Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi đồng ý rằng các nước Đông Âu, Italy và Áo sẽ bị thiệt, vì họ sẽ mất cơ hội được tăng cường tính tự chủ, dộc lập chủ quyền của họ cũng như có tiếng nói chính trị lớn hơn trong EU. Nhưng bác nói Tây Âu, nhất là Đức, Pháp lợi, Nga thiệt thì chưa chắc đâu.
Với Nga, đây là sự thay đổi của họ. Hồi 2 nhiệm kỳ đầu của Putin, họ nhắm đến việc coi EU là trọng tâm để dần cân bằng với Mỹ, mà ít để tâm đến châu Á, thậm chí Putin còn tuyên bố phải đề phòng và có biện pháp kẻo rồi tiếng Trung thành tiếng phổ biến của Nga ở viễn đông. Nga cũng tăng cường ảnh hưởng với Đông Âu và thu được kết quả từ việc Sec và Hungary, Bulgary xích lại gần Nga, Sec từ bỏ việc để Mỹ đặt rada, khiển cho Mỹ chuyển huứong sang Rumani.
Việc Nga từ bỏ South Stream chứng tỏ Nga từ bỏ (tạm thời hoặc lâu dài) việc tăng cưởng ảnh hưởng chính trị với Đông Âu để tránh đụng độ với Tây Âu và Mỹ, đồng thơi chuyển hướng sang châu Á. Có thể thấy trong những năm tới, Nga sẽ tập trung vào kinh tế bằng việc duy trì quan hệ với cả Âu Á, Mỹ, đồng thời tăng cường nội lực bằng cách tự sản xuất nhắm đến nội địa hoá 100% hơn là tìm cách mở rộng ảnh hưởng chính trị chiến lược.
Tôi nghĩ sự thay đổi này tốt hơn cho Nga, vì nó giúp Nga cân bằng quan hệ Á Âu. Nga đã ký 2 hop đồng khủng về khí đốt với TQ, đồng thời cũng đã ký với Thổ về tăng cường khí cho Thổ, điêu này k giúp Nga tăng ảnh hửong với Đông Âu nhưng giúp Nga độc lập hơn với EU. Nga k thao túng được thổ, TQ nhưng giúp cho Nga tự chủ hơn và đem lại quyền lợi kinh tế, dù Nga và Thổ có thành công trong việc ký kết xây thêm 1 đường ống nữa đế nối sang Eu qua Hy lạp thì Mỹ cũng k còn có cớ để nói rằng Nga tìm cách gây ảnh hửong chính trị lên EU nữa, thậm chí việc này còn giúp cho Thổ tăng cường khả năng vào EU, điều mà Mỹ từ lâu muốn

Nga hiện đã bán khí đốt trực tiếp cho EU qua North Stream (chiếm gần 1 nửa) và 1 ít qua Yamal Europe. 50% còn lại qua Ukr, bây giờ nếu trục trặc khí đốt thì EU, Mỹ sẽ k thể rêu rao là do Nga làm nữa. Có thể Nga k thóat hoàn toàn Ukr, nhưng bây giờ cái đường ống đó là của Âu Mỹ, k phải của Ukr nữa, Ukr cũng k dám dở trò khóa van. Nga k tăng được ảnh hưởng với Đông Âu, có thể nói là Nga thiệt, nhưng sự chuyển hướng của Nga k phải là k có lợi cho sự phát triển lâu dài của Nga.

Tây Âu, cụ thể Pháp Đức k hề muốn bất kỳ nước nào trong EU phải mua khí dot hóa lỏng từ Mỹ, vì thế họ vẫn ủng hộ South Stream, chỉ là họ k muốn Nga vừa năm đường ống vừa cung cấp, họ đã ép Nga từ lâu chia sẻ quyền sở hữu đường ống với họ nhưng Nga k chịu, vì thế mới có chuyện. Bây giờ yên tâm Đông Âu k về tay Nga, nhưng lại về tay Mỹ, đồng thời họ cũng bị Mỹ ép, vừa bị khống chế chính tri, k thể dở trò chảnh như với Nga, tình hình còn khó chịu hơn

Tin đây này, Ủ ban châu Âu xưa nay tìm đủ cách gây áp lực Nga về nhường 1 phần lớn quyền sở hữu đường ống, và tìm cách trì hoãn để gây áp lực, nói rằng South Stream vẫn có thể đựoc tiến hành nhưng phải theo "chuẩn châu Âu" (nghĩa là như tôi nói ở trên đó, nhường 1 phàn sở hữu đường ống cho EU, thậm chí có thể biến nó thành gói năng lượng thứ 3)

http://infonet.vn/uy-ban-chau-au-dong-chay...post152865.info

Tưởng như những lệnh cấm ngặt nghèo của EU với Nga khiến Nga phải ngừng dự án khí đốt Dòng chảy Phương Nam, ngày 4/12, Ủy ban Châu Âu đã ra quyết định cho phép nối lại việc xây dựng đường ống này.
Ngày 4/12, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu, dự án Dòng chảy Phương Nam của Nga có thể được tiến hành trở lại sau cuộc gặp mặt với Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov

Thủ tướng Borisov cũng có cùng chung quan điểm: “Chúng tôi ủng hộ dự án Dòng chảy Phương nam. Chúng tôi muốn đường ống của dự án được xây dựng mà vẫn tuân theo những quy định do EU đặt ra”.

Ông Borisov nói rằng Bộ trưởng Bộ Năng lượng các nước tham gia dự án đường ống khí đốt Dòng chảy Phương nam sẽ có cuộc gặp mặt vào ngày 9/12 tới đây.

“Công cuộc chuẩn bị vẫn chưa dừng lại. Dự kiến các bộ trưởng Bộ Năng lượng các nước trong Dòng chảy Phương Nam sẽ gặp nhau vào ngày 9/12. Cuộc gặp mặt này sẽ được tổ chức và tôi hy vọng mọi chuyện sẽ được giải quyết, bao gồm cả vấn đề Gói Năng lượng Thứ ba”, ông Borisov nói.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết quyết định ngừng dự án Dòng chảy Phương nam là quyết định cuối cùng. Đường ống sẽ được dẫn tới Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đạt được giữa Tông thống hai nước.
.



Tin nữa, Nga và các nước vẫn tìm cách né Ukr

http://infonet.vn/tin-the-gioi-18h30-cac-n...post152918.info
Các nước 'né' vận chuyển khí đốt qua Ukraine vì sợ

- Nga và Slovakia vừa đạt được thỏa thuận buôn bán dầu lửa trong 15 năm. Theo đó, Nga sẽ đưa 6 triệu tấn dầu qua đường ống Druzhba, và từ đây dầu sẽ được chuyển qua nhiều nước châu Âu khác. Dự kiến thỏa thuận có hiệu lực từ tháng 1/2015 đến hết năm 2029. (Theo Itar-TASS)

Về các đòn trừng phạt, Hạ viện Mỹ yêu cầu chính quyền Obama tiếp tục phạt Nga nhưng k đưa thành luật. Chính quyền Obama cũng muốn tiếp tục. Vì thực ra, đòn trừng phạt của Mỹ đén Nga còn là vì Nga và TQ quýet định thanh toán bằng đồng nội tệ, đối với Mỹ, việc Nga từ bỏ USD (dù chỉ với TQ) là 1 đại họa, vì nếu Nga đã làm với TQ thì k có lý gì lại k thể làm với EU , vậy thì cả Nga, EU, TQ đều tự chủ hơn với Mỹ.

