Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Tự nhiên đọc cái này, thấy có 1 câu mình định nói từ trước mà quên béng mất. Thực tế các công ty nước ngoài, nhất là EU vẫn sản xuất ầm ầm ở Nga. Bây giờ hay nhất là đem vốn sang Nga đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất mà thu lãi, nhất là lĩnh vực ô to, bởi vì đây là cái thị trường tiêu thụ ô tô khổng lồ, lớn nhất châu Âu. Nhiều chú EU vẫn buôn lén ô tô sang đó. Vừa rồi đọc thấy tin bảo các đại gia TQ đang đánh nhau để tranh giành thị trường Nga.

Gần đây thấy thủ tương Nga và tổng thống Nga trong hô ngoài ứng rất nhịp nhàng. Trước nay Putin vẫn thân EU hơn, muốn gắn với EU để cân bằng với Mỹ và TQ, còn Medvedev thì ngả hơn 1 chút về châu Á. Putin có rất nhiều quan hệ thân hữu, trong giới chính trị vẫn gọi là "bạn", như cựu thủ tướng Đức Schoeder, cựu thủ tướng Pháp Fillon, cựu thủ tướng Italy Belusconi, cựu tổng thống Pháp CHirac, etc. (dĩ nhiên thời Putin thì những người này vẫn đương quyền), còn Medvedev thì k có mối quan hệ đặc biệt nào, vì thế những lời lên án EU, thân với châu Á, thâm chí còn nói thẳng EU phải trả giá, thì Putin k nói mà toàn để Medvedev nói.

Đó là nội địa hóa sản xuất trong nước. Xử phạt gây ra một hiệu ứng thú vị: các công ty nước ngoài không thể xuất khẩu một số sản phẩm sang Nga, nhưng họ có thể đầu tư và sản xuất tại chỗ. Cuối cùng, có nhiều quỹ và công ty đầu tư mạo hiểm sẵn sàng bỏ vốn vào các dự án mới của chúng ta, sẵn sàng tìm kiếm những ý tưởng thú vị để mang lại lợi ích cho bản thân và cho chúng ta.”

Tương lai nền kinh tế Nga: Không đóng lại mà sẽ phát triển
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_09_23/277664144/


Éo hiểu trừng phạt khí đốt thì trừng phạt kiểu gì? Không cho Nga hay hạn chế cho Nga vay vốn? Khí đốt k phải là khai thác dầu dưới đáy biển sâu, Nga nó đâu có cần gì từ công nghệ EU, bây giờ thanh toán với TQ bằng đồng nội địa thì nó cần gì vốn của EU nữa?
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_23/277665649/
Cao ủy Năng lượng EU lên tiếng chống lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực khí đốt của Nga

Vừa hôm trước đọc tin, thấy bảo Nga đã thay thế các linh kiện khai thác dầu dưới biển của phương Tây bằng linh kiện Nga để trở thành nội địa 100% (có lẽ trên thế giới hiếm nước nào có tỷ lệ nội dịa cao thế. Ngay cả Mỹ ở các sản phẩm chiến lược cũng toàn linh kiện Nhật, Canada, EU, Singapore, Hàn, etc.). Nga đã có đủ linh kiện dàn khoan dầu trên biển, đất liền, có lẽ chỉ có giàn khoàn biển sâu là Nga chưa hoàn toàn tự chủ được 100% (ngay cả Mỹ cũng cóc tự chủ được 100% cái này).


Nói chung sự việc Nga và phương Tây sát phạt nhau đến mức này thì chắc chắn k phải vì Ukr rồi. Việc EU phạt Nga 2 vòng trước, rồi đến làn này lại cân nhắc phạt cả ngành khí đốt, rõ ràng là phản ánh họ đang sợ cho chính họ chứ k còn phải vì từ Mỹ nữa. Rõ ràng là sợ mất Nga, việc Nga càng gắn với châu Á, với BRICS, với TQ, với ASEAN đang làm họ ngày càng sợ hãi và tức giận. Nhu cầu trước mắt là cần Nga đảm bảo khí đốt và buông tha cho Ukr vào vòng khống chế của họ, nhưng nhu cầu lâu dài là muốn dùng trừng phạt để đòi Nga quay trở lại với mình như trước, muốn giành lại Nga từ tay châu Á. Không có Nga thì EU khó mà có thể vươn lên đối trọng với Mỹ và TQ trong tương lai. Rõ ràng ôm được cái của nợ Ukr mà đổi lại là mất Nga thì lõm quá nặng, huống hồ dây lại là Ukr mất miếng thịt ngon nhất là Crimea, không khéo để sa vào tay Mỹ khống chế thì còn khốn nữa, nhất là Đức
langtubachkhoa
http://en.itar-tass.com/economy/750843
Ngành công nghiệp dầu Nga dự kiến đến năm 2018 sẽ thay thế hoàn toàn linh kiện nhập khẩu. Thứ trưởng năng lượng Nga nói rằng 80% linh kiện được sử dụng để khai thác dầu từ những nguồn khó khai thác (hard-to-access resources ) được sản xuất ở Nga, và Nga dự kiến mất từ 3 đến 4 năm để thay thế hoàn toàn phần còn lại


Russian oil industry to replace imports by 2018 — deputy minister


YUZHNO-SAKHALINSK, September 23. /ITAR-TASS/. It will take three to four years for the Russian oil and gas industry to replace equipment imports with domestic output amid Western sanctions, Deputy Energy Minister Kirill Molodtsov said on Tuesday.
The Russian authorities are taking active efforts to reduce the domestic oil and gas industry’s dependence on foreign equipment and services through the implementation of the import substitution program, Molodtsov said. “Most technologies have Russian analogues one way or another,” Molodtsov said at a conference on Sakhalin Island’s oil and gas.
The deputy energy minister said that 80% of the equipment used for extracting hard-to-access resources was produced in Russia.
The sectoral sanctions imposed by the European Union against Moscow prohibit the supply of equipment to Russia for exploration and production on the continental shelf, in the Arctic and at shale deposits, and bar foreign companies’ participation in such projects.
The US Department of Commerce announced in August that US firms were banned from selling equipment to Russia for deep-water projects, on the Arctic shelf and at shale deposits. The ban applies, in particular, to drilling platforms, horizontal drilling equipment, software for oil and gas extraction, high-pressure pumps and hardware for seismic exploration work.

Threat to cooperation in oil & gas industry
The Western sanctions have thrown into question the projects of Russian oil and gas giants with foreign companies and the activity of oil services companies performing up to 65% of all works on the Russian market.
Not a single foreign company has announced plans to quit joint projects with Russia so far. On the contrary, the US authorities allowed ExxonMobil on Monday to continue exploratory drilling of the Universitetskaya-1 well in the Arctic Kara Sea jointly with Russian oil company Rosneft.
A week earlier, Norway’s DolphinGroup engaged in the seismic analysis of geophysical data on the same shelf received similar permission from the Norwegian government.
Risks remain, however. Bloomberg news agency estimates that the anti-Russian sanctions may affect such large oil services companies as Schlumberger, Halliburton, Baker Hughes and Weatherford International.

French oil giant Total suspends LUKoil joint venture amid sanctions — media
Last week, the Russian government returned after a two-year break to the talks on establishing the oil services state corporation designed to make domestic firms more competitive with foreign companies.
Russian Natural Resources Minister Sergey Donskoy said at the time that the company integrating oil services assets would be established by the end of 2014.
Russia has been a leader in oil and gas works in permafrost conditions, but is lagging behind western countries in the development of technology for natural resources extraction on the deep-water shelf and at shale oil deposits, industry experts say.
langtubachkhoa
http://en.itar-tass.com/economy/750928
Tình hình của Ukr khiến cơ hội Nga nhận được sự đồng ý của EU về dự án South Stream là hơn 70%, theo nhận định của CEO công ty Naftogaz của Ukr, tin từ Bloomberg

Ukraine Naftogaz puts Russia chances to get EU okay for South Stream at more than 70%

KIEV, September 23. /ITAR-TASS/. Russia’s chances to get a green light from the European Union for the construction of the South Stream gas pipeline are more than 70%, Bloomberg on Tuesday quoted the CEO of Ukraine’s energy company Naftogaz as saying.
The CEO, Andrei Kobolev, also said Ukraine would have to reduce gas consumption in the country by five billion cubic meters if Russian gas deliveries, halted over debts, were not resumed.
TASS quoted Kobolev on September 16 as not ruling out that the heating season in Ukraine, that traditionally begins on October 15, would start later so that the country could accumulate additional amounts of gas in underground storage facilities.
Currently, Ukraine’s underground storage facilities have more than 16 billion cubic metres of gas, which is not enough for the autumn-winter period.
“It would be comfortable for us to have 20 /billion cubic metres of gas in underground storage facilities/ in October,” he said, adding that it was “unrealistic.”
He said that in line with the approved balance, Kiev expected six more billion cubic metres of gas to be supplied in the reverse mode from Europe “by the end of the season.”
Russian state-controlled energy giant Gazprom on June 16 switched Ukraine’s national oil and gas company Naftogaz to prepayment for gas supplies because Kiev failed to pay part of its gas debt by the deadline of 10:00 Moscow Time on June 16.
South Stream is Gazprom's global infrastructure project designed to build a gas pipeline with a capacity of 63 billion cubic meters across the Black Sea to Southern and Central Europe in order to diversify natural gas export routes and eliminate transit risks.



Hum, trước đây mình k biết Nga đã chế tạo tàu không người lái
http://www.vietnamplus.vn/nga-gay-ngac-nhi...-moi/282534.vnp
Nga gây ngạc nhiên bằng những vũ khí hải quân mới
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn báo cáo của ông Leonid Naumov, người đứng đầu Viện Công nghệ biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Bộ Quốc phòng nước này đã đặt hàng lô tàu thuyền không người lái có trang bị súng máy cũng như các robot-trực thăng.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thị sát việc biểu diễn các kỹ thuật này tại thao trường Krasnoarmeisk ở ngoại ô Moskva.

