Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Không hiểu "vấn đề then chốt và có tính nguyên tắc" ở đây là gì?

Ông Lavrov: Phương Tây trừng phạt hòng ép Nga thay đổi chứ không nhằm giải quyết khủng hoảng Ukraina
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_19/278896901/

Mục đích những biện pháp trừng phạt của phương Tây là để buộc LB Nga phải thay đổi lập trường trong những vấn đề then chốt và có tính nguyên tắc, chứ không phải để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina, - đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình NTV ngày Chủ nhật.

Theo quan điểm của Bộ trưởng Nga, trừng phạt theo kiểu đó là “lối hành xử của những thế kỷ trước, của thời đại quá khứ, là quán tính của tư duy cai trị thuộc địa”. Ông Lavrov cho rằng Nga không cần đi đến nhượng bộ đơn phương và chấp nhận những điều kiện để EU và Hoa Kỳ dỡ bỏ trừng phạt: ở đây phải có cân bằng lợi ích. Theo lời ông Lavrov, "không ai muốn bị thương tổn, trước hết là thiệt hại kinh tế, như kiểu các đối tác phương Tây đang cố gắng thực hiện”. Bộ trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Nga đã và đang làm nhiều hơn bất cứ ai khác để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây bùng phát xấu đi do khủng hoảng ở Ukraina. Hồi cuối tháng Bảy, từ quan điểm áp đặt trừng phạt đối với những cá nhân và một số công ty, EU và Hoa Kỳ đã chuyển sang các biện pháp chống lại toàn bộ những lĩnh vực của nền kinh tế Nga, bao gồm cả ngân hàng, quốc phòng và năng lượng. Đáp lại, Nga hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ những nước thi hành trừng phạt chống Nga như Hoa Kỳ, các nước thành viên EU, Canada, Australia và Na Uy.


Phó Thường Nhân
Hiệp định Thành đô 1990 hiện giờ đang được thổi ở trên mạng lề trái, có lẽ giống kiểu các đồn thổi liên quan tới việc hoạch định biên giới trên bộ vào thập niên 90. Lúc đó không thiếu các bác yêu nước lề trái ngồi khóc cho việc mất thác Bản Giốc một cách tưởng tượng. Nhưng có lẽ họ khóc cho sự thất bại của mình thì đúng hơn, vì họ đã không đạt được mục đích gây chiến tranh giữa VN và TQ. Cho đến bây giờ, việc hoạch định biên giới trên bộ và trên biển ở Vịnh Bắc bộ rõ ràng góp phần vào việc ổn định quan hệ VN-TQ, và không thể nói VN thiệt.
Hiệp định Thành Đô có tồn tại không. Điều này không thể biết, vì nếu nó có tồn tại thì ở trong dạng hiệp định bí mật, mà đã là hiệp định bí mật, thì tất nhiên nó không thể công khai. Bây giờ đòi nó công khai thì có nghĩa nó không còn là bí mật. đại khái luẩn quẩn như thế, thì không khác gì mèo cắn đuôi mèo, không giải quyết được cái gì, ngoài điều gây nghi ngờ bằng tuyên truyền, điều mà lề trái rất thích, vì tuyên truyền thất thiệt vốn là sở thích của nó. Vậy tìm hiểu nó thế nào ?
Bây giờ cứ giả thiết là cái hiệp định đó tồn tại đi, và ta thử đi đoán xem nội dung của nó là gì, hay đúng hơn ảnh hưởng của nó tới sự độc lập chính trị ở VN. Muốn thế chỉ có cách dùng duy vật lịch sử, tức là xét trong mối quan hệ VN-TQ từ năm 1990, VN phụ thuộc vào TQ ở chỗ nào, Nếu nó phụ thuộc, thì có thể đoán là có cái hiệp định ấy thực. Còn nếu điều đó không có, thì có nghĩa là sự tồn tại của nó, dù là có thật, cũng vô ích.
Muốn chắc chắn hơn, thì dùng duy vật lịch sử theo cả phương pháp so sánh nữa. Tức là xem xét xem những hiệp định bí mật khác trên thế giới, xem người ta tuân thủ thế nào. Và vì nó cũng là bí mật, người ta chỉ có thể tìm hiểu nó qua hệ quả của quan hệ giữa hai nước cùng ký cái hiệp định ấy thì biết.
Trên thế giới hiệp định bí mật không phải là hiếm, và nó có thể coi là cái cơ chế của chủ nghĩa thực dân mới. Ở đây tôi sẽ đưa ra 4 hiệp định, để chứng minh.
1- Hiệp ước phòng thủ Mỹ - Nhật. Khi Nhật thua trận bị Mỹ chiếm đóng, Mỹ đã chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1958. Sau đó Mỹ đã trả lại độc lập cho Nhật bằng hiệp định San Francisco. Kèm theo hiệp định nổi trao trả độc lập, có một hiệp định chìm, mà cho đến bây giờ không ai được biết. Vào những năm 70, phe tả ở Nhật bản đã tìm cách phản đối xoá bỏ nó, nhưng không được. Đến khi phe tả lên cầm quyền (đảng xã hội Nhật), sau khi Liên Xô tan ra, họ cũng không thể xoá bỏ được nó (và theo phân tích của tôi, vì nó chấp nhận không xoá bỏ, mới lên nắm quyền được).
2- Hiệp định phòng thủ Mỹ-Hàn quốc.
3- Những hiệp ước bí mật ký giữa các nước châu Phi với Pháp khi Pháp trao trả độc lập. Ví dụ hiệp định giữa Pháp – Sê nê gan, Pháp – bờ biển Ngà, Pháp – Trung phi, Pháp – Ca mơ run..
4- Hiệp định bí mật giữa Liên Xô và I ran (thời trước cách mạng hồi giáo). Hiệp định này được ký để đổi lại Liên Xô rút quân khỏi miền bắc I ran sau đại chiến thế giới thứ 2.
Đầu tiên hãy nói tới cái hiệp định thứ 4, (Liên Xô - I ran), để thấy không phải cứ có hiệp định là nó có hiệu lực, đặc biệt kiểu hiệp định kín. Vào khoảng năm 1943, 1944. Liên Xô cùng Anh – Mỹ thoả thuận đưa quân vào I ran, vì sợ nước này theo Đức, và đồng thời tạo thêm một điểm gặp gỡ giữa các đồng minh. Liên Xô đưa quân vào miền Bắc I ran, Anh đưa quân vào miền Nam I ran. Khi chiến tranh kết thúc, theo hiệp định Yalta, tất cả các nước phải rút quân. Liên Xô đã rút quân, đổi lại là một hiệp ước bí mật được ký giữa I ran và Liên Xô. Sau đó, chính quyền Mô sa đéc, là chính quyền dân tộc I ran bị CIA lật đổ, do nó đã dám quốc hữu hoá nghành dầu mỏ ở nước này. Hiệp định bí mật Liên Xô – I ran không giúp được gì cho I ran, cũng không giúp Liên Xô giữ được ảnh hưởng. Nó đã bị nhà nước Hồi giáo I ran hiện tại đơn phương thủ tiêu khi cách mạng hồi giáo nổ ra năm 1979.
Bây giờ nói tới hiệp định thứ 3, giữa Pháp và các nước châu Phi thuộc địa cũ của Pháp. Những hiệp định này cho phép Pháp đóng căn cứ quân sự ở các nước này, cũng như chịu trách nhiệm phòng thủ. Theo đó, quân đội các nước châu Phi đều bị hạn chế (về số lượng, không có hải quân, không quân ,..). Bên cạnh đó, có hiệp định nổi về tài chính, các nước này không có tiền riêng, mà tiêu một đồng tiền chung, được đảm bảo bằng bộ tài chính Pháp, và kho bạc Pháp..
Hệ quả của nó là gì. Là Pháp hoàn toàn lũng đoạn kinh tế, chính trị các nước này. Vì cái Pháp nắm kín (quân sự) chính là khung quyền lực ngầm, còn « đa nguyên đa nhóm » chỉ là cái vỏ. Điều này cũng xẩy ra với chính quyền Sài gon ngày trước, có điều ở đây chẳng có hiệp định ngầm gì vì quân đội Mỹ ngồi ở VN rồi. Cộng với một hệ thống tài chính tiền tệ chung, đã khiến các nước này gần như là các tỉnh của Pháp. Hiện nay các nước này đang tìm cách vùng ra bằng các quan hệ kinh tế ngoài Pháp (với TQ chẳng hạn), vì về mặt nổi, Pháp không thể làm gì. Nhưng cuộc đấu còn lâu dài.
Hiệp định thứ 2, giữa Mỹ và Hàn quốc. Ở Hàn quốc không có độc lập về quân sự, ngay cả về hình thức. Vì tổng chỉ huy tối cao là liên minh quân sự Mỹ - Hàn, và người đứng đầu thường là tướng Mỹ. Ở đây cái khung cứng quyền lực là quân đội chiếm đóng Mỹ.
Hiệp định thứ nhất, giữa Mỹ - Nhật. tính chất của nó cũng gần như quan hệ Mỹ - Hàn quốc. Và đây là điều giải thích, tại sao Mỹ làm gì, Nhật cũng đi theo. Đổi lại , Nhật được tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng nó thích thì nó đóng.
Từ những ví dụ trên, người ta có thể rút ra được kết luận gì. Với tôi nó có mấy điều.
1- Đã là hiệp định bí mật, thì hai bên phải đồng ý. Nếu không có sự đồng thuận ngấm ngầm thì không thể thực hiện, vì nó đã là bí mật, thì ông không thể đưa ra công khai để đòi.
2- Để bắt bên yếu (vì hiệp định không bao giờ là cân bằng với hai bên) phải ngấm ngầm đồng thuận, bên mạnh phải năm được cái khung quyền lực ngầm, cái khung cứng. Nếu không có cái khung cứng kia thì vô ích.
Với hai điều trên, ép thử vào các hiệp định kín mà tôi dẫn thì người ta thấy ngay vấn đề. Trường hợp I ran – Liên Xô, hiệp định này là vô ích, vì I ran không đồng ý. Và Liên Xô, một khi rút quân, làm sao còn có cái gì để ép I ran.
Với Pháp, các hiệp định kín đã tạo ra cơ hội để Pháp lũng đoạn chính trị các nước châu Phi, và với các hiệp định kinh tế, các nước này trở thành nửa thuộc địa kiểu mới.
Với Mỹ, Hàn Nhật đều như kiểu tự trị, nhưng ở trong một cái vòng mà Mỹ cho phép. Ở đây Mỹ đã nắm cái khung cứng. Ngược lại, Mỹ nhả về kinh tế. Tại sao như thế thì tôi sẽ nói sau.
Như vậy Thành đô hay không, VN không có dấu hiệu gì chứng tỏ hiệu lực của cái hiệp định bí mật kia nếu nó tồn tại. Cái này cũng sẽ phân tích sau.
langtubachkhoa
Nga và CHDCND Triều Tiên bắt đầu thanh toán liên ngân hàng bằng đồng rúp
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_10_20/278937010/
Nga và Bắc Triều Tiên từ đầu tháng Mười bắt đầu thanh toán liên ngân hàng bằng đồng rúp Nga trong khuôn khổ các thỏa thuận đạt được tại phiên họp lần thứ VI của Ủy ban liên chính phủ hồi tháng Sáu, - như nêu trong thông cáo báo chí của Bộ Phát triển Kinh tế LB Nga.

