Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://rostec.ru/en/news/4514432
http://baodientu.chinhphu.vn/khoa-hoc-cong...uong/208048.vgp

http://baodientu.chinhphu.vn/khoa-hoc-cong...uong/208048.vgp
Nga chế tạo thành công thiết bị “nhìn” xuyên tường
Thiết bị này cho phép người sử dụng "nhìn xuyên qua bức tường" để phát hiện người ở sau chướng ngại vật, đồng thời xác định khoảng cách với họ, hiểu được họ đang di chuyển hay bất động.

Bản tiếng Anh:
http://rostec.ru/en/news/4514432



Phiên bản này là phiên bản nâng cấp cho dân sự. Nga bây giờ cũng kiểu phương Tây, lấy đồ quân sự chuyen sang dân sự hóa dần dần. Bảo sao ông Mỹ lúc nào cũng sợ Nga là đối thủ cạnh tranh


Thiết bị mới của Nga có thể nhận diện được cả những vật thể bất động và phân biệt được kích cỡ, chi tiết đưa về còn rõ nét phân biệt ra đến tận cả tiếng tim đập hay tiếng thở từ cơ hoành




“The complex allows finding both moving and immobile people, fixating the work on their hearts and breathing,” says United Instrument Corporation department director Alexander Kalinin. “With the help of the Pikor, we can see a beating heart and movement of the diaphragm in an obstacle. A device with such characteristics is necessary during the piloting of various rescue operations, right after extraordinary events, when it is necessary to find people in the nearest hour or two.”
The Pikor-Bio “sees” an immobile object through a brick wall with a thickness of 40 cm at a distance of 2.5 meters, through a 90-centimeter layer of sand at 1.5 meters, and under snow it registers a person’s breathing at a depth of 2 meters. If the object moves, the detection length significantly increases. For example, through a well the device detect a moving person at a distance of 6-8 meters.


Các nhà khoa học ở Nga vừa chế tạo phiên bản nâng cấp của thiết bị được gọi là "Pikor-bio". Nó có thể "nhìn thấy" đối tượng sống không chỉ xuyên qua những chướng ngại vật, bao gồm các yếu tố riêng biệt (ví dụ như đống sụp đổ đất đá).

Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, thiết bị này ghi lại sự hiện diện của cơ thể sống qua tường bê tông hoặc gạch dày 40 cm, cũng như "nhìn" xuyên qua lớp cát dày gần 1 mét.

Thiết bị của Nga sẽ trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhân viên cứu hộ làm việc trong các khu vực thiên tai như lũ lụt và động đất.

Tìm hiểu thêm về phát minh mới, trưởng bộ phận tiếp thị thuộc Cục Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm Timur Gorgeladze nói: “Nhìn bên ngoài, thiết bị "Pikor" là một hộp nhựa được gắn radar và máy tính bảng. Trong quá trình tìm kiếm người bị nạn, nhân viên cứu hộ phát radar trên bề mặt thăm dò và quan sát đồng hồ radarogram trên màn hình máy tính bảng. Trên đó, có thể phát hiện người có dấu hiệu vẫn còn sống ở dưới lớp cát, tuyết hoặc tường bê tông.”

"Pikor-Bio” cho phép người sử dụng không chỉ "nhìn xuyên qua bức tường" để phát hiện người ở sau chướng ngại vật, mà còn xác định khoảng cách với họ, hiểu được họ đang di chuyển hay bất động. Để phát hiện nạn nhân, chỉ cần trái tim của người đó vẫn hoạt động hoặc anh ta vẫn còn thở. Trong khi hoạt động, nó không gây nhiễu cho các phương tiện phát sóng khác và có tự nó khả năng miễn nhiễu.

Như vậy, thiết bị có thể được sử dụng trong quân đội, cảnh sát hoặc cứu hộ, tùy thuộc vào những thách thức phải đối mặt. Sản phẩm có thể hoạt động ở nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C. Nó rất nhỏ gọn và nặng không tới 2 kg.

Thiết bị như thế có thể đặc biệt hữu ích trong hoạt động cứu hộ những giờ đầu tiên sau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. Những giờ đầu tiên đảm bảo tỷ lệ cao nhất để cứu sống người bị nạn.
langtubachkhoa
http://rusvesna.su/authors/rodzhers-aleksandr
Được 1 bạn VN dịch, mình trích lại

Nếu mất Mariupol - chế độ Kiev có thể bị hủy diệt ( 1 bài viết của nhà báo ROGERS Alexander)

Tại sao chế độ Kiev đột nhiên phải đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn?

Có hai lý do đó là:
1/ Sự thất bại trên thực tế của các hoạt động trừng phạt Ukraina.
2/ Sự phong tỏa tp Mariupol và mối đe dọa của quân giải phóng của New Nga. Chính Taruta gần đây cũng nói rằng "Mariupol cần được bảo vệ, nếu không chính quyền Ukraina phải chấp nhận thất bại trong chiến tranh."

Mariupol cảng thương mại - lớn nhất trên biển Azov, cảng liên hợp có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng trọng tải lớn. Ngoài các thương cảng ở Mariupol cũng cung cấp các dịch vụ cho nhà máy thép "Iron & Steel Works", phục vụ để cung cấp quặng và xuất khẩu các sản phẩm thép lớn không thể vận chuyển được bằng đường sắt.

Cổng Mariupol - là người duy nhất ở Ukraine, có thể tham gia vào việc vận chuyển than. Các cảng khác không có các thiết bị cần thiết. Chế độ Kiev đã phải mua một triệu tấn than ở Nam Phi cho mùa đông này, và nơi đây chính là nơi duy nhất tiếp nhận được các tàu chở than.

Cảng Mariupol rất quan trọng cho việc xuất khẩu kim loại và thép do đó vì lợi ích kinh doanh, vì lợi ích của an ninh nên Mariupol luôn gắn với các đầu sỏ chính trị - những đầu sỏ chính trị hoảng sợ khi mất Mariupol.

Điều chính hiện nay là thành phố đang cung cấp một số lượng lớn các loại ngũ cốc cho nước ngoài, và nếu họ làm gián đoạn việc cung cấp, chính quyền sẽ gặp rắc rối với khách hàng và không có tiền. Mà không có tiền - sẽ không có vũ khí mới, không có kinh phí "tình nguyện viên" tiểu đoàn lính đánh thuê hoặc PMCs.

Đó là lý do tại sao Nga mới cũng xác định điều quan trọng là phải giành quyền kiểm soát Mariupol.
langtubachkhoa
Vậy là anh Nga có thêm nhân lực rồi

Thủ tướng Dmitry Medvedev đã thông qua một văn bản, theo đó những người tị nạn từ Ukraine có thể nhận được một công việc ngoài hạn ngạch lao động đã được cấp cho năm nay . Thủ tướng nhấn mạnh một thực tế là những người đã chạy trốn khỏi cuộc chiến, nên có cơ hội tham gia trực tiếp trong việc , sắp xếp cuộc sống của mình, cũng như bây giờ nhiều người trong số đó tương lai của họ là ở Nga.



Các nước EU không đạt được đồng thuận về trừng phạt mới chống Nga
Source: EU states fail to approve new sanctions against Russia
http://en.itar-tass.com/world/748644
Các biện pháp trừng phạt bổ sung của Eu lùi lại vài ngày tới mới được công bố, Nga dọa sẽ đóng cửa không phận. TRừng phạt xong quả này cũng đồng nghĩa EU hết đạn, nhưng Nga thì vẫn còn đạn, hi hi

Thủ tướng Đức Merkel bảo: " Cửa vẫn rộng mở, chúng ta ( Nga-Eu) vẫn có thể lại là bạn tốt bất kỳ lúc nào.
Russia can become a good partner again at any time. The door for the talks remains open,” Merkel told the Sat1 television channel.

Nghe co tin phe bà Tymoshenko đang định đảo chính

Đang có tin đồn thủ lĩnh Right S Yarosh đã chết vì 1 vết thương ở cổ

cố vấn của tổng U len TV xin lỗi vì đưa tin 5 quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukr
http://112.ua/politika/lucenko-priznal-cht...inu-112393.html

Chết cha anh Pháp nhé
Ấn Độ đang xem xét lại hợp đồng mua 126 tiêm kích Rafale của Pháp, sau khi nước này tạm ngừng giao tàu đổ bộ lớp Mistral cho Nga.
http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngung-giao-...iep-385412.html

(Kiến Thức) - Ấn Độ đang xem xét lại hợp đồng mua 126 tiêm kích Rafale của Pháp, sau khi nước này tạm ngừng giao tàu đổ bộ lớp Mistral cho Nga.
Theo một nhà phân tích hàng đầu của Pháp tiết lộ, uy tín của Pháp trong thị trường vũ khí thế giới đang bị đe dọa. Khi chính phủ Pháp ngưng mọi hoạt động chuyển giao tàu đổ bộ lớp Mistral cho Nga, theo một hợp đồng được hai bên ký kết trước đây. Đây sẽ là đòn đánh làm giảm uy tín và sự tin cậy từ các công ty quốc phòng của Pháp.
Bên cạnh đó ông này cũng cho biết thêm rằng, nước Pháp có nguy cơ mất hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ nếu như nước này hủy bỏ hoàn toàn thương vụ Mistral với Nga, khi đầu tuần này các quan chức cấp cao thuộc chính phủ Pháp đã chính thức xác nhận thông tin trên.

Hợp đồng mua hai tàu đổ bộ lớp Mistral tiến tiến được Nga và Pháp ký kết vào năm 2011. Trị giá của hợp đồng trên là gần 1,7 tỷ USD, dự kiến chiếc Mistral đầu tiên sẽ được bàn giao cho Nga vào cuối năm nay.
Arnaud Dubien – Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế của Nga nhận định, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với Nga sẽ gây mất uy tín cho nước Pháp trên thị trường vũ khí, nơi mà lâu nay Pháp vẫn được biết tới là một đối tác đáng tin cậy. Bản thân các quan chức của chính phủ Pháp cũng đã thừa nhận rằng nếu họ từ bỏ hợp đồng với Nga, thì nguy cơ họ vụt mất hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu cho Ấn Độ sẽ là rất lớn.
Dubien tin rằng, quyết định của Tổng thống Pháp Francois Holland trong vấn đề trên là có liên quan đến sự tác động trực tiếp từ Mỹ và Đức. Nhất là khi trong thông báo của Pháp về hợp đồng Mistral có nếu rõ, việc bàn giao chiếc tàu đầu tiên vào cuối năm nay sẽ phụ thuộc vào tình hình ở Ukraine.

Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái giữa các bên trong hợp đồng mua tàu đổ bộ của Nga. Và nguồn tin này cũng cho biết là có quá sớm để quyết định hành động trên của Pháp, có thể gây ảnh hưởng đến hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Nhưng khi với một hợp đồng có trị giá lên tới hàng tỷ USD và đã được thanh toán, thì việc trì hoãn ngưng triển khai do yếu tố chính trị tác động là điều không thể chấp nhận được.
Hiện nay, Ấn Độ vẫn đang tiếp tục những phiên đàm phán cuối cùng cho hợp đồng mua mới 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, ước tính trị giá của hợp đồng này lên tới 22 tỷ USD. Công ty hàng không Dassault Aviation của Pháp đã giành được quyền cung cấp những máy bay trên cho Không quân Ấn Độ, trong cuộc đua đầy căng thẳng với sự tham gia của nhiều quốc gia như Nga, Anh, Mỹ và Thụy Điển.
Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ tướng Marshal Arup Raha nói với tờ Hindustan Times rằng, thỏa thuận mua sắm máy bay chiến đấu Rafale mới sẽ sớm được triển khai. Tuy nhiên lại có một số thông tin cho rằng Ấn Độ đang xem xét lại hợp đồng trên với Pháp, do lo ngại sẽ xảy ra điều tương tự như với hợp đồng mua tàu đổ bộ Mistral của Nga.
langtubachkhoa
Quả này chết anh Mẽo nhé

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_09/277075237/
Các nhà sản xuất ô tô Nga quan tâm đến việc sản xuất xe ở Iran

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Nga là KAMAZ, GAZ và UAZ không chỉ quan tâm đến việc cung cấp ô tô và các thiết bị nông nghiệp cho Iran mà cả trong dự án cùng phát triển và sản xuất xe ở nước này.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandr Novak tuyên bố hôm thứ Ba tại diễn đàn doanh nghiệp Nga-Iran. Các thành viên của diễn đàn lưu ý rằng kim ngạch thương mại hiện nay giữa Iran và Nga đạt khoảng 1,5 tỷ dollar một năm. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangana, người đứng đầu phái đoàn Iran, tuyên bố rằng Iran có kế hoạch tăng con số này lên gấp mười lần.



Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_09/277057290/
Iran dự định tăng cường hợp tác với Nga để đương đầu với các lệnh trừng phạt của phương Tây

Iran có kế hoạch tăng cường hợp tác với Nga và Trung Quốc để chống lại những biện pháp trừng phạt từ phía các quốc gia phương Tây. Hãng thông tấn FARS của Iran đưa tin hôm thứ Ba kèm dẫn lời ông Mansur Moazemi, Thứ trưởng Bộ dầu mỏ đất nước.

Ông Mansur gọi Nga là đối tác chiến lược của Iran và nhấn mạnh rằng Tehran sẽ hợp tác với Matxcova trong mọi lĩnh vực có thể, bao gồm cả dầu khí. Theo ông Ali Majedi, một Thứ trưởng khác của Bộ Dầu mỏ Iran, các bên dự kiến ký kết ở Tehran một thỏa thuận về tăng cường hợp tác kinh tế với Nga vào thứ Ba.
Phiên họp kế tiếp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Iran về hợp tác kinh tế-thương mại sẽ được tổ chức ở Tehran vào hai ngày thứ Ba và thứ Tư. Các bên sẽ xem xét những bước đi cụ thể nhằm thực hiện các dự án thương mại chung. Giới kinh doanh hai nước gọi sự hợp tác này là “dầu đổi hàng”: Nga sẽ mua dầu của Iran, còn Iran sẽ mua của Nga những mặt hàng cần thiết bằng những khoản tiền thu đuợc.



Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_09/277051750/
Nga đề xuất tạo lập quĩ Nga-Trung đầu tư vào công nghệ nano

Tập đoàn Nga ROSNANO đã mời đối tác Trung Quốc cùng tạo lập quĩ chung để đầu tư vào công nghệ nano.

Hôm thứ Ba nhà lãnh đạo ROSNANO Anatoly Chubais thông báo điều này khi kết thúc phiên họp của Ủy ban Nga-Trung về hợp tác đầu tư, tiến hành ở Bắc Kinh. Dự kiến là Nga và Trung Quốc sẽ đầu tư vào Quĩ mới theo tỷ lệ 50:50. Quĩ sẽ tài trợ cho các đề án thực thi ở cả hai nước.
Ông Chubais nhận xét rằng Trung Quốc bây giờ đang rót vào ngành công nghệ nano “những khoản kinh phí khổng lồ”, và kinh nghiệm này khơi lên mối quan tâm lớn ở Nga.




Nga dính vào Mali làm gì nhỉ? Bọn Pháp làm ăn thế nào?
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_09/277074731/
Ông Lavrov: Nga sẵn sàng giải quyết vấn đề cung cấp vũ khí đến Mali

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố ở thủ đô Nga hôm thứ Ba về sự sẵn sàng của Matxcova trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cung cấp sản phẩm mục đích quân sự cho quân đội Mali.

Đáp ứng yêu cầu từ Bamako (thủ đô của Mali), Nga sẵn sàng thỏa thuận một cách nhanh chóng vấn đề cung cấp những sản phẩm quân sự mà quân đội Mali hiện đang có nhu cầu, Ngoại trưởng Nga nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Mali.
“Đó là trực thăng, máy bay và các hệ thống vũ khí khác”,- ông Lavrov nói rõ. Bộ trưởng nhắc lại rằng Nga đã từng hỗ trợ Mali trong việc đào tạo sĩ quan và cảnh sát



langtubachkhoa
Nga và Ấn Độ thảo luận về khả năng cung cấp thịt trâu
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_10/277104944/

Nga đang xem xét khả năng nhập khẩu thịt trâu từ Ấn Độ, Cơ quan Kiểm tra nông sản Nga Rosselhoznadzor thông báo.

Vấn đề này đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán giữa đại diện của Cơ quan Nga với Đại sứ quán Ấn Độ tại Matxcova.
Phía Ấn Độ đã đưa thêm những thông tin cần thiết để xem xét khả năng cung cấp thịt trâu từ Ấn Độ vào Nga. Sau khi nghiên cứu, các bên sẽ tiếp tục xem xét vấn đề này trong chế độ hội nghị truyền hình.
Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận về kết quả kiểm tra hồi tháng Tư các doanh nghiệp Ấn Độ chuyên chế biến các sản phẩm đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, xem xét vấn đề chứng nhận chất lượng bột trứng cung cấp từ Ấn Độ.
Ấn Độ cũng bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc xuất khẩu các sản phẩm sữa, bao gồm cả sữa bột và bơ, sang thị trường Nga.
Ấn Độ là một trong những nhà xuất khẩu sản phẩm thực phẩm lớn nhất và có thể tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới, một minh chứng rõ nét về khả năng của hệ thống kiểm soát Ấn Độ cũng như của các công ty Ấn Độ trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhiều quốc gia khác nhau, Rosselkhoznadzor nhận định.



Iran và Nga dự định thanh toán song phương bằng đồng nội tệ
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_10/277097866/
Iran và Nga đang có kế hoạch tổ chức triển khai hình thức thanh toán song phương bằng đồng nội tệ.

Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh công bố trong cuộc họp vừa kết thúc ở Tehran hôm thứ Ba của Ủy ban Nga-Iran về hợp tác kinh tế-thương mại. Theo ông, Ngân hàng Trung ương Iran và các ngân hàng của Nga đã đạt nhiều thắng lợi trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu hàng hoá từ Nga vào Iran. Và bây giờ Iran hy vọng rằng sơ đồ được cả hai bên chấp nhận như trên cũng sẽ được phát triển để Iran có thể xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Nga, ông Zanganeh nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandr Novak sau đó cho biết là trong khuôn khổ cuộc họp, các bên đã đồng ý xem xét những vấn đề liên quan đến cơ chế cấp vốn cho các nguồn cung cấp từ Iran vào Nga.

langtubachkhoa
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-l...ua-3075361.html

Người di tản Ukraine đi tìm đất hứa
Trốn chạy những cuộc pháo kích, người dân miền đông Ukraine lũ lượt kéo nhau sang Nga, ở trong các trại tị nạn và mong tìm được nơi sinh sống mới trước khi mùa đông đến. Nhiều người trong số họ sẽ không trở lại Ukraine.

Hơn một triệu người Ukraine đã phải di cư vì cuộc xung đột giữa Kiev và phiến quân. Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, hàng trăm nghìn người trong số họ đã tìm đường vào Nga. Đối mặt với làn sóng nhập cư đó, Nga xúc tiến một chương trình tái định cư quy mô lớn, khuyến khích dân tị nạn ổn định cuộc sống tại các thành phố xa xôi trên khắp đất nước.

Với lời hứa hẹn sẽ tạo công việc, chỗ ở, trợ cấp tiền và tạo điều kiện nhập tịch, các chương trình do Moscow tài trợ nhằm mục đích quảng bá hình ảnh nước Nga là một cường quốc nhân đạo trong khu vực. Nga đón nhận những người Ukraine đang phải trốn chạy những đợt pháo kích từ quân chính phủ và cả phe ly khai. Họ cũng có thể thuyết phục hàng chục nghìn người Ukraine không về nước sau khi xung đột kết thúc.

Theo Phó thủ tướng Nga Olga Golodets, dòng người nhập cư có thể mang đến những người tài và nguồn nhân công mới cho một số vùng sâu, dân cư thưa thớt của Nga.

"Hiện nay, có hơn 207.000 người tị nạn từ Ukraine sống trên lãnh thổ Liên bang Nga", bà Golodets phát biểu trên đài phát thanh Echo of Moscow. "Đây là một con số khổng lồ. Và thực tế, đa số những người này đang tái định cư trên các khu vực của Nga".

Trong thực tế, chương trình đã biến các trại tị nạn gần biên giới thành một trạm khởi hành nhộn nhịp, nơi người tị nạn lên các chuyến tàu và xe buýt qua đêm để tiến vào nội địa Nga, chỉ vài ngày hoặc vài giờ sau khi vượt qua biên giới.

Chính quyền Rostov, vùng tiếp giáp với đông nam Ukraine hôm 21/8 thông báo đã di chuyển 43.000 người dân Ukraine đến các thành phố khác ở Nga.

Bà Oksana Shevelina, 62 tuổi, một người phụ nữ tóc đỏ, yếu ớt nhưng đầy nghị lực hồi tháng 8 chạy trốn cuộc pháo kích gần thành phố quê nhà, Novosvitlivka. Bà đi cùng người mẹ 83 tuổi, mẹ bà không thể đi lại bình thường và phải di chuyển bằng chiếc xe lăn.

Hiện giờ, giống như hàng chục nghìn người khác đặt chân đến trại tị nạn, bà Shevelina được khuyến khích đến những vùng sâu hơn trong nước Nga.

Một quan chức phụ trách việc di dân gợi ý cho bà một số thành phố để chọn làm điểm đến, bà viết vội những cái tên xa lạ trên một tờ rơi của siêu thị gồm Perm, Nazran, miền bắc Kavkaz, Cộng hòa Ingushetia, và Kaluga, tương đối gần Moscow.

Ngày hôm sau, bà Shevelina nói bà sẽ lên tàu đến một trong các thành phố kể trên. Bà tuyên bố sẽ không bao giờ quay trở lại Ukraine.

Kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu, số lượng người tị nạn đã trở thành một vấn đề chính trị. Nga bị cáo buộc đã thổi phồng con số này để gây áp lực với Kiev. Trong bối cảnh đó, con số bà Golodets đưa ra gần đây là kết quả của một ước tính khiêm tốn từ quan chức Nga. Ước tính này chỉ bao gồm những người đã chính thức xin tham gia chương trình di dân của Nga hoặc xin tị nạn.

Bà Golodets cho biết 50.000 trẻ em Ukraine đã nhập học tại các trường của Nga, khai giảng vào hôm 1/9. Đồng thời, 12.800 người lớn được tạo công ăn việc làm trong khu vực.

Theo Cục Di dân Liên bang Nga, hơn 78.000 người tị nạn đã nộp đơn xin tạm trú, điều này giúp họ được hưởng trợ cấp từ chính phủ và được tạo cơ hội kiếm việc làm. Nga hồi tháng 4 nới lỏng quy tắc để phát hộ chiếu cho những người gốc Nga và nói tiếng Nga. Chính phủ Nga cũng cho biết họ sẽ cố gắng đóng cửa các trại tị nạn trong tháng 9, trước khi mùa đông đến.

Trong khi các thành phố như Moscow và St Petersburg không nhận dân di cư, truyền hình Nga gần đây phát sóng đoạn phim ghi lại cảnh hàng trăm gia đình tị nạn đến những nơi như Magadan và Yakutsk, thành phố có người sinh sống lạnh giá nhất trên trái đất.

"Có khoảng 25-30% dân tị nạn muốn trở về Ukraine, và họ đang ở những khu vực gần biên giới", Anatoli Korol, một quan chức thuộc cơ quan Tình trạng Khẩn cấp vùng Rostov nói. Ông cho biết ông đã giám sát 1.500 người tị nạn quay về Ukraine trong một ngày bằng đường sắt. "Số người còn lại đến các vùng khác của Nga. Và đó là những người tôi nghĩ sẽ không bao giờ quay trở lại", ông nói.

Hầu hết những người rời Ukraine được phỏng vấn gần đây cho biết họ phải trốn chạy những cuộc pháo kích mà họ cho là do quân chính phủ thực hiện. Phần lớn những người này ủng hộ phiến quân và phẫn nộ với Kiev.

"Tôi sẽ ra đi mãi mãi", Natalya Tsybulskaya, một kế toán đến từ Donetsk, cho biết. Cô đang xếp hàng chờ lên một chuyến xe buýt sẽ đưa cô tới ga tàu để đến thành phố Ufa, phía tây Ural.

Trước đây Tsybulskaya di cư từ quê nhà, Vinnytsia, phía tây Kiev đến đông Ukraine với chồng mới cưới, Sergei, một lái xe taxi và nhân viên giao hàng. "Tôi hy vọng rằng những người ở Kiev sẽ phải chịu đựng những gì chúng tôi đã trải qua, tôi tin vào công lý", cô nói.

Sergei cho biết anh muốn chiến đấu cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, nhưng vợ anh thuyết phục anh chạy trốn khỏi thành phố với con trai và con gái. Khi họ được tạo cơ hội di cư đến Ufa, họ đã tra cứu thành phố trên Google

Trường học có vẻ hiện đại, Tsybulskaya nói. Giá cả đắt đỏ hơn, và cô không biết hai vợ chồng sẽ làm gì để kiếm sống. Họ bị buộc phải bỏ lại xe hơi. Sergei cũng lo lắng không biết gia đình mình sẽ hòa nhập như thế nào khi đến một khu vực có phần lớn người Hồi giáo sinh sống.

Nhiều người vẫn ở lại trong trại tị nạn để chờ người thân vẫn ở Ukraine, có thể là một người vợ đi thăm họ hàng, một người chồng làm việc tại mỏ, hoặc có lẽ đang chiến đấu trong lực lượng ly khai. Nhiều người mang con cái theo.

Oksana Kirilyuk, người phụ nữ 36 tuổi, lo lắng hút thuốc bên ngoài lều 51. Cô đã bỏ lại đứa con trai 10 tuổi ở Horlivka khi tên lửa bắt đầu oanh tạc thành phố vào đầu tháng 8. Cô đưa con trai thứ hai của cô, Bogdan, 8 tuổi, đi theo đoàn người tị nạn do phiến quân thành phố tổ chức.

Xe buýt chật ních, cô phải đi qua đoạn đường nguy hiểm để vào Nga. Cô đã tận dụng được cơ hội để rửa tội cho Bogdan trong một chiếc lều chật chội với những đồ làm lễ mượn từ Giáo hội Chính thống giáo Nga. Mẹ chồng cô, một người kiên định theo chủ nghĩa vô thần, vẫn ở Ukraine.

Kirilyuk nâng niu tờ giấy chứng nhận được trang trí công phu từ buổi lễ, khi cô nghĩ đến số phận con trai lớn của mình. Cô đã không liên lạc với cậu bé trong vài tuần.

"Tôi không thể bỏ đi chỉ với một đứa con", cô vừa nói vừa khóc. "Hoặc là có cả hai đứa, hoặc tôi sẽ quay trở lại, hoặc ở lại đây và chờ đợi".

Gần đó, Viktor Koshelyov, một thợ hàn từ Luhansk với mái tóc muối tiêu, đang đọc kỹ một bản danh sách viết tay, liệt kê những nhà máy ông có thể kiếm được việc làm. Ông mong muốn đến thành phố Samara sinh sống.

Ông nói rằng ông đã cố gắng rời khỏi trại tị nạn từ vài ngày trước, nhưng vẫn chưa tìm thấy nơi làm việc. "Ở tuổi của tôi, tôi không thể tự xin được việc. Nếu họ cho tôi việc làm, tôi sẽ rời khỏi trại", ông nói.

Trong khi đó, Oleg và Natasha đã nhanh chóng thuê taxi quay về Ukraine, sau khi chứng kiến cảnh tượng đông đúc và hỗn loạn tại trại tị nạn.

"Chúng tôi đã đổi ý. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ, chúng tôi nhìn vào bên trong lều và…bạn hiểu ý tôi rồi đấy", Natasha nói.

Quê nhà của họ, Krasnodon, cách biên giới Nga khoảng 26 km. Ngoài một vài vụ pháo kích đã phá huỷ một nhà thờ, thành phố này vẫn còn nguyên vẹn. Tuy người dân không thể sử dụng điện thoại di động, họ vẫn có điện và nước sinh hoạt.

"Tôi chưa sẵn sàng cho việc di cư", cô nói. "Các con tôi chưa sẵn sàng cho việc này".
langtubachkhoa
Estonia bat dau duoc dem ra su dung de gay chuyen roi, nhung My lai bat dau xuong thang dan

http://www.anninhthudo.vn/su-kien/my-yeu-c...nia/570099.antd

http://www.vietnamplus.vn/my-cuoc-khung-ho...-cuc/280647.vnp
Ngày 10/9, Mỹ cho rằng việc Nga rút đáng kể các lực lượng khỏi Ukraine theo như thông báo ngày 10/9 của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là "một bước đi khiêm tốn đầu tiên song mang tính tích cực."
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington vẫn chưa thể xác minh điều đó, nhưng nếu đúng như vậy thì đó sẽ là một bước đi tích cực.
Bà Harf hoan nghênh một cách thận trọng việc Nga rút các lực lượng khỏi Ukraine, nhưng khẳng định kể cả khi cuối cùng có thể xác nhận những tuyên bố của ông Poroshenko về việc Nga rút quân thì sẽ vẫn còn binh sỹ Nga tại Ukraine.
Bà nhấn mạnh: "Rõ ràng, bất cứ bước đi giảm leo thang nào cũng là tích cực, song vẫn còn nhiều việc phải làm hơn nữa (ở miền Đông Ukraine)."
Trước đó, Tổng thống Ukraine khẳng định thỏa thuận ngừng bắn đạt được hôm 5/9 - bước đi đầu tiên được cả chính quyền Kiev và Moskva ủng hộ kể từ khi bùng phát xung đột năm tháng trước, đã cải thiện đáng kể tình hình an ninh ở miền Đông Ukraine.
Mỹ cũng đánh giá lệnh ngừng bắn tại Ukraine "hầu như đã được tuân thủ," đồng thời nói rằng tình hình trên thực địa sẽ là một nhân tố để Washington cân nhắc có áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga hay không.
Cũng liên quan đến tình hình Ukraine, ngày 10/9, Trưởng Công tố Ukraine Vitaly Yarema thông báo đã mở cuộc điều tra về những tội ác của các tiểu đoàn tình nguyện nhằm vào dân thường ở miền Đông Ukraine.
Trưởng Công tố Yarema thừa nhận đã có cơ sở để chứng minh rằng thành viên của các tiểu đoàn tình nguyện Ukraine đã phạm tội ác chống lại dân thường.
Trước đó, Tổ chức Ân xã Quốc tế cũng đã tố cáo các tiểu đoàn tình nguyện của Ukraine (gồm Aidar, Azov, Donbass và Dnieper) vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo tại miền Đông Ukraine.
langtubachkhoa
Thực tế thì những lệnh trừng phạt dưới đây đã diễn ra rồi, vì dù chưa thông qua, nhưng kể từ khi bị Mỹ và EU trừng phạt lúc trứoc, thì các công ty Nga đã hầu như không còn huy động vốn ở thị trường EU nữa, bây giờ thông qua cũng chỉ là chính danh hóa nó thôi. Vì thế nên Nga mới chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ với tất cả các nuớc khác, như TQ, VN, Iran. Nga cũng đã swap tiền tệ với TQ, sap tới có thể sẽ thanh toán bằng đồng nội tệ với các nước Nam Mỹ cũng nên.

Việc Đức thúc giục thông qua trừng phạt, có lẽ nhằm để tạo vị thế cho mình trên bàn đàm phán với Nga sau này, vì trên chiến trường đã thất thế rồi.

http://gafin.vn/2014091110417385p0c63/eu-t...ay-mai-12-9.htm

EU thực thi trừng phạt bổ sung với Nga từ ngày mai 12/9
Tuy nhiên, EU có thể dỡ bỏ trừng phạt Nga từng phần tùy vào tình hình ở Ukraine.
Hãng tin Itar-tass dẫn nguồn ngoại giao châu Âu cho biết, Hội đồng châu Âu (EC) sẽ ra nghị quyết thực thi trừng phạt bổ sung với Nga vào ngày mai 12/9. Nghị quyết nhằm thể hiện ý chí và sự thống nhất giữa các thành viên EU.

Tuy nhiên, EU có thể dỡ bỏ trừng phạt từng phần tùy vào tình hình ở miền Đông Ukraine.

Trước đó, báo chí đưa tin, các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) hôm qua 10/9 đã không thể đưa ra quyết định thực thi lệnh trừng phạt mới với Nga được thông qua trước đó 2 ngày. Đại diện các nước EU dự kiến sẽ nhóm họp tiếp về vấn đề này vào hôm nay.

Quan chức tham gia hội đàm cho biết, trong khi Đức hối thúc thực thi lệnh trừng phạt thì một số nước muốn hoãn lại bởi lệnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn được duy trì. Có quan hệ khá mật thiết với Nga nên Italia, Úc, Phần Lan do dự trước các lệnh trừng phạt với Nga.

