Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Neu tin nay đúng thì Nga dã ghi dược điểm, như vậy là Đức chặn trước Mỹ việc lấy cớ Nga vi phạm thỏa thuận Minsk để ép EU phải ra đòn trừng phạt

http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/duc...29172746361.htm
Đức thừa nhận Nga muốn thực hiện thỏa thuận Minsk về Ukraine
Mặc dù Berlin và Moskva có quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine, tuy nhiên Đức thừa nhận Nga mong muốn thực hiện các thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc xung đột này. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức ngày 29/11.
Ông Steinmeier cũng thừa nhận Nga muốn duy trì đối thoại với phương Tây trong giải quyết các cuộc xung đột lớn như ở Syria và Iraq. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố trong tình hình hiện nay, Nga và Đức cần đối thoại trực tiếp, trong đó có vấn đề Ukraine



Không hiểu sao Ukr lại định đưa người nước ngoài vào chính phủ, nếu đó là chức vụ kỹ trị thì chả nói làm gì, còn nếu là 1 chức vụ chính trị thì nhiều khả năng là họ bị ép mà k dám nói. Như thế, có thể phương Tây sắp tới sẽ tung ra 1 bài tuyên truyền mới, đó là để chống tham nhũng, cần đưa người nước ngoài vào nắm các chức vụ (dĩ nhiên là chức vụ có tính chính trị), và mấy anh lề trái ở VN có lẽ sẽ lại răm rắp nghe theo. Và để tăng tính thueyets phục, họ sẽ tìm 1 nước nào đó áp dụng thực hành, khống chế nước đó, làm ăn rõ ràng rồi sau đó sẽ cho các bảng xếp hạng trong sạch đánh giá cao nước đó là xong

http://soha.vn/quoc-te/dong-duc-coi-tong-t...29151029981.htm
Đông Đức coi Tổng thống Putin là 'anh hùng mọi thời đại'

http://soha.vn/quoc-te/chu-tich-hoi-dong-c...29072351498.htm
Chủ tịch hội đồng châu Âu: Sao Ukraine không liên bang hóa cho yên chuyện?

Để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, Herman Van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã lên tiếng trong bài phát biểu tại Paris hồi giữa tuần đánh dấu 5 năm ông đứng đầu cơ quan lập pháp của châu Âu. Theo ông, Ukraine cứ liên bang hóa là yên chuyện.

Ông Van Rompuy nói rằng rất đau lòng khi chứng kiến 1.000 người thiệt mạng kể từ khi thỏa thuận Minsk được ký kết hồi đầu tháng 9.
Người đứng đầu hội đồng châu Âu nói rằng chỉ khi các bên được thỏa mãn lợi ích thì mọi việc mới ổn thỏa.
Để đôn đốc “một giải pháp toàn cầu", Van Rompuy cho rằng Ukraine nên thành lập một quốc gia được phân chia quyền lực hay liên bang hóa.
Ngoài ra, ông gợi ý Kiev nên "thiết lập mối quan hệ đúng mực với Nga, người hàng xóm chia sẻ lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ", ông Van Rompuy cho biết thêm rằng lợi ích của người thiểu số ở Ukraine nên được tôn trọng.
Van Rompuy chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine là "cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng nhất mà chúng ta đã từng chứng kiến ở châu Âu kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh".
"Điều gì làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn (trước khi có thỏa thuận Minsk)?”, ông Rompuy tự hỏi và thừa nhận "chiến tranh" đang xảy ra trên châu Âu là một thực tế.
Van Rompuy không phải là chính trị gia châu Âu đầu tiên đề xuất ý tướng liên bang hóa cho Ukraine.

Trước đó vào tháng 8, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel cũng gợi ý rằng Ukraine nên liên bang hóa giống như Đức khi cuộc xung đột ở phía đông được giải quyết.
Đây cũng là quan điểm của Moscow vì họ cho rằng nếu Ukraine không liên bang hóa và Kiev vẫn khăng khăng duy trì tập trung quyền lực trung ương thì phe ly khai còn lâu mới thỏa hiệp.
Nhưng mới đây, quốc hội mới Ukraine đã nhóm họp kỳ đầu tiên và Tổng thống Poroshenko khẳng định 100% người dân Ukraine ủng hộ một đất nước thống nhất chứ không muốn liên bang hóa.

Ukraine cho rằng tổ chức nhà nước theo hình thức liên bang hóa chẳng khác gì tạo điều kiện để Nga dễ chia rẽ nội bộ Ukraine.
langtubachkhoa
Nếu cứ để lâu thì dần dần DOnesk sẽ trở thành 1 nhà nước thật. Sao gần đây k thấy nói đến Lugansk nhỉ? Có lẽ Ukr tập trung giải quyết Donesk trước. Lugansk nổi tiếng vì chế tạo máy, giờ các nhà máy, kỹ sư nhân công đã dọn sang Nga, bây giờ còn lại chắc chỉ là...tài nguyên. Mà ngay cả tài nguyên nghe nói cũng được chở 1 đống sang Nga.

http://kienthuc.net.vn/tin-nhanh/15000-can...hai-402161.html
http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/15-con...hai-421099.html

Khoảng 15.000 nhân viên cảnh sát làm việc ở các vùng ly khai ở Donbass ngả sang phe ly khai, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết.
“Tất cả những sĩ quan cảnh sát còn ở lại vùng đất do phe ly khai chiếm đóng đều đã bị sa thải và không còn nhận lương nữa”, ông Avakov cho hay.

15 công tố viên làm việc ở miền đông Ukraine đã xin nghỉ việc và chuyển sang làm cho cơ quan luật pháp của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).
Thông tin này được Công tổ viên của thành phố Donetsk Nikolai Smart cho báo giới biết. Theo lời ông này, phía họ đang mở hồ sơ vụ án tố tụng hình sự đối với 15 người này.
langtubachkhoa
Gần đây có 1 loạt tin tức cho Nga:
- Mỹ, cụ thể là phó tổng thống Biden dọa sẽ phạt thêm Nga, đồng thời xem xét cấp vũ khí sát thương cho miền Đông
Trước đó Mỹ nói nếu Nga tuân thủ thỏa thuận Minsk thì lênh trừng phạt có thể được gỡ bỏ, còn nếu không có thể sẽ áp dụng thêm các đòn khác
- Đức công nhận Nga muốn thực hiện thỏa thuận Minsk
- OSCE tuyên bố Không thấy xe tăng Nga di chuyển đến Ukraina
(http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_30/280681506/)

- Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hội đàm với Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjørn Jagland và sau đó tuyên bố mong muốn tiếp tục hợp tác mang tính xây dựng với Hội đồng Châu Âu. Nga cũng đề nghị EU gỡ bỏ trừng phạt
- Chủ tịch hội đồng châu Au Herman Van Rompuy bắt đầu nhắc lại vấn đề liên bang hóa mà phó thủ tướng Đức phụ trach kinh tế đã đề cập, và nói rằng đó có thể là giải pháp tổng thể cho các ván đề
- EU ép các nước muốn gia nhập EU phải tham gia cùng EU các biện pháp trừng phạt. Họ ép Serbia và nhiều khả năng là ép cả Thổ Nhĩ Kỳ (dù không công khai). Mỹ cũng đã gửi đặc phái viên đến tất cả các nước đề nghị hợp tác phạt Nga. Nhưng THổ tuyên bố đối tác chính của THổ là Nga, không phải EU, và từ chối tham gia biện pháp trừng phạt
- Nga tuyên bố thúc đẩy ý tưởng khu vực thương mại tự do EU-liên minh Á Âu
- Mùa đông sắp đến, cũng là lợi thế của Nga sắp đến
- Ukr muốn EU tăng trừng phạt Nga trong hội nghị cuối tháng 11 nhưng EU lại chỉ trừng phạt các lãnh đạo dân quân miền Đông

NHư vậy, những diễn biến gần đây + những diễn biến từ đầu, có thể tóm tắt thế này:
- Mỹ muốn lợi dụng con bài Ukr để phá hoại mối quan hệ chiến lược Nga-EU (2 dối thủ tiếm tàng cho vị thế siêu cường của Mỹ), đặc biệt là ở thời điểm hiện nay đang đàm phán hiệp định xuyên đại tây dương. Mỹ muốn EU phạt Nga, và sau đó Nga trả đũa lại, để cho cả 2 đều thiệt hai, không chỉ đơn giản là kinh tế, mà hậu quả về chính trị ngoại giao lâu dài, khiến quá trình gắn kết của ho bị chậm lại và khó khắn. Vụ MH17 nổ ra khiến cho Mỹ có cớ ép EU phạt (nếu k có MH17 thì Mỹ k thể ép nổi EU). Bây giờ Mỹ muốn làm căng vụ này bằng cách đưa vũ khí vào, gây ra xung đột, rồi lấy cớ Nga k tuân thủ thỏa thuận Minsk để ép EU trừng phạt. Sau này dù các biện pháp trừng phạt được gõ bỏ (chắc chắn điều này, kể cả Mỹ cũng sẽ gỡ bỏ) thì quan hệ Nga-EU trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Tóm lại Mỹ muốn tìm cách phá quan hệ Nga-EU, cũng tìm cách phá quan hệ Nga-Nhật khi ép Nhật trừng phạt, dù các biện pháp của Nhật chỉ là tượng trưng, k ảnh hưởng gì mấy đến Nga do 2 bên k có quan hệ kinh tế nhiều nhưng ý nghĩa ngoiaj giao chính trị lớn, nó làm chậm quá trình đàm phán hòa bình 2 bên, điều mà cả Mỹ TQ đều k thích

Điều này giải thích phần nào diễn biến gần đây của Nga, EU khi cả hai đều tìm cách chống cự ý đồ của Mỹ. EU không muốn bị Mỹ khống chế chặt hơn nữa và vẫn muốn duy trì quan hệ lâu dài với Nga, Nga k muốn bị trúng kế làm hỏng quan hệ chiến lược của mình với EU. Thực ra lý do kinh tế là để nói trước media công cộng do nó dễ hiểu nhất, kỳ thực cả Nga, EU đều lo cho mối quan hệ chiến lược của họ, mối quan hệ mà 2 bên đã rất khó nhọc để gây dựng nên (chính Putin trước đây là người chủ xướng ưu tiên quan hệ với EU và đề phòng TQ, trong khi Medvedev lại có phần ưu tiên Mỹ hơn. Hiện nay Putin ngả về TQ nhưng rõ ràng ông ta vẫn tiếc mối quan hệ với EU mà mình dày công vun đắp).

Vì thế nên Đức chặn trước, nói Nga mong muốn tuân thủ Minsk (thực ra Nga đã muốn từ lâu vì chính họ là người đề xuât, nhưng cả Mỹ và phe diều hâu của Ukr đều k muốn nhưng lại k có cớ phản đối, vì thế đang tìm cách đổ tại dân quân phá hỏng) để Mỹ k thể lấy đó làm cớ ép EU phải phạt thêm nữa, hoặc ép EU gia hạn trừng phạt (lệnh trừng phạt hiện nay sẽ hết hạn vào tháng 3/2015), đồng thời OSCE nói k thấy xe tăng Nga.

Nga cũng tuyên bố k để Mỹ lôi kéo vào trò chơi địa chính trị và k là mối đe dọa với ai (để ngầm đáp lại tuyên bố của bà Merkel) đồng thời tuyên bố thúc đẩy ý tưởng tự do thương mại giữa EU và EEU, đồng thời chủ động kêu gọi EU gỡ bỏ trừng phạt, để giữ thể diện cho EU, giúp cho EU có 1 con đường đi. HIện nay nhiều nguoi trong EU muốn dỡ bỏ trừng phạt, nhưng 1 số người lại ngại cho rằng nếu dỡ bỏ thì có khác gì EU thể hiện mình yếu, mình sai. Việc Nga chủ động đề nghị có thể giúp EU giải quyết nỗi khó xử này. Và để có thể diện hơn nữa, cũng là để nói chuyện với Mỹ, Ukr thì EU đã trừng phạt visa và phong tỏa tài sản lãnh đạo dân quân, đồng thời lại nhác dến ý tưởng liên bang hóa Ukr, đủ để thấy EU đang có xu hướng muốn coi các lãnh đạo dân quân là 1 thực thể pháp lý, vì thế mà tổng thống Ukr gần đây tuyên bố k muốn liên bang hóa, phản đối ý tưởng liên bang của cả những người miền Đông lẫn miền Tây.


HIện giờ trong hậu trường đang có cuộc chiến rất phức tạp. Mỹ muốn Ukr tiếp tục đánh nữa, bất kể sau đó Ukr có thắng hay thua thì Mỹ cũng có công cụ để phá hoai quan hệ Nga-EU (dù điều này sẽ gây thiệt hại khủng khiếp cho Ukr); EU và Nga thì đang tìm cách thoát ra. Nội bộ của Ukr thì chia làm 2 phe, phe thủ tướng muốn đánh vì họ từ miên Tây nghèo nàn, k có quyền lợi gì ở miền đông trong khi phe tổng thống thì muốn ôn hòa và đàm phán.
Diễn biến sắp tới thế nào hãy cùng...chờ xem
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 28 2014, 12:06 AM)
@Sky,
Những điều bác viết ở trên nếu nói về hiện tượng xấu ở VN hiện tại, thì tôi gần như đồng ý hoàn toàn. Ngược lại tại sao nó thế, và từ đó hướng tới giải quyết thì phân tích của tôi với bác khác nhau.  Nhưng cũng có những đánh giá hoàn toàn khác nhau.
Tôi nói tóm tắt những khác nhau ở đây.
- Giá trị thặng dư mà Mác nói tới không phải là cái giá trị thặng dư mà bác gàn cho nó ở trên. Giá trị thặng dư mà Mác nói là sức lao động của công nhân bị bóc lột, vì chủ nghĩa Mác coi đấu tranh giai cấp là trung tâm. Nguyên do của nó, theo Mác là do có sự chênh lệch về sở hữu tư liệu sản xuất. Theo như Mác hiểu, thì cứ có lao động trong một xã hội có tư hữu thì có tự động hoá (automatic) bóc lột. Và bóc lột tạo ra giá trị thặng dư. Muốn hiểu rõ nó thì cứ đọc tập I tư bản luận của Mác thì sẽ thấy rất rõ. Như vậy nó không phải là sáng tạo hay khoa học kỹ thuật tạo ra thặng dư, vì Mác không nghiên cứu điều này. Đấy là điểm yếu của Mác hay không ? hiểu thế cũng được, nhưng có lẽ nó là sai lầm thời đại thì đúng hơn. Vì nếu bác đọc tất cả các học giả kinh tế học trước Mác, đương thời với Mác, hay sau Mác từ Adam Smith (thế kỷ XVII)cho đến tận Keynes (thế kỷ XX) thì không ai nghiên cứu cái quan hệ giữa giá trị sáng tạo (liên quan tới phát triển khoa học công nghệ) làm cái nguyên nhân tạo ra giá trị thặng dư.
Tôi thì hiểu thế này. Cái giá trị thặng dư được tạo ra bởi 3 nguyên tắc, trong đó cái Mác phát hiện ra là một.
Đó là
1- sự tương quan lực lượng giữa cung và cầu (vì thế mới có việc giá bán sản phẩm và giá sản xuất chênh lệch nhau, là cái đế của kinh tế thị trường). Hay nói đơn giản, thương nghiệp thông qua trao đổi và thị trường cũng tạo nên giá trị thặng dư.
2- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc này giúp tăng productivity trong sản xuất. Tạo ra giá trị thặng dư.
3- Sự bóc lột giữa chủ sở hữu công cụ sản xuất và người bán sức lao động.
Từ cái điều một nó sẽ nẩy sinh ra vấn đề trao đổi bất bình đẳng, và từ đấy mà nó mới có vấn đề thuộc địa, chèn ép, đầu cơ, …
Từ cái điều 2 nó dẫn tới việc sự phát triển khoa học kỹ thuật không đồng đều ở các nơi, và những cơ chế chính trị nhằm hạn chế sự truyền bá ấy để giữ độc quyền. Một ví dụ, tại sao VN không thể phát triển công nghệ hạt nhân, mà lại bị hạn chế. Nhưng ví dụ thì nhiều lắm.
Cái điều thứ 3 thì không phải nói rồi, vì ai cũng có thể thấy.  từ đó Bác tinh ý thì có thể luận ra ngay là tại sao Tây Âu Mỹ lại phát triển mà không sụp đổ như Mác tiên đoán. Nó không sụp đổ bởi cái giá trị thặng dư mà nó thu được, cái số một và cái số 2  đóng góp rất lớn, từ đó nó có thể giảm cái thứ 3 ở
chính quốc dẫn tới điều hoà giai cấp ở đất nước nó. Người ta thường nói bằng hình ảnh đó là cái cơ chế « nuôi dê trong vườn cải ».  Dê thì ăn cải, nhưng nếu có rất nhiều cải, thì sự tàn phá của dê ít đi. Hay nói tóm lại « dê ăn cải » là bản chất không thay đổi được, nhưng vì có nhiều cải, thì cái bản chất kia mềm đi, người ta đỡ ngứa mắt.


