Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Phó Thường Nhân
Vấn đề ở UK không phải là xã hội dân sự không phát triển mà là nó không có đế, tương tự như vậy kinh tế UK không có đế. Kinh tế UK không có đế bởi vì nó bị tài phiệt lũng đoạn và từ đó dẫn tới tan vỡ nhà nước. Xã hội dân sự không có đế, bởi vì những điều mà người dân muốn (đời sống tăng, tham nhũng giảm) thì không được thực hiện, còn những gì tài phiệt muốn hay nước ngoài muốn (cụ thể là EU hay Mỹ) thì lại được chuyển vào chính trị thành xu hướng chính trị. Cũng có nghĩa là xã hội dân sự trở thành lính đánh thuê cho quyền lợi tài phiệt, và quyền lợi nước ngoài chỉ có cái vỏ. Muốn để cho xã hội dân sự thật sự phát triển thì đáng ra ở UK phải có chế độ một đảng, dùng cơ chế đảng để trung hoà lợi ích nhóm không cho nó làm tan nhà nước. Nó cũng phải giữ các hãng quốc gia để có cái đế kinh tế quốc gia, để nuôi quân đội, bộ máy hành chính, .. Bên cạnh đó vẫn tạo cái khung cho kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển đi đôi với sự phát triển của sức mạnh nhà nước thông qua nhà nước pháp quyền. Khi kinh tế tư nhân phát triển, có khung pháp quyền ổn định thì xã hội dân sự mới có cái đế. Bằng không nó chỉ có cái vỏ.
Để tìm hiểu điều dân chủ đa nguyên đa nhóm, các bác nên tìm đọc quyển “chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn. Quyển này độc nhất vô nhị chỉ có thể mua được ở VN,in năm 1995, nhà xuất bản thông tin, nếu không thì phải đọc nó bằng tiếng Trung của Đài loan, điều này không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.còn muốn đọc bằng tiếng Anh hay Pháp, tôi tìm mỏi mắt không có. Nó chỉ có các loại sách mà các tác giả phương Tây viết về Tôn Trung Sơn thôi. Tức là người ta chỉ đọc khi nó đã được formatted theo cái nhìn Âu – Mỹ, Nhưng muốn tìm hiểu thì phải đọc ngay tác giả mới thú vị. Nói thế để thấy không phải ở phương Tây, nó tự do ngôn luận là không có chiều.
Đọc chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn người ta sẽ hiểu được cái câu khẩu hiểu của ngay VN “độc lập-tự do – hạnh phúc”, vì nó chính là chủ nghĩa Tam dân. Tất nhiên có thể ở VN, người ta không hiểu hoàn toàn như họ Tôn giảng giải, nhưng ít ra người ta có thể hiểu tại sao ông ta lại đề ra những vấn đề đó coi là mục đích chính trị.
Điều thú vị và có thể coi là liên quan tới những sự kiện kiểu UK, là họ Tôn đã đánh giá lợi hại của mô hình chính trị Âu-Mỹ như thế nào, và những vấn đề nó đặt ra khi áp vào TQ. Nhưng điều Tôn Trung Sơn nói là đúng cho TQ sau cách mạng Tân Hợi (1911) thành lập nên Trung hoa Dân quốc khi đánh đổ nhà Mãn Thanh. Hơn 100 năm đã trôi qua, nhưng những gì Tôn nói về Âu – Mỹ vẫn đúng. Và vẫn có thể nhìn thấy lấp ló điều gì đó như là hiện trạng UK và các nước đang phát triển khác chấp nhận thể chế này. 100 năm trôi qua, TQ cũng biến đổi từ dạng phát xít như chính quyền Tưởng (một biến tướng của đa nguyên đa nhóm rất gần với hình thái tài phiệt UK), tới chế độ cộng hoà dân chủ nhân dân ngày nay ở Đại lục với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản TQ. Đọc nó người ta sẽ hiểu TQ hơn, và có thể cũng hiểu ..thế giới bây giờ hơn.
Đọc họ Tôn, điều tôi thấy thú vị nhất là những nhận xét của ông về phương Tây không khác gì lắm với cái tôi cảm nhận ngay hiện tại, mặc dù tác giả nói vào năm 1924.
Trung Quốc vừa ký tắt với Úc hiệp định tự do thương mại trong khi Úc cũng có chân trong TPP của Mỹ. Việc Úc ký với TQ là một thách thức với TPP của Mỹ, và cũng làm cho hiệp định này nếu thành công cũng giảm giá trị. Bằng cách này, TQ cũng chọc thủng được phòng tuyến kinh tế mà Mỹ định xây dựng nhằm loại bỏ TQ. Điều đáng chú ý là Úc cũng như New Zeland, Anh, Canada cùng với Mỹ có thể được coi là khối Anglo-Saxon, là “ngũ nhãn”, “năm an hem trên một chiếc xe tăng”, có quan hệ còn thân thiết hơn đồng minh, vậy mà bây giờ thằng Úc chạy ra như thế, đủ thấy sự hấp dẫn của TQ. Có thể trong tương lai, Úc sẽ thành một dạng Canada với TQ (tương đương như Canada với Mỹ).
Với hiệp định này, cùng với quan hệ Trung – Xô, TQ đang giải quyết thành công vấn đề năng lượng, lương thực (lúa mì, than, sữa, dầu mỏ, khí đốt) của mình. Do có lợi thế cạnh tranh về sức lao động, công nghệ, TQ sẽ có lợi thế, trong khi Úc sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu.
Quả này, Úc đâm Mỹ hơi đau, nhưng cũng có thể do Mỹ tham quá, cái gì cũng muốn có lợi toàn ép đối tác nên không thể chiêu tập quần hùng được (Mỹ với Úc vốn dĩ có cạnh tranh về sản phẩm nông nghiệp, mà chắc chắn trong TPP, Mỹ phải ép Úc về những ngành này, bây giờ Úc mở cửa trước với TQ, có khác nào vả một cái tát vào Mỹ, đi trước Mỹ một nước cờ).
Hiệp định TQ-Úc này mới chỉ là ký tạm ước, nó phải được Quốc hội Úc thông qua. Để xem Mỹ có chiêu dân chủ nào để giật đổ cái hiệp ước này không.
langtubachkhoa
Bác Phó nói vụ Úc chính là điều tôi định nói. Úc và TQ tuy chưa ký hiệp định swap tiền tệ nhưng nhân dân tệ rất phổ biến ở Úc, có thể tương lai sẽ có cái swap này. Hơn nữa chính Anh cũng đã ký swap với TQ. Canada thành lập trung tâm giao dịch nhân dân tệ, nếu TQ vào Úc được thì sẽ vào được New Zealand.
Quan hệ Trung - Nga cũng đẩy mạnh. Nga có thể sẽ ký hiệp định tự do thương mại với VN và sau đó sẽ mở rộng hơn với ASEAN. Khối ASEAN nhiều khả năng cũng sẽ ký hiệp định tự do thương mại với liên minh Á Âu, cả Ấn độ cũng thế. Kết hop với phát biểu của Putin ở APEC thì có thể hiểu là cả Nga-Trung đang hop sức phá cái TPP này của Mỹ. Ngay Nhật bản cũng chưa chịu đồng tình với TPP của Mỹ. Mỹ cũng đang hy vọng dùng con bài Ukr để ép EU hiệp định xuyên Đại Tây Dương để cột chặt EU với mình.

Dân chủ, xã hội dân sự mà phương Tây ép các nước khác thi hành là công cụ để họ giật đổ chính quyền nào k nghe họ. Vừa rồi ở Hungary là 1 ví dụ rõ ràng

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 17 2014, 01:27 PM)
Trung Quốc vừa ký tắt với Úc hiệp định tự do thương mại trong khi Úc cũng có chân trong TPP của Mỹ. Việc Úc ký với TQ là một thách thức với TPP của Mỹ, và cũng làm cho hiệp định này nếu thành công cũng giảm giá trị. Bằng cách này, TQ cũng chọc thủng được phòng tuyến kinh tế mà Mỹ định xây dựng nhằm loại bỏ TQ. Điều đáng chú ý là Úc cũng như New Zeland, Anh, Canada cùng với Mỹ có thể được coi là khối Anglo-Saxon, là “ngũ nhãn”, “năm an hem trên một chiếc xe tăng”, có quan hệ còn thân thiết hơn đồng minh, vậy mà bây giờ thằng Úc chạy ra như thế, đủ thấy sự hấp dẫn của TQ. Có thể trong tương lai, Úc sẽ thành một dạng Canada với TQ (tương đương như Canada với Mỹ).
Với hiệp định này, cùng với quan hệ Trung – Xô, TQ đang giải quyết thành công vấn đề năng lượng, lương thực (lúa mì, than, sữa, dầu mỏ, khí đốt) của mình. Do có lợi thế cạnh tranh về sức lao động, công nghệ, TQ sẽ có lợi thế, trong khi Úc sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu.
Quả này, Úc đâm Mỹ hơi đau, nhưng cũng có thể do Mỹ tham quá, cái gì cũng muốn có lợi toàn ép đối tác nên không thể chiêu tập quần hùng được (Mỹ với Úc vốn dĩ có cạnh tranh về sản phẩm nông nghiệp, mà chắc chắn trong TPP, Mỹ phải ép Úc về những ngành này, bây giờ Úc mở cửa trước với TQ, có khác nào vả một cái tát vào Mỹ, đi trước Mỹ một nước cờ).
Hiệp định TQ-Úc này mới chỉ là ký tạm ước, nó phải được Quốc hội Úc thông qua. Để xem Mỹ có chiêu dân chủ nào để giật đổ cái hiệp ước này không.
*




http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...16222511445.htm
Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) mới đây đã có một quyết định cho thấy sự chuyển hướng trong chính sách tiền tệ. Đó là việc hủy bỏ hành lang ngoại hối đối với giỏ ngoại tệ USD và euro đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau từ năm 1995 tới nay, đồng thời chấm dứt can thiệp vào thị trường. Sau quyết định này, chính sách tiền tệ mà BoR thực thi sẽ hướng tới lạm phát mục tiêu, đảm bảo ổn định giá cả, chứ không nhằm duy trì tỷ giá đồng nội tệ.

Tuy nhiên, đó không phải là quyết định đột ngột. Ngày 5/11, BoR đã đánh tín hiệu sẽ hạn chế can thiệp vào thị trường ngoại hối khi mỗi ngày chỉ bơm ra tối đa 350 triệu USD, thay vì là 1 tỷ USD như trước đó. Và với kế hoạch thả nổi đồng rúp, BoR cũng đã từng bước nới rộng biên độ dao động của đồng rúp trong giao dịch tự do. Theo BoR, việc thực hiện những điều chỉnh như vậy là nằm trong quá trình "chuyển sang cơ chế tỷ giá hướng đến một mục tiêu về lạm phát", điều sẽ đòi hỏi phải từ bỏ "các biện pháp quản lý tỷ giá".

Trước đó, khi đồng rúp mất giá mạnh, BoR đã điều chỉnh chính sách điều hành tỷ giá và "tấn công" vào tâm lý đầu cơ trên thị trường bằng những can thiệp mạnh tay. BoR đã bơm ngoại tệ dự trữ vào thị trường để hỗ trợ đồng rúp, chi đến 22 tỷ USD trong tháng 3 và lên tới 30 tỷ USD trong tháng 10. Ngân hàng này cũng đã tăng mạnh lãi suất chủ chốt để hỗ trợ đồng nội tệ, từ 5,5% lên đến 9,5%, sau lần tăng vào tháng trước.

