Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Phó Thường Nhân
Trước khi áp dụng cách phân tích “khung” (nói nôm na của tương quan lực lượng) vào quan hệ VN-Mỹ nhìn qua ví dụ những gì xẩy ra ở UK, tôi trả lại chủ đề này cho UK và Nga.
Về UK. Hiện tại tình trạng chính trị của nhà nước này rất phức tạp. Về xu hướng chính trị, người ta có thể chia nó làm ba: ly khai, cực hữu, tài phiệt. Trong đó phần tài phiệt vẫn nắm phần đa số trong chính trường UK, còn ly khai và cực hữu là thiểu số và bị đẩy ra thành hai cực đối nhau. Trong phần tài phiệt trước đây nó có 3 nhóm : nhóm thân Nga (đồ đệ của ông Yanutkovitch cũ), nhóm thân phương Tây (đồ đệ của bà Timossenko), nhóm trung dung (đại diện là tổng thống UK hiện thời). Về bản chất, chính trường UK không có thay đổi so với trước khủng hoảng. Tại sao lại thế, vì nếu bầu cử dân chủ thì phải tìm được “người tài” chứ. Trong thực tế, kết quả bầu cử là do tiền quyết định, còn ý dân với những thứ cao đẹp khác mà người ta vẫn rao rảng chỉ là bánh vẽ. Chính vì thế mà từ cách đây cả trăm năm, những người theo chủ nghĩa Mác mới nói rằng dân chủ của nó là hình thức. Và đó là sự thật. Cho đến nay vẫn là sự thật. Chỉ có trong các nước tư bản phát triển, thì cái dân chủ hình thức ấy mới được cân đối bởi nhà nước pháp quyền, và quyền lợi người dân có được đảm bảo là do cái nhà nước pháp quyền này, chứ không phải do hình thức chính trị “đa nhóm”. Cuộc khủng hoảng đã dẫn tới sự thay đổi tương quan lực lượng giữa 3 nhóm tài phiệt. Trong đó tiếng nói chính trị của một nhóm bị triệt tiêu (nhóm theo Nga), nhưng đồ đệ của nó lại quay về với nhóm của tổng thống UK hiện thời. Và đây chính là điều khiến miền Đông không nổi dậy hoàn toàn, khiến tình hình của nó khác với Crimea. Các nhóm tài phiệt đã tự tạo ra các lực lượng vũ trang, như cái bản đồ của bọn Novosti đưa ra, và tôi đã dẫn nó ở đâu đó trong một bài viết bên trên. Sau nội loạn Maidan, Timossenko dù không hoạt động gì ra mặt,nhưng vẫn là “bố già” của nhóm này và quyền lực của nó được thể hiện qua thủ tướng hiện thời của UK. Thế lực của nhóm này vẫn rất mạnh. Chính thế lực của nhóm này đã lợi dụng Maidan để nắm quyền. Về bản chất quyền lợi của nó đối nghịch với nhóm Yanutkovitch, vì thế nó mới muốn dựa vào EU để chống, vì nhóm kia dựa vào Nga . Porochenko vì biết thế, nên dù là tổng thống, vẫn phải giữ thủ tướng “tự phong” sau đảo chính. Nhóm Timossenko thực ra chỉ muốn tước đoạt tài sản của nhóm theo Nga cũ ở miền đông, vì thế mới có hiện tượng là bộ trưởng bộ kinh tế UK hôm nay vừa phải từ chức, vì đã không “cải cách kinh tế”, mà thực chất là chuyển giao những miếng béo bở cho nhóm này. Sức mạnh của nhóm này cũng thể hiện qua việc Porochenko cách đây mấy ngày đã phải đưa một nhân vật nhóm Timossenko làm cố vấn chính trị, thay cho tâm phúc của mình.
Hai nhóm còn lại cực hữu (mà người ta hay đánh đồng do ảnh hưởng của media Nga là right sector) và nhóm ly khai thì đối nhau cả về nhận thức lẫn địa lý. Một bên nằm ở miền Đông, dân gốc Nga. Một bên nằm ở miền Tây, vốn là vùng đất phụ thuộc vào đế quốc Áo-Hung, rồi Ba lan mấy thế kỷ liền. Nhóm ly khai được Nga ủng hộ và trợ giúp ngầm. Còn nhóm cực hữu thì được chính phủ UK sử dụng. Điều đó không có nghĩa là chính phủ UK là cực hữu, chỉ đơn giản là trong tình trạng rối loạn của nhà nước, nhóm cực hữu dù cực đoan, nhưng nó bảo vệ quyền lợi và toàn vẹn lãnh thổ UK, còn nhóm ly khai thì không. Trước đó nhà nước UK đã nhiều lần cam đoan bảo vệ quyền lợi văn hoá vốn là khởi điểm bùng nổ của vấn đề, nhưng ly khai không chịu. Như vậy thì không thể không tiêu diệt nó. Trong thế cờ ấy, nói cách khác, nhóm cực hữu là “đồng minh khách quan” của nhà nước UK. Trong tương lai, cực hữu có thể lên nắm chính quyền ở UK không ? không. Bởi vì nó là thiểu số ở nước này. Hiện tại nó được EU khuyến khích, nhưng để đẩy UK về phía mình, chứ dạng dân tộc cực đoan như thế nó không thể chấp nhận. Như vậy người ta có thể coi cực hữu là con tốt của chính phủ UK (đặc biệt của nhóm timosenko), còn ly khai là con tốt của Nga.
Thế còn người dân UK, người ta muốn gì. Họ chỉ muốn có một chính quyền trong sạch hơn, ổn định hơn nhưng điều đó không xẩy ra, vì với một cơ chế đa nguyên đa nhóm, một nền kinh tế tư nhân tài phiệt không thể làm được. Cái điều dở hơi cam hấp của nó là thế.
langtubachkhoa
Vâng, tôi vẫn nói rằng phe thủ tướng và phe tổng thống đang đấu nhau. Nhóm thủ tướng thân Mỹ, còn nhóm tổng thống thi muốn cân bằng Mỹ, EU, Nga.
Trong suốt thòi kỳ đầu, nhóm thân Mỹ thắng thế, thậm chí sau vụ MH171 còn dựa vào đó lên giọng. Thủ tướng vừa rồi muốn thông qua biện pháp ngăn k cho khí đốt Nga đi qua Ukr chính là muốn dựa Mỹ để phá cả EU và Nga. Vì thế mới có hiện tượng Pháp và 1 số nuớc EU có hành xử để dằn mặt Ukr.