Lệnh trừng phạt mới gồm cấm các doanh nghiệp Nga mà nhà nước nắm đa số cổ phần được huy động vốn tại thị trường EU. Ngoài nhằm vào các tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga, lệnh trừng phạt của EU cũng nhắm vào các công ty trong lĩnh vực quốc phòng Nga.
langtubachkhoa
http://giaothongvantai.com.vn/the-gioi/201...a-an-do-531404/
Nga tăng cường nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ

Nga có kế hoạch tăng nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc, đồng thời phát triển một số dự án tập trung xuất khẩu thực phẩm sang nước này, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich công bố hôm qua trong một chương trình làm việc tại Thiên Tân, Trung Quốc.
Ông Dvorkovich cũng cho biết thêm, số lượng các nhà cung cấp thực phẩm từ Trung Quốc vào Nga sẽ tiếp tục tăng lên dưới sự kiểm soát của Cơ quan Kiểm tra nông sản Nga Rosselhoznadzor.

Phó Thủ tướng Dvorkovich cũng cho rằng, Nga muốn tham gia tích cực trong việc xuất khẩu thực phẩm tới Trung Quốc, đặc biệt, có các dự án lớn liên quan đến việc trồng đậu nành và các nông sản khác ở Siberia và Viễn Đông, tập trung cho thị trường Trung Quốc.

Trước đó, Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc nối lại nguồn cung thịt lợn từ Trung Quốc sang Nga, vốn bị đình chỉ từ năm 2004.

Cùng ngày, Cơ quan Kiểm tra nông sản Nga Rosselhoznadzor cũng cho biết, nước này đang xem xét khả năng nhập khẩu thịt trâu từ Ấn Độ. Vấn đề này đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán giữa đại diện của Cơ quan Nga với Đại sứ quán Ấn Độ tại Moscow.

Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn xuất khẩu các sản phẩm sữa, bao gồm cả sữa bột và bơ, sang thị trường Nga.

Hiện, Ấn Độ được xem là một trong những nhà xuất khẩu sản phẩm thực phẩm lớn nhất và có thể tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới.

Cũng trong ngày 10/9, một đại diện của OSCE nói rằng, biện pháp trừng phạt mới đối với Nga về tình hình ở Ukraine nên được hoãn lại.

Kêu gọi của Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter- Giám đốc văn phòng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được đưa ra trong bối cảnh lệnh ngừng bắn tại Ukraine có hiệu lực từ ngày 5/9 vẫn đang được duy trì và EU đang mong muốn cùng Nga tìm ra giải pháp cho tiến trình hòa giải xung đột tại Ukraine.



http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ng-nga-3057204/
Chả hiểu sao bọn Mỹ viết bài này làm gì, để giải thích dư luận cái gì chăng? Hay để giục Mỹ và NATO tăng cường chuẩn bị vũ trang dự phòng cho cuộc chiến với Nga?

Từ khi Nga sáp nhập Crimea cho đến khi Kiev phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn tại miền Đông, Nga đã tiến hành nhiều cuộc tập trận lớn
Về phía mình, Mỹ và NATO cũng tiến hành các cuộc tập trận chung , ngoài ra còn quyết định thành lập lực lượng phản ứng nhanh với mục đích rõ ràng là để đối phó với Nga.

Mối quan hệ Mỹ, NATO –Nga đang ở thời kỳ căng thẳng nhất, kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.

Nhưng liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Nga với Mỹ hoặc NATO vì Ukraine hay không và nếu xảy ra, ai sẽ dành phần thắng (dĩ nhiên, nếu là một cuộc chiến tranh thông thường vì nếu là chiến tranh hạt nhân thì sẽ không còn ai để làm “báo cáo tổng kết").

Để có cái nhìn đa chiều, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của một nhân vật chắc chắn là không quá yêu nước Nga của V.Putin - đó là George Friedman, giám đốc Cơ quan tình báo địa - chính trị Mỹ “STRATFOR”. Trong bài báo với tiêu đề “Chiến lược của Mỹ hậu Ukraine”, ông này đã đưa ra quan điểm của mình về câu hỏi: tại sao cả Mỹ lẫn NATO trong thời điểm hiện tại lại không đủ tiềm lực để thắng Nga.

Mở đầu bài báo, ông viết:

“Một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp (của Mỹ) vào Ukraine (vào thời điểm hiện tại) là không thể. Thứ nhất, Ukraine là một đất nước rộng lớn và Mỹ không có đủ lực lượng cần thiết để bảo vệ Ukraine. Thứ hai, để điều một lực lượng lớn đến đây cần phải có một hệ thống đảm bảo và cung cấp – một hệ thống như vậy hiện chưa có và để xây dựng nó sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Và cuối cùng, một cuộc can thiệp như vậy sẽ là vô nghĩa nếu không có một liên minh mạnh bao gồm toàn bộ các nước Phương Tây và các nước khu vực ngoại vi Biển Đen.

Mỹ có thể hỗ trợ (Ukraine) về kinh tế và chính trị, nhưng Ukraine không đủ sức trở thành một đối trọng đối với Nga, còn Mỹ cũng không thể thực hiện chính sách gia tăng căng thẳng đến mức phải sử dụng lực lượng vũ trang của mình (để chống Nga). Ukraine - đó là một chiến trường mà Nga có ưu thế và trong tình huống như vậy, Mỹ có thể thua”.

Nếu Mỹ muốn đối đầu quân sự với Nga thì Mỹ phải có một khu vực ngoại vi ổn định và một chiến trường càng rộng càng tốt để phân tán lực lượng của Nga và giảm thiểu khả năng Nga đột phá ở một hướng vì (Nga) lo ngại sẽ bị đánh đòn trả đũa ở một hướng khác.

Phương án tối ưu để thực hiện một chiến lược như vậy chỉ có thể là sử dụng lực lượng của gần như toàn bộ Khối NATO (trừ Azerbaizan và Gruzia). Nhưng vấn đề hiện nay lại nằm chính ở chỗ đó: NATO – đó là một liên minh không hiệu quả. Khối này được thành lập để tiến hành chiến tranh lạnh ở tuyến đối đầu (khu vực biên giới hai khối) NATO và Hiệp ước Warszawa – cách xa tuyến đối đầu hiện nay về phía tây .

Hơn nữa, nếu trước đây các nước NATO đều có chung một quan điểm: Liên Xô là mối đe dọa đối với sự tồn tại của Tây Âu thì hiện nay sự nhất trí như vậy không còn nữa. Các nước khác nhau có quan điểm về nước Nga khác nhau và có các mối quan tâm của họ cũng rất khác nhau.

Đối với nhiều nước thì việc tái diễn thời kỳ chiến tranh lạnh, kể cả trong bối cảnh Nga có những hành động quân sự ở Ukraine là kịch bản tồi hơn kịch bản thỏa hiệp và nhân nhượng. Ngoài ra, cùng với việc kết thúc chiến tranh lạnh, châu Âu đã cắt giảm lực lượng quân sự ở quy mô lớn.

NATO hiện không đủ tiềm lực, nếu như không khẩn cấp tiến hành các biện pháp động viên ở quy mô lớn. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra vì những khó khăn kinh tế và nhiều nguyên nhân khác. Để có thể hành động (chống Nga) NATO cần một sự nhất trí cao độ, nhưng hiện chưa có một sự nhất trí như vậy.

Ngoài lý do trên, theo G.Friedman: “những nhân tố chủ yếu khiến cho một cuộc can thiệp quân sự để bảo vệ Ukraine là không thể còn là: không có một hệ thống cung cấp, đảm bảo hậu cần và cự ly giữa các căn cứ chủ yếu (của NATO) đến biên giới Ukraine là quá lớn”.



langtubachkhoa
Tiếp theo, G.Friedman viết:

“Trước hết, lực lượng tấn công chủ yếu của bất kỳ một quân đội nào - đó là xe tăng.

Tính đến ngày 01.01.2011, trong trang bị của quân đội các nước thành viên NATO (gồm cả Mỹ) tham gia Hiệp ước về vũ khí thông thường tại Châu Âu có trên lãnh thổ Châu Âu 11.624 xe tăng (40 % là của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp), 22.788 xe chiến đấu bọc thép, 13.264 pháo, 3.621 máy bay và 1.085 máy bay lên thẳng. Mạnh nhất trong số các nước NATO là Đức với 1.048 xe tăng, 2.050 xe chiến đấu bọc thép, 734 khẩu pháo, 301 máy bay và 153 máy bay lên thẳng.

Để so sánh: cùng thời gian đó, trên các khu vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước nói trên thuộc lãnh thổ Châu Âu của Nga (tức là khu vực phía Tây Nga đến dãy Ural), Nga có 3.660 xe tăng, 7.690 xe chiến đấu bọc thép, 4.634 pháo, 1.542 máy bay và 365 máy bay lên thẳng.

Xe tăng hiện đại nhất của Nga – T-90. Quân đội Nga có khoảng 500 chiếc kiểu này. Có khoảng 4.500 tăng T-80 các biến thể khác nhau. Ngoài ra còn có khoảng 12.500 xe tăng các loại khác đang có trong trang bị của các đơn vị hoặc đang được niêm cất.

Xe tăng tốt nhất của NATO – đó là “ Leopard-2” của Đức,- khoảng 2.000 chiếc đang có trong biên chế của các nước NATO. Trong lượng của “ Leopard-2” là gần 60 tấn. Mỹ coi xe tăng “ Abrams” MiA2 của mình là tốt nhất thế giới.

Các biến thể mới nhất của loại xe tăng này nặng gần 66 tấn. Trong trang bị của các nước NATO còn có “ Challenger” của Anh tương đương với lớp “ Leopard” và “ Abrams”. Trọng lượng “ Challenger” – hơn 60 tấn.

Tại sao tôi (Friedman) lại đặc biệt quan tâm đến trọng lượng tăng của NATO? Bởi vì các loại tăng này được chế tạo với chức năng ban đầu là chống lại hàng nghìn các xe tăng tấn công của Liên Xô.

Có nghĩa là chức năng của chúng là chống tăng. Đây không phải là loại phương tiện tấn công mà là phương tiện phỏng ngự. Chúng không thích hợp để tiến hành các cuộc chiến tranh chớp nhoáng vì nặng nề, cồng kềnh và khó xoay sở.

Tại sao lại như vậy, có bạn sẽ hỏi – thế còn chiến dịch ở Iraq thì sao?

Vâng, sau khi ném bom và bắn tên lửa nhiều tháng để “dọn sạch” các tuyến phòng thủ và cơ sở hạ tầng của đối phương và cũng sau khi đã tiêu diệt không quân và các hệ thống phòng không (của Iraq), các đội quân tăng khổng lồ của NATO mới hành tiến trên sa mạc phẳng lỳ của Iraq và tận dụng ưu thế về cự ly bắn để tiêu diệt các xe tăng của S.Hutsen như trên các trường bắn tập.

