nhà đầu tư Ấn Độ để xây nhà máy dược phẩm ở Crimea. Người đúng đầu Crimea khẳng định họ sẽ tự sản xuất dược phẩm hơn là nhập khẩu

http://itar-tass.com/en/world/768819
Một Poll khẳng định 55% dân số phản đối căn cứ của NATO ở Georgia

http://itar-tass.com/en/world/768771
Thủ tướng Medvedev khẳng định trừng phạt k thể cản được sự phát triển của Nga, lấy ví dụ TQ bị phong tỏa năm 1989 ở Thiên An Môn, và khẳng định, trừng phạt k bao giờ đạt được kết quả mong đợi

http://itar-tass.com/en/economy/768803
Maltra khẳng định Nga là đối tác thương mại và văn hóa chính, và kêu gọi đầu tư Nga, chac hy vong tai phiet Nga rot tien vao do, thien duong thue ma
langtubachkhoa
40 giàn khai thác dầu khí o Canada phải ngừng khai thác do thua lo vi gia dau xuong thap

Dự trữ vàng của Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn, - theo Bloomberg trích dẫn số liệu từ IMF. Đây là chỉ số dự trữ cao nhất của đất nước trong 20 năm qua.

LB Nga mua vàng suốt tám tháng nay, tận dụng mức giá thấp. Kể từ đầu năm, giá vàng đã giảm 1,9 phần trăm. Theo IMF, từ năm 2005 Nga đã tăng gấp ba lần lượng vàng dự trữ.
Nhìn chung, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng tăng lượng dự trữ kim loại quý. Con số năm nay có thể đạt tớn 400-500 tấn. Trước đó, các ngân hàng trung ương đã bán vàng trong vòng 20 năm.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_23/281642399/

Các nhà đầu tư Ấn Độ sẵn sàng tham gia thi công nhà máy sản xuất dược phẩm trên lãnh thổ Crưm, - ông Sergey Aksenov, lãnh đạo Crưm cho biết hôm thứ Ba trong một cuộc họp báo ở Simferopol.

Với Ấn Độ chúng tôi đã thỏa thuận sẽ hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm ở Crưm, Ấn Độ là một trong những nước đi đầu về lĩnh vực này, - ông Aksenov nhấn mạnh. Dự án sẽ giúp Crưm tự sản xuất thay vì phải mua thuốc. Lãnh đạo Crưm đã ký một biên bản ghi nhớ với người đứng đầu tổ chức Quan hệ đối tác Ấn Độ-Crưm, ông Gul Kripalani hồi đầu tháng 12.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_23/281642657/
http://itar-tass.com/en/russia/768802

Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang mở rộng sự hợp tác hiệu quả giữa các đảng chính trị.

Ông Andrey Klimov, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Đại Hội đồng Đảng Nước Nga thống nhất cho biết trong cuộc phỏng vấn với của phóng viên TASS hôm nay. Ông Klimov đang dẫn đầu phái đoàn Đảng Nước Nga thống nhất thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại diện ban lãnh đạo Đảng Nước Nga thống nhất cho biết, mối quan hệ hợp tác của hai đảng là cơ sở cho đường lối đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam. Các cơ chế đảng cho phép theo dõi sát sao việc thực hiện những quyết định phát triển hợp tác giữa hai nước đã được thông qua ở cấp cao nhất. “Đảng Nước Nga thống nhất của chúng tôi là đảng chiếm đa số trong Quốc hội, ở Việt Nam Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền, điều này tạo tiềm lực đáng kể cũng như tăng cường mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước," – ông Klimov nói. Ông đồng thời là Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga).
Thượng nghị sĩ nhận định, trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay sự tương tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực tư tưởng có ý nghĩa rất đặc biệt.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_23/281642808/

Nga ngay cang gan voi Trieu TIen nhi, sap co co hoi khai thac dat hiem, vang va tai nguyen roi ma
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp CHDCND Triều Tiên Kim Ji Sok đã cảm tạ Chính phủ Nga về khoản hỗ trợ lương thực không hoàn lại và khẳng định Bình Nhưỡng sẵn sàng “tiếp tục đường lối phát triển quan hệ hữu nghị Triều Tiên-Nga".

