Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Nga và Ấn Độ thảo luận việc xây dựng đợt hai ở nhà máy điện hạt nhân “Kudankulam”
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_07/279745576/

Hôm thứ Năm, Nga và Ấn Độ đã có cuộc đàm phán ở Mumbai về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, Cơ quan truyền thông của Tổng công ty nhà nước “Rosatom” thông báo hôm thứ Sáu.

Các bên tập trung chú ý vào việc vận hành các tổ máy 1 và 2 của nhà máy điện nguyên tử “Kudankulam” và xây dựng đợt hai (tổ máy 3 và 4) cho nhà máy này.
Trong cuộc đàm phán có sự tham dự của Phó tổng giám đốc “Rosatom”Nhikolai Spassky, thư ký Cục năng lượng hạt nhân của chính phủ Ấn Độ Ratan Kumar Sinha cùng một số quan chức khác trong ngành hạt nhân Ấn Độ.
Hiệp định khung về việc xây dựng đợt thứ hai các tổ máy của nhà máy điện hạt nhân Kudankulam đã được Nga và Ấn Độ ký kết hồi tháng Tư năm nay.



Thư ký báo chí Tổng thống Nga không loại trừ khả năng cuộc gặp giữa ông Putin và ông Obama tại hội nghị thượng đỉnh “G20” ở Australia
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_07/279741788/
Các tổng thống Nga và Mỹ Vladimir Putin và Barack Obama có thể sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh “G20” tổ chức ở Brisbane vào hai ngày 15 và 16 tháng 11 sắp tới.

Phát ngôn viên tổng thống Dmitry Peskov công bố hôm thứ Sáu. Ông cho biết một cuộc họp chính thức giữa hai ông Putin và Obama không được chuẩn bị, tuy vậy cũng không loại trừ khả năng họ sẽ giao tiếp bằng cách này hay cách khác.
Ông Peskov nói tổng thống Putin đã có kế hoạch thực hiện một loạt cuộc hội đàm tại hội nghị thượng đỉnh “G20”.
langtubachkhoa
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ng-tap-3120743/
Ẩn ý của Tổng thống Putin khi tặng smatphone cho ông Tập
Vừa tặng Chủ tịch Tập Cận Bình một chiếc smartphone sắp ra mắt, phải chăng ông Putin đang muốn nhắm tới thị trường khổng lồ Trung Quốc?

Trong cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 bên lề hội nghị APEC đang diễn ra tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Putin đã khiến báo giới không khỏi tò mò khi tặng ông Tập một chiếc điện thoại thông minh 2 màn hình rất lạ.

Theo kênh RT của Nga, chiếc điện thoại được ông Putin tặng cho ông Tập là điện thoại thông minh do Nga sản xuất mang thương hiệu YotaPhone 2.

Rostec, công ty nắm giữ cổ phần trong dự án YotaPhone trong một thông cáo sau đó cho biết, chiếc điện thoại mà ông Putin tặng cho ông Tập là phiên bản đặc biệt, có kèm hệ thống bảo vệ dữ liệu do các kỹ sư Nga phát triển. Điều này khiến nó trở thành sản phẩm “độc nhất” xét về mức độ bảo mật.

Món quà khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc cười tươi. Ông Tập đã hỏi ông Putin: “Chúng ta cũng hợp tác trong dự án này nữa à?”, và được nhà lãnh đạo Nga đáp lại “Sẽ làm chứ!”

Rostec khẳng định nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu YotaPhone 2.

Theo công bố của nhà sản xuất, mỗi chiếc YotaPhone có giá 14.000 rúp (300 USD).

Theo dự kiến phải tới tháng 12, lễ ra mắt chính thức của mẫu điện thoại này mới được tổ chức. Trong khi phải tới quý 1/2015 nó mới được ra mắt thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á.

Có thể thấy, việc tặng một chiếc điện thoại sắp ra mắt cho một vị lãnh đạo được nhiều người dân hâm mộ như Chủ tịch Tập Cận Bình đang được đánh giá là một chiến lược tiếp thị thông minh.

Trung Quốc là một đất nước có hơn 1,3 tỷ dân, một thị trường rộng lớn như thế là mơ ước của bất cứ đai gia công nghệ nào. Quan trọng hơn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được người dân Trung Quốc hâm mộ và học tập.

Còn nhớ trước đó, ngày 28/12/2013, người dân Trung Quốc đã xôn xao bàn tàn về việc Chủ tịch Tập Cận Bình xếp hàng dùng bữa trưa tại một cửa hàng bánh bao truyền thống ở Bắc Kinh.

Ông Tập xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và không có một biện pháp an ninh đặc biệt nào trong suốt thời gian ăn trưa. Ông tự gọi món và sau đó lấy tiền trong túi để thanh toán.

Những ngày sau đó, cửa hàng bánh bao luôn đặc kín hàng trăm người xếp hàng để mua suất ăn giống của ông Tập và chụp ảnh lưu niệm tại vị trí mà ông dùng bữa.

Không những thế, một tiệm bánh bình thường ở Hồ Nam, Trung Quốc đã làm ăn phát đạt khi chủ tiệm bán này có ngoại hình giống Chủ tịch Tập Cận Bình.

Từ khi nổi tiếng là người có khuôn mặt giống lãnh đạo lớn, cửa hàng của ông Thiệu Kiến Hoa được khách hàng ghé qua nườm nượp. Không ít người đã xếp hàng đến 30 phút để được mua bánh và chụp ảnh kỷ niệm với ông. Thậm chí, có thời điểm đắt hàng, cửa hàng của ông Thiệu bán được 1.600 cái bánh một ngày.
langtubachkhoa
Nhật Bản đề nghị Nga xây dựng đường ống dẫn khí đốt đến Tokyo
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_10/279840643/
Phía Nhật Bản nêu đề xuất xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Tokyo, kết hợp vào hệ thống cấp điện và gas, - như thông báo tại Bắc Kinh của ông Aleksei Miller đứng đầu tập đoàn "Gazprom".

"Chúng tôi nhận được đề nghị từ phía Nhật Bản. Ở đây nói về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới Hokkaido và có thể đến tận Tokyo, cũng như về sự tham gia của chúng tôi trong chu trình phân phối gas và năng lượng điện tại Nhật Bản. Hiện tại đang xem xét các dự án. Chúng tôi chưa đưa ra câu trả lời...", - nhà lãnh đạo tập đoàn Nga "Gazprom" cho biết như vậy hôm thứ Hai.

Trước đó, tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tổng thống Nga và Thủ tướng Nhật Bản xem xét chi tiết về danh sách các dự án thương mại song phương và hợp tác kinh tế, đã được hoạch định theo kết quả chuyến thăm gần đây nhất của Thủ tướng Nhật Bản đến Nga.


Nga và Trung Quốc đã ký 17 thỏa thuận
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_09/279814727/
Nga và Trung Quốc đã ký 17 văn bản liên quan, đặc biệt liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực khí đốt.

Trong sự hiện diện của Tổng thống Liên bang Nga và Chủ tịch Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc thông qua "đường ống phía tây", thỏa thuận khung giữa "Gazprom" và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc về cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc và Biên bản ghi nhớ giữa "Gazprom" và Tổng công ty Dầu khí thềm lục địa Trung Quốc.




Đài Sputnik phát sóng trên toàn thế giới
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_10/279853222/

Ngày 10 tháng 11, nhóm đa phương tiện Sputnik, thương hiệu thông tin lớn nhất với các trung tâm đa phương tiện hiện đại tại hàng chục quốc gia sẽ bắt đầu hoạt động trong thị trường truyền thông toàn cầu.

Các ban biên tập của đài Sputnik tại các thủ đô lớn trên thế giới sẽ thực hiện trang web và phát sóng từ studio của đài phát thanh địa phương. Tổng số giờ phát sóng của Sputnik bằng 30 ngôn ngữ thế giới trong năm 2015 sẽ vượt quá 800 giờ/ngày tại 130 thành phố trên khắp thế giới. Nội dung độc quyền của đài Sputnik được thiết kế dành cho những người trong trường thính giả nhiều tỷ người đang mệt mỏi trước thông tin tuyên truyền của thế giới đơn cực và muốn có quan điểm thay thế.

Trang web hàng đầu - www.sputniknews.com.

Đài Sputnik cho thính giả thấy một bức tranh hoàn chỉnh hơn về thế giới và các ý kiến đa dạng về thế giới đó. Đài Sputnik nói về những gì mà người khác im lặng không nói. "Có những nước áp đặt ý chí của họ cho cả phương Tây và phương Đông. Bất cứ nơi nào mà họ can thiệp đều đổ máu, đều bùng nổ nội chiến, đều xảy ra “cách mạng màu" và thậm chí đất nước tan rã. Iraq, Libya, Gruzia, Ukraina, Syria ... Nhiều người đến nay đã hiểu rằng không nhất thiết phải chờ sự hỗ trợ của Mỹ trong tất cả chuyện đó.Nước Nga đề xuất một mô hình thế giới vì loài người. Chúng tôi ủng hộ thế giới đa màu, đa dạng và trong chuyện này chúng tôi có nhiều đồng minh – tổng giám đốc MIA "Nước Nga ngày nay" Dmitry Kiselev nói – vì vậy mà nhóm đa phương tiện truyền thông của chúng tôi tung ra một thương hiệu toàn cầu mới là đài Sputnik ». Sputnik phản ánh một thế giới đa cực, nơi mà mỗi quốc gia đều có lợi ích quốc gia, văn hóa, lịch sử và truyền thống riêng của mình. "Nhật Bản trong thế giới đó là Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ là Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc là Trung Quốc, Nga là Nga trong ý nghĩa nền văn minh đa dân tộc của chúng ta. Chúng tôi không yêu cầu bất cứ ai phải sống theo kiểu Nga, chúng tôi cho rằng tất cả mọi người đều có quyền cá nhân của mình, và chỗ dựa của thế giới này là luật pháp quốc tế ", - ông Kiselev kết luận. - "Định dạng lại trật tự thế giới toàn cầu đang diễn ra ngày nay là công việc cần thiết vì lợi ích của chúng ta, vì lợi ích của nhân loại. Đối với các quốc gia mà chúng tôi hoạt động, chúng tôi không phải là phương tiện truyền thông đối lập, chúng rôi giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với tất cả."

Khái niệm về đài Sputnik

Đài Sputnik phát sóng hoàn toàn hướng tới thính giả nước ngoài. "Hãng đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về công việc của mình. Nếu như trước đây tất cả các đài phát thanh bằng tiếng nước ngoài làm việc tại Moskva, thì bây giờ phần lớn các chương trình phát thanh và trang web của chúng tôi sẽ được bố trí tại địa phương” – ông Kiselev cho biết.

"Chúng tôi thấy rằng việc cố gắng phát sóng từ Moskva bằng các ngôn ngữ khác và cố gắng chiếm trường khán giả ở các nước khác không phải là công việc cho nhiều hiệu quả," - tổng biên tập MIA "Nước Nga ngày nay" Margarita Simonyan bình luận về sự ra mắt của đài Sputnik. - Những người làm việc ở Moskva không thể biết thực tế tốt như tại địa phương, không thể mời các nhà sản xuất tin tức địa phương và các chuyên gia đến phòng thu".

Tài nguyên đa phương tiện của đài Sputnik chiếm phân khúc độc đáo thay thế nhà cung cấp nội dung tin tức và đài phát thanh “trong một”. Ở mỗi quốc gia riêng lẻ, Sputnik là trung tâm đa phương tiện, là nơi sẽ có đài phát thanh dành cho thính giả địa phương, website, hãng tin tạo ra nội dung độc quyền và cũng là trung tâm báo chí.

Đài Sputnik có kế hoạch phát sóng trong các định dạng hiện đại: trên sóng FM, trong các định dạng kỹ thuật số DAB / DAB + (Digital Radio Broadcasting), HD-Radio, cũng như trên điện thoại di động và Internet. Trong năm nay sẽ tăng đáng kể khối lượng phát sóng và sau này sẽ phát sóng 24/24. "Nhiều quốc gia đề xuất chuyển tiếp chương trình của Sputnik trên đài FM địa phương. Họ bày tỏ sự quan tâm đến các nội dung mới trên thị trường truyền thông của mình, và theo sáng kiến riêng của họ chúng tôi sẽ đưa chương trình của đài lên sóng phát thanh địa phương. Với sự ra đời của thương hiệu mới và sự gia tăng chất lượng chương trình, chúng tôi hy vọng rằng các mạng lưới khu vực của Sputnik ở các nước khác cũng sẽ phát triển, "- tổng biên tập cho biết. Hiện nay phát sóng qua Internet đang tích cực phát triển. Ở những nước mà Sputnik làm việc, trang web sẽ được cập nhật 24/24 và các thông tin quan trọng nhất sẽ được truyền trực tiếp trên các mạng xã hội để thu hút thính giả.

Dưới thương hiệu Sputnik sẽ có các bản tin phát 24/24 bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập. Đến cuối năm 2014 sẽ phát hành bản tin bằng tiếng Trung Quốc. Những bản tin đó được phổ biến cho các thuê bao và tập trung hướng tới các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp, doanh nhân, cộng đồng chuyên gia, các cơ quan chính phủ.

Bộ phận nhiếp ảnh của đài Sputnik liên kết với mạng lưới phóng viên ảnh trên toàn thế giới. Nội dung ảnh sẽ được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu thống nhất nhằm trao đổi thông tin hình ảnh nhanh chóng giữa các trung tâm khu vực.

Thính giả Sputnik

"Thính giả Sputnik là hàng tỷ người trên thế giới mà tôi tin chắc rằng đang bị khó chịu bởi lối tuyên truyền áp đặt đang đầy rẫy trên sóng phát thanh, báo chí, truyền hình ở nhiều nước và mang lại sự bất hòa, thô bạo, coi thường luật pháp quốc tế, chà đạp lên sự thật và các sự kiện thực tế. Thính giả đang tìm kiếm quan điểm thay thế, còn chúng tôi đề xuất quan điểm đó khi phổ biến đài phát thanh Sputnik trên toàn thế giới. Hiện đang có nhu cầu như vậy", - ông Dmitry Kiselev nói.