Tương ứng với quyết định của các bên, đã lập hợp đồng cơ sở theo quá trình chuyển đổi thanh toán bằng rúp giữa các tổ chức của Nga và CHDCND Triều Tiên.
Hiệp định được ký kết giữa Ngân hàng Phát triển khu vực Nga (Ufa), Ngân hàng Ngoại thương CHDCND Triều Tiên và Ngân hàng Triều Tiên thống nhất và phát triển qui định việc mở tài khoản đại lý bằng rúp Nga.
Người đứng đầu Bộ Phát triển Kinh tế Nga Aleksandr Galushka từ hồi tháng Sáu đã nhận định rằng Nga và CHDCND Triều Tiên sẵn sàng bắt đầu thanh toán hai chiều bằng đồng rúp. Có nhận xét rằng, khả năng thanh toán như vậy sẽ là xung lực thúc đẩy đáng kể và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại-kinh tế giữa hai nước.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_20/278942035/



Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: Âm mưu của phương Tây hòng thay đổi Nga là không thể chấp nhận
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_10_20/278937010/

Phương Tây muốn thay đổi Nga – đó chính là mục đích thực sự của các biện pháp trừng phạt chống Moskva, ông Sergey Lavrov tuyên bố.

Ngoại trưởng Nga ghi nhận rằng phương pháp tiếp cận kiểu thực dân như vậy là đặc trưng của thời đại đã qua. Theo các chuyên gia, tuyên bố mạnh mẽ như vậy từ miệng nhà ngoại giao chính của Nga chỉ ra rằng, đối với Nga, phương pháp tiếp cận của phương Tây để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay là không thể chấp nhận.
Phương Tây cũng không che giấu sự thật rằng mục đích của biện pháp trừng phạt và áp lực đối với Nga không phải là Ukraina, ông Sergei Lavrov cho biết. Washington và Brussels đang cố gắng áp đặt cho Moskva quan điểm của mình về những vấn đề quan trọng và nguyên tắc nhất, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh. Đây là kiểu suy nghĩ thuộc địa sót lại từ thế kỷ trước, từ thời đại đã qua, ông Sergei Lavrov khẳng định:
“Chúng tôi muốn hợp tác bình đẳng và công bằng. Chúng tôi muốn chính sách đối ngoại phải thoát khỏi hệ tư tưởng hy sinh nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu địa chính trị đáng ngờ. Có những người cho rằng phía Nga cần thực hiện những nhượng bộ đơn phương để có được lợi ích kinh tế và để tránh thiệt hại. Tôi không thuộc nhóm đó, không phải vì tôi không yêu đất nước tôi. Mà bởi vì chính sách đối ngoại ở các nước như Nga có nhiệm vụ phải bảo vệ chân lý và bình đẳng, là bản chất dân chủ trong quan hệ quốc tế.”
Phương Tây bắt Nga lựa chọn các điều kiện sau đây: nếu Moskva sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Nga sẽ được hủy bỏ các biện pháp trừng phạt. Theo ông Lavrov, Moskva có câu trả lời đơn giản: Nga sẽ không tán thành với các kiểu tiêu chuẩn và điều kiện như vậy. Nga đã làm nhiều hơn bất cứ ai khác mọi việc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina, ông Lavrov nói. Moskva đi tiên phong trong sáng kiến ​​tháng Tư tại Geneva và sau đó là thỏa thuận Berlin. Thỏa thuận Minsk là kết quả sáng kiến ​​của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraina Poroshenko. Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moskva hiện đang sử dụng tất cả mọi liên hệ của mình để các thỏa thuận này được thực hiện. Trong khi đó, các đồng nghiệp phương Tây "không thực sự sử dụng ảnh hưởng của họ đối với chính quền Kiev để thuyết phục họ rằng không có phương án thay thế nào ngoài phương hướng đã thỏa thuận giữa họ và lực lượng dân quân.”
Gần đây, hành vi của Hoa Kỳ ngày càng trở nên nghịch lý. Một mặt, Washington ra sức cô lập Nga. Đồng thời, Nhà Trắng kêu gọi Moskva hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề của Iraq, Syria, để chống lại nhóm "Nhà nước Hồi giáo." Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết chính sách như vậy là điển hình cho người Mỹ:
“Đây là một tính năng đặc trưng của Mỹ - một cách tiếp cận thực dụng trong quan hệ quốc tế. Họ cho rằng họ có quyền trừng phạt những nước không làm theo cách mà Washington mong muốn. Nhưng họ lại yêu cầu các nước đó hợp tác về các vấn đề mang tính sống còn đối với Hoa Kỳ và đối với đồng minh của họ. Đây là cách tiếp cận sai lầm, và tôi đã nói điều đó với ông John Kerry. Tôi cho rằng ông ta cũng hiểu được sự thất bại của những nỗ lực như vậy - ít nhất là liên quan đến quan hệ giữa Mỹ và Nga.”
Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ tin tưởng rằng các nước phương Tây hiện nay đã nhận thức được tính bất lợi trong chính sách hiện hành nhằm mục đích trừng phạt Nga. Ngoại trưởng khẳng định cần phải thay đổi phương pháp tiếp cận này khi giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng tiếc thay, sẽ mất một thời gian dài để làm điều đó.
langtubachkhoa
Lai con da sang ca cho dan quan nua?

Các nhà hoạt động nhân quyền: Quân đội Ukraina sử dụng bom chùm ở phía đông đất nước
Vào tháng 10, quân đội Ukraina đã sử dụng các bom chùm tại đông nam đất nước, - tổ chức nhân quyền Human Rights Watch khẳng định hôm thứ Ba.

"Lực lượng chính phủ Ukraina đã sử dụng bom chùm tấn công các khu vực đông dân cư của Donetsk hồi đầu tháng 10 năm 2014. Việc sử dụng bom chùm nhằm vào khu vực đông dân cư là hành động vi phạm luật chiến tranh và có thể là tội ác chiến tranh bởi vũ khí này gây tổn thương không phân biệt đối tượng," - một tuyên bố tổ chức cho biết.
Human Rights Watch đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài một tuần và xác nhận việc sử dụng bom chùm tấn công hơn 12 địa điểm dân cư còn diễn ra đụng độ. Theo kết quả điều tra, "các bằng chứng chỉ ra thực tế lực lượng chính phủ Ukraina có trách nhiệm trong một loạt vụ tấn công bằng bom chùm ở Donetsk." Human Rights Watch lưu ý tới vụ nhân viên Hội Chữ thập đỏ quốc tế thiệt mạng vào thời điểm một cuộc pháo kích tương tự ở Donetsk ngày 2 tháng 10. Báo cáo của Human Rights Watch nói rằng, các bằng chứng về sự tham gia của lực lượng quân sự Ukraina "đặc biệt có sức thuyết phục." Các chuyên gia của tổ chức nhân quyền đã tìm thấy tại hiện trường 22 mảnh đạn pháo thuộc hệ thống Uragan và Smerch – mỗi trái đạn chùm loại này chứa 912 đạn con.
Chính phủ Ukraina không trả lời chất vấn chính thức của Human Rights Watch về việc sử dụng bom chùm. Tổ chức cho rằng, lực lượng dân quân cũng có thể dùng bom chùm nhưng Human Rights Watch không nắm bằng chứng xác thực nào về điều này.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_21/278969929/


http://bizlive.vn/doanh-nghiep/nga-tiep-tu...lds-513537.html
Nga toan nham vao ruou va nha hang, cai nay chac chan la nham ho tro cac nha san xuat trong nuoc

Các nhà hành pháp tại Nga đang tục triển khai đợt rà soát khốc liệt đối với McDonald's, buộc chín nhà hàng phải đóng cửa và điều tra một nửa trong số 446 nhà hàng trên lãnh thổ, CNNMoney đưa tin.

Đợt rà soát bắt đầu từ cuối tháng Tám, khi các nhà chức trách của Nga đóng cửa bốn cửa hàng McDonald's tại Moscow, trong đó có cả cửa hàng đầu tiên của thương hiệu được mở cửa tại Nga 25 về trước.

Trong hơn một chục cửa tiệm thương hiệu đồ ăn nhanh của Mỹ đã bị đóng cửa, chỉ có một vài cửa hàng được mở cửa trở lại.

Nhiều ý kiến cho rằng đợt rà soát này là một phần trong kế hoạch trả đũa của Nga nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ sau khi Mỹ và phương Tây tung ra các biện pháp trừng phạt quyết liệt đối với chính quyền Moscow.

Theo truyền thông địa phương, nguyên nhân dẫn đến việc này là do McDonald's đã vi phạm "nhiều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm".

Về phần mình, McDonald's đã phản đối cáo buộc trên, cho biết sẽ đệ đơn kháng án ra tòa.

Tuy nhiên, McDonald's không phải là công ty hàng tiêu dùng duy nhất là nạn nhân của căng thẳng giữa phương Tây và Nga.

Công ty sở hữu thương hiệu rượu whiskey Jack Daniel, Brown-Forman, cũng bị chính cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Nga đang điều tra McDonald's nhằm tới.

Trong tháng Tám, cơ quan này cũng tung ra một báo cáo khẳng định mẫu rượu whiskey của Brown-Forman có chứa các chất độc hại. Brown-Forman đã cực lực phản đối thông tin từ cáo buộc này.
langtubachkhoa
Có vẻ Mỹ đã tung hầu hết con bài. Nếu đến mức này vẫn không ép nổi Nga thì cuối cùng Mỹ sẽ phải hop tác trở lại, vì những sự hop tác này, suy cho cùng là đem lại loi ích cho Mỹ

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...o-long-3106617/
“Nước Mỹ đã đi quá xa khi tuyên bố đình chỉ chương trình hợp tác khai thác không gian và năng lượng hạt nhân với chúng tôi. Họ cũng đình chỉ hoạt động của Ủy ban Tổng thống song phương Nga-Mỹ thành lập năm 2009, bao gồm 21 nhóm công tác tích cực, trong đó có đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và buôn bán ma túy."


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...g-quoc-3106700/
Quan hệ Trung-Triều vừa có dấu hiệu cải thiện thì Bình Nhưỡng cũng đạt được thỏa thuận với Nga thanh toán liên ngân hàng bằng đồng rúp.
Cũng theo biên bản phiên họp của Ủy ban liên chính phủ hồi tháng 6/2014, Nga sẽ chuyển cho Triều Tiên danh sách các công ty Nga sẵn sàng tham gia những dự án khai thác khoáng sản rắn.