Tại lễ giới thiệu còn có các mẫu tàu ngầm không người lái và robot-công binh. Những cỗ máy tự động này có thể độc lập tiến hành kiểm tra các khu vực biển và tiêu hủy những thiết bị nổ đặt dưới nước.

Theo ông Naumov, chính các robot-thợ lặn-công binh đã khảo sát vịnh biển đảo Russki trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok.

Khi đó robot đã tìm thấy hơn 2.700 vật thể nổ nguy hiểm, trong đó có 7 quả thủy lôi sót lại từ cuộc chiến Nga-Nhật và Chiến tranh Vệ quốc./.
langtubachkhoa
http://motthegioi.vn/quoc-te/moscow-noi-th...-my-105138.html

Mỹ đã bắt đầu thành lập liên minh tiến hành không kích với IS. Còn Nga cho biết sẽ chống IS theo cách riêng của họ.
Nga sẽ không tìm cách "mua vé" vào liên minh quốc tế do Mỹ khởi xướng để chống lại IS. Thay vào đó, Nga sẽ tiếp tục viện trợ cho Iraq, Syria và các quốc gia khác đang chiến đấu chống lại IS.

"Liên minh chống IS không phải là một câu lạc bộ - chúng tôi không mong đợi bất kỳ lời mời nào (từ Mỹ) và chúng tôi sẽ không "mua vé" để vào đó", ông Ilya Rogachev, người đứng đầu 'Cục thách thức mới và các mối đe dọa' thuộc Bộ Ngoại giao Nga (Foreign Ministry’s Department for New Challenges and Threats) cho biết. Đồng thời, ông Rogachev khẳng định Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước đang chiến đấu chống IS.




Ngày 11.9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng chính quyền Mỹ rất thất vọng với phản ứng đầu tiên của Nga sau khi Tổng thống Obama có bài diễn văn tuyên chiến với IS. Ông Kerry lưu ý rằng IS cũng là một mối đe dọa trực tiếp đến nước Nga. Các quan chức Mỹ cho rằng Nga phải hưởng ứng lời hiệu triệu của Mỹ tham gia cuộc chiến quốc tế chống lại IS .
langtubachkhoa
Nga đang quyết tâm hướng đén BRICS thật, hồi tháng 6 đã ký hạt nhân với Jordan 10 tỷ USD rồi, bây giờ là Nam Phi và Thái Lan. Anh Thái đã bị Mỹ quay mông nên quyết tâm quay sang Nga, Trung

http://www.vietnamplus.vn/nganam-phi-ky-th...-usd/282572.vnp
http://en.itar-tass.com/economy/750722

Rosatom to supply 8 nuclear power units to South Africa
Ngày 22/9, bên lề hội nghị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Vienna (Áo), Nga và Nam Phi đã ký một hợp đồng lớn về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, theo đó Nga sẽ cung cấp và xây dựng 8 lò phản ứng tại Nam Phi vào năm 2023.

Phóng viên TTXVN tại Nam Phi dẫn nguồn tin của Hãng thông tấn SAPA (Nam Phi) cho biết thỏa thuận này có tổng giá trị gần 50 tỷ USD, với mỗi lò phản ứng trị giá hơn 5 tỷ USD.

Thỏa thuận cũng đề cập đến việc Nga giúp xây dựng hệ thống hạ tầng và đào tạo chuyên gia cho Nam Phi, nhất là chuyên gia về công nghệ hạt nhân, tại các trường đại học của Nga.

Phát biểu sau lễ ký, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nam Phi Tina Joemat-Pettersson cho rằng thỏa thuận đã "mở ra cánh cửa để Nam Phi tiếp cận công nghệ, nguồn vốn và hạ tầng của Nga, đồng thời cung cấp nền tảng thích hợp và vững chắc cho quan hệ hợp tác sâu rộng trong tương lai."

Bà Joemat-Pettersson cũng bày tỏ tin tưởng rằng thỏa thuận sẽ giúp Nam Phi thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng là sản xuất được 9,6 gigawalt (GW) điện năng vào năm 2030 dựa trên công nghệ hạt nhân hiện đại và an toàn. Nam Phi coi năng lượng hạt nhân là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Ông Sergey Kirienko, Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử của Nga Rosatom, cho biết đây là những lò phản ứng đầu tiên của Nga tại châu Phi và với thỏa thuận này, Rosatom sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân Nam Phi cũng như mang lại lợi ích lớn cho các ngành công nghiệp địa phương.

Hiện Nam Phi chỉ có một nhà máy điện hạt nhân và 85% nhu cầu về điện năng phải dựa vào các nhà máy nhiệt điện tương đối cũ. Nền kinh tế tiên tiến nhất châu Phi này cũng đang có kế hoạch phát triển công nghiệp năng lượng từ nguồn khí đá phiến khá dồi dào của mình./


http://www.vietnamplus.vn/ngathai-lan-ky-b...n-tu/282711.vnp
Nga-Thái Lan ký Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng nguyên tử
Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) sẽ hỗ trợ Thái Lan phát triển ngành năng lượng nguyên tử và các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực hạt nhân.

Một bản ghi nhớ về vấn đề này đã được ký kết ngày 23/9 trong khuôn khổ hội nghị của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Vienna (Áo).

Theo bản ghi nhớ, hai bên sẽ thành lập nhóm làm việc để xác định các dự án chung về xây dựng ngành năng lượng nguyên tử cho Thái Lan.

Rosatom cho biết phía Nga sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho Thái Lan trong phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, bao gồm hợp tác trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, quản lý đồng vị phóng xạ, đảm bảo an toàn hạt nhân, xử lý chất thải phóng xạ, giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật...

Thái Lan khởi động các hoạt động nghiên cứu cho chương trình hạt nhân từ cách đây hơn 30 năm trong nỗ lực nhằm tạo ra thêm nguồn cung năng lượng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng ở trong nước.

Hiện tại, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện của nước này không đủ đáp ứng nhu cầu, buộc Thái Lan phải mua điện năng từ Lào, nơi có một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.

Dự kiến, trung tâm nghiên cứu hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Thái Lan sẽ được xây dựng tại thành phố Siracha ở tỉnh Chonburi, cách thủ đô Bangkok 100km về phía Đông Nam./.


http://en.itar-tass.com/economy/737909
Rosatom plans to sign agreement on construction of nuclear plant in Jordan
Investments to the construction of a nuclear plant in Jordan are estimated at $10 billion
Phó Thường Nhân