Ngôn ngữ phát sóng

Đài Sputnik tạo ra nội dung đa phương tiện và phát thanh bằng các thứ tiếng như Nga, Abkhazia, Azerbaijan, Anh, Ả Rập, Armenia, Gruzia, Dari, Tây Ban Nha, Kazakhstan, Tatar-Crưm, Kirgizstan, Trung Quốc, Kurd, Latvia, Moldova, Đức, Tajikistan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Pashto, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Ukraina, Phần Lan, Pháp, Hindi, Estonia, Nhật Bản và một số ngôn ngữ khác.

Ai làm việc ở đài Sputnik

Nhân viên trung tâm đa phương tiện Sputnik làm việc ở London, Washington, New Delhi, Cairo, Montevideo, Bắc Kinh, Berlin, Rio de Janeiro, Istanbul, Paris, Buenos Aires, Belgrade, Helsinki, Minsk, Kiev, Tashkent, Astana, Bishkek, Dushanbe, Sukhumi, Tskhinvali, Tbilisi, Yerevan, Baku, Kishinev - từ 30-100 người – dựa vào các chuyên gia địa phương.

Sputnik - tiêu chuẩn chất lượng

Sputnik là tiêu chuẩn chất lượng mới của các phương tiện truyền thông đối với các nước mà đài hoạt động. "Đây là phương tiện truyền thông trưởng thành, hiện đại, rất kịp thời, khác với các phương tiện truyền thông khác, trước hết ở sự lựa chọn đề tài, điểm nhìn và cách hiểu thế giới" – bà Margarita Simonyan nói.


langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/co-thu-tuong-anh...n-xo/290635.vnp
Cố Thủ tướng Anh Churchill từng hối Mỹ ném bom hạt nhân Liên Xô

Sao gio nay lai cong bo tai lieu nay ra lam gi?

Truoc do Nga cung tuyen bo se tang cuong dung van hon la USD, thao nao ma tich tru nhieu vang the? Ma vang thi o Nga dau co thieu

http://www.vietnamplus.vn/nga-hoan-tat-tha...oach/290659.vnp
Nga hoàn tất thả nổi đồng ruble sớm hơn 2 tháng với kế hoạch
Ngân hàng Trung ương Nga đã hoàn tất quá trình chuyển sang chính sách thả nổi đồng ruble sau khi chính thức dỡ bỏ hành lang ngoại hối đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau từ năm 1995 tới nay.

Trong thông báo ngày 10/11, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố hủy bỏ hành lang ngoại hối đối với giỏ ngoại tệ USD và Euro, đồng thời chấm dứt can thiệp vào thị trường ngoại tệ.

Như vậy thể chế này đã hoàn tất quá trình chuyển sang thả nổi tỷ giá đồng ruble sớm hơn so với kế hoạch 2 tháng (trước đó dự kiến ngày 1/1/2015.)

Từ thời điểm này, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ thi hành chính sách tín dụng - tiền tệ hướng tới lạm phát mục tiêu chứ không nhằm duy trì tỷ giá đồng nội tệ.

Các chuyên gia cho rằng quyết định này sẽ khiến những kẻ đầu cơ mất phương hướng trên thị trường ngoại tệ và trong ngắn hạn sẽ giúp ổn định tỷ giá đồng ruble so với USD và Euro.

Từ nay, tỷ giá đồng ruble sẽ do các nhân tố thị trường quyết định. Điều này sẽ giúp tăng cường hiệu quả của chính sách tín dụng - tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga và đảm bảo ổn định giá.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga cũng giữ quyền can thiệp vào thị trường tiền tệ bất kỳ khi nào xuất hiện nguy cơ đe dọa ổn định tài chính.

Trước đó, giới chức Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng đồng ruble hiện đang bị thị trường định giá thấp trong bối cảnh giá dầu giảm và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga và tuyên bố ngân hàng có thể sử dụng các công cụ tài chính để ngăn xu hướng tiêu cực trên thị trường ngoại hối.

Từ tháng Ba, khi đồng ruble mất giá mạnh, Ngân hàng Trung ương Nga đã điều chỉnh chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và "tấn công" tâm lý đầu cơ trên thị trường bằng những can thiệp mạnh tay.

Cũng trong tháng Ba, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng mạnh lãi suất chủ chốt (thêm 1,5%).

Tuy nhiên, ngày 5/11, Ngân hàng Trung ương Nga lại bất ngờ đánh tín hiệu sẽ kiềm chế can thiệp vào thị trường ngoại hối khi mỗi ngày chỉ bơm ra tối đa 350 triệu USD khiến đồng ruble giảm giá mạnh./.


http://www.vietnamplus.vn/ong-putin-nga-se...uble/290589.vnp
Ông Putin: Nga sẽ tiến hành các biện pháp ổn định đồng ruble
Phát biểu tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 10/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ tiến hành các biện pháp để ổn định tỷ giá của đồng ruble. Như vậy, ông Putin vẫn duy trì khả năng Nga sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh APEC, ông Putin nói: “Cơ quan tài chính của chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết (để ổn định đồng ruble). Ngân hàng trung ương Nga sẽ tiếp tục chính sách lạm phát mục tiêu và sẽ tiếp tục làm như vậy.”

Tổng thống Putin cho biết thêm các chỉ số chủ chốt về dự trữ vàng-ngoại tệ và cán cân thanh toán của Nga vẫn tốt. Điều này cho phép Nga kiểm soát tình hình mà không cần thêm các biện pháp đặc biệt. Ông bày tỏ tin tưởng tình hình trên thị trường ngoại hối “sẽ cân bằng thích hợp.”

Theo ông Putin, tình trạng mất giá không phanh do đầu cơ của đồng ruble sẽ sớm kết thúc, một phần nhờ các biện pháp của Ngân hàng trung ương Nga. Ông tin tưởng các sự kiện hiện nay trên thị trường ngoại hối hoàn toàn không liên quan tới các nguyên nhân và yếu tố kinh tế cơ bản của Nga.

Cũng tại diễn đàn này, Tổng thống Putin cho rằng với Nga và Trung Quốc việc thanh toán bằng đồng nội tệ là hướng đi hợp tác rất hứa hẹn, mở rộng khả năng giao thương song phương và tạo ảnh hưởng đáng kể tới thị trường tài chính và năng lượng.

Theo ông Putin, nếu Nga và Trung Quốc chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp và nhân dân tệ trên quy mô lớn, vai trò của đồng USD trên thị trường toàn cầu đương nhiên sẽ giảm sút./.
langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/tha-noi...ung-565584.html
Trong một bài viết đăng trên tờ nhật báo kinh doanh Vedomosti, ông Sonin thừa nhận kế hoạch thả nổi sẽ làm khó các nhà đầu cơ.
TTrước đây, họ chỉ cần đoán kết quả cuối cùng, còn hiện giờ, họ sẽ phải phán đoán theo diễn biến của thị trường nữa. Sẽ ra sao nếu thị trường phản ứng quá chậm? Chuyện gì xảy ra nếu ruble đột nhiên đổi hướng vọt lên?", ông viết.

Nói tóm lại, kế hoạch này sẽ là đòn phủ đầu vì kiếm lời từ một đồng tiền thả nổi là hoạt động tốn kém và rủi ro.

Tuy nhiên, lật ngược lại vấn đề, khi giới đầu cơ mất đi lợi thế, thì cơ hội lại chuyển vào tay những nhân vật có mối quan hệ sâu rộng trong làng tài chính.

"Nếu Ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp không báo trước để trừng phạt giới đầu cơ, thì thông tin đi trước về các biện pháp cụ thể trên sẽ đáng giá bạc tỷ. Thậm chí quốc gia 'sạch sẽ' nhất với thể chế vững chắc nhất cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro nặng nề của tình trạng tham nhũng".


Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mua động cơ tên lửa Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_11/279909089/

Tổng công ty Mỹ United Launch Alliance (ULA) có kế hoạch mua động cơ tên lửa RD-180 của Nga trong vài năm tới, cho đến khi động cơ mới cho tên lửa đẩy Atlas-5 được đưa vào sử dụng. Tân giám đốc tập đoàn Tony Bruno cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Space News.

ULA đang đặt mục tiêu đến năm 2019 phát triển động cơ hoạt động bằng khí thiên nhiên hoá lỏng có thể sử dụng cho tên lửa đẩy Atlas-5. Tuy nhiên, để chế tạo một hệ thống như vậy sẽ cần ít nhất là năm năm, và tất cả những năm đó ULA có kế hoạch mua các động cơ RD-180 của Nga. Hơn nữa, công ty dự định sẽ sử dụng chúng trong khoảng hai năm sau khi kết thúc việc mua sắm, ông Bruno nói.
Ở Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa vào một sửa đổi đặc biệt trong dự thảo Luật về quyền hạn trong lĩnh vực quốc phòng năm 2015. Sửa đổi do thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain đề xuất cấm Lầu Năm Góc ký mới và gia hạn những hợp đồng hiện tại với các công ty xây dựng sản xuất tên lửa đẩy hiện đang làm việc với các nhà cung cấp từ Nga.
Theo Bruno, sửa đổi này “sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng” và “trái với các nguyên tắc tự do cạnh tranh”. Mặc dù nhiều người cho rằng luật mới sẽ chỉ liên quan đến ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ trong tương lai, khi phiên bản thay thế RD-180 của Mỹ ra đời, các đại diện của ULA vẫn lo luật này có thể ảnh hưởng đến hợp đồng của công ty với Lầu Năm Góc. Có lẽ là cách diễn đạt bổ sung dự luật sẽ được thay đổi, Space News viết.


Iran và Nga đã ký kết gói thỏa thuận xây dựng tám tổ máy cho nhà máy điện hạt nhân
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_11/279908641/
http://www.vietnamplus.vn/nga-giup-iran-xa...hehr/290806.vnp

Matxcơva và Tehran hôm thứ Ba đã ký một gói những văn bản mở rộng hợp tác các bên trong lĩnh vực sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân và mở ra khả năng xây dựng ở Iran tám tổ máy của nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ Nga.

Tổng giám đốc công ty nhà nước “Rosatom” Sergey Kiriyenko và Phó Tổng thống Iran, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử nước Cộng hòa Hồi giáo, ông Ali Akbar Salehi đã ký kết những văn bản trên tại thủ đô Nga.
Đặc biệt, các bên có ý định hợp tác trong việc xây dựng ở Iran tám khối năng lượng với các lò phản ứng do Nga thiết kế (bốn tổ máy tại nhà máy điện hạt nhân “Bushehr” và bốn tổ máy tại một địa điểm khác). Nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện nguyên tử sẽ do phía Nga sản xuất. Nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được đưa trở về Nga để tái chế và lưu trữ. Toàn bộ dự án xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở Iran, bao gồm cả việc cung cấp thiết bị và nhiên liệu hạt nhân sẽ nằm dưới sự giám sát của IAEA và tuân thủ đầy đủ cơ chế không phổ biến nguyên liệu hạt nhân, tương tự như công trình xây dựng tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân “Bushehr”.

Theo AFP và Reuters, ngày 11/11, tại thủ đô Moskva, Nga đã ký kết với Iran một thỏa thuận, theo đó Moskva sẽ giúp Tehran xây dựng 2 lò phản ứng mới tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr, nâng tổng số lò phản ứng phạt nhân tại nước Cộng hòa Hồi giáo này lên 8 lò.

Các hãng thông tấn Nga dẫn thông cáo của công ty hạt nhân quốc doanh Rosatom (Nga) xác nhận ngoài Bushehr, 4 lò phản ứng của Nga có thể được xây dựng ở các địa điểm khác tại Iran và 2 nước cũng sẽ nghiên cứu "sản xuất các thành phần của nhiên liệu hạt nhân ở Iran."

Động thái trên diễn ra trước thời hạn chót vào ngày 24/11 để Iran và các cường quốc thế giới đạt được một thỏa thuận toàn diện nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran./.



http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/nga-15-...ong-566727.html
Theo ông Pogosyan, trong 15 năm qua, có hơn 500 máy bay của Nga được xuất khẩu vào các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương và sản xuất theo giấy phép Nga tại các nước đó.
Ông Pogosyan đánh giá triển vọng xúc tiến xuất khẩu máy bay dân dụng hiện đại vào thị trường Trung Quốc là “rất tốt”.
Theo ông, trong 20 năm tới, hơn 30% tổng số máy bay dân dụng Nga sẽ được cung cấp vào các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Poghosyan cũng ghi nhận triển vọng tốt đẹp cho việc xúc tiến xuất khẩu Sukhoi Superjet 100 (SSJ-100) và máy bay thân rộng, dự án mà Nga đang làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc từ Tổng công ty máy bay thương mại của Trung Quốc Ltd (COMAC).

langtubachkhoa
Vladimir Putin đã lựa chọn giữa các sáng kiến của Trung Quốc và Mỹ
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_11/279895995/

Một trong những nội dung chính tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh là sự cạnh tranh giữa sáng kiến của Trung Quốc và sáng kiến của Hoa Kỳ về tạo lập khu vực thương mại tự do trong khu vực. Có vẻ là ngay trước Hội nghị, Trung Quốc và Nga đã thảo ra lập trường chung về cách thực hiện quá trình hội nhập trong khu vực.