Các chuyên gia cho rằng quyết định thả nổi tỷ giá của BoR sẽ khiến những kẻ đầu cơ mất phương hướng trên thị trường ngoại tệ và trong ngắn hạn sẽ giúp ổn định tỷ giá đồng rúp so với USD và euro. Trước đó, việc BoR áp dụng một biên độ hẹp đối với biến động của đồng rúp đã khuyến khích nhà đầu tư mua vào khi đồng tiền này xuống gần đến ngưỡng dưới trong biên độ giao dịch, thời điểm BoR sẽ có hành động can thiệp để đẩy giá lên.

Việc BoR chấm dứt can thiệp vào thị trường tiền tệ còn liên quan đến chuyện dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Lượng dự trữ của Nga hiện nay là 400 tỷ USD, dù đã giảm từ mức 510 tỷ USD vào đầu năm, vẫn là khá lớn nhưng nước này cần một nguồn đệm để chống lại tình trạng thoái vốn trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến nợ nước ngoài tăng cao, kinh tế trì trệ và lạm phát cao. Trong 10 tháng đầu năm nay, số vốn bị rút khỏi Nga là 110 tỷ USD và đến cuối năm 2014, con số này có thể lên đến ít nhất là 120 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Nga cũng không thiệt hại gì khi xét đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ với tỷ giá hiện nay. Với mức giá dầu Brent hiện đang dao động trong khoảng 84 USD/thùng thì nếu quy theo đồng rúp, số tiền mà Nga thu về trên tỷ giá khoảng 45 rúp/USD không khác gì so với hồi đầu năm, khi giá dầu vào khoảng 110 USD/thùng (với tỷ giá lúc đó là 33 rúp/USD).

Tuy nhiên, có lo ngại rằng, khi đồng nội tệ của Nga mới trước đó đã rớt xuống các mức thấp lịch sử so với đồng USD và đồng euro là 48 rúp đổi 1 USD và 60 rúp đổi 1 euro, việc không còn sự can thiệp của Ngân hàng trung ương có thể khiến đồng rúp sẽ “dò những đáy” mới nếu xuất hiện những yếu tố tiêu cực như căng thẳng ở miền Đông Ukraine gia tăng.

Nhưng trong phát biểu ngày 10/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cơ quan tài chính của Nga sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để ổn định đồng nội tệ. Theo ông, các chỉ số chủ chốt về dự trữ vàng - ngoại tệ và cán cân thanh toán của Nga vẫn tốt, cho phép nước này kiểm soát tình hình mà không cần thêm các biện pháp đặc biệt. Nhà lãnh đạo Nga nhận định tình trạng mất giá không phanh do đầu cơ của đồng rúp sẽ sớm kết thúc, một phần nhờ các biện pháp của BoR.
langtubachkhoa
http://dantri.com.vn/the-gioi/ton-that-gay...aine-995978.htm
Trạng mạng Novorossya ngày 16/11 đã công bố con số tổn thất “gây sốc” của các lực lượng Ukraine tại Novorossya (gồm các vùng Donbass, Lugansk, Kharkov, Odessa) và các khu vực khác tính từ ngày 3/4/2014 tới thời điểm hiện nay, căn cứ theo các nguồn tin mở và truyền thông.
Cụ thể, tổng thiệt hại của quân đội Ukraina trên chiến trường là 20.904 người, gồm cả binh sĩ quân sự và bán quân sự. Trong số này có khoảng 3.282 chiến binh Pravyi Sector, chủ yếu trong thành phần lực lượng Cảnh vệ Quốc gia, cũng như 30 lính đánh thuê thuộc các tiểu đoàn đặc nhiệm Dnepr, Azov, và Aidar của nhà tài phiệt Igor Kolomoisky. Theo một số thông tin xác chết được đưa tới Dnepropetrovsk để tiêu hủy trong lò thiêu địa phương, hoặc chôn tại chỗ và được liệt kê là mất tích.
Số binh sĩ thiệt mạng chủ yếu bao gồm khoảng 11.590 binh sĩ quân đội Ukraine (chủ yếu thuộc Lữ đoàn dù 25 Dnipropetrovsk và Lữ đoàn không vận 95 Zhytomyr, Lữ đoàn mô tô 24 của tỉnh Lvov, lữ đoàn không vận 79, lữ đoàn cơ giới 51, lữ đoàn cơ giới 24 ở Yavorov, lữ đoàn cơ giới biệt lập 72 của Giáo hội Trắng, Lữ đoàn Kremenchug trực thuộc Cơ quan tình báo Bộ quốc phòng và các đơn vị quân đội Ukraine khác, chủ yếu từ miền Tây); 4192 nhân viên Bộ Nội vụ trong thành phần Vệ binh Quốc gia; Gần 379 nhân viên Cơ quan An ninh Ukraine (SBU); 243 lính biên phòng; 88 nhân viên CIA, FBI, DIA của Mỹ.

Số lượng lính đánh thuê nước ngoài thiệt mạng bao gồm 630 người thuộc công ty đánh thuê tư nhân Ba Lan ASBS Othago, công ty đánh thuê Mỹ Academi và Greystone Ltd, các công ty đánh thuê của Canada, Đức, Anh, Lithuania, Estonia, Italy, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, CH Séc, Phần Lan, châu Phi, Arab và khác nước khác.

http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...13112021439.htm
Ukraine đang bên bờ vực sụp đổ
Theo đánh giá của tờ Forbes ngày 12/12, Ukraine đang bên bờ vực của sự sụp đổ vì nước này có thể mất thêm lãnh thổ trong khi các nhà đầu tư đang rời đi, khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine sẽ làm cho thị trường nước này trở nên “nguội lạnh” vào tháng 12 tới và Kiev đang mất sự kiểm soát theo nhiều cách khác nhau.

Vào tháng 3 vừa qua, Crimea đã chính thức tách khỏi Ukraine sáp nhập vào Nga. Sau đó, một số khu vực ở miền Đông của nước này cũng đã đòi ly khai khi một chính phủ thân phương Tây được thành lập ở Kiev. Hiện hai khu vực là Luhansk và Donetsk, đang đặt ra cho Ukraine những thách thức lớn sau khi thành lập các nhà nước Cộng hòa tự xưng, tiến hành bầu cử cơ quan lập pháp và chính quyền.

Cho dù có thể giữ vững được sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lĩnh vực tài chính của Ukraine đang trong tình trạng rất tồi tệ. Đồng hryvnia đã mất giá 91,5% trong năm nay, một sự rớt giá nhanh chóng sau khi Ngân hàng Trung ương nước này quyết định thả nổi đồng hryvnia so với đồng USD vào ngày 4/11 vừa qua. Chỉ số BNY Mellon của Ukraine (chỉ số do ngân hàng Bank of New York Mellon, Mỹ đánh giá) đã giảm xuống 40,18% tính từ đầu năm đến nay, phần lớn là do hậu quả từ quyết định của Ngân hàng Trung ương từ Kiev. Đây thực sự là thời điểm kinh hoàng đối với đồng tiền của Ukraine.

“Về mặt kinh tế, Ukraine đang diễn biến khôn lường trong một tình trạng suy thoái”, Vladimir Signorelli, người đồng sáng lập và là chuyên gia kinh tế quốc tế cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Bretton Woods tại New Jersy nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Arsenity Yatsenyuk đã bị mắc kẹt với chính sách khắc khổ của mình kể từ khi đảm nhiệm cương vị này vào tháng 2/2014. Ông đã thực hiện theo yêu cầu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) với những chính sách tạo ra cú sốc về tâm lý như tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.

Theo chuyên gia Signorelli, về mặt tiền tệ, “Ukraine đang bắt đầu giống như trường hợp tuyệt vọng của IMF ở Nam Mỹ hay châu Phi vào những năm 1970 và 1980” và tỷ lệ lạm phát của nước này sẽ cao hơn nhiều so với mức 19,8% hồi tháng trước.

Theo hãng tin Reuters, 1/3 các khoản tiền gửi của Ukraine đã được rút ra khỏi hệ thống ngân hàng của nước này kể từ ngày 21/9/2014, tương đương gần 6,8 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối của Ukraine chỉ ở mức 12,6 tỷ USD trong tháng 10. Không có gì ngạc nhiên, khả năng vỡ nợ của Ukraine sẽ diễn ra trong vòng 5 năm tới. Hiện nay, nợ tín dụng của nước này được cho là lớn hơn 70% GDP

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Ukraine vẫn phải trả nợ cho Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga 1,6 tỷ USD vào cuối năm nay. Trong khi đó, khoản vay trị giá 17 tỷ USD mà IMF hứa sẽ cho Ukraine vay theo từng đợt được cho là đã bị hoãn lại. Vậy chính phủ Ukraine sẽ lấy tiền ở đâu để duy trì hoạt động?
langtubachkhoa
Tin tong hop tu cac nguon:
http://news.rin.ru/eng/news///73077/1/

Ukraina tính mua than đá từ... Mỹ
Công ty năng lượng Centrenergo thuộc sở hữu nhà nước đang thương lượng với đối tác Mỹ Recursion Ventures về một hợp đồng cung cấp than đá.

Thông báo của Centrenergo nói 2 bên đang bàn thảo các chi tiết như chủng loại than, khối lượng, các quy định và điều kiện cung cấp than, giá cả đề xuất,...

Centrenergo năm 2014 được cho là nhập từ Nga lượng than đá khoảng 509 ngàn tấn. Một công ty năng lượng khác của Ukraina cũng mua lượng than lên tới 1.3 triệu tấn từ Nga trong năm nay. Các công ty Ukraina dự kiến sẽ nhập khoảng 4 triệu tấn than từ Nga nội trong năm 2014.

Giới phân tích đánh giá việc đàm phán mua than đá từ Mỹ cũng ''tào lao' giống như chuyện mua than từ Nam Phi. Đó là việc làm hoàn toàn thiếu tính khả thi, ngay cả trong ngắn hạn.

Tuần trước, Bộ trưởng năng lượng Ukraina Yuriy Prodan nói 'sau khi thất bại trong thương vụ mua than Nam Phi, Ukraina giờ chỉ còn cách là tái tục mua than đá từ Donbass hoặc từ Nga'. Tuy vậy, sau các vụ pháo kích của quân đội Ukraina, chính quyền dân quân ở Donetsk tuyên bố sẽ 'bán cho bất cứ ai, trừ Ukraina'. Các đối tác Nga thì nói sẵn sàng bán than cho Ukraina với... 'giá cả thích hợp', ngụ ý rằng hợp đồng mới sẽ có mức giá mới (chắc chắn sẽ cao hơn nhiều với mức giá hiện tại).

Khu vực Donetsk tập trung tới 80% mỏ than của Ukraina. Sản lượng khai thác nội địa của Ukraina sau khi mất Donbass được cho chỉ đáp ứng chưa tới 30% sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện.