Em không cho là có sự nhầm lẫn hay đánh tráo khái niệm "giá trị thặng dư". Sở hữu tư liệu sản xuất và 'bóc lột' thực ra là hiện tượng khách quan, có điều góc nhìn của Marxist khác với Marxian và những trường phái khác. Phần chênh lệch giữa giá thị trường sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ và giá hàng hóa sức lao động luôn được hiểu là giá trị thặng dư hay lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên tổng số đơn vị lao động. Vấn đề ở đây là Marx đã không tính được sự phức tạp, đa chiều của thị trường cho nên ông đã đi đến một sai lầm của sự quy giản, coi "bóc lột" là một sự bất công nghiêm trọng đáng bị tiêu diệt hoàn toàn. Để thấy rõ sai lầm của Marx thì chỉ cần nhìn ngay vào thị trường hiện đại khi mà vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất đã trở nên cực kỳ rối rắm không chỉ trên khía cạnh tài sản hữu hình (cổ phần) mà còn vô số biến thái vô hình (các loại phái sinh). Chu trình sản xuất tiêu thụ cũng phình to và phức tạp, đan xen phụ thuộc nhau như mớ bòng bong chứ đâu có vài chặng đơn giản để phân tích như thế kỷ 19. Nói cách khác, Marxism đã không tính đến sự đột sinh của giá trị hàng hóa sức lao động trong KHCN và quản trị ngay trong lòng xã hội tư bản. Cái vườn cải của bác Phó phải được thay bằng "hệ sinh thái" - trong đó có nhiều loài cộng sinh một cách cân bằng (và đương nhiên là có kẻ đứng đầu, người đứng cuối chuỗi thức ăn). Mà cho dù đơn giản chỉ có dê và cải thì chả nhẽ cải lại không xơi ... chất thải của dê hay sao? laugh.gif

QUOTE
Nếu bác tinh ý nữa thì bắc có thể suy ra thêm rằng. Tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa lại xẩy ra ở nước Nga sa hoàng, ở Vn , ở TQ..mà không phải ở Tây Âu ở Mỹ trong khi thực ra nó phải nổ ra ở Tây Âu và Mỹ mới đúng. Trong giai đoạn đầu của cách mạng tháng mười, cho đến năm 1919, thì đảng bôn xê vích vẫn hi vọng rằng sau cách mạng Nga thì có một cuộc cách mạng trên toàn châu Âu. Và quả thực đã có cái gì hơi như thế, đó là việc hình thành nên các sô viết ở Hung, ở Đức..Nhưng đến năm 1920, khi Hồng quân của nước Nga Xô viết thất bại khi tấn công Vác sa va, thì việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước đã là điều bắt buộc.  Việc một lý thuyết xuất phát điểm từ Tây Âu, từ thực tế Tây Âu lại thành công ở những nơi khác hoàn toàn trái với dự đoán có thể nhìn thấy lý do từ ba cái thành phần tạo nên giá trị thặng dư ở trên. Đối với tôi, điều khác với Tây Âu, là ở Nga ngày trước, rồi TQ, VN, cái giá trị thặng dư chủ yếu được đóng góp bằng thành phần thứ 3, tức là sự bóc lột. Và chính vì thế chủ nghĩa Mác mới trở thành ngọn cờ. Và cũng vì ở những nơi nay,các quan hệ ở điều 1 là bất bình đẳng (VN  là thuộc địa, TQ là nửa thuộc địa), điều 2 thì đã rõ, không có kỹ thuật và Pháp cũng không cho phép VN vươn lên về kỹ thuật, vì nếu không cái điều bất bình đẳng thứ nhất không thực hiện được. Điều 1 điều 2 dẫn ngươì ta tới chủ nghĩa dân tộc, thặng dư chủ yếu đến bằng bóc lột dẫn tới giác ngộ bằng chủ nghĩa Mác (vì nó giải thích được nguyên nhân cho điều 1 và hai). Những vấn đề này người ta có thể thấy ở nước Nga sa hoàng (mặc dù đây là một nước độc lập, nhưng tư bản phụ thuộc vào nước ngoài).
Như vậy nếu muốn sự phát triển của đất nước là điều hoà giai cấp, thì cái vế thứ 3 phải giảm. Nếu muốn nó giảm thì quan hệ của Vn với các nước phải đảm bảo được điều 1 và điều 2 (quan hệ trao đổi cân bằng có lợi, và có sự phát triển của khoa học kỹ thuật). Mà muốn làm được thế thì phải có chủ quyền và độc lập.
Nhà nước VN hiện tại không phải là chuyên chính. Tôi nhận xét nó chỉ là nhà nước mà tính cưỡng bức cao. Chính xác hơn là nó chưa biết bọc cái tính cưỡng bức vào một cơ chế pháp quyền để người ta dễ chấp nhận hơn.
Có điều đặc biệt là lúc nhà nước VN có tính chuyên chính cao, người ta có thể coi nó tương đương thời bao cấp và giai đoạn kháng chiến, thì hành sử của nhân sự  nhà nước ít mầu sắc phong kiến hơn bây giờ. Như vậy sự tự do của cơ chế kinh tế thị trường, không còn sự chuyên chính về tư tưởng, đã dẫn người ta về cội nguồn phong kiến truyền thống. Nói một kiểu khác là trong mỗi người VN, khi đã nói tới quyền lực, thì lập tức là một ông quan nhỏ ,phong kiến nhỏ. Trước đây lý thuyết và niềm tin cách mạng đã đánh tan nó đi. Nhưng khi hở ra, quay lại tính toán chuyện cơm áo gạo tiền cho mình thì nó lại phong kiến. Như vậy kết luận, hiện tượng phong kiến ở Vn hiện tại chính là do chuyên chính giảm đi. Chuyên chính giảm đi vì cơ chế thị trường, vì xã hội mạnh ai nấy lo, có thể coi là do chủ nghĩa cá nhân. Vì cơ chế thị trường, xã hội mạnh ai nấy lo là cái đế của chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng không phải hoàn toàn xấu. Vì chính chủ nghĩa cá nhân đã bắt buộc cá nhân phải tự hành động, tự quyết định, độ độc lập cao hơn. Vậy vấn đề là làm thế nào để đưa cái lợi ích cá nhân mà ai cũng có kia đi theo hướng tốt. Muốn cá nhân đi theo hướng tốt thì phải có cái khung. Cái khung là nhà nước pháp quyền. Nội dung của nhà nước pháp quyền là bắt được trách nhiệm cá nhân, và đóng khung được lợi ích cá nhân.
Như vậy Sky nói nhà nước VN là phong kiến toàn trị(cái thuật ngữ này tôi không hiểu vì toàn trị là một khái niệm tuyên truyền của phương Tây khi nó nói tơi các chế độ dân chủ nhân dân ở các nước xã hội chủ nghĩa ngày xưa, còn phong kiến toàn trị thì không tồn tại) cộng với nhà nước chuyên chính, thì với tôi, nhà nước VN hiện tại không phải là chuyên chính, vì chính chuyên chính yếu đi mà thái độ hành sử phong kiến trở lại, thái độ phong kiến trở lại vì chủ nghĩa cá nhân phát triển, chủ nghĩa cá nhân phát triển vì kinh tế thị trường mạnh ai nấy lo tồn tại và là cơ chế kinh tế bây giờ. Nhưng cái chủ nghĩa cá nhân này không được điều tiết bởi nhà nước pháp quyền, và bản thân nó cũng không phát huy được cái thế mạnh của chủ nghĩa cá nhân là trách nhiệm cá nhân. Nó chỉ có cái mặt xấu là lợi ích cá nhân mà thôi. Nếu nó có lủng củng thì là ở đó.
Vấn đề giai cấp cũng không phải là vấn đề của nhà nước VN hiện tại. Nhà nước VN hiện tại đâu có phân biệt con người theo giai cấp. Khi đã công nhận kinh tế thị trường thì đây không còn là vấn đề chính trị (vì người ta không cai trị theo giai cấp), ngược lại phân bịêt giai cấp sẽ là một vấn đề của xã hội qua các hiện tượng phân liệt giầu nghèo, đẳng cấp,..  và phải điều hoà nó. Nhưng muốn điều hoà giai cấp thì phải nuôi được dê trong vườn cải, có nghĩa là phải cải thiện vị thế trong quan hệ kinh tế, phải có kỹ thuật, phải công nghiệp hoá..không thể làm được điều đó khi không có chủ quyền. Vì thế chủ nghĩa dân tộc là phương hướng giải quyết để giầu mạnh, để điều hoà giai cấp.


Về lý do của cách mạng XHCN trong thế kỷ 20 thì em không quan tâm lắm bởi vì luôn quan niệm rằng lịch sử diễn biến tự nó có những nguyên nhân và cơ chế mà mỗi thời đại lại mỗi khác biệt. Xuất phát từ góc độ khoa học tự nhiên, cụ thể là ngành động học phức hợp thì em tìm cách xác định, đánh giá và đo các chiều kích của hệ thống một cách khách quan, không bị ảnh hưởng bởi các thiên kiến hoặc lý giải bên ngoài. Ví dụ xác định "nhà nước toàn trị" thì nó có những đặc trưng về phân cấp, về cơ chế ra quyết định, về phân phối quyền lợi ...vv thì đại diện tiêu biểu chính là nhà nước phong kiến với cấu trúc quyền lực hình tháp rất nhọn. Nhà nước toàn trị và các biến thể mềm mại hơn có những vấn đề có thể gọi là xung đột tự nhiên với sự phát triển tích lũy của xã hội (Mộc khắc Thổ) ở chỗ khuynh hướng thu gom của cải dồn vào một vùng tập trung quyền lực chính trị thay vì phân bố đồng đều hơn cho các trung tâm quyền lực khác kém ưu tiên hơn. Nói về con người thì đó chính là câu thành ngữ "chẳng ai tự chặt chân mình khi còn đất để chạy".

Như vậy thì VN có mức độ toàn trị nào đó, dù không nhọn như nhà nước phong kiến song cũng không đạt mức 'cây sồi xum xuê cành lá'. Vận động của xã hội VN tuân theo một số đường lối thuộc về bản sắc văn hóa - tư tưởng, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tương tác với bên ngoài. Trong một kịch bản thế giới hòa bình tương đối và lâu dài thì nhà nước ắt có xu hướng phát triển tiệm cận tối ưu (minh bạch, pháp quyền, dân tộc); Và dù thế nào thì nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê cũng sẽ thay đổi theo thời gian mà đi theo hướng chấp nhận "hệ sinh thái" đa dạng chứ không thể đơn giản quy về 2,3 giai cấp được nữa.
langtubachkhoa
Ai Cập hy vọng Nga đóng vai trò lớn trong tiến trình hòa bình của Trung Đông
Ai Cập muốn Nga đóng một vai trò lớn trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông, - Đại sứ thường trực của Ai Cập tại Liên Hợp Quốc Amr Ramadan đã phát biểu như vậy trước Diễn đàn thế giới về nhân quyền, diễn ra ở Marrakech.

"Cairo muốn Nga là một bên tham gia giải quyết các xung đột Ả Rập-Israel, vấn đề Palestine và các vấn đề khác trong khu vực như khủng hoảng Syria, Iraq, Libya, Yemen, Lebanon," - nhà ngoại giao nói với hãng thông tấn TASS.
Phát biểu về tình hình Syria, ông Ramadan cho biết Ai Cập ủng hộ giải pháp chính trị cho Syria, mong nước này gìn giữ được sự thống nhất và đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân Syria.
"Ai Cập không ủng hộ sự đổ vỡ của bất kỳ quốc gia Ả Rập, bởi điều này không phù hợp với lợi ích của bản thân quốc gia đó cũng như cả khu vực Ả Rập," - nhà ngoại giao nói. "Qua ví dụ Iraq, chúng ta chứng kiến thực tế đất nước đã bị chia cắt thành các khu vực của người Shiite, người Sunni và người Kurd," - ông nói thêm.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280729133/

Có lẽ Nga sẽ đầu tư vào dự án Blue Stream, dùng Blue STream để truyền khí đốt cho EU, đồng thời gây áp lực dể EU phải phục hồi dự án South Stream
Tổng thống Putin: Nga không thể tiếp tục dự án Dòng Nam
Trong hoàn cảnh hiện nay, Nga không thể tiếp tục thực hiện dự án Dòng Nam, - Tổng thống Nga Putin cho biết vào hôm thứ Hai.

"Đồng thời, có lưu ý tới quan điểm của Ủy ban châu Âu, bên vốn không tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án này, cân nhắc cả thực tế chúng tôi gần đây mới nhận được sự đồng ý của các cấp liên quan ở Hà Lan ... đã quyết định tán thành. Với thực tế là chúng tôi vẫn chưa có chấp thuận của Bulgaria, chúng tôi cho rằng nước Nga trong những điều kiện như vậy không thể tiếp tục dự án," - ông Putin nói tại buổi họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280746941/

[B]Litva đã viện trợ cho Ukr 2 cái xe tải vận chuyển vũ khí, sau khi phía Ukr check lại thì 2 xe tải (đã cũ) này bị hỏng lăn ra

Tổng thư ký NATO từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraina
NATO không có khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraina, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tại buổi họp báo trước thềm cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao của NATO ở Brussels. Theo TASS đưa tin.

"NATO đã thực hiện sự hỗ trợ Ukraina mạnh mẽ kể từ đầu cuộc khủng hoảng. Chúng tôi đã lập các quỹ mục tiêu sắp tới sẽ khởi động vào ngày 2 tháng 12... Về trang thiết bị quân sự, nên dành cho mỗi nước đồng minh quyền quyết định vấn đề này trên cơ sở thỏa thuận song phương," - hãng tin RIA Novosti trích lời ông Jens Stoltenberg.
NATO không thể bảo đảm rằng trong tương lai gần tổ chức này sẽ không mở rộng thêm. "Mỗi quốc gia sẽ tự quyết định giải pháp đảm bảo an ninh của họ. Cơ sở cho chính sách của chúng tôi là nguyên tắc mở cửa," - Tổng thư ký NATO cho biết.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO sẽ được tổ chức tại thủ đô của Bỉ vào hai ngày 2-3 tháng 12.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280745974/

Thịt lợn của Thái Lan chuẩn bị vào thị trường Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280722636/
Thái Lan bắt đầu cung ứng thịt lợn cho LB Nga. Cơ quan giám sát chất lượng thực phẩm Rosselkhoznadzor cho biết các chuyên viên Nga đang có mặt ở Thái Lan tiến hành công tác kiểm soát thịt lợn xuất khẩu.

Hai xí nghiệp của Thái lan đã được Nga chứng nhận đạt tiêu chuẩn cung ứng thịt lợn sau đợt thanh tra của các chuyên gia Nga hồi tháng Mười năm nay. LB Nga bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp thịt mới sau khi lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm thịt từ Mỹ, Canada, EU, Na Uy và Australia có hiệu lực từ ngày 7 tháng 8 năm nay. Lệnh cấm của Nga có hiệu lực một năm.


http://www.vietnamplus.vn/khoi-dong-du-an-...quoc/294208.vnp
Khởi động dự án hợp tác vận tải Nga-Triều Tiên-Hàn Quốc
Bộ Thống nhất Hàn quốc ngày 1/12 cho biết nước này cùng với Triều Tiên và Nga đã khởi động một dự án hợp tác ba bên về vận tải than từ Nga sang Hàn Quốc qua đường sắt và hải cảng của Triều Tiên.