Có thông tin là đã tổn thất vài chục chiếc “Abrams” nhưng vì lý do kỹ thuật chứ không phải vì hỏa lực đáp trả của Quân đội Iraq.

Nhưng rõ ràng là khả năng tiến hành một chiến dịch không kích chống Nga mà không bị trừng phạt là điều không thể xảy ra. Nga sẽ có đòn trả đũa và lúc này không biết ai sẽ thắng ai. Việc sản xuất tên lửa có cánh tất cả các loại của Nga trong những năm gần đây đã tăng hàng chục lần.

Ngoài ra, để có thể tác chiến - cần phải vận chuyển một số lượng lớn các loại xe tăng đến chiến trường. Về mặt nguyên tắc, xe tăng có thể tự mình hành tiến, nhưng nếu như vậy thì tuổi thọ của động cơ sẽ không còn nhiều. Mỹ có rất nhiều các đơn vị kỹ thuật xuất sắc có thể thay mới động cơ cho tăng “Abrams”.

Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải đưa những đơn vị kỹ thuật này đến chiến trường tiềm năng và điều đó cần không chỉ một vài ngày. Để có thể chuẩn bị một cách đầy đủ cho chiến dịch tại Iraq, NATO đã mất tới không dưới nửa năm.

Ngoài ra, địa hình Nga và Ukraine không giống Iraq. Nền đất ở đây yếu, có nhiều đầm lầy và xe tăng NATO sẽ dễ bị sa lầy như những “ Tigers” của Hitle trong Thế chiến thứ hai .

Còn một yếu tố quan trọng nữa - phần lớn các cầu ở Nga và Ukraine được thiết kế chịu tải trọng 20 tấn, chúng có thể chịu được trọng tải xe tăng Nga (46 tấn), nhưng chắc chắn 100 % là sẽ không chịu được trọng tải của các xe tăng NATO (từ 60 tấn trở lên).

Nếu vận chuyển tăng bằng đường sắt cũng sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn. Vấn đề là ở chỗ tăng “Abrams” tất cả các biến thể đều có kích thước lớn hơn kích thước tiêu chuẩn của các toa tầu.

Về mặt nguyên tắc, trong thời bình có thể vận chuyển “ Abrams” bằng đường sắt – nhưng chỉ trong giới hạn những tuyến đường sắt chuyên dụng cho mục đích này và buộc phải dừng các đoàn tàu ở tuyến song song thứ hai để xe tăng không vướng phải các đoàn tàu đi ngược chiều.

Ở Mỹ cũng đã xây dựng các tuyến như vậy, nhưng chỉ từ nhà máy sản xuất (hoặc sửa chửa) đến các căn cứ bảo quản niêm cất tăng.

Việc vận chuyển xe tăng kích thước lớn bằng đường sắt dân dụng là hầu như không thể.

Xe tăng Nga được thiết kế để có thể tương thích với kích thước của các toa tầu chuẩn và không gây khó khăn gì cho việc vận chuyển bằng đường sắt dân dụng.

“Abrams” có chiều rộng 3,65 m, còn xe tăng họ T-72/T-90 có chiều rộng là 3,46 m.

Sự khác biệt không lớn, chỉ 19 cm. Nhưng dù sao cũng không thể vận chuyển “Abrams” bằng tuyến đường sắt thông thường vì sẽ vướng các lan can cầu , các cột mốc khác dọc tuyến đường sắt và tại các ga.

Thêm nữa, nếu NATO vẫn quyết tâm đánh nhau với Nga, thì NATO sẽ phải vận chuyển xe tăng ở một cự ly rất lớn. Trong trường hợp xảy ra xung đột ở Novorossi (vùng đông nam Ukraine) – cự ly đó sẽ là khoảng 1.500 km. Đây là một nhiệm vụ kỹ thuật rất phức tạp, để làm được điều đó cần một chi phí không nhỏ và vài tháng để chuẩn bị.

Tất nhiên, cũng có thể điều các xe tăng T-72 Xô viết hoặc T-55 cũng của Xô viết đang có trong trang bị của Quân đội Ba Lan và Rumani bằng đường sắt đến khu vực chiến sự. Cách đây không lâu, quân đội Ukraine cũng đã vận chuyển hơn 200 xe chiến đấu từ khu vực phía Tây đến thành phố Izium ở phía Đông Ukrane.

Nhưng trong trường hợp này, các xe tăng Nga hiện đại hơn sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe tăng Xô viết đã lạc hậu như trong một buổi tập. Chắc chắn giới lãnh đạo NATO thừa hiểu điều này.

Kết luận: việc vận chuyển các phương tiện thiết giáp hiện đại của NATO đến chiến trường tiềm năng đòi hỏi một khoản chi phí lớn, một thời gian dài chuẩn bị và điều đó cho phép đối phương (Nga) có đủ điều kiện để tổ chức một hệ thống phòng thủ hiệu quả.

Tại sao các nhà chiến lược NATO lại có những tính toán sai sót như vậy? Khi Liên Xô còn tồn tại, xe tăng NATO được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ phòng ngự và đã được bố trí trước tại các hướng mà xe tăng Xô Viết có thể tấn công.

Họ (các nhà chiến lược NATO) đã không nghĩ tới khả năng là các khu vực rừng và cánh đồng của Ukranie một ngày nào đó có thể trở thành chiến trường.

Về Không quân và Phòng không:

Chúng ta không quá đi sâu vào các tính năng kỹ thuật của các máy bay chiến đấu của NATO và Nga. Cho tới thời gian gần đây nhất, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng máy bay chiến đấu Nga cơ động tốt hơn nhưng máy bay NATO có trang bị tốt hơn.

Nhưng có thông tin là Nga đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử mới nhất “Khibina-U” do Viện khoa học- nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Kaluga và Viện khoa học- nghiên cứu Samara “ Ekran” thiết kế theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Nhiều chuyên gia nhận định, chính nhờ hệ thống tác chiến điện tử mới này này mà các máy bay ném bom kiểu cũ Su-24 của Nga đã vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống điện tử của tàu khu trục Mỹ “Donald Cook”.

Không ai biết một cách đầy đủ những gì đã diễn ra với tàu khu trục Mỹ (Donald Cook), nhưng chắc chắn một điều là người Mỹ cần phải xác minh thông tin này và nghiên cứu khả năng thực sự của các hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga rồi căn cứ vào các số liệu và tin tức tình báo thu được để ra quyết định về việc có sẵn sàng (hay không sẵn sàng) tiến hành một cuộc xung đột vũ trang với Nga.

Hoàn toàn có cơ sở để tin rằng: một trong những nhiệm vụ mà các máy bay tiêm kích NATO mới được điều đến vùng Baltic là tìm hiểu có hay không các hệ thống tác chiến điện tử mới (của Nga) và đánh giá khả năng của chúng (trong trường hợp có một hệ thống mới như vậy).

Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì NATO cũng không thể chiếm ưu thế trên không vì Nga có ưu thế tuyệt đối và không thể tranh cãi về các phương tiện phòng không: S-300, S-400 và các tổ hợp phòng không khác có thể bảo vệ một cách hiệu quả các công trình mặt đất và sinh lực quân đội Nga.

Phương tiện kỹ thuật là phương tiện kỹ thuật – nhân tố quyết định chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh vẫn là con người – cụ thể hơn là tinh thần chiến đấu và kỹ năng tác chiến của sỹ quan và binh sỹ. Thực tế cho thấy là lực lượng giữ vai trò chủ chốt vẫn là lực lượng đặc nhiệm- tinh hoa của quân đội.

Những sự kiện ở Crimea và Novorossi là một minh chứng rõ ràng cho thấy Nga cũng có ưu thế về lực lượng này. Chiến tích của những con người không biết từ đâu xuất hiện làm nổ tung máy bay lên thẳng tại sân bay Kramator (tại Ukraine) cho thấy Nga không chỉ có những “con người lịch thiệp”( ám chỉ lực lượng đặc nhiệm), mà còn có cả những “du kích” rất đáng sợ.

Và cuối cùng – các nhà chiến lược NATO hoàn toàn có thừa đủ cơ sở (và thông tin) để hiểu rằng: trong bối cảnh và tương quan (lực lượng ) như hiện nay, một cuộc xung đột quân sự với Nga là điều không mong muốn. Quan điểm trên của các nhà vạch chính sách NATO cũng được nhiều quan chức Mỹ cấp cao nhất chia sẻ.

Cách đây không lâu, ngoại trưởng Mỹ G.Kerry đã có cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ và bị các nghị sỹ chỉ trích gay gắt vì những nhượng bộ liên tiếp trước “cuộc xâm lược Ukraine” của Nga. Ông này chỉ đưa ra một câu hỏi cho tất cả các nghị sỹ: “Ai trong số các ngài là người muốn chiến tranh với Nga?”. Câu trả lời là sự im lặng.

Mỹ không bao giờ tấn công đối thủ ngang cơ. Chỉ tấn công những kẻ chắc chắn yếu hơn.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-nga-x...ac-a/280663.vnp

Trung Quốc, Nga xây dựng cảng biển lớn nhất Đông Bắc Á

Tờ Nhân dân Nhật báo ấn bản điện tử của Trung Quốc tối 10/9 đưa tin Bắc Kinh và Moskva sẽ xây dựng một trong những cảng biển lớn nhất ở Đông Bắc Á trên bờ biển của Nga hướng ra Biển Nhật Bản - thêm một động thái thể hiện liên minh đang lớn mạnh giữa 2 cường quốc này, đặc biệt là về năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, cảng biển nói trên dự kiến có năng lực bốc dỡ khoảng 60 triệu tấn hàng hóa mỗi năm - tương đương với cảng biển nhộn nhịp nhất Immingham (Anh) hay cảng Le Havre (Pháp).

Theo AFP, cơ sở mới này sẽ được đặt ở vùng Viễn Đông của Nga, cách biên giới Trung Quốc chỉ 18 km và cũng gần với Triều Tiên.

Trước đó, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cảng biển trên tại Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tổ chức hồi tháng 5 vừa qua tại Thượng Hải (Trung Quốc).

Quốc gia thiếu tài nguyên Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn tài nguyên năng lượng của nước này trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ở trong nước, trong khi Nga, vốn đang bất hòa với Phương Tây liên quan tới việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea, cũng đang tìm cách chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang châu Á./.
langtubachkhoa
Chính phủ: Nhật Bản dự định sẽ phát triển hơn nữa quan hệ với Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_11/277148544/

Nhật Bản dự định sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với Nga trong tương lai vì điều này đáp ứng các lợi ích quốc gia của Nhật. Đây là tuyên bố hôm thứ Năm của Tổng thư ký Chính phủ Nhật Bản Yosihide Suga.