Putin trả lời Hãng truyền thông Đức ARD tại G20:
'Ukraina sẽ là một quốc gia tân phát xít'
Putin có buổi phỏng vấn ghi hình với kênh truyền thông Đức ARD nhân hội nghị G20. Sau đây là lược trích một số quan điểm của người đứng đầu Liên Bang Nga.
1) Dân quân (Donetsk, Luhansk)... họ chỉ là những người dân đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ
2) Những người chiến đấu chống lại quân đội Ukraina nói: đây là làng mạc của chúng tôi. Nếu chúng tôi buông xuôi thì các tiểu đoàn 'dân tộc chủ nghĩa' Ukraina sẽ kéo đến và giết hại người dân.
3) Chúng tôi rất quan tâm tới mọi cuộc thanh lọc sắc tộc khả dĩ nào. Ukraina rốt cuộc rồi sẽ trở thành một quốc gia tân phát xít mà thôi và đó sẽ là thảm họa cho đất nước và người dân Ukraina.
4) Dân chủ là gì? Dân chủ chính là nhân dân và quyền lợi của người dân. Cụ thể đó là quyền tự quyết. Đó chính là trường hợp ở Crimea và Donbass
5) Những gì xảy ra ở Crimea không có chút khác biệt nào với trường hợp Kosovo. Thực tế, các lực lượng vũ trang của chúng tôi đã vô hiệu hóa quân đội Ukraina ở Crimea để ngăn những cuộc tắm máu.
6) Chẳng có gì nghi ngờ về việc có những ý định 'gắp lửa bỏ tay người' muốn đá trách nhiệm sang cho chúng tôi và khiến chúng tôi phải trả cái giá nào đó.
7) Chính quyền Ukraina phái quân đội tới Donbass và dùng cả tên lửa đạn đạo. Chẳng có ai nói tới điều đó, một lời cũng không.
8) Chính quyền Ukraina muốn tiêu diệt mọi sự chống đối ở Donbass, bất cứ ai, từ các đối thủ chính trị tới người dân


http://nongnghiep.vn/ho-tro-cho-ukraine-kh...post134698.html



Viện trợ kinh tế cho Ukraine - vô nghĩa và lãng phí " - Tổng thống Cộng hòa Czech

Ông Zeman giải thích: “Điều cực kỳ quan trọng là phải nhìn thấy được Ukraine đang ở vào thời kỳ nội chiến. Chúng ta không nên can dự vào những giấc mộng hỗ trợ nào đó cho họ vì hỗ trợ tài chính trong bối cảnh nội chiến là điều hoàn toàn ngớ ngẩn và chỉ phí tiền vì rủi ro không trả được nợ mà không trả được nợ thì sẽ đẩy chính quyền Kiev đi đến chỗ lúc nào cũng phải đi tìm kẻ thù để mà thoát được trách nhiệm”.
Để nói rõ hơn về cái rủi ro không thu hồi được vốn khi bỏ tiền vào Ukraine, ông biện giải: “Cái nguy cơ vỡ nợ đã nhen nhóm ở Ukraine. Giá mà không có cái nguy cơ đó… thì khả năng sẽ có hòa bình thực sự trong vài tháng tới. Cái trở ngại duy nhất hiện nay là rủi ro vỡ nợ. Kẻ thù của chúng ta thì lúc nào chẳng phải chịu trách nhiệm về tất cả những cái tồi tệ xấu xa. Không có kẻ thù thì Kiev cũng phải tìm ra kẻ thù. (Bởi không phải ta) mà sẽ là người khác sẽ phải chịu trách nhiệm cho cái tình trạng vỡ nợ”.

Trong một cuộc phỏng vấn với First ChannelTổng thống CH Séc Milos Zeman đã bày tỏ ý kiến của mình về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Ukraine và triển vọng trong tương lai.

"Quan trọng nhất, chúng ta cần phải hiểu rằng ở Ukraine đang có một cuộc nội chiến, hỗ trợ kinh tế cho cuộc nội chiến này là vô nghĩa , bởi vì không có gì đảm bảo rằng tiền hỗ trợ có thể thu hồi lại được.

Bình luận về khủng hoảng ở Ukraina, Zeman cho biết rằng có một nguy cơ đáng kể cho sự phá sản ở Ukraine trong đó chính quyền Kiev liên tục tìm kiếm kẻ thù để bào chữa cho mình trách nhiệm cho những thất bại kinh tế ngay cả như bây giờ họ biết thừa kẻ thù của họ là chính họ.

Zeman nhấn mạnh rằng chính quyền Ukr tìm mọi cách đổ lỗi cho sự thất bại trên mọi lĩnh vực xã hội cho nước Nga, mà bản thân họ thừa biết đó không phải là kẻ thù của họ
langtubachkhoa
http://infonet.vn/putin-trung-phat-cua-phu...post150552.info

Putin: Trừng phạt của phương Tây chỉ khiến đôi chân Nga mạnh lên

Phát biểu trên kênh truyền hình Đức ARD hôm 15/11, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine không phải leo thang chỉ từ một phía và vấn đề cũng không nên chỉ đưa tin từ một phía.
Các cuộc xung đột vũ trang đang bùng nổ trên lãnh thổ Ukraine mà chính phủ Kiev lại đang điều động các lực lượng vũ trang tham gia cuộc chiến này. Tuy nhiên, các hãng tin lại không đề cập tới vấn đề đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin chia sẻ trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Đức ARD .

Theo Tass, ông Putin còn đặt ra câu hỏi phải chăng giới truyền thông phương Tây mong muốn chính phủ Ukraine triệt tiêu tất cả các đảng phái chính trị đối lập. Tuy nhiên, Nga không muốn điều này xảy ra và sẽ không để cho chuyện này xảy ra.

Trong buổi phỏng vấn với ARD, ông Putin còn cho rằng các lệnh trừng phạt đang áp đặt với Moscow không những không thể gây tổn hại cho Nga mà còn giúp Nga chiếm lợi thế.

“Liệu chúng ta có thể ước tính được mức độ thiệt hại từ các lệnh trừng phạt áp đặt với Nga? Chuyện này là rất khó. Thực tế, chúng tôi đã bị thiệt hại nhưng lại giành được một số ưu thế. Khi các lệnh trừng phạt nhắm tới một số công ty tại Nga về việc mua hàng hóa từ các quốc gia phương Tây, từ châu Âu và Mỹ, đã khuyến khích chúng tôi tự sản xuất mặt hàng cho riêng mình”, ông Putin nói.

“Như vậy, theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, sự thiệt hại từ các biện pháp phản đòn của Nga nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia rơi vào khoảng từ 5 – 6 tỷ euro”, ông Putin nói thêm.

Cũng trong ngày 15/11, ông Putin đã có buổi thảo luận về tình hình Ukraine với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong khuôn khổ hội nghị G20 diễn ra tại Brisbane, Australia, theo thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov.

“Các cuộc họp đã tập trung vào vấn đề tại Ukraine và Tổng thống Putin đã giải thích chi tiết cách Nga nhìn nhận tình hình hiện này”, ông Peskov nói.


Theo 1 so ban dang song o Nga thi:
Nhiều năm quan hệ thương mại với châu âu, bên châu âu cũng cũng dự trữ một lượng ngoại tệ (rup) để tiện cho việc nhập dầu, hiện tại giá rup rẻ mà nga thu hồi về là có lợi rồi.

Cấm vận ko làm nước Nga hưởng lợi nhưng bong bóng kinh tế vỡ sớm thì có lợi. Các doanh nghiệp sản xuất thực sẽ được lợi, còn bọn bất động sản, doanh nghiệp nhập khẩu .... Sẽ chịu thiệt hại. Dân Nga trong ngắn hạn sẽ chịu thiệt, nhưng về lâu dài sẽ có lợi


Theo toi, cai nguy hiem cua cac bien phap trung phat phuong Tay la o khia canh xa hoi, co cau quyen luc, phuong Tay am muu lam roi loan xa hoi va gay mau thuan trong bo may quyen luc Nga
langtubachkhoa
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bao-My-NATO-...a-post152359.gd
Tờ Los Angeles Times hôm 16/11 bình luận, phương Tây đã sai lầm khi không chịu đặt mình vào cương vị của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo một trong những tờ báo hàng đầu của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã hành động như người mất niềm tin vào chính sách ngoại giao của phương Tây và tin rằng họ đang thúc đẩy chính sách thù địch với Nga.

Tờ báo cho rằng chìa khóa để hiểu quan hệ giữa Nga và phương Tây hiện nay là phải hiểu được cảm giác bị phản bội của Moscow sau khi NATO phá vỡ lời hứa không mở rộng ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu. Thêm vào đó, các quan chức Mỹ và châu Âu không thể xây dựng lại quan hệ với Nga sau Chiến tranh Lạnh.

Nhưng trớ trêu thay, ý định ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO của ông Putin đã thúc đẩy một cuộc khủng hoảng mới sâu sắc trong khu vực. NATO lại xem quan điểm của ông Putin là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với lợi ích của mình.

"Mỹ và các đồng minh tin rằng NATO có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của phương Tây. Trong khi vừa tiếp tục đàm phán ngoại giao, họ vừa lấy bánh của đối thủ và ăn nó", Los Angeles Times dẫn lời Giáo sư Đại học Texas, Joshua Shifrinson cho biết.

Theo ông Shifrinson, các tài liệu được giải mật gần đây đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu tham gia đàm phán thống nhất nước Đức với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng về phía Đông.

"Nga không có quyền ra lệnh cho Ukraine không tham gia NATO. Nhưng hãy tưởng tượng xem Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu quân đội Nga và Trung Quốc bất ngờ xuất hiện ở Canada hoặc Mexico?", Giáo sư Shifrinson đưa ra ví dụ để lý giải cho phản ứng của Moscow trong vấn đề Ukraine.

Ông tin rằng phương Tây đang hành động sai lầm và không chịu đặt mình vào cương vị của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo ông, hành động sáp nhập bán đảo Crimea của Nga được phương Tây xem là hành vi xâm lược để mở rộng đế chế, nhưng Moscow thực tế chỉ xem đó là một hành động quốc phòng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Anna Vassilieva, một học giả về lịch sử Nga và Ukraine tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey, cũng cho rằng: "Nga đã bị đẩy vào một góc và đó là một tình huống nguy hiểm nhất" khi phương Tây không giữ lời hứa sẽ tiếp tục tôn trọng Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Bà cho rằng Tổng thống Putin chỉ muốn cho thấy thế giới thấy sự duy trì ảnh hưởng của Nga và "cảnh báo tất cả mọi người đừng nên nghĩ rằng con gấu đang ngủ". Nhưng phương Tây đã "vượt qua giới hạn" trong quan hệ với Moscow và sử dụng Ukraine như một "công cụ, một con tốt" trong trò chơi lớn nhằm mục đích là "suy yếu Nga"./.


http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/May-bay-Phap...a-post152393.gd

Máy bay Pháp xâm nhập không phận, Thụy Điển báo động nhầm là của Nga

Quân đội Thụy Điển hôm 17/11 xác nhận chiếc máy bay nước ngoài tiến vào không phận nước này hôm 15/11 là máy bay quân sự Pháp, không phải Nga.

Trong khi đó, tờ Expressen của nước này đưa tin cho rằng máy bay Nga đã xâm nhập không phận Thụy Điển vài km.

Chiếc máy bay quân sự trên hóa ra là của Pháp và quân đội Thụy Điển đang điều tra làm rõ nguyên do sự cố, Jesper Tengroth, phát ngôn viên của quân đội Thụy Điển cho biết.

Ông Tengroth không thể cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về chiếc máy bay Pháp, nhưng nhấn mạnh rằng tờ Expressen sẽ "phải chịu trách nhiệm về thông tin của mình."

Đại sứ quán Pháp tại Stockholm, cho biết họ đang điều tra vụ vi phạm không phận của Thụy Điển.

Tuy nhiên, Thụy Điển không đi sâu vào sự nhầm lẫn trên của mình, mà thay vào đó tiếp tục lên án Moscow thử nghiệm hệ thống phòng không đối với châu Âu.