Ở đây bao gồm cả mỏ than chì, mangan, ilmenit, zircon, vermiculite, niken, đá cẩm thạch, đá granit, phosphorít và xerpentin, nằm trong khu vực thành phố Danchhon.

Triều Tiên cũng mời Nga tham gia khai thác hoạt thạch và quặng đồng, mỏ thạch anh, vanadi anhydride và than antraxit không khói.

Quan hệ giữa Triều Tiên và Nga trở nên gần gũi hơn sau khi Mátxcơva quyết định xóa 90% khoản tiền 10,86 tỷ USD mà Triều Tiên nợ từ thời Liên Xô trước đây.

Số nợ còn lại, khoảng 1,09 tỷ USD, sẽ được Triều Tiên trả góp 6 tháng/lần trong vòng 20 năm và sẽ do Ngân hàng phát triển quốc gia Nga quản lý.
Phó Thường Nhân
Những điều ông Lavrov nói thì cũng giống như những nhận định trong chủ đề này thôi. Như tôi vẫn nói, những biện pháp Mỹ đưa ra là lưỡng nguyên. Nhân thể cái cớ UK, mà Mỹ dùng nó làm cái cớ để tạo ra một cái khung quan hệ mới với Nga và cả EU. Nó vừa có tác dụng « ủng hộ » UK, vừa là cách đặt viên gạch để đòi hỏi điều kiện với Nga về sau. Trong đó chưa biết cái nào quan trọng hơn cái nào. Do vị trí siêu cường của mình, mà Mỹ có thể đặt gạch như thế. Nhưng điều mà Mỹ chịu ràng buộc thì nó không làm, những điều nó ràng buộc thì bắt đối phương làm. Làm hay không làm phụ thuộc vào quyền lợi của nó, quyền lợi này, nếu nhìn rõ hơn sẽ thấy các khối lobbying đứng đằng sau (quân sự, dầu mỏ, năng lượng, tài chính..).
Nhưng điều ông Lavrov nói cũng là ví dụ để thấy hiện trạng quan hệ Nga-Mỹ. Khi Mỹ cần (Trung đông, I rắc, ..) thì Nga phải giúp, nhưng ngược lại thì không vì thế Mỹ đổi lại bằng việc bình thường quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho Nga. Đây là điều Vn phải quan tâm và để ý. Ví dụ, cái TPP chẳng hạn, đừng có hi vọng quá. Vì do quan hệ chênh lệch, những ràng buộc của TPP với VN, nếu đã ký mà không làm thì nó đánh. Ngược lại, cái gì mà Mỹ bắt buộc phải chấp nhận, chưa chắc nó đã làm. Nếu không cẩn thận, thì cái hiệp định ấy sẽ thành dạng quan hệ « xin cho » giống như tệ nạn trong quan hệ giữa doanh nghiệp và hành chính nhà nước ở VN hiện tại. Có điều không thể đút lót bôi trơn được mà phải trả giá nặng. Để quảng cáo cho TPP, báo chí của nó bơm vào nhiều mỹ từ, rồi báo chí VN lề phải lại ôm vào mà nhè ra tuyên truyền : nào chuỗi giá trị thặng dư, nào hiệp định cao cấp.. Toàn những thứ đánh bóng mạ kền cho các bác chóng mặt. Mắc vào mới ngã ngửa ra.
Trong quá trình đàm phán TPP, và các dạng Free Trade khác, nên ký các hiệp định này với các đối tác ngoài Mỹ trước, rồi từ đó lấy kinh nghiệm, cùng điều kiện để ký với Mỹ sau. Hay nói đúng hơn, dùng các điều kiện TPA với các nước khác làm cái khung để định TPP với Mỹ. Nếu được TPP thì được, không kí cũng không sao, vì thực ra quan hệ Mỹ với VN rất nực cười. Mỹ và VN đòi làm TPP, trong khi quy chế tối huệ quốc trong thương mại, Mỹ dành cho TQ, không dành cho VN. Mỹ cũng không chịu cho VN quy chế thị trường, để hạn chế hàng Vn, để cho VN ngay ở trong WTO vẫn thiệt. Nếu Mỹ thực sự tốt, thì nó cứ bỏ những cái hạn chế ấy đi đã. Điều 1 ông chưa làm, đã vẽ ra điều 2 mà nghe theo ông thì là « hay hơn », mà theo đó, thực ra nó chặt chẽ hơn có lợi cho Mỹ.
Ngay việc vừa rồi Mỹ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương cũng vậy. Nó cũng là một thứ nửa chừng xuân. Tất nhiên có nhiều kiểu lý giải cho sự việc đó : nếu nói tốt cho Mỹ thì có thể nói là nó làm thế vừa để thoả mãn đòi hỏi của VN, nhưng đồng thời nó cũng không muốn gây căng thẳng với TQ. Nếu nói theo kiểu xấu, thì bảo : ông bàn vũ khí cho tôi, bản thân ông cũng lợi, vậy mà còn cò kè thêm bớt, thế có nghĩa là ông vẫn muốn dùng nó vừa để dử vừa để ép. Nhưng bất luận lý do nào, nó đều nói lên một điều là Mỹ thực ra vẫn không thực với VN. Nó vẫn muốn ông là tay sai, để nó điều khiển, bất chấp quyền lợi của ông.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 20 2014, 04:51 PM)
Hiệp định Thành đô 1990 hiện giờ đang được thổi ở trên mạng lề trái, có lẽ giống kiểu các đồn thổi liên quan tới việc hoạch định biên giới trên bộ vào thập niên 90. Lúc đó không thiếu các bác yêu nước lề trái ngồi khóc cho việc mất thác Bản Giốc một cách tưởng tượng. Nhưng có lẽ họ khóc cho sự thất bại của mình thì đúng hơn, vì họ đã không đạt được mục đích gây chiến tranh giữa VN và TQ. Cho đến bây giờ, việc hoạch định biên giới trên bộ và trên biển ở Vịnh Bắc bộ rõ ràng góp phần vào việc ổn định quan hệ VN-TQ, và không thể nói VN thiệt.
Hiệp định Thành Đô có tồn tại không. Điều này không thể biết, vì nếu nó có tồn tại thì ở trong dạng hiệp định bí mật, mà đã là hiệp định bí mật, thì tất nhiên nó không thể công khai.  Bây giờ đòi nó công khai thì có nghĩa nó không còn là bí mật. đại khái luẩn quẩn như thế, thì không khác gì mèo cắn đuôi mèo, không giải quyết được cái gì, ngoài điều gây nghi ngờ bằng tuyên truyền, điều mà lề trái rất thích, vì tuyên truyền thất thiệt vốn là sở thích của nó. Vậy tìm hiểu nó thế nào ?
Bây giờ cứ giả thiết là cái hiệp định đó tồn tại đi, và ta thử đi đoán xem nội dung của nó là gì, hay đúng hơn ảnh hưởng của nó tới sự độc lập chính trị ở VN. Muốn thế chỉ có cách dùng duy vật lịch sử, tức là xét trong mối quan hệ VN-TQ từ năm 1990, VN phụ thuộc vào TQ ở chỗ nào, Nếu nó phụ thuộc, thì có thể đoán là có cái hiệp định ấy thực. Còn nếu điều đó không có, thì có nghĩa là sự tồn tại của nó, dù là có thật, cũng vô ích.
Muốn chắc chắn hơn, thì dùng duy vật lịch sử theo cả phương pháp so sánh nữa. Tức là xem xét xem những hiệp định bí mật khác trên thế giới, xem người ta tuân thủ thế nào. Và vì nó cũng là bí mật, người ta chỉ có thể tìm hiểu nó qua hệ quả của quan hệ giữa hai nước cùng ký cái hiệp định ấy thì biết.
Trên thế giới hiệp định bí mật không phải là hiếm, và nó có thể coi là cái cơ chế của chủ nghĩa thực dân mới. Ở đây tôi sẽ đưa ra 4 hiệp định, để chứng minh.
1- Hiệp ước phòng thủ Mỹ - Nhật. Khi Nhật thua trận bị Mỹ chiếm đóng, Mỹ đã chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1958. Sau đó Mỹ đã trả lại độc lập cho Nhật bằng hiệp định San Francisco. Kèm theo hiệp định nổi trao trả độc lập, có một hiệp định chìm, mà cho đến bây giờ không ai được biết. Vào những năm 70, phe tả ở Nhật bản đã tìm cách phản đối xoá bỏ nó, nhưng không được. Đến khi phe tả lên cầm quyền (đảng xã hội Nhật), sau khi Liên Xô tan ra, họ cũng không thể xoá bỏ được nó (và theo phân tích của tôi, vì nó chấp nhận không xoá bỏ, mới lên nắm quyền được).
2- Hiệp định phòng thủ Mỹ-Hàn quốc.
3- Những hiệp ước bí mật ký giữa các nước châu Phi với Pháp khi Pháp trao trả độc lập. Ví dụ hiệp định giữa Pháp – Sê nê gan, Pháp – bờ biển Ngà, Pháp – Trung phi, Pháp – Ca mơ run..
4- Hiệp định bí mật giữa Liên Xô và I ran (thời trước cách mạng hồi giáo).  Hiệp định này được ký để đổi lại Liên Xô rút quân khỏi miền bắc I ran sau đại chiến thế giới thứ 2.
Đầu tiên hãy nói tới cái hiệp định thứ 4, (Liên Xô  - I ran), để thấy không phải cứ có hiệp định là nó có hiệu lực, đặc biệt kiểu hiệp định kín. Vào khoảng năm 1943, 1944. Liên Xô cùng Anh – Mỹ thoả thuận đưa quân vào I ran, vì sợ nước này theo Đức, và đồng thời tạo thêm một điểm gặp gỡ giữa các đồng minh. Liên Xô đưa quân vào miền Bắc I ran, Anh đưa quân vào miền Nam I ran. Khi chiến tranh kết thúc, theo hiệp định Yalta, tất cả các nước phải rút quân.  Liên Xô đã rút quân, đổi lại là một hiệp ước bí mật được ký giữa I ran và Liên Xô. Sau đó, chính quyền Mô sa đéc, là chính quyền dân tộc I ran bị  CIA lật đổ, do nó đã dám quốc hữu hoá nghành dầu mỏ ở nước này. Hiệp định bí mật Liên Xô – I ran không giúp được gì cho I ran, cũng không giúp Liên Xô giữ được ảnh hưởng. Nó đã bị nhà nước Hồi giáo I ran hiện tại đơn phương thủ tiêu khi cách mạng hồi giáo nổ ra năm 1979.
Bây giờ nói tới hiệp định thứ 3, giữa Pháp và các nước châu Phi thuộc địa cũ của Pháp. Những hiệp định này cho phép Pháp đóng căn cứ quân sự ở các nước này, cũng như chịu trách nhiệm  phòng thủ. Theo đó, quân đội các nước châu Phi đều bị hạn chế (về số lượng, không có hải quân, không quân ,..). Bên cạnh đó, có hiệp định nổi về tài chính, các nước này không có tiền riêng, mà tiêu một đồng tiền chung, được đảm bảo bằng bộ tài chính Pháp, và kho bạc Pháp..
Hệ quả của nó là gì. Là Pháp hoàn toàn lũng đoạn kinh tế, chính trị các nước này. Vì cái Pháp nắm kín (quân sự) chính là khung quyền lực ngầm, còn « đa nguyên đa nhóm » chỉ là cái vỏ. Điều này cũng xẩy ra với chính quyền Sài gon ngày trước, có điều ở đây chẳng có hiệp định ngầm gì vì quân đội Mỹ ngồi ở VN rồi. Cộng với một hệ thống tài chính tiền tệ chung, đã khiến các nước này gần như là các tỉnh của Pháp. Hiện nay các nước này đang tìm cách vùng ra bằng các quan hệ kinh tế ngoài Pháp (với TQ chẳng hạn), vì về mặt nổi, Pháp không thể làm gì. Nhưng cuộc đấu còn lâu dài.
Hiệp định thứ 2, giữa Mỹ và Hàn quốc. Ở Hàn quốc không có độc lập về quân sự, ngay cả về hình thức. Vì tổng chỉ huy tối cao là liên minh quân sự Mỹ - Hàn, và người đứng đầu thường là tướng Mỹ. Ở đây cái khung cứng quyền lực là quân đội chiếm đóng Mỹ. 
Hiệp định thứ nhất, giữa Mỹ - Nhật. tính chất của nó cũng gần như quan hệ Mỹ - Hàn quốc. Và đây là điều giải thích, tại sao Mỹ làm gì, Nhật cũng đi theo. Đổi lại , Nhật được tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng nó thích thì nó đóng.
Từ những ví dụ trên, người ta có thể rút ra được kết luận gì. Với tôi nó có mấy điều.
1- Đã là hiệp định bí mật, thì hai bên phải đồng ý. Nếu không có sự đồng thuận ngấm ngầm thì không thể thực hiện, vì nó đã là bí mật, thì ông không thể đưa ra công khai để đòi.
2- Để bắt bên yếu (vì hiệp định không bao giờ là cân bằng với hai bên) phải ngấm ngầm đồng thuận, bên mạnh phải năm được cái khung quyền lực ngầm, cái khung cứng. Nếu không có cái khung cứng kia thì vô ích.
Với hai điều trên, ép thử vào các hiệp định kín mà tôi dẫn thì người ta thấy ngay vấn đề. Trường hợp I ran – Liên Xô, hiệp định này là vô ích, vì I ran không đồng ý. Và Liên Xô, một khi rút quân, làm sao còn có cái gì để ép I ran.
Với Pháp, các hiệp định kín đã tạo ra cơ hội để Pháp lũng đoạn chính trị các nước châu Phi, và với các hiệp định kinh tế, các nước này trở thành nửa thuộc địa kiểu mới.
Với Mỹ, Hàn  Nhật đều như kiểu tự trị, nhưng ở trong một cái vòng mà Mỹ cho phép. Ở đây Mỹ đã nắm cái khung cứng. Ngược lại, Mỹ nhả về kinh tế. Tại sao như thế thì tôi sẽ nói sau.
Như vậy Thành đô hay không, VN không có dấu hiệu gì chứng tỏ hiệu lực của cái hiệp định bí mật kia nếu nó tồn tại. Cái này cũng sẽ phân tích sau.
*