Vị quan chức tuyên bố điều này hôm thứ Ba tại nghi lễ đón tiếp các tàu chở lúa mỳ Nga đến cảng thành phố Nampkho trên bờ biển Hoàng Hải.
Ông Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng qua chuyến thăm Nga gần đây của Ủy viên Đoàn Chủ tịch Bộ Chính trị BCH TƯ đảng Lao động Triều Tiên Choi Ryong Hae, vị quan chức cấp cao đã đến Matxcơva với tư cách đặc phái viên của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Trong lời phát biểu của mình, ông Igor Sagitov Đại biện lâm thời của Nga tại CHDCND Triều Tiên lưu ý rằng sự kiện hôm thứ Ba đánh dấu hoàn thành chuyến cung cấp miễn phí 50.000 tấn lúa mì Nga và "là minh chứng thực tế rõ nét về cố gắng của nước Nga đóng góp vào việc cải thiện cuộc sống hàng ngày của nhân dân Bắc Triều Tiên”. Phía Nga hy vọng rằng chuyến cung cấp này sẽ tạo điều kiện nhất định hỗ trợ giải quyết những vấn đề kinh tế mà CHDCND Triều Tiên đang phải đối mặt, - nhà ngoại giao Nga nói thêm.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_23/281617281/

http://www.dailymail.co.uk/debate/article-...warmongers.html
"Hãy quên đi Putin “ác độc”: chính chúng ta là kẻ hiếu chiến khát máu" là tiêu đề một bài báo trên tờ Daily Mail của Anh.

Tác giả Peter Hitchens viết rằng, ông có ấn tượng xung quanh mình là những người khao khát cuộc chiến với nước Nga.
Theo nhà báo, đối với ông chiến tranh luôn gắn liền với cái đói, nỗi hoảng sợ, với quần áo rách nát, những ô cửa sổ bị vỡ và các chính khách cao ngạo thờ ơ với tất thảy. "Hôm nay, tôi có cảm giác mình đang bị bao quanh bởi những người hăng hái khao khát cuộc chiến với Nga - một cuộc chiến mà tất cả chúng ta có thể thua, - Hitchens viết. - Họ tin mình đang sống trong thế giới "Chúa tể những chiếc nhẫn”, nơi Moskva là Mordor, còn ông Putin là Sauron."
"Chúng ra tưởng mình là những nhân vật dũng mãnh chống lại Chúa tể bóng tối, giải phóng người Ukraina vô tội khỏi quyền lực tàn bạo, - tác giả tiếp tục viết. – Tất cả những điều này thật vô nghĩa. Kể từ năm 1989, Moskva - bị cáo buộc là kẻ xâm lược, đã không hề giành giật và nhượng lại quyền kiểm soát 180 triệu dân cùng lãnh thổ bảy trăm dặm vuông vô cùng giá trị. Còn Liên minh châu Âu (và cánh quân sự của mình là NATO) lúc đó đã kiểm soát được hơn 120 triệu người trong số này và bốn trăm dặm vuông lãnh thổ."
Theo nhà báo, lỗi dẫn tới cuộc khủng hoảng Ukraina thuộc về EU, là bên đang "thèm muốn lãnh thổ Ukraina và 48 triệu dân (như một nguồn lao động giá rẻ), bờ Biển Đen, than và lúa mì."
"Trước hết, họ đã chi khoảng 300 triệu bảng cho các “tổ chức xã hội” bài Nga ở Ukraina. Tiếp đến, các chính khách EU và NATO vi phạm mọi quy tắc ngoại giao, hạ cố đến Kiev, nơi họ đứng về phía người biểu tình muốn Ukraina gia nhập Liên minh châu Âu," – ông Hitchens viết.
Nhà báo kêu gọi độc giả thử hình dung họ sẽ cảm thấy thế nào nếu các chính khách Nga đến Edinburgh hồi tháng Chín năm nay và khuyến khích người Scots bỏ phiếu cho quyền độc lập trong cuộc trưng cầu ở Scotland. Hay nếu các tổ chức kêu gọi tách khỏi Vương quốc Anh được tài trợ bằng tiền của Nga.
"Có ai hình dung là chúng ta đang làm gì? Có thể gọi người Nga nói chung là những cột trụ, bởi họ trải qua bao điều khủng khiếp mà hầu hết chúng ta thậm chí không tưởng tượng nổi (trong đó có vỡ nợ năm 1998). Cho tới nay, ít ra họ có niềm hy vọng. Nếu ai đó quả thực muốn trừng phạt người Nga vì lòng yêu nước, bằng cách làm mất giá đồng rúp, thì tôi không thể hình dung bất cứ điều gì có thể vô trách nhiệm hơn thế," - tác giả cho biết.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_23/281643255/
langtubachkhoa
http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/trung-q...usd-136480.html

Trung Quốc “tung kế” để Nhân dân tệ ngang hàng USD
Bất chấp những bất ổn có nguy cơ gia tăng đối với nền kinh tế quốc nội, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế với giấc mơ biến Nhân dân tệ thành đồng tiền mạnh, ngang hàng với USD. Và cách làm của Trung Quốc cũng thật đặc biệt: trở thành "trùm cho vay" của những quốc gia đang khó khăn về kinh tế.