EU thì đến tháng 3 năm sau là hết hạn trừng phạt 1 năm. Hiên trong nội bộ EU vẫn choàng nhau xem có nên gia hạn hay gõ bỏ dần
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Đường ống druzba bán dầu cho slovakia chính là đường ống dẫn dầu hữu nghị đi qua UK. Druzba là tiếng Nga, tiếng việt là hữu nghị.
Đúng rồi, Ý, rồi Đông Âu, Áo phụ thuộc vào đường ống dẫn dầu này. Còn Đức thì nó đã có riêng North Stream từ Nga qua.
Ở EU không phải ai cũng thích mua dầu mỏ của Nga, và những nước phụ thuộc vào Nga này, ngoài Đức có máu mặt, còn lại thì không có nước nào cả. Ngay cả Ý to thế, nhưng cũng không làm được. Hiện tại EU cũng đang hội đàm với Mỹ về một khu vực tự do thương mại, kiểu như TPP ở châu Á, và theo nó “xì tin”, thì Mỹ có củ cà rốt là sẽ cung cấp dầu khí cho EU. Nhưng có vẻ EU không chịu. Thực ra lý tưởng với EU là các hãng dầu của nó sẽ đi khai thác sản xuất phân phối, và nó sẵn sàng làm thế với Nga, nhưng nó phải nắm đằng chuôi, ông Nga chỉ là nơi nó khai thác thôi, giống kiểu FDI sản xuất ở VN. Còn viễn cảnh phụ thuộc vào Nga như một đối tác tương đương thì nó không chịu đâu. Còn nếu nó phải chịu cảnh thế, thì Mỹ có nhiều hấp dẫn hơn. Từ thị trường, tới tài chính, văn hoá,.. chúng gắn với nhau. Không kể Mỹ còn có cây gậy to tướng là NATO ở tại châu Âu nữa.
Phó Thường Nhân
Khi phân tích như thế, tất nhiên nó phải rút ra một hệ quả là VN nên quan hệ thế nào. Khi tôi phân tích sức mạnh Mỹ , tất nhiên cái kết luận rút ra là phải chơi với Mỹ, cái cửa Mỹ là không thể tránh được. Nhưng nếu mà chỉ hiểu thế thì lại là sai. Sai ở chỗ chơi với Mỹ hay không để Mỹ cản phá là khác nhau. Tất nhiên chơi được với Mỹ thì tốt, nhưng không phải nhất thiết. Điều quan trọng là không để nó có cớ cản phá. Và càng mạnh lên thì càng dễ chơi với Mỹ. Như vậy cách làm hợp lý là tỏ thái độ muốn chơi với Mỹ, nhưng không phải bằng mọi giá. Điều quan trọng là đừng để nó cản phá đẩy vào thế bị động, rồi từ đó ép các đồng minh cua nó cắt cầu. Còn đối với các nước khác , thì Mỹ không cản phá thì nó chơi. Trong các nước còn lại , có một khối rất đáng chú ý. Đó là Đông Âu và các nước trung bình của EU (Tây ban Nha, Ý, Hà lan, Bỉ, Bắc Âu..). Nhưng nước này nằm trong bộ phận “thuộc địa” của nó, thấp cổ bé họng nên không thể dùng chính trị gây sức ép tìm lợi thế với VN nhưng kỹ thuật của nó có thì vẫn vượt xa VN. Như vậy nên chơi với họ qua liên doanh mà học kỹ thuật. Đặc biệt ngay cả trong quốc phòng, không kể các nước Đông Âu vẫn còn hệ vũ khí Nga. Tất nhiên yếu điểm của nó là không thể có vốn để làm các quả FDI cho các bác ăn sẵn thu được ít thuế rồi vỗ bụng tự hào là ta quá giỏi, kỳ thực chỉ là làm “động cơ cơm” bán sức lao động, nhưng đấy là cái cửa để có công nghệ.
Nga hiện tại cũng là một cửa, gần như tối ưu với VN. Và FTA với Nga là cái cửa để cho các hãng nhà nước cũng như tư nhân VN hoạt động. Nó cũng là thử thách để xem ông có thật có lực hay không, hay chỉ đủ sức bán sức lao động trong FDI Hàn quốc , TQ.
Nhưng có chơi thì cũng đừng thổi nó thành dạng liên minh chính trị vì điều đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của VN.
langtubachkhoa
My vua len tieng canh bao cac dong minh va doi tac khong nen lam an voi Nga o thoi diem hien tai, truoc them chuyen tham An Do cua tong thong Putin. Truoc day My cung da tung noi voi TQ rang ho k muon nhin thay lenh trung phat bi coi thuong, rot cuoc TQ va Nga van ky ket 1 loat du an, gio day My lai len giong de net An Do.

http://itar-tass.com/en/world/765444
India will not support any sanctions against Russia, Ajay Bisaria, the Secretary of the Ministry of External Affairs in charge of the Eurasian division, told reporters on Friday.
India hopes Putin’s visit to Delhi to impart new dynamics to cooperation
India has sent a clear signal that it will not support any anti-Russian economic sanctions, he said.



Có 1 câu chú ý mà phía Ấn nói
các mối quan hệ Ấn - Nga là đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền

An Do gui 1 tin hieu ro rang se k ung ho bat ky bien phap trung phat kinh te nao voi Nga, va hy vong chuyen tham cua tong thong Putin se mo ra 1 nang luong moi cho su hop tac. Anh An Do nay truoc day da bi My va dong minh don phuong trung phat vi thu hat nhan roi, nen bay gio k the ho tro trung phat duoc. Ngay ca Tho Nhi Ky va Quatar con phot lo canh bao cong khai cua My, tham chi ca VN cung van lam an voi Nga do thoi
langtubachkhoa
Trong khi ủy ban châu Âu nói South Stream cần phải được xây thì GazProm nói rằng South Stream đã chấm dứt. EU đúng là già néo đứt dây, lúc đầu định làm chảnh gây khó dễ để đòi Nga phải nhượng cho mình nhiều hơn phần sở hữu đường ống, chứ trong lòng đâu có muốn bị Mỹ xích cổ thông qua khí đốt hóa lỏng, nên rất cần South Stream, họ cứ nghĩ rằng Nga sẽ k bao giờ dám ngừng South Stream, ai ngờ Nga lại dám ngừng thật
Gazprom khẳng định "Dòng chảy phương Nam" đóng cửa hoàn toàn
Tập đoàn "Gazprom" không có ý định trở lại với dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Nam", bởi vì quyết định khó lường của các quan chức châu Âu không tạo cơ hội để tin tưởng chắc chắn vào triển vọng thực hiện.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_06/280960783/

Không hiểu sao gần đây ngày càng nhiều quan chức Mỹ khuyên Obama cần cố hiểu Nga; Đầu tiên là Kissinger, sau đó là cựu tổng thống Bush cha. Cả 2 đều cho rằng Mỹ và Nga hiện nay không hiểu nhau, và Mỹ chưa đánh giá hết về Nga. Có lẽ e kip của ông Obama k rành về Nga thật. Khác với tổng thống Bush con là người theo trường phái Tân bảo thủ, Bush cha và em trai của Bush (người có thể đại diện đảng công hòa ra tranh cử đợt này), là nhưng người theo chủ nghĩa thực dụng (như Kissinger)
http://soha.vn/quoc-te/cuu-tong-thong-bush...05213322186.htm


http://soha.vn/quoc-te/su-co-bat-ngo-trong...06121328629.htm
Bộ trưởng Gruzia được tuyển vào k nói được tiếng Anh và Ukraine, nên cuối cùng thủ tướng Ukr đành phải dùng tiếng Nga để nói với họ, hi hi. Trong khi trong chính phủ, dùng tiếng Nga là pham luật

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...istral-3217119/
Nga ngừng mua thiết bị nước ngoài vì 'kinh nghiệm Mistral'
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin của RT ngày 4/12 cho biết, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định nước này sẽ ngừng mua mọi thiết bị quân sự được chế tạo sẵn từ nước ngoài với lý do thương vụ Mistral đã khiến họ chán ngán.

Phó Thủ tướng Nga cho biết: "Thương vụ Mistral là một kinh nghiệm đáng thất vọng. Tình hình hiện tại của các tàu vận tải trực thăng này cho thấy phụ thuộc công nghệ vào nước ngoài sẽ chỉ mang lại những mặt xấu."

Ông Rogozin còn nhấn mạnh: "Phụ thuộc vào nước ngoài đã là một vấn đề không đáng có, và sai lầm của Nga là tin tưởng vào một quốc gia thuộc NATO, họ không bao giờ coi nước Nga là bạn. Tôi khẳng định nước Nga sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm này."

Hai tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn (tàu sân bay trực thăng) Mistral là một trong những hợp đồng quan trọng của Nga nằm trong kế hoạch hiện đại hóa hải quân Nga. Theo như quan chức quốc phòng Nga, họ hoàn toàn có thể đóng mới những tàu quân sự tương tự như Mistral, tuy nhiên việc đó sẽ mất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu bức thiết của hải quân Nga cần sớm trang bị loại tàu này.

Phó Thủ tướng Rogozin vẫn nhấn mạnh với Pháp: "Nga đủ khả năng để chế tạo những con tàu tương tự, và cũng đủ khả năng để kiện Paris phải bồi thường cho những thiệt hại từ phía Nga. Vẫn còn thời gian để Pháp thay đổi quyết định liên quan đến Mistral trước khi Nga khởi kiện."


http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-phap-...skva/295241.vnp

Bổ sung thêm chút: theo báo quốc tế, thì Pháp Nga đều đồng ý rằng không để mối quan hệ Pháp - Nga bị ảnh hưởng vì vấn đề Ukraine

Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 6/12 đã gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi nhà lãnh đạo Pháp có chặng dừng chân bất ngờ tại một sân bay ở Moskva nhằm xoa dịu những căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine.

Ông Hollande đã nói với Tổng thống Putin trước khi hai nhà lãnh đạo tiếp tục cuộc thảo luận kín rằng: “Có những thời điểm chúng ta cần phải nắm bắt những cơ hội. Đây là một thời điểm như vậy.”