Hoàn toàn đồng ý với bác Phó! Phương pháp biện luận trên của bác được tuyệt đại đa số người quan sát chính trị sử dụng, còn trong khoa học người ta gọi là 'dãy bằng chứng hỗ trợ' cho giả thuyết nào đó (Supports Evidence Lines). Hội nghị Thành Đô 1990 dù có thỏa thuận gì thì dãy các bẳng chứng cho đến hiện tại không hề thể hiện một xu thế tiến hóa rằng VN phải lệ thuộc TQ về chính trị và an ninh. Cũng bằng phương pháp 'duy vật lịch sử' này người ta có thể phỏng đoán rất nhiều giả thuyết khác, kể cả những vận động của hệ thống nhà nước và xã hội nói chung.

Tiếp tục với phương pháp luận 'biện chứng' để nói về quan hệ láng giềng VN-TQ hay Ukraina-Nga mà điểm giống nhau là sự trỗi dậy của nước lớn liền đó là động thái chèn ép láng giềng nhỏ hơn. Tạm không bàn đến diễn biến thực địa mà hãy đặt câu hỏi: đâu là giới hạn để dừng lại tâm lý hung hăng và hành vi gây hấn? Kinh tế học Marxism có cái mà về sau phát triển thành Game Theory, cho rằng nhận thức và hành vi của các "tay chơi" có những giới hạn tối đa lợi ích và tối thiểu thiệt hại. Tuy nhiên khi xét quy mô lớn thì dường như lý trí (trí tuệ của nhóm tinh hoa lãnh đạo) đôi khi không áp đảo được cảm xúc (chủ nghĩa dân tộc cực đoan hóa). Kết hợp biện chứng pháp và lịch sử liệu có thể dự đoán chắc chắn được mức độ và diễn biến của phe chủ động (Nga, TQ) với vùng ảnh hưởng của họ không? laugh.gif

Có lẽ khi nào phải vẽ một cái sơ đồ tương tác và thang đo giá trị của các yếu tố trong quan hệ quóc tế để các bác bình giải nhỉ. Tiếc là langven không có tính năng image compose sharing ... sp_ike.gif
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 21 2014, 04:52 PM)
Những điều ông Lavrov nói thì cũng giống như những nhận định trong chủ đề này thôi. Như tôi vẫn nói, những biện pháp Mỹ đưa ra là lưỡng nguyên. Nhân thể cái cớ UK, mà Mỹ dùng nó làm cái cớ để tạo ra một cái khung quan hệ mới với Nga và cả EU. Nó vừa có tác dụng « ủng hộ » UK, vừa là cách đặt viên gạch để đòi hỏi điều kiện với Nga về sau. Trong đó chưa biết cái nào quan trọng hơn cái nào. Do vị trí siêu cường của mình, mà Mỹ có thể đặt gạch như thế. Nhưng điều mà Mỹ chịu ràng buộc thì nó không làm, những điều nó ràng buộc thì bắt đối phương làm. Làm hay không làm phụ thuộc vào quyền lợi của nó, quyền lợi này, nếu nhìn rõ hơn sẽ thấy các khối lobbying đứng đằng sau (quân sự, dầu mỏ, năng lượng, tài chính..).
Nhưng điều ông Lavrov nói cũng là ví dụ để thấy hiện trạng quan hệ Nga-Mỹ. Khi Mỹ cần (Trung đông, I rắc, ..) thì Nga phải giúp, nhưng ngược lại thì không vì thế Mỹ đổi lại bằng việc bình thường quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho Nga.



Bác đi hơi xa trong việc xây dựng giả thuyết mà lại có ít bằng chứng hỗ trợ ở đây. Nga Mỹ đều là cường quốc mà chuyện thỏa thuận trả giá thật khó mà nói bên nặng bên nhẹ thế nào (ví như bánh mỳ với thời gian sử dụng đất đâu có cùng thứ nguyên mà so sánh?). Nếu nhìn thấy Mỹ ở chiếu trên, làm việc gì cũng chỉ có lợi mà không có hại cho chính mình thì chẳng hóa ra 'Bá Kiến xơi cả nước lẫn cái' sao? laugh.gif

Vấn đề ở đây là Nga định giá Ukraina cao hơn tổn thất mà họ (đã và sẽ) phải chịu từ phương Tây. Còn Mỹ muốn duy trì luật chơi hay tính chính danh của các thỏa thuận quốc tế (Budapest 1994) nên tham gia với tư cách "nhà bảo hộ" chứ lợi ích trực tiếp còn chưa thấy rõ ràng. Nếu bác có thể kể ra thu nhập hay giá trị thị trường mà Mỹ hay EU kiếm chác được khi cánh hwux kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Ukraina thì tốt quá.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 21 2014, 04:52 PM)
Đây là điều Vn phải quan tâm và để ý. Ví dụ, cái TPP chẳng hạn, đừng có hi vọng quá. Vì do quan hệ chênh lệch, những ràng buộc của TPP với VN, nếu đã ký mà không làm thì nó đánh. Ngược lại, cái gì mà Mỹ bắt buộc phải chấp nhận, chưa chắc nó đã làm. Nếu không cẩn thận, thì cái hiệp định ấy sẽ thành dạng quan hệ « xin cho » giống như tệ nạn trong quan hệ giữa doanh nghiệp và hành chính nhà nước ở VN hiện tại. Có điều  không thể đút lót bôi trơn được mà phải trả giá nặng.  Để quảng cáo cho TPP, báo chí của nó bơm vào nhiều mỹ từ, rồi báo chí VN lề phải lại ôm vào mà nhè ra tuyên truyền : nào chuỗi giá trị thặng dư, nào hiệp định cao cấp.. Toàn những thứ đánh bóng mạ kền cho các bác chóng mặt. Mắc vào mới ngã ngửa ra.
Trong quá trình đàm phán TPP, và các dạng Free Trade khác, nên ký các hiệp định này với các đối tác ngoài Mỹ trước, rồi từ đó lấy kinh nghiệm, cùng điều kiện để ký với Mỹ sau.  Hay nói đúng hơn, dùng các điều kiện TPA với các nước khác làm cái khung để định TPP với Mỹ. Nếu được TPP thì được, không kí cũng không sao, vì thực ra quan hệ Mỹ với VN rất nực cười. Mỹ và VN đòi làm TPP, trong khi quy chế tối huệ quốc trong thương mại, Mỹ dành cho TQ, không dành cho VN. Mỹ cũng không chịu cho VN quy chế thị trường, để hạn chế hàng Vn, để cho VN ngay ở trong WTO vẫn thiệt.  Nếu Mỹ thực sự tốt, thì nó cứ bỏ những cái hạn chế ấy đi đã. Điều 1 ông chưa làm, đã vẽ ra điều 2 mà nghe theo ông thì là « hay hơn », mà theo đó, thực ra nó chặt chẽ hơn có lợi cho Mỹ.
Ngay việc vừa rồi Mỹ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương cũng vậy. Nó cũng là một thứ nửa chừng xuân. Tất nhiên có nhiều kiểu lý giải cho sự việc đó : nếu nói tốt cho Mỹ thì có thể nói là nó làm thế vừa để thoả mãn đòi hỏi của VN, nhưng đồng thời nó cũng không muốn gây căng thẳng với TQ. Nếu nói theo kiểu xấu, thì bảo : ông bàn vũ khí cho tôi, bản thân ông cũng lợi, vậy mà còn cò kè thêm bớt, thế có nghĩa là ông vẫn muốn dùng nó vừa để dử vừa để ép. Nhưng bất luận lý do nào, nó đều nói lên một điều là Mỹ thực ra vẫn không thực với VN. Nó vẫn muốn ông là tay sai, để nó điều khiển, bất chấp quyền lợi của ông.
*



Phần về VN cũng tương tự, em không biết bác có dữ liệu gì về thỏa thuận TPP, nhưng theo các nguồn báo chí thì người ta phải ước tính lợi ích cũng như tổn hại mà hiệp định này mang lại thì mới được thông qua. "Duy vật lịch sử" là nghiên cứu có cơ sở định lượng chắc chắn, ví dụ như cái tổng kết 5 năm VN tham gia WTO ( http://www.vnep.org.vn/Upload/Bao%20cao%20tom%20tat%20.pdf ) chứ đâu phải nói suông.