http://fr.ria.ru/infographie/20140908/202370501.html

Trên đây là bản đồ tình hình chiến sự sau khi có thoả thuận ngừng bắn mồng 5 tháng 9. Trên tấm bản đồ này, người ta nhìn thấy rõ sự biến động của chiến trường, và qua sự biến động ấy có thể thấy tương quan lực lượng của hai bên, cũng như tiềm năng của nó, và có thể phần nào dự đoán về tương lai.
Khởi điểm trung tâm của các lực lượng li khai nằm về phía bắc, mà một trung tâm của nó là Slaviansk. Trong một tam giác mà 3 đỉnh là Slaviansk, Donnesk, Lugansk. Mặc dù người UK gốc Nga sống tập trung ở miền Đông, mà trung tâm lớn nhất là Kharkov, phong trào ly khai này không lan rộng ra được. Ngay cả vùng đông bắc, tiếp giáp với biên giới Nga, lực lượng ly khai cũng không kiểm soát được. Điều này chứng tỏ, không phải người UK gốc Nga đều đồng tình với các lực lượng ly khai. Từ đây đặt ra vấn đề các lực lượng ly khai này có thực sự được người dân (đặc biệt người UK gốc Nga) ủng hộ hay không ? Nếu sự ủng hộ này là ít ỏi,điều này có thể khẳng định được, thì sự trợ giúp của Nga là quyết định. Cuộc xung đột ở UK như vậy không phải hoàn toàn là một phong trào nội địa, mà là xung đột giữa Nga và UK, trong đó đa số người UK kể cả người gốc Nga vẫn đứng về phe chính phủ, hay giữ thái độ trung lập. Trong 4 bên tham gia vào cuộc xung đột (ngấm ngầm hay công khai) bao gồm : chính phủ UK, Mỹ-EU, Nga, ly khai, thì rõ ràng chính phủ UK vẫn chính danh hơn, và điều này được thể hiện qua thái độ của người dân. Vì không ai cấm người UK nổi dậy chống chính phủ đi theo ly khai cả, nhất là trong một tình trạng tan rã của nhà nước.
Trong giai đoạn gần đây nhất của cuộc xung đột, khi quân đội UK giành lại Slaviansk, bao vây Donnesk, thì trung tâm cuộc xung đột lại chuyển xuống phía Nam. Và điều này càng chứng tỏ yếu tố Nga là quyết định. Tại sao tôi lại phân tích thế. Vùng phía Nam, nằm kề biển Azov có một vai trò rất quan trọng để bảo vệ Crimea. Nếu quân Ly khai chiếm được Mariopol, và sau đó chiếm được hết vùng đất nằm xung quanh biển Azov, thì sự kiểm soát của Nga với Crimea càng chắc chắn hơn, và có thể sử dụng đường bộ thông qua vùng kiểm soát của ly khai để đi tới bán đảo này, mà không cần tới cây cầu mà Nga đang xây với người thầu là các hãng TQ. Việc xung đột chuyển về phía Nam như vậy, đã chứng tỏ lực lượng ly khai, nếu khởi đầu là một vấn đề nội bộ UK, đã trở thành một dạng con rối để bảo vệ quyền lợi của Nga. Và người ta càng khẳng định được rằng, thực ra ở UK không có vấn đề sắc tộc Nga-UK. Người UK gốc Nga ở UK thực ra không bị phân biệt gì cả. Vì nếu thực sự họ bị phân biệt, thì sẽ có các cuộc nổi dậy lan tới trung tâm Kharkov, và tất cả miền Đông chứ tại sao nó cứ tụt dần xuống miền Nam, nơi quan trọng với Nga chứ không quan trọng với cộng đồng người UK gốc Nga.
Hiện tại, theo thoả thuận ngừng bắn, hai bên đã rút hoả lực mạnh (pháo binh) dọc theo mặt trận, trong một hành lang 30km. Và tương quan lực lượng có thể đánh giá như sau.
Quân đội UK và các lực lượng vệ binh của họ không đủ sức đối đầu với các lực lượng ly khai được Nga hỗ trợ. Tình trạng đó xẩy ra là hệ quả có nguồn gốc từ thể chế đa nguyên đa nhóm,
Cộng với một nền kinh tế bị khống chế bởi tài phiệt. Nhưng bước đi gần đây của hệ thống chính trị UK cho thấy nó có vẻ ít mâu thuẫn hơn, do phái “thân Nga” bị loại bỏ, cũng như một bộ phận tài phiệt do có tài sản ở vùng chiến sự bị thiệt hại. Nhưng nó không đủ để xây dựng một nhà nước mạnh.
Các lực lượng Ly khai không thể kêu gọi được người UK, nên thực tế bị cô lập về chính trị. Nhưng được sự giúp đỡ của Nga , thì đủ sức không bị quân đội UK tiêu diệt.
Với Mỹ và EU, về cơ bản họ đã đạt được mục đích. Đó là gắn UK với EU, và thông qua đó với Mỹ, thông qua hiệp ước liên minh. Về quân sự NATO can thiệp sâu hơn vào UK, bất chấp hai bên không có hiệp ước phòng thủ chung. Vấn đề UK không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, hay suy yếu về kinh tế, không phải là vấn để Mỹ hay EU quan tâm.
Với Nga. Nga đã không đạt được mục tiêu là UK trung lập. Nếu tính từ khởi điểm ban đầu, thời Yanutkovitch, UK lúc đó gần như cặp bến bờ liên minh Âu – Á của Nga, thì tình hình hiện tại đảo ngược gần như 180 độ. Điều quan trọng của Nga hiện tại là bảo vệ được Crimea và gỡ bỏ các cấm vận của phương Tây. Trong hai vấn đề đó, phần đất giữ được của ly khai là con bài đáng giá, nhưng không thể đốt nó ngay tức khắc. Tại sao ? Nếu Nga mất con bài này, thì UK sẽ thừa thế xông lên đòi Crimea, và phương Tây vẫn có cớ không bỏ cấm vận. Nga sẽ thiệt đơn thiệt kép. Khi nào vấn đề ly khai còn, thì Crimea còn an toàn. Chính vì thế Nga phải làm sao giữ nguyên hiện trạng, tìm cách nối lại với phương Tây trước, và phải giữ lại khu đệm ly khai để bảo vệ Crimea.
Nga có thể tìm được điều đó trong những thoả thuận với phương Tây trong những vấn đề quốc tế khác. Nhưng cái đó hiện tại vẫn là viễn cảnh.
Tất nhiên Nga vẫn còn cửa là dùng các nước BRICS để tạo thế. Nhưng khác với thời Liên Xô, Nga không thể là lãnh tụ của nhóm này, và việc không chơi được với phương Tây cũng khiến vị thế của Nga trong khối này ở vào vị trí khó khăn hơn.
Trong tình trạng như thế, thì khả năng đóng băng xung đột là khả thi. Và nó đã bắt đầu bằng việc các lực lượng ly khai chuẩn bị bầu cử tổng thống, tức là không chấp nhận quy chế tự trị tạm thời mà chính phủ UK dành cho họ.

langtubachkhoa
1. Bac Pho, thành phố miền đông nhiêu dân gốc Nga nhất là Donesk, k phải là Kharkov.
2. Việc dân quân phát triển đến đâu, còn là dụng ý của họ, họ phát triển xuống Mariupol là để nắm giữ những vị trí chiến lược của Ukr. Ví dụ thành phố Dnipropetrovsk rất nhiều người ủng hộ họ, nhưng lại k tiếp giáp biên giới Nga, giữ rất bất lợi, khu vực này lại còn bị chính quyền Ukr đưa vệ binh đến trấn giữ ngay từ đâu. Tay tỷ phú Kolomoski được đưa làm tỷ phú ở đó đã thường 1000USD cho ai bắn 1 người nổi dậy, và họ đã bắn rát nhiều. Việc k phát triển đến đó là tính toán có tính chiến lược chứ k hẳn chỉ là sự ủng hộ
3. Tôi cũng đồng ý là k phải người Ukr gốc Nga nào cũng đồng tình với dân quân. Thế nhưng họ cũng k nổi lên chống lại, đó chính là chính quyền Kiev thất bại rồi. Đứng đầu dân quân lúc đầu là người Nga, vậy mà người dân Ukr cùng lắm là họ đi tị nạn chứ nhất định k chịu ủng hộ chính phủ, đủ để thấy là dân gốc Nga dù họ k ủng hộ dân quân nhưng cũng không hề ghét. Đối với 1 nhà nước Ukr thì đó là thất bại nặng về chính trị
4. Chuyện phân biệt sắc tộc Nga-Ukr là có đó bác, chỉ là trước đây nó âm ỉ, còn bây giờ kể từ khi phe cực hữu lật đổ chính quyền thì nó mới bùng lên
5. Thời kỳ đầu, yanukovic suýt ký với EU, sau đó mới chỉ tạm hoãn lại, chứ chưa hề hứa sẽ vào liên minh Á Âu. Với những gì mà Nga có hiện nay, tôi cho là chỉ cần khống chế tốt tài phiệt thân Tây, thì cái họ được sẽ nhiều hơn mất, vì trước đó Nga tuy phát triển những chưa bền vững (theo nhiều think tank của Nga), bây giờ là lúc để họ củng cố lại nội bộ. Tôi cũng đồng tình với Medvedev, phát triển quan hệ với châu Á k làm hại quan hệ Nga với phương Tây, thậm chi còn làm tăng vị thế của họ trong quan hệ với Tây, và tôi cũng đồng ý với quan điểm của ông là lệnh trừng phạt k thể kéo dài mãi. Hiện nay k chỉ EU, Nhật Bản, mà cả tổng thống Mỹ cũng bắt đầu nhắc đến viẹc dỡ bỏ trừng phạt. Sau khi quan hệ trở lại, quan hệ của Nga với EU k như trước, nhưng tôi nghĩ an ninh kinh tế Nga sẽ tốt hơn, dù có thể k thấy phát triển nhanh kiểu ăn xổi nữa.

6. Ukr k đánh bại đựoc về quan sự thì tức là thua rồi, vì dân quân chỉ cần giữ thôi, có cần đánh thắng đâu


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 25 2014, 09:47 AM)
http://fr.ria.ru/infographie/20140908/202370501.html