Cáo buộc Nga vi phạm không phận Thụy Điển được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát biểu với truyền hình Đức ARD, trong đó có khẳng định Moscow không vi phạm không phận quốc tế.

Nó xuất hiện trong bối cảnh Mỹ và NATO gần đây liên tục cáo buộc Nga tăng cường các chuyến bay quân sự tiếp cận không phận của họ.

Các cáo buộc nhầm lẫn về một máy bay Nga vào không phận Thụy Điển xuất hiện chỉ vài tuần sau khi Stockholm tin rằng một tàu ngầm của Nga đã đi lạc vào vùng biển nước này, cách không xa thủ đô của họ./.
langtubachkhoa
Ông Shoigu đề nghị phía Trung Quốc mở quân y viện ở Bắc Kinh và Moskva
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Tướng Sergei Shoigu Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã đến thăm Bệnh viện đa khoa Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Trong cuộc họp với Phó giám đốc bệnh viện Gao Changqing, Bộ trưởng Nga đã đề xuất mở quân y viện Nga ở Bắc Kinh và quân y viện Trung Quốc tại Moskva.
"Chúng tôi muốn cùng quí vị bắt đầu một trang mới hợp tác và đề xuất quí vị với tư cách là cơ sở y tế hàng đầu của Lực lượng vũ trang Trung Quốc, cùng tổ chức việc trao đổi các khoa hay phòng khám, mở bệnh viện của Trung Quốc ở Moskva và của chúng tôi ở Bắc Kinh," – ông Shoigu đặt vấn đề.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tin rằng, có thể để thảo luận đề nghị này và đưa ra quyết định trong thời gian ngắn nhất. Theo ông, hai nước có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ. Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Quân đội Trung Quốc hoan nghênh đề nghị của Bộ trưởng Shoigu.
Trước đó, ông Shoigu đã thăm Viện Công nghệ Vũ trụ tại Bắc Kinh.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_18/280178954/

Ở Nga đến năm 2018 sẽ triển khai hơn 10 tổ hợp hệ thống tiên tiến kiểm soát không gian

Mạng lưới hệ thống laser-quang học và tổ hợp kỹ thuật vô tuyến mới nhận biết các đối tượng không gian trong bốn năm tới sẽ được triển khai trên lãnh thổ LB Nga, nâng cao đáng kể khả năng của quân chủng Không quân-Vũ trụ Nga.

Đó là tuyên bố hôm thứ Hai của Bộ Quốc phòng. Những tổ hợp đầu tiên về phát hiện nhận biết các đối tượng không gian sẽ được bố trí trên địa bàn vùng Altai và Primorsky. Theo lời Đại tá Aleksei Zolotukhin đại diện chính thức của quân chủng Không quân-Vũ trụ Nga, việc vận hành hệ thống mới sẽ cho phép tăng cao đáng kể khả năng kiểm soát vùng không gian vũ trụ, mở rộng phạm vi theo dõi quỹ đạo và hạ thấp từ 2-3 lần kích thước tối thiểu của các đối tượng vũ trụ bị phát hiện.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_18/280157388/
langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/hollywo...nga-583188.html

Hollywood: Sao vai ác lại là người Nga?
Khi khắc họa kẻ ác, Hollywood thường viện tới những định kiến cố hữu về các dân tộc. Nhưng tại sao họ lại muốn làm phật lòng một bộ phận khán giả? tác giả Tom Brook đã tìm hiểu vấn đề này.


Người Nga là ác?
Từ một cựu điệp viên KGB tàn ác trong ‘The Avengers’ cho đến bọn xấu người Nga trong ‘A Good Day to Die Hard’, điều chắc chắn là không thiếu nhân vật phản diện là người Nga trên màn ảnh.
Các chính trị gia và và các nhà làm phim Nga đã nói rõ họ không vui với việc ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ tiếp tục mô tả người Nga là kẻ ác. Thậm chí còn có đe dọa từ Nga là nước này sẽ tẩy chay các bộ phim của Hollywood. Điều này càng cho thấy rõ rủi ro khi các nhà làm phim mô tả xấu về người dân một nước nào đó.
Hãng tin Nga Interfax hồi tháng Tám đưa tin rằng ông Batu Khasikov, một thành viên của ủy ban văn hóa của Thượng viện Liên bang Nga, đã nói rằng những bộ phim mà ‘tất cả những gì có liên quan đến Nga đều bị làm xấu quá mức hay được thể hiện một cách sơ khai và ngốc nghếch nên bị cấm phát hành ra rạp’.
Việc khắc họa các nhân vật người Nga là kẻ ác đã có từ lâu.
“Thậm chí trước cả Chiến tranh Lạnh, Nga đã bị khắc họa là một mối đe dọa địa chính trị đối với phương Tây,” ông James Chapman, giáo sư nghiên cứu phim ảnh tại Đại học Leicester, nói, “Nhưng đến khi Chiến tranh Lạnh xảy ra, quan niệm đó lại càng bị nhuốm màu ý thức hệ khi mà giờ đây nó không chỉ liên quan đến nước Nga mà còn chính quyền cộng sản của Liên Xô.”
Điều bất ngờ là sự sụp đổ Bức tường Berlin không chấm dứt việc thể hiện những kẻ ác người Nga trên màn ảnh. Có lẽ đã có một lúc tần suất của vai phản diện người Nga có giảm nhưng các nhân vật Nga vẫn là những vai ác mà Hollywood ưa chuộng.
Do ông Putin?
“Thậm chí bạn không thể bật tivi lên hay đi xem xi nê mà không thấy mô tả người Nga là kinh khủng,” bà Nina Khrushcheva, cháu cố của cố lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và hiện là một giáo sư định cư ở Mỹ, nói.
Bà Khrushcheva, hiện đang dạy ở trường New School ở New York, đã theo dõi việc hình ảnh người Nga được khắc họa như thế nào trong ngành công nghiệp giải trí của Mỹ. Theo đánh giá của bà thì việc ghép các nhân vật phản diện cho người Nga không thật sự giảm bớt kể từ Chiến tranh Lạnh.
“Nó chưa bao giờ giảm bớt thật sự để Nga thấy rằng họ luôn là một kẻ thù,” bà nói.
Giờ đây, các học giả xem lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin là nguyên do của việc ngày càng có nhiều kẻ ác người Nga trên màn ảnh.
“Tôi nghĩ nhất là khi ông Putin quay trở lại với một chế độ cứng rắn, đặc biệt với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, đã có cảm giác rằng Nga vẫn là một mối đe dọa địa chính trị và là một cường quốc thù địch ngay khi Nga đã là một nước hậu cộng sản – và tôi nghĩ đó là lý do chúng ta thấy kiểu phác họa người Nga như thế này,” Giáo sư Chapman nói.
Người Nga giờ đây có thể là sự lựa chọn của Hollywood cho những vai ác nhưng qua hàng chục năm qua nhiều sắc tộc và quốc tịch khác nhau đều được Hollywood nhắm vào vai phản diện. Vào thời điểm Đệ nhị Thế chiến, người Đức và người Nhật đều xuất hiện trong phim Mỹ với tư cách kẻ xấu.
Kẻ ác Ả Rập
Một sắc tộc bị cho làm kẻ ác trong nhiều năm qua với các mức độ khác nhau là người Ả Rập và người Hồi giáo. Thậm chí ngay trước khi có vai diễn của Rudolph Valentino trong những bộ phim câm như ‘The Sheik’ vào năm 1921, các nhà làm phim lúc đó đã mô tả người Ả Rập trong những vai đáng nghi – chuyên ăn cắp và giết người.
Việc khắc họa cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập của Hollywood được xem là có ‘triệu chứng 3B’ – tức là mô tả người Ả Rập hoặc là belly-dancer, tức vũ công múa bụng, hay billionaire, tức tỷ phú, hay bomber, tức kẻ đánh bom.
Sau vụ khủng bố ngày 11/9, người Mỹ gốc Ả Rập ngày càng quan ngại rằng họ sẽ được đóng khung trong hình ảnh khủng bố. Mặc dù có một số phim khắc họa tròn trịa những người dân bình thường gốc Ả Rập, Tiến sỹ Jack G Shaheen, tác giả của cuốn 'Những người Ả Rập Xấu – Hollywood đã biến một dân tộc thành kẻ xấu như thế nào', cho rằng thay đổi vẫn chưa đủ.
“Điều không may là là những kẻ ác Ả Rập và Hồi giáo vẫn xuất hiện thường trên phim và trong các chương trình truyền hình,” ông nói.
Trung Quốc cũng ‘được giao’ một số vai ác trong phim của Hollywood kể từ thời ác nhân Fu Manchu trong những ngày đầu khi phim có lời thoại ra đời. Khi hãng MGM cho ra mắt bộ phim ‘Mặt nạ của Fu Manchu’ hồi năm 1932, Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ đã gửi phản đối chính thức bởi vì nhân vật chính được mô tả với sự căm thù như thế.
Tránh Trung Quốc ra
Nhưng ngày nay khó tìm được bất kỳ nhân vật Trung Quốc là người ác trong các bộ phim Hollywood vì Trung Quốc đã trở thành một thị trường hết sức quan trọng của phim Mỹ.
Điều này có thể thấy rất rõ khi bộ phim chiến tranh Red Dawn được làm lại hồi năm 2012. Lúc đầu, các vai ác là người Trung Quốc. Nhưng sau đó những người sản xuất lo rằng việc này sẽ gây khó khăn cho họ tiếp cận thị trường Trung Quốc nên những vai ác đã được biến thành người Bắc Hàn trong giai đoạn hậu kỳ. Việc này tốn rất nhiều tiền. Bởi vì không có phim Hollywood nào phát hành ở Bắc Hàn nên các nhà sản xuất không sợ mất doanh thu tại đây.
Việc Hollywood đóng khung vai ác có thể có những hậu quả rất rõ ràng cụ thể. Trong trường hợp người Nga các chính trị gia đã nổi giận. Cách làm kiểu này cũng có thể đã tạo ra cho các lãnh đạo Nga một hình mẫu để đi theo.
Trên trang blog của mình, bà Nina Khrushcheva, vốn không là người ủng hộ ông Putin, đưa ra lập luận rằng Tổng thống Nga đã bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi cách Hollywood đưa vào phim toàn kẻ ác người Nga.
“Ông ấy trở nên một hình ảnh tàn ác như vậy giống như hình ảnh mà Hollywood mô tả nước Nga hay những nhà lãnh đạo Nga. Ông ấy có thể nghĩ như là: “À, dù sao thì quý vị cũng đã miêu tả tôi là kẻ ác, vậy thì tôi cứ như thế mà chiếm lãnh thổ của nước khác.”
Sẽ suy nghĩ lại?
Dù ông Putin có bị ảnh hưởng bởi những vai ác của Hollywood hay không thì vẫn có một thực tế là có người đã nghiêm túc đề nghị hạn chế phim Mỹ trên màn ảnh Nga. Bà Khrushcheva cho rằng điện ảnh Mỹ sẽ bị Nga đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Nếu như Nga là thị trường điện ảnh lớn thứ bảy trên thế giới thì tại sao các hãng phim lại dám làm cho một trong những khách hàng quan trọng nhất của họ trở thành thù địch? Một khả năng là việc Nga bực bội với những bộ phim Hollywood có thể có tác dụng quảng bá có lợi cho các hãng phim.
“Các hãng phim sẽ thích thú với sự quan tâm của công chúng,” giáo sư James Chapman nói.
Ông Klaus Dodds, giáo sư Địa chính trị tại Đại học London, nói: “Tôi nghĩ Hollywood quan tâm hơn nhiều đến thị trường Trung Quốc.” Thật ra gần như Hollywood ám ảnh với thị trường Trung Quốc nhưng giờ đây với sự bất bình của người Nga có thể làm giảm doanh thu phòng vé, các nhà làm phim Hollywood có thể đánh giá lại vấn đề.
Với sự phức tạp của chính trị thế giới ngày nay, chúng ta có thể dự đoán rằng các vai ác sẽ không còn bị đóng khung trong phạm vi một dân tộc nào đó. Thật ra, những kẻ thù với môi trường là vai phản diện chính trong bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ra mắt vào năm 2009: Avatar.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-ukrain...-lap/291945.vnp
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ukra...ga-3109042.html

Thủ tướng Ukraine hôm nay kêu gọi tổ chức các cuộc đàm phán mới với Nga về "lãnh thổ trung lập", trong bối cảnh lệnh ngừng bắn ở miền đông nước này đang có nguy cơ sụp đổ.