Chuyện quan hệ Mỹ-Việt không thể độc lập khỏi quan hệ Mỹ-TQ và VN-TQ nên những khía cạnh ảnh hưởng như quy chế tối huệ quốc, bán vũ khí etc. phải có đánh giá từng phần chứ không thể ép cứng thành khuôn quy kết tổng quát. Chính bác trong nhiều bài trước đây đã nhắc rằng mỗi nước có những mục tiêu riêng trong quan hệ quốc tế (projects) và cũng có dòng vận động nội bộ riêng (phe nọ nhóm kia), nếu không sơ đồ hóa hoặc tốt hơn nữa là lượng hóa được các 'giao tiếp' này thì kẹt cứng trong "logic hình thức"! sp_ike.gif
langtubachkhoa
Tiep tuc don tra dua cua Nga

http://www.voanews.com/content/russia-bans...ts/2490123.html
http://www.tienphong.vn/tin-99s/radio-99s-...-tay-774038.tpo
Nga tuyên bố áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt như thịt lợn, thịt gà, mỡ và nội tạng động vật có ngồn gốc từ châu Âu từ ngày 21/10, trong bối cảnh EU mở rộng các biện pháp trừng phạt "mạnh tay" hơn đối với Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.


http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141021/qu...ong/661129.html
- Điều tra của báo New York Times cho thấy quân đội Ukraine đã ném bom chùm - một loại vũ khí có độ sát thương lớn - vào trung tâm thành phố Donetsk hồi đầu tháng 10.
Phó Thường Nhân

http://www.lemonde.fr/economie/article/201...09699_3234.html

Đây là cái link dẫn tới bài báo của báo Thế giới (Pháp) nói về quan hệ của hãng dầu mỏ Total Pháp với nước Nga, nhân việc chủ tịch hạng này chết vì tai nạn máy bay ở Nga, sau khi gặp thủ tướng Nga Medvedev.
Bài báo nói rằng Total có nhiều dự án ở Nga. Trong đó có một sự án hoá lỏng khí với Novatek (Nga) , CNPC (Trung quốc), một dự án khai thác đá khí. Từ tháng 9, trong sự án khí hoá lỏng, Total không còn tiếp cận được với nguồn vốn bằng đô la, do cấm vận của Mỹ từ sự kiện UK và phải tìm nguồn vốn thay thế bằng rúp, bằng euro hay nhân dân tệ. Hiện trạng là Trung quốc sở hữu 60% vốn trong sự án này, và là nhà đầu tư chính. Với dự án khai thác đá khí, do đối tác Nga chưa tìm được, nên chưa bắt đầu. Total chỉ tuân theo cấm vận khi chính phủ Pháp quyết định, hay có nghị quyết Liên hợp quốc, vì thế vẫn tiếp tục hợp tác với Nga vào thời điểm hiện tại.

Còn đây là tôi bình luận.
Và bây giờ ông ta chết vì tai nạn máy bay, do máy bay va vào một cái xe cào tuyết trong sân bay.
Bất luận lý do tai nạn tới từ đâu, những điều nho nhỏ trên chỉ cho người ta thấy ảnh hưởng của chính trị tới kinh tế thế nào. Bản thân ông chủ tịch này, trong một bài phỏng vấn với báo Thế giới trước đó cũng nói, trong vùng khu vực kinh tế năng lượng, tất cả các dự án đều là chính trị.
langtubachkhoa
Viec cai ong chu Total chet luc nay khien nguoi ta cam thay that kho tin. Ai la ke loi nhat tu cai chet nay?
Thụy Điển lại tung tin tàu ngầm Nga trong vùng biển, Nga thì phủ nhận và cho rằng của Hà Lan. Hiện TD đóng cửa không phận để tìm kiếm. Những việc này làm người ta nhớ lại thời chiến tranh lạnh trước đây. Hiện nay Mỹ hay noi chung phương Tây đang tăng cường chiến dịch bôi nhọ Nga, nên sẽ có đủ các thứ

Chung quy lại, EU và nhất là Đức là thiệt nhất. Không có Nga, Đức vừa thiệt về kinh tế, lại thiệt nặng về chính trị. Truớc đây do có vị trí cầu nối giữa Nga-NATO, Nga-EU (thậm chí khi tổng thống Nga cần bàn gì với EU, ông ta gọi ngay cho Đức) thì bây giờ vị trí chính trị hiện tại và hy vọng vùng ra trong tương lai của Đức ngày càng nhạt nhòa

http://www.vietnamplus.vn/moskva-se-ap-dat...aine/287351.vnp
Moskva sẽ áp đặt cấm nhập khẩu rau quả tạm thời từ Ukraine

Reuters đưa tin, ngày 21/10, Cơ quan giám sát nông nghiệp của Nga Rosselkhoznadzor cho biết Moskva sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu rau quả tạm thời từ Ukraine, bắt đầu từ ngày mai (22/10).

Lệnh cấm này là rào cản thương mại mới nhất do Nga dựng lên trong cuộc chiến thương mại và trừng phạt lẫn nhau liên quan tới căng thẳng quốc tế về Ukraine.

Trong một tuyên bố, Rosselkhoznadzor cho biết cơ quan này áp đặt lệnh cấm trên do sản phẩm của Ukraine thiếu nhãn mác - điều mà Rosselkhoznadzor cho là bằng chứng về hàng hóa không phải có nguồn gốc xuất xứ từ Ukraine.

Theo cơ quan này, một cách lý giải khả dĩ cho vấn đề này là hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) đang được tuồn qua Ukraine vào Nga để né tránh lệnh trừng phạt của Moskva chống EU.

Ngoài ra, Rosselkhoznadzor cũng nhấn mạnh rằng tình hình đã trở nên phức tạp hơn do sự hiện diện của các loại sâu bọ trên những sản phẩm nhập từ Ukraine, trong đó có cả sâu táo và bọ trĩ California./.
langtubachkhoa
http://baotintuc.vn/kinh-te/saudi-arabia-d...21153412617.htm

Một yếu tố khác cần được xét đến là mục tiêu mà gia tộc Saud nhắm đến: thế chân Nga, trở thành nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Liên minh châu Âu (EU), chỉ là một giấc mộng xa vời. Bởi chuyện chỉ có thể xảy ra khi các nhà máy lọc dầu EU được thay đổi để có thể sử dụng loại dầu nhẹ của Saudi Arabia, việc sẽ ngốn cả một gia tài.

Về mặt địa chính trị, chuyện càng trở nên thú vị hơn khi xem trung tâm của chiến lược của gia tộc Saud là đánh vào Washington vì không giữ được lời hứa “Assad phải ra đi”, cũng như không đáp ứng được điều ám ảnh những nhà tân bảo thủ là đánh bom Iran.

Mọi chuyện sẽ chỉ trở nên xấu đi (với Saudi Arabia) vì thứ nhất, Washington – ít nhất là vào thời điểm hiện tại – có vẻ như tập trung nhiều hơn vào việc lật đổ thủ lĩnh Ibrahim của cái gọi là nhà nước “Caliph” chứ không phải là ông Assad. Thứ hai, chính quyền Obama có thể đang ngấp nghé trước ngưỡng cửa của việc ký một thỏa thuận hạt nhân với Tehran trong chương trình đàm phán với nhóm P5+1 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/11.

Trên mặt trận năng lượng, cơn ác mộng kinh hoàng nhất của gia tộc Saud sẽ là việc cả Iran và Iraq sớm có khả năng chiếm lấy vị thế của Saudi Arabia để chuyển hướng trở thành những nhà sản xuất dầu mỏ quan trọng trên thế giới. Thế cho nên, Saudi Arabia nóng lòng tước đi khoản thu nhập cần thiết từ dầu mỏ của cả hai đối thủ này. Kế hoạch kìm hãm của Saudi Arabia có thể thành công bởi việc bị cấm vận đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Tehran. Dù vậy, Tehran vẫn luôn có thể bù đắp lại nhờ tăng bán gas cho châu Á.

Nói tóm lại, tại Saudi Arabia có một gia tộc Saud bị chỉ trích, và tin rằng có thể buộc Moskva thôi ủng hộ Damascus, và Washington chấm dứt một thỏa thuận với Tehran. Thứ công cụ được sử dụng để thực hiện hai nhiệm vụ trên là bán dầu dưới mức giá giao ngay trung bình, hành động được đánh giá là phảng phất “mùi tuyệt vọng”.

Bên cạnh đó, điều này cũng có thể được hiểu là gia tộc Saud đang run rẩy, nếu không phải là ngầm phá hoại, liên minh chưa xác định được phương hướng trong trong chiến dịch chống lại những kẻ khủng bố của Ibrahim.
Phó Thường Nhân
Bài báo phân tích chính sách dầu lửa của A rập Sa u dít có lẽ không chính xác lắm đâu, vì nó thiếu một cái nhìn tổng quan về quan hệ giữa nước này và Mỹ, cũng như tình hình chính trị chung ở vùng này.
Tôi không nhớ được tên, nhưng cựu bộ trưởng dầu mỏ Ả rập Sa u đít vào khoảng những năm 1973, khi có cuộc khủng hoảng dầu lửa xẩy ra đã có câu nói đại khái « khi giá dầu lửa là 10 đô la, Ok. Khi nó là 50 đô la cũng OK ». Cái câu đó có thể dịch nghĩa là trong thực tế, giá dầu mỏ được quyết định bởi Mỹ, còn Ả rập Sa u đít chỉ là cánh tay giúp cái ý định này đi vào hiện thực. Tất nhiên cả hai phải tìm được lợi. Tính toán là cuả Mỹ, còn Ả rập Sa u đít thực ra là chỉ
« ứng vạn biến », cố găng chuyển cái yêu cầu bắt buộc của Mỹ, thành lợi cho mình, kiểu cái lợi dạng « tái ông mất ngựa » (biến rủi thành may) thôi.
Quan hệ giữa Ả rập Sa u đít, rồi Mỹ với « phiến quân » IS , rồi với chính phủ Syria, rồi với I ran, cũng có nhiều điều mập mờ phải bàn cãi. Với tôi , Mỹ đồng với Ả rập Sa u đít , vừa là người châm lửa đốt nhà, nhà cháy rồi thì cả hai ..xông vào cứu khi lửa chuyển sang bất lợi cho mình.
Trước đây người ta có câu, được gán cho Mao, đó là « thiên hạ đại loạn, trung quốc thủ lợi ». Nhưng cái lô gíc của Mỹ nó cũng hơi giống thế, chỉ phải đổi một tí là « Ta sẽ gây loạn, rồi từ đó mà thủ lợi » (từ trong loạn lạc ấy).
langtubachkhoa
Theo tôi thì cái bài viết đó chỉ có 1 vài chi tiết có lý mà thôi. Thực tế, nói Arap Saudi muốn ghè Mỹ cũng có lý của nó. Câu nói của Arap saudi về giá dầu mỏ bao nhiêu cũng OK, điều đó đúng. Nhưng ngày xưa, Mỹ hồi đó là nhà tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất, còn bây giờ Mỹ muốn là nhà cung cấp dầu mỏ của thế giới, với câu nói rằng tương lai năng lượng thế giới là ở Bắc mỹ. Mỹ đang muốn cạnh tranh với các nước khác để cung câp dầu cho thế giới, và Mỹ muốn EU là khách hàng chính, sau đó là Nhật Hàn, để cột chặt các nước này với Mỹ. Hiện nay thì Mỹ đã dùng gần hết dầu lỏng và khí gas tự nhiên rồi (hay đúng ra những cái này bây giờ chỉ còn đủ cho Mỹ tiêu thụ 1 thời gian nữa), Mỹ bắt đầu phải tính đến khai thác dầu và khí đá phiến, nhưng cái này giá rất đắt (dù cải tiến công nghệ đến đâu cũng vẫn đắt hơn, vì vừa phải làm lỏng đá vừa phải lọc bỏ phóng xạ trong đó), chưa nói đến rủi ro về địa chất và moi trường. Hiện nay chi phí để khai thác là 100USD/barrel, nhiều người ngần ngại chưa muốn đầu tư mạnh vì lãi ít, bây giờ giá dầu hạ xuống thấp như thế thì có khác gì chặn đầu ý đồ của Mỹ?