Với tư cách nước chủ nhà, Trung Quốc đã khởi xướng việc tạo lập khu vực thương mại tự do trong APEC với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế trong khu vực. Tác giả của đề xuất này là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào ngày đầu tiên tại cuộc họp "không đeo cavát", ông Tập Cận Bình thừa nhận rằng, cần phải tập trung nỗ lực tối đa để hiện thực hóa sáng kiến này. Nhưng, sau đó, mỗi nền kinh tế và toàn bộ ngành thương mại trong khu vực sẽ có lợi nhuận từ việc này.
Sáng kiến của Trung Quốc sẽ được ghi trong văn kiện riêng của hội nghị thượng đỉnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ sáng kiến này ngay tại buổi làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh: “Tôi đánh giá cao “bản đồ lộ trình” do nước chủ nhà chuẩn bị về thúc đẩy quá trình tạo lập khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương. Các biện pháp được ghi trong văn kiện này sẽ giúp hài hòa hóa các sáng kiến về sự liên kết đang được thực hiện trên không gian APEC. Đặc biệt là, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số lượng lớn các hiệp định thương mại. Đó là những hiệp định khác nhau về mức hội nhập và số nước tham gia. Tất nhiên, điều này tạo ra nguy cơ tiềm năng phân chia toàn bộ khu vực thành những hiệp hội cạnh tranh với nhau”.
Sáng kiến của ông Tập Cận Bình và cảnh báo của ông Vladimir Putin - không nên chia rẽ các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thành những khối – đã vang lên như một thách thức và lời chỉ trích Hoa Kỳ. Mỹ đang cố gắng tạo lập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của 12 quốc gia, nhưng không có sự tham gia Trung Quốc và Nga. Trung Quốc rõ ràng khó chịu bởi điều này, vì những nỗ lực của Mỹ công khai nhằm chống Trung Quốc.
Không ngẫu nhiên mà trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC các nhà báo Trung Quốc đã nêu câu hỏi với Tổng thống Nga về thái độ của ông đối với đề xuất của Hoa Kỳ. Ông Putin trả lời, nếu trong thành phần Hiệp định TTP không có Nga và Trung Quốc, thì khó có khả năng xây dựng quan hệ kinh tế thương mại hiệu quả trong khu vực. Ông nhận định rằng, Hiệp định TTP là một nỗ lực mới của Washington nhằm xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế có lợi cho bản thân nước Mỹ.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh, Mỹ đã mở đầu quá trình đàm phán với các ứng viên vào TTP. Theo kết quả các cuộc đàm phán, họ đã ghi nhận tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn chưa nói gì về thời hạn ký kết Hiệp định TTP. Theo quy tắc, những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC có quyền nêu lên và thảo luận về bất kỳ vấn đề. Trong khi đó, rõ ràng là Bắc Kinh không hài lòng với hoạt động tích cực của Mỹ nhằm thúc đẩy dự án TPP tại Hội nghị thượng đỉnh APEC sau lưng Bắc Kinh. Đặc biệt là Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott, hai nhân vật hỗ trợ mạnh mẽ ý tưởng thành lập TTP, đã không đến dự cuộc họp của những người đứng đầu các nền kinh tế APEC với các đại diện của Hội đồng Tư vấn kinh doanh. Tất cả các nhà lãnh đạo khác đã tham dự cuôc gặp. Tại cuộc họp này, ông Tập Cận Bình đã giới thiệu chi tiết về sáng kiến của Trung Quốc về tạo lập khu vực thương mại tự do ở Châu Á Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát đã lưu ý đến một chi tiết khác. Đề tài bài phát biểu của Tổng thống Nga vào ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh phù hợp với sáng kiến của Trung Quốc. Đó là sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc công khai và minh bạch, chú ý tối đa đến các chuẩn mực và quy tắc của WTO trong quá trình đàm phán về việc thành lập những khu vực thương mại tự do mới.
langtubachkhoa
http://baotintuc.vn/nhck/ong-putin-thi-tru...11205406309.htm
Ông Putin: Thị trường tiền tệ sẽ sớm ổn định

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng chính quyền nước này đang áp dụng các biện pháp để ổn định tỷ giá đồng rúp, duy trì khả năng can thiệp ngoại hối khi cần thiết, trong khi các chỉ số cơ bản về dự trữ vàng-ngoại tệ và cán cân thanh toán vẫn ở mức tốt. Điều này cho phép chúng tôi "kiểm soát tình hình mà không cần bổ sung các biện pháp đặc biệt". - Hãng thông tấn Nga Tass đã trích dẫn lời nói trên của ông Putin.
Ông Putin đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng thị trường tiền tệ sẽ sớm ổn định, đồng rúp sẽ từng bước được trả lại đúng giá trị và sự tăng vọt tỷ giá USD và euro trước đồng nội tệ Nga sẽ sớm chấm dứt. Theo nhà lãnh đạo Nga, "các định chế tài chính của chúng tôi hiện vẫn đang áp dụng các biện pháp cần thiết (để ổn định đồng rúp). Ngân hàng Trung ương Nga vẫn đang tiếp tục thực thi chính sách lạm phát mục tiêu, và sẽ tiếp tục làm như vậy".

Ông cũng khẳng định Nga sẽ tiếp tục "Duy trì khả năng can thiệp tỷ giá ngoại hối (nếu thấy cần thiết) để ổn định thị trường tiền tệ". Tổng thống Putin lưu ý rằng: ban đầu chúng ta phải chứng kiến thị trường tiền tệ với sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng rúp (có thể do đầu cơ), nhưng hiện tượng này sẽ nhanh chóng dừng lại, và điều đó có nghĩa là những biện pháp mà Ngân hàng Trung ương thực hiện là đúng.

Cùng với lời tuyên bố ngày 10/11 nói trên của Tổng thống Putin, đà sụt giảm của đồng rúp trên thị trường tiền tệ tại Nga trong hai ngày qua đã được ngăn chặn, đồng rúp lên giá so với đồng USD và đồng euro.

Theo ông Putin, tình trạng sụt giảm đến chóng mặt giá trị đồng nội tệ Nga trong tuần qua do đầu cơ sẽ sớm kết thúc, một phần nhờ các biện pháp của Ngân hàng Trung ương Nga. Ông cũng tin tưởng các sự kiện hiện nay trên thị trường ngoại hối hoàn toàn không liên quan tới các nguyên nhân và yếu tố kinh tế cơ bản của Nga.

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh rằng Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường thanh toán thương mại bằng đồng rúp và đồng Nhân dân tệ, trước hết trong các hợp đồng năng lượng. Và như vậy hai nước có thể hỗ trợ lẫn nhau và cùng có lợi. Nếu việc thanh toán này được thực hiện trên quy mô lớn, tất yếu sự lệ thuộc vào vai trò của đồng USD trên thị trường toàn cầu sẽ giảm bớt.

Ông Putin lưu ý rằng phát triển Siberia và vùng Viễn Đông sẽ là cơ hội "có một không hai" đối với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APR), giúp các nước này "sử dụng hiệu quả những triển vọng mở ở đây và tăng cường hơn nữa tiềm năng của chính mình". Nga cũng như một phần của APR, cũng cần biết tận dụng "lợi thế cạnh tranh để tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng nhất nền kinh tế, công nghệ, cũng như sức mạnh đầu tư của khu vực này".

Ông Putin cho biết thương mại của Nga với các nước Châu Á-Thái Bình Dương chiếm khoảng một phần tư tổng kim ngạch ngoại thương của Nga. Và, ông cho biết trong tương lai, Nga dự tính tăng tỷ lệ này lên 40%, cũng như thực hiện các bước đi cụ thể để mở rộng giới hạn địa lý của hàng hóa Made in Russia, tăng tỷ trọng của các sản phẩm công nghệ cao. Ông Putin đặc biệt mời gọi các doanh nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương hãy đến, và hãy đầu tư tại vùng Viễn Đông, nơi Nga chú trọng quy hoạch để tạo ra một mạng lưới các vùng lãnh thổ phát triển ưu tiên.