"Chúng tôi mời Liên bang Nga tổ chức các cuộc đàm phán nghiêm túc về một vùng lãnh thổ trung lập. Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp đỡ chúng tôi trong vấn đề này", hãng thông tấn Interfax của Ukraine dẫn lời Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk nói.

Đáp lại lời kêu gọi trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grygori Karasin tuyên bố Nga sẵn sàng tham gia mọi cuộc đối thoại với Ukraine, nhưng phải có sự hiện diện của các đại diện khu vực Đông-Nam Ukraine.

Theo ông Karasin, ở miền Đông-Nam Ukraine có những đại diện được người dân "ủng hộ và tin tưởng" và Kiev cần phải đàm phán với những đại diện này thay vì đưa ra những sáng kiến "thiếu hiệu quả."


http://www.vietnamplus.vn/ukraine-co-the-t...g-11/291942.vnp

Ukraine có thể thanh toán tiền khí đốt cho Nga trong tháng 11

Reuters đưa tin, ngày 18/11, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan cho biết nước này có thể trả trước cho Nga tiền mua khí đốt trước ngày 1/12, đồng thời nhắc lại rằng Ukraine mong muốn mua toàn bộ của Nga tới 1,5 tỷ m3 khí đốt trước cuối năm nay.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Prodan nói: "Các thương vụ này sẽ diễn ra khi thời tiết bắt đầu lạnh. Có thể chúng tôi sẽ bắt đầu (thanh toán trước) trước ngày 1/12./."
langtubachkhoa
Thong diep cua Putin ro rang day nhi, thay the dan nhap khau bang san pham noi dia

Trước khi tham gia diễn đàn của Mặt trận nhân dân, Tổng thống Vladimir Putin đã đến xem triển lãm kinh tế quốc dân. Triển lãm giới thiệu các công nghệ nhằm mục đích thay thế nhập khẩu.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_18/280205129/


Tổng thống Nga Vladimir Putin cảm ơn Mặt trận nhân dân Nga vì sự giúp đỡ chân thành dành cho những người tị nạn từ Ukraina.

Theo ông, sự đoàn kết của người Nga trong bối cảnh tình hình xung quanh Ukraina và Crưm cần được hướng đến sự phát triển LB Nga.
"Nhân dân trong nước chúng ta đã nêu tấm gương về tinh thần công dân và sự đồng cảm, lòng yêu nước và tình đoàn kết, - ông Putin nói - Hôm nay, chúng ta cần phải sử dụng năng lượng xã hội, tinh thần dân tộc này vào sự phát triển của đất nước, để nâng cao kinh tế, cải thiện các lĩnh vực vực rất quan trọng cho mỗi người dân: đó là y tế, giáo dục và hỗ trợ xã hội. "
Tại “Diễn đàn hành động”, người đứng đầu Cơ quan ngoại kiều Liên bang Nga Konstantin Romodanovski nói rằng bây giờ tại Nga đang có khoảng 820 000-830.000 người đến từ đông nam Ukraina. Tất cả những người này đã vào lãnh thổ Nga sau ngày 1 tháng Tư năm 2014. Trong số đó khoảng 240 000 người được cư trú tạm thời, và vài trăm người có tình trạng tị nạn.
Tại Diễn đàn đã thảo luận về việc thực hiện nghị định tháng Năm của tổng thống Nga.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_18/280204977/
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-putin...-nga/291956.vnp

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/puti...ga-3109049.html

Tổng thống Putin: Mỹ không bao giờ có thể "khuất phục" Nga

Theo Reuters ngày 18/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Mỹ muốn khuất phục Nga nhưng điều này sẽ không bao giờ thành công.

Phát biểu khi kết thúc cuộc gặp kéo dài 4 giờ đồng hồ với nhóm ủng hộ nòng cốt "Mặt trận Nhân dân" của mình, Tổng thống Putin tuyên bố: "Họ không chi muốn làm bẽ mặt chúng ta mà muốn khuất phục chúng ta để giải quyết các vấn đề của họ. Trong lịch sử, không có ai có thể làm được điều này với Nga, và sẽ không bao giờ có ai làm được."

Trong cuộc gặp, ông Putin nhiều lần hối thúc các tập đoàn Nga, bao gồm cả các tập đoàn trong lĩnh vực nông nghiệp và quốc phòng, tăng cường lượng hàng bán tại thị trường nội địa sau khi Nga và Phương Tây liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng.

Bài phát biểu cứng rắn của ông Putin cũng phản ánh sự căng thẳng trong quan hệ giữa Moskva và Washington liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine./.

Theo RT, Tổng thống Putin còn cho rằng các giá trị chung của phương Tây đã thay đổi và giới hạn không nên bị lạm dụng. Dân chủ không cấp quyền cho một cuộc đảo chính và diệt chủng, ông nói.


http://www.vietnamplus.vn/phap-van-cho-thu...aire/291957.vnp
Pháp vẫn cho thủy thủ Nga lên chiến hạm Mistral ở cảng Saint-Nazaire
Hãng tin Interfax ngày 18/11 cho biết các thủy thủ Nga trong thành phần thủy thủ đoàn của chiến hạm chở trực thăng lớp Mistral mang tên "Vladivostok" vẫn được phép lên con tàu này ở cảng Saint-Nazaire, miền Tây nước Pháp, để chờ chuyển giao cho Hải quân Nga.

Interfax dẫn một nguồn tin quân vụ cho biết: "Hôm nay, vài chục thủy thủ qua đêm trên tàu huấn luyện Smolny đã bắt đầu lên tàu Vladivostok." Ngoài ra, một số phóng viên Pháp đến hiện trường cũng chứng kiến điều này sau khi có tin nói rằng các thủy thủ Nga trong thành phần thủy thủ đoàn tàu Vladivostok không được phép lên tàu đổ bộ chở trực thăng trên.

Nhóm gồm 400 thủy thủ Nga, thuộc thủy thủ đoàn của tàu đổ bộ chở trực thăng Vladivostok, hôm 30/6 đã tới cảng Saint-Nazaire trên tàu huấn luyện Smolny để tập điều khiển và tiếp nhận con tàu tại nhà máy đóng tàu.

Tình hình chuyển giao chiến hạm Vladivostok cho Nga hiện vẫn chưa rõ ràng. Ngày 12/11, một nguồn tin trong hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự Nga cho biết Pháp không rút khỏi hợp đồng chuyển giao con tàu.

Cũng trong ngày đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo việc chuyển giao tàu Vladivostok sẽ được thực thi trong tương lai gần, tuy nhiên thời điểm chưa được xác định. Theo một số nguồn tin, lễ chuyển giao con tàu, dự kiến vào ngày 14/11, đã không diễn ra./.


http://www.vietnamplus.vn/co-quan-unesco-d...-nga/291960.vnp

Cơ quan UNESCO đóng cửa văn phòng tại thủ đô nước Nga

Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), ông Eleanor Mitrofanov ngày 18/11 cho biết văn phòng của tổ chức này tại thủ đô Moskva sẽ ngừng hoạt động trong nửa cuối năm 2015 do những khó khăn tài chính.

Ông Mitrofanov nói: "UNESCO đang trong tình hình tài chính khó khăn, do vậy ngay vào lúc này đã quyết định đóng cửa văn phòng tại Moskva."

Văn phòng UNESCO tại Moskva khai trương năm 1994. Ban đầu văn phòng này chỉ phối hợp với Liên bang Nga, song sau đó quyền hạn của văn phòng Moskva được mở rộng sang Azerbaijan, Armenia, Belarus và Moldova.

Trước đó, Kênh truyền hình CNN International của Mỹ cũng thông báo ngừng phát sóng tại Nga từ ngày 31/12 tới./.
langtubachkhoa
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/ong...19172523368.htm

Ông Putin: Biến Nga thành vệ tinh của Mỹ là điều không thể

Tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự "Diễn đàn hành động" do Mặt trận Nhân dân Toàn Nga tổ chức. Chủ đề chính của diễn đàn là cách thức phát triển kinh tế trong bối cảnh Nga bị phương Tây trừng phạt cũng như cách thực hiện các sắc lệnh của Tổng thống tháng 5/2012.
Cảnh báo xây lâu đài trên cát


Tổng thống Nga cho rằng việc từ bỏ các kế hoạch được thông qua trước đây là không cần thiết, dù "tình hình mới" có như thế nào.

Ông nói: "Chúng ta cần cân nhắc mọi yếu tố, kể cả môi trường bên ngoài, để thực tế, thực dụng và không xây lâu đài trên cát. Cần tìm ra các giải pháp thích hợp, căn cứ vào tình hình. Tuy nhiên không cho phép che giấu các vấn đề để không giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước chúng ta".

Chủ nghĩa yêu nước cần tạo đà phát triển nước Nga

Nguyên thủ quốc gia Nga lưu ý tới sự giúp đỡ chân thực của người Nga đối với người tị nạn Ukraine. Ông tiếp tục: "Người dân chúng ta đã cho thấy ví dụ về sự tham gia dân sự, sự chia sẻ, chủ nghĩa yêu nước và tình đoàn kết thực sự. Ngày nay chúng ta cần sử dụng sức mạnh xã hội, dân tộc đứng lên để phát triển đất nước, khôi phục kinh tế, cải thiện chất lượng trong các lĩnh vực rất quan trọng đối với mỗi công dân: lĩnh vực xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp xã hội".

Các hình thức trừng phạt - lý do để phát triển sản xuất

Một trong các chủ đề là các hình thức trừng phạt của phương Tây và cách thức Nga đáp lại. Tổng thống Nga cho rằng trong quá trình đưa ra các biện pháp đối phó đã nảy sinh những cơ hội, trước tiên là với nông dân. Ông thừa nhận các nhà sản xuất Nga đã hưởng lợi nhờ hành vi không thích hợp của một số đối tác của chúng ta, đặc biệt là những nước đã khai thác thành công thị trường sản phẩm của chúng ta, song tự phải loại mình do các biện pháp trừng phạt. Tổng thống Putin nói: "Điều này tạo cho chúng ta tinh thần và quyền hợp pháp để áp dụng các biện pháp trả đũa, chính ở các lĩnh vực, mà trong những năm gần đây thể hiện tốc độ tăng trưởng rất tốt". Theo ông, rõ ràng các nhà sản xuất nông nghiệp Nga có thể tự thu xếp với các nhiệm vụ của mình.