Thực tế thì dầu và khí của Mỹ sẽ luôn đắt đỏ, nên nếu muốn các nước khác mua thì chỉ còn dùng thủ đoạn chính trị mà thôi.

Vừa rồi báo Đức nói Nga dự trữ 619 tỷ USD, và theo họ thì dù Nga chẳng làm gì thì cũng sống thoải mái ít nhất 20 tháng nữa. Dĩ nhiên, trong thực tế thì Nga đang và sẽ làm rất nhiều, họ vẫn thu thêm USD từ việc bán khí gaz, vũ khí, các sản phẩm và linh kiện công nghệ cao và công nghiệp chế chế tạo, các tài nguyên khác (cả thô và tinh chế), các sản phẩm hóa học và vật liệu tổng hop (cao su, phân bón, etc.) bằng USD. Ngoài ra cũng tìm cách giảm thiểu nhu cầu USD bằng cách nhận đầu tư từ TQ, chế tạo linh kiện nội địa thay thế nhập khẩu. Báo ĐỨc nói Nga chỉ có nợ công 13% (k nhắc đến là 90% số nợ đó đến từ trong nước), như thế có nghĩa là sức bền của Nga rất lớn, thậm chí có thể nhờ việc này mà Nga thay đổi hẳn cáu trúc kinh tế, điều mà Putin và Medvedev rất nhiều lần nói đến. Các lãnh đạo Nga khẳng định nhiều lần với dân chúng Nga và quốc tế rằng tổn thuong chỉ là tức thời, lợi ích là lâu dài

Như vậy hy vọng của phương Tây bây giờ có lẽ chỉ là gây tác động lên 1 số tầng lop tài phiệt thân họ trong nội bộ Nga để gây rối loạn.
Một con bài nữa là Mỹ có thể tung chiêu bằng cách ngăn chặn thâm nhập thị trường Mỹ các công ty nào làm ăn với Nga, như họ đã làm với Iran, nhưng vấn đề này sẽ làm Mỹ thiệt hại cực nặng, như chính giới kinh tế Mỹ đã cảnh báo và họ phản đối chiêu này, và theo họ nhiều công ty quốc tế sẵn sàng hi sinh thị trường Mỹ để làm ăn với Nga. Bổ sung thêm chút là có kiểu lách luật, bằng cách thành lập ra các công ty chuyên làm ăn vơi Nga, như thê thì cái biện pháp này vô dụng. Chính TQ cũng làm chiêu này để làm ăn với Iran, nhưng dĩ nhiên họ làm kín bơi vì lệnh cam Iran có sự thông qua của LHQ, còn với Nga thi không thông qua duọc, nên có thể làm công khai
langtubachkhoa
Mua dong sap den nen ket qua la the nay
http://plo.vn/the-gioi/donetsk-quyet-danh-...ien-504452.html
http://kienthuc.net.vn/the-gioi/ly-khai-uk...ong-404952.html

Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) ngày 23/10 cho biết, họ đang lên kế hoạch giành lại một loạt các thành phố như Slavyansk, Kramatorsk và Mariupol.


http://news.zing.vn/Nga-trinh-lang-may-bay...post471592.html
Nga trình làng máy bay lội nước phục vụ công tác chữa cháy
Ngày 22/10, Phó Thống đốc tỉnh Rostov Aleksandr Grebensikov cho biết, lần đầu tiên hai máy bay lội nước BE-200 ra mắt tại Rostov trong năm nay.
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, các chuyên gia đã nghiên cứu, thiết kế BE-200 trong vòng 15 năm nhằm tìm ra hình dạng cơ bản phù hợp với mục đích chữa cháy rừng bằng chất lỏng.

Ngoài ra, BE-200 còn có chức năng vận chuyển người, tìm kiếm cứu hộ và làm sạch môi trường sau hỏa hoạn với nhân lực tham gia ở mức tối thiểu. Theo ông Grebensikov, Tập đoàn Irkut cấp phép cho Công ty cổ phần Tổ hợp kỹ thuật hàng không Taganroxky mang tên Beriev sản xuất mẫu máy bay BE-200 và đưa ra thử nghiệm vào cuối năm 2014 trước khi sản xuất hàng loạt tùy theo nhu cầu. Hiện nay, Bộ tình trạng khẩn cấp và Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng hai chiếc BE-200 nêu trên và ông Grebensikov tin tưởng nhu cầu đối với loại máy bay này sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.


Khac khac, ban tang nhung k ban dan

http://soha.vn/quan-su/an-do-can-rang-mua-...22001911664.htm
Ấn Độ "cắn răng" mua đạn xe tăng T-90 của Nga với giá chát
Không thể tự sản xuất trong nước loại đạn pháo dành cho xe tăng T-90, Ấn Độ đành phải thỏa hiệp với Nga, "cắn răng" mua đạn với mức giá tăng cao.
Bộ quốc phòng Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt đạn pháo cho các xe tăng T-90 mua của Nga, trong khi đó, New Delhi lại không có khả năng tự sản xuất các loại đạn pháo này nên buộc phải thỏa hiệp với Nga và mua đạn với mức giá tăng cao - Defense News dẫn một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã miễn cưỡng đồng ý thỏa thuận vào tháng trước mặc dù Nga đã tăng giá thêm 20% và từ chối thực hiện các nghĩa vụ đền bù.
Nga sẽ nhận được hợp đồng trị giá 197 triệu USD để cung cấp đạn APFSDS cho Ấn Độ. Trong khi đó, vào năm 2011, giá của phía Nga đưa ra cho số lượng đạn tương đương chỉ là 163 triệu USD.
Cũng theo nguồn tin, bên cạnh việc tăng giá, Nga cũng từ chối chuyển giao công nghệ chế tạo đạn cho công ty nhà nước OFB của Ấn Độ, một yêu cầu mà phía Ấn Độ đã đặt ra trong 5 năm qua. Một nhân viên ngoại giao từ Đại sứ quán Nga chỉ tiết lộ rằng việc bán đạn pháo cho xe tăng T-90 cho Ấn Độ đã được thông qua nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết.
Theo một sĩ quan Lục quân Ấn Độ, nước này buộc phải đồng ý các điều khoản của Nga do mọi nỗ lực của công ty OFB nhằm chế tạo loại đạn pháo trên đã hoàn toàn thất bại.
"Ấn Độ mua các xe tăng T-90 của Nga nhưng không hề được chuyển giao công nghệ chế tạo đạn pháo, điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt đạn dược liên tục," ông này cho biết.
"Đã có rất nhiều vấn đề được ghi nhận trong việc mua sắm đạn pháo cho xe tăng T-90. Đạn pháo được sản xuất tại Ấn Độ không tương thích với hệ thống kiểm soát hỏa lực trên xe tăng và nó cần được sửa đổi. Tuy nhiên, Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) không thể giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, lại không có bất kỳ phương án dự phòng nào nên các đơn đặt hàng đã được thực hiện với chỉ 1 nhà cung cấp duy nhất, dẫn tới việc tăng giá, từ đó làm trầm trọng thêm vấn đề" - ông Rahul Bhonsle, một Chuẩn tướng Lục quân Ấn Độ đã về hưu, đồng thời là chuyên gia phân tích quốc phòng cho hay.
Một quan chức DRDO cho biết công nghệ đạn pháo đã được cơ quan này phát triển và chuyển giao cho công ty OFB.
Tuy nhiên, quan chức quân đội Ấn Độ nói rằng đạn pháo do DRDO phát triển chỉ phù hợp với xe tăng T-72, không thể sử dụng trên xe tăng T-90.
"Công ty OFB đã thất bại trong việc sản xuất đạn pháo cho xe tăng T-90 bởi loại đạn này phức tạp hơn nhiều so với loại đạn của xe tăng T-72. Đạn pháo của T-90 có những liên kết phức tạp với máy tính điều khiển hỏa lực trên xe tăng," ông Bhonsle nói.
"Cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng đạn dược hiện nay là liên kết với các nhà sản xuất thiết bị của nước ngoài", chuyên gia phân tích quốc phòng Nitin Mehta nhận định, "việc gia tăng nhu cầu đạn pháo cho xe tăng T-90 sẽ là điểm thu hút các nhà sản xuất nước ngoài hợp tác với các công ty Ấn Độ để sản xuất loại đạn pháo yêu cầu".
Hiện tại, Lục quân Ấn Độ đang vận hành hơn 500 xe tăng T-90 và có kế hoạch tăng lên hơn 1.300 chiếc cho đến năm 2020 thông qua việc sản xuất theo giấy phép tại các nhà máy của Ấn Độ.


langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-se-la-c...au-a/287769.vnp
Việt Nam sẽ là "cửa ngõ" để doanh nghiệp Nga vào châu Á

"Chính phủ (Nga) đang xem xét Việt Nam như là tiền đồn đối với việc kinh doanh của chúng ta ở khu vực. Các thỏa thuận sẽ bao hàm không chỉ thương mại, mà còn cả đầu tư và lĩnh vực dịch vụ. Các công ty của chúng ta sẽ xây dựng ở đó (Việt Nam) các nhà máy lắp ráp, và khi tính đến việc Việt Nam có thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với nhiều nước lớn trong khu vực, các sản phẩm của các doanh nghiệp Nga sẽ được hiện diện ở các thị trường này,” Thứ trưởng Aleksei Lykhachev phát biểu.