Kết thúc bài phát biểu, ông Putin, khẳng định Nga sẽ giữ tỷ lệ nợ nhà nước trong mức an toàn, tức là dưới 15% GDP.
Phó Thường Nhân
Trước khi chuyển tiếp từ cái khung chính trị sang kinh tế, trong trường hợp của TQ, thái độ của họ đối với tư bản nước ngoài. Tôi trả lời trước Sky về cái bài viết ngũ hành .
Ngũ hành, là một phương pháp hay tư duy, để sắp xếp sự vật vào 5 hạng theo tính chất khác nhau (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Điều thú vị của nó là bên cạnh việc sắp đặt hạng mục, người ta quan tâm tới sự quan hệ của chúng với nhau (tương sinh: thúc đẩy lẫn nhau, tương khắc: triệt tiêu lẫn nhau), điều này khiến nó khác với cách phân mục của phương Tây (ví dụ triết học của Aristote), nhưng lại giống tư duy của chủ nghĩa Mác (trong chủ nghĩa Mác, thì người ta gọi cái quan hệ này là mâu thuẫn).
Tất nhiên Mác đã đi tới tư duy đó độc lập, chứ không phải chịu ảnh hưởng của văn hoá Đông Á, và muộn hơn rất nhiều (chủ nghĩa Mác chỉ có từ thế kỷ XIX, ngược lại quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì có 1000 năm trước Dương lịch, thường được coi là cái đế của đạo Lão về sau).
Ngược lại, nhận thức của những người Mác xít ở châu Á (chủ yếu VN, TQ, Triều tiên), cách hiểu của họ với chủ nghĩa Mác tất nhiên phải chịu ảnh hưởng của lô gíc truyền thống này. Chính vì thế tôi đã có lần nói, rất lâu rồi, rằng chủ nghĩa Mác, đáng ra nó phải là triết học phương Đông. Tôi cũng nói tới những khái niệm mà những người theo chủ nghĩa Mác ở châu Á hay nói tới , như vấn đề thời cơ thường được nói tới ở VN (ví dụ văn kiện tổng khởi nghĩa tháng 8 của ông Trường Trinh), mà khởi thuỷ của nó là kinh Dịch. Ta cũng hay nói tới tương quan lực lượng, điều này cũng có khởi điểm từ âm dương/ngũ hành. Tóm lại, với lô gíc và tâm lý truyền thống Đông Á, người ta rất dễ tiếp cận và hiểu chủ nghĩa Mác. Nó thể hiện qua nhưng điều sau:
1- Khi đã nói tới hiện tượng, thì bao giờ người ta cũng nói tới bản chất (điều bị che dấu dưới hiện tượng). Đây là tư duy khởi thuỷ của Phật giáo. Vì Phật giáo nhìn thế giới là một tổng thể hiện tượng.
2- Chấp nhận thế giới sinh hoạt theo quy luật, không có một đấng chí tôn chỉ huy. Người ta có thể thấy cái đó trong ngũ hành, vì sự vận động của nó là tương tác của các hành với nhau thông qua tương sinh tương khắc mà không cần ông trời nào điều khiển cả.
Hai điều này đã giúp người ta chiệm nghiệm chủ nghĩa Mác rất dễ dàng, vì Mác quan niệm rằng xã hội phát triển theo quy luật (với ông ấy là đấu tranh giai cấp). Cái điều thú vị nhất của chủ nghĩa Mác cũng là học thuyết nói rằng sau hiện tượng (ví dụ sự nghèo khổ), thì có một cái bản chất ngầm đằng sau (quan hệ người bóc lột người).
Như vậy khi truyền qua Đông Á (VN, TQ) chủ nghĩa Mác thực sự đã bị bản địa hoá, do truyền thống văn hoá tâm lý. Điều đó cũng giải thích vì sao , trong tâm lý, thường thiên chúa giáo thì “chống cộng”, vì cái tư duy thiên chúa không chứa đựng hai cái điều tôi nói ở trên. Vì thế khi tôi đọc triết học phương Tây, tôi thường đặt mình vào tâm lý thiên chúa giáo trước, lấy đó làm cái đế để tìm hiểu tại sao nó lại nói thế, tại sao nó quan niệm thế, tại sao nó đặt câu hỏi thế.
Ngũ hành không phải là tư duy duy nhất khi sắp đặt sự vật, đã gắn cho nó quan hệ tương tác. Đây là tư duy chung của tất cả các hệ thống văn hoá, triết học phương Đông. Ngoài ngũ hành có thể kể các hệ thống khác tường đồng như vậy: Dịch học, Âm dương, ..thậm chí cả các hệ thống đạo đức như đạo Nho. Ví dụ khi xét đoán một con người, người ta đánh giá vào quan hệ của con người ấy với xã hội xung quanh ( thường được gọi là tam cương, ngũ thường: quan hệ với gia đình, bố mẹ, con cái, bạn bè..). Chỉ có đạo Phật là không quan niệm như thế, nhưng vì nó không có bản ngã, nên người ta lại chia con người ra thành các bộ phận hợp lại theo nhân duyên mà không có bản thể. Có nghĩa là đạo Nho định nghĩa con người bằng các quan hệ hướng ra ngoài, thì đạo Phật nói tới các quan hệ tạo thành nó, nhưng nó vẫn là lô gíc quan hệ (relation), đối ngược hẳn với văn hoá triết học phương Tây nói về bản thể, coi bản thể (essence) tồn tại.
Trên đây tôi đã nói tới những điều mà tôi nghĩ là thú vị, nhân đây cũng nói tới cái sơ hở của nó. Đó là dựa trên cơ sở nào mà sự vật này được coi là KIM, cái kia được coi là THỔ..v..v..Cho đến nay, tôi vẫn không hiểu được tại sao lại thế. Ví dụ, trong y học cổ truyền, người ta cũng sắp đặt lục phủ, ngũ tạng vào các hành, kiểu gan là hành kim, thận là hành mộc (tôi nói giả định thế, vì không nhớ được chính xác chúng ở hành nào), vậy tại sao lại thế, chứng cớ ở đâu. Bởi nếu sắp sai thì cái suy luận tương tác kia sẽ sai. Chính vì thế khi sắp nó vào các hành phải thận trọng và có cơ sở. Rất đáng tiếc là người ta không có một phương pháp rõ ràng để dùng sắp nó mà là theo cảm tính hay kinh nghiệm.
@LTBK,
Một điều quan trọng có lẽ là Nga thả nổi đồng rúp, và điều này nói lên nhiều điều về nhưng quan hệ quốc tế hiện tại. Điều hiện nay người ta thiếu, có lẽ là một cái phân tích quan hệ giữa xã hội-chính trị- tài chính trong hoàn cảnh toàn cầu hoá, một dạng như chủ nghĩa Lê nin mới.
Chuyện gì đã xẩy ra. Trong năm nay, Nga đã bị chẩy máu ngoại tệ 128 tỉ đô, so với năm ngoái 2013 là 65 tỉ đô, đồng rúp mất giá 37%. Những chuyện này vừa độc lập với sự kiện ở UK , những cũng đồng thời phụ thuộc vào nó. Độc lập, vì nó đã xẩy ra trước khi có vấn đề UK. Phụ thuộc vì vấn đề UK và việc cấm vận lẫn nhau của hai bên (Phương Tây – Nga) làm tăng tần xuất của nó lên.
Việc thả nổi đồng rúp chứng tỏ sự yếu kém của Nga hay ngược lại chứng tỏ sự độc lập của họ ? Tôi không tìm được câu trả lời thoả đáng, nhưng thiên về sự yếu kém của Nga hơn.
Cho đến weekend vừa rồi, thì kinh tế đối ngoại của Nga dựa vào bán dầu mỏ khí đốt để thu ngoại tệ (đô la hay euro), với dự trữ ngoại tệ này, Nga can thiệp vào thị trường tỉ giá tiền, để giữ cho tỉ số đồng rúp với đô la và euro nằm trong một hành lang xê dịch lên xuống. Cái cơ chế này cũng là cơ chế mà TQ làm với đồng nhân dân tệ. Nó cũng là cơ chế từng có ở ĐNA, rồi Hồng công, mà hệ quả của nó ở hai nơi này là khủng hoảng tài chính năm 1997.
Hiện nay chỉ có TQ là thực hiện việc này thành công. Nó giúp cho TQ cạnh tranh trong xuất khẩu.
Việc giữ tỉ giá đồng tiền không đổi so với Đô và Euro có nghĩa là nhà nước nhận về phần mình rủi ro trong kinh doanh, nhất là với đầu tư nước ngoài. Vì thế có thể coi nó là một cách thu hút đầu tư. Nhưng trong một hệ thống tài chính vừa mở vừa bị buộc vào đô la hay euro, thì đó còn là cách bóc lột, và có thể thổi bay kinh tế của một nước.
Chuyện gì đã xẩy ra ở Nga. Khi kinh tế Nga đi xuống do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và đặc biệt từ khi bị cấm vận thì đầu tư nước ngoài bắt đầu chạy khỏi Nga (đặc biệt các dạng đầu tư tài chính dạng chứng khoán), vì thế họ sẽ bán rúp để đổi lấy đô hay euro, khiến đồng rúp tụt giá. Để giữ giá đồng rúp, ngân hàng trung ương Nga bán đô (euro) ra để giữ tỉ giá, hay nói cách khác, đã chi tiền ngoại tệ cho tư bản nước ngoài rút ra.
Không những tư bản nước ngoài rút, mà bản thân tư bản Nga cũng rút (khác với TQ, Nga không có cái biên giới về tiền tệ, vì đây là những điều kiện mà phương Tây bắt Nga chấp nhận, khi họ “cứu” nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ). Việc các nhà tư bản Nga đổi rúp ra ngoại tệ giữ của, cũng là một bộ phận của sự chẩy máu ngoại tệ ở Nga.
Như vậy việc Nga thả nổi đồng rúp cũng đồng nghĩa là Nga không thể tiếp tục can thiệp được nữa, vì nếu tiếp tục can thiệp, thì Nga sẽ không còn đủ ngoại tệ. Và việc này cũng đồng nghĩa với mất chủ quyền tài chính.
Với một nhà đầu tư nước ngoài, việc sản xuất và tiêu thụ ở Nga sẽ có nhiều rủi ro hơn. Với đầu cơ tài chính, cơ hội sẽ lớn hơn. Từ đó sẽ thấy rằng, giới tài phiệt Nga, ngoài việc ủng hộ bằng đầu lưỡi Putin, nó sẽ tìm cách chuồn.
Ở Nga, từ thời Elsine, tư bản dân tộc chưa ra đời thì đã được mại bản hoá, kết quả, dù Nga hiện tại là kinh tế tư nhân hoá, sức mạnh nhà nước vẫn dựa vào chủ yếu các hãng năng lượng nhà nước. May mà còn chưa bán hết nó.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 12 2014, 08:35 PM)
Trước khi chuyển tiếp từ cái khung chính trị sang kinh tế, trong trường hợp của TQ, thái độ của họ đối với tư bản nước ngoài. Tôi trả lời trước Sky về cái bài viết ngũ hành .
Ngũ hành, là một phương pháp hay tư duy,  để sắp xếp sự vật vào 5 hạng theo tính chất khác nhau (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Điều thú vị của nó là bên cạnh việc sắp đặt hạng mục, người ta quan tâm tới sự quan hệ của chúng với nhau (tương sinh: thúc đẩy lẫn nhau, tương khắc: triệt tiêu lẫn nhau), điều này khiến nó khác với cách phân mục của phương Tây (ví dụ triết học của Aristote), nhưng lại giống tư duy của chủ nghĩa Mác (trong chủ nghĩa Mác, thì người ta gọi cái quan hệ này là mâu thuẫn).
Tất nhiên Mác đã đi tới tư duy đó độc lập, chứ không phải chịu ảnh hưởng của văn hoá Đông Á, và muộn hơn rất nhiều (chủ nghĩa Mác chỉ có từ thế kỷ XIX, ngược lại quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì có 1000 năm trước Dương lịch, thường được coi là cái đế của đạo Lão về sau).
Ngược lại, nhận thức của những người Mác xít ở châu Á (chủ yếu VN, TQ, Triều tiên), cách hiểu của họ với chủ nghĩa Mác tất nhiên phải chịu ảnh hưởng của lô gíc truyền thống này. Chính vì thế tôi đã có lần nói, rất lâu rồi, rằng chủ nghĩa Mác, đáng ra nó phải là triết học phương Đông. Tôi cũng nói tới những khái niệm mà những người theo chủ nghĩa Mác ở châu Á hay nói tới , như vấn đề thời cơ thường được nói tới ở VN (ví dụ văn kiện tổng khởi nghĩa tháng 8 của ông Trường Trinh), mà khởi thuỷ của nó là kinh Dịch. Ta cũng hay nói tới tương quan lực lượng, điều này cũng có khởi điểm từ âm dương/ngũ hành. Tóm lại, với lô gíc và tâm lý truyền thống Đông Á, người ta rất dễ tiếp cận và hiểu chủ nghĩa Mác. Nó thể hiện qua nhưng điều sau:
1- Khi đã nói tới hiện tượng, thì bao giờ người ta cũng nói tới bản chất (điều bị che dấu dưới hiện tượng). Đây là tư duy khởi thuỷ của Phật giáo. Vì Phật giáo nhìn thế giới là một tổng thể hiện tượng.
2- Chấp nhận thế giới sinh hoạt theo quy luật, không có một đấng chí tôn chỉ huy. Người ta có thể thấy cái đó trong ngũ hành, vì sự vận động của nó là tương tác của các hành với nhau thông qua tương sinh tương khắc mà không cần ông trời nào điều khiển cả.
Hai điều này đã giúp người ta chiệm nghiệm chủ nghĩa Mác rất dễ dàng, vì Mác quan niệm rằng xã hội phát triển theo quy luật (với ông ấy là đấu tranh giai cấp). Cái điều thú vị nhất của chủ nghĩa Mác cũng là học thuyết nói rằng sau hiện tượng (ví dụ sự nghèo khổ), thì có một cái bản chất ngầm đằng sau (quan hệ người bóc lột người).
Như vậy khi truyền qua Đông Á (VN, TQ) chủ nghĩa Mác thực sự đã bị bản địa hoá, do truyền thống văn hoá tâm lý. Điều đó cũng giải thích vì sao , trong tâm lý, thường thiên chúa giáo thì “chống cộng”, vì cái tư duy thiên chúa không chứa đựng hai cái điều tôi nói ở trên. Vì thế khi tôi đọc triết học phương Tây, tôi thường đặt mình vào tâm lý thiên chúa giáo trước, lấy đó làm cái đế để tìm hiểu tại sao nó lại nói thế, tại sao nó quan niệm thế, tại sao nó đặt câu hỏi thế.
Ngũ hành không phải là tư duy duy nhất khi sắp đặt sự vật, đã gắn cho nó quan hệ tương tác. Đây là tư duy chung của tất cả các hệ thống văn hoá, triết học phương Đông. Ngoài ngũ hành có thể kể các hệ thống khác tường đồng như vậy: Dịch học, Âm dương, ..thậm chí cả các hệ thống đạo đức như đạo Nho. Ví dụ khi xét đoán một con người, người ta đánh giá vào quan hệ của con người ấy với xã hội xung quanh ( thường được gọi là tam cương, ngũ thường: quan hệ với gia đình, bố mẹ, con cái, bạn bè..). Chỉ có đạo Phật là không quan niệm như thế, nhưng vì nó không có bản ngã, nên người ta lại chia con người ra thành các bộ phận hợp lại theo nhân duyên mà không có bản thể. Có nghĩa là đạo Nho định nghĩa con người bằng các quan hệ hướng ra ngoài, thì đạo Phật nói tới các quan hệ tạo thành nó, nhưng nó vẫn là lô gíc quan hệ (relation), đối ngược hẳn với văn hoá triết học phương Tây nói về bản thể, coi bản thể (essence) tồn tại.
Trên đây tôi đã nói tới những điều mà tôi nghĩ là thú vị, nhân đây cũng nói tới cái sơ hở của nó. Đó là dựa trên cơ sở nào mà sự vật này được coi là KIM, cái kia được coi là THỔ..v..v..Cho đến nay, tôi vẫn không hiểu được tại sao lại thế. Ví dụ, trong y học cổ truyền, người ta cũng sắp đặt lục phủ, ngũ tạng vào các hành, kiểu gan là hành kim, thận là hành mộc (tôi nói giả định thế, vì không nhớ được chính xác chúng ở hành nào), vậy tại sao lại thế, chứng cớ ở đâu. Bởi nếu sắp sai thì cái suy luận tương tác kia sẽ sai.  Chính vì thế khi sắp nó vào các hành phải thận trọng và có cơ sở. Rất đáng tiếc là người ta không có một phương pháp rõ ràng để dùng sắp nó mà là theo cảm tính hay kinh nghiệm.
*



Người La Mã có câu "mọi con đường đều dẫn tới Rome". Sự trùng hợp của các tư tưởng Đông tây kim cổ cũng vậy, chúng hội tụ ở quy luật vũ trụ phổ quát hi phối thế giới tự nhiên cũng như xã hội loài người. Một cách chính xác thì chỉ có một cái triết học 'âm dương ngũ hành' mà văn bản cổ xưa nhất được biết tới là Kinh Dịch, phần tương đương của Marxism là 3 định luật cơ bản. Cặp mâu thuẫn đối lập Âm - Dương ... ngày nay được tìm thấy trong cả toán học thuần túy và toán học ứng dụng như sau:

- Giải tích phức và động học phức (complex analytic & complex dynamic): nổ tiếng nhất là các tập hợp Julia có đặc tính bảo giác (conformal map) thể hiện trong sơ đồ giống hệt Tiên thiên Bát quái (và 64 quẻ Phục Hy).

- Phép chiếu và biến đổi trong không thời gian (projection & transformation in spacetime) trình bày các đại lượng vật lý như kích thước, năng lượng, khối lượng ...vv trong những giản đồ lược hóa quan hệ.

- Mô hình hóa và thuật toán ước lượng cac đại lượng nhiệt động (biến phụ thuộc thời gian = time dependable variables) ứng dụng trong dự trắc học.
....vv

Vắn tắt là từ triết học trừu tượng hiện nay chúng ta đã có rất nhiều công cụ cụ thể hóa, chi tiết hóa cái thế giới hiện tượng phong phú này. Tất nhiên môt số triết gia "thuần túy" thì vẫn nghi ngờ khả năng của toán học; nhưng đa số người làm khoa học đều thấy và tin vào sức mạnh của nó: một cái phương pháp thống kê cũng đã đủ thuyết phục ghê gớm rồi.

Nói sang ngũ hành, thì vẫn là âm dương thôi nhưng thêm cái chu trình biến đổi. Kinh Dịch viết: Thiên Nhất sinh Thủy, Địa Lục thành chi ... thì Thiên là Dương, Địa là Âm, hành Thủy gồm hai số 1-6, hành Hỏa gồm hai số 2-7, hành Mộc gồm hai số 3-8, hành Kim gồm hai số 4-9, hành Thổ gồm 2 số 5-10 phân bố vị trí trong Hà Đồ. Suy nghĩ sâu xa thì thấy người xưa lấy ngũ hành vào số học (hệ thập phân có thể dùng cấp số 1-10 đơn vị, 1-10 nghìn, 1-10 triệu ... như cơ bản về phép vi phân trong calculus), đồng thời ngũ hành ứng luôn vào hiện tượng (Thủy là nước, Hỏa là lửa, Mộc là gỗ, Kim là kim loại, Thổ là đất). Tượng và Số kết hợp thành vòng sinh - khắc (khoa học hiện đại gọi là quan hệ siêu vòng = hypercycle) như ngôi sao 5 cánh. % hành, 5 cánh sao của ngũ giác đều (pentagon) lại có quan hệ với hình học và số học như xoáy ốc (logarithmic spiral) tỷ số vàng (golden ratio) vốn được tìm thấy rất nhiều trong thế giới tự nhiên từ khoáng vật, hoa cỏ, sinh vật cho tới lượng tử và thiên hà. Vận động của xã hội loài người cũng có dẫn chứng, như thị trường chứng khoán của dao động sóng Elliotwaves, vẻ đẹp hoàn hảo của khuôn mặt Mona Lisa ...vv.

Đôi lời dẫn nhập để các bác có thể đọc tiếp qua google. Tiếp cái ngũ hành ứng dụng vào y học thì tạm không nói đến vì chuyên sâu quá, còn trong kinh tế chính trị thì nó vẫn khả dĩ bởi căn cứ vào các thuộc tính vận động (chẳng hạn vector trong phase space) của sự vật má gán cho nó thuộc hành nào. Ở bài trước em có liệt kê:

- Thủy là chất lượng con người bởi vì Thủy là đầu tiên (số 1) mà con người là thành phần cơ bản nhất của xã hội. Chất lượng sức khỏe, học vấn, trí tuệ của mỗi thành viên sẽ tác động lan tỏa tới mọi yếu tố khác. Nước lại mềm mại, tụ họp với nhau thành dòng mà sức mạnh có thể là vô địch (dân gian vẫn ví tức nước vỡ bờ, nước nổi thuyền nổi ...vv)
- Hỏa là đầu tư kinh doanh vì Hỏa là hoạt động biến hóa mạnh nhất, biến tiền bạc, công sức, nguyên vật liệu thành hàng hóa gia tăng giá trị và đem phân phối tiêu thụ. Lửa cháy thì mãnh liệt nhưng lâu dài hay không phụ thuộc vào nhiên liệu.
- Thổ là tích lũy tư bản, vị trí ở trung tâm bởi vì đại diện cho giá trị thu được từ các vận động khác. Đất thì đắp lại được nhưng khác với nước chảy ở chỗ tính thụ động cao hơn.
- Kim là xã hội dân sự bởi vì quan hệ giữa người với người vừa có tính ước định cứng nhắc (địa vị, ước lệ, giao kèo, thủ tục) song cũng dễ uốn nắn (thương lượng, tranh luận, bác bỏ, thay cũ đổi mới).
- Mộc là thể chế vì khác với Kim ở chỗ thể chế tồn tại lâu hơn, khó đổi hơn. Cây gỗ có hình hài rõ nét hơn 4 hành kia (như luật pháp thường ổn định, chu kỳ rõ ràng, phân chia cành nhánh cao thấp dễ thấy).