Trên đây là bản đồ tình hình chiến sự sau khi có thoả thuận ngừng bắn mồng 5 tháng 9. Trên tấm bản đồ này, người ta nhìn thấy rõ sự biến động của chiến trường, và qua sự biến động ấy có thể thấy tương quan lực lượng của hai bên, cũng như tiềm năng của nó, và có thể phần nào dự đoán về tương lai.
Khởi điểm trung tâm của các lực lượng li khai nằm về phía bắc, mà một trung tâm của nó là Slaviansk.  Trong một tam giác mà 3 đỉnh là Slaviansk, Donnesk, Lugansk.  Mặc dù người UK gốc Nga sống tập trung ở miền Đông, mà trung tâm lớn nhất là Kharkov, phong trào ly khai này không lan rộng ra được. Ngay cả vùng đông bắc, tiếp giáp với biên giới Nga, lực lượng ly khai cũng không kiểm soát được. Điều này chứng tỏ, không phải người UK gốc Nga đều đồng tình với các lực lượng ly khai. Từ đây đặt ra vấn đề các lực lượng ly khai này có thực sự được người dân (đặc biệt người UK gốc Nga) ủng hộ hay không ? Nếu sự ủng hộ này là ít ỏi,điều này có thể khẳng định được, thì sự trợ giúp của Nga là quyết định. Cuộc xung đột ở UK như vậy không phải hoàn toàn là một phong trào nội địa, mà là xung đột giữa Nga và UK, trong đó đa số người UK kể cả người gốc Nga vẫn đứng về phe chính phủ, hay giữ thái độ trung lập. Trong 4 bên tham gia vào cuộc xung đột (ngấm ngầm hay công khai) bao gồm : chính phủ UK, Mỹ-EU, Nga, ly khai, thì rõ ràng chính phủ UK vẫn chính danh hơn, và điều này được thể hiện qua thái độ của người dân. Vì không ai cấm người UK nổi dậy chống chính phủ đi theo ly khai cả, nhất là trong một tình trạng tan rã của nhà nước.
Trong giai đoạn gần đây nhất của cuộc xung đột, khi quân đội UK giành lại Slaviansk, bao vây Donnesk, thì trung tâm cuộc xung đột lại chuyển xuống phía Nam. Và điều này càng chứng tỏ yếu tố Nga là quyết định. Tại sao tôi lại phân tích thế.  Vùng phía Nam, nằm kề biển Azov có một vai trò rất quan trọng để bảo vệ Crimea. Nếu quân Ly khai chiếm được Mariopol, và sau đó chiếm được hết vùng đất nằm xung quanh biển Azov, thì sự kiểm soát của Nga với Crimea càng chắc chắn hơn, và có thể sử dụng đường bộ thông qua vùng kiểm soát của ly khai để đi tới bán đảo này, mà không cần tới cây cầu mà Nga đang xây với người thầu là các hãng TQ. Việc xung đột chuyển về phía Nam như vậy, đã chứng tỏ lực lượng ly khai, nếu khởi đầu là một vấn đề nội bộ UK, đã trở thành một dạng con rối để bảo vệ quyền lợi của Nga. Và người ta càng khẳng định được rằng, thực ra ở UK không có vấn đề sắc tộc Nga-UK. Người UK gốc Nga ở UK thực ra không bị phân biệt gì cả. Vì nếu thực sự họ bị phân biệt, thì sẽ có các cuộc nổi dậy lan tới trung tâm Kharkov, và tất cả miền Đông chứ tại sao nó cứ tụt dần xuống miền Nam, nơi quan trọng với Nga chứ không quan trọng với cộng đồng người UK gốc Nga.
Hiện tại, theo thoả thuận ngừng bắn, hai bên đã rút hoả lực mạnh (pháo binh) dọc theo mặt trận, trong một hành lang 30km. Và tương quan lực lượng có thể đánh giá như sau.
Quân đội UK và các lực lượng vệ binh của họ không đủ sức đối đầu với các lực lượng ly khai được Nga hỗ trợ. Tình trạng đó xẩy ra là hệ quả có nguồn gốc từ thể chế đa nguyên đa nhóm, 
Cộng với một nền kinh tế bị khống chế bởi tài phiệt. Nhưng bước đi gần đây của hệ thống chính trị UK cho thấy nó có vẻ ít mâu thuẫn hơn, do phái “thân Nga” bị loại bỏ, cũng như một bộ phận tài phiệt do có tài sản ở vùng chiến sự bị thiệt hại. Nhưng nó không đủ để xây dựng một nhà nước mạnh.
Các lực lượng Ly khai không thể kêu gọi được người UK, nên thực tế bị cô lập về chính trị. Nhưng được sự giúp đỡ của Nga , thì đủ sức không bị quân đội UK tiêu diệt.
Với Mỹ và EU, về cơ bản họ đã đạt được mục đích. Đó là gắn UK với EU, và thông qua đó với Mỹ, thông qua hiệp ước liên minh. Về quân sự NATO can thiệp sâu hơn vào UK, bất chấp hai bên không có hiệp ước phòng thủ chung. Vấn đề UK không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, hay suy yếu về kinh tế, không phải là vấn để Mỹ hay EU quan tâm.
Với Nga. Nga đã không đạt được mục tiêu là UK trung lập. Nếu tính từ khởi điểm ban đầu, thời Yanutkovitch, UK lúc đó gần như cặp bến bờ liên minh Âu – Á của Nga, thì tình hình hiện tại đảo ngược gần như 180 độ. Điều quan trọng của Nga hiện tại là bảo vệ được Crimea và gỡ bỏ các cấm vận của phương Tây.  Trong hai vấn đề đó, phần đất giữ được của ly khai là con bài đáng giá, nhưng không thể đốt nó ngay tức khắc. Tại sao ? Nếu Nga mất con bài này, thì UK sẽ thừa thế xông lên đòi Crimea, và phương Tây vẫn có cớ không bỏ cấm vận. Nga sẽ thiệt đơn thiệt kép. Khi nào vấn đề ly khai còn, thì Crimea còn an toàn. Chính vì thế Nga phải làm sao giữ nguyên hiện trạng, tìm cách nối lại với phương Tây trước, và phải giữ lại khu đệm ly khai để bảo vệ Crimea.
Nga có thể tìm được điều đó trong những thoả thuận với phương Tây trong những vấn đề quốc tế khác. Nhưng cái đó hiện tại vẫn là viễn cảnh.
Tất nhiên Nga vẫn còn cửa là dùng các nước BRICS để tạo thế. Nhưng khác với thời Liên Xô, Nga không thể là lãnh tụ của nhóm này, và việc không chơi được với phương Tây cũng khiến vị thế của Nga trong khối này ở vào vị trí khó khăn hơn.
Trong tình trạng như thế, thì khả năng đóng băng xung đột là khả thi. Và nó đã bắt đầu bằng việc các lực lượng ly khai chuẩn bị bầu cử tổng thống, tức là không chấp nhận quy chế tự trị tạm thời mà chính phủ UK dành cho họ.
*

langtubachkhoa
http://en.itar-tass.com/world/751333
Herman Van Rompuy, President of the European Council, said the Western sanctions on Russia were “not a goal in themselves” and “they can be revised, provided there is tangible progress”

“With Russia, our biggest neighbour, we are ready to engage and re-establish a basis of trust, of promises kept,” he said at the U.N. General Assembly currently underway in New York.

Luoi dich qua, dung google translate de dich vay, bon nay dich do lam

Liên minh châu Âu đã sẵn sàng để khôi phục lòng tin với Nga và sửa đổi biện pháp trừng phạt nếu có tiến bộ rõ rệt trong việc giải quyết cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, Herman Van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết hôm thứ Năm.

"Với Nga, láng giềng lớn nhất của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tham gia và tái thiết lập một cơ sở tin tưởng, những lời hứa da duoc giữ", ông phát biểu tại Đại hội đồng LHQ đang diễn ra tại New York.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết "để đảm bảo tiến trình hòa bình đưa ra tại Minsk tiến bộ, và rằng tất cả các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn và tuân thủ kế hoạch hòa bình".
Van Rompuy cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây về nước Nga là "không phải là một mục tiêu trong bản thân no" và "chung có thể được sửa đổi, với điều kiện có tiến bộ rõ rệt".

"Chúng ta có thể xây dựng lại niềm tin nếu cam kết được đáp ứng", ông nói.

Ông kêu gọi Kiev "để di chuyển vững chắc về phía trước trên con đường cải cách. Những cải cách - kinh tế, chính trị, hiến pháp - sẽ quyết định sự thành công của một giải pháp chính trị lâu dài ".
Van Rompuy cho biết Hiệp định EU-Ukraine Hiệp hội, phê chuẩn vào tuần trước bởi Ukraina Rada và Nghị viện châu Âu, là "một la bàn, một cơ hội để giúp đỡ Ukraina biến thành nen dân chủ năng động, hiện đại và coi mo ".
langtubachkhoa
http://en.itar-tass.com/economy/751335

Hang khí đốt của Hungary FGSZ Ltd đã bị đình chỉ cung cấp khí đốt cho Ukraine trong một thời gian không xác định, công ty cho biết hôm thứ Năm


http://en.itar-tass.com/economy/751319
Russia remains reliable energy supplier — German Energy Agency CEO
We have been maintaining relations in the energy sector with Russia for more than 40 years, German Energy Agency CEO Stephan Kohler says

Nga vẫn cung cấp năng lượng đáng tin cậy - Giám đốc điều hành Cơ quan năng lượng Đức
Chúng tôi đã duy trì quan hệ trong lĩnh vực năng lượng với Nga trong hơn 40 năm qua, Giám đốc điều hành Cơ quan năng lượng Đức Stephan Kohler nói. Dua tren kinh nghiệm này, chúng ta có thể rút ra một kết luận rằng Nga là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy.
langtubachkhoa
http://en.itar-tass.com/economy/751311
Lien minh A Au co the duoc phe duyet som, khoang 7/10
langtubachkhoa
He thong ten lua nay duoc su dung tren tau VN do

http://soha.vn/quan-su/an-do-quay-lung-voi-ukraine-nga-vo-duoc-hop-dong-vu-khi-lon-20140925224204431.htm
Trang military-informant đưa tin, Ấn Độ đã từ bỏ dự án cùng phát triển hệ thống phòng không với Ukraine, thay vào đó nước này chuyển hướng sang hệ thống phòng không Sosna của Nga.

Theo giám đốc điều hành viện thiết kế Tochmas, ông Vladimir Slobodchikova, các cuộc thử nghiệm cuối cùng của hệ thống Sosna sẽ kết thúc vào cuối năm nay và trong năm 2015 sẽ chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng loạt cho phía Ấn Độ.


http://www.tienphong.vn/the-gioi/bo-ngoai-...siya-764139.tpo
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Novorossiya” để nói về hai tỉnh Donetsk và Lugansk thuộc miền Đông Ukraine, nơi mà lực lượng ly khai đang kiểm soát phần lớn diện tích.


http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/sau-chi...ine-451876.html
Sau chiến tranh, điều gì đang chờ đợi giới trẻ Ukraine?
Như chúng ta còn nhớ, mơ ước tự do đi sang châu Âu đã chiếm hết tâm trí của nhiều thành viên tham gia làn sóng Maidan đầu tiên. Hóa ra họ không có ý định xây dựng một quốc gia thịnh vượng ở quê nhà, mục tiêu của họ trong tương lai gần là sang phương Tây để kiếm việc làm. Nhưng ở đó không có ai chờ đợi họ cả. Trưởng Khoa xã hội học và chính trị trường Đại học tổng hợp tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, ông Alexander Shatilov nói:

“Ở Ukraine có ảo tưởng rằng "Châu Âu sẽ giúp chúng ta". Tất cả hy vọng đều liên quan với thực tế là châu Âu sẽ cung cấp vốn để khôi phục lại ngành công nghiệp, sẽ bơm tài chính. Viễn cảnh tuyệt vời như vậy là lý tưởng của thanh niên Ukraine. Điều này là rất nguy hiểm, bởi vì sớm hay muộn Ukraina sẽ cần phải tái xây dựng để tiến về phía trước. Những người có tâm lý như vậy sẽ không có khả năng khôi phục đất nước. Thực tế Ukraine và các quốc gia Đông Âu khác cho thấy rằng họ sẽ sẽ không có sứ mạng gì cao cả ở EU. Về cơ bản đó chỉ là sứ mệnh làm công việc dịch vụ: bồi bàn, lau sàn, bảo vệ. Không có gì nhiều hơn thế.”