Gần đây, thấy hoạt động của Pháp rất tích cực, k rõ vì sao? Có lẽ vì Pháp k bị ảnh hưởng bởi cái trò khí đốt này lắm, lại có sự tự chủ lớn nhất về an ninh chính trị ở EU, nên đây là cơ hội để Pháp thể hiện, cũng là để kiếm lơi. Trước đây trong các vấn đề với Nga thì Đức luôn là nước có tiếng nói lớn nhất của EU, vì có ảnh hưởng với Nga nhất. Nhưng với việc thủ tướng Đức len giọng ủng hộ trừng phạt, còn tổng thống Pháp vừa lên tiếng không gì cản được Pháp chuyển giao tàu cho Nga, rồi doanh nhân-chính trị gia Pháp đển Crimea gặp tổng thống Putin, rồi tuyên bố chính sách của EU phải đựoc quyết định ở Brusel, thì có vẻ như Nga đã ngả dần qua Pháp.

Nếu như bài viết này đúng
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/ukrai...21114033219.htm
Tình hình ở miền Đông Ukraine không thể giải quyết chỉ bằng vũ lực. Tuyên bố trên được Tổng thống nước chủ nhà Petro Poroshenko đưa ra ngày 20/8, trong cuộc gặp với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị Jeffrey Feltman đang có chuyến công du Kiev theo ủy nhiệm của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.

Thì có thể phe thủ tướng thân Mỹ đang gặp khó khăn. Nếu như Nga kiên trì đến cùng, kéo dài thời giờ, thì Ukr đã, đang kiệt quệ về kinh tế, năng lượng cũng sẽ ngày càng kiệt quệ nữa. Có lẽ vì lý do này nên gần đây thấy vai trò của tổng thống có vẻ năng động lên, các cuộc đàm phán ở Belarus dự định diễn ra cung chỉ có Nga, Ukr, lãnh đạo EC, ngoại trửong EU, và ủy viên EU về thương mại, k có Mỹ. Có lẽ Mỹ đang rình phía sau để ngoáy ngó.
Và việc trên cũng chứng tỏ là tình hình đánh nhau k có triển vọng tốt cho Ukr, dù có thể chiếm được địa danh. Nếu cuộc chiến này bất loi cho dân quân thì phe thủ tướng thắng thế, nếu càng bất loi cho ukr, thì phe tổng thống sẽ thắng thế; và đây có lẽ là điều Nga muốn.

Gần đây Nga thay các lãnh dạo dân quân bằng người Ukr, đủ cho thấy Nga đã tìm đựoc con bài chính trị cho mình (bên cạnh 1 số phe thân Nga giờ đi theo tổng thống). Việc này cũng sẽ tạo vị trí pháp lý cho dân quân trong đàm phán. Vì thế phe thủ tướng và Right S nhất định muốn đánh, và che giấu đi các thiệt hại cũng như thất bại của mình.