Từ gán định 5 hành rồi lại luận tiếp quan hệ sinh khắc, chỉ cần khéo tưởng tượng một chút là làm được nên xin để mọi người tự xét. Người xưa dạy rằng luận bàn tượng số cần linh hoạt mà thông đạt - kể cũng là khác biệt lớn so với đòi hỏi chính xác, rõ ràng của khoa học hiện đại. En trót học nhầm cái ngành nửa dơi nửa chuột nên đành cố gắng đu dây, nếu có chỗ nào ngũ hành không thông thì xoay sang dùng mô hình toán vậy! laugh.gif

Trả lời nốt cái ý về Thiên Chúa (không phải Thiên chúa giáo) thì khá dễ ở chỗ cách chúng ta hình dung về Ngài. Bằng vật lý học thì chúng ta có một mô hình vũ trụ đại thống nhất (phổ thông thì cứ tìm sách của Stephen Hawking), mô hình này cho thấy Vũ trụ sinh ra và vận động theo cách quy luật khách quan (khả dĩ nắm bắt) mà không cần đến bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Giáo Hoàng Jean Paul II khi nghe nói về mô hình này thì không hiểu, lại cho rằng điểm khởi đầu Big Bang là giới hạn con người phải dừng lại - tức là có Thiên Chúa đứng bên ngoài Vũ trụ. Tuy nhiên thật không may cho ông ấy là có một cách hình dung khác, coi Thiến Chúa chính là Toàn Vũ trụ (Holographic Universe) để có đầy đủ tính chất toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ etc. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
langtubachkhoa
Bac Phó, vì vậy mà Nga mới tìm cách đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của mình bằng cách tích trữ vàng, các kim loại quý, nhân dân tệ và dollar hồng kông. Nga chắc chắn sẽ dùng vàng làm ăn với châu Á khi cần, ngoài ra, trong các giao dịch khí dốt, vũ khí, linh kiện chế tạo và các sản phẩm ngành dân sự, Nga vẫn giao dịch bằng đồng dollar với quốc tế (trừ trường hop với TQ). Mỹ hiện đang đe dọa trừng phạt ngành chế tạo máy của Nga, nhưng EU đang phản đối. Nhiều người k biết nhưng Nga thực chất là nhà cung cấp linh kiện rất nhiều cho EU, ở nhiều lĩnh vực công nghiệp. Mỹ chỉ nhập link kiện và máy móc Nga ở 1 số ngành nhất định nên nó có thể loại trừ các ngành này khỏi danh sách trừng phạt. Tuy nhiên nếu Mỹ phạt mà EU k phạt thì chả để làm gì (Nga lại cho phép EU trả bằng euro, bằng hàng hóa trực tiếp hoặc bằng vàng thì Mỹ móm), còn nếu phạt thì EU dính đòn tiếp, chưa nói nếu Nga trả đũa thì hậu quả với EU là rất nặng nề. Hiện nạy Nga đang chuyển mạnh sang thị trường châu Á với 1 tốc độ mà New York Times nhận định là còn nhanh hơn cả Mỹ, còn các thị trường châu Á thì đang hào hứng với việc này.

Năm 2008, sau cuộc chiến Georgia, Mỹ đã trả đũa Nga khiến rup mất giá 44%, kinh tế Nga năm đó bị tăng trường âm nhưng Nga vẫn vững vàng và năm 2009 và các năm sau đó lại tăng mạnh trở lại. Tình hình hồi đó Nga còn khó khăn hơn hiện nay, do còn bị thêm khủng hoảng tác động, lại thêm có sự thay đổi cơ cấu quyền lực nhà nước.

Hiện đồng rup mới tăng, cho đến bây giờ sụt giá khoảng trên 30%. Đồng giá sụt phần nhiều do đầu cơ và các biện pháp trừng phạt của Tây làm tăng mạnh gioi đầu cơ này. Nếu Nga giải quyết được nạn đầu cơ, bình ổn xã hộ thì các biện pháp của tây sẽ bị vô hieụ hóa. Cái nguy hiểm của các biện pháp trừng phạt này là hieu ứng tâm lý chứ k hẳn là yếu tố logic tài chính

Vừa rồi có tin EU viện trợ thêm 10 triệu E cho Ukr, và tổng số tiền EU viện trợ-giải ngân cho Ukr đến này là... 32 triệu E. hehe.gif
Kiểu như tổng thống Ukr sang Mỹ làm bài hùng biện ở thượng viện được vỗ tay nhiệt liệt vì những lời lẽ chống Nga và ra về với....11 triệu USD laugh1.gif , mà dùng để mua hàng Mỹ

Có 1 tin này nữa từ APEC, mà báo chí Tây cố k làm to chuyện



http://www.bloomberg.com/news/2014-11-11/r...ect-delays.html
Russia-China Gas Accord to Pressure LNG in Canada, Australia

Nga và TQ tiếp tục kí thỏa thuận cung cấp khi Gas theo một đường ống nữa gọi theo hướng Tây. Ngoài việc đảm bảo nguồn cung cho Trung, nguồn thu cho Nga thì còn đe dọa ngành công nghiệp khí hóa lỏng LNG của Canada và Mỹ, Úc vì theo đánh giá, thỏa thuận này giá khoảng 10 USD/1 triệu đơn vị năng lượng Anh trong khi TQ đang phải mua khí hóa lỏng LNG từ các quốc gia trên khoảng 16 USD/ 1 triệu đơn vị năng lượng Anh. Như vậy thì những dự án LNG sẽ chính thức hoạt động vào năm 2020 sẽ chỉ còn cần 1/20, với những dự án đi vào hoạt động trong năm 2025 thì chỉ cần 1/5. Tức là các chú định đầu tư đón đầu để bù đắp cho các thiếu hụt do Nga “dự tính” sẽ bị cô lập giờ toi đặc.

Mỹ định nhân cơ hội Ukr trừng phạt Nga để ngăn chặn 1 đối thủ cạnh tranh khí đốt, để hy vọng mình và Canada cung cấp LNG cho TQ nhằm khống chế chặt TQ, giờ bị dự án này của Nga-TQ ngăn chặn. Mỹ cũng chưa thuyết phục nổi EU nhập LNG của mình thay vì khí gaz Nga, và theo tôi đây chính là lý do chính gần đây Mỹ gào lên vụ Ukr và đòi phải tăng trừng phạt Nga nữa. TQ thu loi vì họ sẽ thoát khỏi phải mua LNG đắt đỏ của Mỹ, Canada và bị phụ thuộc chính trị. Còn Nga thì khỏi nói rồi, lợi lớn cả về kinh tế và chính trị. Sap tới kho dự trữ USD của Nga sẽ ít đi, nhưng nhân dân tệ, vàng của Nga sẽ tăng thêm, các nhà đâu tư Tây ít đi, các nhà đàu tư từ châu Á (TQ, Đài Loan, Sin, Hồng kông, Ấn) sẽ nhiều lên. Điều này về lâu dài, các nứoc phương Tây sẽ mất dần đi các công cụ chính trị can thiệp hay ảnh hưởng vào Nga.
Từ nhân dân tệ, dollar Hồng Kông Nga có thể giao dịch được với nhiều nước: Anh, Nhật, Hàn, Sin, malaysia, Nam Mỹ và cả Úc và Canada. Dù Úc và Can chưa swap với TQ nhưng nhân dân tệ khá phổ biến ở đây. Canada vừa thành lập 1 trung tâm giao dich nhân dan tệ khá lớn
Còn vàng và đá quý giúp Nga có thê rgiao dịch cả thế giới những chắc Nga sẽ tránh làm ăn với Tây.


Russia’s move to broaden its energy ties to China is clouding the outlook for natural gas export projects on the drawing board in the U.S., Canada and Australia.

Companies looking to approve liquefied natural gas plants in the next couple of years and start shipments at the end of the decade will probably experience delays, according to energy consultants Tri-Zen International Inc.

Gas-supply agreements between Russia, the world’s largest energy exporter, and China, the biggest consumer, are adding to pressure on projects that are already facing increasing competition, rising costs and the prospect of lower prices.

“It’s just bad news generally” for LNG around the world, said Peter Howard, president of the Canadian Energy Research Institute. “It’s going to get really crowded.”

China and Russia signed an initial gas accord two days ago, after a $400 billion deal earlier this year. The tie-up means that only one-in-20 proposed LNG projects targeting the 2020 market will be needed, while one-in-five seeking 2025 sales will be required, according to a Macquarie Group Ltd. report.

“It’s not good news for projects hoping to get to a final investment decision in the next year or two,” Tony Regan, a consultant at Singapore-based Tri-Zen, said today. “Those developers will need to think about the post 2020 market.”

Vulnerable Canadians

The export of new supplies to Asia increases the possibility of a glut in global energy markets by early next decade. Once deliveries begin, China would supplant Germany as Russia’s biggest gas market, even as relations have soured with the U.S. and Europe over the Ukraine crisis.

Multibillion-dollar projects led by companies including Royal Dutch Shell Plc, Petroliam Nasional Bhd., Chevron Corp. and Exxon Mobil Corp. (XOM) are among more than 20 proposals for LNG export that Canadian regulators have approved or are considering from the nation’s Pacific and Atlantic Coasts. Most Canadian projects are scheduled to begin after 2020.

“The Canadian ones are probably the most vulnerable,” Regan said by phone.

Among proposed projects in Australia are Woodside Petroleum Ltd. (WPL)’s Browse and Sunrise LNG ventures, with partners including Shell, and Exxon’s Scarborough venture. Expansions of plants including Exxon’s $19 billion project in Papua New Guinea are also being considered.

Those proposed plants would follow seven Australian projects currently under construction for about $185 billion.

Window Closes

In Australia, “new local projects will be undercut by international competitors while existing projects will see downward pricing pressure” as Russian pipeline volumes add to supplies, according to Macquarie.

In the U.S., Cheniere Energy Inc. is set to be the first company to export gas produced from the shale boom. Dominion Resources Inc. (D)’s Cove Point terminal in September became the fourth U.S. export project to win permission from the Federal Energy Regulatory Commission to ship LNG around the world.

Mozambique is among countries vying with the U.S., Australia and Canada to build mega-LNG projects.

Demand for Canadian LNG in China will be strong regardless of the latest deal for a gas pipeline from Russia, said Nigel Kuzemko, chief executive officer of Steelhead LNG, a proposed export project. China’s appetite for gas is probably stronger than some forecasts suggest, Woodside said in May.

Second Deal

The second gas-supply pact is less attractive to China, and Russia’s OAO Gazprom may need to offer a “serious discount’’ to secure a final deal, according to Alexander Kornilov, an Alfa Bank energy analyst in Moscow.

The price in the Chinese contract earlier this year is equal to about $10 per million British thermal units, two Russian officials said in July. China pays about $16 per million British thermal units for LNG, Macquarie said.

“The more Russian gas going into China” means the less higher-cost LNG China will import from places like Canada, Reynold Tetzlaff, energy leader for Canada at PricewaterhouseCoopers LLP in Calgary, said by phone. “So we can’t ignore it, that’s for sure. We do need to move quickly or the window starts to close.”
langtubachkhoa
Con điện thoại này độc đáo phết, dù giá hơi chát. Nhưng điện thoại dân sự sao cần phải bảo mật cao, có lẽ muốn nhắm đến khách hàng là giới kinh doanh và chính trị gia cần giữ bí mật chăng?
Putin tặng smart phone bảo mật cho Tập Cận Bình, có lẽ ngoài ý nghĩa quảng cáo còn thể hiện thông điệp chính trị rõ ràng

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/di...c-biet-3209242/
Điện thoại YotaPhone2 ông Putin tặng ông Tập có gì đặc biệt?
Chiếc điện thoại YotaPhone2 mà người Nga coi là “siêu thông minh”, được Tổng thống V.Putin tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tính năng như thế nào?


Ngày 10-11, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng thống Nga V.Putin đã tặng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình chiếc điện thoại được coi là đặc biệt của chính người Nga sản xuất.

Món quà mà Tổng thống Nga Putin tặng Chủ tich nước Trung Quốc Tập Cận Bình là dòng điện thoại mới nhất của Nga, cũng là dòng điện thoại thế hệ 2 - YotaPhone2 của nhà sản xuất Yota Nga, được công bố trong hội chợ triển lãm MWC2014, tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha vào đầu năm nay.

Phiên bản đặc biệt của YotaPhone2 được các kỹ sư Nga phát triển và được trang bị một hệ thống bảo mật dữ liệu khiến nó trở thành chiếc điện thoại thông minh “độc nhất” về mức độ an toàn.

Nó được sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 800 Quad-core. Ngoài ra, nhà sản xuất còn tích hợp vào đó bộ phát triển phần mềm SDK, cho phép nhà sản xuất tích hợp nhiều hơn ứng dụng của mình để hỗ trợ hiện thị cho màn hình kép.

Yota Phone2 còn được hỗ trợ công nghệ NFC, công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau.

NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps chính vì thế dòng điện thoại được hỗ trợ công nghệ này có thể sạc pin không cần đến dây.

Với pin 2550 mA, thời lượng pin của Yota Phone2 có thể đạt hơn 50 tiếng, ngay cả khi bật đèn nền ở mặt sau.

YotaPhone2 được thiết kế 2 màn hình, ngoài màn hình được sử dụng pin giống như các dòng điện thoại thông thường khác, nó còn được thiết kế một màn hình E-Ink, sử dụng mực điện tử ở mặt sau.

Nếu màn hình chính hết pin, màn hình phụ 4,7 inch E-Ink có thể thay thế với chức năng không thay đổi. Đây được coi là điểm nổi bật của chiếc điện thoại này và là tính năng ưu việt mà các các dòng điện thoại khác không có.

Màn hình E-Ink mặt sau của YotaPhone2 chủ yếu dùng để hiện thị thông báo tin nhắn, hiện thị tin nhắn, các cuộc gọi nhỡ, email, còn có thể lướt web, đọc sách. Đây cũng là chi tiết đã được nâng cấp hơn so với dòng điện thoại thế hệ 1, độ phân giải của màn hình mực điện tử là 960 x 540, kích thước là 4,7 inch.