Phó Thường Nhân
Những điều mà ông Van Rompuy nói thì không có gì là đặc biệt. Nó chỉ đặt Nga trước hai giải pháp lợi hại tương đồng nhau. Kiểu “tránh dịch tả thì gặp thương hàn”. Hiển nhiên các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây không phải là mục đích nó chỉ là công cụ. Mục đích của phương Tây là buộc chặt Nga với vị thế phụ thuộc vào họ, để Nga trở thành thuộc địa cung cấp năng lượng tài nguyên. Để đạt được điều đó phương Tây dùng hai cách thức. 1. Càng ngày càng tiếp cận áp sát Nga về quân sự để có một cây gậy đe doạ, kiên quyết không để một khu đệm trung lập giữa Nga và NATO. 2. Buộc chặt kinh tế Nga vào hệ thống tài chính do Mỹ đứng đầu, khiến Nga trong tương lai chỉ có thể hành động được nếu Mỹ đồng ý.
Hai cái chân này đi đều nhau. Lúc thế này lúc thế khác. Ví dụ. Nếu Nga kiên quyết ngăn cản UK rơi vào tay EU, thì nó đánh bằng cây gậy cô lập, trừng phạt. Nếu Nga không cản, hoặc thụt lùi trong chuyện này thì nó bỏ cấm vận, nhưng tách UK ra.
Tất nhiên trong câu nói của Van Rompuy, có thể khiến Nga hi vọng là vẫn còn có cái gì đó mâu thuẫn giữa EU và Mỹ để khai thác. Nhưng điều đó là ảo tưởng. Vì nhưng gì xẩy ra ở UK đều mang lợi cho cả Mỹ và EU. Chỉ có điều do EU quan hệ với Nga nhiều hơn, mà thái độ của nó có vẻ mềm mỏng hơn thôi.
Nước Nga hiện tại hơi giống vị thế của Pháp và Anh sau đại chiến thế giới thứ II. Người ta có thể thấy điều đó trong cuộc khủng hoảng Suez ở Ai cập năm 1956, hay những gì xẩy ra trong thời gian De Gaule cầm quyền ở Pháp lần thứ 2 từ năm 1958 đến lúc bị lật đổ năm 1969. Sau đại chiến, Mỹ, Anh, Pháp đều cùng một phe, là đồng minh. Nhưng Mỹ kiên quyết bắt Anh, Pháp phải cúi đầu, không thể hoạt động độc lập. Với Anh, Mỹ đánh bằng kinh tế, đặc biệt là tài chính. Điều này Mỹ làm được với Anh vì Anh nợ Mỹ các khoản vay trong chiến tranh. Vì thế lúc kết thúc đại chiến, hệ thống tài chính quốc tế đã được thiết kế lại để đồng đô la là chủ, đồng bảng giữ ngôi thứ 2. Khi Anh –Pháp chủ động đánh nhau với Ai cập, Mỹ đã tấn công tài chính Anh, khiến đồng bảng sụt giá và Anh phải quỳ gối. (cái này có cái gì tương tự như trừng phạt Nga hiện tại). Với Pháp Mỹ không làm được điều đó, vì Pháp thua trận trong đại chiến, nên không có nợ nần gì Mỹ cả. Nhưng Mỹ trên cơ Pháp vì có vũ khí nguyên tử, và Pháp cũng cần Mỹ viện trợ để phục hồi kinh tế. Để chống lại. Pháp, chủ yếu là chính sách của De Gaule đã tiến hành một kiểu “thần phục giả, độc lập thật”. Ví dụ. Mỹ bắt ép Pháp giải tán thuộc địa, thì Pháp hoặc giả phất ngọn cờ “chống cộng” để tiến hành chiến tranh thuộc địa như ở Đông Dương, hoặc trao trả độc lập cho châu Phi, nhưng vẫn quản lý tiền tệ và quân sự ở đây, để biến các nước này thành dạng thuộc địa kiểu mới “độc lập giả”. Pháp cũng đồng thời xây dựng lực lượng hạt nhân, tiếng là để chống Liên Xô, nhưng thực ra là để độc lập. Pháp cũng xây dựng liên minh châu Âu (là tiền thân của EU) để tạo thế. Đỉnh cao nhất của chính sách độc lập Pháp là vào khoảng năm 1966, 1967. Khi De Gaule muốn trở lại Đông dương qua Cam pu chia, đồng thời khích động Quebec độc lập, để đánh Mỹ ngay trên sân nhà ở Canada. Nhưng De Gaule đổ, và từ đó Pháp không còn chống Mỹ ra mặt nữa, mà luôn chơi con bài lưỡng nguyên có nghĩa là chính sách của Pháp về danh chính ngôn thuận là ủng hộ Mỹ, Mỹ phất cờ gì Pháp cũng theo, nhưng khi thực hiện thì nó nhằm vào việc củng cố vị thế Pháp, quyền lợi Pháp “trong vòng tay của Mỹ” mà Mỹ không nói gì được.
Hiện nay Nga cũng ở vào vị thế ấy. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thì Mỹ đã kéo Nga vào hệ thống của mình, nhưng khác với Pháp Anh, Nga không phải là đồng minh. Không kể vị trí Nga giầu tài nguyên, hiếm sức lao động đã đặt Nga vào vị thế thuộc địa cung cấp khoáng sản, kiểu như vai trò của các nước Ả rập với Mỹ. Có nghĩa là trong vòng tay Mỹ, Nga sẽ có ít tự do hơn là Pháp trong quá khứ. Không kể Nga phải đối phó với 2 đế quốc : Mỹ và EU một lúc. Đồng thời Nga cũng chứng kiến sự trỗi dậy của châu Á, đặc biệt là TQ, Ấn độ, Nhật, Hàn, Đông Nam Á. Nhưng sự trỗi dậy này cũng trong vòng tay quan hệ với Mỹ và EU. Chính vì thế Nga không thể trông cậy vào họ như một điểm tựa vững chắc được, và rất có thể sẽ phải chịu sức ép của cả 3: Mỹ, EU, TQ nếu Nga không tính toán cẩn thận.
Trong lịch sử Nga, Nga đã từng được sự ủng hộ của châu Á (cụ thể là các Khan Hãn hậu duệ của Mông cổ ví dụ như Kim hãn ở vùng Kazan ) để chống sự xâm thực của phương Tây. Đó là thời của các anh hùng dân tộc Nga như Nepsky, Donnsky.. đã từng đánh bại các cuộc thập tự chinh của các giáo đoàn tơ tông níc trên hồ La đô ga (vùng Baltic bây giờ). Nhưng từ thời vua Ivan bạo chúa (Ivan le terrible), rồi Pi ốt đại đế, Nga lợi dụng sự suy yếu của các Khan Hãn và đế quốc Thổ mở nước về phía Đông, rồi cải cách theo phương Tây đã khiến lịch sử Nga hiện đại lờ câu chuyện này đi. Vậy hiện tại Nga có thể dựa vào “đại hậu phương” TQ để lặp lại điều đó không ?
Tóm lại vị thế mà Mỹ và EU muốn đặt Nga vào, không phải là vị thế mà Nga chấp nhận được. Và cái vị thế này chỉ có thể là một cân bằng động, dựa trên tương quan lực lượng đôi bên. Cái này thì cũng giống như đàm phán hiệp định Paris giữa Mỹ - VN thôi. “Ông không thể đòi hỏi gì được trên bàn hội nghị nếu không có thế ở chiến trường”.
langtubachkhoa
Những điều bác nói dĩ nhiên tôi hiểu. Phương tây muốn cột chặt Nga, cả về tài chính, quân sự. Tuy nhiên phương tây dùng Nga k chỉ là để khai thác khoáng sản, mà còn cả khai thác công nghệ và chất xám. Tôi vừa đọc 1 tài liệu về sự hop tác công nghệ Nga-Tây. Quả thực phương Tây mua cực kỳ nhiều linh kiện cũng như thiết bị cong nghệ cao của Nga cho mình, cũng như thuê Nga thiết kế, nghiên cứu phát triển, chế tạo. Họ cũng mua rất nhiều các máy móc dụng cụ nghiên cứu khoa học (ví dụ quang học, đặc biệt là các máy gia tốc hạt, máy sắc kí, etc.) và các công nghệ tinh xảo khác, chỉ có điều những cái này k phải mặt hàng tiêu dùng nên nguoi dân ít biết, còn trên media thì họ chỉ nói duy nhất đến tài nguyen.

Như vậy có thể thấy Nga có tầm quan trọng với Tây hơn TQ nhiều. Nga vừa giàu tài nguyen, vừa có công nghệ cao, nền tảng khoa học mạnh. Điều đó cho phép Nga vừa có thể hop tác với Tây ở bề sâu (hiện đang diễn ra) vừa có thể cung cấp cho phương Tây tài nguyên dồi dào. Nhưng nếu phương tây, đặc biệt là Mỹ sợ rằng nếu k khống chế duọc Nga thì họ sợ rằng Nga sẽ thành 1 cực đối trọng với mình về chính trị an ninh. Còn TQ hiện mới chỉ là lực điền thôi, k có đủ khả năng để hop tác với phương Tây chiều sâu, vì khác với Nga, TQ k sáng tạo được gì mới về công nghệ mà có đủ tầm cỡ khiến Tây thèm muốn. Hơn nữa Nga cũng là nguồn cung cấp công nghệ vũ khí cho TQ. Ngăn được Nga cũng góp phần ngăn TQ.

Nga cung không mắc nợ phương tây nhiều, 90% khoản nợ của Nga là trong nước. Tôi vẫn cho rằng phương Tây ra đòn với Nga bây giờ hơi sớm, vì Nga chưa bị phụ thuộc nặng vào Tây về tài chính và kinh tế. Chưa kể lộ bộ mặt công khai chống Nga kiểu này thì càng kho cho cac tai phiet than ho o Nga

Vừa rồi có tin chủ tịch EC tuyên bố có thể xem xét sửa lại hiệp định EU-Ukr để giải tỏa quan ngại của Nga. Néu quả thực được sửa thì đây là 1 đòn giáng mạnh vào Ukr sau khi hiệp định dã bị hoãn đến cuói 2015.