Phó Thường Nhân
Về Nga. Nga đã cấm cửa McDonald vì lý do “bảo đảm vệ sinh”, nhưng có thể hiểu ngầm là trừng phạt trả đũa. Vừa là trả đũa chính phủ Mỹ, đồng thời cũng trả đũa chính hãng này, vì McDonald đã đóng cửa các cửa hàng của mình ở Crimea, sau khi Nga sát nhập vùng này vào nước mình.
Nhìn chuyện này lại để ý đến chuyện cá ba sa VN, không hiểu rằng trong đó nó có tín hiệu chính trị không hay thật sự là lý do vệ sinh lúc nó cấm?
Nga hoàn toàn có thể tự túc được về nông nghiệp hoặc thông qua các nước thứ 3 để bù việc không nhập khẩu từ EU. Theo như bọn Pháp đưa tin, thì Nga đã quyết định chi 2 tỉ đô để phát triển nông nghiệp trong nước. Về mức độ hiệu dụng của nó thế nào không biết, nhưng có điều khiến tôi để ý. Để chi trả cho cái thế vận hội mùa đông, Nga chi tới 30 tỉ. Trong khi tự cấp nông nghiệp quan trọng hơn nhiều cái thế vận hội, vốn chỉ là một thứ trò chơi thì chỉ có 2 tỉ. Sự phát triển như thế có cái gì khiến tôi nghĩ tới lợi ích nhóm, nhiều hơn là nhu cầu quốc gia. Nhưng đây chỉ là một câu hỏi.
Tất nhiên người ta cũng có thể nói, trong cái 30 tỉ ấy một phần lớn là đầu tư hạ tầng, và Sochi gần đây đã trở thành một dạng điện Kremlin thứ hai. Putin không bắt buộc phải ngồi ở Mạc tư khoa. Giống như Sa hoàng ngày xưa không bắt buộc phải ở Mạc tư khoa mà ở Peterbourg.
Trong quan hệ của Nga với phương Tây (EU hay Mỹ) phương Tây đều muốn lôi kéo Nga với điều kiện Nga dưới trướng, và đặc biệt phương Tây không muốn Nga-Trung liên minh với nhau. Vì thế, như tôi đã nói ở trên, báo chí, phân tích của nó đều nhằm vào hướng đó. Ngược lại, Nga khi nhìn về phương Tây thì muốn liên minh với EU ở thế thượng phong và lôi kéo EU chống Mỹ. EU đặc biệt là Đức và Đông Âu cũ phụ thuộc vào Nga về năng lượng. Ngược lại Nga phụ thuộc vào công nghệ. Với Mỹ, Nga cũng từng hi vọng ngồi cùng chiếu với nước này, vượt qua mặt Trung quốc. Đây chính là cái option của Medvedev, khi ông ta làm tổng thống. Cái option đó không khác gì đừơng đi nước bước của Đặng Tiểu Bình khi chơi với Mỹ để cô lập Liên Xô. Nhưng Nga không thành công trong việc này. Như vậy liên minh Nga-Trung sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng Mỹ - EU có liên minh chặt chẽ với nhau được hay không ? và Nga có bị trừng phát lâu dài hay không ?
Trong thực tế, liên minh Nga-Trung không mâu thuẫn lớn như phương Tây vẫn phân tích. Một điều mà người ta hay nói tới là việc Trung quốc đòi đất lấn chiếm Nga. Trong thực tế, khả năng đó không thể xẩy ra vì Nga và TQ đã ký hiệp định hoạch định biên giới, và Nga không bị thiệt. Tương tự như vậy, TQ cũng ký hoạch định biên giới với các nước thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Và những nước này cũng không thiệt. Qua những bước đi ấy, người ta có thể hiểu là Nga và TQ liên minh với nhau để gạt Mỹ ra khỏi Liên Xô cũ ở Trung Á. TQ dù không tham gia, nhưng cũng không phản đối khi Nga lập liên minh Âu-Á. Việc Nga có quan hệ mật thiết với Pakistan hơn, cũng là điều đáng lưu ý. Bởi Pakistan là đồng minh của TQ để TQ cân bằng với Ấn độ. Ấn độ là bạn hàng và đồng minh hờ của Liên Xô rồi Nga về sau. Chơi với Pakistan, Nga đã chứng tỏ TQ quan trọng hơn là Ấn độ. Tất nhiên người ta có thể nói, Nga làm thế vì Ấn độ ngả lại gần Nhật và Mỹ, đặc biệt là Nhật.
Tất cả những nước đi ấy, có thể cho người ta thấy Nga đặt nhiều lòng tin vào TQ, và sẵn sàng hi sinh các bạn bè khác. Từ vị trí đó, đến trở thành phụ thuộc TQ con đường không có xa. Nga chưa hoàn toàn ở vào vị trí ấy, nhưng quan hệ tồi tệ với phương Tây kiểu Cu ba hay Bắc triều tiên sẽ đẩy Nga vào thế đó.
langtubachkhoa
Nga chua cấm McDonald, mà chỉ đóng cửa 3 cửa hàng thôi, và Nga muốn buộc hãng này phải dùng các sản phẩm nông nghiệp của Nga chứ k được dùng của nước ngoài.

Bác Phó, nếu nhìn vào gia trị tuyytẹ đối của số tiền cho nông nghiệp, bao giờ bác cũng sẽ thấy ít hơn hẳn so với các ngành khác, nhưng ý nghĩa rất lớn. 2 tỷ USD cho nông nghiệp là 1 con số khổng lồ đó.

Còn với Sochi, thì Nga được lợi nhiều, k chỉ cơ sở hạ tầng, số tiền đó đựoc Nga đàu tư rất nhiều cho các công ty công nghệ trong nước của Nga, và nhiều công nghệ của họ được sử dụng ở Sochi (dĩ nhiên Nga cũng sử dụng cả công nghệ nước ngoài nữa). Hơn nữa, nó biến SOchi thành nơi nghỉ mát và tổ chức các sự kiện thể thao, văn hoấ, xã hội. Nga từ lâu muốn khuyên dân đi Sochi nghỉ mát thay vì ra nuớc ngaòi, nhưng cơ sở hạ tầng quá tồi, đường đi đến đó cũng khó, nguoi dân ở đó nghèo hơn noiư khác. Bây giờ đầu tư vào đó đem lại nhiều lợi lắm

TQ chiếm Nga k phải ở pháp lý, mà ở xã hội và tài nguyên

Nga thực ra nắm được hết công nghệ, thiết kế. Vấn đề chỉ là họ k thể nào có đủ dây chuyền sản xuất để chế tạo ra 100% các linh kiện cho công nghệ. Trên thế giới cũng k nước nào có thể sản xuất để chế tạo ra 100% các linh kiện, trừ TQ và Ấn độ sau này (vì họ dân đông). Nhưng các nuoc phương tây nâng đỡ lẫn nhau và bù đắp cho nhau những gì nước kia bị thiếu, còn Nga thì chỉ có 1 mình. Cho nên việc Nga tăng ảnh hưởng ở các nước Liên Xô cũ, tăng quan hệ với TQ, Ấn, châu Á, etc. là hop lý. Dù Nga tự chủ đén hơn 90% linh kiện nhưng chỉ thiếu vài cái là rắc rối rồi. Nhưng dù tăng quan hệ, thì có vẻ Nga vẫn đang chủ động xây dựng dây chuyền sản xuất để tự chủ 100% về chế tạo đấy, ít nhất là trong 1 số vũ khí quan trọng như tên lửa, máy bay và tàu chiến