Ông cho hay là cựu Thủ tướng Nhật Yoshiro Mori vừa có cuộc hội đàm ở Matxcova với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã chuyển cho ông thông điệp riêng của người đứng đầu chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe. Cuộc hội đàm của ông Mori với tổng thống Putin là lần gặp mặt đầu tiên ở cấp độ này kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraina vào cuối tháng Hai leo thang. Ở Nhật hy vọng rằng đây có thể là một dấu hiệu của sự cải thiện quan hệ giữa hai nước, vốn đã có phần lạnh đi sau khi Nhật Bản quyết định tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Tuy nhiên, ông Suga không trả lời rõ ràng cho câu hỏi về thời hạn cụ thể chuyến đi đến Nhật Bản của Tổng thống Nga. Theo ông, quyết định về chuyến thăm sẽ được thực hiện “với việc xem xét toàn diện nhiều yếu tố khác nhau”.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/nga-da-soan-thao...-tay/280753.vnp

"Nga đã soạn thảo các biện pháp mới để trừng phạt Phương Tây"

Ngày 11/9, cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva đã soạn thảo các lệnh trừng phạt mới đối với Phương Tây nhằm vào các mặt hàng nhập khẩu là xe hơi cũ và hàng tiêu dùng.

Tuyên bố này được đưa ra giữa bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

"Theo những gì tôi được biết, hiện tại bộ phát triển kinh tế đã lập một danh sách các hàng hóa này," cố vấn Andrei Belousov được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời nói.

Cố vấn Andrei Belousov cho biết: "Chúng tôi có một loạt các mặt hàng phi nông nghiệp mà các đối tác của chúng tôi - đặc biệt là các đối tác ở Châu Âu - phụ thuộc vào Nga nhiều hơn là Nga phụ thuộc vào họ."

"Việc này liên quan đến nhập khẩu xe hơi, trước hết là xe đã qua sử dụng, việc này liên quan đến một số mặt hàng tiêu dùng mà chúng tôi có thể tự sản xuất. Không phải tất cả nhưng có một số loại vải vóc," ông Belousov cho biết.

Các thành viên EU đã nhất trí áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vào ngày 12/9, khiến cho đồng ruble của Nga bị sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD.

Ông Belousov tuyên bố các công ty chịu lệnh trừng phạt của Phương Tây sẽ được nhà nước hỗ trợ. "Các hình thức hỗ trợ đang được soạn thảo," ông nói.

Tháng trước Nga đã cấm hầu hết hàng thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ và EU để trả đũa các lệnh trừng phạt của Phương Tây. Moskva cũng đe dọa chặn các chuyến bay của các hãng hàng không Châu Âu trên không phận nước này./.
langtubachkhoa
Cuộc chiến khí đốt:
Nga cắt giảm hay Ukraina hút trộm?
Xung quanh việc hôm qua 10.09, Ba Lan bất ngờ 'stop' dòng gas chảy ngược vào Kiev hiện có nhiều 'âm mưu'.
Trong một thông báo chính thức, Nhà cung cấp Gazprom cho hay 'vẫn cấp đủ sản lượng như mọi ngày là 23 triệu mét khối'.

Phía công ty khí đốt Ba Lan thì nói bị 'cắt mất 20% lưu lượng hôm thứ hai và 24% hôm thứ ba'.

Nếu tuyên bố cả 2 bên đều đúng thì lượng gas 'hao hụt' này chạy đi đâu trên đoạn đường trung chuyển qua ngã Ukraina?

Phía Ukraina, để thể hiện 'sự trong trắng', ngay lập tức cũng lên tiếng giải thích một cách rất buồn cười: 'chúng tôi (Ukraina) nhận của Ba Lan khoảng 4 triệu mét khối gas mỗi ngày. Ba Lan đặt hàng 11 triệu: BaLan 7, Ukraina 4. Nhưng phía Nga chỉ cung cấp có... 7'

Slovakia và Hungary (lần lượt 21 và 16 triệu khối gas/ngày) vẫn giữ lưu lượng cung cấp ngược cho Ukraina mà không gặp sự cố gì.

Chẳng biết thực hư ra sao nhưng không hiểu người bán thì đưa hóa đơn một đằng, người mua lại nói một kiểu như vậy thì thanh toán sao?
langtubachkhoa
http://infonet.vn/don-suc-kiem-che-my-nga-...post144195.info

Dồn sức kiềm chế Mỹ, Nga và Trung Quốc quyết loại đồng USD

Hôm 9/9, Nga và Trung Quốc đã cam kết thắt chặt hợp tác thương mại song phương sử dụng đồng ruble và nhân dân tệ giữa ngân hàng hai nước, công cụ giúp Moscow phản đòn lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo Reuters, phát biểu trước giới báo chí tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Igor Shuvalov cho biết ông đã đồng ý với bản hiệp ước hợp tác kinh tế với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ, nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng ruble và Nhân dân tệ trong các phiên giao dịch thương mại của hai nước.

Theo đó, các ngân hàng Nga sẽ lập tài khoản ngay trong các ngân hàng Trung Quốc. Động thái này sẽ giúp các công ty của Nga có thể dễ dàng vay vốn từ phía đối tác Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ không phá bỏ các bản hợp đồng sử dụng đồng đôla trong giao dịch, đã được ký kết trước đây. Nhưng chúng tôi sẽ khuyến khích các công ty của hai nước chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia và tránh sử dụng đồng tiền của nước thứ ba", ông Shuvalov nói.

Nhu cầu kiềm chế sự thống trị của đồng đôla đang trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với Moscow trong năm nay khi mà chính phủ Mỹ và châu Âu liên tục áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga trước cáo buộc ủng hộ phe ly khai miền đông Ukraine.

Thậm chí, Washington và Brussels còn loại các ngân hàng nhà nước và tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga khỏi thị trường vốn. Hành động này sẽ khiến cả các công ty không nằm trong danh sách đen chịu lệnh trừng phạt, cũng phải gồng mình trong cuộc chiến tạo nguồn vốn vay lớn bên ngoài thị trường nội địa.

Đối với Trung Quốc, việc giảm tầm ảnh hưởng của đồng đôla hoàn toàn phù hợp với tham vọng tăng khả năng luân chuyển đồng nhân dân tệ và hy vọng trong tương lai, đồng tiền này sẽ trở thành đồng tiền dự trữ trên toàn cầu. Với 32% trong tổng số 4 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối đã được Trung Quốc đầu tư vào những khoản vay nợ của chính phủ Mỹ, Bắc Kinh luôn muốn kiềm chế nguy cơ rủi ro đầu tư bằng đồng đôla.

Cũng theo Phó thủ tướng Shuvalov, các bản đề xuất đầu tư của công ty Trung Quốc vào hơn 30 dự án tại Nga cũng đã được thảo luận trong cuộc họp hôm 9/9. Trong đó, nhiều dự án có mức đầu tư lên tới vài trăm triệu đôla cho các công trình xây dựng đường xá, cầu cống, phát triển nhân lực, hoạt động sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải.

Chia sẻ với hãng tin Prime hôm 9/9, Phó chủ tịch thứ nhất tập đoàn Đường sắt Nga (Russian Railways), Alexander Misharin cho biết các nhà đầu tư Trung Quốc đã sẵn sàng chi 400 tỷ ruble (10,7 tỷ USD) để xây dựng dự án đường sắt cao tốc nối Moscow với Kazan, thành phố miền đông cách thủ phủ của Nga 800 km.

Hồi tháng Năm, Trung Quốc và Nga đã ký kết thỏa thuận mua bán ký đốt lịch sử trị giá 400 tỷ USD. Thương vụ này đã giúp Moscow mở rộng thị trường xuất khẩu khí đốt sau khi mất một số khách hàng châu Âu vì những cáo buộc liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh)
langtubachkhoa
Như vâỵ là cuôc chơi đê sap xếp lại thế giới có vẻ đi đến hồi gần kết (dù vẫn có rủi ro là sẽ tiếp tục có chuyện). Trong cuộc chơi này, Ukr chỉ là cái cớ và con bài. Đây là 1 con bài rất quan trọng để Mỹ ngăn cản Nga, tức là ngăn cản 1 dối thủ tiềm tàng trong tương lai cạnh tranh vị trí siêu cường. Kể từ sau Liên Xô tan rã, xung dột ý thưc hệ không còn, thì mục tiêu của Mỹ là ngăn bất kỳ nước nào vươn lên vị trí siêu cường số 1 của mình (Mỹ có thể đành chấp nhận nước đó giàu về kinh tế, nhưng không chấp nhận nước đó vươn lên tự chủ về chính trị và an ninh), và Mỹ áp dụng điều này với bất kỳ đối thủ tiếm năng nào: Trung Quốc, Nga, EU và dĩ nhiên cả Nhật bản, Ấn.

Với TQ, Mỹ áp dụng biện pháp khống chế các nguồn tài nguyên, các con đuong chiến lược, giám sát sức mạnh quân sự

Voi EU (thực tế là Tây Âu), Mỹ kiểm soát thông qua cây gậy NATO, thông qua hàng loạt cac căn cứ quân sự trên dất EU +can thiệp vào công nghệ quân sự các nuoc này (hiện ở EU, chỉ có Pháp là có sự tự chủ nhất về quân sự, cả về công nghệ lẫn triển khai do đã đá căn cứ và trụ sở NATO mà Mỹ định đặt trên đất Pháp), và thông quan hàng loạt các nước "đồng minh" thành viên EU của mình (như Anh, Ba lan, các nước baltic và Mỹ còn đang tuyên bố ủng hộ Thổ vào EU. Hiện ý đồ đưa Ukr vào EU để làm rệu rã các nuớc Tây Âu của Mỹ đang tạm bị chặn lại)

Với Nga, Mỹ không có khả năng khống chế như làm với EU, TQ, do Nga có nền quân sự và hạt nhân riêng, Nga có công nghệ, đặc biệt là những ngành công nghệ chiến lược tự chủ riêng (ngoại lệ có lẽ là công nghệ khoan nước sâu, do từ lâu Liên Xô và Nga tập trung khai thác dầu trên đất liền). Nga cũng là nước giàu tài nguyên mà k phải nhập khẩu bên ngoài như TQ. Vì thế, Mỹ khống chế cách khác, chủ yếu là tìm cách bao vây phong toả, gây rối loạn nội bộ và làm chảy máu tài chính (thông qua chiêu bài dân chủ với sự thực hiện của các tài phiệt Nga, diều này tháy rõ thời Yelsin, đén thời Putin mói không ché dần dần dù hậu quả vẫn còn). Trong ý đồ này, Ukr là quân bài quan trọng nhất. Nga, Ukr, Belarus chính là 3 bộ não chính làm nên Liên Xô, dù dĩ nhiên Nga là trọng yếu nhất. Hiện Mỹ chưa nắm được belarus, nên k thể để Ukr về tay Nga, cho dù Ukr trung lập Mỹ cũng không chịu, chưa khống chế được Ukr thì Mỹ không thể yên tâm về Nga , ngoài ra Ukr còn là con bài để Mỹ lợi dụng gây mâu thuẫn Nga-EU cũng như vứt Ukr vào EU để làm phân hóa nội bộ EU, cho dù sau khi mất Crimea thì lợi thế địa chính trị của Ukr đã giảm đến 70%, nhưng phân còn lại giá trị cũng không nhỏ để có thể bỏ qua.