Nói chung vụ Ukr này, cả Tâyvà Nga đêù dùng biện pháp thô thiển. Phuong Tây dùng bạo lực công khai, còn cho bắn cả cảnh sát, tấn công bằng lựu đan, quan chức công khai đến cổ vũ, rồi vi phạm hiệp định chính mình đã ký sau 1 ngày. Còn Nga vụ Crimea làm thì đẹp, nhưng vụ miền Đông cũng lộ liễu gần bằng Tây (nói gần bằng vì thực tế Tây cũng chả có bằng chứng gì chứng minh Nga dính líu)
Phó Thường Nhân
Câu chuyện của UK và Nga đã khiến tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi. Và tất nhiên là những câu hỏi này không trả lời ngay được.
Câu hỏi thứ nhất. Từ khoảng 30 năm trở lại đây, thế giới có rất nhiều thay đổi do việc toàn cầu hoá đưa lại. Trong khoảng thời gian đó có rất nhiều nước thuộc thế giới thứ 3 cũ trỗi dậy, phát triển, và các báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí phương Tây đã phân tích nó như một sự đi giật lùi của phương Tây (bao gồm Mỹ + EU). Bản thân tôi rất nghi ngờ điều đó. Với tôi, quá trình toàn cầu hoá là sự xâm lược 3.0 của phương Tây trong điều kiện mới. Cái version 1.0 là thời các công ty Đông Ấn mò sang châu Á từ thế kỷ 16, từ đó nó dẫn tới cái version thứ 2.0 lúc VN trở thành thuộc địa Pháp thế kỷ XIX, và tiếp đó là cái version 3.0 hiện nay.
Như vậy cái version 3.0 hiện tại khác gì hay các version trước. Với tôi nó hình thành trong điều kiện các nước tư bản không thể nắm chủ quyền chính trị ở các nước nó muốn chiếm làm thuộc địa được nữa, đồng thời với việc thuộc địa không có nghĩa là chỉ cung cấp nguyên liệu và thị trường. Hiện tại chủ nghĩa tư bản sẵn sàng sản xuất ở các “thuộc địa”, với điều kiện nó mạng được các giá trị thặng dư về nước. Như vậy khác với chủ nghĩa thực dân cũ (version 2.0) chủ yếu dựa vào phân công lao động công nghiệp. Chính quốc có công nghiệp, thuộc địa thì không, cái version 3.0 này sẵn sàng đẩy cái đế công nghiệp sang thuộc địa, với điều kiện nó nắm cơ chế tài chính. Cái cơ chế tài chính này có 2 chân. Chân to nhất ở Mỹ, thứ nhì ở EU.
Để bảo vệ cho cái cơ chế tài chính này hoạt động, nó cần có cây gậy. Thực ra có hai cây gậy. Cây gậy đầu là sức mạnh quân sự, cây gậy thứ hai là công nghệ. Quân sự, công nghệ, tài chính là ba cái đế để tạo dựng nên sức mạnh Mỹ nói riêng (và sức mạnh phương Tây bao gồm EU nói chung). Bao ra ngoài cái đó là một loạt hệ thống pháp luật, có tính toàn cầu, mà mục tiêu của nó là đánh rụng chủ quyền, vô hiệu hoá chủ quyền, tạo cơ chế để bất cứ hành vi nào của phương Tây cũng “đúng luật”, để nó luôn ngồi chiếu trên. Các thứ luật pháp này cũng là những vật cản mà phương Tây đặt ra để ép các nước khác “thương lượng, đánh đổi”, theo nguyên tắc “ông cho tôi cái đồng hồ, thì tôi chỉ giờ cho ông”. Tức là bán nước bọt lấy tiền tươi. Bán cho ông cái vô hình có chưa chắc đã được cái gì có khi còn hại, đổi cái hữu hình. Giống như này xưa, Cô lôm bô sang châu Mỹ đổi hạt thuỷ tinh với người da đỏ lấy vàng.
Với nhận thức đó, có nghĩa là chính phương Tây đang kêu gào nó đi lùi, thực ra là chỉ một thứ tuyên truyền, để che dấu cuộc xâm thực thứ 3. Nó giả vờ là nạn nhân để che dấu cái lợi thực sự nó thu được , chứ thực ra là không phải. Mà cũng đúng thôi làm sao có chuyện Mỹ chủ mưu toàn cầu hoá để ..nó thiệt.
Việc Mỹ và phương Tây dám đơn phương trừng phạt Nga đã nói lên điều đó. Nga có mạnh không ? có. Nhưng cái mạnh đó một phần dựa vào trao đổi với phương Tây mà ra, tức là ông giầu xổi. Chứ không thì làm sao với vị thế là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới, phương Tây sẵn sàng trừng phạt giống như Nga là Bắc Triều tiên hay Cuba.
Hiện nay về công nghệ , đặc biệt về công nghệ quân sự , Nga vẫn còn tương đương với Mỹ, và vẫn độc lập. Nhưng về tài chính thì không. Như vậy trong 3 cái chân : quân sự, tài chính, công nghệ. Thì cái gót chân A xin của Nga là tài chính. Ngay cả trong công nghệ Nga cũng không độc lập hoàn toàn, vì Nga mạnh trong công nghiệp quốc phòng (mặc dù đã có những điểm yếu xuất hiện trong các loại khí tài điện tử tự động), nhưng công nghệ dân dụng thì kém. Kết quả , Nga bắt buộc phải giao lưu. Nhưng phương Tây không bắt buộc phải giao lưu với Nga. Sự khác nhau là ở đó. Nga nắm đằng lưỡi. Phương Tây nắm đằng chuôi.
Trong cái thế cờ ấy, trông người lại nghĩ đến ta. Hiển nhiên, VN không thể nằm ngoài quá trình toàn cầu hoá, nhưng phải tìm giải pháp lưỡng nguyên (chính danh theo nó, nội dung lợi mình). Đi theo nó để mình mạnh lên, chứ không phải để nó đưa hạt thuỷ tinh cho mình đổi lấy vàng. Muốn thế thì phải nhìn kỹ vị thế lợi hại của VN trong quá trinh toàn cầu hoá, mà thực chất là một quá trình xâm thực chiếm thị trường thuộc địa, trong điều kiện mới để hành động.
langtubachkhoa
bac Phó, nếu nói về công nghệ, có lẽ mọi người đều biết giữa công nghệ quan sự và dana sự khoảng cách k có nhiều. Công nghê dân sự là từ quân sự mà ra. Về công nghệ dân sự, Nga kém hơn phương Tây ở công nghệ hàng tiêu dùng, nhưng về công nghệ chế tạo, công nghiệp nặng thì so với từng nước phương Tây, Nga k hề kém, thậm chí còn hơn nhiều nước. Nhưng có 1 điểm, các sản phẩm công nghệ của Tây hiện nay đều lấy linh kiện từ nhiều quốc gia, vì k 1 quốc gia nào có thể tự sản xuất tất (ngoại lệ có lẽ là TQ và Ấn sau này). Các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, ví dụ tên lửa, hàng không, tàu đều phải nhập ratá nhiều linh kiẹn từ Canada, Nhật, EU, Nga, Hàn, Sin, etc. Chính Mỹ cũng k làm chủ được hết các công nghệ trong sản phẩm của mình. Tỷ lệ nội địa hóa công nghệ của Mỹ k cao như nhiều người tưởng. Các nước phuong Tây khác cũng thế, nhưng bọn họ nương tựa nhau, bổ sung cho nhau và chả có ai dám cấm vận Mỹ. Nga có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, nhiều cái lên đến 100%, so với 1 nước phương Tây thì k hề kém, nhưng so với toàn bộ phương Tây thì bất lợi, vì thế nên Nga hiện nay mới đang đi trên con đừong nội dịa hóa 100% những ngành quân sự hoặc dân sự chiến lược, còn vơi những ngành dân sự thông thường khác thì dựa vào TQ, Ấn, Đài, Sin, Brazil và có thể Hàn, Nhật để cung cấp linh kiện. Các linh kiện của TQ rất phong phú, từ giá rẻ chất lượng thấp đến giá cao chất lượng cao, đủ cả.

Về tài chính, thì tôi nghỉ chả phải chỉ Nga mà nứoc nào cũng yêu, vì đều lệ thuộc dollar. Chỉ có EU thì đỡ hơn thôi (nếu bảo nhờ 1 phần trao đổi với phương Tây để mạnh thì nước nào chẳng vậy, vì phương Tây là thị trường to, có thêm thị trường dĩ nhiên mạnh lên, chứ Tây nó có chuỷen giao công nghệ chiến lược gì cho Nga đâu, Nga toàn phải tự nghiên cứu phát triển). Cũng chính vì thế nên Nga mới xây dựng hệ thống tài chính riêng, trao đổi nội tệ với TQ, Iran và cả VN nữa. Sap tới Nga sẽ tiếp tục dung chiêu này. Những nước trao đổi nội tệ với Nga sẽ là những nước Nga làm ăn thường xuyên, hàng đổi hàng, tiền 2 bên đổi nhau thoải mái.
Bây giờ chỉ là thảo luạn về thuoc đo giá trị, có thể vấn dùng dollar làm thước, hoặc có thể dùng vàng làm thước trong giao dịch 2 bên.