Tôi lấy ví dụ bộ vi xử lý máy tính. Với vi xử lý cho máy tính quân sự, Nga có Elbrus thiết kế và chế tạo với các dây chuyền sản xuất đầy đủ. Nhưng với bộ xử lý Elkai mà Nga dự định dùng cho các máy dân sự, Nga đã thiết kế xong, nhưng tôi k nghĩ Nga sẽ mua hoặc tự mình xây dựng dây chuyền sản xuất chip dân sự đẩy đủ 100% cho mình (như với bên quân sự), mà nhiều khả năng Nga sẽ thuê TQ, Đài, Singapore gia công cho mình.
Bây giờ cả thế giới đèu tận dụng lao động và bộ máy sản xuất của TQ, Nga dĩ nhiên k ngoại lệ. Nga và TQ (cả VN nưa) k co tính cạnh tranh về kinh tế, trong khi đối kháng giữa TQ và phương tây càng cao. Nên việc 2 nước phải dựa vào nhau là tất yếu.

Vừa có tin, Nga chuẩn bị xây nhà máy sản xuất tăng T90, tên lửa ở VN, Algeri, An do.
Nga cung đang đinh bán cho An đọ trực thăng Ka52 Alligator được coi là trực thăng quân sự tốt nhất hiện nay trên thế giới (sau khi đồng ý bán cho pakistan Mi35), cả Ấn và Trung đều đàm phán mua tầu ngầm Amur của Nga, tàu ngầm này nổi tiếng bởi độ ồn thấp và rát hop với vùng nước nông.

Có vẻ Nga đang đẩy mạnh dần sang Á thật, truoc đó đọc báo cáo thấy hàng năm EU mua của Nga đến 30 tỷ euro các linh kiện quân sự, còn Nga mới chỉ mua của EU khỏang 300 triệu euro linh kiện + 2 tàu ngầm Mistral

Vừa đọc tin thấy mấy năm gần đây, vũ khí Nga bán cực chạy, có lẽ phương tây đang tìm cách kiềm chế Nga đó
Phó Thường Nhân
Nga có thể thoát hiểm. Cái cửa thoát hiểm ấy có thể thông qua Siria và UK. Hiện tại tình trạng ở Syria và I rắc rất căng thẳng, và đe doạ tức thời tới quyền lợi Mỹ. Nhưng nếu muốn đánh quân hồi giáo ở đây, thì Mỹ phải đánh được từ hai phía: Syria và I rắc. Muốn đánh được ở Syria, thì Mỹ cần sự ủng hộ của Nga.
Thông qua UK thì dễ hiểu. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ lấy cớ từ vấn đề UK. Nếu Nga thoả thuận được với UK thì cái cớ ấy sẽ hết, đồng thời Nga vẫn còn có thể giữ ảnh hưởng ở đây. Mỹ cũng sẽ không cản trở, vì nó cần Nga ở Syria. EU thì thoát nạn mà không bị thiệt.
Việc UK sẽ giải tán quốc hội để bầu lại vào chủ nhật tới, cũng là biện pháp để hạ nhiệt, vì cái quốc hội này là quốc hội hạ bệ Yanutkovitch, nên bản chất nó là không ưa Nga. Quốc hội mới chưa chắc là theo Nga nhưng nó sẽ phản ánh chính xác hơn tương quan lực lượng nội bộ của nước này. Nếu trong quốc hội mới mà đảng đấm bốc và đảng tự do bị loại, hay giảm ảnh hưởng, thì quyền lực của ông Porochenko sẽ tăng lên. Điều quan trọng để có thể đàm phán với Nga hiệu quả hơn.
Phó Thường Nhân
http://fr.ria.ru/infographie/20140804/202028259.html

Bản đồ tình hình chiến sự do chính Novosti (Nga) đưa lên. Hai thành phố Donnesk và Luhansk có thể coi là hoàn toàn bị bao vây. UK cũng đã cho phép Nga đưa đoàn xe tải viện trợ nhân đạo vào. Điêù này chứng tỏ vị thế của UK trên chiến trường và là biện pháp để cho Nga “mát mặt” giúp khởi động lại quan hệ hai bên về sau.
VN chơi với Nga nhưng đừng bỏ quên UK. Vì họ đều là Liên Xô. Chơi với Nga bất chấp sức ép bên ngoài (nếu có), nhưng cũng chơi với UK bất chấp sức ép Nga (nếu có). Trong hiện trạng thế giới mới, kẻ bị thiệt là kẻ theo đuôi. Và điều này sẽ rất đúng với Nga. Tại sao ? vì nếu theo đuôi Nga, thì TQ sẽ bắt Nga bán ngay, bằng cách này hay cách khác, phải để cho TQ vỡ mộng rằng nếu cắt quan hệ VN-Nga thì TQ thắng. Không theo đuôi Nga cũng giúp quan hệ Nga-VN đi vào chiều sâu thực tế hơn nữa. Vì sao ? vì Nga có cớ nói với TQ rằng tôi có bỏ VN thì ông cũng không sơ múi được gì, không ăn được, vậy làm sao không chơi. Trong vị thế của Nga, muốn giữ trên thế giới Nga bắt buộc phải hợp tác liên minh, vì đối lại với Mỹ mà phương Tây, Nga yếu hơn nhiều về sức lao động, tiềm năng để phát triển công nghệ. Nga cũng như bất cứ một nước « lớn » nào (ngoại trừ TQ, Ấn) đều cần một cái điểm sản xuất. VN có thể là điểm đến của Nga, vì lợi thế hai bên bù trừ như tôi đã phân tích đồng thời VN có thể yêu cầu Nga san xẻ công nghệ nhiều hơn, để tránh thế Nga « há miệng mắc quai ». Và điều này lợi cho cả hai bên. Vì về mặt cấu trúc quan hệ VN – Nga không có mâu thuẫn, nhưng đồng thời nó có một hệ quả là Nga không thể bảo vệ được VN.
Chơi với UK, VN cũng có thể thu được công nghệ. Đặc biệt là công nghệ quốc phòng, hoá chất, luyện kim, cơ khí. Đi với EU và Mỹ, những mặt hàng công nghệ này của UK sẽ bị phương Tây chèn ép và loại bỏ. Đây là lúc VN nên hút. Lúc chiến tranh thì đánh nhau, nhưng kết thúc thì ai cũng cần thị trường. Đánh nhau để dành thế thượng phong cũng vì thị trường. Vì thế phải tỉnh.
langtubachkhoa
bac Pho, Ukr đã bao vây từ tháng 7, nhưng có ăn nhằm gì đâu, vì biên giới với Nga vẫn thông. Hôm nay có tin là dân quân mở thêm 1 chốt nữa.
Ukr vẫn không cho Nga vào, sáng nay Nga đã vào Lugansk chở hàng nhan đạo bất chấp sự phản đối của Ukr. Không có chuytện Ukr cho Nga vào đâu. hay đúng ra là Ukr nói có thể cho vào, nhưng từ chối k cấp giấy phép. Nên hôm nay Nga đã vào mà không cần giấy phép.