Ông Aleksei Lykhachev nhấn mạnh, phía Nga sẽ quyết tâm thay đổi phong cách làm việc của các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài, trong đó có ở Việt Nam.


Seoul không muốn bất hòa với Moskva
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_23/279117603/
Theo các chuyên gia của Cơ quan đánh giá quốc tế Moody’s, biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến các sự kiện ở Ukraina có thể được mở rộng hoặc xiết chặt hơn nữa.

Tham gia chính sách áp dụng biện pháp trừng phạt có Mỹ, các nước châu Âu, Canada và Úc. Trong số các nước châu Á, chỉ có Nhật Bản áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga. Mới đây, thị trưởng thành phố Tokyo Yoichi Masudzoe cho biết rằng Nhật Bản đã làm điều đó dưới áp lực của Hoa Kỳ.
Các đặc phái viên của Washington đã đến thăm Seoul nhằm thuyết phục một đồng minh khác trong khu vực Đông Á là Hàn Quốc cùng tham gia biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, kế hoạch này của Hoa Kỳ đã bị thất bại. Seoul không có kế hoạch áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào chống Moskva, Đại sứ Hàn Quốc tại LB Nga Wi Sung-Lok cho biết.
Hàn Quốc sẽ không tiến hành những động thái làm cho quan hệ với Nga trở nên căng thẳng. Ủy viên Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Petrovsky tiếp tục bàn về chủ đề này:
“Nhật Bản bị ràng buộc bởi nước này là thành viên của nhóm G-7, vì vậy, tuy miễn cưỡng nhưng Nhật Bản phải tuân theo. Còn Hàn Quốc thì tự do, không dính líu đến những nghĩa vụ không chính thức này. Hàn Quốc đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nga, được ghi trong các văn bản song phương. Cuối năm ngoái, khi Tổng thống Putin tới thăm chính thức Hàn Quốc, hai nước đã ký một số thỏa thuận liên chính phủ và khoảng 15 biên bản ghi nhớ. Trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc với Nga đang phát triển thành công. Kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 22 tỷ 650 triệu USD. Vậy thì tại sao Hàn Quốc lại phải mạo hiểm để đánh mất các quan hệ tốt đẹp như vậy, chỉ vì chương trình nghị sự của nước khác?
Còn một lý do nữa khiến Seoul không muốn làm hỏng quan hệ với Moskva – đó là vai trò quan trọng của Nga trong cuộc đối thoại liên Triều và khả năng ảnh hưởng đến các quan chức Bắc Triều Tiên. Trong vấn đề này, các dự án của Nga về việc tạo ra cơ sở hạ tầng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên đóng vai trò rất quan trọng. Một trong số là dự án kết nối đường sắt Xuyên Siberi với tuyến đường sắt Xuyên Triều - đã bước vào giai đoạn thực hiện thứ hai. Ông Vladimir Petrovsky cho biết:
”Các dự án cơ sở hạ tầng là rất quan trọng đối với cuộc đối thoại liên Triều. Cuộc đối thoại này cần được lấp đầy với các nội dung cụ thể. Trao đổi hàng hoá, hợp tác kinh tế - đó là những nội dung sống còn của cuộc đối thoại. Đó sẽ là sự đảm bảo các biện pháp xây dựng lòng tin, mà nếu thiếu thì sẽ không thể thúc đẩy hai nước Triều Tiên xích lại với nhau. Ở đây Nga có thể là yếu tố bảo đảm thành công cho cuộc đối thoại liên Triều.”
Các dự án cơ sở hạ tầng ở Nga là sự kết hợp hoàn hảo mà Tổng thống Park Geun Hye đưa ra bởi "sáng kiến ​​Á-Âu." Điều này được hiểu như việc tạo ra và phát triển ở Hàn Quốc cùng với các nước Âu Á một mạng lưới thương mại, và để kích hoạt hợp tác kinh tế và trao đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, văn hóa, cải thiện quan hệ liên Triều dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Nhà nước trung tâm, trong kế hoạch phát triển hợp tác trong khuôn khổ "Sáng kiến ​​Á-Âu" chính là LB Nga.


langtubachkhoa
Cuoi cung EU cung so xanh mat

http://giaothongvantai.com.vn/the-gioi/201...uan-toi-549539/
EU cân nhắc cho Ukraine vay tiền trả Nga trong tuần tới
Hôm nay (24/10), Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) và Ukraine sẽ bàn thảo về khoản cho vay bắc cầu cho Ukraine trong tuần tới để nước này có thể trả trước Nga tiền cung cấp khí đốt vài tháng tới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trung Quốc không tham gia gây áp lực lên Nga về tình hình Ukraina
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_24/279151432/

Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi EU hỗ trợ tài chính để tạm thời đảm bảo dòng cung cấp khí đốt từ Nga sang Ukraina trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng Hai, - như tin đưa của Deutsche Welle.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_24/279134847/

Roscosmos sẽ xây mô hình trạm mặt trăng ở trái đất
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_24/279138353/
Trước khi triển khai cơ sở làm việc trên mặt trăng sau năm 2030 theo như dự kiến, một mô hình của trạm sẽ được lắp ráp trên trái đất.
Theo lời bà Merkel, Nga có "lý do chính đáng" để đòi tiền trả trước cho khí đốt.
"Cần đảm bảo kiểu “tài trợ bắc cầu” theo giai đoạn”, - bà Merkel tuyên bố vào sáng thứ Sáu theo kết quả ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, trong đó, bên cạnh những vấn đề khác đã thảo luận về cuộc tranh cãi khí đốt giữa Nga và Ukraina.
Đặc biệt quan trọng là cấp tiền cho Ukraina từ tháng 11 đến tháng Hai, vì tháng Hai Kiev sẽ nhận được gói hỗ trợ kế tiếp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, - bà Merkel giải thích.
Những khái niệm khác nhau của "tài trợ bắc cầu" cũng sẽ được thảo luận trong cuộc đàm phán của Nga và Ukraina với sự tham gia của Cao ủy châu Âu về năng lượng Gunther Oettinger, sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng Mười, - Thủ tướng CH Liên bang Đức thông báo.

langtubachkhoa
Sau Trung QUốc, Hàn tuyên bố k tham gia trừng phạt Nga, bây giờ đến anh Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không áp đặt biện pháp trừng phạt với LB Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_24/279153237/
Ankara sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga, - Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Moskva Umit Yardyn tuyên bố.

Phát biểu trong cuộc họp báo ở Moskva, ông nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt không phải phương pháp đáng được áp dụng trong nền chính trị thế giới. Quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ là thực thi các quyết định được Liên Hiệp Quốc thông qua. "Tôi không nhìn nhận mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh biện pháp trừng phạt. Mối quan hệ của chúng tôi mang tính đặc trưng riêng, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác như trước," - nhà ngoại giao nói.


http://motthegioi.vn/quoc-te/tinh-bao-duc-...mat-113519.html
Tình báo Đức làm Nga hả hê, Úc và Ukraine bẽ mặt

Quan điểm của ông Abbott và nhiều quan chức Úc là Nga đã cung cấp vũ khí cho phe ly khai bắn rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia khiến nhiêu công dân Úc thiệt mạng. Tuy nhiên, kết luận của tình báo Đức lại khác.
Tạp chí Spiegel đã đăng một bản báo cáo của cơ quan tình báo đối ngoại của Đức, BND. Trong đó, BND đã đổ lỗi cho lực lượng dân quân địa phương Donetsk bắn hạ máy bay của Malaysia. Tuy nhiên, BND đã nhấn mạnh phe ly khai đã sử dụng một tên lửa đối không mà họ tịch thu từ một căn cứ quân sự của quân Ukraine

Ngay sau đó, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (tức hạ viện Nga), Aleksey Pushkov, nói với các phóng viên rằng bản báo cáo tình báo Đức liên quan đến tai nạn MH17 đủ buộc Thủ tướng Úc Tony Abbott phải xin lỗi vì tuyên bố sẽ "húc" Tổng thống Nga bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.

"Báo cáo từ tình báo Đức đã làm đảo lộn hết mọi nghi ngờ áp đặt của phương Tây, những nghi ngờ được một số chính trị gia phương Tây và hầu hết các phương tiện truyền thông phương Tây nhắc liên tục. Họ luôn cho rằng Nga đã cung cấp cho lực lượng dân quân Donetsk tên lửa đất đối không Buk đã bắn hạ máy bay của Malaysia", ông Pushkov nói với báo chí.

"Kết luận của tình báo Đức có nghĩa là Nga không có gì liên quan đến vụ máy bay bị rơi. Và Thủ tướng Úc phải rút lại các lời đe dọa đòi tấn công ông Putin khi ông đến ở Úc dự hội nghị thượng đỉnh G20", ông Pushkov khẳng định

Người phụ trách đối ngoại của Duma cũng lưu ý rằng báo cáo của tình báo Đức đã đề cập đến chuyện Ukraine tìm cách để che giấu lý do thực sự đằng sau vụ MH17 bị bắn hạ. "Tình báo Đức tin rằng các bức ảnh chụp mảnh vỡ máy bay Boeing do Kiev cung cấp là giả mạo". Trong khi đó, đại diện của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đã nhiều lần từ chối bất kỳ sự dính dáng nào trong thảm họa MH17.


http://motthegioi.vn/quoc-te/bien-dong-ukr...huc-113371.html
Quan chức Ba Lan nói xấu TT Putin, có nguy cơ mất chức

Radoslaw Sikorski là cái tên gây tranh cãi tại Ba Lan và Nga những ngày qua. Tờ Politico của Mỹ trích lời ông Sikorski cho hay vào năm 2008, ông Vladimir Putin, khi đó là Thủ tướng Nga đã đề nghị Thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk về việc phân chia miếng bánh Ukraine.
Phe đối lập tại Ba Lan đã lập tức gửi yêu cầu đòi Sikorski phải từ chức sau khi ông có những phát biểu động trời trên. "Chúng ta không thể tin tưởng và giao trọng trách cho một người đàn ông thể hiện sự vô trách nhiệm trong quá khứ và ngay cả bây giờ", người đứng đầu đảng Luật pháp và Công lý (đảng đối lập lớn nhất Ba Lan), Jaroslaw Kaczynski nói.

"Nếu ai đó đã nghe thấy bất cứ điều gì về kế hoạch chia tách một nhà nước đang tồn tại và được công nhận, người đó nên thực hiện các bước phù hợp. Ông ta có trách nhiệm báo cho tổng thống (Lech Kaczynski là tổng thống của Ba Lan khi ấy) biết và bắt đầu thủ tục tố tụng quốc tế".

Thời điểm 2008, ông Sikorski đang là Bộ trưởng ngoại giao của Ba Lan. Do vậy, thông tin mà ông tiết lộ trên báo Mỹ gây xôn xao dư luận. Nga tỏ ra phẫn nộ trước những lời tiết lộ của ông Sikorski và cho rằng chúng là bịa đặt.