Trong khi đó, ông Putin cũng đã tỏ ra đồng tình khi cho rằng hiện đang có “những vấn đề khó khăn” nhưng bày tỏ rằng “chuyến thăm và làm việc ngắn (của nhà lãnh đạo Pháp) có thể góp phần tạo ra một giải pháp cho nhiều vấn đề.”

Tổng thống Hollande là nhà lãnh đạo Phương Tây đầu tiên thăm Nga kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine, khiến Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ phải áp đặt những biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva do cho rằng họ ủng hộ lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine./.
langtubachkhoa
Doc cai nay moi thấy ngày xưa Nga bị chảy máu tài chính trầm trọng, nhiều kẻ làm ăn phi pháp k dám đem tiền về nước vì sợ bị điều tra, bây giờ Putin đưa ra chính sách miễn thuế 100% cho những ai đem tiền của Nga trở lại Nga, và sẽ hợp pháp hóa nó, tuyên bố sẽ k truy xét nguồn gốc của nó. Các chuyên gia nhận định, lênh trừng phat của phương Tây cùng biện pháp mới của Nga có thể tạo thuận lợi cho việc quay vốn về Nga, điểm yếu duy nhất là họ chưa hoàn toàn tin vào hệ thống luật pháp Nga, vì thế Putin tuyên bố luật mien thuế 100% này sẽ được đặt duoi sự giám sát trực tiếp của phủ tổng thống, có thể đây là bước đầu để tạo sự tin tưởng

http://itar-tass.com/en/economy/765182
Tax moratorium, western sanctions to facilitate Putin’s offshore amnesty — experts
Vladimir Putin announced an all-out amnesty for offshore capital to return Russian capital from foreign jurisdictions


Lý tưởng quốc gia của tống thống tạo nên những cuộc thảo luận. Nó mạnh mẽ nhưng k đối đầu
Putin's 'national idea' provoking debate
http://itar-tass.com/en/russia/765155
Political content “was tough, but not confrontational,” Matviyenko said. “Preserving our identity and sovereignty, we are open for cooperation with all countries having such an ideology,” she added.

http://itar-tass.com/en/russia/765171
Medvedev orders cabinet to start executing orders announced in state-of-the-nation address
Thủ tướng Medvedex lệnh cho các bộ trưởng nhanh chóng thực hiện các mênh lênh trong bài thông điệp liên bang của tổng thống k chậm trễ. Bình luận rằng: chưa bao giờ thấy đội ngũ chính phủ khẩn trương hành động như thế
langtubachkhoa
Hiện EU đã cho phép thực thi South Stream, đồng thời nới lỏng lệnh trừng phạt với các ngân hàng Nga và 1 số ngành năng lượng. Họ cũng sang Thổ để thuyết phục Thổ hợp tác hoặc chí ít cũng k phá hỏng lệnh trừng phạt của EU với Nga (trước đó Thổ đã công khai từ chối tham gia trừng phạt và tuyên bố đối tác chính của Thổ là Nga, k phải EU). Đây là động thái của EU sau vu South Stream và Nga xây ống với Thổ + dự kiến sẽ xây 1 nhà máy hạt nhân đầu tiên cho Thổ.

Mỹ nói sẵn sàng giúp các nước Đông ÂU xây cơ sở hạ tầng khí hóa lỏng để nhận khí từ Mỹ và Trung Đông. Như vậy với EU, Mỹ đã bắt đầu công khai thò tay vào khống chế. Vì EU chỉ có thể thông qua các quyết định với sự đồng thuan của 28 nước. TRước đây các nước Đông Âu nhỏ bé k làm gì được, chỉ có Ba Lan nhờ dựa hơi Mỹ mà lớn tiếng được một chút, bây giờ nếu Mỹ khống chế dược Sec, Hung, Bulgary thì không những EU sẽ phải bao những nước này để có tiền mua khí đốt đắt đỏ của Mỹ (các nước này sẽ vay tiền EU và nhiều kha năng bị vỡ nợ), mà còn có nghĩa Mỹ đã có hàng loạt "tay trong" của mình trong EU. Sự khống chế này còn chặt hơn cả với Ba Lan, và khiến cho EU không sao thống nhất được.

Nếu Thổ lại là điểm trung chuyển khí đót từ Nga sang EU thì vị thế của Thổ với EU cao nữa, mà Thổ k thoát Mỹ được, cho nên EU lại thêm bị Mỹ khống chế nữa. NHư vậy EU thiệt nặng do mất Nga, điều mà trước đay họ muốn dựa Nga để cự Mỹ, bây giờ k thực hiện được nữa. Với Nga thì đây là sự chuyển huong chiến lược rõ ràng, chưa chắc đã là thiệt xét về dài hạn