Không ai có thể khuất phục nước Nga

Theo ông Putin, Mỹ muốn Nga khuất phục ảnh hưởng của họ, song không ai và không bao giờ có thể làm được điều này và không có ai sẽ làm được điều này. Bởi vậy phản ứng trước phát biểu của đạo diễn Yuri Kara, rằng Mỹ đang tìm cách hạ thấp nước Nga, Tổng thống Putin nói: "Không phải như vậy, không muốn hạ thấp nước Nga mà muốn khuất phục chúng ta, muốn thông qua chúng ta giải quyết các vấn đề của họ. Họ muốn chúng ta khuất phục ảnh hưởng của họ. Không bao giờ và không ai trong lịch sử Nga làm được điều này và sẽ chẳng ai đạt được điều đó. Mỹ có thể khuất phục bằng ảnh hưởng của họ các đồng minh của mình, hay như chúng ta nói theo ngôn ngữ nói, là các vệ tinh của họ".

Ông nhấn mạnh tuy nhiên nhiều đồng minh của Mỹ vẫn đang nỗ lực bảo vệ các lợi ích dân tộc xa lạ, gây tổn hại tới lợi ích dân tộc của chính mình. Việc bảo vệ cái gọi là châu Âu chung, giá trị phương Tây gây tổn hại tới lợi ích dân tộc chính mình đã tự đem lại cho họ một số vấn đề. Ông giải thích, thứ nhất không có tiêu chí các lợi ích chung, và thứ hai, đằng sau những lợi ích này là lợi ích địa chính trị của một nước hay một nhóm nước, trên thực tế thậm chí không phù hợp với lợi ích của nhân dân chính nước họ. Tổng thống Putin cho rằng chẳng ai muốn tình hình căng thẳng trên thế giới, trong đó có một số lớn người dân Mỹ.

Người Nga yêu Mỹ, song không yêu chính sách của Mỹ

Ông Putin giải thích Nga không có tâm lý chống Mỹ: "Tôi cho rằng có nhiều người Nga yêu Mỹ và người Mỹ hơn những người không thích họ. Tuy nhiên phần lớn công dân chúng tôi phản ứng tiêu cực với chính sách của tầng lớp cầm quyền".

Bởi vậy theo ông Putin, việc hạn chế cơ hội của khán giả Nga xem phim nước ngoài là không đúng.

_____________________________

http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...18173953185.htm

“Putin hành động bình tĩnh lạ thường. Ông không cư xử như một nhà chính luận ảo tưởng, nịnh bợ những người tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 và ca ngợi đó là một diễn đàn có tính xây dựng”, tờ Izvestia viết. “Lí do cho sự bình tĩnh của Putin là ông đã nhận ra Mỹ đang lái con tàu chở các nước đồng minh phương Tây đâm vào 'dải đá ngầm' mang tên Trung Quốc và giờ thì không thể thay đổi lộ trình”.
Phó Thường Nhân
Hôm qua đọc trên báo mạng VN thấy có tựa đề “báo pháp đồng loạt tố cáo Nga ở UK” gì gì đó, mới tò mò vào xem là cái báo nào. Hoá ra đó là báo “la croix” (cây thập tự) là báo của nhà thờ công giáo Pháp. Đó không phải là một tờ báo lớn, vì ảnh hưởng của giáo hội thiên chúa ở Pháp không lớn, có thể xếp hạng nó cùng với báo Humanité (báo Nhân đạo của ĐCS Pháp), tức là ảnh hưởng của nó không lớn, số người đọc không nhiều.
Bình thường báo chí Pháp nó đã có chiều, thì tờ báo này còn có chiều hơn. Cái chiều ấy phải nhìn nhận thấy trong xung đột văn hoá giữa nhà thờ công giáo(Tây Âu) và nhà thờ chính thống (Nga, một phần Đông Âu). Ở UK một phần tín ngưỡng là Uniate, tức là những nhà thờ hoạt động theo lễ nghi chính thống giáo (kiểu Nga) nhưng lại do Toà thánh La Mã quản lý. Đây là hệ quả của việc vùng miền Tây UK trong lịch sử là đất của đế quốc Áo – Hung. Nhà thờ Áo – Hung là theo công giáo (catholique). Mặc dù người ta bao giờ cũng nói “tự do tôn giáo”, nhưng nhà thờ trong đất mình thì phải tìm cách quản lý (không liên quan tới tự do tín ngưỡng), vì thế mới có chuyện như thế. Nhà thờ Uniate này chính là hạt nhân tinh thần “thân phương Tây”ở UK.
Nói thêm một chuyện ngoài lề. Nếu ai đã từng tới Talinn(Estonia) mà quan tâm tới lịch sử văn hoá, thì sẽ thấy ở đây có rất nhiều phái nhà thờ khác nhau : Nhà thờ phái Lu thơ (Đức), công giáo (Ba lan),
Chính thống (Nga). Mỗi một giáo phái này liên quan tới một phần lịch sử mà nước này hứng chịu. Tò mò tôi mới tìm hiểu thì được biết nhà thờ chính thống ở đây chủ yếu là người Estonia gốc Nga. Bình thường hệ nhà thờ chính thống ở đây phụ thuộc vào trung tâm (metropolis) ở Mạc tư khoa. Nhưng khi Estonia vào EU rồi NATO, thì chuyện này không được chấp nhận. Và sau đó, những nhà thờ chính thống này ở đây được giao cho trung tâm Helsinky (Phần lan) quản lý.
Vấn đề nhà thờ Uniate ở UK là vào thế kỷ XVII, nhưng cái lô gíc của nó vẫn còn tới ngày nay. Người ta thế thì không sao. Nhưng ở TQ chẳng hạn, khi nhà nước TQ thành lập hội thiên chúa của mình, thì La Mã rú lên là vi phạm tự do tín ngưỡng, và cho đến nay không có quan hệ Vatican – TQ là vì thế. Tóm lại dưới cùng một khái niệm, mỹ từ thì chưa chắc người ta đã áp dụng một cách hành xử duy nhất. Vì thế nó mới là tương quan lực lượng, mới có "double standard".
langtubachkhoa
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/vi-sa...17224323388.htm
Vì sao Nga mua một lượng vàng cực lớn trong quý 3/2014?

Theo "Thời báo Tài chính" ngày 14/11, trong những ngày qua, chính phủ Nga đã mua vào một lượng vàng cực lớn.

Trong báo cáo quý 3/2014 của mình, Hội đồng Vàng Thế giới, tổ chức theo dõi nhu cầu đối với loại kim loại quý này, cho biết Ngân hàng Trung ương Nga chiếm hơn một nửa số vàng được các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vào trong quý 3 năm nay.

Kể từ thời gian này năm ngoái, Nga đã tăng tổng lượng vàng dự trữ của nước này 25% và trở thành nước có dự trữ vàng lớn thứ năm thế giới. So với cách đây một thập kỷ, số vàng của họ đã tăng gấp 3 lần.

Trong thời buổi hiện nay, những khuyến nghị tích trữ vàng thường xuất phát từ nguy cơ sụp đổ kinh tế hoặc nguy cơ chiến tranh. May mắn thay, còn có một lý do khác giải thích động cơ mua vàng ồ ạt của Nga. Những tháng qua, đồng ruble của Nga đã suy sụp mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế, chủ yếu do các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ và phương Tây áp đặt đối với nước này xung quanh sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea và những cáo buộc liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

Một lượng vàng dự trữ lớn rõ ràng là sẽ giúp chính phủ Nga có đủ khả năng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối toàn cầu trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây có khả năng sẽ còn kéo dài.

Trong khi người ta ngày càng không hiểu rõ mục tiêu cũng như đường đi nước bước tiếp theo của ông Putin, các nhà quan sát hy vọng rằng sự quan tâm ngày càng tăng của ông đối với vàng chỉ đơn giản là biểu hiện của một sự bất an về tiền tệ.


Phen nay anh My lo sot vo nhe, neu Nga rut cac modul cua minh ra thi cac module cua My chet sach
http://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nga...17153110175.htm

Nga có kế hoạch xây trạm vũ trụ riêng
Tờ "Kommersant" số ra ngày 17/11 đưa tin vào năm 2017, Nga sẽ bắt tay vào dự án xây trạm vũ trụ quỹ đạo riêng. Để xây dựng trạm này, Nga có thể sẽ sử dụng tới các môđun của nước này trong Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).


Dẫn nguồn tin thân cận với lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Cơ khí Trung ương Nga, báo trên cho biết: "Trạm vũ trụ mới sẽ được đặt ở vị trí thuận lợi với khả năng mở rộng khu vực quan sát bề mặt Trái đất. Từ trạm này sẽ quan sát thấy khoảng 90 % lãnh thổ Nga cũng như thềm lục địa Bắc Cực, trong khi từ ISS, con số này không vượt quá 5%".

Cũng theo nguồn tin, chi phí xây dựng chưa được xác định. Trong giai đoạn đầu, sẽ lên kế hoạch sử dụng các môđun và các thiết bị được phát triển cho phần của Nga trong ISS. Mặc dù vậy, vấn đề ngừng hoạt động ISS trước thời hạn không được đặt ra.
langtubachkhoa
To Pravda nay co phai la cua Dang Cong San Nga k? Hien nay vi the cua Dang Cong San ngay cang lon o Nga
http://vtc.vn/bao-nga-xem-viet-nam-la-rong....311.516670.htm
Báo Nga xem Việt Nam là 'rồng châu Á' trong tương lai

Tờ Pravda.ru nói chính sách 'xoay trục châu Á' của Nga đề cao vai trò hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam, một con rồng châu Á ở tương lai gần.
Ngày 17/11/2014, Báo Pravda.ru đăng tải bài viết với nhan đề “Nga đang có cuộc chơi nhỏ với Trung Quốc".

Bài báo nêu bật ý nghĩa của chính sách 'xoay trục châu Á' của Matxcơva. Trong đó, Pravda.ru đề cao vai trò hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam - 'một con rồng châu Á' trong tương lai gần.

Báo Pravda.ru cũng nêu bật những thành quả kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2014 và những dự báo tăng trưởng kinh tế không ngừng trong giai đoạn 2015 – 2017.

Cuối cùng, tờ báo kêu gọi Chính phủ Nga thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác kinh tế với Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Theo đó, không phải ngẫu nhiên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại trở nên nóng hổi trên bàn nghị sự đối với truyền thông Nga trong những ngày qua.

Rõ ràng tại khu vực này đã diễn ra một loạt cuộc gặp quốc tế quan trọng giữa các nguyên thủ nhiều quốc gia: Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình Dương APEC tại Bắc Kinh, Hội nghị Đông Á tại Naypyidaw, Myanmar và Hội nghị G20 tại Australia.

Mặc dù, truyền thông Nga khá quan tâm tới những cử chỉ hào hiệp của Tổng thống Vladimir Putin, rồi việc Tổng thống Mỹ Barack Obama nhai kẹo cao su, hay chiếc áo sơ mi cùng khuôn mẫu của 2 nhà lãnh đạo Nga – Mỹ và những bức ảnh lãnh đạo Nga chụp cùng gấu túi.

Song, báo chí cũng xem xét những chuyển dịch mang tính kiến tạo về chính sách đối ngoại 'quay trục hướng Đông' của Nga.