Như vậy Ukr đã trở thành bãi chiến trường cho các siêu cường, cho sự phân định lại quan hệ giữa bọn họ. Và quay lại chủ để mới hôm nay: tại sao khi bắt đầu hạ nhiệt thì EU lại vẫn trừng phạt? Mỹ thì có thể hiểu, tại sao EU lại vẫn làm? Và tại sao EU và Mỹ làm nhưng nguyên thủ của họ đều tuyên bố, nếu Nga "tuân thủ cam kết" thì trừng phạt sẽ được gỡ bỏ ngay. EU còn tuyên bố sẽ xem lại vào cuối tháng này, có thể gỡ bỏ 1 phần hoặc toàn bộ nếu cần (dù dĩ nhiên cũng có thê tăng lên), thủ tướng Đức thì tuyên bố chung ta (EU) va Nga có thể trở lại bạn tốt bất kỳ lúc nào, etc. Lý do có lẽ vì những sự kiên trọng đại đã xảy ra và sap tới:

1) Quốc hội của Ukr chuẩn bị phê chuẩn thỏa thuận EU-UKR. Tổng thống Ukr sap thăm Mỹ đề nghị quy chế đồng minh ngoài NATO
2) Bầu cử quốc hội Ukr sap tới
3) Ukr thua trên chiến trường, mất cảng Mariupol
4) Đàm phán về quy chế của miền Đông đang diễn ra cả công khai lẫn bí mật
5) Đàm phán khí đốt sap diễn ra chính thức và đã diễn ra ngấm ngầm
5bí) Mùa đông sap tới
6) Nga và TQ thông qua quyết dịnh swap (hóan đổi) tiền tệ với nhau, thanh toán nhau bằng đồng nội địa để thóat dollar
7) Nga và Iran quyết dịnh dùng nội tệ (Nga cũng làm vậy với cả VN, nhưng vai trò VN ít quan trọng hơn)
8) Nga tích trữ tiền của mình bằng nhân dân tệ, rup, vàng, dollar hồng kông
9) Liên minh Á Âu hình thành và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/2015 (theo dụ kiến)
10) Khối thuong Hải có thể két nạp Ấn, Pakistan, iran
11) Khối phòng vệ tập thể của Nga tập trận
12) Ngân hàng và quỹ dự phòng của BRICS hình thành

Điều 1) chính là điều mà Mỹ-EU muốn. Nhưng dù là đồng minh ngoài NATO hay ký thỏa thuận với EU, như hiện tại và về trung hạn, Ukr sẽ không thể sông được nếu Nga quyet tam muốn diệt, vi Nga nắm trong tay đầy đủ đòn bẩy về kinh tế và năng lượng để làm điều này. Vì thế Mỹ-EU đang muốn ép Nga phải chấp nhận để "buông tha" cho Ukr vào vòng kiếm soát của họ. Việc này dĩ nhiên giải quyết trên bàn đàm phán, nhưng vị thế và kết quả đàm phán phụ thuộc vào điều 3). Ukr đã thua khiến cho Nga ở trên thế mạnh đàm phán, vì thế cả EU-Mỹ đều tung ra biện pháp trừng phạt để giành lại lợi thế của mình, ngoài ra trừng phạt này cũng đẻ tạo loi thế cho Ukr trên bàn dàm phán về điều 4) ở trên

Với Mỹ, thì còn có những lý do khác: Mỹ sở dĩ lãnh đạo thế giới là nhờ 2 công cụ chính bổ sung cho nhau: sức mạnh quân sự khống chế các nước khác và dollar là đồng thanh toán quốc tế. Mỹ không hoặc chí ít là chưa thể khống chế Nga về quân sự, vì thế đồng dollar là tối quan trọng. Mỹ sở dĩ dậm dọa đựoc thế giới, ra đòn phạt này nọ đèu nhờ ở vị thế bá chủ của dollar. Mà sở dĩ bá chủ được là nhờ ở các nuớc bán tài nguyên đều đòi thanh toán đồng dollar. Việc Nga, nhà cung cấp năng lượng, tài nguyen và vũ khí công nghệ cao lớn lại cho phép thanh toán không phải bằng đồng dollar là 1 hiểm họa lâu dài, nó có nguy cơ dẫn đen việc hình thành 1 thị trường riêng k có dollar, và như thế thì khả năng hô mưa gọi gió của Mỹ đâu còn.

Mỹ muốn thông qua tài nguyen, năng lượng, công nghệ (nói chung và công nghệ vũ khí nói riêng) khống chế TQ. Nga lại cung cấp tất cả cái đó cho TQ mà không cần qua đồng dollar và cho phép TQ dùng đồng nội tệ thì quả là 1 loi ích vô cùng lớn cho TQ. Nga có công nghê và tri thức nhưng lại thiếu sức lao động, nói cách khác là thiếu lực điền, trong khi TQ lại mạnh về cái này, rõ ràng là sự bổ sung hoàn hảo. Iran, một vị trí chiến lược khác lại xích vào gần Nga-TQ và thanh toán bằng nội tệ lại càng là hiểm họa.

Như vậy Mỹ trừng phạt Nga, quan sát lệnh trừng phạt này, ta thấy rất rõ, đây thực chất là 1 cách gây sức ép với Nga, đòi Nga phải quay về với đồng dollar. Ngoài ra, Mỹ trừng phạt Nga còn là để giành lấy Nga khỏi EU nữa

Ngoài ra, nội bộ Nga cũng có 2 phe : 1 phe muốn chấm dứt Ukr ở đây và làm hòa với phương Tây, 1 phe muốn tiếp diễn. Việc tuyên bố trừng phạt và hứa sẽ hủy bỏ trừng phạt nếu Nga "tôn trọng cam kết" là cách để làm mạnh cho phe 1


Vậy hậu quả của trừng phạt là gì? Thực ra thì tat cả các biên pháp trừng phạt của EU và những lời dọa trả đũa của Nga dều đã được thực hiện từ trước. Ngay sau vòng đầu trừng phạt của EU thì thực chất Nga đã k còn tiếp cận được đồng vốn từ thị trường tài chính EU nữa, vì những đối tác và chủ nợ đều sợ rui ro nên đâu dám cho vay. Bản thân Nga cũng biết thế nên đã chủ động chuyển sang châu Á từ đầu năm nay, đã thực hiện cái điều 8) ở trên, tích trữ tiền tài sản của mình bằng nhân dân tệ, rup, vàng, dollar hồng kông. Việc EU tuyên bố vừa rồi, dù nó rất quan trong, nhưng là quan trọng ở khía cạnh chính trị, ngọa giao, và có thể tạo nên hiệu ứng tâm lý tức thời trên sàn chứng khoán, nhưng về thực chất kinh tế, thì nó đã diễn ra từ trước khá lâu.

Cũng như vậy, việc Nga trả đũa sẽ cấm các mat hàng EU, thì dù việc cấm chưa có, nhưng hiệu quả của nó đã có, đồng rup mất giá khiến cho giá cả mặt hàng của EU bán tại Nga tăng vọt, gây nên lạm phát => người dân Nga quay sang các mặt hàng nội địa (vốn xưa này vẫn đạng cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại).

Tuy nhiên, Nga vẫn còn con bài khác: đó là mặt hàng ô tô cũ + 1 số mặt hàng tiêu dùng của EU chưa bị ảnh hưởng lắm bơi việc đồng rup mất giá, và đây chính là điều mà Nga đang dọa muốn cấm. Ngoài ra, đóng không phận cũng là 1 con bài nặng ký. Người ta có thể viện dẫn Nga mất 300 triệu USD/năm để an ủi, nhưng con số đó quá nhỏ đối với nhu cầu của Nga, trong khi EU sẽ mất hơn rất nhiều. Hơn nữa, Nga còn có thể chơi chọn lọc: 1 số hãng châu Á có thể k bị phạt, cẫm 1 số hãng EU, tăng giá 1 số hãng EU (chăc chắn họ phải chịu, còn hơn phải bay vòng, giá vẫn đăt hơn mà thoi gian bay lâu hơn => nguy cơ mất khách vào tay 1 số hãng k bị phạt) như thế vẫn sẽ có tiền hàng năm mà vẫn phạt đựoc EU

Một biện pháp nữa loi hại hơn, đó là tăng giá khí đốt, đồng thời viện trợ mạnh cho dân quân chiếm cả miền ĐÔng, nhưng cái này chỉ dùng khi mà chơi đến cùng thôi
langtubachkhoa
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/197095/t...phuong-tay.html

Tự chủ kinh tế: Cách Putin đối đầu phương Tây

Với việc phương Tây tiếp tục đưa ra những biện pháp cấm vận mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch mà những trợ tá của ông gọi là trả đũa “bất cân xứng”.

Thay vì trừng phạt trực tiếp nhằm vào phương Tây, ông Putin dường như đang thúc đẩy Nga đi theo con đường kinh tế tự chủ - đồng thời cũng thận trọng không chọc giận người Nga vốn đã quen với hàng hóa phương Tây.

Theo hãng thông tấn RIA của Nga, một phụ tá của Putin nói rằng, Moscow sẽ nhằm vào đích các danh mục phi nông nghiệp - thứ mà “châu Âu phụ thuộc vào Nga hơn là Nga phụ thuộc vào họ”. Ví dụ như việc hạn chế nhập khẩu quần áo, xe hơi phương Tây.

Putin dường như đang thúc đẩy tiến trình mà ông từng công bố trước đó là xây dựng khả năng của nước Nga trong việc sản xuất các sản phẩm tiêu dùng với quy mô lớn. Ví dụ, ông muốn Nga sẽ tự sản xuất các sản phẩm may mặc.

Dĩ nhiên với ô tô, kế hoạch của ông cũng không hề dễ dàng. Nhưng mục tiêu trả đũa của Putin không nhằm vào các loại xe mới phần lớn được nhập khẩu chiếm 31% thị trường, hay xe do công ty nước ngoài lắp ráp tại Nga (khoảng 50%).

Putin đang thúc đẩy chính sách khuyến khích dùng ô tô nội địa. Trong tháng 7, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã ra chỉ thị cấm quan chức chính phủ mua xe công nhập khẩu. Hiện tại, nếu ông Putin tiếp tục với lệnh cấm nhập khẩu xe cũ, thì đây có thể là một bước đi khác nhằm thúc đẩy người Nga mua các loại xe thương hiệu nội địa, từ đó thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô trong nước như AvtoVAZ.

Hướng về châu Á

Bình luận trong một cuộc họp ở Tajikistan hôm qua, Tổng thống Nga Putin đã kêu gọi những nỗ lực mới nhằm tăng cường hợp tác với TQ và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á giữa bối cảnh EU thắt chặt cấm vận Nga xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraina.

Tại cuộc họp, ông Putin không đề cập trực tiếp tới lệnh cấm vận, nhưng đã cố gắng xây dựng các mối quan hệ kinh tế với châu Á. "Tôi tin rằng thực sự cần thiết để cải thiện hiệu quả hợp tác của chúng ta nhằm đối mặt với các thách thức”, ông nói tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

"Hơn nữa, tình hình thế giới ngày một khó khăn, ngày càng có nhiều mối đe dọa”, Tổng thống Nga phát biểu.