Cho các nước đang cần tiền vay, đổi lại bằng những điều kiện đặc biệt hoặc chấp nhận khoản vay bằng Nhân dân tệ, đó là cách thức mới của Trung Quốc để đạt được tầm ảnh hưởng mới trên thế giới. Một cách không giống ai.

Trên thực tế, từ trước đến nay thế giới vẫn luôn có những tổ chức đảm nhiệm việc cho các quốc gia vay tiền khi có nhu cầu cần thiết, như tổ chức Tiền tệ Quốc tế IMF. Hầu hết các nước thuộc đối tượng cần vay tiền của IMF là các quốc gia có vấn đề về kinh tế, hoặc là khủng hoảng do điều hành kém cỏi, hoặc là bị trì trệ do đóng cửa quá lâu.
Chính vì vậy, những khoản tiền mà IMF cho các nước này vay luôn đi kèm với những điều kiện bắt buộc mà tổ chức này thấy cần thiết để cải thiện tình hình nền kinh tế nước sở tại, tránh xảy ra trường hợp những khoản vay này đổ sông đổ biển. Cũng vì thế mà khá nhiều nước không thích vay tiền của IMF và chỉ vay của tổ chức này khi không còn cách nào khác, thường gắn liền với những thay đổi về hệ thống.
Nhưng Trung Quốc thì không cần những điều kiện đó. Bắc Kinh hướng đến những mục tiêu thiết thực hơn là cải thiện hệ thống chính trị và nền kinh tế nước sở tại.
Cái mà Trung Quốc cần là những nguồn tài nguyên có thể đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong tương lai, sự mở rộng việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thanh toán quốc tế. Đó mới là điều mà Trung Quốc nhắm đến. Bắc Kinh đã đặt ra mục tiêu này từ lâu, nhưng chỉ từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nổ ra, Trung Quốc mới xúc tiến quá trình này một cách nhanh chóng.

Không ai có thể quên cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tước đi của Trung Quốc những gì. Việc Mỹ in thêm USD để giải cứu nền kinh tế của nước này đã tạo nên một cú sốc lạm phát lan ra khắp thế giới do việc đồng USD mất giá.
Trong số những nước chịu thiệt hại nặng nhất, Trung Quốc đứng đầu bảng, khi dự trữ quốc gia của đất nước Đông Á này lên tới hàng nghìn tỷ USD, đứng đầu thế giới về lượng dự trữ USD. Khối dự trữ lên tới hàng ngàn tỷ USD đã bốc hơi mất một phần không nhỏ do USD mất giá, Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài ngậm đắng nuốt cay nhìn một phần lớn của cải của mình bỗng dưng không cánh mà bay.
Cũng từ đó, Trung Quốc ngoài việc chuyển đổi một phần dự trữ ngoại tệ sang phương thức khác, như vàng hoặc đồng Euro, nhưng một phần lớn trong đó vẫn là USD. Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh việc biến Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế.
Điều này được coi là khó khăn vì dù Trung Quốc đã là cường quốc kinh tế số một thế giới, thì ảnh hưởng của nước này lên kinh tế thế giới vẫn khá khiêm tốn. Trung Quốc chưa có những tập đoàn xuyên quốc gia hùng mạnh có mặt ở nhiều nước trên thế giới và đủ sức khuynh đảo các nước này như Mỹ hay Nhật.
Chính vì vậy Bắc Kinh đã sử dụng một phương thức khác, là quỹ chuyển đổi tiền tệ thông qua hình thức cho vay và trợ giúp kinh tế. Đối tượng Bắc Kinh hướng đến là các nước đang gặp khó khăn về kinh tế đang cần những khoản vay mà không bị áp đặt các điều kiện như của IMF.

Khi đó Trung Quốc có thể cho các nước này vay trực tiếp bằng USD, nhưng thông thường là bằng Nhân dân tệ để thúc đẩy việc biến đồng tiền này tham gia nhiều hơn vào giao dịch thanh toán quốc tế, đổi lại các nước này sẽ chấp nhận các điều kiện mà Trung Quốc đòi hỏi, thường là sự cung cấp tài nguyên, như dầu mỏ và các nguyên liệu thô mà Trung Quốc cần để tăng trưởng kinh tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, số nước ký kết các thỏa thuận về hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc đã lên tới 28, nhưng những nước đã tiến hành thỏa thuận này thì không nhiều. Gần nhất là Venezuela và Argentina chấp nhận những khoản vay của Trung Quốc dưới hình thức hoán đổi tiền tệ bằng đồng Nhân dân tệ, trong đó tổng nợ của Venezuela vay của Trung Quốc lên tới 47 tỷ USD, tính từ năm 2007 đến nay. Mới đây nhất, bộ trưởng thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cũng đang gạ gẫm Nga chấp nhận thỏa thuận này với Trung Quốc với trị giá lên tới 24 tỷ USD.