Nếu như trước đây, sự chuyển hướng này chỉ liên quan tới việc Matxcơva tăng cường quan hệ với người láng giềng phía Đông – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thì hiện tại cần phải hiểu rằng, chính sách của chính phủ Nga đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương không phải một chiều, mà là đa chiều.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, trong trường hợp Việt Nam gia nhập thành công vào Khu vực Thương mại Tự do (FTA) với các nước thuộc Liên minh Hải quan. Đó sẽ là tiền đề để mở rộng sang các nước khác ở Đông Nam Á.

Cần lưu ý rằng, phần lớn các nước Đông Nam Á đang có quan hệ chính trị căng thẳng với Trung Quốc. Nhất là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc nằm trong vùng biển tranh chấp hồi tháng 5/2014.

Chính sách đa phương tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương không chỉ giúp Nga duy trì tự do đi lại, mà còn mang lại những lợi ích kinh tế quan trọng.

Ví dụ điển hình là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải sớm được ký kết FTA với Liên minh Hải quan. Việt Nam xứng đáng được coi là một cường quốc kinh tế mới nổi.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn được duy trì. Trong 9 tháng đầu năm 2014, chỉ số GDP đạt 5,6 %. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, GDP cả năm 2014 sẽ đạt mức 5,4 %. Hơn vậy, theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam: mục tiêu tăng trưởng cho năm 2014 phải đạt mức 5,8 %.

Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Do đó, sự gia tăng hàng hóa xuất khẩu trong năm 2014 đang thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Trong 3 quý đầu năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam đạt 109,6 tỷ USD, tăng 14,2 % so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khiến cho các nhà sản xuất yên tâm hơn. Kết quả khảo sát quản lý thu mua trong ngành công nghiệp (PMI) của 13 tháng vừa qua là trên 50 điểm (chỉ số trên 50 cho thấy tình hình kinh tế đang phát triển tốt).

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó trong 9 tháng đầu năm 2014, chỉ số chứng khoán VN và HNX tăng 19,9 % và 30,4 %. Điều này cho thấy, chứng khoán Việt Nam đang lọt vào Top 5 thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang hỗ trợ đồng tiền trong nước – Việt Nam Đồng - VNĐ. Đồng tiền này đang ổn định: nếu vào đầu năm 2014, giá 1 đô la bằng 21,1 VNĐ, thì tỷ giá trong tháng 11/2014 là 21,3 VNĐ.

Trong 10 tháng năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 4,5 %, điều này cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dễ dàng hạ mức thuế suất.

Do mức thặng dư xuất khẩu ngày càng tăng trong cán cân thương mại, cùng với sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam có thể bổ sung đáng kể lượng dự vàng dự trữ: trong năm 2014, khối lượng dự trữ cao kỉ lục – 35 tỷ USD.

Các chuyên gia quốc tế đang rất tin tưởng vào chiều hướng phát triển đi lên của nền kinh tế Việt Nam. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6 % trong năm 2015 và đạt 7 % trong năm 2016 – 2017.

Như vậy có thể thấy rằng, những chỉ số kinh tế của Việt Nam là rất khác với sự suy yếu của kinh tế Nga và châu Âu.

Đó là lí do tại sao Nga có lợi để duy trì mối quan hệ với các nước châu Á – Thái Bình Dương - khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Nga sẽ không còn trở thành nước cung cấp nguyên liệu thô cho Trung Quốc. "Matxcơva có thể theo đuổi một chính sách cân bằng của mình trên trường quốc tế, tìm kiếm những lợi ích trong hợp tác không chỉ với các người chơi lớn trong khu vực, mà còn với các nước nhỏ, đang dần trở thành những con rồng mới của châu Á, như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác", báo Nga viết.



http://soha.vn/quoc-te/phuong-tay-nong-ruo...11911312865.htm
Theo Financial Times, hoạt động bất ngờ của vật thể này thu hút được sự quan tâm là bởi Nga hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào về vụ phóng.
Báo Mỹ Financial Times cho hay, các cơ quan hàng không vũ trụ phương Tây đang theo dõi sát sao một vật thể lạ do quân đội Nga phóng ra ngoài không gian, với những lo lắng về sự hồi sinh của một dự án tiêu diệt vệ tinh của điện Kremlin, vốn đã không còn tồn tại.
Trong vài tuần qua, các nhà thiên văn học và theo dõi vệ tinh nghiệp dư tại Nga cũng như phương Tây đang quan tâm theo dõi hoạt động bất thường của một vật thể được đặt tên là 2014-28E, khi nó điều chỉnh quỹ đạo của mình về gần với các vật thể trong không gian của Nga. Cuối tuần trước, vật thể này đã gặp phần còn lại của tầng tên lửa từng phóng nó đi.
Vật thể này ban đầu được xác định là mảnh vỡ không gian, tồn tại trong quỹ đạo sau một vụ phóng tên lửa nhằm đưa thêm 3 vệ tinh liên lạc Rodnik vào hệ thống hạ tầng vệ tinh quân sự sẵn có của Nga hồi tháng 5.
Hiện mục đích sử dụng của vật thể này vẫn chưa được xác định - có thể là nhằm dọn dẹp rác thải vũ trụ, cũng có thể là sửa chữa hoặc tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh hiện có. Song, theo Financial Times, nó thu hút được sự quan tâm là bởi Nga hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào về vụ phóng.

Nga đã hủy bỏ chương trình vũ khí chống vệ tinh Istrebitel Sputnikov, song hoạt động chuyên môn của nó thì vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Các quan chức quân sự đã từng công khai tuyên bố họ sẽ tái khởi động lại hoạt động nghiên cứu trong trường hợp quan hệ giữa Moscow với Washington, liên quan tới các hiệp ước về phòng thủ tên lửa, xấu đi. Năm 2010, Tư lệnh Binh chủng vũ trụ Nga, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga Roskosmos, từng nói rằng, Nga đang triển khai "kiểm tra" và "tấn công" các vệ tinh.
Bà Patricia Lewis, giám đốc phụ trách nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Chatham House, chuyên gia an ninh hàng không nhận định: "2014-28E giống như là một sự thử nghiệm. Nó có thể có một vài chức năng - một số là dân sự, một số phục vụ quân sự". Theo bà, vật thể này có thể được sử dụng để cản trở, bắn vào các vệ tinh khác, hoặc gây nhiễu, tấn công mạng bằng vệ tinh.
Bộ Quốc phòng Nga hiện vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về sự việc này.
Từ năm 2007, Trung Quốc đã từng chứng minh khả năng bắn hạ vệ tinh bằng tên lửa của mình. Năm 2008, Mỹ cũng chứng tỏ mình có khả năng này.
langtubachkhoa
Vua roi thay bang Top 500 sieu may tinh TQ van giu vi tri so 1. te ra may tinh TQ van la di lap rap den hon 3 triệu cores ma nang luc tinh toan (33K TFLOPS/s) cung chi gap doi cua My (17K) voi 500000 cores. laugh1.gif

Noi chung cha hieu TQ lap sieu may tinh khung de lam gi? Nga bay gio cung bat dau che tao sieu may tinh (truoc day Nga cung co cai nay nhung bay gio lam 1 cai the he moi), ho dung hang nội địa với mẫu T-Platform ( nhân Elbrus ) để làm siêu máy tính. K hieu Nga co y dinh gi?
langtubachkhoa
Hình như Mỹ cũng cho người sang VN vận động tham gia trò chơi cấm vận Nga. Hôm qua Vietnamnet có bài phỏng vấn tay này, nhưng sau đó bị xóa đi. Việc Mỹ phải vận động đến cả VN thì cũng chứng tỏ 2 hướng:
1) không vận động nổi TQ và Ấn độ, nên cùng đường phải sang đến cả VN
2) Chứng tỏ VN có ảnh hưởng lớn với Nga, vì Nga đang coi VN là 1 trong những đối tác thương mại chính để vao ASEAN. Nga cũng coi VN là đối tác làm ăn lớn trong lĩnh vực dầu khí. Mỹ cũng biết khó thuyết phục VN hoàn toàn cắt đứt với Nga, nên đang thuyết phục VN ngừng làm ăn dầu khí với Nga. Hình như quan chức Mỹ này nói với VN rằng, cấm vận k phải là cấm hết, mà chỉ đề nghị VN cấm sản phẩm dầu của Nga, không cấm các sản phẩm phục vụ khai thác dầu như giàn khoan nước sâu, nghĩa là mình vẫn được phép mua các giàn khoan nước sâu của Nga, chỉ là đừng làm ăn dầu khí với Nga thôi.