Vì thế trước đó EU vẫn ủng hộ South Stream, chỉ là họ k muốn để Nga vừa nắm nguồn vừa nắm đường ống thôi.
Phó Thường Nhân
Ở trên tôi có nói là Mỹ ép EU cắt Southstream, sau đó lại nói là EU cũng có lợi trong việc đó. Như vậy người ta có thể hiểu là chúng mâu thuẫn, vì nếu EU cũng có lợi, thì sao có thể nói là Mỹ ép được, và chỉ có thể đó là đồng quyền lợi. Vậy phải hiểu như thế nào cái quan hệ phụ thuộc EU vào Mỹ, cái lô gíc của nó.
Nó là thế này. Cả Mỹ và EU không ai muốn chơi bình đẳng với Nga, và cả hai đều có ý đồ chiếm vị trí thượng phong. Tôi gọi là cầm dao đăng chuôi. Do vị thế và nhu cầu của Mỹ và EU khác nhau, nên cách tiếp cận của nó khác nhau. Thái độ cuả EU là chơi với Nga, nhưng ngồi chiếu trên, để Nga vào vị trí thuộc địa cung cấp nguyên liệu. Nga không phải là nước duy nhất được EU áp dụng cách thức này, mà ở châu Âu nó đã có truyền thống về điều điều này, ví dụ quan hệ của nó với Brazil từ thế kỷ XIX, khiến cho nước này luôn là “cường quốc trong tương lai”, nhưng tương lai nào thì không biết.
Còn Mỹ thì vấn đề với Nga là địa chiến lược, trong chiến lược đó có cả phần gắn chặt EU vào mình, không cho EU trở thành một cái cực độc lập.
Cuộc khủng hoảng ở UK có 3 nguyên nhân đưa lại:
1- Sự chia rẽ của giới chính trị UK có mâu thuẫn trầm trọng với nhau, kinh tế bị tài phiệt không chế.
2- Ý đồ của EU muốn hút nước này vào vòng ảnh hưởng của mình. Cách tiếp cận của EU là kinh tế.
3- Ý đồ của Mỹ muốn tách hẳn UK ra khỏi nước láng giềng truyền thống là Nga. Mỹ có môt công cụ là NATO.
Cái ý 2 và 3 tương đồng với nhau. Vì thế Đức mới bán được cái ý tưởng này cho cả Nga và Mỹ. Với Nga Đức hứa hẹn là UK sẽ không vào NATO. Với Mỹ, UK mà có quan hệ chặt chẽ với EU thì trước sau cũng vào NATO.
Chính vì thế khủng hoảng đã nổ ra khi chính quyền Yanutkovitch không ký hiệp định hợp tác với EU. Khủng hoảng ở UK đã được Mỹ dùng để tăng cường sự hiện diện của NATO ở đông Âu. ở đây Mỹ đã tìm được đồng mình cho mình trong EU đó là Ba lan. Bằng cách thổi bùng « hiểm họa » Nga, Mỹ có cớ để buộc EU chặt hơn vào mình, và từ đó kiếm lợi kinh tế, bằng cách yêu cầu EU không quan hệ với Nga nữa. Cho đến nay, trong thực tế vẫn có một điều khó hiểu. Đó là sức hấp dẫn năng lượng của Mỹ. Hiện tại Mỹ có thể trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt từ khai thác đá phiến, nhưng việc này nó có là lâu dài hay chỉ là một ảo tưởng , người ta vẫn không đánh giá được. Nếu cái nguyồn năng lượng này là lâu dài, thì không nói làm gì, chính sách của Mỹ chỉ là đi tìm thị trường cho mình. Nếu nó là nguồn năng lượng ảo tưởng, thì nó chỉ tồn tại cho đến khi Mỹ đánh quỵ được đối thủ, chiếm được năng lượng của người khác (Nga) thì nó sẽ kết thúc. Vì thế đến nay cái công nghiệp dầu khí đá phiến của Mỹ là thực, hay chỉ là cách địa chủ bỏ thóc trong kho ra bán hạ giá để làm cho nông dân phá sản bắt buộc phải bán lúa non hay cầm ruộng. Không hiểu !!
Chính vì thế EU vẫn muốn mua dầu của Nga, nhưng nó muốn đặt Nga vào thế yếu phải chấp nhận điều kiện của nó. Điều kiện đó là tham gia vào đầu tư khai thác ở Nga, đồng thời cấm Nga xâm nhập thị trường của nó. Nhưng không thể làm được việc đó nếu không thấy Nga nguy hiểm. Nhưng đã thấy Nga là nguy hiểm thì sao lại chơi với nó, và đây chính là cái điều mà Mỹ viện dẫn để bắt EU rời sân chơi Nga.
Kể thêm môt chuyện nữa để các bác hiểu hơn. Angerie, là nước xuất khẩu dầu mỏ khí đốt, về mặt nguyên tắc, nước này có thể bán trực tiếp khí, dầu ở EU thông qua hãng của mình là Sonacotra (tên dạng như thế, tôi không nhớ chính xác), nhưng không thể làm được. Pháp nó mua khí, mua dầu, nhưng thông qua các hãng của nó. Không đời nào nó cho xông vào thị trường. Trái lại ở VN, hở một tý là đã thấy các nhân sĩ tiến bộ nhao nhao lên đòi cổ phần hoá tư nhân hoá các hãng nhà nước rồi cứ nằng nặc bán cái bánh vẽ cho dân kiểu « có cạnh tranh thì giảm giá ». Mà đây là trên báo lề phải đường hoàng.
Phó Thường Nhân
Ở trên một chỗ nào đó, tôi đang viết về TQ, về cái khung chính trị của nó. Tác động của cái khung này vào cái khung kinh tế. Bây giờ viết tiếp. Có thể tóm tắt là về chính trị, Trung – Mỹ thoả thuận với nhau trên cơ sở chống Liên Xô. Và đây là hệ quả của mâu thuẫn Trung – Xô từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Sự mâu thuẫn này thể hiện qua việc TQ giành ảnh hưởng là nước đứng đầu phong trào cộng sản quốc tế. Đỉnh cao của nó là xung đột biên giới Xô – Trung năm 1969. Bằng việc thoả thuận với Mỹ , TQ vừa làm giảm sức ép Liên Xô, đồng thời lấy danh nghĩa gạt Liên Xô khỏi ĐNA, khẳng định quyền lực của mình ở vùng này bằng cách đánh VN. Cũng do thoả thuận với Mỹ, mà TQ dừng việc ủng hộ các đảng cộng sản ĐNA, chủ yếu là đảng cộng sản Thái, rồi đảng cộng sản Phi. Chính sách của TQ đi từ việc ủng hộ các phong trào Mác xít sang chơi với các nhà nước ở ĐNA. Đổi lại, Mỹ cũng quay ra công nhận TQ, không ngăn cản việc TQ lấy chỗ của Đài loan ở LHQ đồng thời với quyền phủ quyết.
Mỹ bắt đầu chơi với TQ từ năm 1972, nhưng phải tới sau năm 1976 năm Mao mất, và có lẽ muộn hơn nữa, khi Hoa quốc Phong bị Đặng tiểu Bình thay thế, thì quan hệ về kinh tế mới phát triển. Một trong những biện pháp ấy là đánh VN năm 1979. Với phân tích của tôi, thì đây có thể coi như điểm mở đầu của quan hệ kinh tế Trung-Mỹ vì nó giúp Đặng tiểu Bình đạt nhiều mục đích :
1- Đối ngoại, đặt được niềm tin của Mỹ. Vì lúc bấy giờ về chính trị Mỹ rút khỏi ĐNA. TQ thay Mỹ « chống Liên Xô » ở đây. Người ta có thể so sánh thời điểm này và tình hình bây giờ. Lúc đó TQ được sự đồng thuận ngầm của Mỹ nên « bành trướng », còn hiện tại thì bành trướng trong vị thế chống lại Mỹ.
2- Đối nội, qua những yếu kém của quân đội TQ trong tác chiến, đã đưa ra được khẩu hiểu 4 hiện đại, trong đó có hiện đại hoá quân đội.
Khởi đầu TQ đã lặp lại những gì mà họ biết nhất, đó là lập ra những đặc khu kinh tế, giống như những nhượng địa mà các đế quốc ngày xưa lập ra. Nhưng khác với các nhượng địa kia, ở những đặc khu kinh tế này, chủ quyền chính trị là của TQ. Như vậy TQ đã lập quan hệ kinh tế trên mô hình quan hệ TQ-Hồng công, ở thế chủ động, giữ chủ quyền.
Trong cái mô hình ấy, TQ được lợi bằng cung cấp và bán dịch vụ (năng lượng, điện nước, nguyên liệu, sức lao động, ..) ngược lại hàng hoá sản xuất ra được mang đi. TQ không bị xâm thực thị trường.
Đồng thời TQ cũng tiến hành xây dựng kinh tế thị trường trong nước, mà việc đầu tiên là tư hữu hoá nông nghiệp. Gọi là tư hữu hoá, nhưng nó giống khoán nông nghiệp của VN, vì ở TQ cũng không có tư hữu tổng thể mà chỉ có quyền sử dụng.
Với thời gian ngoài các đặc khu bắt đầu có các khu chế xuất, nhưng cái nguyên tắc « sản xuất mang đi » không thay đổi. Không kể TQ yêu cầu nước ngoài liên doanh, chứ không có FDI(ngoài các đặc khu)
Cho đến khi TQ vào WTO, khoảng thời Giang Trạch Dân, thì việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài mới lan rộng, nhưng lúc này TQ đã mạnh lên. Và nguyên tắc sản xuất mang đi không thay đổi. Điều đặc biệt là đầu tư vào TQ phải liên doanh, điều này khiến TQ có thể học tập được về công nghệ, về trình độ quản lý, và thâm chí có thể tác động tới hướng đầu tư. Điều đặc biệt nữa là ngay trong các hãng đầu tư trực tiếp, họ thường thông qua Đài loan, Hồng công. Ở đây không phải là chính sách nhà nước mà là sự bảo hộ tự nhiên về văn hoá, nói lên sức mạnh văn hoá TQ. Đài loan, Hồng công là cái nút trung chuyển vì hai nơi này họ vừa hiểu văn hoá phương Tây, đồng thời vẫn thuộc không gian văn hoá Trung hoa (ngôn ngữ, tập tục). Từ năm 1949 cho đến lúc Mỹ bãi bỏ cấm vận TQ sau năm 1972, Hồng công là cái cửa sau để TQ quan hệ với bên ngoài, vì thế sự thịnh vượng của Hồng công thực ra vì có cái sân sau TQ. Từ sau đại chiến, Anh mất hết thuộc địa, nên đã xây dựng lại một dạng đế quốc tài chính dựa trên shadown banking, ở châu Á có hai trung tâm nằm trong cái đế quốc ngầm này đó là Singapure và Hồng công. Cũng chính vì thế mà TQ hơn tất cả các nước XHCN cũ trong kinh nghiệm tài chính với khối tư bản chủ nghĩa. Hiện tại Hông công đã thuộc về TQ, và TQ vẫn bảo hộ nó như một trung tâm shadown banking. Nó thể hiện bằng việc đồng đô la hồng công là đông tiền quốc tế (convertible), đồng nhân dân tệ thì không. Nhưng đồng đô Hồng công không thể sống được nếu thiếu sự chống lưng của nhân dân tệ.
Việc TQ trở thành cường quốc xuất khẩu còn dựa trên một cơ chế đặc biệt dạng sản xuất cho vay. TQ sản xuất bán cho Mỹ, nhưng sẵn sàng đổi tiền để lấy trái phiếu do chính phủ Mỹ phát (bond de tresor). Kết quả một bộ phận của hệ thống sản xuất TQ nằm trong hệ tài chính đô la, nhưng TQ không đô la hoá nền kinh tế của mình.
Bằng cách bảo vệ thị trường của mình, bảo vệ chủ quyền tài chính (tiền không convertible), nhưng đồng thời vẫn có cửa tham gia vào tài chính thế giới (Hồng công, sản xuất cho vay), dùng liên doanh để kiếm công nghệ, tiết kiệm thời gian phát triển kỹ thuật,..TQ đã vô hiệu hoá phần lớn cái thế nắm dao đằng lưỡi trong quá trình toàn cầu hoá.
Phó Thường Nhân
Tiếp tục về TQ. Một trong những điều mà TQ làm tốt là nó lấy bảo vệ thị trường làm công cụ và động lực để bảo đảm an ninh. Cách làm này của TQ y hệt như phương Tây. Cách làm này có điều tốt là vừa bảo đảm chủ quyền an ninh, vừa là cái bầu sữa nuôi kinh tế. Ví dụ về mặt công nghệ thông tin, tất cả các mạng xã hội, TQ đều có, nhưng của nó. Nó vừa giúp cho tư nhân đầu tư vào những ngành này kiếm tiền, đồng thời bảo đảm được an ninh. Cách đây khoảng 2,3 năm, có một vụ tranh cãi giữa hãng Danone của Pháp và hãng Walala (là liên doanh của Danone),trong đó Danone kiện hãng TQ vì đã lập nên một hệ thống phân phối song song với mình ở TQ. Nhưng cuối cùng Pháp cũng phải bỏ cuộc. Việc này hoàn toàn là tư nhân, không có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng rõ ràng nếu không là hình thức liên doanh, thì chuyện này không thể xẩy ra. Hay nói khác đi chính sách nhà nước của nó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân của nó có đà, có cơ hội luyện tập phát triển. Tất nhiên tư nhân của nó cũng phải giỏi, không đi mua giường mua chiếu mua xe khoe loạn xạ như doanh nhân VN vỗ bụng tự khen, thay vì tìm hướng kinh doanh. Sự khác nhau là ở đấy. Theo phân tích của tôi, sở dĩ doanh nhân VN làm thế vì hai lý do. Lý do đầu tiên là không còn cửa kinh doanh, làm ra tiền nhưng không biết làm thế nào đầu tư tiếp vì hết cửa. Hết cửa vì bị hạn chế bởi trình độ kỹ thuật, bởi không có thị trường, bởi không có trinh độ quản lý. Kiểu như cái quả gấc « chân không tới đất, cật không tới trời », ông không ra ông thằng không ra thằng. Lý do thứ hai, là do trình độ xã hội thấp không phân tích sâu sa, chỉ nhìn vào cái hào nhoáng bên ngoài mà tin. Niềm tin đó khiến họ thu hút được tín dụng đen. Nhưng giữa thu hút tín dụng đen để đầu tư, với thu hút tín dụng đen để lừa ..khoảng cách không xa nhau là bao.
Tóm lại những hiện tượng nhìn thấy ở doanh nhân VN, nói nhiều lên trạng thái yếu kém của nó hơn là sự giầu có. Sự yếu kém này ngoài lý do chủ quan, còn có lý do khách quan là chính sách của VN chỉ chú trọng thu hút FDI mà không bảo vệ thị trường, cũng không có giải pháp để có thể chuyển giao công nghệ. Càng mở cửa thì doanh nhân trong nước càng chết, càng bị bó hẹp thị trường bí cửa làm ăn. Tư bản nước ngoài càng hoành hành. Càng bí cửa làm ăn càng khoe giầu « rởm », vì ngoài cái đó thì còn có gì để làm nữa.
TQ cũng không tư nhân hoá các hãng nhà nước. Nhưng các hãng nhà nước của nó lại học tập các hãng đa quốc gia của phương Tây về management, tiếp cận kỹ thuật,.. để phát triển. Các hãng nhà nước của TQ cũng là ngọn cờ đi ra nước ngoài đầu tư, đặc biệt ở các nước đang phát triển như châu Phi ,ĐNA, Mỹ la tinh.
Tóm lại, TQ hầu như không chịu rơi vào cái bẫy nhận thức mà phương Tây đặt ra theo đó tư nhân là hay nhất, tư hữu cá thể là hay nhất, phá bỏ nhà nước là tự do, mà ngược lại nó học một cách rất thông minh những gì mà kiến thức và khoa học kỹ thuật phương Tây mang lại. Tại sao TQ là nước có nhiều sinh viên ra nước ngoài, sang các nước phương Tây học nhất, mà nó lại làm được thế. Cái đó là gì nếu không phải là tinh thần dân tộc. Ở trường hợp TQ có lẽ phải gọi là tinh thần văn hoá, cái nhận thức văn hoá đã khiến họ như thế.
langtubachkhoa
Doc cai bai nay thi co the thay, phuong Tay dang ep Nga thay doi chien luoc quan he voi TQ. Rõ ràng các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga k đơn thuần vì Ukr, nó là vì Nga đã làm cái điều mà Mỹ trước nay sợ nhất, quan hệ chiến lược với TQ, thành lập 2 quỹ tài chính ngoài WB và IMF, dùng tiền nội tệ trao đổi với TQ. Toàn cái mà Mỹ khó có thể chấp nhận, nên tìm cách phá.