Dân quân bây giờ toàn đánh du kích, kể từ vụ MH171 là hoàn toàn chuyển sang đánh du kích + thay đổi hoàn toàn bộ máy lãnh đạo rồi.

Xét về lãnh thổ, Nga đủ sức chứa được đến 400 triệu dân, vùng viễn dong chỉ cần xây dựng cơ sở hạ tầng đẩy đủ là sống được hết, hiện cũng đang chứa 40% dân số Nga. Tuy nhien để đẻ ra chừng đó chác phải 60 năm nữa, nếu như Nga giữ được đà tăng trưởng tự nhiên từ năm ngoái. Cách hay nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và hút nhiều người nhập cư từ các nước Liên Xô cũ, nhất là những người Nga đang sống tại các nước Liên Xô cũ. Mà hình như gần dây Nga bắt đầu đẩy mạnh chế tạo robot thì phải. Tuy nhiên mới chỉ là Robot dùng cho quân sự, còn robot dân sự thì vẫn chưa thấy đảy mạnh. Hiện Nga đã giới thiệu những robot chiến đấu thế hệ moi rồi, sap tới sẽ sản xuất hàng loạt và quân doi Nga sẽ nhận 1 số lượng lớn robot mới đầu tien muộn nhất là năm 2019.

Cái trò nhân đạo này dường như k đơn giản chỉ là thể diện, mà là 1 chiêu gì đó của Nga, vì thế nên Mỹ mới quyết liệt thế

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 22 2014, 11:29 AM)
http://fr.ria.ru/infographie/20140804/202028259.html

Bản đồ tình hình chiến sự do chính Novosti (Nga) đưa lên. Hai thành phố Donnesk và Luhansk có thể coi là hoàn toàn bị bao vây.  UK cũng đã cho phép Nga đưa đoàn xe tải viện trợ nhân đạo vào. Điêù này chứng tỏ vị thế của UK trên chiến trường và là biện pháp để cho Nga “mát mặt” giúp khởi động lại quan hệ hai bên về sau.
VN chơi với Nga nhưng đừng bỏ quên UK. Vì họ đều là Liên Xô. Chơi với Nga bất chấp sức ép bên ngoài (nếu có), nhưng cũng chơi với UK bất chấp sức ép Nga (nếu có). Trong hiện trạng thế giới mới, kẻ bị thiệt là kẻ theo đuôi. Và điều này sẽ rất đúng với Nga. Tại sao ? vì nếu theo đuôi Nga, thì TQ sẽ bắt Nga bán ngay, bằng cách này hay cách khác, phải để cho TQ vỡ mộng rằng nếu cắt quan hệ VN-Nga thì TQ thắng. Không theo đuôi Nga cũng giúp quan hệ Nga-VN đi vào chiều sâu thực tế hơn nữa. Vì sao ? vì Nga có cớ nói với TQ rằng tôi có bỏ VN thì ông cũng không sơ múi được gì, không ăn được, vậy làm sao không chơi. Trong vị thế của Nga, muốn giữ trên thế giới  Nga bắt buộc phải hợp tác liên minh, vì đối lại với Mỹ mà phương Tây, Nga yếu hơn nhiều về sức lao động, tiềm năng để phát triển công nghệ. Nga cũng như bất cứ một nước « lớn » nào (ngoại trừ TQ, Ấn) đều cần một cái điểm sản xuất. VN có thể là điểm đến của Nga, vì lợi thế hai bên bù trừ như tôi đã phân tích đồng thời VN có thể yêu cầu Nga san xẻ công nghệ nhiều hơn, để tránh thế Nga « há miệng mắc quai ». Và điều này lợi cho cả hai bên. Vì về mặt cấu trúc quan hệ VN – Nga không có mâu thuẫn, nhưng đồng thời nó có một hệ quả là Nga không thể bảo vệ được VN.
Chơi với UK, VN cũng có thể thu được công nghệ. Đặc biệt là công nghệ quốc phòng, hoá chất, luyện kim, cơ khí.  Đi với EU và Mỹ, những mặt hàng công nghệ này của UK sẽ bị phương Tây chèn ép và loại bỏ. Đây là lúc VN nên hút.  Lúc chiến tranh thì đánh nhau, nhưng kết thúc thì ai cũng cần thị trường. Đánh nhau để dành thế thượng phong cũng vì thị trường. Vì thế phải tỉnh.
*