Ưu điểm của màn hình E-Ink là tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng khi đọc sách, xem thông tin trên điện thoại, không gây hại cho mắt. Chính vì thế, E-Ink được ứng dụng nhiều cho sách điện tử. Mức tiêu thụ điện thấp và khả năng dễ thích nghi còn khiến nó sẽ còn xuất hiện nhiều trên các sản phẩm tiềm năng khác.

Yota Phone2 không chỉ là một một sự sáng tạo có tính thực tiễn cao, mà nó còn đại biểu cho đẳng cấp về trình độ của nhà sản xuất điện thoại di động Nga.

Được biết, YotaPhone 2 sẽ được tung ra thị trường vào tháng 12 năm nay. Giá của nó còn cao hơn cả dòng điện thoại hiện đại vào loại bậc nhất thế giới là iPhone 5s của Hãng Apple - Mỹ (649 USD, chưa bao gồm thuế).
langtubachkhoa
Khong hieu rõ chuyện gì, nhưng thấy Nga có vẻ rất tự tin. Thậm chí công khai đặt ra điều kiẹn để bình thường hóa quan hệ với Mỹ, rồi Mỹ và EU dọa tăng cường trừng phat, điều đó có thể cho thấy Nga đang có nhiều ưu thế trên thực địa, và trên mặt trận ngoại giao với châu Á thu được nhiều thắng lợi hoặc thành công. Bên trong có nhiều tin tức có thể mình chưa biết.

Mỹ và EU trên thực chất về kinh tế tài chính đã bắn đi hầu hết mũi tên. NHưng lĩnh vực của Nga tuy chưa hứng đòn trunng phạt nhưng thực tế thì đã ngừng làm ăn với phương Tây từ lâu, các hop đồng mới k ký kết, nên về thực chất là đã hứng đòn. Chỉ là khi tuyên bố trừng phạt thì nó sẽ mang tính chính trị ngoại giao và làm giảm sự lạc quan của thị trường thôi.
Nga vẫn còn khá nhiều mũi tên chưa bắn. Loại bỏ mũi tên khí đốt mà Nga sẽ k làm, Nga còn có thể cấm 1 loạt mặt hàng của EU mà vẫn đang cạnh tranh với Nga, có thể cấm hoặc tăng giá quá cảnh máy bay, tàu thuyền, etc. Riêng ô tô thì đó là 1 đòn nặng với EU vì Nga là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất EU, cả cũ và mới, nhất là những ai nhập khẩu nguyên chiếc rất dễ bị dính đòn, etc.

Mỹ và EU lên gân dọa Nga, thực chat là để tìm cách kiếm quân bài nhằm lấy lại vị thế trên bàn đàm phán.
Theo Bloomberg thì rup sụt giá 23% sau các biện pháp can thiệp của Nga, chưa nặng bằng lần sụt 44% như năm 2008, nhưng lần này có thể kéo dài hơn, bản thân Nga cũng đã chuẩn bị sẵn sàng
Phó Thường Nhân
@Sky,
Ở châu Âu, người ta vẫn quan niệm triết học bắt nguồn từ Hi lạp, và vì thế chỉ châu Âu mới có triết học. Từ triết học hiểu kiểu Hi lạp (philosphie) bản chất của nó có nghĩa là “yêu lập luận”, “cách lập luận”. Lập luận tức là lô gíc, vì thế triết học là mẹ của khoa học tự nhiên, và gắn liền với toán và vật lý. Các nhà triết học Hi lạp phần lớn vừa là triết gia vừa là nhà toán học, tự nhiên học, vật lý học… vì họ dùng triết học giải thích tự nhiên (Epicure, Heraclite, Thales,Democrite..), chỉ có từ Sốc cơ rát (Socrate) thì ông ta mới dùng triết cho các vấn đề xã hội (đạo đức, ứng xử..) vì thế người ta hay so sánh Socrate với Khổng Tử, và hai ông này cũng sống đồng thời kỳ. Nhưng các nhà triết học sau đó vẫn là những nhà khoa học , ví dụ nổi tiếng nhất là A rít xơ tốt (Aristote).
Như vậy từ Socrate thì triết học phương Tây vẫn là lập luận, “yêu lập luận”, nhưng nó quan tâm tới cả các vấn đề xã hội, và như vậy quan tâm tới các lĩnh vực mà vốn dĩ là của tôn giáo, ngay ở Hi lạp cũng có tôn giáo, mà nó giống như thờ thần ở phương Đông (dớt, đi an na, Héc mét, A ten na..). Như vậy người ta có thể thấy rằng triết học là mẹ của khoa học cứng (toán, lý , hoá..) đồng thời là phần lô gíc của tôn giáo (ủng hộ nó hoặc phê phán nó). Cũng từ quan niệm ấy mà người ta mới nói là không chỉ châu Âu mới có triết học, mà phương Đông (Ấn độ, TQ,..) cũng có. Có điều triết học ở đây ẩn trong tôn giáo nhiều hơn.
Mọi điều càng thú vị hơn nữa khi người ta thấy con đường đi tới toán học không nhất thiết phải qua triết học (đây chỉ là đặc trưng của phương Tây). Ví dụ. Đại số, số học là phát kiến của văn minh Lưỡng Hà và Ấn độ, và nó không phải là con đẻ của triết học ở những nơi này. Ngay cả hình học vốn là bộ phận cấu thành của triết Hi lạp, khởi thuỷ của nó cũng ở Ai cập, bắt nguồn từ việc phải đo lại đất đai sau mỗi mùa lụt ở sông Nil. Nhưng việc gắn kết toán học vào triết học thì rõ ràng là đặc trưng của Hi lạp và truyền thống triết học phương Tây.
Không chỉ gần đây những lô gíc phương Đông mới được phương Tây dùng. Ví dụ. nhà toán học Lép nít, từ thế kỷ XVI đã cảm hứng từ khái niệm âm/dương (lúc đó Tây Âu có mốt Trung hoa) mà đã đặt ra hệ đại số nhị phân (binaire) chính là cái đế để cho công nghệ máy tính bây giờ. Vì con số chỉ còn được thể hiện bằng 1 và 0 (tức là âm và dương), tức nhị phân.
Ngũ hành thì không phải là lập luận Âm/Dương. Ngược lại dịch học thì đúng là quy luật âm dương nâng cấp.
@LTBK,
Với những biện pháp kinh tế thì Nga không bị chết, vì ngay Cuba, Bắc triều tiên bị phong tỏa bởi phương Tây vẫn sống. Nhưng ảnh hưởng thế nào thì mình nên quan tâm, vì qua đó mình sẽ biết được những miếng võ của nó.
Phó Thường Nhân
Quan sát phân tích những gì xẩy ra ở UK là cách để trả lời cho những câu hỏi của thế giới hiện tại. Tôi liệt kê ra đây một số vấn đề :
1- Bản chất của chế độ đại nghị đa nguyên đa nhóm, vai trò của nó trong sự sụp đổ của UK. Theo lý thuyết của phương Tây, đa nguyên đa nhóm là thể chế cuối cùng của lịch sử, có tầm phổ quát toàn cầu, nó giúp cho một thể chế chính trị đáp ứng được mọi đòi hỏi của từng cá nhân hay từng giai tầng của xã hội. Nó biện luận bởi quyền dân, bởi vai trò đối kháng của đối lập, khiến cho xã hội trong sạch hơn, không có tham nhũng, chuyên quyền, độc tài ..v..v.. Nhưng khi áp dụng nó vào các nước ngoài Tây Âu (ngay ở Đông Âu đã có chuyện), thì thể chế này không giải quyết được bất cứ vấn đề gì mà nó rêu rao giải quyết được, ngược lại còn làm tan rã nhà nước, tức là chữa lợn lành thành lợn què. Như vậy cái câu hỏi phải đặt ra là : cái gì đã khiến thể chế này hoạt động được ở phương Tây ? khi tìm ra được điều này rồi, thì câu hỏi tiếp sẽ được đặt ra : những nước Á –Phi –Mỹ la tinh khi dùng nó có các điều kiện này chưa ? và hệ quả sẽ là câu hỏi : tại sao phương Tây cứ nhất định ép nó cho các nước khác ?
Tất nhiên UK không phải là nước duy nhất người ta có thể tìm hiểu để tìm hiểu vấn đề này, mà người ta có thể tìm hiểu qua bất cứ một nước thế giới thứ 3 nào dùng chế độ chính trị này, nhưng UK có điểm khác đó là đây là một nước có trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật mà nhiều nước thế giới thứ 3 chưa mơ tới được, ngay cả VN. Đó cũng là nước chuyển thể từ chế độ XHCN kiểu cũ sang thể chế tư bản một cách toàn diện. Vì thế bài học UK có giá trị đối với VN.
2- Quan hệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cái quan hệ quốc tế này có thể nhìn từ nhiều khía cạnh, mỗi thứ có điều đáng quan tâm và phân tích. Ví dụ. Việc Pháp không dám giao chiến hạm cho Nga cho người ta thấy mối dây ràng buộc Pháp (và qua đó EU với Mỹ), mâu thuẫn giữa các nước EU với nhau (Đông Âu, Đức, Pháp). Việc Mỹ đơn phương đòi trừng phạt Nga và lôi kéo “đồng minh” của mình theo, đã nói tới vai trò của Mỹ từ sau khi Liên Xô xụp đổ.
3- Mâu thuẫn giao tranh giữa Nga-Mỹ đã đặt nhiều công cụ quyền lực lên bàn cân. Có những công cụ cổ điển như sức mạnh quân sư, hay vị thế chính trị. Có những công cụ mới như luật pháp. Có những công cụ là hệ quả và là cái mạch ngầm của toàn cầu hoá: đó là vũ khí tiền tệ, và đây cũng là trọng điểm của sức mạnh Mỹ, đế quốc Mỹ. Nhưng công cụ tiền tệ mà Mỹ đang dùng đánh Nga, chính là những điều Mỹ và phương Tây “bán” cho Nga trong giai đoạn Gorbarchev, Elsine,.. bởi vì lúc đó Nga là bạn, là đồng minh, không còn là đối thủ của Mỹ nên mới được nó ưu ái như thế. Điều đó cũng nói lên rất nhiều bản chất của quan hệ quốc tế hiện tại.
4- VN có quan hệ với cả tam quốc hiện tại: với Nga, TQ, Mỹ. Việc tìm hiểu các “đối tác” này trong các quan hệ tương tác với nhau để có thể có chính sách hợp lý.

langtubachkhoa
Bố sung thêm chút về dự án đường ống phía Tây giữa Nga-Trung được ký bên lề APEC mà tôi nói ở trên. Đó cũng là 1 thỏa thuân “khủng” thứ 2 có tên “Đường ống phía Tây”, với lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho Trung Quốc ở mức 30 tỉ m3/năm trong vòng 30 năm, như thế là TQ có 2 đường ống Đông và Tây từ Nga, và có thể sẽ được thanh toán bằng đồng nội tệ, như vậy nhu cầu USD của TQ sẽ giảm hẳn đi

http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/khach-d...nga-575355.html
Khách du lịch Trung Quốc ồ ạt thăm Nga

BizLIVE - Người Trung Quốc đang đứng đầu về khối lượng khách du lịch nước ngoài tới Nga trong sáu tháng đầu năm nay, Tiếng nói nước Nga đưa tin.


Toi nghiep Hungary qua. Giấc mơ cường thịnh và độc lập chỉ còn là 1 giấc mơ. Thủ tướng Hung đã từng nói rằng: EU đối xử với Hung chả khác gì Liên Xô. Trước đây ông thủ tướng này là người hùng trong công cuộc đánh đuổi Liên Xô và được phương Tây tôn xưng như ngôi sao, bây giờ thì thê thảm quá. Maidan bây giờ đã trở thành cuộc thử nghiệm để họ lật đổ các nhà nước, các quan chức phươnG tây giờ cũng chẳng thèm tránh né mà còn công khai ra mặt luôn.


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...14150957637.htm

Hungary trước nguy cơ 'cách mạng Maidan' kiểu Ukraine

Việc chính phủ đánh thuế Internet có lẽ chỉ là cái cớ để phe đối lập tại Hungary phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn, lên đến 100.000 người trong những ngày cuối tháng 10 vừa qua.

Yêu sách của phe biểu tình cũng đã có sự thay đổi nhanh chóng: Từ việc đòi bãi bỏ sắc thuế này chuyển sang yêu cầu chính phủ Hungary “tham nhũng”, “độc tài” phải từ chức. Cũng giống như ở Ukraine, các cuộc tuần hành này tập trung chủ yếu tại bên ngoài tòa nhà chính phủ. Ngoài gạch đá, trên tay người biểu tình là máy tính xách tay, điện thoại di động – những thiết bị truy cập Internet phổ biến nhất.

Những chỉ dấu về cái gọi là “cách mạng Maidan Hungary” cũng đã rõ nét: Người biểu tình nhảy múa trên đường phố, hô vang khẩu hiệu “ai không nhảy múa đó là người trả thuế” (một phiên bản khác của “Ai không nhảy múa là người theo Nga” trong sự kiện Maidan tại Ukraine).

Giữa đám đông biểu tình người ta thấy đại biện ngoại giao Mỹ tại Hungary, Andre Goodfriend, người trước đó ít ngày đã loan báo chính quyền Washington đã cấm 6 quan chức thân cận với Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhập cảnh vào Mỹ. Còn trên tài khoản Twitter, Cao ủy châu Âu về Cạnh tranh và chống Độc quyền Neelie Kroes đã kêu gọi ai chưa tham gia thì hãy nhập vào đoàn biểu tình.

Truyền thông phương Tây nói rằng, Thủ tướng Orban là người bị Nga chi phối. Và quả thực ông bị xem là “cái gai trong mắt” Washington và Brussels. Với nhiều quyết định như cấm hôn nhân đồng tính, hạn chế hoạt động của các công ty nước ngoài tại Hungary, tìm cách củng cố quyền lực và nhất là phản đối các lệnh cấm vận chống Nga, ông Orban bị phương Tây xem là "kẻ ngáng đường dân chủ”.