Nếu k kéo được Nga về phía mình thì còn lâu mới khống chế nổi TQ.


Nga không thay đổi đường lối quan hệ với Trung Quốc
Nga không có ý định thay đổi đường lối quan hệ với Trung Quốc, vốn đáp ứng lợi ích căn bản của cả hai nước, - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết trong cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.

"Điều này hoàn toàn phù hợp khái niệm mối quan hệ cùng có lợi, trong đó không có nước lớn và nước bé, không có bên chỉ đạo và bên bị dẫn dắt. Phương hướng quan hệ Nga-Trung Quốc được đề ra dựa trên những lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, chúng tôi không có ý định thay đổi điều này," - ông Lavrov nói.
Theo nhà ngoại giao Nga, nguyên nhân sự phát triển thành công bắt nguồn từ thực tế mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng vững chắc quyền lợi có cân nhắc giữa đôi bên, sự tôn trọng lẫn nhau, tính chất bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Bộ trưởng Lavrov ghi nhận mối liên lạc song phương mật thiết. Tuy nhiên, ông cho biết việc Nga mở rộng quan hệ với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không hề ảnh hưởng đến đương lối ngoại giao với châu Âu.
Ông Lavrov đặc biệt nhắc tới chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng Năm năm nay. Nhân dịp này, khoảng năm mươi thỏa thuận đã được ký kết. Ngoài ra, một gói các tài liệu khác cũng được hai bên ký sau cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trước thềm diễn đàn APEC vào tháng 11 vừa qua.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_09/281063240/


Liên bang Nga mở cửa cho đối thoại với Hoa Kỳ nhưng sẽ không hy sinh lợi ích của mình
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_09/281068643/
Matxcơva mở cửa cho đối thoại với Washington nhưng sẽ không hy sinh lợi ích của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.

Ông lưu ý rằng “tình trạng đi xuống hiện nay trong quan hệ hai nước hoàn toàn không phải là lần đầu tiên”.
Ông Lavrov lưu ý là Washington hay nói với Matxcơva về mong muốn hợp tác, nhưng những hành động thực tế của Mỹ trong quan hệ với Liên bang Nga lại mang tính không thân thiện. Bằng chứng rõ nhất, theo ông, là ngay cả bây giờ, “bất chấp tất cả những khác biệt trong vấn đề Ukraina, người Mỹ vẫn nói với chúng ta về mong muốn hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế căng thẳng, nói chung là làm việc với chương trình nghị sự tích cực giữa các mối quan hệ”. Ông nhấn mạnh rằng “những ngôn từ và lời kêu gọi đúng đắn này tồn tại trong thực tại song song với những hành động thực của Washington, vốn mang tính chất hoàn toàn không thân thiện.

langtubachkhoa
http://vov.vn/thegioi/duc-hy-vong-du-an-kh...-hoi-370016.vov
Đức hy vọng dự án khí đốt “Dòng chảy phương Nam” sớm được phục hồi

Ngày 9/12, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel bày tỏ hy vọng dự án khí đốt “Dòng chảy phương Nam” sẽ được phục hồi nếu căng thẳng Nga - Ukraine được xoa dịu. Phát biểu trước thềm khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng châu Âu ở Brussels (Bỉ), Phó Thủ tướng Đức khẳng định tầm quan trọng của dự án, đồng thời hối thúc các bên liên quan nối lại đàm phán để dự án này sớm được khôi phục.



EU cung dang co y dinh khoi phuc hanh lang phia Nam de cung cap khi dot tu Trung A sang EU di vong qua Nga, du duong ong nay vo cung ton kem va mat an toan. Du the nao thi anh My cung khong de ma co chan tho vao EU

Sao ong nay bong dung thay doi vay?

http://motthegioi.vn/tieu-diem/nato-nen-la...nga-130001.html

Theo ý kiến của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (dưới thời Jimmy Carter) Zbigniew Brzezinski trên Washington Post, để duy trì ổn định tại châu Âu hiện giờ mà thật ra là giải quyết ngay căng thẳng giữa NATO và Nga thì tổ chức hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương nên xây dựng lại cấu trúc và xác định lại mục tiêu.

Brzezinski cho rằng NATO không nên mở rộng, kết nạp thêm thành viên gây ức chế cho nước Nga. Thay vào đó, NATO nên giữ nguyên cấu trúc hiện giờ và đóng vai trò phụ trong đảm bảo an ninh tại châu Âu.