Theo giới phân tích, dù Trung Quốc đang sở hữu quỹ dự trữ gần 4.000 tỷ USD, đủ sức trở thành "ông trùm cho vay" quyền lực nhất thế giới và có thể soán ngôi IMF, nhưng thực tế điều đó khó có thể xảy ra.
Hầu hết các nước ký thỏa thuận này với Trung Quốc đều là những nước dồi dào các loại tài nguyên mà Trung Quốc cần, trong số đó chỉ những nước nào gặp khủng hoảng kinh tế trầm trọng mới chấp nhận thỏa thuận vay tiền của Trung Quốc. Bắc Kinh không hào hứng với việc cho những nước không có tài nguyên vay tiền, những nước không gặp khó khăn kinh tế cũng không thích thú gì với việc vay tiền của Trung Quốc.
langtubachkhoa
Luc viet bai nay thi gia dau da la 63USD/barrel roi
http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/nho-my-...lai-136477.html
Sau hơn một tuần biến động với mức trượt giá kinh hoàng, vượt ngoài dự đoán của hầu hết giới chuyên gia, giá dầu thế giới trong những ngày đầu tuần ngay trước ngày lễ Noel đang tăng trở lại. Sự hồi phục nhanh hơn dự đoán của kinh tế Mỹ cùng giá dầu tăng trở lại đang là dấu hiệu lạc quan cho năm mới 2015 gần kề.

Đúng như dự đoán, sau khi giá dầu thế giới có pha trượt giá kinh hoàng để cán mốc 54 USD/thùng vào cuối tuần trước, nay nó đã có xu hướng tăng trở lại trong khoảng thời gian kế tiếp.
Việc giá dầu giảm xuống dưới 55 USD/thùng được xem là hệ quả của việc IEA đưa ra dự báo về sự sụt giảm nhu cầu đối với dầu trong năm 2015 do bức tranh kinh tế thế giới vẫn tiếp tục một màu ảm đạm, nhưng nó được dự đoán là sẽ không kéo dài.
Và khi mà giá dầu được xem là đã chạm đáy thấp nhất có thể ở thời điểm hiện tại, tất yếu là nó sẽ tăng trở lại trong quãng thời gian ngay sau đó.
Giá dầu tăng lên trên 60 USD, đạt mốc 61 USD/thùng vào ngày hôm qua còn có sự ảnh hưởng của việc nền kinh tế Mỹ đang hồi phục với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Kinh tế Mỹ đã có tốc độ tăng trưởng trong quý ba vừa qua là 5%, đạt mức cao nhất trong 11 năm qua của nền kinh tế nước này, vượt khá xa con số 3,9% mà các chuyên gia dự báo.
Việc kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng vượt quá sự dự đoán một cách ấn tượng cũng đã tạo thành liệu pháp để nâng giá dầu lên, và thậm chí sẽ còn lên cao hơn mức 61 USD/thùng hiện tại. Nếu như những dự đoán bi quan về kinh tế thế giới trong năm 2015 của IEA đã kéo tụt giá dầu xuống dưới 55 USD/thùng thì việc kinh tế Mỹ tăng trưởng ngoài dự đoán đã kéo nó lên một cách ngoạn mục.
Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, tình trạng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU hay Nhật Bản vẫn đóng góp một phần quan trọng trong việc tác động tới giá dầu thế giới thay vì cuộc chiến đang ngày càng quyết liệt trên thị trường dầu giữa OPEC, Mỹ và Nga.
Dù hầu hết giới phân tích đều cho rằng giá dầu và cuộc chiến trên thị trường dầu sẽ không vì kinh tế Mỹ hồi phục mà được giải quyết, nhưng nó cũng đã cho thấy một gam màu tươi sáng tương đối rõ rệt trong năm 2015, nhất là khi kinh tế Nhật Bản cũng đang hứa hẹn góp thêm một gam màu sáng khác.
Thực vậy, kể cả những người bi quan nhất cũng khó có thể cho rằng kinh tế Nhật không khởi sắc trong năm 2015. Việc thủ tướng Shinzo Abe và đảng LDP của ông thắng cử một cách tuyệt đối ở cuộc bầu cử sớm đã cho phép người đề xướng Abenomics có thể tạm hoãn việc tăng thuế thu nhập lên 10% - điều được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy thoái bất ngờ ở Nhật trong 2 quý vừa qua.
Khi nguyên nhân chính gây ra cản trở đã không còn thì không nghi ngờ gì việc kinh tế Nhật sẽ hồi phục và có mức tăng trưởng không tồi trong năm 2015.
Sự thắng lợi của thủ tướng Abe và đảng LDP trong cuộc bầu cử ở Nhật cùng với việc kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong 11 năm trở lại đây, vì thế đang là hai món quà có ý nghĩa hơn bao giờ hết với kinh tế thế giới khi năm mới 2015 đã sắp sang. Một sự hồi phục của 2 trong số 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới dù có thể chưa đủ điều kiện để giải quyết bài toán giá dầu, nhưng nó đủ để đem lại những hy vọng mới, ít nhất là giá dầu có thể quay trở lại mức 70 USD/thùng.
Vì cuộc chiến giá dầu này càng kéo ra lâu hơn, sẽ càng chỉ khiến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chịu thiệt thòi trong khi Trung Quốc đang đứng ngoài cuộc lại thủ lợi. Một triển vọng về nền kinh tế thế giới hồi phục nâng tổng cầu đối với thị trường dầu thế giới tăng lên, đủ để đáp ứng tiêu thụ khoản dư 2 triệu thùng/ngày hiện nay có lẽ sẽ không còn là một mơ ước quá xa vời trong năm 2015.
langtubachkhoa
Bai viet nay tong hop tu nhieu bao nuoc ngoai, nhung cung chinh xac. TQ da có 1 cơ hội tuyệt vời, chính quyền Obama lên nắm quyền với trọng tâm rút khỏi Trung Đông, khởi dộng quan hệ với Nga để ngăn việc TQ thực hiện những chiến lược như thế này, bây giờ thì không những bị kẹt cả ở Trung Đông mà còn bị kẹt cả với Nga. Không có Nga thì còn lâu mới ngăn nổi TQ