Nói chung, toi cho là phương Tây tung đòn tài chính vói Nga lúc này hơi sớm. Nga chưa bị cột quá chặt vào Tây. Việc tung đòn kiều này tôi thấy là phương Tây lo sợ hoảng hốt thì đúng hơn là mạnh. Phai như lúc trước, ngọt ngào với Nga mà vẫn chặn Nga được mới là mạnh. Tung gần hết đòn ra, phải dùng cả chiến tranh tâm lý quy mô lớn, mà cuối cùng vẫn k ngăn đựoc Nga can thiệp miền Đông thì chứng tỏ họ k mạnh như trứoc hoặc Nga k còn như trước, thế nào cũng được, tóm lại tương quan đã thay đổi lớn. Tung gần hết đòn ra để hy vọng Nga phải xuống nứoc với mình, vậy mà chẳng những k được mấy, lại còn khiến Nga càng tìm cách thóat ra khỏi, thì đó là dở chứ k phải hay. Việc này với Nga tuy bề ngoài có vẻ rủi nhưng thực sự lại may, vì họ sẽ ngày càng chú trọng đến an toàn tài chính, điều mà từ thời Medvedev đã bắt dàu tiến hành
langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/moscow-...dua-452316.html
Moscow xem xét dự thảo để tịch thu tài sản nước ngoài ở Nga để “trả đũa”

Theo đó, tòa án Nga có thể được bật đèn xanh để tịch thu các tài sản nước ngoài trong lãnh thổ Nga, kể cả những tài sản được các quốc gia nước ngoài bảo hộ đặc biệt, tờ Thời báo Moscow đưa tin.


Một thành viên trong đảng cầm quyền Nga đã đệ trình dự thảo luật cho phép tịch thu tài sản nước ngoài tại quốc gia này, sau khi Mỹ và các nước đồng minh trừng phạt một số nhân vật thân cận với ông Putin.

Theo đó, tòa án Nga có thể được bật đèn xanh để tịch thu các tài sản nước ngoài trong lãnh thổ Nga, kể cả những tài sản được các quốc gia nước ngoài bảo hộ đặc biệt.

Khối tài sản này sau đó sẽ được dùng để bồi thường cho những công dân Nga bị thiệt hại bởi những "động thái phi pháp" của tòa án tại nước ngoài.
Phó Thường Nhân
Đúng vậy, hiện nay cả thế giới đều phụ thuộc vào đô la, chỉ có EU là đỡ hơn, và trong tương lai có thể là đồng nhân dân tệ. Việc Nga phụ thuộc vào đồng đô có thể hiểu được, và có thể coi điều đó như bất khả kháng. Nhưng như tôi đã nói ở trên. Vào năm 1956, Anh dù là đồng minh kỳ cựu của Mỹ, cũng bị Mỹ đánh tiền tệ, khiến phải ngừng chiến. Như vậy tính toán của Putin, chỉ nhằm vào an ninh quân sự, mà quên hẳn sự yếu kém của đồng rúp có phải là tính toán hay hay không ? Hay nói chính xác hơn, Putin và chính quyền Nga có thể quá chủ quan về vấn đề này hay không ?
Nếu thực sự vũ khí tiền tệ mạnh thế, thì có nghĩa là trên thế giới không có thể có nước nào tiến hành chiến tranh được, nếu không có sự đồng ý của Mỹ. Phải chăng điều đó, khiến TQ luôn “bành trướng hoà bình” bằng các phương tiện phi quân sự ?
langtubachkhoa
Anh hồi đó, vừa lệ thuộc Mỹ tiền tệ, vừa mắc nợ nặng nề, lại cần viện trợ Mỹ khôi phục kinh tế, nên nó phải sợ. Mỹ hồi đó còn dọa bán tháo hết đồng bảng Anh dự trữ. Nga k nợ Mỹ nhiều, Mỹ cũng chẳng tích trữ đồng rup, đồng rup là đồng tiên chỉ phổ biến trong khối SNG, vậy thì Mỹ còn gì mà phải đánh? Thậm chí chỉ ngăn Nga tiếp cận thi trường tài chính Mỹ cũng k đơn phương làm nổi, vì thế mới phải giục EU. Ngăn Nga khỏi dollar, nó lại bán hàng cho EU và các nước khác bằng euro thì Mỹ toi nặng. Trước đó các khách hàng cua gazProm đã đồng ý với Nga điều đó trong trường hop Mỹ ngăn chặn dollar, vì thế nên các doanh nghiệp của Mỹ mới phản doi chính quyền Mỹ đơn phương trừng phạt mà k có EU, vì thế nen cái vụ MH17 nó mới xảy ra sau khi Mỹ phạt đơn phương,để ép EU phải phạt theo Mỹ.

Tôi nghĩ, phía Nga từ thời xưa đã tìm cách tránh dollar, thậm chí Nga còn tìm cách dùng vali tiền mặt để làm ăn với EU, vì thế các doanh nhân EU vẫn đến Nga và vác về bao tải tiền là thế. Từ thời Medvedev trở đi, điều này càng đựoc đẩy mạnh, ông ta thậm chí còn tìm cách phổ biến đồng rup hơn. Tôi nghĩ việc Nga và TQ thông qua hiệp định swap nhanh đến như thế (thường hiệp định kiểu này phải bàn hàng năm), rồi còn đồng ý với nhau thanh toán bằng nội địa, chứng tỏ họ đã đi đêm với nhau trước. Chắc chắn là phía Nga đã phải tính đến cả trường hop tồi nhất dù k hề mong muốn như thế.

TQ nó bành trướng hòa bình 1 phần vì tiền tệ, 1 phần cả vì sức mạnh hải quân và k quân của TQ chưa đủ, thậm chí đến hạ cánh trên tàu sân bay vân còn chưa xong. Các nước khác sợ đồng dollar hơn Nga, vì họ k có tài nguyên, mà tài nguyên lại được bán bàng đồng dollar do Mỹ khống chế Trung Đông và 1 lượng lớn nước châu Phi. Nga thì giàu tài nguyên nên nó k sợ đồng dollar nhiều như Eu hay các nước khác, vì thế nên báo Forbe mới cảnh báo Mỹ sau khi trừng phạt dầu Nga, đó là phải đề phòng nguy cơ hình thành 1 thị trường tài nguyên phi dollar, và đó là cực kỳ nguy hiểm. TQ có Nga rồi thì cái lo sợ thiếu dollar của nó giảm hẳn đi

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 26 2014, 01:32 PM)
Đúng vậy, hiện nay cả thế giới đều phụ thuộc vào đô la, chỉ có EU là đỡ hơn, và trong tương lai có thể là đồng nhân dân tệ. Việc Nga phụ thuộc vào đồng đô có thể hiểu được, và có thể coi điều đó như bất khả kháng. Nhưng như tôi đã nói ở trên. Vào năm 1956, Anh dù là đồng minh kỳ cựu của Mỹ, cũng bị Mỹ đánh tiền tệ, khiến phải ngừng chiến.  Như vậy tính toán của Putin, chỉ nhằm vào an ninh quân sự, mà quên hẳn sự yếu kém của đồng rúp có phải là tính toán hay hay không ? Hay nói chính xác hơn, Putin và chính quyền Nga có thể quá chủ quan về vấn đề này hay không ?
Nếu thực sự vũ khí tiền tệ mạnh thế, thì có nghĩa là trên thế giới không có thể có nước nào tiến hành chiến tranh được, nếu không có sự đồng ý của Mỹ. Phải chăng điều đó, khiến TQ luôn “bành trướng hoà bình” bằng các phương tiện phi quân sự ?
*

langtubachkhoa
Duong nhu Nga da co ke hoach thay the cac linh kien nhap khau bang linh kien noi dia tu truoc khung hoang roi.

Viec trung phat tai chinh cua phuong Tay voi Nga k don gian vi Ukr, ma co le muon ngan chan ke hoach nay cua Nga, nhung chinh ho co le cung biet chi co the lam cham lai, chu kho co the ngan duoc. Muc dich cua ho co le muon gay xao tron xa hoi Nga, kich dong cac tai phiet than voi ho dung day de chong lai nha nuoc Nga


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...26233804684.htm

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak mới đây cho rằng các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với một số nhà sản xuất dầu khí của Nga sẽ không tác động đáng kể đến lĩnh vực năng lượng của nước này. Ngược lại, một số công ty phương Tây có thể bị mất vai trò của họ tại thị trường Nga.

Bộ trưởng Alexander Novak khẳng định: "Vai trò này sẽ bị các nhà đầu tư khác chiếm lĩnh. Một khi bị mất thị trường, các công ty châu Âu hoạt động tại Nga không thể lấy lại được. Và các công ty Mỹ cũng vậy". Trong khi đó, Nga là một thị trường khổng lồ, với 150 triệu dân sinh sống ở cả châu Âu lẫn châu Á.

Bộ trưởng Alexander Novak nói thêm: "Các biện pháp trừng phạt sẽ làm chúng ta bị thiệt hại nhỏ, nhưng lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của đất nước ít bị tác động. Nếu như có bị ảnh hưởng bởi một biện pháp nào đó, thì chính phủ đã có một loạt các biện pháp để giúp các công ty thoát ra khỏi tình trạng khó khăn". Theo ông Alexander Novak, biện pháp này bao gồm việc phát triển một chương trình liên bang để thay thế các thiết bị nhập khẩu bằng các thiết bị tương tự được sản xuất ở trong nước.