Ông Brzezinski gợi ý rằng NATO cần giữ vai trò đảm bảo an ninh trên toàn thế giới thay vì chỉ chĩa mũi nhọn vào Moscow, gây hục hặc với Nga như thời gian qua. Thế giới này rộng lớn và còn nhiều việc phải làm. Có nhiều thứ để NATO chứng tỏ vai trò của mình như chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo, chống dịch bệnh Ebola..
langtubachkhoa
http://itar-tass.com/en/russia/765791
Tổng thống Nga đến dự họp về khoa học và công nghệ, nói rằng những thách thức bên ngoài đang tạo sức đẩy cho khoa học công nghệ nội địa. Theo tôi biết, dù Putin luôn ưu ái phát triển R/D nhưng đây là lần đầu tiên ông nói công khai điều này trước ủy ban. Xem lại bài diễn văn và 1 số hoạt động gần đay + khi Nga nói rằng sẽ tập thay thế các linh kiện ngoại nhập bằng nội địa trong ngắn hạn và trung hạn, thì đúng là Nga đang đảy mạnh cái này.

Điểm yếu của Nga từ thời Elsin để lại, đó là kẽ hở tài chính vẫn chưa bịt được hoàn toàn, vẫn còn những kẻ đầu cơ làm đồng rup Nga bị sụt giá. Phía Nga đang coi đây là đối tượng trọng tâm để đối phó trong thời gian tới. Giá dầu có hạ thêm 1 chút hôm nay, nhưng bộ trưởng dầu mỏ Algeria tin rằng nó sẽ sớm bỉnh ổn trở lại


Nga - Ấn
Nga sẵn sàng xây 25 lò hạt nhân cho Ấn Độ
Russia ready to build up to 25 nuclear units in India - Putin
http://itar-tass.com/en/economy/766044

Nga nhắm mạnh đén châu Á
http://itar-tass.com/en/economy/766040

Các công ty châu Âu vẫn xếp số 1 trong việc đầu tư vào Crimea, nhưng Crimea bắt đầu tìm đến các nhà đầu tư châu Á
http://itar-tass.com/en/russia/766056
Russian official: Europe keeps top positions in terms of investments in Crimea

Vừa rồi thấy Đức nói rắn với Nga, còn Pháp mềm mỏng với Nga. Bọn bình luận nói rằng, việc Holland là nguyên thủ quóc gia đầu tiên sang Nga kể từ khủng hoảng Ukr, cho thấy Pháp đang lo nuôi dưỡng mối quan hệ của mình với Nga về lâu dài, chứ k đơn giản chỉ là vấn đề Mistral, và nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện Pháp có thể thay thế vai trò của Đức trong mối quan hệ với NGa. Cá nhân tôi thì cho rằng, Pháp k care lắm đến Ukr, khu vực đông Âu là vùng ảnh hưởng của ĐỨc và trong lịch sử Đức luôn xung đột với Nga vì việc này trong khi Pháp không có vấn đề. Vì thế quan hệ với Đức có thể nhất thời cho Nga nhiều lợi ích, nhưng tiềm năng xung đột cũng rất lớn, huống hồ ĐỨc k có vị thế chinh trị độc lập như Pháp.
Việc Dức nói rắn với Nga, tôi tin rằng họ đang đấu tranh để giành lại, bảo vệ vị thế và quyền lợi của mình trong quan hệ với Nga, mối quan hệ đem lại lợi ích to lớn cho họ cả về kinh tế và chính trị, chứ k phải vì Ukr.
kết hợp với tin ở trên khi Nga khẳng định không thay đổi quan hệ với TQ, cùng với lời ngoại trưởng Kerry nói, rằng có các viễn cảnh tương lai để Nga lựa chọn, cho thấy phương Tây đang cố ép Nga thay đổi quan hệ với TQ và quay về với họ như trước.
Tôi tin nếu Nga chịu để mọi việc quay lại quỹ đạo cũ thì cuộc khủng hoảng này sẽ hạ nhiệt, nhưng như thế thì Nga sẽ lại khó có cơ hội độc lập với phương Tây. Cuộc khủng hoảng này là thử thách nhưng cũng là 1 cơ hội lớn cho Nga đó

http://itar-tass.com/en/world/765851
Đòn trừng phạt mới của Nhật k ngăn cản chuyen thăm của Putin
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-nga-p...h-te/295894.vnp
he he, Nga thuyet phuc An Do xay smart city theo cong nghe cua Nga. Qua nay ma thanh thi My, EU di tong het. Nhung co the An Do se ket hop


Tổng thống Nga Putin thăm Ấn Độ thúc đẩy quan hệ kinh tế

Tổng thống Putin nói rõ, bên cạnh việc xây dựng các tổ máy mới của dự án điện hạt nhân (NPP) Kudankulam thuộc bang Tamil Nadu, Nga đang chờ quyết định của Chính phủ Ấn Độ chuẩn bị vị trí xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới theo thiết kế của Nga. Thỏa thuận khung chung đã được ký tại thành phố Mumbai hồi tháng 4/2014 và hai bên sẽ thảo luận về vấn đề này trong cuộc gặp vào ngày 11/12 tới.

Theo báo “The Hindustan Times", hai bên cũng tập trung vào mở rộng quan hệ thương mại - kinh tế và thúc đẩy đầu tư song phương. Tổng thống Nga Putin lưu ý tiềm năng hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước là rất lớn, dù thương mại hai chiều giảm, chỉ đạt 10 tỷ USD năm 2013. Từ năm 2000-2014, Ấn Độ đã đầu tư hơn 8 tỷ USD vào Nga và Nga đầu tư 3,6 tỷ USD vào Ấn Độ. Nga mong muốn các công ty Ấn Độ sẽ đầu tư vào các “công viên công nghiệp” của Nga trong những năm tới. Các công ty Nga cũng quan tâm tới lĩnh vực sản xuất ôtô, khai khoáng, quốc phòng, đường sắt, nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm và hành lang công nghiệp Delhi-Mumbai.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang nỗ lực đạt được một hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Kazakhstan và Belarus thì chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin cũng là dịp để hai bên thảo luận và nhất trí các chi tiết cũng như việc triển khai hiệp định.

Với mong muốn giữ vai trò là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy đối với châu Á, Tổng thống Nga Putin đặc biệt đề cập đến vấn đề hợp tác năng lượng Nga-Ấn. Nga sẽ bắt đầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang Ấn Độ vào đầu năm 2017 theo thỏa thuận năm 2012, đồng thời mong muốn công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại Bắc Cực.

Về hợp tác quốc phòng, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc tăng cường hợp tác quân sự và công nghệ - một trong những thành tố chính của quan hệ Đối tác chiến lược Nga-Ấn. Hai bên sẽ thảo luận chi tiết các dự án hiện nay, không chỉ liên quan đến xuất khẩu thiết bị đã sản xuất sẵn, mà còn hợp tác chặt chẽ về công nghệ và công nghiệp sản xuất. Tổng thống Nga Putin cho biết “hai bên đang có sự chuyển đổi dần dần từ mô hình nhà sản xuất-nhà tiêu dùng sang hình thức cùng hợp tác phát triển và sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại."

Trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, ông muốn hướng tới những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường Đối tác chiến lược ưu tiên giữa hai nước, trong đó có kế hoạch xúc tiến đưa máy bay Sukhoi Superjet-100 và máy bay chở khách MS-21 của Nga tới thị trường Ấn Độ. Ngoài ra, hai bên sẽ hợp tác chế tạo máy bay lên thẳng và xây dựng “thành phố thông minh” theo công nghệ của Nga./.
langtubachkhoa
Mot loat tin:
Nga du dinh tu xay tau truc thang cua minh (thay cho Mistral):
http://itar-tass.com/en/russia/766498
Russia to start building own helicopter carriers

Mot loat hop dong duoc ky trong chuyen tham An Do
http://itar-tass.com/en/russia/766497

Thủ tướng Ấn Độ thông báo về kế hoạch sản xuất linh kiện cho thiết bị quân sự của Nga
Moskva và New Delhi sẽ lập ra ở Ấn Độ xí nghiệp sản xuất linh kiện mới cho các thiết bị quân sự đã xuất khẩu, Thủ tướng Narendra Modi cho biết.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_11/281159852/


Các công ty thành viên trung tâm "Skolkovo" sẽ tham gia làm sạch sông Hằng ở Ấn Độ.
Hôm thứ Năm, người đứng đầu quỹ "Skolkovo" Viktor Vekselberg nói với các phóng viên tại Delhi. Theo ông, khoảng hai chục công ty tham gia "Skolkovo" hiện đang phát triển dự án làm sạch và giám sát chất lượng nước ở sông Hằng.
Ông Vekselberg nói rằng, gần đây, tại diễn đàn quốc tế lớn nhất ở Berlin, thành viên của "Skolkovo" là công ty "BioMikroGeli" được đưa vào danh sách 30 công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ làm sạch.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_11/281165077/