Trên thực tế, có vẻ như người đứng đầu chính phủ Hungary không thể chống lại sức ép đến từ nhiều phía. Chỉ ít lâu sau khi phản đối Mỹ, phương Tây áp lệnh cấm vận chống Nga, ông Orban đã phải lên tiếng thừa nhận Hungary sẽ sát cánh với Đức trong việc đánh giá tình hình ở Ukraine; cho rằng việc thực thi cấm vận là bước đi thỏa đáng. Rất dễ để nhận ra rằng, sự thay đổi quan điểm là do sức ép của Berlin.

Ngay sau khi Bộ trưởng phụ trách châu Âu của Đức, ông Michael Roth tới Budapest trong thời khắc nổ ra biểu tình đường phố, Thủ tướng Hungary đã tuyên bố chính phủ lắng nghe ý kiến nhân dân và không áp dụng thuế Internet. “Chúng tôi không thể áp dụng loại thuế này vì không có sự đồng thuận. Ý tưởng của chính phủ phải được sự hợp tác của người dân. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng chính phủ phải chấp nhận tất cả các quan điểm của người dân” - Thủ tướng Orban nói.

Tình hình tạm thời yên ắng, nhưng những cấu thành của phong trào biểu tình đường phố “kiểu Maidan” thì vẫn còn nguyên đó, chỉ trực chờ bùng nổ. Thủ lĩnh phe biểu tình, ông Balazs Nemes cho biết, người biểu tình luôn giữ liên hệ mật thiết với nhau và sẵn sàng “xuống phố” trở lại nếu như chính quyền mở các cuộc tấn công vi phạm dân quyền. Ông Balazs Nemes cũng chỉ trích phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Orban là “độc tài kinh sợ nhất”.

Quan điểm độc lập về đối ngoại (kể cả trong quan hệ với Nga) của ông Orban từ lâu đã làm Mỹ và châu Âu bực bội. Giới tư bản phương Tây lại thêm nóng mặt, giận dữ trước quyết định của Hungary hôm 4/11 vừa qua, khi Quốc hội nước này thông qua dự luật cho phép dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Nam” của Nga đi qua lãnh thổ Hungary mà không tính đến quan điểm của Ủy ban châu Âu. Với bước đi này, Hungary có trong tay cơ sở pháp lý để không bắt buộc phải tuân thủ các quy định trong Thỏa thuận nội khối EU có tên gọi “Gói năng lượng thứ ba” (Third Energy Package), có hiệu lực từ tháng 9/2009).

Người biểu tình ở Budapest dường như muốn phát đi lời cảnh báo Tổng thống Orban rằng, hãy nhớ đến số phận của ông Viktor Yanukovych, cựu Tổng thống Ukraine, người từng phải tháo chạy khỏi Kiev trong sự kiện Maidan.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 14 2014, 05:57 PM)
@Sky,
Ở châu Âu, người ta vẫn quan niệm triết học bắt nguồn từ Hi lạp, và vì thế chỉ châu Âu mới có triết học. Từ triết học hiểu kiểu Hi lạp (philosphie) bản chất của nó có nghĩa là “yêu lập luận”, “cách lập luận”. Lập luận tức là lô gíc, vì thế triết học là mẹ của khoa học tự nhiên, và gắn liền với toán và vật lý. Các nhà triết học Hi lạp phần lớn vừa là triết gia vừa là nhà toán học, tự nhiên học, vật lý học… vì họ dùng triết học giải thích tự nhiên (Epicure, Heraclite, Thales,Democrite..), chỉ có từ Sốc cơ rát (Socrate) thì ông ta mới dùng triết cho các vấn đề xã hội (đạo đức, ứng xử..) vì thế người ta hay so sánh Socrate với Khổng Tử, và hai ông này cũng sống đồng thời kỳ. Nhưng các nhà triết học sau đó vẫn là những nhà khoa học , ví dụ nổi tiếng nhất là A rít xơ tốt (Aristote).
Như vậy từ Socrate thì triết học phương Tây vẫn là lập luận, “yêu lập luận”, nhưng nó quan tâm tới cả các vấn đề xã hội, và như vậy quan tâm tới các lĩnh vực mà vốn dĩ là của tôn giáo, ngay ở Hi lạp cũng có tôn giáo, mà nó giống như thờ thần ở phương Đông (dớt, đi an na, Héc mét, A ten na..). Như vậy người ta có thể thấy rằng triết học là mẹ của khoa học cứng (toán, lý , hoá..) đồng thời là phần lô gíc của tôn giáo (ủng hộ nó hoặc phê phán nó). Cũng từ quan niệm ấy mà người ta mới nói là không chỉ châu Âu mới có triết học, mà phương Đông (Ấn độ, TQ,..) cũng có. Có điều triết học ở đây ẩn trong tôn giáo nhiều hơn.
Mọi điều càng thú vị hơn nữa khi người ta thấy con đường đi tới toán học không nhất thiết phải qua triết học (đây chỉ là đặc trưng của phương Tây). Ví dụ. Đại số, số học là phát kiến của văn minh Lưỡng Hà và Ấn độ, và nó không phải là con đẻ của triết học ở những nơi này. Ngay cả hình học vốn là bộ phận cấu thành của triết Hi lạp, khởi thuỷ của nó cũng ở Ai cập, bắt nguồn từ việc phải đo lại đất đai sau mỗi mùa lụt ở sông Nil. Nhưng việc gắn kết toán học vào triết học thì rõ ràng là đặc trưng của Hi lạp và truyền thống triết học phương Tây.
Không chỉ gần đây những lô gíc phương Đông mới được phương Tây dùng. Ví dụ. nhà toán học Lép nít, từ thế kỷ XVI đã cảm hứng từ khái niệm âm/dương (lúc đó Tây Âu có mốt Trung hoa) mà đã đặt ra hệ đại số nhị phân (binaire) chính là cái đế để cho công nghệ máy tính bây giờ. Vì con số chỉ còn được thể hiện bằng 1 và 0 (tức là âm và dương), tức nhị phân.
Ngũ hành thì không phải là lập luận Âm/Dương. Ngược lại dịch học thì đúng là quy luật âm dương nâng cấp.
*



Em không phải là nhà sử học nên không tìm hiểu nhiều về nguồn gốc và quá trình hình thành của triết học Âu cũng như Á. Vấn đề em quan tâm là hệ luận lý nào giúp nhìn rõ sự vật và nếu có thể thì dự báo cũng như điều khiển sự vật. Một điều em đồng ý với bác là có sự lan truyền và đồng thuận về giá trị của hệ luận mâu thuẫn âm dương ở cấp độ cơ bản - phổ quát. Tuy nhiên em khẳng định rằng âm dương luôn có ngũ hành, bởi những lý do sau đây:

- Từ khoa học tự nhiên chúng ta biết rằng trong nghiên cứu phải phân chia thế giới sự vật thành những hệ con (subsets) bên trong hệ tổng quát (vũ trụ). mỗi hệ con lại là tập hợp của nhiều phần tử (elements) tương tác với nhau theo quy luật (vật lý, hóa học, sinh học, thần kinh học, tâm thần học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học ...). Đây là căn bản analysis của khoa học.

- Mỗi hệ con được nghiên cứu đo đạc sẽ cho chúng ta biết các thông số gọi là TRẠNG THÁI của nó (status). Bằng phép biểu diễn (representation) các trạng thái thành đồ thị (chính xác là không gian pha = phase space) thì chúng ta phân ra các vùng đối lập nhau, ví dụ miền giá trị >0 (dương) và miền giá trị <0 (âm). Do đó Âm Dương là quy ước giá trị trạng thái của hệ đang nghiên cứu.

- Trải qua thời gian nào đó, chúng ta ghi nhận được sự biến đổi trạng thái của hệ theo thời gian (ví dụ nhiệt độ không khí của 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông). Trong rất nhiều hệ đa phần tử (như thời tiết, con người hay xã hội) thì sự biến đổi trạng thái có tính tuần hoàn theo một chu kỳ nào đó. Chu kỳ biến đổi của hệ được hiểu là đại diện cho TIẾN TRÌNH vận động nội tại (process). Một trong những chu kỳ phổ biến (hay được tối ưu hóa) trong các hệ tự nhiên gồm 5 bậc tuân theo dãy số Fibonacci:
http://www.educ.dab.uts.edu.au/darrall/pentagonhouse/PentagramSpiralNEWSmll.jpg

Như vậy Âm - Dương biểu diễn trạng thái, còn Ngũ Hành là tiến trình biến đổi của các trạng thái của hệ. Nếu ghi nhận được thật nhiều trạng thái thì chúng ta rất có thể sẽ phát hiện ra quy luật của tiến trình (đây là căn bản của nghiên cứu thống kê). Ngược lại nếu biết hệ thuộc vào tiến trình biến đổi nào thì từ một vài trạng thái chúng ta có thể suy đoán về trạng thái nào đã hoặc sẽ xảy ra sau một khoảng thời gian xác định. Toàn bộ nền khoa học tự nhiên của nhân loại có thể nói là được xây dựng trên hai phương pháp thuận nghịch này.

Còn ý kiến coi âm dương là điện tích hay hệ nhị phân etc. thì có thể là bản chất tự nhiên đồng thời là kế thừa luận lý từ cổ truyền. Nhưng cần nhớ rằng đối tượng quan sát nghiên cứu của con người ban đầu là những hệ đa phần tử như các hành tinh (để làm lịch thời gian), khí hậu một vùng (mùa màng nông vụ), con người (chữa bệnh) ...vv. Tiến trình biến đổi của các hệ đa phần tử tự nhiên này rất hỗn loạn - như được trình bày trong một lý thuyết riêng là Chaos Theory, song về tổng thể chúng lại tuân theo cái gọi là "cân bằng động", tức là các trạng thái được phân bố tương đối đồng đều trên cả 2 miền âm dương.

Trở lại với luận bàn kinh tế chính trị thì em cho rằng hoàn toàn có thể ứng dụng âm dương ngũ hành vào nghiên cứu một hệ xác định (Ukraina, VN, TQ hay toàn cầu cũng được). Tất nhiên là có những phát triển sâu rộng hơn, ví dụ âm dương chia thành 4 tượng, 8 quái, 64 quẻ chưa đủ mà có thể có vô số trạng thái nhiệt động mà mỗi trạng thái có một chiều kích riếng. Ngũ hành của mỗi trạng thái cũng theo đó mà giao kết tích hợp rất phức tạp, đến mức thay vì phân tích trạng thái, chúng ta phải dùng đại diện tương đối được lựa chọn qua phép xấp xỉ (approximation). Ở bài trước em đã nêu 5 hành lấy tích lũy tư bản làm trung tâm Thổ, đó là kết quả của nhiều tháng xem xét tính đại diện của các nhóm xã hội. Người khác có thể đánh giá khác, lấy đại diện khác. Bác Phó lấy 3 đại diện cho TQ cũng là một khả dĩ xem xét, song ưu nhược thế nào để sau sẽ biết.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 14 2014, 08:36 PM)
Quan sát phân tích những gì xẩy ra ở UK là cách để trả lời cho những câu hỏi của thế giới hiện tại. Tôi liệt kê ra đây một số vấn đề :
1- Bản chất của chế độ đại nghị đa nguyên đa nhóm, vai trò của nó trong sự sụp đổ của UK. Theo lý thuyết của phương Tây, đa nguyên đa nhóm là thể chế cuối cùng của lịch sử, có tầm phổ quát toàn cầu, nó giúp cho một thể chế chính trị đáp ứng được mọi đòi hỏi của từng cá nhân hay từng giai tầng của xã hội. Nó biện luận bởi quyền dân, bởi vai trò đối kháng của đối lập, khiến cho xã hội trong sạch hơn, không có tham nhũng, chuyên quyền, độc tài ..v..v.. Nhưng khi áp dụng nó vào các nước ngoài Tây Âu (ngay ở Đông Âu đã có chuyện), thì thể chế này không giải quyết được bất cứ vấn đề gì mà nó rêu rao giải quyết được, ngược lại còn làm tan rã nhà nước, tức là chữa lợn lành thành lợn què. Như vậy cái câu hỏi phải đặt ra là : cái gì đã khiến thể chế này hoạt động được ở phương Tây ? khi tìm ra được điều này rồi, thì câu hỏi tiếp sẽ được đặt ra : những  nước Á –Phi –Mỹ la tinh khi dùng nó có các điều kiện này chưa ? và hệ quả sẽ là câu hỏi : tại sao phương Tây cứ nhất định ép nó cho các nước khác ?
Tất nhiên UK không phải là nước duy nhất người ta có thể tìm hiểu để tìm hiểu vấn đề này, mà người ta có thể tìm hiểu qua bất cứ một nước thế giới thứ 3 nào dùng chế độ chính trị này, nhưng UK có điểm khác đó là đây là một nước có trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật mà nhiều nước thế giới thứ 3 chưa mơ tới được, ngay cả VN. Đó cũng là nước chuyển thể từ chế độ XHCN kiểu cũ sang thể chế tư bản một cách toàn diện. Vì thế bài học UK có giá trị đối với VN.
2- Quan hệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cái quan hệ quốc tế này có thể nhìn từ nhiều khía cạnh, mỗi thứ có điều đáng quan tâm và phân tích. Ví dụ. Việc Pháp không dám giao chiến hạm cho Nga cho người ta thấy mối dây ràng buộc Pháp (và qua đó EU với Mỹ), mâu thuẫn giữa các nước EU với nhau (Đông Âu, Đức, Pháp). Việc Mỹ đơn phương đòi trừng phạt Nga và lôi kéo “đồng minh” của mình theo, đã nói tới vai trò của Mỹ từ sau khi Liên Xô xụp đổ.
3- Mâu thuẫn giao tranh giữa Nga-Mỹ đã đặt nhiều công cụ quyền lực lên bàn cân. Có những công cụ cổ điển như sức mạnh quân sư, hay vị thế chính trị. Có những công cụ mới như luật pháp. Có những công cụ là hệ quả và là cái mạch ngầm của toàn cầu hoá: đó là vũ khí tiền tệ, và đây cũng là trọng điểm của sức mạnh Mỹ, đế quốc Mỹ. Nhưng công cụ tiền tệ mà Mỹ đang dùng đánh Nga, chính là những điều Mỹ và phương Tây “bán” cho Nga trong giai đoạn Gorbarchev, Elsine,.. bởi vì lúc đó Nga là bạn, là đồng minh, không còn là đối thủ của Mỹ nên mới được nó ưu ái như thế. Điều đó cũng nói lên rất nhiều bản chất của quan hệ quốc tế hiện tại.
4- VN có quan hệ với cả tam quốc hiện tại: với Nga, TQ, Mỹ. Việc tìm hiểu các “đối tác” này trong các quan hệ tương tác với nhau để có thể có chính sách hợp lý.
*



Tất nhiên phương Tây phải có lý do để cổ súy đa nguyên đa đảng. Lý do đó chính là sự phồn vinh của các xã hội phương Tây với một số nền tảng có tính tự nhiên (ví dụ địa chiến lược của Mỹ khá ổn định, giàu tài nguyên). Nhìn từ quan điểm thống kê thì các nguyên tắc thị trường tự do chính là cơ sở cho các phần tử (doanh nghiệp) vận động theo chọn lọc / tiến hóa một cách tự nhiên. Sau đó các nhà nước Âu Mỹ mới xác định cái cấu trúc chính trị xã hội này là chân lý, là tột cùng để truyền bá khắp thế giới - với một lý do khác ít trong sáng hơn đó là bảo vệ và phát triển cho chính quốc. Lý do thứ nhất thì thuyết phục được rất nhiều người (có thể là đa số nhân loại) với bằng chứng là số lượng quốc gia thành viên LHQ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ cơ chế kinh tế chính trị phương Tây. Lý do thứ hai thì cũng khá dễ nhận ra và trở thành căn cứ chống lại sự lan truyền kia - như thể dương cực thì sinh âm vậy.