Cuối tuần qua, khoảng 40.500 tấn than của Nga đã được vận chuyển thử bằng đường biển từ cảng Rajin của Triều Tiên đến thành phố cảng Pohang ở miền Nam của Hàn Quốc.

Trước đó, lô than này đã được vận chuyển qua tuyến đường sắt dài 54km nối thành phố biên giới Khasan của Nga với cảng Rajin.

Hãng tin Tân Hoa của Trung quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong-cheol phát biểu với báo giới rằng đây là bước khởi đầu hợp tác ba bên và là một dự án thí điểm có ý nghĩa trong việc đánh giá tính khả thi của Sáng kiến Âu-Á của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Sáng kiến này được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Park Geun-hye và Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Seoul hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó hai nhà lãnh đạo nhất trí cho phép các công ty Hàn Quốc tham gia dự án đường sắt giữa Nga và Triều Tiên nối cảng Rajin với thành phố Khasan.

Dự án đường sắt này được khởi động năm 2007 để cải tạo tuyến đường dài 54km nói trên và hiện đại hóa cảng Rajin của Triều Tiên thành một cảng trung chuyển lớn ở khu vực Đông Bắc Á./.


Vệ tinh Glonass-K bắt đầu làm việc trên quỹ đạo gần Trái đất
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280732243/

Vệ tinh định vị dẫn đường thứ hai thế hệ mới Glonass-Kđược đưa lên quỹ đạo hôm nay (01/12) đã gửi tín hiệu liên lạc và triển khai hoạt động chức năng ổn định.

Đại tá Alexei Zolotukhin, phát ngôn viên Lực lượng Phòng không vũ trụ Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm thứ Hai.
Liên lạc ổn định được duy trì với thiết bị vũ trụ Glonass-K, các hệ thống trên vệ tinh hoạt động bình thường, - ông Zolotukhin cho biết.
Tên lửa đẩy lớp trung Soyuz-2.1b cùng vệ tinh Glonass-K đã được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk, vào lúc 00:52 giờ Moskva hôm nay.
langtubachkhoa
Co ve du doan dung

http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/ton...02123210363.htm

Moskva và Ankara đã ký 8 văn kiện về hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, hạt nhân, kinh tế thương mại, lao động, xã hội và đảm bảo việc làm, hỗ trợ tư pháp.

Phát biểu với báo giới về kết quả các cuộc đàm phán trong lĩnh vực hợp tác năng lượng - một vấn đề trọng tâm của chuyến thăm, Tổng thống Putin cho biết Moskva sẵn sàng mở rộng hợp tác với Ankara trong lĩnh vực khí đốt, theo đề xuất của đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, Nga sẵn sàng giảm 6% giá khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, xuống bằng mức giá bán cho Đức, và để ngỏ khả năng giảm đến 15% tùy theo tình hình triển khai các dự án chung.

Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng nhất trí về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới biển ở Thổ Nhĩ Kỳ với công suất 63 tỷ m3/năm. Trong đó 14 tỷ m3 sẽ dành phục vụ nhu cầu trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ, số còn lại sẽ cung cấp cho các nước Nam Âu.

Nga cũng không loại trừ sẽ xây dựng nhà máy hạt nhân thứ 3 tại Thổ Nhĩ Kỳ, góp phần hình thành nên ngành năng lượng hạt nhân của nước này. Tổng thống Erdogan đã chỉ thị nghiên cứu vấn đề hạ thuế suất cho tập đoàn nguyên tử Nga Rosatom từ 20% xuống 2% trong các dự án xây dựng này.

Về vấn đề Syria, dù có một số quan điểm khác nhau nhưng lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí về mong muốn không để xảy ra hỗn loạn trên lãnh thổ Syria, cũng như quyết tâm ngăn chặn các tổ chức khủng bố. Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ hỗ trợ “hạ nhiệt” tình hình xung đột tại Syria.

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cho biết cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều quan tâm tới việc thành lập các doanh nghiệp triển vọng chung trong các lĩnh vực giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...02183358166.htm

Với sự thay đổi trong sản xuất và mua sắm trong ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ, có dấu hiệu cho thấy Nga đang nóng lòng hợp tác mạnh mẽ với Ấn Độ thông qua sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ”.

Cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, gồm cả các biện pháp trừng phạt kinh tế của các quốc gia phương Tây. Cả châu Âu và Nga đang cố gắng đa dạng hóa nhu cầu năng lượng. Đây là thời điểm thích hợp để Ấn Độ tăng cường hợp tác năng lượng với Nga.

Có thông tin cho rằng Ấn Độ và Nga đang thảo luận về các dự án đường ống dầu khí và thỏa thuận về một cơ chế, theo đó Nga sẽ tạo điều kiện cho Ấn Độ thanh toán các lô dầu nhập khẩu từ Iran. Những sáng kiến này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ song phương Ấn Độ - Nga.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Không nên coi bất cứ hoạt động kinh tế nào của Nga cũng nhằm vào chống Mỹ, vì nhiều khi nó chỉ là hoạt động kinh tế thương mại bình thường. Hiện tại thế giới rất đa dạng, không còn chia làm hai phe, cho nên không phải bất cứ hoạt động nào của một nước, ngay cả Mỹ cũng tiềm ẩn một ý nghĩa chính trị nào đó.
Việc VN giảm thiểu hành chính cho Nga vào Cam ranh, có thể hiểu theo nhiều khía cạnh. Mà theo tôi nó có thể có những nguyên nhân sau :
1- Quan hệ Nga-VN đã có đà từ trước, và sự phát triển này là theo cái đà đó, kiểu như quán tính. Cái đà ấy thể hiện trong việc Nga là đối tác quân sự lớn nhất của VN. Ngay ở Cam ranh, theo như báo chí VN nói, Nga đang giúp VN xây dựng căn cứ tầu ngầm, huấn luyện..cho nên việc tầu Nga vào Cam ranh có thể hiểu theo cái lý đó.
2- Cũng có thể hiểu là Nga trở lại Cam ranh, dưới dạng khác. Nga hiện tại không thể thuê đứt cảng này được, vì tình hình quốc tế thay đổi, và cũng không phải là lợi ích của VN.
3- Quan hệ Nga-VN cho đến nay vẫn vượt được sức ép (TQ đối với Nga, Mỹ đối với VN) bên ngoài.
Mặc dù quan hệ với Nga , so với tất cả các đối tác chiến lược khác, là cân bằng và điều kiện hai bên bổ xung cho nhau, cũng không nên quên các đối tác khác. Đặc biệt là Ấn độ , Mỹ, Nhật. Ấn độ vì nước này vừa là đối trọng chính trị, đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của vũ khí Nga. Trong trường hợp Nga bị TQ ép đi giật lùi, thì Ấn độ có thể giúp VN trong hai trường hợp. Hoặc là giúp bằng sức của họ, hoặc là cái cửa sau để Nga chuyền vào VN mà TQ không nói được. Mỹ - Nhật cũng là một cặp. Quan hệ với Mỹ thì đã rõ, như tôi nói ở trên, quan hệ bình thường với Mỹ giúp VN không bị ngăn cản bởi các tổ chức quốc tế Mỹ giật dây, chơi được với các đồng minh của Mỹ, ..Chỉ cần Mỹ không cản thì có thể chơi được với Nhật, Úc, Israel, Hà lan, Pháp , Ý, Đức, .. Vai trò của Nhật cũng quan trọng, vì mục tiêu an ninh của Nhật gần tương đồng với quyền lợi biển của VN. Nhật, Úc, Ấn, Mỹ đang nằm trong một liên minh hờ và có thể Nhật cũng muốn tiếng nói lớn hơn.
Mặc dù lâu dài là thế, nhưng về hiện tại, thái độ của Mỹ và Nhật không tương xứng với điều VN muốn (theo tôi hiểu, khi phân tích ngay những tin phổ cập). Sự « mở cửa » của Mỹ với VN vẫn hạn hẹp, và chưa qua được cái cửa chuyên làm nước cờ cản. Nhật bản thì với vụ tố giác hối lộ, đã để cho người ta nhìn thấy chưa làm được gì đã đòi ép. Mỹ đòi ép VN bằng đa nguyên đa nhóm, Nhật đòi ép bằng « chống tham nhũng ». Về nguyên lý thì có vẻ rất tốt, nhưng sau đó ẩn chứa của nó là gì thì không biết.
Giá dầu vẫn đang xuống, và như vậy Nga sẽ gặp khó khăn hơn. Ngược lại với VN thì lại là tín hiệu tốt để hồi phục kinh tế, mặc dù VN cũng xuất khẩu dầu mỏ.
Việc UK muốn thu thập người nước ngoài vào chính phủ mình, không biết độ chính xác của thông tin đến đâu, nhưng nó cũng có tiền lệ trong những nước ở Liên Xô cũ tách ra, cụ thể là 3 nước baltic và Georgie. Và không phải ngẫu nhiên mà những nước này kiên quyết đứng về phương Tây, ngay cả trong trường hợp sứt xẩy thiệt hại cho đất nước mình như ở Georgie.
Ví dụ ở Georgie, khi « cách mạng hoa hồng » xẩy ra, lúc đó Mikael Shakasvili người Georgie lấy vợ Mỹ hay Anh tôi không rõ lên làm tổng thống, và bộ trưởng bộ ngoại giao là một bà gốc Georgie nhưng quốc tịch Pháp và đang làm trong bộ ngoại giao Pháp lúc đó. Nhân sự trong quân đội Georgie cũng vậy. Và hậu quả của nó (tất nhiên chỉ là một trong những lý do) đã khiến Georgie quyết định đoạn tuyệt với Nga bất chấp các vấn đề địa lý, kinh tế, và cả truyền thống nữa (Staline là người Georgie, ..)
Nhưng chuyện tương tự như vậy cũng xẩy ra ở các nước Baltic. Trong các nước này, đã có tổng thống là ngoại kiều từ Mỹ hay Canada về.
ở những nước này, có tồn tại một cộng đồng ngoại kiều ở phương Tây và Mỹ, và để « đoạn tuyệt » với quá khứ Liên Xô cũ, để xây dựng lại một dạng dân tộc, mà người ta kéo những ngoại kiều này về. Vì thế tôi rất để ý xem ví dụ ở các nước Baltic hiện tại, người ta xây dựng lịch sử nước họ thế nào. Tại sao lại thế, vì trong thực tế khi Liên Xô tồn tại, những nước này không phải là thuộc địa của Nga mà nằm trong một cộng đồng bình đẳng. Ở những nước này, mức sống còn cao hơn ở chính nước Nga. Thế nhưng điều đó vẫn không làm họ thoả mãn.
Ở UK cũng vậy. Thời Liên Xô , UK là nước cộng hoà mạnh thứ 2 sau Nga. Chính vì thế khi Nga và UK quyết định phá vỡ Liên Xô thì chuyện đó đã xẩy ra. Như vậy quá khứ xô viết của UK không có gì là tàn tệ để đến nỗi căm ghét Nga cả. Vậy có thể hiểu là kêu gọi nước ngoài là làm thế nào để xây cái dân tộc trên cơ sở bài Nga, chỉ có cách thu thập ngoại kiều UK (thường là ở Mỹ) vì họ vừa có quá khứ chống cộng (ghét Liên Xô và quá khứ UK-Nga) vừa thường là đồng đảng của Bandera mà tôi đã nói ở trên.
Những thực tế này ở VN không gặp phải, vì tất cả phải đi qua Đảng. Nhưng ngay ở nước Cam pu chia bên cạnh cũng có chuyện đó. Khi ở Cam pu chia có thoả thuận đa nhóm, có người Cam pu chia ở Pháp (Cam kiều) chỉ làm nghề lái taxi, mà về làm tỉnh trưởng Bát tam băng.
Ở Miến điện, Ang Sung kyi cũng là ngoại kiều Anh, chồng con đều là người Anh. Nói thế để nói rằng một nước đang phát triển, ngoài những vấn đề nội tại của nó, còn có vấn đề ảnh hưởng của ngoại kiều ở phương Tây, mà cộng đồng ngoại kiều đó về mặt chính trị thường chống lại nhà nước của mình.
Với tôi, một đất nước thực sự là độc lập, nếu nhân sự bộ máy chính trị của nó phải là người trong nước, được đào tạo trong nước. Ở Mỹ , ở Pháp, ở Nhật, ở Đức, ..có ai tự hào là mình đã học ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, đẻ ở nước ngoài đâu.. Chỉ có những nước đang phát triển mới có kiểu tự hào đó. Obama suýt bị ra bã vì giấy tờ sinh đẻ mập mờ trong khi Mỹ nó mạnh như thế. Trong khi ở VN, nhà nào có máu mặt tí, con cái mới bé tí đã gửi ra nước ngoài để cho thành Tây. Nếu là học đại học thì còn hiểu được, nhiều khi mới có học cấp hai cấp một đã gửi đi, cứ tưởng ra nước ngoài là thành ông thành bà ngay, có khi hỏng. Tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta. Chẳng hiểu để làm gì.
Phó Thường Nhân
Theo như Novosti thì chính phủ UK vừa có thêm 3 thành viên người nước ngoài. Bà Natalia Iaresko người Mỹ gốc UK giữ chức bộ trưởng tài chính, ông Aivaras Abromavicius người Littuanie bộ trưởng phát triển kinh tế, Alexandre Kvitachvili, người Georgie, bộ trưởng y tế.
Ba nhân vật này trở thành người UK theo quyết định của tổng thống. Người ta có nhiều giả thiết xung quanh việc này.
1- Do không thể thoả hiệp với nhau, mà phải đưa một nhân vật « trung lập » vào.
2- Là « cái nháy mắt » tới những nước liên quan (Mỹ, Lituanie, Georgie).
Với Mỹ và vai trò bộ trưởng tài chính thì đã rõ, UK cần sự hỗ trợ của Mỹ về tài chính, cần tranh thủ Mỹ. Vậy hãy chờ xem Mỹ đáp ứng thế nào. Mỹ nó chỉ đáp ứng khi đã nắm cổ (ví dụ, khi Mỹ can thiệp vào cộng hoà Đô mi níc ở Trung Mỹ năm 1965, thì nó vẫn giữ nguyên chính phủ, nhưng kiểm soát bộ tài chính và thuế để đảm bảo thu hồi tiền. Tương tự như vậy, khi Ai cập vào đầu thế kỷ XIX nợ Anh, thì nó nắm thuế quan để đòi nợ, và như thế biến Ai cập thành thuộc địa. Gần đây nhất, Hi lạp cũng bị kiểm soát thuế quan tài chính bởi EU). Với Lituanie thì không rõ quan hệ UK-Lituanie, còn Georgie thì luôn luôn là đồng minh của UK trong việc đối đầu với Nga đã từng giúp đỡ nhau về quân sự (hướng UK tới Georgie).
Nga đã chính thức ngừng dự án South Stream, mặc dù đã có thoả thuận cấp nhà nước với tất cả các nước đông nam châu Âu (Bulgarie, Serbie, Hungarie,..). Với sự kiện này người ta có thể nhìn rõ cái cơ chế cưỡng bức trong quan hệ quốc tế hiện tại , mà vì theo chủ nghĩa Mác, tôi gọi nó là những cái khung. Nghiên cứu những cái khung cưỡng chế trong một mối liên hệ chính trị, kinh tế, xã hội chính là điểm mạnh của chủ nghĩa Mác. Và qua bóc trần sự cưỡng chế ấy, người ta có thể thấy sự bất công, cũng như có thể thấy ý đồ của các tác nhân làm thay đổi cái khung đó, cũng như khả năng hoạt động của chính mình (ở đây là nhà nước VN) trong các lĩnh vực đối ngoại, cải cách xã hội, phát triển kinh tế. Trong sự kiện này, người ta có thể thấy rõ chủ quyền của các nước đông nam âu là bằng không. Vì nó bị hai cái khung cứng kiềm chế, đẩy họ vào vị thế thuộc địa. Hai cái khung đó là EU và NATO (với Mỹ là chủ đạo). EU là sự cưỡng chế về kinh tế xã hội, Mỹ là quân sự chính trị thông qua NATO. Bằng các biện pháp kinh tế (tư hữu hoá, ép buộc vào Euro, ) các nước Pháp, Đức, ..đã biến các nước này thành thị trường thuộc địa. NATO, với vai trò ‘bảo vệ » là công cụ cưỡng chế chính trị. Với hai cái khung này, thì bất cứ là thể chế nào , đa nguyên đa nhóm hay không, chuyện dân chủ là không có. Đa nguyên đa nhóm trở thành biện pháp giúp Mỹ, EU « xì hơi » áp lực xã hội ở những nước này, để không cần can thiệp quân sự trực tiếp như thuộc địa kiểu cũ. Nhưng dù thế nào đi nữa, cũng không thể thay đổi cái khung.
Trong hai cái khung đó, cái Khung Mỹ-NATO bao trùm ra ngoài. Có nghĩa là EU không thể vượt cái khung này. Chính vì thế trong cái liên doanh south stream, mặc dù có Pháp, Đức.. Khi Mỹ đã bắt dừng là phải dừng. Ở đây người ta thấy rõ sức mạnh quân sự-tài chính quyết định của Mỹ.
Để bán cái khung này cho những nước đông nam âu, ngoài sức ép ngầm về chính trị, quân sự, kinh tế.. tất nhiên phải có cách bán nó, làm marketing, bởi vì nó là “dân chủ” mà. Vậy nó bán thế nào.
Để bán cái khung NATO, thì nó đặt ra vấn đề mối đe doạ của Nga. Và trình bầy NATO như một lá chắn bảo vệ các nước này trước sự xâm lược của Nga. Điều này nó đã làm rất tốt ở Bulgarie, nơi mà tình hữu nghị của nước này với nước Nga, ngay từ thời Sa hoàng đã rất lớn, thời XHCN cũ, Bulgaria cũng là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong COMECON. Điều này nói lên vấn đề medias là rất quan trọng, nó không phải là thông tin tự do như người ta rêu rao, mà là tuyên truyền, núp dưới dạng tự do báo chí.
Để bán cái khung EU, thì nó phỉnh phờ “tất cả chúng ta là người châu Âu”, lôi kéo bằng ảo tưởng phát triển kinh tế, trong khi thực chất chỉ là xâm thực thị trường.
Và để kết thúc tất cả những điều đó, là cái cơ chế của nó. Các nước đông nam âu này đều có tiếng nói trong EU, trong NATO. Nhưng lá phiếu của họ luôn là thiểu số. Tức là có quyền cũng bằng không.
VN cũng nằm trong hai cái khung. Một cái khung là chính trị quân sự, là sự tương tác của các cường quốc (Nga-TQ-Mỹ), một cái khung khác là ASEAN (tương đương như EU). Tất nhiên vị thế VN lợi hơn, vì ASEAN không có sức ép mạnh như EU, cũng như quan hệ giữa các cường quốc không phải là NATO. Nhưng để giữ chủ quyền, và từ chủ quyền phát triển kinh tế, người ta chỉ có một cách, đó là trung hoà các mối quan hệ với các cường quốc, tạo không gian quyền lợi cho mình. Đồng thời với chủ quyền của mình, nâng cao vị thế trong cái khung thứ 2 (ASEAN).
Trong các nước Đông Âu cũ, chỉ có Ba lan là làm được như thế, trong hoàn cảnh của họ. Họ làm thế nào thì tôi đã nói rồi, chỉ nhắc lại. Để nới cái khung quân sự- chính trị NATO, Ba lan dùng NATO trung hoà EU. Nhờ có sự trung hoà này mà Ba lan giữ được những công cụ để có vị thế trong EU (ví dụ không tham gia euro), cản trở sức ép của Pháp, Đức bằng cách dùng Mỹ chống lại.
Cho nên phải luôn có nhận thức về chủ quyền. Độc lập là điều kiện của Tự do, Tự do là điều kiện của Hạnh phúc. Đây là những điều kiện cần, chưa phải là đủ, vì mỗi lĩnh vực (tự do, hạnh phúc ..nó cũng có những điều kiện riêng). Nhưng không bao giờ có thể có Tự do mà không độc lập, hạnh phúc mà không có tự do độc lập. Vì điều kiện trên là cái khung tạo ra cái điều kiện dưới theo chiều độc lập -> tự do -> Hạnh phúc.
langtubachkhoa
http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/v...ioi/677820.html
Kissinger và “Trật tự thế giới”