Ha haha, Nga đang cho phép VN thanh toán mua dầu khí Nga bằng tiền nội tệ, VN có thể thanh tóan với Nga bằng các sản phẩm công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Đây là cơ hội có lẽ ngàn năm 1 thưở với VN, có lẽ Mỹ sợ mất vị thế đồng USD nên phải tranh đấu, phải đến cả VN vận động. Có thể thấy tất cả chính sách của Mỹ, làm USD mạnh lên so với rup, vận động VN toàn để nhằm buộc Nga phải trở lại kinh doanh dầu khí bằng USD thôi.
Phó Thường Nhân
Đảng cộng sản Nga là đảng đối lập lớn nhất ở Nga, không phải là đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là đảng nước Nga thống nhất của ông Putin và Medvedev. Mặc dù thế, về mặt đối ngoại, cái vision của họ cũng tương đồng với nhau, vì cùng theo chủ nghĩa dân tộc. Vì vậy mình có thể hiểu là điều gì mà Putin không tiện nói ra (do quan hệ với TQ chẳng hạn) thì đảng cộng sản Nga có thể nói hộ, để tạo nên dư luận trong nước.
Đảng cộng sản Nga không thể lên cầm quyền được thực chất là do quan hệ quốc tế. Sau khi Gorbarchev bị Elsine lật đổ, trở thành tổng thống, lúc đó quốc hội Nga vẫn thuộc về đảng cộng sản Nga, do đảng này chiếm đa số. Nếu là sinh hoạt chính trị đúng đẳng cấp “đa nguyên đa nhóm” thực sự, thì năm 1993, Elsine đã bị đổ, và đảng cộng sản Nga đã lên nắm lại quyền. Nhưng lúc đó Elsine đã dùng quân đội bắn thẳng vào nhà trắng (ở Nga nhà trắng là nhà quốc hội),bầy ra một vụ bầu cử gian lận, trong thực tế là một dạng đảo chính để tiếp tục nắm quyền. Vụ việc này, báo chí phương Tây đều dấu nhẹm đi, và rất ít khi nói tới. Chính vì Elsine không có sự ủng hộ trong nước, nên phải tìm sự ủng hộ của phương Tây, tức là nhượng bộ nó, kết quả tất cả những gì Elsine phải nhượng bộ đều báo hại về sau cho Nga cả. Cho đến nay, báo chí phương Tây vẫn coi việc Putin lên nắm quyền là việc “đột nhập kiểu gián điệp”. Nhưng gì xẩy ra ở Nga khoảng năm 93,94 cũng có cái gì đó giống những gì đảng xẩy ra ở UK.
Ở trên LTBK có nói tới Hung, ở Hung cũng vậy. Cách đây mấy năm, ở Hung cũng có những chuyện có thể coi tương đương như sự việc năm 1956. Nhưng báo chí phương Tây cũng không bao giờ nói tới, mà nó vẫn chỉ lải nhải sự kiện năm 1956 ở nước này.
Ngay hiện tại, ở Bulgaria và Rumania cũng bất ổn hoàn toàn về chính trị. Ở Bulgaria, trong hai năm vừa rồi, cứ hai ba tháng lại bầu cử, mà không giải quyết được gì cả. Ngộ nghĩnh nữa là nhiều nhân vật chính trị bị buộc tội là tham nhũng, bị đổ, rồi lại lên lại. Trong khi theo đúng lý thuyết “đa nguyên đa nhóm” mà phương Tây và các đồng chí lề trái muốn nhồi sọ người ta ở VN bằng tuyên truyền ngầm thì nó phải giải quyết được vấn đề này chứ, vậy nguyên nhân rối loạn ở Hung ở Bun ở Ru là từ đâu ?
Nguyên nhân của nó là cái đế công nghiệp kinh tế bị tư bản nước ngoài (Đức,Pháp) khống chế hết, đất nước bị rút ruột chỉ còn là thị trường , là chân rết tiêu thụ. Trong trường hợp như thế thì đảng nào cầm quyền chẳng thế, không thể thay đổi cái khung cứng do EU áp chế vào.
Lấy ví dụ Hung. Nước này thời XHCN cũ được phân công sản xuất dược phẩm, phương tiện giao thông(xe bus dân dụng), sản phẩm nông nghiệp, điện tử. Khi tan ra, tất cả những nghành công nghệ này đều bán cho Đức hết. Nhưng Đức nó lấy thị trường mà không mở rộng sản xuất. Như vậy làm gì có thể tạo ra công ăn việc làm. Không những thế, Hung còn phải tham gia vào Euro (vì Đức nó ở trong đó rồi, làm sao nó thích ông có chủ quyền tài chính tiền tệ), và để tham gia vào Euro, thì Hung phải làm ba việc. Đó là đổi hiến pháp, để cho ngân hàng trung ương Hung không được phép có chính sách tiền tệ riêng mà phụ thuộc vào Euro (nói cách khác là Hung không còn ngân hàng trung ương), đồng thời phải giữ tỉ số tiền pho rinh (của Hung) trong một cái hành lang xê dịch xung quanh đồng euro. Điều thứ 3 là quốc tế hoá tín dụng, có nghĩa là người Hung có thể vay tiền trực tiếp các ngân hàng nước ngoài bằng euro và trả bằng euro. Chuyện gì đã xẩy ra tiếp theo ? Khi kinh tế suy xụp, đồng tiền Hung mất giá, thì Hung bắt buộc phải vay ngân hàng châu Âu tiền euro để giữ tỉ số chuyển đổi, nhưng càng vay thì càng chết, vì điều kiện cho vay là phải tăng thuế để trả. Chính phủ Hung lập tức đánh thuế các hãng bây giờ chủ yếu là hãng nước Ngoài để trả nợ. NHưng Đức không chịu. Hung có thể đánh thuế, nhưng chỉ hãng Hung thôi.Nhưng chủ yếu phần lực lượng sản xuất của ông đã là nước ngoài, ông chỉ còn là cộng hoà chuối (banana republic) thì làm thế quái nào mà sống được. Không khi nào ở đây cái sự khác biệt giữa tư sản mại bản và tư sản dân tộc (tư nhân + công ti nhà nước) thể hiện rõ bản chất của nó như thế. Thế tại sao Hung không dùng sức ép chính trị của nhà nước mà ép nó. Không ép được vì hai lý do: Lý do thứ nhất, ông làm gì còn sức mạnh cứng, quân đội của Hung nằm trong NATO, trở thành công cụ nó ép ông, chứ sao ông ép ngược được. Lý do thứ nhì, toàn bộ hiệp định hiệp ước ông ký đấy, ông đã vào bẫy rồi, làm sao chui ra.
Như vậy, mất chủ quyền chính trị, mất chủ quyền kinh tế, thì cái thứ đa nguyên đa nhóm kia chỉ là bánh vẽ. Chính vì thế cứ vài tháng bầu một lần cũng vô ích, vì cái khung cứng nó đã trói ông rồi. Làm được cái gì.
Nhưng điều tương tự như thế cũng xẩy ra ở Bun, ở Ru. Ở Bun nó còn đau khổ hơn nữa là không những thế cái thị trường truyền thống, tiềm năng của Bun là Nga và Liên Xô cũ, thì EU nó không cho chơi. Điển hình là cái Southstream định làm với Nga, tất cả các đảng phái ở Bun đều thuận cũng không làm được. EU nó lấy luật ép không cho, ông là nước nhỏ, thấp cổ bé họng không làm gì được.
Về quân sự, máy bay tầu bò của NATO cũng nằm ở đây, ông có muốn dẫy cũng vô ích. Các nước Đông Âu (ngoại trừ Ba lan còn có tí máu mặt, và Tiệp do điều kiện của nó) các nước khác đều trở thành cộng hoà chuối cả.
ở đây người ta có thể thấy, bằng cái bánh vẽ “đa nguyên đa nhóm”, “dân chủ”, chống “tham nhũng”, phương Tây đã biến những nước “bạn bè” của nó thành thuộc địa. Bản thân những nguyên lý này không phải là không tốt, vì nó được thực hiện ở các nước tư bản phát triển, và chính khi nhìn vào những nước này, thấy hệ thống chính trị của nó, người ta sẽ bị thu hút bởi sức mạnh mềm của nó, vì ai chẳng thích đất nước mình phát triển văn minh như EU, như Mỹ, v..v.. Nhưng để có nó thì phải có một cái đế. Cái đế đó, phương Tây sẽ nhân danh chính những giá trị trên để phá, cái điều khúc mắc chính là ở đó.

Phó Thường Nhân
Siêu máy tính cực kỳ quan trọng. Mua được nó hay chế tạo được nó đều nói lên được sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật. Tất nhiên ở VN, khi khoa học kỹ thuật được hiểu ở trình độ như “anh hai lúa chế tạo xe bọc thép cho Cam pu chia” thì người ta không cần siêu máy tính làm gì.
Một cái ví dụ rất kề cận thôi. Khi về VN, tôi ngạc nhiên thấy bản tin thời tiết hầu như không thay đổi kể từ khi tôi còn nhỏ. Vẫn “tầm nhìn xa trên mười ki lô mét”, rồi “sáng có mưa rào rải rác”.. mà người ta chẳng biết mưa lúc nào. Tóm lại ngoài dự báo bão toàn khu vực, thì cái bản tin thời tiết ấy gần như vô giá trị. Tại sao nó không thể chính xác hơn. Chính là vì không có siêu máy tính. Dự báo thời tiết không chỉ đơn giản là có những điểm để thu thập lượng mưa, tốc độ gió, nhiệt độ.. Hiện tại, dự báo thời tiết được mô hình hoá bằng toán, và để giải cái mô hình ấy người ta cần siêu máy tính.
Cách đây khoảng chục năm, Mỹ rồi Pháp, ..hùng hổ tuyên bố và nhân đó cũng muốn ép các nước không thử bom nguyên tử. Tại sao lại thế ? vì họ có thể mô hình hoá một vụ nổ mà không cần thử thật. Người ta không thể làm thế, nếu không có siêu máy tính.
Cái vệ tinh rô dét ta mà EU phóng lên sao chổi, không có siêu máy tính làm sao xác định được quỹ đạo tiếp cận cho nó.
Khi Mỹ - Trung hoà với nhau vào giai đoạn 1972, một trong nhưng điều TQ muốn là mua được một cái siêu máy tính của Mỹ để dùng trong quân sự. Nhưng lúc đó Mỹ cũng không bán.
Còn tất nhiên, ta chân đất mắt toét, làm theo kiểu anh Hai lúa, ghép mấy tấm thép lên cái khung xe có động cơ diesel, chẳng cần tính toán làm gì thấy nó dầy dầy là đủ, rồi hô hào là chế tạo được xe bọc thép thì ô kê. Cần hay không cần cũng là do trình độ thôi mà.
langtubachkhoa
Lần trước post nhầm. Nga chế tạo chip siêu máy tính từ thời Liên Xô, gần đây Nga đang dùng siêu máy tính tạo bởi nhiều micropecessor Elbrus 8S (mỗi con Elbrus 8S có tốc độ khoảng vài trăm GFlops), xét về hiệu năng cao hơn TQ. Anh TQ ghép 1 lượng khổng lồ core để tạo nên hiệu năng cực mạnh.

Hiện Nga đang chế tạo con micropecessor 16S với tốc độ khoảng vài TFLops.
Vừa tìm lại đuowcj bài báo này
http://www.theregister.co.uk/1999/06/07/in...y_technologies/
Trong đó nói Pentium của Intel chính là được lấy cảm hứng từ công nghệ Elbrus của Nga

Hiện nay 3 siêu máy tính của Nga đứng thứ 22,58,81 trong danh sách Top 500. Bài báo này nói máy tính 100% của Nga đựoc dùng trong các hệ thống quan sự Nga
(@click here)

100% Russian computer revives

100 new Russian Elbrus-3M computers based on the same-name processors will be delivered to its customers later in the year. Elbrus computers will be used in anti-missile and air defense, as well as in cryptographic calculations for secret services.

This year will see the batch production of the “Russian supercomputer” based on the Elbrus-3M servers, Director General of the MCST company which has been developing the Elbrus line, Alexander Kim told CNews. 100 such computers will be delivered to customers by late 2008.


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 20 2014, 11:15 AM)
Siêu máy tính cực kỳ quan trọng. Mua được nó hay chế tạo được nó đều nói lên được sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật. Tất nhiên ở VN, khi khoa học kỹ thuật được hiểu ở trình độ như “anh hai lúa chế tạo xe bọc thép cho Cam pu chia” thì người ta không cần siêu máy tính làm gì.
Một cái ví dụ rất kề cận thôi. Khi về VN, tôi ngạc nhiên thấy bản tin thời tiết hầu như không thay đổi kể từ khi tôi còn nhỏ. Vẫn “tầm nhìn xa trên mười ki lô mét”, rồi “sáng có mưa rào rải rác”.. mà người ta chẳng biết mưa lúc nào. Tóm lại ngoài dự báo bão toàn khu vực, thì cái bản tin thời tiết ấy gần như vô giá trị. Tại sao nó không thể chính xác hơn. Chính là vì không có siêu máy tính. Dự báo thời tiết không chỉ đơn giản là có những điểm để thu thập lượng mưa, tốc độ gió, nhiệt độ.. Hiện tại, dự báo thời tiết được mô hình hoá bằng toán, và để giải cái mô hình ấy người ta cần siêu máy tính.
Cách đây khoảng chục năm, Mỹ rồi Pháp, ..hùng hổ tuyên bố và nhân đó cũng muốn ép các nước không thử bom nguyên tử. Tại sao lại thế ? vì họ có thể mô hình hoá một vụ nổ mà không cần thử thật. Người ta không thể làm thế, nếu không có siêu máy tính.
Cái vệ tinh rô dét ta mà EU phóng lên sao chổi, không có siêu máy tính làm sao xác định được quỹ đạo tiếp cận cho nó.
Khi Mỹ - Trung hoà với nhau vào giai đoạn 1972, một trong nhưng điều TQ muốn là mua được một cái siêu máy tính của Mỹ để dùng trong quân sự. Nhưng lúc đó Mỹ cũng không bán.
Còn tất nhiên, ta chân đất mắt toét, làm theo kiểu anh Hai lúa, ghép mấy tấm thép lên cái khung xe có động cơ diesel, chẳng cần tính toán làm gì thấy nó dầy dầy là đủ, rồi hô hào là chế tạo được xe bọc thép thì ô kê. Cần hay không cần cũng là do trình độ thôi mà.
*


Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.