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...g-quoc-3221347/
Trừng phạt Crime, Mỹ 'ném Nga vào tay Trung Quốc'
Tiếp tục cấm vận Crimea, Mỹ và EU tiếp tục đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong dự án kênh đào Nicaragua và “con đường tơ lụa Á-Âu”.
Lệnh trừng phạt của Mỹ-EU tiềm ẩn nguy cơ lớn


Trong ngày 18/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea. Lệnh trừng phạt này không áp dụng cho toàn thể Liên bang Nga mà chỉ cấm toàn bộ hoạt động đầu tư và hạn chế thương mại với Crimea và Sevastopol nhằm phản đối việc sáp nhập vào Nga.

Theo thông báo của EU, kể từ ngày 20-12, các biện pháp trừng phạt bổ sung này sẽ có hiệu lực. Theo đó, việc đầu tư vào Crimea và Sevastopol bị cấm hoàn toàn. Cá nhân và doanh nghiệp ở châu Âu không thể mua tài sản cố định hoặc các công ty tại Crimea, cũng như không thể cung cấp các dịch vụ liên quan.

Ngoài ra, các công ty du lịch tại châu Âu cũng không thể khai thác dịch vụ du lịch ở Crimea hoặc Sevastopol. Đặc biệt, kể từ ngày 20-3-2015, tất cả các du thuyền được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một chủ tàu châu Âu hoặc treo cờ của một quốc gia thành viên EU không thể cập cảng nằm trong bán đảo Crimea, trừ trường hợp khẩn cấp.

Hơn nữa, lệnh trừng phạt được công bố vài giờ trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh mùa Đông của EU tại Brussels này cũng cấm xuất khẩu các công nghệ và hàng hóa châu Âu trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, khảo sát, thăm dò, khai thác và sản xuất dầu khi

Sau khi ký Đạo luật số 5859 về "Luật về hỗ trợ nền tự do của Ukraine 2014" ngày 18-12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp tục ký sắc lệnh về các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga. Washington dự định phong tỏa tài sản của bất kỳ cá nhân và công ty nào liên quan tới Crimea, cơ quan báo chí Nhà Trắng thông báo.

Sắc lệnh nghiêm cấm các khoản đầu tư mới của cư dân Hoa Kỳ vào khu vực Crimea của Ukraine, toàn bộ hoạt động nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, công nghệ từ Crimea vào Hoa Kỳ cũng như xuất khẩu, tái xuất khẩu, bán và cung cấp hàng hóa, dịch vụ và công nghệ từ Hoa Kỳ do những người đang sống ở Mỹ thực hiện, đến khu vực Crimea của Ukraine.

Ngoài ra, ông Obama còn cấm người Mỹ tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào với các công ty hiện đang do cư dân Crimea kiểm soát cũng như có bất kỳ mối quan hệ tài chính hoặc vật chất nào với những đối tượng nêu trên. Thêm vào đó, tất cả những người nằm dưới sắc lệnh trừng phạt này bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Trước lệnh cấm vận bổ sung của Washington và Brussels, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng cảnh báo sẵn sàng trả đũa các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây sau khi cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều tán thành việc siết chặt các biện pháp hạn chế đối với những hoạt động đầu tư ở Crimea.