Cuốn sách mới nhất của ông (cuốn thứ 17) có tựa đề World Order (Trật tự thế giới) đặc biệt đề cập tới sự vận động của trật tự này.

Điều đặc biệt về World Order là cách Kissinger diễn giải rành mạch sự định hình của trật tự thế giới hiện tại và các quy luật của nó với căn nguyên từ hòa ước Westphalia 1648, sau cuộc chiến 30 năm từng khiến gần 1/4 dân số châu Âu diệt vong.

Trong cuốn sách hơn 400 trang, ông nhận định rằng “một trật tự bị sụp đổ thường không phải từ thất bại quân sự hay là thiếu cân bằng nguồn lực (điều này thường xảy ra sau đó), mà là do không hiểu được bản chất và quy mô của các thách thức mà nó đối mặt”.

Kissinger thừa nhận sự nổi lên của Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế trong thế kỷ 21, y như cách nước Đức từng đe dọa trật tự ở châu Âu và dẫn tới hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.

Trong cuốn sách mới, ông trích lại nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng trong lịch sử 10/15 lần có sự cạnh tranh giữa một cường quốc mới và một cường quốc cũ, kết cục của nó là chiến tranh. Ông thừa nhận dù hai ông Obama và Tập Cận Bình đều tuyên bố muốn xóa bỏ căng thẳng giữa hai siêu cường cũ - mới nhưng thực tế không thể hiện được điều này.

Khi nói về căng thẳng ở biển Đông, ông không hề lạc quan khi cho rằng “sớm hay muộn một trong những căng thẳng này sẽ dẫn tới đối đầu. Tôi không muốn Trung Quốc và Mỹ giống như Đức và Anh hồi năm 1914, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể cưỡng lại điều này chỉ bằng cách đưa quân tới dọc biên giới Trung Quốc.


Câu hỏi thật sự là: liệu chúng ta có thể tạo được khoảng trống giữa chúng ta và Trung Quốc... với sự hiện diện của quân đội từ xa mà chúng ta có thể cạnh tranh (với họ được) bằng một số luật chơi được xác định rõ”.

Nhưng tiến sĩ Kissinger, một người Cộng hòa, lại khá “nhẹ nhàng” với nước Nga khi nói vai trò của Nga vô cùng quan trọng trong lịch sử. Ông chỉ ra rõ nước Nga từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 20 đã đóng vai trò cực sống còn khi ngăn chặn sự bành trướng của vua Charles XII của Thụy Điển rồi sau đó là Napoleon và Hitler.

* Nói cụ thể hơn: phương Tây nên phản ứng thế nào với việc Nga sáp nhập Crimea? Ông có sợ rằng điều này đồng nghĩa với biên giới trong tương lai sẽ không còn là bất khả tranh cãi nữa?

- Crimea chỉ là hiện tượng chứ không phải nguyên nhân. Hơn nữa, Crimea là trường hợp đặc biệt. Ukraine trong một thời gian là lãnh thổ của Nga. Chúng ta không chấp nhận chuyện một nước có thể thay đổi biên giới và lấy một tỉnh của nước khác.

Nhưng nếu phương Tây trung thực với bản thân mình, họ phải thú nhận rằng chính họ đã có những sai lầm. Việc chiếm Crimea không phải là bước tiến để chiếm thế giới. Nó không giống như Hitler đưa quân vào Tiệp Khắc.

* Vậy thì đó là gì?

- Chúng ta phải hỏi câu này: ông Putin đã chi hàng chục tỉ USD cho Olympic mùa đông ở Sochi. Thông điệp của Olympic là Nga là đất nước đã phát triển, gắn liền hơn với phương Tây qua văn hóa và họ muốn trở thành một phần của phương Tây.

Vì vậy, rất khó hiểu chỉ một tuần sau khi kết thúc Olympic, ông Putin lại chiếm Crimea và bắt đầu cuộc chiến với Ukraine. Ai đó phải tự hỏi tại sao việc đó xảy ra?

* Như vậy ông nói phương Tây ít nhất có trách nhiệm cho việc leo thang căng thẳng?

- Đúng vậy. Châu Âu và Mỹ đã không hiểu ảnh hưởng của những diễn biến, từ chuyện thỏa thuận hợp tác kinh tế của Ukraine với EU cho tới đỉnh cao là các cuộc biểu tình ở Kiev. Các sự kiện này, ảnh hưởng của nó, đúng ra cần được trao đổi với Nga. Điều này dù vậy không có nghĩa là phản ứng của Nga là đúng.

Ông có vẻ cảm thông rất nhiều cho ông Putin. Nhưng chẳng phải ông ta đang làm đúng những gì ông đang cảnh báo - tạo hỗn loạn ở miền đông Ukraine và đe dọa chủ quyền (nước khác)?

- Đúng là thế. Nhưng Ukraine luôn có tầm quan trọng đặc biệt với Nga. Việc không nhận ra điều đó chính là sai lầm (của phương Tây và Mỹ).

* Việc chiếm Crimea của Nga buộc EU và Mỹ phản ứng bằng việc áp lệnh cấm vận?

- Thứ nhất, phương Tây không chấp nhận chuyện sáp nhập, một số biện pháp phản ứng là cần thiết. Nhưng không ai ở phương Tây đưa ra kế hoạch rõ ràng nào về chuyện khôi phục Crimea. Không ai (trong phương Tây) muốn chiến đấu ở miền đông Ukraine. Đó là sự thật.

Ai đó (phương Tây) có thể nói chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này (chuyện chiếm Crimea), và sẽ không coi Crimea như là lãnh thổ Nga theo luật quốc tế - giống như chúng ta từng coi các nước Baltic là độc lập suốt thời kỳ Liên Xô.

* Vậy việc tương tác với ông ta (Putin) có ý nghĩa gì không?

- Chúng ta phải nhớ rằng Nga là nhân tố quan trọng của hệ thống quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc khủng hoảng khác như chương trình hạt nhân Iran hay Syria. Việc này vì vậy quan trọng hơn là leo thang căng thẳng mang tính chiến thuật.

Mặt khác, điều quan trọng là Ukraine vẫn duy trì là một quốc gia độc lập và họ có quyền lựa chọn về liên minh kinh tế thương mại. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ đương nhiên trở thành thành viên NATO. Cả anh và tôi đều biết rằng NATO sẽ không bao giờ bỏ phiếu đồng thuận để chấp nhận Ukraine gia nhập.

Ông vẫn nói như thể một siêu cường mà vẫn quen mọi thứ phải theo ý mình.

- Không, nước Mỹ không còn có thể chi phối được nữa và nước Mỹ cũng không nên như vậy. Sẽ là sai lầm nếu nghĩ thế.



Không hiểu sao ông này (thuộc phe bảo thủ) là phe luôn nói Nga rất mạnh đủ thứ, chả hiểu sao bây giờ lại nói thế. K hẳn chỉ là hoàn cảnh, mà phải có lý do gì nữa. Co thể lúc là phe đối lập họ nói khác, lên nắm quyền họ nói khác. NHưng hình như Nga thường có thể khoái đảng cộng hòa Mỹ hơn DC, k rõ vì sao? Có lẽ vì đảng cong hòa bảo vệ các hãng lớn, mà các hãng này như Boeing, Exon Mobile, các hãng năng lượng, hạt nhân, hàng không vũ trụ, ô tô, Google, các hãng công nghệ cao, etc. đều muốn hợp tác với Nga. Họ là người tỏ ra khó chịu nhất với cái lệnh trừng phạt từ đầu.
http://infonet.vn/quoc-hoi-my-chi-trich-ma...post152706.info
Quốc hội Mỹ: Chỉ trích mạnh mẽ nhưng vẫn muốn hợp tác với Nga
Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz chỉ trích hành động gây hấn và thù địch của Nga là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tỏ rõ thiện chí muốn hợp tác nếu Nga chấp nhận thay đổi. "Tôi tin tưởng rằng Quốc hội mới sẽ sẵn sàng hợp tác nếu Nga có thiện chí với Mỹ trong vấn đề này".



Hình như Nga cũng đang định làm ở VN cái sản xuất này

Nga và Ấn Độ đang triển khai liên doanh sản xuất đạn dược dành cho pháo xe tăng cỡ 125 mm, dùng trang bị cho xe tăng T-90 của quân đội Ấn Độ, - như thông báo hôm thứ Tư từ Bộ Quốc phòng ở New Delhi.

Hợp đồng tương ứng đã được ký kết giữa xưởng quân giới Calcutta và "Rosoboronexport", - thông cáo cho biết. Cơ sở sản xuất đạn dược sẽ bố trí trên lãnh thổ Ấn Độ và sử dụng công nghệ của Nga. Hồi tháng Ba, các bên đã ký kết hợp đồng theo đó "Rosoboronexport" cung cấp cho Ấn Độ 42.000 quả đạn sản xuất tại Nga.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_03/280810658/

Không hiểu 2 màn hình thì cảm giác thế nào nhỉ?

Yota chính thức giới thiệu mẫu thứ hai của điện thoại thông minh Nga - YotaPhone 2, - như RIA Novosti đưa tin tức từ lễ ra mắt sản phẩm smartphone tổ chức hôm nay tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại "Garazh" trong Công viên Văn hóa Gorky.

Theo lời Tổng Giám đốc hãng Yota Devices, điện thoại thông minh này có hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các model ra trước cũng như các điện thoại thông minh khác đang hiện diện trên thị trường. Cụ thể, YotaPhone 2 có pin rất bền giúp tiết kiệm năng lượng. Trong chế độ "đọc”, nó có thể làm việc 5 ngày chỉ với một lần sạc. Trong chế độ “tiết kiệm”, điện thoại hoạt động được tới hai ngày đêm, đảm bảo hầu hết các chức năng tiêu chuẩn như cuộc gọi, tin nhắn SMS và đọc thư điện tử.
Điểm độc đáo cơ bản của YotaPhone 2, cũng như tiền bối của nó, là ở chỗ điện thoại này có hai màn hình, một nằm trên bảng điều khiển phía trước và nhìn chung phù hợp với những tính năng chính của hầu hết tốp hàng đầu các nhà sản xuất điện thoại thông minh hiện đại.
Chiến lược phát triển của Yota Devices dự trù tăng cường lấn sân thị trường quốc tế. Không bao lâu sau khi trình làng, YotaPhone 2 sẽ được mang tới thị trường 20 nước châu Âu. Trong quý đầu tiên của năm 2015 điện thoại thông minh Nga sẽ có mặt tại Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp theo sẽ là Canada và khu vực Mỹ Latinh.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_03/photo-0763/
langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/chau-au...u-a-622973.html
Châu Âu “chơi” Nga, Moscow “nắn” đường ống dẫn khí sang châu Á?
Hơn nữa, đường ống khí đốt không phải là một ưu tiên đối với nước Nga. Nhiều chuyên gia cho rằng, xuất phát từ thực tế là Tổng thống Putin đã nói chuyện và hành động trong bối cảnh chuyển hướng dự trữ năng lượng tới châu Á. Điều đó là đúng đắn, bởi vì cần phải hướng các nguồn lực đến nơi có nhu cầu ngày càng tăng, tức là nơi mà nền kinh tế sẽ tăng trưởng. Khác với châu Âu, kinh tế của châu Á sẽ phát triển nhanh chóng.

Các chuyên gia nhất trí rằng sẽ không có rủi ro kinh tế nào xảy ra với Nga trong việc từ bỏ "Dòng chảy phương Nam". Hơn nữa, dự án được thiết kế chủ yếu để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng châu Âu, đã phải trải qua những khó khăn về dầu khí do phải trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine.