Nga và Ấn Độ thỏa thuận xây 12 lò phản ứng hạt nhân
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_11/281151876/
Phó Thường Nhân
Đúng rồi, nếu Nga liên minh chặt chẽ với TQ thì Mỹ khó xoay xở hơn. Thực ra có thể coi là một liên minh tay ba : Nga-TQ-Iran. Tôi cũng đã từng nói ở đâu đó trong chủ đề này, có lẽ trong phần một là nếu đụng đến vị thế của đô la thì sẽ đánh nhau. Và quả thực điều đó đang xẩy ra. Cuộc chiến ở Syria, và vấn đề UK chính là điểm nóng của nó. Nhưng có một điều khác là Mỹ không đụng độ trực tiếp với đại gia TQ. Thực ra với TQ nó cũng có 1 điểm nóng là bán đảo Triều tiên. Nhưng khác với Nga, TQ không ra mặt đối đầu Mỹ, mà thường tìm cách đi vòng. Điểm nóng nữa liên hệ trực tiếp tới TQ là biển Đông. Khác với bán đảo Triều tiên, ở Biển đông TQ đóng vai trò xâm lược, nhưng cũng chính vì thế mà chiến tranh dễ nổ ra hơn ở bán đảo Triều tiên. Tại sao thế vì đánh nhau bây giờ chuyên là đánh nhau thông qua người khác. Xung đột Mỹ - I ran thông qua Syria, xung đột Nga-Mỹ thông qua UK, xung đột biển đông thông qua ai ? cái vị trí này rất dễ là VN. Chính vì thế VN phải định vị chính xác vị trí của các nước ở đây : TQ, Mỹ, Nga, ..Bám càng bất cứ bên nào cũng thành chiến địa, để đánh nhau chống X (TQ hay Mỹ) đến người Vn cuối cùng.
Chính vì thế mà phải giữ vị trí trung lập tích cực, tăng cường thực lực để không bên nào gặm được. Điều này VN có thể làm được, vì đã có những nước như thế làm được trong hoàn cảnh tương tự. Phần lan trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Thuỵ điển trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ II. Chính vì thế mà không khi nào những giá trị độc lập  tự do  Hạnh phúc nó lại cập nhật như vậy.
Đối diện với cái trục Nga-TQ-Iran thì có cái trục Mỹ-EU-Nhật. Và sau đó là những cường quốc chuyển động tự do (electron libre) như Ấn độ. Nó có những nước con tin : Syria, Bắc triều tiên, Cu ba, và nếu VN thích thì cũng rơi ngay vào đó. Có những liên minh hờ như dạng Ấn độ - Nhật.
Có dạng liên minh do đồng văn hoá « máu mủ ruột thịt » kiểu ngũ nhãn : Úc , Canada, Anh, Tân Tây lan, Mỹ..
Trong mỗi khối lợi ích của từng nước cũng không trùng nhau. Sự khác biệt này tương đối rõ ràng trong nhóm Nga-TQ-Iran, vì chúng không có một cái khung chung kiểu Nato,cũng như TQ là nước có sức mạnh kinh tế lớn nhất, nhưng không thể điều khiển Nga hay Iran. Tương tự như vậy, có mâu thuẫn EU –Mỹ, Mỹ -Nhật. Bản thân trong EU có mâu thuẫn Pháp – Đức, mâu thuẫn Pháp Đức với Anh, mâu thuẫn giữa các nước Đông Âu và Tây Âu, mâu thuẫn Nam Âu với Bắc Âu, mâu thuẫn giữa các nước trung bình kiểu Tây ban nha , Ý với cặp Pháp – Đức…
VN trong chính sách đối ngoại phải nhìn rõ những điểm ấy, định vị họ trong nhưng giá trị quyền lợi của mình, tận dụng những điều lợi mà hợp tác nâng sức mạnh của mình. Còn nếu bây giờ đi tìm một ông anh, thì có nghĩa là sẽ thành con tin như Bắc triều tiên, Syria, UK, Cu ba ngay. Phải thật tỉnh táo.
langtubachkhoa
lanh dao Crimea di cung ong Putin den An do

Mot so nha nghien cuu phuong Tay bat dau viet rang phuong Tay phai "giu Nga bang moi gia"

Dung nhu chung ta noi, Ukr chi la cai co, ky thuc phuong tay dang co gang gianh lai Nga, ngan can Nga gan ket voi chau A
langtubachkhoa
Sao Ukr lai moi Nga dua quan vao?
http://motthegioi.vn/quoc-te/kiev-moi-nga-...nho-130608.html

Đại Tướng Valery Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng của quân đội Nga đã lên tiếng giải thích cho những cáo buộc của phương Tây về việc quân đội Nga xuất hiện tại Ukraine. Theo ông, chính Tham mưu trưởng Ukraine mời Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine để giúp tình hình yên ổn.

Mỹ và các đồng minh đang cố gắng để tạo ra một hình ảnh của Nga là một "kẻ xâm lược chống lại Ukraine" và hoàn toàn xa rời thực tế, ông Gerasimov khẳng định.
Đại tướng của Nga cho biết phương Tây đang cố gắng dùng ảnh đồ họa rồi phát tán đầy trên mạng, để làm bằng chứng cho cái gọi là “sự tham gia tích cực của quân đội Nga trong một cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine”.
Gerasimov phân tích: “Theo tuyên bố khiêu khích của phương Tây, đang có ít nhất 8.500 xe tăng và xe bọc thép của Nga, 1.200 khẩu pháo, và 1.900 bệ phóng tên lửa ở miền Đông Ukraine vào lúc này. Vì vậy, tôi hy vọng bạn hiểu rằng không thể nào giấu một lượng vũ trang lớn như vậy trên một diện tích tương đối nhỏ, nơi các nhà báo và quan sát viên OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) nhan nhản khắp nơi. Hãy ghi nhớ rằng khu vực này cũng đang được phương Tây giám sát liên tục từ vệ tinh", ông nói.


Theo Gerasimov, các đơn vị quân đội Nga chỉ ở Donbass là thành viên đang thực thi sứ mệnh nhằm giúp các bên tham gia trong cuộc xung đột Ukraine tôn trọng thỏa hiệp trong nỗ lực giảm leo thang.
"Lực lượng vũ trang Nga đã được gửi đến Debaltsevo, Donetsk là theo yêu cầu của Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Viktor Myzhenko", Gerasimov tiết lộ một thông tin thú vị.
Đoàn đại biểu quân sự của Nga ở miền đông Ukraine, đứng đầu là phó tư lệnh lục quân, Trung tướng Aleksandr Levtsov, đã hưởng ứng lời yêu cầu của Ukraine sau thỏa thuận Minsk từ tháng 9, ông nói thêm.

Theo tướng Gerasimov, sứ mệnh của quân Nga ở Ukraine là để "cùng OSCE hỗ trợ các bên gồm quân đội Ukraine và các lực lượng tự vệ (phe ly khai), trong việc tìm kiếm một thỏa hiệp về giảm leo thang và rút quân khỏi giới tuyến".

Bên cạnh đó, tướng Gerasimov cũng lên án các động thái tăng cường hoạt động quân sự của NATO gần biên giới Nga trong những tháng gần đây và gọi hành động như vậy được tiến hành với lý do không thỏa đáng.

“Lục quân, hải quân và không quân của NATO đã tăng cường các hoạt động của họ tại Ba Lan, vùng Baltic và biển Đen và biển Baltic", ông nhấn mạnh. "Các cuộc diễn tập quân sự được lý giải bằng những câu chuyện bịa đặt về 'mối đe dọa từ phía đông", cũng đã được tăng cường".

Trước đó, một số quốc gia thành viên NATO giáp Nga đã yêu cầu tăng cường sự hiện diện của quân đội NATO trên lãnh thổ của họ, với lý do lo ngại về khủng hoảng an ninh Ukraine với cáo buộc về sự tham gia của Nga.