Ông Putin cho biết, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình hình Ukraina. Bày tỏ quan ngại về tình hình kinh tế toàn cầu, ông nhấn mạnh: "Trong bối cảnh này, tôi đề nghị chúng ta xem xét nâng cấp chương trình hợp tác kinh tế, thương mại của SCO và đưa ra kế hoạch thực thi điều đó”.

SCO gồm có TQ, Nga, Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
langtubachkhoa
Khổ thân Ukr, vừa tuyên bố sẽ là bất lịch sự nếu EU k hứa hẹn về triển vọng thành viên EU, vậy mà kết quả là đến việc thực thi hiệp định thương mại cũng bị hoãn. Chế dộ tự do thương mai trong SNG đươc giữ đến hết 31/12/2015, nhưng Ukr đã tự rút khỏi SNG rồi kia mà

http://baotintuc.vn/kinh-te/eu-hoan-thuc-t...13144809261.htm
Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý hoãn thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Ukraine và EU, đồng thời giữ nguyên chế độ thương mại tự do trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đến hết ngày 31/12/2015.

Thỏa thuận này được đưa ra trong tuyên bố chung về kết quả các cuộc tham vấn ba bên về hiệp định liên kết của Brussels với Kiev diễn ra ngày 12/9 tại Brussels (Bỉ), với sự tham gia của Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Alexey Ulyukaev, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin và Ủy viên Thương mại EU Karel De Gucht .

Tuyên bố chung nêu rõ trong trường hợp Ukraine phê chuẩn hiệp định liên kết với EU (dự kiến vào ngày 15/9), tổ chức này sẵn sàng thực hiện chính sách linh hoạt, hoãn việc triển khai FTA đến cuối năm 2015 mà vẫn duy trì các ưu đãi thương mại tạm thời dành cho Ukraine trong thời gian này.

Như vậy, phần lớn hàng hóa Ukraine nhập khẩu vào thị trường châu Âu vẫn sẽ được miễn thuế, trong khi đó, hàng hóa châu Âu nhập khẩu vào Kiev sẽ tiếp tục phải chịu thuế. Thông cáo nêu rõ, trong thời gian hoãn thành lập khu vực tự do thương mại, các bên sẽ tiếp tục các cuộc tham vấn để tìm ra lời giải đáp cho những quan ngại từ phía Nga.

Trên cơ sở của thỏa thuận đạt được, Nga và Ukraine nhất trí tiếp tục duy trì chế độ thương mại tự do trong khuôn khổ SNG.

Trước đó, Nga đã dọa áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Ukraine nếu Kiev thực hiện FTA với EU từ ngày 1/11/2014.


http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/nga...13083757780.htm
Nga sẽ nhanh chóng trả đũa đòn trừng phạt của Mỹ

Mỹ đặt điều kiện rút lại lệnh trừng phạt Nga
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/my-...13093139517.htm
Một quan chức giấu tên Mỹ cho hay nước này có thể rút lại các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và tài chính của Nga nếu Moskva thiết lập một vùng đệm dọc biên giới Ukraine và đáp ứng các điều kiện khác.

http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/lenh-...12180102560.htm
Lệnh trừng phạt mới có tổn hại xuất khẩu vũ khí Nga?
Vòng trừng phạt mới của phương Tây chống lại Nga sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu vũ khí của Nga, một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn quốc doanh công nghệ cao Rostec (Nga) ngày 12/9 cho biết.

“Theo dự báo và kết luận cũng như căn cứ vào nhiệm vụ của chúng tôi trong khuôn khổ chương trình thay thế nhập khẩu, chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ lệnh trừng phạt mới trên”, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rostec Sergei Goreslavsky nói.

ch tập đoàn Rostec Sergei Chemezov, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 12/9.

Theo trang web chính thức của tập đoàn, “Rostec là một công ty công nghiệp của Nga gồm 663 bộ phận với 22 công ty con đặt dưới sự quản lý trực tiếp và 13 công ty cổ phần, 5 trong số đó chuyên sản xuất các sản phẩm dân sự và 8 công ty sản xuất sản phẩm cho các lĩnh vực quân sự và công nghiệp. Các chi nhánh của Tập đoàn Rostec được đặt tại 60 khu vực của Liên bang Nga. Sản phẩm công ty được phân phối cho hơn 70 quốc gia".

Trong gói biện pháp trừng phạt mới này, EU cấm 6 doanh nghiệp Nga được vay vốn tại thị trường châu Âu, trong đó có 3 doanh nghiệp thuộc ngành quốc phòng và 3 thuộc ngành năng lượng là các công ty Rosneft, Transneft và Gazprom Neft, chi nhánh dầu mỏ của Tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom.

Cùng với EU, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/9 cũng tuyên bố Washington tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực quốc phòng, tài chính và năng lượng của Nga. Có thể Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt ngân hàng Nga Sberbank và thắt chặt lệnh hạn chế 6 ngân hàng bị trừng phạt trước đó là VTB Bank, Gazprombank, Bank of Moscow, VEB và Ngân hàng Nông nghiệp Nga.

Moskva nhiều lần khẳng định rằng các lệnh phạt là phản tác dụng và sẽ có các biện pháp đáp trả.
langtubachkhoa
Tiếp tục khổ thân chú Ukr

Nhà Trắng: Tổng thống Hoa Kỳ và Nga có mối quan hệ xây dựng, bất kể cái nhìn khác biệt về Ukraina
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_13/277247094/
Tổng thống của Hoa Kỳ và Nga, các ông Barack Obama và Vladimir Putin vẫn bảo tồn được mối quan hệ làm việc xây dựng, bất chấp sự khác biệt về nhãn quan với vấn đề Ukraina.

Đó là tuyên bố hôm thứ Sáu do phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest đưa ra. Ông Josh Ernest dẫn ra điển hình là sự hợp tác giữa Nga và Hoa Kỳ về vấn đề hạt nhân của Iran trong hình thức "bộ sáu" trung gian quốc tế, và hoạt động chung để tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria.

Quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ đã xấu đi trong bối cảnh tình hình Ukraina. Hoa Kỳ không công nhận sự liên kết của Crưm vào thành phần LB Nga theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Ba, và Washington cáo buộc Matxcơva có lỗi trong thực trạng bất ổn ở miền đông Ukraina. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, trước khi đổ lỗi cho Nga, cần phải trình ra bằng chứng thực tế. Vô số thông báo của phương Tây cho rằng lực lượng Nga can thiệp vào tình hình Ukraina đều không hề có bằng chứng xác minh là thực.

Thủy thủ Nga ra biển trên tàu chở trực thăng Mistral mà Pháp chưa muốn bàn giao
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_13/277238708/

Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral với tên gọi "Vladivostok", vốn lẽ ra phải được bàn giao cho phía Nga, vào sáng thứ Bảy 13 tháng Chín xuất phát ra biển cùng với các thủy thủ Nga.

Họ sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm con tàu mà như đang thấy hiện nay chắc chưa về tay hạm đội Nga trong thời gian gần tới.

Tin đưa Mistral ra biển thử nghiệm do nguồn gần gũi với tình hình thông báo cho hãng thông tấn RIA "Novosti". "Đúng, vào sáng thứ Bảy "Vladivostok" bắt đầu thử nghiệm trên biển. Theo tư liệu hiện có, trên tàu sẽ là đội thủy thủ Nga gồm 200 người và cũng chừng đó người Pháp", - nguồn cung cấp tin cho biết.

Theo hợp đồng, chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên "Vladivostok" lẽ ra cần được bàn giao cho phía Nga vào mùa thu năm nay, chiếc thứ hai mang tên "Sevastopol" dự kiến sẽ bàn giao một năm sau đó. Tuy nhiên, hồi đầu tháng Chín, chính quyền Pháp quyết định hoãn bàn giao tàu, lấy lý do tình hình ở Ukraina. Các chuyên viên lưu ý rằng theo thỏa thuận trong hợp đồng, từ sau hạn xê dịch 120 ngày trở đi, cứ mỗi ngày chậm bàn giao thì phía Pháp có nghĩa vụ nộp phạt 1triệu USD - tiền bồi thường bội ước

Bộ Ngoại giao Nga: Matxcơva sẽ không thay đổi lập trường chính trị vì các biện pháp trừng phạt
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_13/277238839/
Bộ Ngoại giao Nga đánh giá việc áp đặt lệnh trừng phạt mới chống Nga là động thái thù địch kế tiếp từ phía Hoa Kỳ.

Trong bản tuyên bố của cơ quan Ngoại giao Nga nói rằng những biện pháp hạn chế mới kể trên sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình ở Ukraina, nơi đã rất khó khăn mới đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Matxcơva cho rằng biện pháp trừng phạt là không xây dựng và Nga không sửa soạn thay đổi lập trường chính trị của mình. Nga sẽ buộc phải có phản ứng đáp trả trong thời gian gần tới, - tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Trong văn kiện này cũng nhấn mạnh tác động của Washington vào đà leo thang xung đột ở Ukraina, - như phản ánh trên kênh truyền hình “Nước Nga 24”.

langtubachkhoa
Có 1 số bạn liêt kê thành tự Ukr đạt được sau Maidan:
- Mất Crưm
- Không có gas mùa đông
- Mất Đông Nam UCR
- Chết vài nghìn người
- Loại bỏ được đống thiết giáp cũ
- Vay nợ đầm đìa
- Công nghiệp đình trệ
- Vấn đề vào NATO cũng như EU sẽ bị gác lại không biết đến bao giờ

- hơn triệu dân tị nạn, họ chưa chắc đã quay về sau chiến tranh,
- cơ sở vật chất vùng Đông Nam bị phá hủy trầm trọng,
- sẽ hưởng ưu đãi giá gas chuẩn EU về sau,
- tăng động lực để Nga loại bỏ tuyến trung chuyển qua U,
- thất thu do các hãng hàng không tránh không phận,
- tăng chi phí do nhập hàng ở xa hơn và đắt hơn (than là ví dụ, sau đó là gas, không loại trừ dầu mỏ, điện, hóa chất...)
- tạo mâu thuẫn và hệ lụy xã hội sâu sắc sau chiến tranh,
- tạo ra lực lượng cực đoan được trang bị vũ khí nặng và mạnh trong khi chính phủ không kiểm soát, điều khiển được, sẽ là một cục nợ về an ninh xã hội sau này

miền Tây UCR (Ruthenian) cũng muốn được Hungary công nhận là nước cộng hòa tự trị trên cơ sở referendum năm 1991 (>70% lúc đó ủng hộ độc lập). Hồ sơ pháp lý do hội nghị Ruthenian-Hungarian Congress tuần sau trình ủy ban của quốc hội Hungary với những dấu hiệu chắc chắn có nhưng quyết định công nhận nước công hòa tự trị Zakarpat.
Phỏng vấn thủ tướng nước cộng hòa Zakarpat ko được công nhận
http://izvestia.ru/news/576648


Tôi bổ sung thêm:
có nguy cơ bị Mỹ, EU khống chế hoàn toàn về chính trị, chiến lựoc
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.