Báo người lao động này hay dịch nguyên xi bài từ Anh, Mỹ và cũng hay viết bài ủng hộ Mỹ. Tuy nhiên tôi không nghĩ chỉ Đông Âu bị thiệt, mà cả EU cũng bị thiệt hại về chính trị. EU chỉ còn nguồn khí đốt thay thế :
1) từ Nga qua Thổ => bị Thổ gây ảnh hưởng để vào EU => bị Mỹ gây ảnh hưởng qua Thổ
2) Iran, đụng độ với cả Nga, TQ, Ấn, Nhật, Mỹ. Cơ sở hạ tầng đẻ xây khí đót là khổng lồ mà cả EU và Mỹ đều k muốn móc hầu bao
3) tử Trung Á, nơi mà Nga và TQ đã nhất quyết k để Mỹ (chứ đừng nói đến EU rớ tay vào), hơn nữa về vị trí vô cùng bất lợi, gần như k thể xây đường ống
4) Từ Mỹ, và EU sẽ bị Mỹ xích cổ thêm về cả kinh tế và chính trị.

Không hiểu Nga có đi đêm với Mỹ không mà chơi EU chiêu này đau quá. EU gây khó dễ cho Nga để đòi được quyền đồng sở hữu và thầu đường ống, đồng thời lợi dụng vụ Ukr để đòi Nga chấp nhận dùng đường ống này cho gói năng lượng thứ 3, ai ngờ Nga lại bỏ đi hẳn

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nga-tuye...03222849224.htm

Các nước Đông Âu vừa sốc vừa giận sau khi Nga ngưng dự án “Dòng chảy phương Nam” xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga xuyên qua biển Đen đến châu Âu. Thay vào đó, Nga sẽ xây đường ống dẫn khí chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo The New York Times gọi sự kiện Moscow ngưng dự án trên là thất bại về ngoại giao hiếm có của Tổng thống Putin, đồng thời là chiến thắng của EU và Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà quan sát Mỹ và châu Âu không đồng tình. Theo họ, với tư cách là nhà cung cấp, Nga không hề thua, còn Thổ Nhĩ Kỳ mới là người thắng trong vụ này.

Sự phụ thuộc của EU vào khí đốt Nga vẫn còn đó. Hơn nữa, báo Anh The Times cho rằng Tổng thống Putin đã tuyên chiến về khí đốt với EU và biện pháp trừng phạt đầu tiên chính là ngưng “Dòng chảy phương Nam”.

Ủy ban châu Âu đang chờ đợi Nga đưa ra lời giải thích, đồng thời có ý định tiếp tục đàm phán với Nga và các bên liên quan để khơi thông lại dự án.


Bây giờ thì Úc chơi Mỹ sau khi đã ký hiệp định tự do thương mại với TQ
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/uc-trun...-gi-625873.html
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/tru...03130040823.htm
Hãng tin AFP dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã hôm nay ,3/12/2014, cho biết Bắc Kinh và Canberra nhất trí thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự, cho dù nước Úc vẫn tiếp tục củng cố hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Truyền thông Trung Quốc ngày 3/12 đưa tin Bắc Kinh và Canberra đã nhất trí tăng cường quan hệ quân sự, đồng thời tán dương các mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước ngay cả khi Australia đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và Nhật Bản.
Động thái trên diễn ra sau chuyến thăm Australia của Chủ tịch nước Tập Cận Bình hồi tháng trước, trong đó hai bên nhất trí nâng quan hệ song phương lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện" và ký một thỏa thuận thương mại tự do.

Tân Hoa xã cho biết Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã hội đàm với Tư lệnh lực lượng quốc phòng Australia Mark Binskin và Thư ký Bộ Quốc phòng Australia Dennis Richardson đang ở thăm Trung Quốc để tham dự Đối thoại chiến lược thường niên. Tại các cuộc hội đàm, ông Phạm Trường Long đã nhận định việc cải thiện các mối quan hệ quân sự thể hiện "một tầm cao mới về niềm tin chính trị song phương. Quan hệ quân sự là một phần quan trọng trong các mối quan hệ song phương"

langtubachkhoa
Sau khi Putin tuyên bố dừng dự án dòng chẩy phương Nam cổ phiếu của Gazprom tăng 1,1% . Không hiểu lý do gì?

http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...03103457826.htm

Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller nói rằng, tập đoàn sẽ chuyển hướng xây dựng tuyến đường ống qua Thổ Nhĩ Kỳ, có khả năng chuyên chở 63 tỉ m3 khí/năm, 14 tỉ m3 trong số đó sẽ “chảy” vào cho Thổ Nhĩ Kỳ; số còn lại sẽ cung cấp cho các thị trường ở châu Âu từ một trung tâm khí đốt ở rìa phía Đông Nam của châu Âu trên biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp.

Ông Ivan Kapitonov, Giáo sư tại Học viện Hành chính công và Kinh tế Quốc gia (Nga) bình luận, “Trong trường hợp này, Nga sẽ vẫn đạt được những hiệu quả như đã trù tính: Đa dạng hóa các tuyến đường ống dẫn khí, tránh phải phụ thuộc vào những quốc gia trung chuyển không đáng tin cậy”. Theo ông, các nước EU có thể sẽ ngạc nhiên trước quyết định của Nga, khi Moskva đã lựa chọn Thổ Nhĩ Kỳ là điểm trung chuyển. Brussels không lường trước rằng tuyến đường ống này sẽ chạy qua một nước không phải là thành viên của EU. Đương nhiên, Nga sẽ phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đó là một lựa chọn hợp lý, khi mà EU sẽ khó có thể phản đối kế hoạch mới của Nga.

Ông Dmitry Baranov, chuyên gia hàng đầu tại Công ty quản lý Quỹ đầu tư Finam nói rằng, “Dòng chảy phương Nam” có thể sẽ được làm sống lại nếu như EU thay đổi quan điểm, vì “Nga sẽ vẫn tuân thủ nghiêm các hợp đồng cung cấp khí đốt cho EU”. Theo ông, Moskva không từ bỏ mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu khí đốt và sẽ luôn sẵn sàng cung cấp năng lượng cho bất cứ đối tác nào, dựa trên nguồn lợi phong phú mà thiên nhiên ban tặng.

Về phần mình, Cao ủy phụ trách năng lượng EU Maros Sefcovic cho biết, EU không có ý định hủy cuộc gặp của những đối tác tham gia “Dòng chảy phương Nam” dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 9/12 tới. Chủ tịch Liên minh quốc tế về ngành công nghiệp khí đốt (UIG), ông Jerome Ferrie, bình luận, châu Âu không thể thiếu được nguồn cung khí đốt từ Nga. Khi bất ổn tại Ukraine lắng dịu, EU sẽ thấy được các tuyến đường ống dẫn khí này sẽ quan trọng như thế nào đối với sự ổn định của “lục địa già”.


BT Năng lượng Ukr: Việc hiện đại hoá đường ống từ Nga qua Ukraine tới Tây Âu có ý nghĩa hơn dự án 'Dòng chảy phương Nam'. Ukraine là "đối tác tin cậy" trong việc nối ống Nga - EU

Theo báo Đức "Tiêu điểm“ ngày 2/12, bất chấp việc Nga tuyên bố ngừng dự án "Dòng chảy phương Nam", Uỷ ban châu Âu vẫn sẽ tiếp tục thảo luận về dự án này. Trong khi đó, việc sản xuất đường ống cung cấp cho dự án vẫn đang được tiếp tục tiến hành tại Đức.

Theo kế hoạch, Uỷ ban châu Âu sẽ tiến hành thảo luận trong tuần tới nhằm tìm các biện pháp thay thế cho việc cung cấp khí đốt tới khu vực Đông Nam Âu. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng châu Âu ở Brussels, vào ngày 9/12, đại diện tám nước EU gồm Bulgaria, Hungary, Slovenia, Áo, Croatia, Italy, Romania và Hy Lạp – những nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc ngừng dự án trên, sẽ tiến hành họp ở Brussels để thảo luận cách thức đẩy nhanh việc kết nối các nước này vào mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của châu Âu.

Dự án "Dòng chảy phương Nam“ theo kế hoạch có tổng chiều dài 2.380 km, đưa khí đốt từ Nga qua Biển Đen tới Bulgaria và từ đó tới khu vực Tây Âu. Tuy Nga đã tuyên bố ngừng dự án, song Uỷ ban châu Âu vẫn muốn tiếp tục thảo luận về dự án này. Nhà sản xuất đường ống Europipe, có trụ sở ở Mülheim thuộc vùng Ruhr của Đức, cho tới nay vẫn chưa nhận được thông báo chính thức huỷ bỏ dự án và việc sản xuất vẫn đang được tiếp tục. Hồi đầu năm 2014, Europipe đã nhận được hợp đồng sản xuất đường ống có tổng trọng lượng khoảng 450.000 tấn cho việc lắp đặt 600 km đường ống đầu tiên trong dự án Dòng chảy phương Nam. Những đoạn ống đầu tiên đã được chuyển giao và hiện Europipe vẫn đang có khoảng 700 lao động tham gia sản xuất đường ống cho dự án này.


http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/du-tho-...ara-622869.html
Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua khí đốt của lớn thứ hai của Nga sau Đức. Khoảng 60% khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ được nhập khẩu từ Nga. Moscow cũng có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...02183358166.htm

Báo “The Hindustan Times” vừa đăng bài viết của giáo sư Gulshan Sachdeva, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu châu Âu thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, về quan hệ Nga - Ấn Độ trước thềm chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ.

Tổng thống Nga Putin sẽ thăm chính thức Ấn Độ và tham dự cuộc gặp cấp cao thường niên Nga - Ấn Độ lần thứ 15 trong tháng 12 này. Đây là lần thứ 11 ông Putin tham dự cuộc gặp cấp cao Nga - Ấn, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2000.

Trong chuyến thăm của ông Putin, lãnh đạo hai nước sẽ bàn thảo các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, trong đó tập trung thảo luận về Dự án Hành lang thương mại Bắc Nam, sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tăng cường sự liên kết của Ấn Độ với Liên minh hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga cũng như khả năng xây dựng các đường ống dẫn dầu khí tới Ấn Độ.

Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt sẽ là thúc đẩy sự tham gia tích cực của Nga vào sáng kiến “Make in India” (Sản xuất tại Ấn Độ), đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, những bước đi cụ thể trong trao đổi hàng hóa và thương mại, sự liên kết yếu nhất trong quan hệ song phương, cũng sẽ được hai bên tập trung thảo luận.

Trong cuộc gặp cấp cao trước đó, hai nước đã đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD vào năm 2010 và lên 15 tỷ USD vào năm 2015. Hành động ngay lập tức là cần thiết để giải quyết các vấn đề tồn tại trong hợp tác song phương như sự thiếu thông tin và vấn đề visa cho các công ty Ấn Độ khi tiếp cận thị trường Nga.

Nga là nước có lợi thế trong ngành công nghiệp quốc phòng, dầu khí, năng lượng hạt nhân và Ấn Độ đã tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho tất cả các lĩnh vực này.

Có thông tin cho rằng Ấn Độ và Nga đang thảo luận về các dự án đường ống dầu khí và thỏa thuận về một cơ chế, theo đó Nga sẽ tạo điều kiện cho Ấn Độ thanh toán các lô dầu nhập khẩu từ Iran. Những sáng kiến này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ song phương Ấn Độ - Nga.


Sao phương Tây lại để cho 3 nước xây cái này nhỉ?
Ngày 3/12, tổng thống ba nước Kazakhstan, Turkmenistan và Iran đã khánh thành tuyến đường sắt Bắc-Nam dài 928 km do ba nước hợp tác xây dựng.
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/kha...03202231249.htm


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...03160528183.htm
Việc dầu thô sụt giá không hề ảnh hưởng đến các dự án của Nga ở Bắc Cực. Theo lời Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak, các doanh nghiệp dầu mỏ của Nga không chùn bước trước điều kiện kinh tế mới eo hẹp, các dự án sẽ được xúc tiến theo đúng tiến độ.
Trong tương lai, Bắc Cực sẽ là yếu tố đảm bảo độc lập cho nước Nga. Ông Vasily Bogoyavlensky - Phó Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Dầu khí thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga - nhận định: “Trữ lượng dầu khí ở phía Bắc thềm lục địa Nga vào khoảng 100 tỷ tấn, trong đó khoảng 80% là khí đốt. Khu vực giàu hơn hết là các vùng biển Barents và biển Karsk. Nga bắt đầu khai thác thềm lục địa ở Bắc Cực từ năm 2003. Còn trên đất liền chúng tôi đã triển khai công việc cách đây gần bốn thập kỷ, hoạt động này rất cần được mở rộng”.

Nước Nga vừa chứng minh trước các tổ chức quốc tế quyền sở hữu hợp pháp thềm lục địa ngoài khơi phía Bắc, vừa tích cực tiến hành các hoạt động khai thác Bắc Cực. Nguồn khoáng sản khổng lồ tại đây vẫn chưa được khám phá hết. Bắc Cực có hầu hết các loại hình tài nguyên nhưng phần lớn nằm ở độ sâu dưới 500 mét. Yếu tố này và điều kiện khí hậu là những trở ngại để tiến hành hoạt động thăm dò trong suốt cả năm. Sự ấm lên trên toàn cầu đang mở ra cơ hội mới cho việc khai thác tài nguyên ở Bắc Băng Dương.
langtubachkhoa
Mot cach nhin khac, thuc ra danh gia Nga thiet hay loi voi dong rup va gia dau giam rat kho noi, vi thiet cho nay lai hai cho kia. Phuong Tay thi ho chi nhan manh den cai thiet cua Nga ma thoi, de lam tam ly chien va tien hanh cach mang mau, etc.

http://infonet.vn/nga-van-song-tot-du-gia-...post152759.info

Theo chuyên gia tài chính toàn cầu Patrick L Young, mặc dù giá dầu giảm mạnh và đồng rúp của Nga đang mất giá, nhưng nền kinh tế Nga sẽ không ảm đạm như nhiều người nhận định.
RT dẫn lời ông Patrick Young cho rằng, dầu và khí đốt xuất khẩu của Nga được trả bằng ngoại tệ, do đó đồng rúp giảm sẽ bù lại cho những thiệt hại của giá dầu giảm.

Ngoài ra, đồng tiền mất giá còn có một tác động tích cực khác đối với nền kinh tế Nga là giảm nhập khẩu, đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước. Người dân Nga sẽ không bị tác động nhiều trừ khi họ đi ra nước ngoài.

Hơn nữa, nợ của chính phủ Moscow cũng rất thấp. Nhiều người đang quan ngại sâu sắc vì họ cho rằng Nga sẽ phải tái cấp vốn các khoản nợ bằng đồng USD. Tuy nhiên, ông Patrick cho rằng, tình hình không ảm đạm đến như thế. So sánh với khoản nợ của khu vực đồng tiền chung euro và với một quốc gia như Italia với nợ chính phủ bằng 150% GDP, thì nợ công của Nga rất nhỏ.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà còn với nhiều nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ khác như Venezuela, Iran, Iraq và các quốc gia Vùng Vịnh.

Tuy nhiên, người ta dường như lại chỉ tập trung vào câu chuyện của nước Nga. Họ cho rằng sự việc này có mối liên hệ với các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moscow, và với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo Đài Tiếng nói Nước Nga, phát biểu hôm 28/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, việc giá dầu sụt giảm là phản ứng tất yếu của thị trường sau quyết định của OPEC về việc không thay đổi sản lượng khai thác.

Theo ông, thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng trở lại ngay trong quý đầu của năm 2015.

Một người bạn của Putin phát biểu với điều kiện giấu tên cho hay, các biện pháp trừng phạt không có tác dụng vì Mỹ và châu Âu không hiểu được tâm lý nước Nga. Đất nước này đã vượt qua hai năm Leningrad bị bao vây trong Thế chiến II và chắc chắn Moscow cũng sẽ vượt qua khó khăn hiện tại.