langtubachkhoa
Bô sung thêm, 1 chỉ huy cap cao của SBU, là 1 đại tá tôi k nhớ tên, đã bị dân quân bắt sống. Phía Ukr hình như đã xác nhận. Bây giờ lại kêu có ben thứ 3 bắn vào cả 2 bên. Có lẽ dây là chiêu đổ lỗi, có thể họ sẽ tìm người hứng tội thay cho các tội ác, k chừng cả việc bắn MH171 cũng nên
langtubachkhoa
Rốt cuộc Ba Lan có thực sự thích Ukr gia nhập EU và NATO không nhỉ? Nếu Ukr gia nhập thì không chừng còn nhận được ưu ái của Mỹ hơn cả Ba Lan, vì Ukr có nhiều cái mà Ba Lan k có, tiềm lực kinh tế cũng lón hơn hẳn.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_23/276270977/
Quốc hội Ba Lan không tin Ukraina sẽ gia nhập EU thậm chí sau 20 năm nữa
Cho dù sau 20 năm, Ukraina cũng không thể gia nhập Liên minh châu Âu vì chẳng bao giờ đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn và yêu cầu cần thiết, - Giáo sư Tadeusz Iwiński, Nghị sĩ Sejm Ba Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Ngoại giao tuyên bố.

Trước đó, Chủ tịch Verkhovna Rada Ukraina Oleksandr Turchynov nói rằng, trong vòng năm năm đất nước có thể thực hiện toàn bộ cải cách cần thiết để gia nhập thị trường EU, - RIA Novosti nhắc.

____________________________________

Thảo nào Nga muốn đá GPS ra ngoài

http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_23/276289822/
Việt Nam quan tâm đến việc tạo hệ thống tương tự như "ERA-GLONASS" của Nga

Việt Nam, New Zealand và Philippines quan tâm đến việc tạo ra hệ thống an toàn trên những con đường tương tự như hệ thống Nga "ERA-GLONASS", - đó là tin đưa của Hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn tuyên bố từ bộ phận báo chí của "GLONASS".

Như giải thích trong cơ quan báo chí, sự quan tâm của các quốc gia nói trên thể hiện trong phiên họp của nhóm công tác thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) về giao thông vận tải, được tiến hành trong tuần này ở Hồng Kông.
Đề án phát triển quốc tế "ERA-GLONASS" sẽ bắt đầu với Belarus và Kazakhstan, nơi mà năm tới triển khai các hệ thống "ERA-RB" và "EVAK".
"GLONASS" sẵn sàng tham gia thực thi các dự án tương tự tại các nước thuộc APEC.
"ERA-GLONASS" được thiết kế để cung cấp thông tin kịp thời về tình hình giao thông đường bộ và những sự cố xảy ra trên đường giao thông, xử lý và truyền tải dữ liệu trong hệ thống đảm bảo cuộc gọi khẩn cấp theo số liên lạc thống nhất "112".
Từ 01 tháng Giêng 2017, toàn bộ các phương tiện giao thông mới chở người và chở hàng trên lãnh thổ Nga sẽ được trang bị bộ máy "ERA-GLONASS" .

langtubachkhoa
http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/nga...124-377116.html
Nga dừng dự án tái sản xuất siêu máy bay An-124

Ông này còn cho biết thêm rằng, ngoài chương trình nâng cấp An-124 Nga vẫn còn nhiều dự án phát triển máy bay vận tải thế hệ mới khác, hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy ngưng hoàn toàn chương trình nâng cấp An-124 nhưng các hợp đồng sản xuất các máy bay vận tải chở khách An-118 và An-158 với Ukraine vẫn sẽ tiếp tục
.

Tuy nhiên, việc Nga ngừng sản xuất An có vẻ k chỉ vì những vấn đề Ukr hiện nay, mà từ đầu năm 2013, tôi đã đọc tin Nga đã tăng cường dùng máy bay vận tải Ilyushin-476 và giảm dần máy bay Antonov. Trước đó chính phủ Nga đã sáp nhập Ilyushin với Mikoyan, Irkut, Sukhoi, Tupolev và Yakovlev thành một tổng công ty mới với tên gọi là Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Sớm muốn gì thì Nga cũng sẽ bỏ rơi Antonov thôi, mặc dù công ty này có phần lớn cơ sở sản xuất ở Nga. Nhiều khả năng các tập đoàn hàng khong Nga sẽ mua lại các cơ sở này để dùng cho việc khác.

Với tình hình hiện nay thi k biết hãng Antonov có còn nằm trong tay của Ukr nữa k? Hay lại bị các hãng phuong Tây xâu xé. Những nhà máy ở Nga k chừng cũng bị Nga nuốt. Phương Tây là chỉ giỏi chén các ngành béo bở hoặc làm phá sản nó
langtubachkhoa
Không lẽ Đức cũng muốn Ukr liên bang hóa? Khi bộ trưởng kinh tế và phó thủ tướng Đức bảo có thể cứu sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukr bằng cách liên bang hóa. Tổng thống Ukr phản đối. Như vậy, xem ra con bài Nga đưa ra là liên bang hóa Ukr phù hợp với lợi ích của EU đó chứ, vì EU cũng k muốn Ukr thành 1 cực quyền lực trong EU. Tôi nghĩ chăc chỉ có Mỹ và 1 số nước Baltic phản đối.

BERLIN, August 23 (Itar-Tass) - It is possible to save Ukraine's territorial integrity only by federalization, German Economy Minister and Vice-Chancellor Sigmar Gabriel said in an interview *****nday's Welt am Sonntag, published on Saturday.