Theo báo Vzglyad, chính quyền Crimea cũng tràn đầy lạc quan và tin tưởng khi khẳng định không có gì đáng sợ vì phương Tây chẳng còn gì để gây ảnh hưởng đến Crimea nữa và những biện pháp trừng phạt mới sẽ không có tác dụng đối với sự phát triển của khu vực này.

Người đứng đầu đặc khu hành chính này là ông Sergei Aksenov, nhấn mạnh: “Tôi cho rằng ngay từ những ngày đầu của phong trào ‘Mùa xuân Crimea’, Mỹ và Liên minh châu Âu đã thực hiện chế độ trừng phạt tối đa đối với Crimea và những người có chức trách ở đây rồi” và giờ điều đó đã trở lên quá bình thường.

Việc Mỹ và EU thay nhau đưa ra các lệnh cấm vận đối với Crimea được họ cho là một đòn đau đối với Nga hay một niềm vui của Ukraine nhưng đã để lại những hậu quả vô cùng tai hại, chắc chắn nó sẽ gây ra những hệ lụy rất lớn đối với chính Mỹ và EU, thậm chí là có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu.

Bởi xuất phát từ đây, tham vọng vô bờ bến của Trung Quốc là chiến lược kinh tế quy mô trên phạm vi toàn cầu, xây dựng con đường tơ lụa trên biển và trên bộ sẽ được hiện thực hóa thông qua những đổi chác mang màu sắc chính trị, trong bối cảnh Nga đang bị bao vây tứ phía và nền kinh tế đang suy sụp.
Để hiểu được điều này, chúng ta lần ngược lại những toan tính của Trung Quốc trong quan hệ với Ukraine và những dự án nước này đã bắt tay với chính quyền dưới thời của ông Yanukovych.

Trung Quốc âm mưu bành trướng thế lực thông qua Crimea
Trước khi chính quyền của ông Viktor Yanukovych sụp đổ, Trung Quốc và chính quyền Ukraine đã bắt tay thực hiện hàng loạt kế hoạch phát triển kinh tế ở bán đảo Crimea. Theo các chuyên gia, việc Nga sáp nhập Crimea đã phá vỡ kế hoạch đầy tham vọng tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Trong năm 2013, mối quan hệ thương mại song phương giữa Ukraine và Trung Quốc đạt mức 10 tỷ USD và nước này trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Ukraine, chỉ chịu đứng sau Nga. Bắc Kinh cũng đã cam kết cung cấp khoản vay 10 tỷ USD cho Kiev phát triển kinh tế.

Tháng 9-2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố dự án “Khu vực kinh tế con đường tơ lụa” trong buổi nói chuyện tại ĐH Nazarbayev, Astana (thủ đô Kazakhstan) và sau đó là cuộc họp của các nước trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Bishkek.

Với sự có mặt của ông Putin, ông Tập Cận Bình đã trình bày dự án của Trung Quốc về hành lang giao thông mới nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới châu Âu, đi qua Trung Á và các nước Liên Xô cũ - bao gồm cả Ukraine, nhưng lại không có sự tham gia của Nga.

Tiếp theo, ngày 3-12-2013, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã bay tới Bắc Kinh theo lời mời của ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm 4 ngày. Ông Yanukovych đã tham dự diễn đàn doanh nghiệp Ukraine - Trung Quốc cũng như đưa ra tuyên bố Ukraine đã sẵn sàng hỗ trợ dự án “Khu vực kinh tế con đường tơ lụa”.

Nhằm đối phó với các căng thẳng gia tăng tại Ukraine, ông Yanukovych cũng yêu cầu khoản vay khẩn cấp 12 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình không hứa hẹn gì về khoản vay kể trên và đề nghị 2 nước "dần dần thúc đẩy quan hệ đối tác dự án lớn" và Trung Quốc "sẵn sàng thảo luận hợp tác" với Ukraine về “Khu vực kinh tế con đường tơ lụa”.

Báo chí Nga theo dõi rất sát những bước đi này của Ukraine và Trung Quốc và cho biết, hai nước đã có kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm tập trung vào Crimea. Trung Quốc cũng thảo luận với ông Yanukovych trong việc thuê 600 dặm vuông ở Crimea để trồng 8 triệu tấn lúa mỳ và ngô xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Yanukovych đã có buổi gặp gỡ tỷ phú Hồng Kông - Trung Quốc là ông Wang Jing. Đây là một doanh nhân đầy bí ẩn với những cáo buộc được sự chống lưng của Bắc Kinh để bành trướng thế lực thông qua những dự án kinh tế “khủng” ở khắp nơi trên thế giới.