Sau đó, ông Sikorski cũng cho biết rằng mình không tham dự cuộc hội thoại giữa ông Putin và thủ tướng Ba Lan khi ấy. Ông Sikorski cũng thừa nhận là mình không có băng ghi âm cuộc nói chuyện trên nên những tuyên bố trước đó của ông càng trở nên thiếu căn cứ.

Trên Twitter, người đứng đầu quốc hội Ba Lan cho rằng những điều mà ông trả lời trên tạp chí Mỹ đã bị hiểu sai, thậm chí bóp méo những điều ông muốn nói. Ngoài ra, ông Sikorski còn than phiền rằng tạp chí của Mỹ xuất bản đoạn phỏng vấn trên trong lúc chưa được sự cho phép của ông.



Ông Putin: Hoa Kỳ lợi dụng Nga, Iran và Trung Quốc để dựng lên "hình ảnh kẻ thù" hi vọng duy trì quyền thống trị thế giới
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_24/279154492/
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng,Hoa Kỳ đang cố gắng tái dựng những điều kiệnphục vụ cho quyền thống trị trên vũ đài thế giới,thâm chí thông qua việc dựng lên hình ảnhnhững kẻ thù từ bên ngoài. Trong hoạt động tuyên truyền, Washington không quan trọng aisẽ giữ vị trí "trung tâm trục ác" - Iran như một quốc gia tìm kiếm công nghệ hạt nhân, Trung Quốc như một nền kinh tế thế giới hàng đầu hayNga - một cường quốc hạt nhân. Tổng thống Liên bang Nga nêu nhận định trong cuộc nói chuyện với các thành viên câu lạc bộ quốc tế Valdai tại Sochi hôm thứ Sáu.
"Lúc này chúng ta đang quan sát những nỗ lực làm vụn vỡ thế giới, vạch sự chia rẽ, ghép vội liên minh không theo nguyên tắc "ủng hộ"mà "chống lại", tái dựng hình ảnh kẻ thù như thời chiến tranh lạnh. Nhằm để nắm quyền sai khiến," – Tổng thống nhấn mạnh.
Theo ông Putin, những nỗ lực đó đang ngày càng mâu thuẫn với thực tế, xung khắc với sự đa dạng của thế giới, gây phản ứng dữ dội và mang lại những tác dụng trái ngược."

langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/ong-putin-tiet-l...uong/288039.vnp
Ông Putin tiết lộ đã cứu ông Yanukovich thoát họng súng trường
Theo cơ quan báo chí Điện Kremlin, ngày 24/10, trả lời cử tọa tại hội nghị của Câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai, Tổng thống Nga Putin tiết lộ phía Nga đã kịp thời cứu cựu tổng thống Ukraine Yanukovich thoát khỏi họng súng trường.

Tổng thống Nga Putin thừa nhận đã giúp ông Yanukovich chạy đến Crimea.

Cũng tại cuộc tranh luận này, ông Putin đã lần đầu tiên tiết lộ một số diễn biến quan trọng của các sự kiện ở Ukraine cho đến khi Crimea sáp nhập vào Nga.

Ông Yanukovich quá lạc quan

Theo ông Putin, sự việc bắt đầu có chuyển biến vào ngày 21/2 khi cựu tổng thống bị lật đổ Yanukovich ký với phe đối lập thỏa thuận nhân nhượng dưới sự chứng kiến của các nhà ngoại giao hàng đầu châu Âu.

“Tối 21 (tháng Hai), Tổng thống Obama gọi cho tôi thảo luận về vấn đề này và chúng tôi đã nói về việc sẽ góp phần thực hiện những thỏa thuận này như thế nào. Nga đã nhận về mình mội số cam kết nhất định. Tôi cũng đã nghe người đồng cấp Mỹ nói nước này cũng nhận một số cam kết,” ông Putin nói.

Cùng ngày cựu Tổng thống Ukraine Yanukovich cũng đã gọi cho ông Putin nói về việc ký kết thỏa thuận và bày tỏ lạc quan về triển vọng ổn định tình hình trong nước.

“Ông ấy cho rằng tình hình đã ổn định và chuẩn bị đến Kharkov để dự hội nghị (của Đảng Các khu vực)," tổng thống Nga nói và không giấu những quan ngại nhất định khi hỏi ông Yanukovich liệu có thể rời thủ đô trong lúc tình hình như thế này không?

Ông Yanukovich trả lời là có thể, vì có văn kiện đã ký kết với phe đối lập, và các Bộ trưởng ngoại giao châu Âu đã đưa ra đảm bảo thực hiện thỏa thuận này.

Phe đối lập lật lọng

Tỏ ra nghi ngờ khi mọi việc lại quá tốt đẹp đến vậy, Tổng thống Nga bày tỏ và nhấn mạnh sự tôn trọng đối với người đồng cấp Ukraine, nhưng vẫn cảnh báo: “Trong mọi trường hợp, tôi cho rằng không nên đưa các lực lượng bảo vệ trật tự rời khỏi Kiev.”

Tuy nhiên ông Yanukovich vẫn đi Kharkov và ra lệnh cho thuộc cấp của mình đưa tất cả lực lượng bảo vệ trật tự rời khỏi Kiev.

Yanukovich cầu cứu Nga

Và sau đó, ở Kiev, bất chấp các thỏa thuận đã ký và các đảm bảo, các cuộc đàm thoại, ngay khi Yanukovich rời Kiev thì ở đó diễn ra cuộc chiếm giữ Phủ Tổng thống và tòa nhà Chính phủ bằng vũ trang.

Tổng thống Nga tiết lộ rằng ông Yanukovich có gọi điện và nói muốn gặp trực tiếp, nói chuyện và thảo luận về tình hình. Để thuận lợi, hai bên nhất trí sẽ gặp nhau ở Rostov và ông Putin nói sẵn sàng bay tới đó.

“Nhưng sau đó mới thấy là ông ấy không thể đến Rostov được. Người ta đã bắt đầu sử dụng vũ lực với ông ấy, và bắt đầu ép buộc ông ấy bằng súng trường. Và họ không thể hiểu nối ông ấy đã biến đi đâu mất," ông Putin kể lại sự việc.

Và Nga đã giúp ông Yanukovich chạy đến Crimea, ông ấy đã ở đó vài ngày.

“Lúc này Crimea vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine. Nhưng các sự kiện ở Kiev diễn biến quá nhanh, như vũ bão, đến mức công chúng không thể biết được các vụ giết người đã diễn ra như thế nào, họ đã thiêu sống người khác ra sao, họ đã xông vào văn phòng của Đảng Các khu vực, bắt giữ các nhân viên kỹ thuật và sát hại họ, tất cả, người ta đã thiêu sống họ ngay dưới tầng hầm của tòa nhà. Trong điều kiện như vậy ông ấy (Yanukovich) trở về Kiev là dại dột,” Tổng thống Nga nói và nhấn mạnh tất cả đã quên thỏa thuận vừa ký với phe đối lập.

“Vâng, tôi sẽ nói thẳng ra rằng ông ấy đã đề nghị đưa ông ấy sang Nga, điều mà chúng tôi đã làm. Mọi chuyện là như thế,” Tổng thống Nga nói.

Người Crimea vùng dậy

Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh chính các sự kiện này đã làm cho những người ở Crimea gần như ngay lập tức cầm vũ khí và yêu cầu Nga giúp đỡ họ trong những hoạt động mà họ định làm.

“Tôi xin tiết lộ là chúng tôi đã sử dụng lực lượng vũ trang của mình để phong tỏa các đơn vị quân đội Ukraine đóng quân ở Crimea, nhưng không ép buộc bất kỳ ai đi bầu cử,” Tổng thống Nga nói và nhấn mạnh người dân Crimea đã đi bầu cử như là đi dự lễ hội.

Và cuối cùng tuyệt đại đa số người dân Crimea chọn độc lập khỏi Ukraine và sau đó sáp nhập vào Nga.

Mặc dù vậy, ông Putin cho biết một bộ phân dân số Tartar Crimea không tham gia cuộc bầu cử này, nhưng đó là thiểu số và ý nguyện của họ vẫn được tôn trọng khi Crimea là một phần của Nga.

Tuy nhiên, các nước phương Tây đã lên án Nga về việc sáp nhập Crimea và tiến hành các bước trừng phạt Moskva liên quan đến các sự kiện khủng hoảng ở Ukraine./.



http://www.vietnamplus.vn/nuoc-duc-de-ngo-...-nga/288027.vnp
Nước Đức để ngỏ khả năng sớm bình thường hóa quan hệ với Nga

Tờ Hình ảnh của Đức ngày 25/10 đưa tin nội bộ Chính phủ liên bang Đức và liên minh cầm quyền ở nước này đã nhiều lần đề cập tới khả năng cũng như điều kiện để chấm dứt các biện pháp trừng phạt Nga.

Theo báo trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói bóng gió với những người thân cận rằng về trung hạn, Berlin có thể bình thường hóa quan hệ với Moskva với điều kiện Nga không có thêm hành động gây bất ổn ở miền Đông Ukraine cũng như tiến hành đàm phán về quy chế tương lai của bán đảo Crimea đã được sáp nhập vào Nga.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng cho rằng dù chưa phải lúc dỡ bỏ trừng phạt, song cần phải thảo luận về điều kiện để dỡ bỏ những chế tài đó.

Bộ Ngoại giao Đức cũng cảnh báo nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục làm trầm trọng hơn tình hình Ukraine, Berlin sẽ sẵn sàng siết chặt trừng phạt hơn nữa.

Báo trên cũng dẫn lời ông Peter Gauweiler, Phó Chủ tịch Đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) cầm quyền ở Đức, cho rằng nên đưa Nga trở lại nhóm các nước công nghiệp phát triển G-8.

Ông Gauweiler nói: "Thủ tướng (Merkel) và Ngoại trưởng (Steinmeier) nên đưa ông Putin trở lại bàn đàm phán. Mục tiêu chung của Phương Tây là: Thay vì G-7, Nga cần phải có mặt trở lại tại Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Lâu đài Elmau (thuộc bang Bayern của Đức) vào năm 2015"./.
langtubachkhoa
Cau noi nay co du ngon thong diep ro rang
http://soha.vn/quoc-te/putin-gau-thi-se-kh...25170454134.htm
Putin: "Gấu thì sẽ không cần xin phép ai hết!"
Tổng thống Putin đã phản đối quan điểm của phương Tây về Nga bằng cách dẫn ra câu ngạn ngữ Latinh "Quod licet Iovi, non licet bovi".

Theo hãng tin Nga RT, khi nhấn mạnh về sự khác nhau giữa phản ứng của quốc tế về việc Serbia tách khỏi Kosovo với cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, ông Putin nhấn mạnh: "Có thể bò thì không được phép, nhưng tôi phải nói rằng, gấu thì sẽ không hỏi xin phép ai hết", bởi theo ông, gấu là "chúa tể rừng taiga" và sẽ không bao giờ trao vị trí đó vào tay bất cứ ai.

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.