Ukraine’s territorial integrity can be saved only if the offer is made to the regions where most of the population are Russians. A well-considered conception of federalization is viewed as the only way, he said.

Ukrainian President Petro Poroshenko repeatedly stated he opposed federalization. In his words, "it has no grounds in Ukraine".

Dường như có tin chính quyền Ukr đang định di 1 số dân miền Tây vào Slaviansk
langtubachkhoa
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/vi-sa...ng-ukraina.html

Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ vừa đăng bài viết của giáo sư Đại học Chicago, John Mirshaymer cho rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm chính về cuộc khủng hoảng Ukraina.

Với tựa đề “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, tác giả bài viết nhận định quan niệm tự do sai lầm của phương Tây đã khiêu khích Putin nổi giận. Việc Mỹ và các đồng minh châu Âu đổ lỗi cho Nga về sự leo thang xung đột ở Ukraina và cáo buộc điện Kremlin muốn "hồi sinh đế chế Liên xô” là sai lầm.

John Mirshaymer nói rằng nguồn gốc của tội lỗi nằm trong kế hoạch mở rộng NATO và chiến lược lôi kéo Ukraina ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Nga và hội nhập nước này với phương Tây. Giáo sư Mirshaymer nhắc lại rằng ngay từ giữa những năm 1990, các nhà lãnh đạo Nga đã phản đối mạnh mẽ việc mở rộng NATO, và trong những năm gần đây họ đã cho thấy rằng Nga sẽ không ngồi yên nhìn nước láng giềng chiến lược của họ chuyển thành pháo đài của phương Tây.

Nhà phân tích này nói: “Hãy tưởng tượng sự phẫn nộ của Mỹ nếu Trung Quốc xây dựng một liên minh quân sự với Canada và Mexico!”

Vụ Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ bất hợp pháp là "giọt nước làm tràn ly". Tổng thống Putin coi đó là một cuộc đảo chính. Tất cả những điều trên đã dẫn đến sự thống nhất Crưm với Nga và các sự kiện ở đông Ukraina hiện nay.

Chuyên gia Mirshaymer kết luận bài viết của mình bằng việc đưa ra hai lựa chọn cho Mỹ và các đồng minh châu Âu. Hoặc họ có thể tiếp tục chính sách hiện nay, tức là làm leo thang sự thù địch với Nga và đồng thời tàn phá Ukraina. Kịch bản này rốt cục sẽ khiến họ thất bại và mất tất cả. Hoặc là họ để Ukraina trung lập, không gây ra mối đe dọa cho Nga, rồi từ đó khôi phục lại quan hệ với Moskva.

H.Phan
_________________________________________

http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...22155855848.htm

Tại sao khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây? - Kỳ cuối: Giải pháp
Sự can dự của Mỹ và EU

Với tham vọng đẩy Kiev ra khỏi tầm ảnh hưởng của Moskva, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tìm cách truyền bá những giá trị và thúc đẩy dân chủ kiểu phương Tây ở Ukraine và các quốc gia hậu Xô Viết khác. Tháng 12/2013, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Victoria Nuland cho biết Washington đã đầu tư hơn 5 tỷ USD từ năm 1991 để giúp Ukraine có "tương lai mà nước này xứng đáng được nhận". Theo đó, Chính phủ Mỹ đã cung cấp vốn cho Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED).


Tổ chức này đã tài trợ cho hơn 60 dự án nhằm thúc đẩy xã hội dân sự ở Ukraine và Chủ tịch của NED, ông Carl Gershman, đã nói rằng quốc gia này là "giải thưởng lớn nhất". Sau khi ông Yanukovych giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng 2/2010, NED đã cho rằng ông này phá hoại mục tiêu của họ và vì vậy tổ chức này tăng cường các nỗ lực để hỗ trợ phe đối lập cũng như các thể chế dân chủ kiểu phương Tây ở Ukraine.

Chiến lược 3 mũi (mở rộng NATO, hướng đông của EU và thúc đẩy dân chủ) của phương Tây đã được tiếp thêm năng lượng và chỉ chờ để bùng phát. Đốm lửa mào đầu đã xuất hiện vào tháng 11/2013, khi ông Yanukovych từ chối một hợp đồng kinh tế lớn đã đàm phán với EU và quyết định chấp nhận một đề nghị viện trợ 15 tỷ USD của Nga để thay thế. Quyết định này đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ và leo thang trong 3 tháng tiếp theo khiến hàng trăm người biểu tình thiệt mạng.

Các nhà ngoại giao phương Tây đã vội vã bay đến Kiev để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ngày 21/2, chính phủ và phe đối lập đạt được một thỏa thuận cho phép Tổng thống Yanukovych để duy trì quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Nhưng ngay lập tức thỏa thuận này sụp đổ, ông Yanukovych đã trốn sang Nga vào ngày hôm sau. Chính phủ mới thân phương Tây được dựng lên tại Kiev với 4 thành viên cao cấp được cho là ủng hộ “chủ nghĩa phát xít mới”.
Mỹ sẽ phẫn nộ thế nào nếu Trung Quốc xây dựng một liên minh quân sự mạnh mẽ với Canada và Mexico.

Mặc dù mức độ về sự can dự của Mỹ vẫn chưa được tiết lộ, nhưng rõ ràng là Washington ủng hộ cuộc đảo chính. Bà Nuland và Thượng nghị sĩ John McCain cũng đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Kiev và Geoffrey Pyatt, Đại sứ Mỹ tại Ukraine, tuyên bố sau khi ông Yanukovych bị lật đổ rằng đó là "một ngày cho những cuốn sách lịch sử". Sau đó một cuộc điện thoại bị rò rỉ trong đó cho biết bà Nuland đã ủng hộ việc thay đổi chế độ ở Ukraine và muốn chính trị gia người Ukraine Arseniy Yatsenyuk trở thành thủ tướng trong chính phủ mới. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Moskva cho rằng phương Tây đã đóng một vai trò nhất định trong việc lật đổ ông Yanukovych.