Sau đó, tỷ phú này đã công bố dự định đầu tư 10 tỷ USD vào Crimea bằng bản kế hoạch 2 giai đoạn. Khi đó, ông Oleksiy Maziuk - Giám đốc của Kievgidroinvest cho biết, cảng mới ở Crimea sẽ đem về ít nhất 1,5 tỷ USD thu nhập mỗi năm cho Ukraine.

Trong giai đoạn 1, tỷ phú này sẽ liên doanh 3 tỷ USD trong giai đoạn đầu với Kievgidroinvest nhằm xây dựng cảng thương mại nước sâu gần Saki ở Crimea, cải tạo Sevastopol và xây dựng một khu công nghiệp.

Giai đoạn thứ 2 của liên doanh này sẽ được đầu tư 7 tỷ USD để xây dựng nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa lỏng khí đốt tự nhiên, sân bay và nhà máy đóng tàu.

Cảng nước sâu không phải là dự án hàng hải duy nhất của Trung Quốc ở Crimea. Bắc Kinh cũng lên kế hoạch xây dựng hàng loạt kho chứa hàng để trữ ít nhất 20 triệu tấn hàng hóa dọc bờ Biển Đen. Trong kế hoạch của Trung Quốc cũng có việc tái xây dựng và phát triển cảng cá Sevastopol cũng như thành lập một cảng mới cho khu công nghệ cao.

Tỷ phú Wang Jing cho biết, việc xây dựng ở Crimea sẽ được bắt đầu vào cuối năm 2015 với thời gian triển khai không quá 2 năm và cảng sẽ bắt đầu có lợi nhuận vào năm thứ 6, sau khi tất cả các gian đoạn của dự án được thực hiện đầy đủ.

Tuy nhiên, cuộc chính biến trên quảng trường Độc Lập ở Kiev, chính quyền của ông Yanukovych bị lật đổ thay bằng một chính phủ tạm quyền thân phương Tây đã làm gián đoạn những toan tính của Trung Quốc. Washington và Brussels chắc chắn sẽ không cho phép Kiev để Bắc Kinh tiếp tục những dự án này.

Nếu Crimea không trở về Nga, có thể chắc chắn rằng những kế hoạch của Trung Quốc ở đây sẽ đổ vỡ hoàn toàn. Nhưng “vận may” của Bắc Kinh đã đến khi Moscow sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ, để nhận về những cú đòn bao vây cấm vận kinh tế khốc liệt của phương Tây và phải bắt tay với Trung Quốc.

langtubachkhoa
Nga sẽ đẩy mạnh các dự án kinh tế với Trung Quốc

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Trung Quốc buộc phải phải chấp nhận sự thực là các thỏa thuận của mình trên bán đảo này giờ sẽ nằm trong quyền điều khiển của Nga và Bắc Kinh có những bước đi khôn ngoan nhằm lấy lòng Moscow nhằm tiếp tục thúc đẩy các dự án đã định.

Về phần Nga, nước này cũng xác định là sẽ tiếp tục thay thế Ukraine trong những dự án đã định với Trung Quốc nhưng trong khuôn khổ các vấn đề cho phép bởi Crimea hiện có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược đối phó với Mỹ và NATO của Moscow.

Sau các buổi hội đàm với phía Trung Quốc, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết Moscow đã đồng ý với Bắc Kinh về việc sẽ xem xét tiếp tục cấp phép cho các dự án của Trung Quốc tại Crimea. Kế hoạch này vẫn được triển khai nhưng sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Nga với một số thay đổi đáng kể so với kế hoạch ban đầu.

Sau đó, đại sứ Nga ở EU Vladimir Chizhov thông tin thêm rằng, Nga sẽ hợp tác với Trung Quốc để xây dựng cảng nước sâu ở Crimea như một phần trong kế hoạch “Khu vực kinh tế con đường tơ lụa”. Những kế hoạch còn lại của tỷ phú Wang như thuê đất nông nghiệp và việc Trung Quốc muốn mua thêm thủy phi cơ ở Crimea cũng tiếp tục được bàn bạc.

Sau khi 2 nước ký kết thêm hợp đồng xuất khẩu khí đốt trị giá tới 400 tỷ USD, Trung Quốc đã đề xuất Crimea kết nghĩa với đảo Hải Nam và đưa ra kế hoạch xây dựng một đường hầm ngầm dưới biển xuyên qua eo biển Kerch, nối Nga với Crimea, thay cho cây cầu Nga dự định bắc qua eo biển này.