Phương Tây đang "tìm cách biến Ukraine thành một nơi họ có thể kiểm soát ổn định lâu dài gây tổn hại lợi ích của Nga cũng như cản trở quá trình hội nhập trong không gian hậu Xô viết (của các nước thuộc Liên Xô cũ)", tướng Gerasimov nói.
Phó Thường Nhân
Mỹ với Nga không thể hoà, vì cấu trúc kinh tế của hai bên. Ngược lại Mỹ với TQ có thể hoà, vì mặc dù đối kháng nó cũng có nhiều điểm tương đồng. Nếu có sự hoà hoãn với Nga, nó chỉ là chiến thuật mà thôi.
Từ sau đại chiến thế giới thứ II, Mỹ là bá chủ thế giới, và nó đã tìm được cách sinh hoạt, xử lý với các cường quốc cũ như Pháp, Anh, Nhật, Đức.. Nhưng trong những nước này không có nước nào có cấu trúc kinh tế giống Nga cả. Nước tương đối gần với Nga nhất là Pháp thì nó cũng nhỏ, và không có tài nguyên thiên nhiên. Một nước có thế gần với Nga hơn, nếu tìm một mô đen quan hệ với Mỹ là Ả rập Sa u đít. Nhưng ngay bây giờ, Ả rập Sa u đít cũng đang tìm cách vùng ra. Cuộc chiến chống Al queda, hay IS hiện tại cũng một phần nào là cuộc chiến để kiểm soát Ả rập Sa u đít.
Điều khó hiện nay của Mỹ là, sức mạnh Mỹ chủ yếu dựa vào đồng đô la. Đồng đô la sở dĩ mạnh là vì Mỹ kiểm soát được thị trường dầu mỏ thế giới. Mỹ kiểm soát được thị trường dầu mỏ vì có sức mạnh quân sự, kỹ thuật dằn mặt được các quốc gia sản xuất dầu mỏ. Nhưng hiện nay có 3 trụ cột Mỹ hoặc không kiểm soát được, hoặc nó đang tuột dần khỏi sự kiểm soát của Mỹ đó là Nga, I ran, Ả rập Sa u đít.
Để tiếp tục nắm thế thượng phong, thì Mỹ đang vươn lên thành một cường quốc dầu khí nhờ đá phiến. Nhưng cái công nghiệp này có lâu dài được không thì không rõ, như tôi nói ở trên.
Để tham khảo thì tôi sẽ nói ở đây một cách tóm tắt quan hệ Mỹ và các cường quốc ở trên, để minh chứng là Nga không thể chấp nhận những điều đó.
- Với Anh, sau đại chiến dưới sức ép của Mỹ , Anh đã phải rời bỏ các thuộc địa, đặc biệt là Ấn độ, đổi lại Mỹ vẫn thoả thuận với Anh để đồng bảng Anh có vị trí quốc tế. Từ đó mà Anh dựng nên một đế quốc Shadown banking ngầm như tôi nói ở trên.
- Với Nhật, Đức. Mỹ cho tiếp cận và gắn với thị trường của mình. Đổi lại Mỹ nắm quân sự, và bằng quân sự khống chế cái khung chính trị ở hai nước này.
- Với Pháp thì câu chuyện phức tạp hơn, vì Pháp không có nền móng kỹ thuật kiểu Đức, Nhật. Pháp cũng không có đồng tiền mạnh như đồng bảng Anh. Ngược lại Pháp độc lập về chính trị.
Chiến tranh thứ II kết thúc trái với Anh thắng mà nợ Mỹ đầm đìa, Nhật, Đức bị Mỹ chiếm đóng. Nhưng Pháp không nợ Mỹ (vì thua trận có đánh nhau đâu mà phải vay), nhưng cũng không bị Mỹ chiếm đóng, hơn thế còn ngồi vào bàn của các nước thắng trận. Làm được điều này là nhờ Đờ gôn biết lợi dụng Anh chống Mỹ. Sau đó cũng vẫn Đờ gôn, đã « trả độc lập » cho các thuộc địa của mình, (ngoại trừ VN và Angerie), nhưng lợi dụng lá cờ chống cộng, mà ở lại. Pháp ngoài mặt nghe Mỹ những bằng những biện pháp như Mỹ đã lập nên một dạng thuộc địa kiểu mới. Một dạng như nước Mỹ thu nhỏ. Chính vì thế mà thế giới hiện tại, chỉ có hai nước luôn đưa quân ra nước ngoài đánh nhau là Mỹ và Pháp.
Chính sự khác biệt trong quan hệ với Mỹ của Pháp và của Đức, mà hai nước này không thể thống nhất « quan điểm » với nhau về tương lai của EU. Vì cách thức cũng như cái đế quyền lực quá khác nhau. Đức dùng kinh tế nuôi ảnh hưởng chính trị. Pháp dùng chính trị để lấy lợi thế kinh tế.
Nước Nga không ở vào vị thế nào tương tự như vậy. Muốn yên thì chỉ có thể để cho Mỹ nắm dầu mỏ, khí đốt tài nguyên thiên nhiên, mà nếu như thế thì Mỹ nó sẽ tìm cách xẻ Nga ra thành nhiều nước nhỏ, y hệt như Anh Pháp đã làm ở Trung cận đông với đế quốc Thổ.
Ngược lại TQ và Mỹ dù có đối đầu, nhưng cái lợi ở TQ mà Mỹ muốn lợi dụng là sức lao động, là quy chế « ông làm cho tôi sử dụng, tôi trả bằng tiền tôi in ». Hay nói cách khác, bộ máy sản xuất của TQ là bộ phận của tài chính Mỹ. Mỹ không muốn TQ vươn lên vượt Mỹ, nhưng nếu TQ chịu thế thứ hai « dưới một người, trên vạn người » thì không sao. Nó chỉ dằn mặt ông thôi.
langtubachkhoa
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tai...-nga-16015.aspx
http://vtv.vn/the-gioi/nga-va-an-do-ky-20-...11225040109.htm
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/211483/cu-...-ong-putin.html
http://dantri.com.vn/the-gioi/tong-thong-p...ung-1006621.htm

Ấn Độ ký hợp đồng 10 tỷ USD mua dầu khí của Nga
Theo đó, Rosneft của Nga sẽ chuyển cho Essar Group của Ấn Độ 10 triệu tấn dầu thô/năm bằng đường biển và hợp đồng có thể gia hạn sau 10 năm.
heo PTI, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc gặp cấp cao thường niên Ấn-Nga lần thứ 15 giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi, Công ty Essar Group của Ấn Độ đã ký một hợp đồng lớn trị giá 10 tỷ USD để nhập dầu thô từ công ty Rosneft của Nga trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2015.

Tuyên bố tại cuộc họp báo sau lễ ký, ông Igor Ivanovich Sechin, Chủ tịch Rosneft, có trụ sở tại Moskva, cho biết theo thỏa thuận trên, Rosneft sẽ chuyển cho Essar Group 10 triệu tấn dầu thô/năm bằng đường biển và hợp đồng có thể gia hạn sau 10 năm.

Theo ông Sechin, thỏa thuận hợp tác về dầu mỏ này sẽ mở ra “chân trời mới” cho quan hệ hợp tác song phương./.

Nga và Ấn Độ ký 20 thỏa thuận hợp tác
Nga và Ấn Độ đã ký kết 20 thỏa thuận hợp tác có trị giá hàng tỷ USD trong các lĩnh vực công nghệ, năng lượng hạt nhân, dầu khí, hợp tác quốc phòng.
20 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng hay thương mại đã được hai bên ký kết.

Hai nhà lãnh đạo Nga và Ấn Độ đã chứng kiến lễ ký kết 20 thỏa thuận hợp tác có trị giá hàng tỷ USD trong các lĩnh vực công nghệ, năng lượng hạt nhân, dầu khí, hợp tác quốc phòng. Trong đó, những thỏa thuận quan trọng nhất bao gồm việc tập đoàn Rosatom của Nga sẽ xây dựng 12 lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ trong 20 năm tới, tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga ký hợp đồng cung cấp dầu thô 10 năm với công ty Essar Oil của Ấn Độ, và một thỏa thuận cho phép Nga sản xuất một trong những trực thăng tiên tiến nhất của nước này tại Ấn Độ.

Đặc biệt, Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh Moscow vẫn duy trì vị trí là nhà cung cấp quốc phòng hàng đầu của New Delhi.
Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng nêu rõ, mặc dù tính chất quan hệ chính trị và quốc tế toàn cầu đang thay đổi, nhưng quan hệ Nga - Ấn và vị trí "độc nhất vô nhị" của Nga trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn không thay đổi, tầm quan trọng của mối quan hệ này đối với cả hai nước sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong tương lai.



Trong chuyến công du một ngày tới Ấn Độ hôm 11/12, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi không chỉ ký kết các thỏa thuận năng lượng. Hai ông còn củng cố liên minh quân sự song phương, ký một văn bản cho phép binh lính Ấn Độ huấn luyện trong các doanh trại quân sự của Nga.

Và, Thủ tướng Modi khẳng định, Moscow sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Delhi.

Trong khi phương Tây trừng phạt Nga bằng một loạt đòn cấm vận hiện nay, thì Ấn Độ đã nhất trí tăng gấp đôi thương mại với Nga, lên tới 20 tỷ USD trong năm 2015.

Tất cả những điểm trên đây chỉ là một phần trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Moscow được gọi là "hướng sang phương Đông", theo báo Vesti của Nga, khi nước này đang muốn thành lập các quan hệ đối tác bên ngoài Mỹ và khu vực đồng Euro.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.