Evgeniy Minchenko, người đứng đầu Viện Quốc tế về nghiên cứu chính trị ở Moscow cho biết: "Phương Tây đã hiểu sai động lực của ông Putin. Họ nghĩ rằng ông Putin là một doanh nhân, tiền đối với ông là quan trọng nhất và rằng việc ép ông và các đồng minh của ông về mặt tài chính sẽ hạ gục được họ”.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/nga-ra-lenh-cam-...u-my/294813.vnp

Nga ra lệnh cấm nhập khẩu thịt gia cầm thành phẩm từ Mỹ
Ngày 4/12, Cơ quan Kiểm soát thú y và kiểm dịch thực vật liên bang Nga (Rosselkhodnadzor) đã ra lệnh cấm nhập khẩu các loại thành phẩm chế biến từ thịt gia cầm, đặc biệt cấm nhập thịt và thịt gia cầm bán thành phẩm của Mỹ kể từ ngày 5/12.



http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/nga-cam...-au-626804.html
Nga “cấm cửa” thịt nhập từ châu Âu
Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga đã áp lệnh hạn chế nhập thịt từ Ý, Đức và Montenegro, Thời báo Moscow đưa tin.


My tung du tru dau ra de gim gia dau? Neu the thi bien phap nay k lau dai duoc
http://www.vietnamplus.vn/du-tru-dau-cua-m...-len/294816.vnp
Dự trữ dầu của Mỹ giảm đẩy thị trường năng lượng đi lên
Trong phiên giao dịch chiều ngày 4/12, giá dầu tại thị trường châu Á phục hồi nhờ thông tin về kho dự trữ dầu của Mỹ giảm. Thông tin này khiến nhà đầu tư lạc quan hơn về nhu cầu năng lượng tại Mỹ trong mùa Đông năm nay.

Trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2015 tăng 56 xu lên 67,94 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 35 xu lên 70,27 USD/thùng.


http://www.vietnamplus.vn/saudi-arabia-ra-...u-mo/294480.vnp
Saudi Arabia ra điều kiện cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ
Hoàng tử Turki al-Faisal al-Saud - một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong Hoàng gia Saudi Arabia - khẳng định nước này sẽ chỉ xem xét tới khả năng cắt giảm sản lượng dầu mỏ nếu Iran, Nga và Mỹ cũng có hành động tương tự vì Riyadh muốn bảo vệ thị phần của mình trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Tờ Telegraph (Anh) dẫn lời của Hoàng tử Turki đang ở thăm London cho biết Saudi Arabia sẽ không lặp lại sai lầm trước đây khi để mất thị phần dầu mỏ thế giới vào tay các đối thủ của nước này.

"Vương quốc Saudi Arabia sẽ không để mất thị phần vào tay bất cứ ai tại thời điểm này và không để Nga, Iran, Nigeria hay bất cứ nước nào khác bán dầu cho các khách hàng của Saudi Arabia," ông nói


http://www.vietnamplus.vn/bulgaria-bac-cao...-nam/294463.vnp
AFP đưa tin Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev ngày 2/12 đã phủ nhận trách nhiệm của Sofia liên quan đến quyết định của Nga về việc ngừng dự án đường ống "Dòng chảy Phương Nam" dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu trị giá nhiều tỷ USD
langtubachkhoa
Mỹ xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu cạnh tranh với Nga
http://giaothongvantai.com.vn/the-gioi/201...voi-nga-566098/

Hôm qua (3/12), trả lời hãng tin Sputnik, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCain cho biết, Mỹ có thể bắt đầu xuất khẩu khí đốt cho Châu Âu nhằm cân bằng với sản lượng xuất khẩu năng lượng từ Nga trước năm 2020 hoặc sớm hơn nữa.


Như vậy đúng như chúng ta dự đoán, Nga ngừng dòng Nam sau khi đã ký kết tăng lượng khí đót cho Thổ Nhĩ Kỳ và trứoc đó đã ký bản hợp đòng khí đốt khổng lồ thứ 2 với TQ tại APEC (bản hop đồng 40 tỷ USD đầu tiên đã được ký hồi tháng 3 năm nay). Bản hợp đồng này bóp chết dự án khí hóa lỏng của Mỹ-Canada sang châu Á. Như vậy sau khi đã có thêm thị trừong châu Á, Nga đã buông lỏng EU ra cho Mỹ nắm, thể hiện ở 2 điều:
1) Tạm ngưng South Stream
2) Đề xuất với Thổ chuyển khí sang EU theo Blue Stream

Như thế Mỹ sẽ có thể xuất khẩu 1 phần khí đốt hóa lỏng sang EU, dù Nga có xuất khẩu khí đốt cho EU sang Thổ, thì Thổ dù có sự tự chủ nhất định vẫn không vựot mặt Mỹ được, hơn nữa điều đó tạo thuân loi cho Thổ gia nhâp EU, đúng với mong muốn của Mỹ, nhất là nếu ANh sắp rời EU thì Mỹ càng cần có thêm tay trong ở EU nữa.

2 nhiệm kỳ đầu của Putin coi EU là trọng tâm, muốn dùng EU để cân bằng với Mỹ. Việc Ukr vừa qua cho thấy rốt cục EU cũng k thể chống nổi sức ép Mỹ (dù Mỹ đã phải dùng đến vụ MH17 mới ép EU được), thế thì việc Nga có ngả sang EU như trước cũng k có lợi mấy, việc Nga nhả EU ra 1 phần cho Mỹ, cũng là cách để tháo ngòi dần khủng hoảng (vì Mỹ k thể ngưng khi chưa được lợi gì về chiến luoc, nhất là khi mất Crimea và Nga thành lập khối BRICS + 2 cơ chế tài chính gây thiệt hại nặng cho Mỹ, Á-Âu).

Như vậy đối với EU đây là 1 sự thiệt hại khủng khiếp, họ mất Nga (nhất là khi các chiến lược gia của họ, nhất là Đức, Italia, etc. cho rằng Nga chính là tương lại cho sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế EU), thất bại trong việc kéo Nga hòa nhập vào EU (như lời ngườ đứng đầu hiệp hội các doanh nghiệp Đức), bị chia sẻ Ukr với Mỹ và Nga, bị Mỹ khống chế chặt hơn, chịu thiệt hại nặng về kinh tế và xã hội do phải mua khí hóa lỏng đắt đỏ của Mỹ.

http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ba-me...g-phat-nga.html
(PetroTimes) - Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn giữ nguyên các lệnh trừng phạt đối với Nga. Những biện pháp trả đũa của Nga từ 3 tháng nay đã khiến nền kinh tế EU thiệt hại hàng chục tỷ USD, trong đó Đức là quốc gia chịu tổn thất nhiều nhất. Làn sóng chống trừng phạt Nga đã âm ỉ cháy trong lòng EU.
“Tiếp tục trừng phạt Nga như hiện nay thực sự là một thách thức đối với Đức"-theo Gernot Erler – thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức (đảng đối lập với Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo - CDU của Angela Merkel).

Biện pháp trả đũa của Nga chủ yếu đánh vào ngành nông nghiệp và ngành chế tạo của EU bắt đầu từ tháng 8. Việc Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU khiến khối này thiệt hại hơn 5 tỉ USD và dự kiến sẽ lên tới 7 tỉ USD. Phần Lan và các nước vùng Baltic chịu thiệt hại nhiều nhất từ lệnh cấm này vì 75% lượng phomai của họ được xuất sang Nga. Tiếp sau đó là các nước như Đức, Hà Lan, Ba Lan. Riêng tại Đức, theo ước tính, các chủ trang trại tại đây thiệt hại khoảng 750 triệu USD do không thể xuất khẩu hàng hóa sang Nga. Tổng thiệt hại cho ngành nông nghiệp Đức là 1,87 tỉ USD. Trong khi đó, ngành chế tạo của Đức cũng gặp không ít khó khăn khi Đức là quốc gia chiếm tới 1/3 tổng khối lượng hàng chế tạo của EU xuất sang Nga.

“Các công ty Đức ngày càng kiên quyết hơn yêu cầu chính phủ và EU đền bù cho họ những tổn thất từ các lệnh trừng phạt Nga”, Đại diện Thương mại Nga tại Hà Lan Alexander Cherevko nói trên đài RIA Novosti. Thậm chí, nhiều công ty Đức đã đánh tiếng với Thủ tướng Angela Merkel là nếu tình hình cứ tiếp tục như vậy, họ sẽ ngừng tài trợ cho chính đảng của bà.

Lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực trong vòng 1 năm, tức là nếu như không có thêm diễn biến căng thẳng nào khác, những áp đặt này sẽ bắt đầu nới lỏng từ tháng 3/2015. Có 2 kịch bản có thể xảy ra đối với các đòn trừng phạt từ EU:

Trường hợp thứ nhất là căng thẳng quân sự tiếp tục leo thang tại miền Đông Ukraina. Trường hợp còn lại là các bên liên quan tỏ rõ thiện chí muốn thỏa thuận, đạt được giải pháp cho vấn đề này.

Dù thế nào thì áp lực buộc EU phải gỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ là rất cao.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu diễn biến xung quanh vấn đề Ukraina không hạ nhiệt, khi mà chưa bên nào có động thái đột phá tại miền Đông?

Báo Financial Times dẫn lời một nhà ngoại giao kì cựu của Đức cho biết, chính quyền nước này có thể thay đổi nghiêng về chiều hướng ôn hòa. Theo ông, với người Đức, Crimea chẳng phải vấn đề gì to tát đến nỗi có thể hủy hoại mối quan hệ truyền thống bền chặt với Nga. “Vấn đề đối nội sẽ ngày càng trở nên khó khăn cho Thủ tướng Merkel” - ông kết luận.

Đức đã thành công trong việc giành được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu về vấn đề Ukraina nhưng điều đó cũng đồng thời đặt gánh nặng lớn lên vai bà Merkel khi hiện nay, các giới hạn kinh tế đã tác động mạnh trở lại EU. Bất luận quan hệ giữa Nga và châu Âu đang tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, vẫn không thể phủ nhận thực tế Nga là đối tác quan trọng của khu vực này không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà vẫn là định hướng để giải quyết nhiều vấn đề quốc tế khác. Ngày càng xuất hiện nhiều yêu cầu chính phủ đánh giá các tương đồng, mâu thuẫn về lợi ích, quan điểm trong quan hệ với Nga, cũng như tìm ra các biện pháp hòa bình cho các cuộc xung đột như ở Ukraina. Do đó, nhiều khả năng quan hệ tới đây giữa phương Tây với Nga có thể bước sang giai đoạn mới là hợp tác có giới hạn.



http://laodong.com.vn/the-gioi/ukraina-bo-...lisi-275009.bld
Hôm 2.12, Quốc hội Ukraina bổ nhiệm ông Alexander Kvitashvili, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng và an sinh xã hội của Gruzia làm Bộ trưởng kinh tế của Ukraina.
Một chính trị gia của Gruzia có tên Yekaterina Zguladze-người đưa ra cải cách lực lượng cảnh sát của nước này-sẽ đảm nhận vị trí Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraina, theo tờ Kommersant.

Tại Tbilisi - thủ đô của Gruzia, bình luận về các động thái bổ nhiệm trên, ông Levan Berdzenishvili nói với Kommersant rằng, "đây là một quyết định sai lầm sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ Ukraina-Gruzia".
Việc Ukraina bổ nhiệm các đồng minh của cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili vào các vị trí hàng đầu của chính phủ nước này đã khiến chính quyền Gruzia phẫn nộ, nhật báo Kommersant hôm nay (4.12) cho biết, dẫn lời một nhà lãnh đạo của Liên minh cầm quyền Gruzia.

Phó Thủ tướng Gruzia Kaha Kaladze trước đó cho rằng, động thái của Ukraina "sẽ dẫn đến những hậu quả không thể tưởng tượng được", và nhấn mạnh, điều này sẽ không góp phần cải thiện quan hệ song phương.
langtubachkhoa
http://giaothongvantai.com.vn/the-gioi/the-gioi-giao-thong/201412/duong-sat-xuyen-a-au-hien-thuc-hoa-tham-vong-moi-cua-trung-quoc-565853/

Đường sắt xuyên Á-Âu: Hiện thực hóa tham vọng mới của Trung Quốc

Trung Quốc vừa khánh thành tuyến đường sắt dài nhất thế giới cuối tháng 11, đi qua 8 quốc gia, kết nối châu Á với châu Âu. Công trình là một trong những dự án cụ thể hóa tham vọng "biên giới mềm" của Trung Quốc.
21 ngày đi qua 8 nước

Dự kiến, tháng 12 này, đoàn tàu Yixinou sẽ tới Madrid (Tây Ban Nha) sau khi rời Yiwu - trung tâm công nghiệp cách Thượng Hải chưa đầy 320km về phía Nam hôm 18/11. Đoàn tàu hàng 82 toa này sẽ mất khoảng 21 ngày cho hành trình 10 nghìn km, qua Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức, Pháp.

Yiwu - thị trường bán buôn lớn nhất thế giới dành cho hàng hóa tiêu dùng nhỏ. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo cộng đồng thương nhân nước ngoài, nhiều nhất là cộng đồng người Arab. Và dự án đường sắt này cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc kết nối giữa nền kinh tế đang bùng nổ của mình với các thị trường châu Âu theo phương châm biên giới mềm: Ở đâu có hàng hóa Trung Quốc đó là đường biên giới của nước này.

Trong khi đó, EU là khu vực đang nhập khẩu nhiều hàng hóa của Trung Quốc nhất. Tổng giao dịch giữa hai bên là hơn một tỷ USD mỗi ngày. Giới doanh nghiệp ở Yiwu cho biết, tuyến đường này nhanh hơn đường biển và rẻ hơn đường hàng không, đồng thời, còn giúp vận chuyển hàng hóa hai chiều giảm đáng kể sự phụ thuộc vào hai hình thức vận tải này. Trước đó, việc chạy thử nghiệm tuyến đường sắt mới đã bắt đầu từ đầu năm, trên tuyến Yiwu - Trung Á, giúp tăng giá trị xuất khẩu của khu vực này thêm 39 triệu USD. Ông Huang Qifan, Thị trưởng Trùng Khánh, một trung tâm công nghiệp lớn ở Tây Nam Trung Quốc cho rằng, chi phí sẽ giảm khi cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.

Tham vọng khôi phục Con đường tơ lụa

Thuật ngữ Con đường Tơ lụa xuất hiện từ thế kỷ 19, để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa cách đây hơn hai nghìn năm xuyên qua Trung Á, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi thương mại Đông - Tây. Hiện vẫn còn một số tranh cãi cho rằng, Con đường Tơ lụa không phải là do người Trung Quốc tạo ra. Tuy nhiên, từ thời xưa, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa”. Bởi vậy, để hiện thực hóa tham vọng khôi phục Con đường Tơ lụa cổ đại, Chính phủ Trung Quốc đã chi 40 tỷ USD ban đầu để cải thiện cơ sở hạ tầng và hậu cần vận tải đường sắt. Và tuyến đường sắt Yiwu - Madrid là nỗ lực mới nhất trong việc đem lại sức sống cho thương mại xuyên lục địa trên đất liền. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy hồi mùa thu vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tỏ ra rất lạc quan về tương lai tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc với châu Âu này và “mong đợi sự tham gia tích cực của phương Tây trong việc xây dựng và vận hành tuyến Yiwu - Madrid nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc - Tây Ban Nha lên một tầm cao mới”. Một số chuyên gia nói rằng, dự án có tính địa chính trị với các mục đích để kết nối chặt chẽ hơn các nguồn cung cấp hàng hóa, trao đổi thương mại giữa các thị trường ở châu Âu và châu Á.