Đường hầm này sẽ gồm hai tuyến đường sắt và sáu làn đường cao tốc. Đề xuất này đến từ một công ty xây dựng của chính phủ Trung Quốc, đơn vị đã hoàn thành đường hầm ngầm dài khoảng 3 km ở Macau. Nếu xây dựng, đường hầm này sẽ có chiều dài khoảng 4 km băng qua eo biển Kerch.

Hiện vẫn chưa biết dự toán kinh phí cụ thể của dự án này là bao nhiêu, tuy nhiên, các chuyên gia xây dựng thuộc Tập đoàn xây dựng cầu đường quốc doanh Avtodor của Nga từng tính toán, kinh phí để xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch đã ngốn tới khoảng 283 tỉ rúp, tương đương 8 tỉ USD.

Phía Trung Quốc đã cực kỳ ưu ái cho Nga khi các ngân hàng nước này sẽ cung cấp các nguồn tài chính cho dự án, vì vậy Nga không phải đầu tư bất cứ gì vào lúc này. Crimea sẽ hoàn lại số tiền này cho ngân hàng Trung Quốc theo một lịch trình nhất định.

Đối với Trung Quốc, Bắc Kinh đã được lợi rất nhiều khi vừa có cơ hội đầu tư làm ăn lớn trong bối cảnh đang thừa tiền, đồng thời lại có thể trói buộc lợi ích của mình với Nga, phục vụ cho cơn khát năng lượng và hợp tác quốc phòng, đồng thời thuận lợi mượn đường của Nga và đồng minh Kazakhstan, Belarus để bành trướng thế lực sang châu Âu.

Việc Trung Quốc đồng loạt triển khai 5 tuyến đường sắt, bao gồm tuyến YixinOu (Nghĩa Ô - Madrid/Tây ban Nha), tuyến YuxinOu (Trùng Khánh - Duisburg/Đức), tuyến HanxinOu (Vũ Hán - Meilink Pal Dube/Cộng hòa Czech), tuyến RongOu (Thành Đô - Lodz/Ba Lan) và tuyến ZhengxinOu (Trịnh Châu - Hamburg/Đức) là lời khẳng định dự đoán này.

5 tuyến đường sắt của Trung Quốc đều bắt đầu từ các trọng tâm kinh tế lớn của họ, xuyên qua Kazakhstan, Nga, Belarus (3 nước trong Liên minh hải quan do Nga đứng đầu) để tỏa ra khắp các trọng điểm kinh tế của châu Âu như Ba Lan, Đức, Czech, Tây Ban Nha… đã chứng minh cho tham vọng của Trung Quốc.

Trước đây, khi tình hình kinh tế còn ổn định, các dự án này sẽ khiến Nga phải cân nhắc trước ảnh hưởng thế lực của Trung Quốc ở bán đảo này cũng như dọc “Con đường tơ lụa” nhưng trong bối cảnh kinh tế đang khủng hoảng, Crimea bị cấm giao thương với toàn bộ châu Âu và Mỹ nên không còn nhiều lựa chọn giành cho Nga.

Về phía Moscow, bị bao vây cô lập về chính trị và kinh tế đã khiến nền kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Để phá vỡ vòng vây của phương Tây, tìm kiếm đối tác hợp tác phát triển kinh tế, Nga buộc phải thực hiện chính sách “cào bằng quan hệ”, chọn bạn vì lợi ích kinh tế trước mắt.

Vì vậy, việc mượn vốn Bắc Kinh để xây dựng và thúc đẩy kinh tế ở Crimea cũng là một phương án không tồi đối với Moscow, trong bối cảnh nguồn thu ngân sách bị hao hụt trầm trọng do giá dầu giảm và sự mất giá của đồng Rúp. Điều này ta cũng có thể thấy rõ qua chiến lược mượn vốn Trung Quốc để phát triển Viễn Đông.

Đặc biệt là trong bối cảnh Moscow đang đàm phán với Bắc Kinh để các công ty nước này tham gia dự án xây dựng kênh đào Nicaragua - vừa được khởi công ngày 22-12 vừa qua - nhằm cạnh canh lợi ích kinh tế và phạm vi ảnh hưởng của Washington ở châu Mỹ Latin, rất có thể ông Putin và ông Tập sẽ có màn trao đổi lợi ích thiết thực.

Hơn nữa, ngoài lợi ích kinh tế, việc lợi dụng Trung Quốc để hiện diện quân sự ở Nicaragua nhằm làm Mỹ bất ổn là điều Nga luôn mong muốn. Lợi ích địa-chính trị và lợi ích kinh tế cùng với tác động ngoại lực là lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến Moscow và Bắc Kinh càng xích lại gần nhau hơn nữa
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.