Tại một cuộc họp báo mới đây ở Moskva, Chủ tịch Liên hiệp các nhà sản xuất dầu khí Nga Gennady Chmal cho biết: "Việc cấm cung cấp thiết bị tiên tiến cho một số công ty dầu mỏ của Nga sẽ không có một tác động đáng kể về khối lượng sản xuất dầu thô, nhưng những hạn chế về tài chính của họ gây ảnh hưởng trong vòng từ 2 - 3 năm". Ông Gennady Chmal tin rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không thúc đẩy các công ty phương Tây từ bỏ các dự án của họ ở Nga, hoặc ít nhất vẫn duy trì hoạt động thông qua các công ty con của họ".
......


http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/ira...27134727525.htm
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ban-tin-20h...-nga-764660.tpo
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thành phố New York của Mỹ hôm 26/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Iran quyết tâm thúc đẩy hợp tác với Nga trong lĩnh vực hạt nhân.
langtubachkhoa
Tình hình thế giới biến đổi nhanh nhỉ, tương quan phát triển quân sự định hình bộ mặt thế giới
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...oi-lai-3059551/
Nga dốc sức chế tạo vũ khí tự động, không người lái
Hiện Nga đang đẩy mạnh phát triển tàu thuyền, máy bay không người lái, robot chiến binh, robot chống khủng bố và hàng loạt vũ khí điều khiển tự động khác.

Đích thân ông Leonid Naumov - Viện trưởng Viện Công nghệ biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã báo cáo với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev về kế hoạch chế tạo lô tàu thuyền không người lái này, theo đặt hàng của Bộ quốc phòng.

Tại lễ giới thiệu, các cơ quan hữu trách cũng đã trình bày với Thủ tướng Medvedev các mẫu tàu ngầm không người lái và robot công binh. Những bộ máy tự động này có thể độc lập tiến hành kiểm tra các khu vực biển và tiêu hủy những thiết bị nổ đặt dưới nước.

Theo lời ông Naumov, chính các robot thợ lặn-công binh này đã khảo sát vịnh biển đảo Russki trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok. Khi đó, robot đã tìm thấy hơn 2.700 vật gây nổ nguy hiểm, trong đó có 7 quả thủy lôi sót lại từ thời chiến Nga-Nhật và Chiến tranh Vệ quốc.

Đồng thời, các cơ quan quân sự thuộc Bộ quốc phòng Nga cũng đã đặt các Viện thiết kế kỹ thuật Nga nghiên cứu, phát triển các robot trực thăng. Thủ tướng Dmitry Medvedev đã được xem trình diễn kỹ thuật của loại trang bị này tại thao trường Krasnoarmeisk ngoại ô Moscow

Ngày 4-8 vừa qua, phát biểu tại cuộc triển lãm "Ngày đổi mới" do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, ông Georgy Antsev, Tổng giám đốc và Giám đốc thiết kế tập đoàn Morinformsystem-Agat cho biết Nga đang chuẩn bị thử nghiệm Hệ thống chỉ huy và kiểm soát phòng thủ hàng hải toàn cầu trên quy mô lớn.

Theo vị tổng giám đốc này, hệ thống robot kiểm soát thông tin tích hợp trên bao gồm các tàu tuần tra điều khiển từ xa, các máy bay không người lái, nhiều loại đèn hiệu nổi và thiết bị cảm biến, cũng như các phương tiện giám sát, thông tin liên lạc và quản lý dữ liệu khác, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ toàn bộ khu vực.

Ông Antsev còn cho rằng công ty của ông có thể chế tạo các hệ thống robot cung cấp khả năng phòng thủ hàng hải ở bất kỳ phạm vi nào - từ bảo vệ các cảng biển đến phòng thủ toàn bộ đường biên giới. Các robot này có thể được trang bị các động cơ đốt trong truyền thống hoặc các động cơ chạy bằng năng lượng mặt trời hoặc nước.

Cũng trong phương diện hải quân, Tư lệnh hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov vừa tuyên bố là các cơ cấu phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga gần đây đã bắt tay triển khai kế hoạch thiết kế tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm, và nó sẽ được trang bị hệ thống robot chiến đấu đầy hứa hẹn.

Trong lĩnh vực máy bay không người lái, Nga đang phát triển rất nhiều loại UAV, từ loại cất, hạ cánh thẳng đứng đến loại cất cánh trên đường băng, từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn, từ chiến lược đến chiến thuật và bao gồm cả UAV trinh sát lẫn máy bay tấn công không người lái.

Hiện cả 2 công ty sản xuất máy bay hàng đầu Nga là Sukhoi và Mykoian đều đang phát triển các dự án rất lớn. Mykoian đang phát triển UCAV tàng hình Skat, trọng lượng 10 tấn, tầm bay xa 4000km và có khả năng mang theo 2 tấn vũ khí bao gồm bom điều khiển KAB-500 và tên lửa Kh-31.

Còn Sukhoi cũng đang chế tạo bộ 3 máy bay không người lái cả trinh sát lẫn tấn công Zond-1/2/3. Sukhoi cũng vừa được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng 1 loại máy bay tấn công không người lái có trọng lượng lên tới 20 tấn, được chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu của máy bay chiến đấu tàng hình có người lái thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA.

Ngoài ra, Viện Công nghệ Navigator Campus thuộc Hiệp hội hàng không Kazan đang phát triển loại máy bay do thám không người lái Altius. Máy bay không người lái tầm cao/tầm xa (HALE) Altius là một thiết kế chung giữa phòng thiết kế Sokol ở Tatarstan và phòng thiết kế Tranzas ở St Petersburg, có trọng lượng 5 tấn.

Ngoài ra, Nga còn hàng loạt dự án phát triển các UAV khác như máy bay không người lái trinh sát và tấn công Chirok của công ty United Instrument-Making - một chi nhánh của Tập đoàn Rosteh, máy bay không người lái nặng 1 tấn Inokhodyets (Wanderer) của Navigator Campus, máy bay không người lái UAV Irkut-10 của Irkut, khinh khí cầu không người lái…

Trong lĩnh vực an ninh, vào tháng 05-2013, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng đã tuyên bố về việc các chuyên gia Nga đang chế tạo các robot nhằm giảm thiểu thương vong trong các cuộc tấn công khủng bố. Nó có khả năng vô hiệu hóa những tên khủng bố, sơ tán các quân nhân và thường dân bị thương ra khỏi hiện trường khủng bố.

Các trang thiết bị chống khủng bố khác mà Nga đang phát triển bao gồm các hệ thống có thể phát hiện và theo dõi những kẻ khủng bố qua những chướng ngại vật và tấn công một cách hiệu quả chúng từ xa mà không làm bị thương các con tin, vị Phó thủ tướng chịu trách nhiệm giám sát ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.

Ông Dmitry Rogozin còn tiết lộ, Nga sẽ thành lập một phòng thí nghiệm phát triển robot quân sự, tại nhà máy sản xuất vũ khí Degtyarev thuộc thành phố miền trung Kovrov của Nga. Quyết định này đã được các thành viên thuộc Ủy ban Quân sự-Công nghiệp, đại diện từ Bộ Quốc phòng và Bộ Công thương thông qua.

Các dự án "robot chiến trường" này, có thể có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, nằm trong khuôn khổ chương trình “xã hội hóa các hoạt động quân sự”, được thực hiện trong các kế hoạch hợp tác giữa nhà nước và tư nhân nhằm phát minh ra các loại robot quân sự mới cho lực lượng vũ trang Nga.

Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu trước đây đã từng thừa nhận rằng, các máy bay không người lái, hệ thống robot mặt đất và tàu ngầm không người lái của Nga có chất lượng kém hơn so với các loại tương tự của nước ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đang được đầu tư lớn để nâng cao trình độ trong lĩnh vực này.

Về vấn đề này, ông Oleg Martianov, thành viên Hội đồng Quân sự - công nghiệp Nga tuyên bố, các đơn vị kỹ thuật Nga đã nghiên cứu phát triển khá nhiều thiết bị điều khiển tự động như UAV, AUV, robot chiến binh và việc sản xuất hàng loạt để cung cấp cho quân đội Nga những loại trang bị, vũ khí này có thể được bắt đầu vào năm 2019.

Theo chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, vào thời điểm này quân đội Nga đang thử nghiệm những mẫu xe bánh xích điều khiển từ xa, súng máy hạng nặng và hệ thống tên lửa chống tăng không chỉ điều khiển từ xa, mà khi cần có thể làm việc độc lập trong chế độ hoàn toàn tự động.

Các trang bị này chủ yếu sử dụng cho các lực lượng lực quân và biên phòng Nga. Xe tự hành không người lái và robot chiến đấu là phương án thích hợp cho các cuộc tuần tra dài ngày ở khu vực biên giới, hải đảo hay Bắc Cực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mà việc sử dụng binh lính gặp rất nhiều khó khăn.

Các nhà sáng chế vũ khí Nga đã hình dung ra những robot dạng vũ khí tấn công tự động, chẳng hạn như một tổ hợp tên lửa chống tăng không cần điều khiển. Các loại trang bị này sẽ tự xác định mục tiêu và đưa ra quyết định sử dụng vũ khí mà không cần sự “chỉ đạo” của người điều khiển.

Thông thường, chuyên viên điều khiển tổ hợp tên lửa chống tăng dễ bị tổn thương, bởi vì hướng hỏa lực vào đối thủ khi đang ở khu vực tầm nhìn trực diện. Sử dụng tên lửa chống tăng trong thành phần tổ hợp không người điều khiển sẽ mở ra những khả năng mới cho việc thực thi chiến thuật.

Hiện nay, các nhà khoa học Nga đang xem xét khả năng chế tạo tổ hợp robot khá lớn mang tên lửa chống tăng trên cơ sở xe bọc thép "Tigr". Các nhà khoa học quân sự Nga đã sáng chế phiên bản thông thường, tức xe tự hành có người lái của tổ hợp tên lửa chống tăng "Kornet-AM" trên cơ sở "Tigr".

Hệ thống này có thể mang theo 16 tên lửa đầu đạn nhiệt áp Thermobaric và được sử dụng trong các nhiệm vụ chống lại xe tăng và cả bộ binh của đối phương. Là loại xe không người lái, nó hoàn toàn có thể dùng để thực hiện cuộc tấn công “cảm tử” vào hậu phương của kẻ thù, giáng đòn gây thiệt hại đáng kể.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.