Trước đó, Tân Hoa Xã, Hãng thông tấn quốc gia của Trung Quốc đã công bố bản đồ mô tả Con đường Tơ lụa mới cả trên đất liền và trên biển. Theo đó, một tuyến đường sắt thương mại khác được đề xuất sẽ đi tới châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, dự án Con đường Tơ lụa trên biển được thể hiện bằng một loạt dự án quốc tế như xây dựng cầu cảng dọc Ấn Độ Dương, từ Bangladesh đến dự án Hambantota ở Sri Lank, hay các cơ sở hạ tầng ở Kenya, do các công ty Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD. Không dừng lại ở đó, các dự án toàn cầu nhằm mở rộng các tuyến đường kết nối thương mại của Trung Quốc còn vươn tới cả các vùng biển Đông Phi.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Nước Nga hiện nay không phải là nước Nga Sô viết, nên việc so sánh tinh thần của nó với những gì xẩy ra trong chiến tranh thế giới thứ II là vô lý. Ê kíp của ông Putin có giữ được hay không chủ yếu phụ thuộc vào các phe nhóm quyền lực ở Nga hiện nay. Có nghĩa là lợi ích của chúng có đi theo chiều những chính sách của Putin đặt ra không. Có xung đột quyền lợi giữa Nga và Mỹ, vì Mỹ âm mưu giữ quyền thống soái, và từ cái nhìn đó mà có thái độ đối nghịch với Nga. Tương tự như vậy với Nga. Vấn đề là cái không gian mà Mỹ đặt ra có lợi bao nhiêu cho các nhóm tài phiệt Nga, và nếu chống lại nó thì thiệt hại nhiều hơn hay lợi ích nhiều hơn. Và điều này không đơn giản. Putin và nhóm của ông ta đã tạo được một cái đế quyền lực, hạn chế tài phiệt, hay đúng hơn là giữ những tài phiệt theo ông ta, còn lại thì phải ngậm miệng và chịu uy quyền lực nhà nước. vấn đề là nhưng tài phiệt theo ông ta thiệt hay lợi trong cuộc đấu này. Đấy mới là điều quan trọng.
Nếu nhìn sự việc như thế thì có thể giải thích tại sao giá cổ phiếu Gazprom tăng khi cái đường ống Southstream được bỏ.Nó có thể có những lý do sau.
1- Giá cổ phiếu tăng, vì có bọn nước ngoài (phương Tây mua), và đây là cái bonus mà nó dành cho vì đã “nghe lời” nó. Đây là một khả năng.
2- Nếu tiếp tục đầu tư, thì khác gì đổ tiền xuống vực, vì không khai thác được. Vì thế nếu tiếp tục thì người ta sẽ bán cổ phiếu để chạy. Nhưng người này có thể chính là người Nga, các nhóm tài chính Nga
Như vậy việc này phải đặt dưới cái lăng kính là chưa chắc chính sách của putin đã được tài phiệt Nga ủng hộ, chỉ vì nó bị bắt câm miệng không dám phản đối mà thôi. Nên đưa chuyện “nhân dân anh hùng” vào đây là vớ vẩn.
Sự giống nhau về tư duy của nước Nga hiện tại và lịch sử cận đại sô viết của nó có điểm tương đồng chỉ là do vấn đề địa chính trị, chứ nó không phải như ngày xưa. Phải tỉnh táo mà nhận thấy điều đó.
Tôi đọc một quyển sách của bọn Pháp viết về giai đoạn tan rã cuả Liên Xô, tên nó là “système Putin”
Của Thierry Wolton, thấy giới thiệu là specialist (chuyên gia) của bọn Pháp về KGB. Tất nhiên đây không phải là quyển sách ca ngợi Putin, cũng như có nhiều điều nó nói, hay chấp nhận chưa chắc là đúng, vì đó là cái nhìn mà ở Pháp người ta muốn nhìn Putin cũng như nước Nga, nhưng cũng có nhiều điều nó nói không sai. Ví dụ khi nó nói về các tài phiệt Brezovsky về Deripaska.. Tóm lại qua những cái mà nó bắt buộc phải công nhận, không thể nguỵ biện được thì người ta có thể thấy, việc tư hữu hoá của Nga được làm vội vàng lúc đó vì nó sợ đảng cộng sản Nga sẽ quay lại nắm quyền loại bỏ những đặc quyền mà nó chiếm hữu được. Hay nói một cách khác, Đảng cộng sản Nga lúc đó là đại diện cho chủ quyền nước Nga, vì thế muốn có quyền lợi riêng thì nó phải phá. ở đây cũng là những cái gì mà Sky nói ở trên về hiện tượng một cá nhân hay một nhóm lợi ích có thể phá vì lợi ích riêng.
Nhưng thế lực đó ngay dưới thời Putin bây giờ vẫn còn nguyên, chỉ vì nó bị khoá mõm thôi không kể chưa chắc các nhóm tài phiệt theo Putin cho đến giờ sẽ theo đến cùng.
Tất nhiên so với thời điểm Liên Xô tan rã, thì nước Nga bây giờ có một lợi thế là chủ nghĩa dân tộc, điều mà thời Liên Xô không có, do nó là một liên bang, liên minh nhiều nước. Chủ nghĩa cộng sản là cái gắn kết nó, nhưng khi người ta đã đả nó, thì cái lực gắn kết không còn nữa, mạnh ai nấy đi. Chỉ có điều phá đảng cộng sản Liên Xô lúc đó, cùng đồng thời là phá chủ quyền Liên Xô, điều mà các nhóm lợi ích theo Elsine không nhận ra,chỉ tối mắt vì quyền lợi mafia của phe nhóm mình và gia đình mình (hiểu theo nghĩa đen luôn). Nhưng ở phương Tây bao giờ nó cũng ca ngợi Elsine, vì thế khi đọc sách của nó về nước Nga thì chỉ có thể chấp nhận như sự thực những điều nó bắt buộc phải công nhận, còn chưa chắc giá trị phân tích đánh giá của nó là đúng.
Nói vòng vèo lạc đề như thế để thấy cái cấu trúc quyền lực của Nga hiện nay không phải là tối ưu, vì nó bị biến dạng từ một thể thức không phù hợp là đa nguyên đa nhóm kiểu phương Tây mà ra. Và đấy là yếu điểm của nước Nga. Vì thế mọi sự so sánh nước Nga với nước Nga sô viết là lạc long không phản ánh thực chất quyền lực ở nước này.
Phó Thường Nhân
Tại sao Kissinger lại tư duy nhẹ nhàng với Nga. Tất nhiên chỉ có ông ta mới trả lời được câu hỏi này, nhưng mà bám theo tư duy của ông ta từ trước thì thử giải thích (hộ) xem sao.
Kissinger là người đóng góp cho việc thay đổi thế giới để nó có bộ mặt bây giờ. Cụ thể là sự vươn lên của TQ vì ông ta là người tạo dựng ra quốc sách của Nixon, và đối với châu Á- Thái bình dương lúc đó nó có 3 hệ quả.
1- Việt nam hoá chiến tranh, để rút dần quân đội Mỹ.
2- Bình thường hoá quan hệ với TQ để chống Liên Xô, đồng thời vô hiệu hoá thất bại của Mỹ ở nam VN (nếu chuyện đó xẩy ra, vì vào thời điểm đó 1972, thì người ta chưa thể biết khi nào chiến tranh kết thúc). Sở dĩ nói vô hiệu hoá hậu quả chiến tranh ở VN, vì một trong những lý do Mỹ tham chiến ở VN là lo sợ các nước ĐNA khác trở thành XHCN theo cái quy luật con bài domino. Một con bài đổ kéo theo các con khác đổ. Nhưng khi kéo được TQ, thì việc này không còn là vấn đề nữa.
3- Chia sẻ trách nhiệm an ninh châu Á với Nhật.
Trong thời kỳ này, tức là nhiệm kỳ của Nixon, cũng có 2 sự kiện khác đóng góp tới bộ mặt thế giới bây giờ. Đó là khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, sự ra đời của OPEC đồng thời với việc đô la trở thành tiền dự trữ thế giới do Mỹ không chịu đổi đô la ra vàng nữa. Nhưng sự kiện này Kissinger cũng tham gia.
Nhờ những việc này mà đô la và dầu mỏ trở thành vũ khí của Mỹ.
Như vậy có thể nói một phần tư duy của Kissinger là nếu muốn thống trị thế giới thì phải liên minh để cô lập đối thủ. Lúc đó đối thủ là Liên Xô, còn TQ không phải là đối thủ, vì vị thế, sức mạnh kinh tế quân sự của TQ lúc đó không cho TQ làm được điều đó. Không kể từ khi thành lập cộng hoà nhân dân Trung hoa, thì TQ liên tục tranh dành vai trò lãnh đạo với Liên Xô, để dẫn đến mâu thuẫn là Liên Xô rút chuyên gia về nước năm 1960, và đỉnh cao của nó (về ý nghĩa) là cuộc xung đột biên giới Xô – Trung năm 1969. Từ đó Kissinger đã rút ra nhận định là TQ do thái độ bao vây của Mỹ mà phải giạt về phe với Liên Xô. Hiện tại cái phân tích ấy cũng hợp với tình trạng hiện tại, chỉ cần tráo vai Nga vào TQ.
Có điều thế giới hiện nay có những thay đổi, và kịch bản nó cũng không hoàn toàn giống. Nó thể hiện ở chỗ:
1- Mỹ đang ở vai trò siêu cường, và TQ có thể là siêu cường đối địch nhưng hai siêu cường này phụ thuộc vào nhau.
2- TQ tránh đối đầu trực tiếp, mà tiếp cận bằng cách làm xói mòn vị thế của Mỹ và từ đó tạo vị trí thuận lợi hơn cho mình.
3- Người đối đầu trực tiếp với Mỹ lại là Nga. Tại sao lại thế vì như tôi đã nói ở đâu đó, quyền lợi của Nga Mỹ yếu tố đối đầu nhiều hơn (công nghiệp quân sự, làm chủ tài nguyên..) còn yếu tố hợp tác không có vì Nga không có lao động. Hai nói cách khác, cái đế để làm nên sức mạnh Mỹ và Nga là giống nhau (Kỹ thuật quân sự và khống chế tài nguyên năng lượng) với một lợi thế nghiêng về Mỹ do Mỹ có công cụ tài chính, và chư hầu nhiều hơn.
Vậy mọi chuyện đi về đâu thì ..không biết, vì để cái tư duy Kisinger có thể sử dụng được, thì TQ phải ra mặt chống Mỹ, và Nga phải mâu thuẫn với TQ không chơi được với nhau. Hiện tại ở TQ không có cái phái nào kiểu này, mà nó cũng không phải là kiểu chơi của TQ
langtubachkhoa
http://nongnghiep.vn/nga-ra-don-huy-du-an-...post135502.html

Giám đốc tiếp thị của Công ty khí đốt Séc Vemex hôm thứ Ba nói với Sputnik rằng hậu quả của việc hủy dự án khí đốt Dòng chảy Phương Nam (South Stream) của Nga có thể là thảm họa đối với một số quốc gia châu Âu ở vùng Baltic, như Bulgaria, Serbia, Hungary và Áo.

Ông Hugo Hyselka cho rằng hành động của chính quyền Bulgaria và các đối tác châu Âu của nước này cố ý “đánh chìm" dự án này là đã phạm một sai lầm lớn và có thể gây thiệt hại thực sự cho an ninh năng lượng châu Âu.

Theo ông Kyselka, “sẽ là cực kỳ rủi ro khi phải dựa vào các nguồn nhiên liệu thô nằm cách người tiêu dùng hàng trăm km mà không tính gì đến tình hình chính trị ở các nước đó”.

Vị giám đốc tiếp thị của công ty Vemex còn lên án EU khi nói rằng “Brussels đã chứng tỏ cho thấy họ chẳng quan tâm gì đến nhu cầu của người dân bình thường, mà chỉ quan tâm mỗi đến mục đích chính trị”. Và ông cho rằng EU đã “chơi một trò chơi cực kỳ mạo hiểm bằng lòng tin của cử tri”.

Ông Kyselka nói rằng “không còn nghi ngờ gì nữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thắng trong cuộc chơi ở dự án Dòng chảy Phương Nam khi mà EU đã đi sai một nước và thua cuộc hoàn toàn”.

Trước đó vào hôm thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi gặp gỡ với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rằng Nga sẽ sớm tăng lượng vận chuyển khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thêm 3 tỷ m3 mỗi năm thông qua dự án Dòng chảy Xanh (Blue Stream), đây là một đường ống hiện đang hoạt động chạy xuyên qua biển Đen.

Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố rằng Nga không còn muốn tiếp tục thực hiện dự án Dòng chảy Phương Nam nữa vì thái độ “không xây dựng” của Ủy ban châu Âu (EC) trong vấn đề này.

Năm 2012, công ty năng lượng Nga Gazprom công bố xây dựng đường ống Dòng chảy Phương Nam chạy qua Biển Đen với mục đích giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi khí đốt của Nga chuyển đến vùng trung và nam Âu qua Ukraine có thể bị gián đoạn. Đường ống này dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2018.

Tuy nhiên, EC có quan điểm phê phán dự án này, cho rằng việc vừa sở hữu một đường ống lại vừa sản xuất khí đốt để cho chạy qua đường ống đó là bất hợp pháp. Moscow thì khẳng định việc xây dựng đường ống này không vi phạm quy định nào cả.

Việc Nga hủy dự án trên đã có ngay phản ứng từ các nước có liên quan mà đa phần tỏ ra tiếc nuối.

Tổng giám đốc của công ty dầu khí quốc tế của Áo OMV ông Gerhard Roiss khi trả lời phỏng vấn đài Áo O1 tỏ ra cảm thấy tiếc cho châu Âu khi Nga bỏ mất dự án này. “Đó là diễn biến đáng tiếc cho châu Âu vì châu Âu cần khí ga của Nga, châu Âu không thể không có khí ga của Nga được”, ông nói. “Thiết bị đường ống này cần phải có để đảm bảo an ninh (năng lượng). Cho nên những gì đang diễn ra đúng là một bước đi lầm đường lạc lối”.

Ông còn nói rằng “vấn đề hiện nay là những cơ hội mang lại khả năng cung cấp khí ga cho vùng đông nam châu Âu thì giảm còn sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp và một tuyến đường qua Ukraine là cao”.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NOVA phó chủ tịch ủy ban năng lượng Bulgaria, ông Martin Dimitrov nói rằng quyết định từ bỏ dự án khí Dòng chảy Phương Nam của Nga và việc chuyển lại hướng sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một đòn chiến thuật nữa của Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Dimitrov vẫn chưa tin Nga từ bỏ hẳn dự án này được mà tuyên bố như ra vậy chỉ là đòn chiến thuật của ông Vladimir Putin. Vị quan chức này cho rằng việc tái chuyển hướng đường ống dẫn khí này sang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến cho dự án này không có tính chất thực tế về mặt kinh tế mà chẳng qua chỉ là nhằm tăng áp lực cho Bulgaria và EC.

Cựu Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Bulgaria ông Rumen Ovcharov thì tỏ ra không lạc quan cho lắm. “Điều rõ như ban ngày là Bulgaria sẽ chẳng được bồi thường gì khi dừng dự án Dòng chảy Phương Nam mà lại còn rơi vào tình thế của kẻ thua cuộc. Chúng ta sẽ phải nói cám ơn tới ông Boyko Borisov (Thủ tướng Bulgaria) với 5 năm qua đã giúp dừng được cả thảy 3 dự án hạ tầng lớn ở Bulgaria mà lẽ ra đã có thể thu hút được đáng kể đầu tư cho đất nước và tạo ra được nhiều lợi ích kinh tế lớn”.

Ông nói: “Thổ Nhĩ Kỳ giờ lại được hưởng mọi lợi ích kinh tế. Còn đối với chúng ta thì về lý thuyết mà nói chúng ta có thể xây dựng một đường kết nối liên hệ thống với Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển khí đốt của Nga sang Bulgaria. Tôi thấy chẳng còn có thêm cơ hội để mà nói chuyện. Nga đã tỏ ra hết sức kiên nhẫn rồi”.

Đối với Thủ tướng Serbia Alesandr Vucic, cái tin Nga hủy dự án coi như là một tin xấu.

Ông nói: “Serbia đã đầu tư vào dự án này 7 năm rồi vậy mà giờ lại phải trả giá cho cuộc xung đột giữa những nước lớn với nhau”, RTS dẫn lời ông ca thán như vậy. Ông Vucic bày tỏ muốn thảo luận vấn đề này với Tổng thống Putin và những quan chức Nga khi quay trở về từ phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ.