Vậy trả lời câu hỏi trong phân 1 của bác Phó thì phải căn cứ vào sự lượng định các yếu tố tham giá tiến trình phát triển (ngũ hành) từ bài học phương Tây, rồi mới đo đếm chúng ở các hệ khác. Dựa vào 5 hành lấy tích lũy tư bản làm trung tâm, em thấy thực trạng của một số nước ro ràng là không đạt được sự cân xứng cần thiết. Ukraina chẳng hạn, đất nước này chuyển sang chế độ đại nghị từ 1990 với một lượng tích lũy từ thời Liên Xô, song cái thiếu sót nổi bật là hành Kim - xã hội dân sự. Dù có tự do báo chí, dù tự do lập đảng song mối liên kết xã hội lại lỏng lẻo (tầng lớp trung lưu không mạnh mà chủ yếu là giới nhà giàu lũng đoạn). Thực trạng này đã được biết đến từ lâu, song chuỗi suy sụp của hệ thống còn có cả tác động của bên ngoài để cuối cùng là chia rẽ không thể hàn gắn.

Một case khác là TQ, tuy không theo chế độ đại nghị song TQ đã chuyển sang kinh tế thị trường từ thập kỷ 70 và tranh thủ cuộc đối đầu Xô Mỹ để giữ ổn định trong hàng chục năm. TQ lại rất lớn cho nên khó bị tấn công, uy hiếp - điều này cho phép thị trường nội địa được bảo hộ và phát triển theo trục bắc - nam, tức là người dân lo đầu tư kinh doanh mà ít chú ý tới thể chế và xã hội dân sự. Nếu giả định này là đúng thì dự báo tầng lớp trung lưu TQ ngày càng mạnh và đến lúc nào đó sẽ có những đòi hỏi nhiều hơn về các quyền chính trị, dân sự.

Với VN, tình hình có chiều hướng diễn biến khá giống TQ thay vì Ukraina. Tạm thời thì em chưa viết về VN vì một số lý do cá nhân. Xin để dịp khác vậy.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/ong-putin-ty-gia...-nga/291547.vnp
Ông Putin: Tỷ giá USD làm tăng đáng kể nguồn thu ngân sách Nga

Ngày 16/11, tại cuộc gặp với báo chí quốc tế bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 đang diễn ra tại Brisben (Australia), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, việc giảm giá dầu mỏ không ảnh hưởng đến ngân sách Nga, trong khi tỷ giá USD/Ruble như hiện nay đang góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia của Nga.

“Trước đây, với 1 USD nhận được từ bán dầu mỏ chúng tôi thu về 32-35 ruble, hiện nay cũng bán lượng như vậy với mỗi 1 USD chúng chôi nhận được 45-48 ruble. Như vậy, nguồn thu ngân sách đã tăng thêm,” ng Putin thông báo.

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng việc giảm giá dầu mỏ trên thị trường thế giới phần đa là có tính chất thị trường.

“Việc giảm giá các mặt hàng năng lượng, tôi nghĩ rằng sự việc này có tính chất thị trường, liên quan đến việc tăng khai thác và giảm nhu cầu. Đây chính là hai yếu tố có tính nền tảng,” ông Putin nói.

Tổng thống Nga chỉ ra yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến giá dầu mỏ đó là sự dao động của đồng USD, và nhấn mạnh điều này không ảnh hưởng tới ngân sách của Nga.

Trong bối cảnh như vậy, theo ông Putin, các chương trình xã hội vẫn sẽ được thực thi và không có chuyện cắt giảm ngân sách dù giá dầu có tiếp tục giảm...



Bệnh nhân Ebola sẽ được di chuyển trong capsule Putin
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_16/280100835/
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh gửi một bệnh viện dã chiến Nga đến Guinea để đối phó với những ca nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm.

Thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga Dmitry Peskov lưu ý rằng Tổng thống đã trả lời như vậy yêu cầu từ phía Guinea.
Nga cung cấp hỗ trợ cho Guinea trong cuộc chiến quốc tế chống lại Ebola. Ông Putin cũng chỉ thị chuẩn bị các máy bay Nga mà trên boong có trang bị những khoang kín đặc biệt chuyên để vận chuyển bệnh nhân và người nhiễm bệnh, “Interfax” đưa tin.

langtubachkhoa
Phuong Tay, dac biet luc nay la Anh My dang to mom doa Nga, thuc te chung to ho dang o vao vi the yeu hon.

http://motthegioi.vn/quoc-te/lien-minh-cam...han-121997.html

Năng lượng cho mùa đông là một trong những chủ đề đáng quan tâm nhất tại Ukraine lúc này. Việc mua than và khí đốt của Nga tưởng chừng sẽ giải được bài toán khó nhưng rốt cuộc là vẫn còn hỗn loạn. Điều đó có thể làm tan rã liên minh cầm quyền vốn rất mong manh tại Kiev.

Đảng Cấp tiến của Oleh Lyashko đe dọa sẽ rút khỏi tham gia vào liên minh cầm quyền trong quốc hội nếu chính phủ Ukraine mua than từ Nga.

Lyashko khẳng định rằng Ukraine cần mua than "từ bất cứ ai và ở bất cứ giá nào" nhưng không phải từ Nga. Sau đó, ông ra tối hậu thư: "Nếu không, đảng Cấp Tiến sẽ từ chối tham gia liên minh".

Nhiều đảng phái trong liên minh như đảng Tổ quốc hay đảng Tự cứu nguy cũng đang nghe ngóng tình hình để hành động.

Tuy nhiên, ông Lyashko lại không đưa ra giải pháp làm thế nào để có được than cung cấp cho người dân trong mùa đông năm nay trong khi nguồn cung than cho Ukraine rất hạn chế và bản thân chính phủ Kiev cũng không sẵn tiền để xúc than về phục vụ dân chúng.


Hồi giữa tuần, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp than Ukraine Yuriy Prodan cho biết nước này không còn giải pháp nào khác ngoài việc mua than từ Nga hay từ khu vực do phe ly khai kiểm soát.

Thật ra, việc mua than ở nguồn nước ngoài đã được Ukraine tính đến từ lâu. Ban đầu họ tính mua than từ Ba Lan nhưng Ba Lan cho biết sẽ không bán than (dù còn đầy kho) chừng nào Kiev chưa thanh toán xong nợ cũ.

Điều đó buộc Kiev phải quay sang mua than của Nam Phi dù giá với 86 USD mỗi tấn được cho là khá cao do chi phí vận chuyển ngốn quá nhiều. Tuy nhiên, năng lực đáp ứng than của Nam Phi vẫn khá hạn chế.

Centrenergo - tập đoàn năng lượng lớn nhất của Ukraine báo cáo rằng họ đã ký kết được các hợp đồng mua than đến hết năm nay với tổng nguồn cung cấp là 1.079.000 tấn than, trong đó chỉ có 250.000 tấn từ Nam Phi còn phần lớn 509.000 tấn từ Nga và 320.000 tấn từ trong nước (thật ra là mua than từ vùng do phe ly khai kiểm soát).

Nhưng hai nguồn cấp than là Nam Phi và phe ly khai đều có vấn đề. Nam Phi sau khi chuyển 3 tàu than cho Ukraine đã đòi tăng giá vì chi phí chuyển than quá cao. Phe ly khai vốn nhiệt tình bán than cũng đang trở mặt sau khi hai bên đọ súng ác liệt.

Tình hình nguy cấp đến mức hôm thứ Năm, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk phải hỏi Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp than Ukraine Yuriy Prodan rằng có thể nhập than từ Úc và Mỹ không.

Ông Prodan nói rằng kể cả Mỹ và Úc chấp nhận bán chịu than ngay lập tức thi cũng phải mất 6 tuần lễ, than mới cập cảng Ukraine. Trong khi đó, mùa đông đã cận kề.


Cũng vì việc nhập than mãi không xong nên người ta nghi ngờ tính minh bạch của các thỏa thuận mua than. Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Ukraine còn bật đèn xanh để cơ quan công tố mở cuộc điều tra Bộ trưởng Prodan xem ông này có tham nhũng, biển thủ gì không khi mua than từ Nam Phi.

Với tình hình này, Ukraine chỉ còn cách mua than từ Nga. Nhưng đó có thể là cớ để một số người cơ hội chỉ trích và quay lưng với chính quyền hiện tại.
langtubachkhoa
Vừa rồi Ukr tuyen bố cắt đứt k bán hàng quân sự cho Nga nữa, cái này chắc do áp lực của Mỹ, vì đại sứ Mỹ tại Ukr đã tuyên bố rằng các công ty Ukr được lợi nhờ làm ăn với Nga, còn các công ty Mỹ bị thiệt vì k thể buôn bán. Tội nghiệp Ukr quá, những hàng đó k bán cho Nga thì còn bán được cho ai đây, Ukr chắc chắn k muốn ngừng bán cho Nga vì hiện nay họ cần tiền hơn bao giờ hết, vậy mà vẫn bị Mỹ bắt phải ngừng. Đúng là Mỹ ác như con tê giác, vì họ mà Ukr đã mất gần như tất cả, vậy mà Mỹ vẫn chưa tha, đây là Mỹ muốn bắt Ukr bần cùng hoàn toàn để lệ thuộc vào họ, chứ cái lênh này, như tôi đã từng nói ở đâu đó, k thể nào làm khó được Nga lúc này (nếu là khoảng đầu những nắm 2000 thì may ra). Có 1 bạn viết về chuyện này như sau:

Liên Xô đã để lại cho Ukraine coi như hệ thống tổ hợp sản xuất vũ khí rất hiện đại và khá khổng lồ với 75 tổ hợp nhà máy ( 39 nhà nước và 38 tư nhân ) với 350.000 nhân lực ( thống kê 2002 ) . Đặc biệt có rất nhiều phòng chế tạo ( OKB ) chỉ thấy ở Ukraine chứ không ở Nga
Tuy nhiên lại tụt hậu vì không đầu tư nghiên cứu , giờ thì chỉ còn mang mấy thành tố mà Nga nó chưa để tâm thay thế kiểu như động cơ tên lửa ra dọa , động cơ tên lửa thì nghiên cứu mấy hồi ( NAMMO , ATK )
Nhắc đến tên lửa thì nhớ lại câu chuyện R-27
Vympel R-27 ( AA-10 Alamo ) là tên lửa không đối không tầm trung chủ lực mà Ukraine chuyên bán cho không quân Nga trong gần 2 thập kỷ liên tục , đây là tên lửa do cty Artem ( Kiev ) sản xuất và cũng là trang bị cơ bản cho các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Nga cho nước ngoài
Tóm lại Artem sống nhờ hợp đồng của Nga , từ 2005-2008 thì Artem bán được 1089 R-27 ( 953 cho Tàu , số còn lại cho 1 số quốc gia khác như Algeria, Azerbaijan Kazakhstan )
Tuy nhiên sau thời hoàng kim 2005 , thì đến 2007 số lượng R-27 tuột xuống chỉ còn 90 tên lửa được bán ra , trong đó có 43 tên lửa bán kèm hợp đồng cung cấp Mig-29 Ukraine cho Azerbaijan
Lý do chính ở đây là những quốc gia mua vũ khí Nga bắt đầu chuyển sang mua tên lửa Nga như RVV-AE ( AA-12 Adder ) vì khả năng chiến đấu tốt nhờ công nghệ mới tiên tiến hơn , Tàu đã chuyển sang mua tên lửa Nga thay vì tên lửa Ukraine khi ngừng mua vào 2007
Rõ ràng sức cạnh tranh không có và chỉ lấp đầy những công nghệ Liên Xô mà Nga chưa chịu R&D thì tương lai rõ ràng mờ mịt


Đây là bài của tạp chí quân sự James:
http://www.janes.com/article/45155/russia-...omplete-on-mi-8

Nga đã độc lập hoàn toàn việc nhập khẩu các thiết bị quân sự cho trực thăng Mi-8AMTsh-V , đồng nghĩa với việc các thiết bị xuất xứ Ukraine sẽ không xuất hiện và thay thế bằng các sản phẩm nội địa
Mi-8AMTsh-V sử dụng APU ( hệ thống cấp điện ) AI-9V của MotorSich đã thay bằng TA-14 ( SPE Aerosila của Nga ) , tương tự với động cơ trước đây của MotorSich thay thế bằng VK-2500-03 của Klimov


Russian Helicopters claims to have achieved import substitution during modernisation work on Mi-8AMTsh-V helicopters for the Russian Air Force: a process that involved substituting Ukrainian subsystems for locally produced alternatives.

"We understand the importance of being as independent as possible from foreign-made components and units in the machines we deliver under the [Russian annual] State Defence Order," Russian Helicopters said in a 30 October statement.

The company said the modernisation and substitution effort involved replacing Ukrainian AI-9V auxiliary power units (produced by Motor Sich of Ukraine) with Russian TA-14 units (from SPE Aerosila). Mi-8 engines (previously supplied by Motor Sich) were substituted by Russian alternatives (the VK-2500-03 of Klimov)
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.