Thiệt hại với các nước liên quan thế nào chưa rõ được nhưng mà thiệt hại đối nhiều công ty phương Tây liên quan đến dự án này cũng lại rõ như ban ngày.

Các công ty châu Âu sẽ chịu thiệt hại ước tính không dưới 2,5 tỷ euro khi dự án bị đóng băng là tuyên bố của Công ty Vận tải Dòng chảy Phương Nam.

Nếu mà dự án còn thì công ty Europipe của Đức lẽ ra đã có thể cung cấp 50% đường ống cho giai đoạn đầu của dự án theo hợp đồng trị giá 500 triệu euro.

Tổ hợp nhà đầu tư Nhật Bản gồm Marubeni-Itochu và Sumitomo đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 320 triệu để cung cấp 40% đường ống cho giai đoạn 2 của dự án.

Nếu tính cả thiệt hại của các nhà đầu tư Nhật Bản, tổng thiệt hại mà các đối tác nước ngoài sẽ phải chịu lên tới 2,82 tỷ euro.

Một hợp đồng lắp đặt đường ống giai đoạn 1 đã được ký với công ty của Italia là Saipem trị giá 2 tỷ euro, đấy là chưa kể một hợp đồng khác với cũng với công ty này về cung cấp dịch vụ xây dựng. Trong khi đó, Tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ cũng đã giành được một hợp đồng lắp đặt giai đoạn 2 cho phần dự án ở ngoài khơi.
langtubachkhoa
Putin nhắc lại chuyện năm xưa các nước phương Tây hỗ trợ khủng bố Chesnia đánh bom ở Nga và âm mưu làm nước Nga tan thành từng mảnh như liên bang Nam Tư.
Những gì Putin nói về thay thế nhập khẩu có vẻ phù hợp với tin tức kinh tế gần đây "trong tương lai gần Nga sẽ thay thế các linh kiện nhập khẩu bằng các linh kiện trong nước". Các công ty đóng tàu và dầu khí Nga từ cách đầu năm nay đã loan báo kế hoạch thay thế và bắt đàu đi vào sản xuất linh kiện thay thế rồi, nhất là nganh đóng tàu và tàu ngầm.

Thực ra tỷ lệ nội địa hóa trong công nghệ của Nga đã cao nhất ngưởng hơn hẳn so với phương Tây. Ngay cả những ngành chiến lược như tên lửa của Mỹ cũng đầy linh kiện nước ngoài (Nhật, Canada, Anh, EU, etc.) chứ Mỹ cũng k làm chủ hoàn toàn nhưng ai dám cấm vận hay trừng phạt Mỹ, hơn nữa dollar của Mỹ mua được hết. Nga thì dù chỉ còn 1% linh kiện ngoại nhập cũng lo

http://nongnghiep.vn/8-diem-nhan-trong-tho...post135601.html

8 điểm nhấn trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Putin

Về quan điểm đối với cuộc khủng hoảng Ukraine và việc thống nhất Crimea với Nga
Tổng thống nói: Nga có quyền theo đuổi chính sách phát triển của mình. “Điều này đối với Ukraine cũng vậy.” Ông coi việc giả nhân giả nghĩa sử dụng vấn đề nhân quyền để che đậy cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraine. Tổng thống kêu gọi trưng cầu dân ý ở Crimea và tái thống nhất nước cộng hòa này với Nga. Cuộc tái thống nhất này theo ông là một sự kiện lịch sử quan trọng. Crimea có ý nghĩa đối với Nga, ông nói và người Nga sẽ giải quyết vấn đề này mãi mãi theo cách đó....

Về ảnh hưởng của Mỹ Mỹ luôn luôn tác động đến quan hệ của Nga với các nước láng giềng một cách trực tiếp hoặc từ phía sau,
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói. Trở lại với diễn biến tình hình đối thoại của Nga với châu Âu và Mỹ trong vấn đề Ukraine, ông nói: “Chẳng phải vô tình mà tôi nhắc đến những người bạn Mỹ của chúng ta, vì lúc nào họ cũng gây tác động đến quan hệ của chúng ta với láng giềng, một cách trực tiếp hoặc giấu mặt từ phía sau.” “Nếu có một số nước châu Âu đã quên niềm tự hào dân tộc của họ trước đây đã lâu và xem chủ quyền như là một thứ hàng đại xa xỉ, thì đối với Nga, chủ quyền nhà nước thực sự lại là điều kiện tối cần thiết để Nga tồn tại.”...

Về các lệnh trừng phạt
“Tất nhiên, các lệnh trừng phạt là có hại và có hại cho cả những ai đã đưa ra nó”, ông Putin nhấn mạnh. Tổng thống Nga nói rằng các lệnh trừng phạt và hạn chế có những động cơ để đạt được những mục đích nào đó đã được đề ra. Ông còn nói ông chắc chắn một điều rằng các lệnh trừng không chỉ là “một phản ứng lo lắng của Mỹ và các đồng minh” đối với cách xử sự của Nga liên quan đến các sự kiện ở Ukraine mà cũng không phải là do “mùa xuân Crimea” mà “chính sách kìm kẹp này không phải mới được phát minh ra hôm qua. Nó đã được tiến hành chống nước này rất nhiều năm rồi, và lúc nào cũng như vậy, nếu như ai đó muốn nói như vậy. Đã hàng bao thập kỷ nay, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ nay,” ông nói. “Cứ mỗi khi ai đó cho rằng Nga đã quá mạnh, độc lập, thì y rằng các công cụ này lại được sử dụng ngay,” nhà lãnh đạo Nga nói. Tuy nhiên Nga sẽ không dừng quan hệ với châu Âu hay Mỹ, ông nói và Nga cũng còn có nhiều bạn bè và đối tác chiến lược trên thế giới. Nước Nga sẽ mở cửa cho thế giới để đón đầu tư từ nước ngoài vào cho các dự án thực hiện chung, ông nhấn mạnh. Ông đặt ra nhiệm vụ là phải tăng đầu tư vào nền kinh tế Nga lên mức chiếm 25% trong GDP vào năm 2018....

Về việc nước ngoài hậu thuẫn cho khủng bố ở Nga và sự mất cân bằng trên thế giới
Kể từ năm 2002, khi Mỹ từ bỏ hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, thế giới đã có nguy cơ mất cân bằng chiến lược và điều này cũng không tốt cho chính Mỹ, ông Putin nói. Ông nói rằng Nga sẽ không tham gia chạy đua vũ trang mặc dù sẽ vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo an ninh. Tổng thống nói Nga có những giải pháp không như thông thường. Ông Putin nói: “Thử nói chuyện với Nga trên quan điểm sức mạnh là vô dụng. Chúng tôi vẫn còn nhớ những nước nào đã hậu thuẫn cho những kẻ khủng bố ở Nga…và cả những kẻ đang gây rắc rối ở Chechnya ngày nay”. Theo tổng thống, những kẻ khủng bố hiện vẫn còn nhận được sự hậu thuẫn từ nước ngoài. “Đó là những nước muốn kịch bản Yugoslavia tái hiện ở Nga và họ sẽ thất bại y như Hitler đã thất bại với ý đồ kỳ thị người khác của ông ta.”...

Về chi tiêu của chính phủ
Theo tổng thống, Bộ Quốc phòng cần xây dựng một chính sách kiểm soát chi tiêu ngân sách mới. Tình hình chi tiêu chưa phù hợp trong lĩnh vực quốc phòng có thể được xem như là một hiểm họa đối với an ninh quốc gia, ông nói. Ông Putin nói rằng tất cả các tổng công ty sử dụng ngân sách phải có một ngân khố chung và tất cả các công ty mà nhà nước chiếm cổ phần lớn phải cắt giảm chi phí vài phần trăm mỗi năm.

Về vấn đề thay thế nhập khẩu
Ông Putin nói rằng việc thay thế nhập khẩu là mục tiêu chiến lược của Nga trong tương lai gần. Nga cần từ bỏ phụ thuộc vào thiết bị nước ngoài, trong đó có các thiết bị khoan dầu ở Bắc Băng Dương, ông nói. Theo ông, khi các công ty mua thiết bị ở nước ngoài, thì việc này không có lợi gì cho Nga. Họ cần phải sử dụng sản phẩm ở trong nước sản xuất. Nếu Nga mua thứ gì ở nước ngoài thì sản phẩm đó phải là thứ sản phẩm đặc biệt chỉ có một. Ông Putin đặt ra nhiệm vụ là phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các chương trình mua sắm của chính phủ.

Về hiện đại hóa công nghiệp
Ông Putin nói rằng Nga có đủ khả năng để hiện đại hóa nền kinh tế của mình và hiện đang là nước đi đầu trên thế giới ở nhiều ngành công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, Nga phải sử dụng các nguồn lực trong nước như Viện hàn lâm Khoa học và cần thu hút người Nga từ ở nước ngoài về. Đến năm 2020, nửa số trường đại học của Nga sẽ phải có các khóa đào tạo cho 50 ngành nghề phổ biến nhất, tổng thống nói.

Về vấn đề dân chủ và chăm sóc người tàn tật
Các chương trình dân chủ ở Nga đã chứng tỏ tính hiệu quả và sẽ còn được mở rộng ra cho Crimea, tổng thống nói. Nga có tuổi thọ trung bình trên 71 năm và có đủ mọi cơ hội để tăng tuổi thọ trung bình lên 74 tuổi. Ông Putin cám ơn những vận động viên Nga đã tham gia vào thế vận hội cho người tàn tật ở Sochi (Sochi Paralympic Games) và cam kết Nga sẽ tăng cường hỗ trợ cho người tàn tật, bao gồm có đào tạo chuyên môn, sản xuất các đồ dùng chuyên dụng và nhiều vấn đề khác....
Phó Thường Nhân
Trở lại với cái Southstream, ai lợi ai thiệt trong việc này. Người thiệt đầu tiên là Nga, rồi tới các nước Đông Nam Âu, là những nước đã ký hiệp định với Nga để cho southream đi qua đất mình.
Người lợi nhất là Mỹ, và sau đó là EU. Cái lợi của EU là ở đâu. Phân tích được nó thì hiểu được cái cơ chế quan hệ Mỹ - EU. Nghiên cứu EU, người ta cũng có thể hiểu ..Liên Xô (giai đoạn tan rã), nếu ai thích tìm hiểu lịch sử. Tất nhiên sự kiện khác nhau, nhưng cái cơ chế tạo ra nó giống nhau chỉ có điều Liên Xô đi từ tập trung ra tan rã, còn EU thì đi theo chiều ngược lại, cố gắng từ tan rã để thành tập trung.
EU là một tập hợp các nhà nước, mà theo đó các nước nhượng lại một phần chủ quyền cho cộng đồng chung dưới cái tên liên minh (Union), nhưng Union theo cái cơ chế nào thì cho đến nay chưa quyết định được. Nó có hai hướng hoặc là thành liên bang (federalisme) hay là liên hợp (confederation). Nhưng cũng có thể nó thành một dạng đặc biệt chỉ tồn tại ở châu Âu, mà mô hình của nó là đế quốc Áo – hung, thay đế quốc thần thánh Đức thời trung cổ ( Saint Empire Germanique) khi đế quốc La mã tan rã. Trong đó vai trò Áo – Hung được đóng vai bởi Pháp – Đức. Trong một cái cơ chế kiểu này, thì Union có phát triển được không là nhờ cái động cơ chính
Pháp , Đức. Còn các nước khác chỉ đóng vai phụ. Nói chính xác hơn nữa, là quyền lợi Pháp – Đức cũng là quyền lợi của Union. Sở dĩ như thế bởi về mặt kinh tế, Đức cộng với Pháp đã chiếm quá bán PNB của EU. Sức mạnh chính trị quân sự của hai bên bổ xung cho nhau. Đức có sức mạnh kinh tế kỹ thuật, ngược lại Pháp có các cấu thành chính trị (trong liên hợp quốc), quân sự (vũ khí hạt nhân), tài chính (tư bản pháp có truyền thống về lĩnh vực này), thuộc địa kiểu mới ngầm (ở châu Phi, nơi mà Pháp vẫn luôn can thiệp quân sự). Ở ĐNA, tư bản Nhật chiếm ưu thế. Ở châu Âu, tư bản Pháp-Đức chiếm ưu thế. Đặc biệt ở Đông Âu, vốn là vùng ảnh hưởng của Đức ngày xưa. Giữa Pháp với Đức cũng có mâu thuẫn về định hướng phát triển của EU. Pháp do ưu thế về các lĩnh vực chính trị quân sự, nên muốn EU hướng thành một dạng siêu cường chính trị kiểu cổ điển như Mỹ, TQ, Nga, ..Đức ngược lại, muốn hướng nó bằng kinh tế, và chừng nào Đức chưa có những cấu thành chính trị như Pháp, thì nó chưa muốn ra mặt. Mặc dù thế, cả hai đều muốn mình là bá chủ trong EU.
Nhìn từ phía Pháp, thì quan hệ với Nga là để giúp EU cân bằng chính trị với Mỹ, TQ. Nhưng Pháp không phụ thuộc vào năng lượng Nga. Nhìn từ phía Đức, Nga là thị trường cho hàng hoá Đức, đồng thời là người cung cấp năng lượng. Nhưng không vì thế mà Đức muốn mất vị trí độc lập, ngồi chiếu trên so với Nga. Đức muốn quan hệ với Nga ở dạng mẫu quốc thuộc địa. Nga cũng được Đức dùng như đối trọng với Mỹ. Đồng thời cả Pháp và Đức đều không muốn Nga có ảnh hưởng ở Đông Âu, và Đông Âu phải được cột chặt vào họ.
Cái Southstream ấy nếu hoàn thành sẽ tăng ảnh hưởng của Nga với các nước Đông Nam Âu, nơi mà về mặt truyền thống không có cái gọi là mối đe doạ Nga. Nếu ở các nước Baltic, Ba lan,.. mối « hiểm hoạ Nga » là cái chiêu để Pháp – Đức thông qua EU buộc các nước này, thì điều đó ở đông nam Âu không phải là giải pháp.
Việc Đông Âu buộc vào EU cũng không đi ngược lại lợi ích của Mỹ, mà còn là điều Mỹ khuyến khích.
Như vậy EU muốn mua dầu khí của Nga, nhưng nó không muốn Nga ngang lưng, mà phải ở vào vị thế phụ thuộc, và đặc biệt không thể dùng nó để xâm nhập vào EU gây ảnh hưởng. Một trong những biện pháp là Nga không thể làm chủ đường ống, không thể là người cung cấp. Cái điều này người ta cũng có thể thấy trong quan hệ của họ với VN . Ở VN, VN có thể xuất khẩu, nhưng đấy là họ sang mua, quyết định giá..VN không thể làm chủ khâu phân phối. Không kể nhiều hãng xuất khẩu là FDI, tức là không phải tư bản VN. Ông VN chỉ làm thuê thôi. Nó cũng có thể có dạng, làm thuê VN, chủ FDI : TQ, Hàn quốc, Phân phối : phương Tây, thị trường : phương Tây. Sinh hoạt như thế thì mãi mãi không giầu, điều VN còn chịu được vì là kinh tế thấp kém, nhưng với một nước phát triển thì điều đó là không thể, vì tất cả lãi xuất, là mục đính chính thì ông có được hưởng đâu. Còn sức lao động, thì đâu phải là sức mạnh của Nga.
Khi không có Southsteam, thì Nga chỉ có thể bán thông qua hệ thống dẫn dầu hữu nghị chạy qua UK, mà UK là chủ. Lôi kéo UK về mình, EU mặc nhiên sẽ trung hoà được điều này.
Tóm lại Mỹ muốn « bao vây » Nga về mặt quân sự chính trị và từ đó đặt ra cái luật chơi mới có lợi cho mình. EU chưa chắc đã đồng ý hoàn toàn với cái luật chơi đó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó liên minh với Nga, và cũng muốn Nga ở vào vị thế phụ thuộc vào mình. Chỉ vì nhu cầu khác nhau, mà cách tiếp cận của EU và Mỹ khác nhau thôi.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.