Do đó, hành động của ông Putin liên quan đến vấn đề Ukraine là dễ hiểu. Ukraine là một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Nga. Washington có thể không thích quan điểm của Moskva nhưng phải hiểu được logic đằng sau nó: các cường quốc luôn luôn nhạy cảm với các mối đe dọa tiềm tàng gần lãnh thổ của họ. Mỹ sẽ không chấp nhận các cường quốc xa khác triển khai lực lượng quân sự của họ ở bất nơi nào ở Tây Bán cầu, gần biên giới của mình. Hãy tưởng tượng sự phẫn nộ của Washington nếu như Trung Quốc xây dựng một liên minh quân sự mạnh mẽ với Canada và Mexico.

Theo logic này, các nhà lãnh đạo Nga đã nói với các đối tác phương Tây của họ nhiều lần rằng Moskva coi việc mở rộng NATO vào Gruzia và Ukraine là điều không thể chấp nhận được, cùng với bất kỳ nỗ lực để biến những quốc gia này chống lại Nga - một thông điệp mà cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008 cũng đã kết luận rõ ràng. Kết quả là Mỹ và các đồng minh vô tình gây ra một cuộc khủng hoảng lớn ở Ukraine.

Giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine
Tuy nhiên, có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ và các đồng minh của mình nên từ bỏ kế hoạch nhằm “Tây hóa” Ukraine và thay vào đó làm thế nào để nước này là một vùng đệm trung hòa giữa NATO và Nga, giống như vị trí của Áo trong Chiến tranh Lạnh. Lãnh đạo phương Tây phải thừa nhận rằng Ukraine rất quan trọng với Moskva và rằng họ không thể hỗ trợ một chế độ chống Nga ở đó. Điều này không có nghĩa là một chính phủ Ukraine trong tương lai sẽ thân Nga hay chống NATO.

Để đạt được mục tiêu này, Mỹ và các đồng minh nên công khai loại trừ việc mở rộng của NATO vào cả Gruzia và Ukraine. Phương Tây cũng nên thiết kế một chương trình giải cứu kinh tế cho Ukraine được tài trợ với sự phối hợp của Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nga và Mỹ. Đã đến lúc phải chấm dứt sự hỗ trợ của phương Tây cho một cuộc Cách mạng Cam. Tuy nhiên, Mỹ và các nhà lãnh đạo châu Âu nên khuyến khích Ukraine phải tôn trọng các quyền dân tộc thiểu số, đặc biệt là quyền ngôn ngữ của những người nói tiếng Nga.

Một số người có thể cho rằng việc thay đổi chính sách đối với Ukraine vào lúc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Mỹ trên thế giới. Chắc chắn sẽ có một số thiệt hại, nhưng tổn thất của việc tiếp tục duy trì một chiến lược sai lầm sẽ lớn hơn nhiều.

Hiện nay, Mỹ và các đồng minh châu Âu phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn về vấn đề Ukraine. Họ có thể tiếp tục chính sách hiện tại của mình, điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột với Nga và Ukraine sẽ bị phá hủy trong quá trình này - một kịch bản mà trong đó tất cả các bên đều là kẻ thua cuộc. Hoặc họ có thể theo hướng khác đó là làm việc để tạo ra một Ukraine thịnh vượng nhưng trung lập, không gây ra mối đe dọa với Nga và cho phép phương Tây khôi phục mối quan hệ với Moskva. Với cách tiếp cận đó, tất cả các bên sẽ cùng thắng.
langtubachkhoa
Tin mới, chưa kiểm chứng
Dân quân tiến công về hướng biển Azov?
Hôm nay, dân quân mở đợt đột kích vào một chốt kiểm soát của chính phủ Ukraina tại Obryv, thuộc khu vực Novoazovsk, nằm bên bờ biển Azov, khu vực giáp với biên giới Nga.

Tin còn nói có xảy ra giao tranh tại Sjedov (СЕДОВО) bên bờ biển Azov

Như vậy, dân quân đánh dấu sự có mặt ở khu vực này và đây là bước tiến rất quan trọng để mở rộng địa bàn sang các khu vực khác ven biển Azov, trong đó có Mariupol.

Đường biên giới rộng thênh thang kéo dài từ Luhansk tới biển Azov có thể sẽ được kiểm soát hoàn toàn bởi dân quân.
langtubachkhoa
Bác Phó bảo dân quân không đủ sức phản công, nhưng thực tế họ đã phản công rồi. Ngay cả báo VN cũng đưa (dù nhiều báo Vn hay dich từ báo Tây)

http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/dan-qu...iev-379673.html

Lực lượng dân quân tự vệ Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPD) cho hay, họ bắt đầu phản công Kiev ở hai thành phố Severodonetsk và Debaltseve.
Đó là tiết lộ của đại diện lực lượng dân quân trong cuộc nói chuyện với tờ Ria Novosti ngày 24/8. Thành phố Severodonetsk nằm ở phía tây bắc của tỉnh Lugansk, còn Debaltseve là thành phố nằm ở phía đông tỉnh Donetsk, giáp với Lugansk.
Trên con đường dẫn về thành phố Debaltseve, dân quân tự vệ Lugansk đã tiêu diệt một nhóm quân do thám gồm 7 người cùng các phương tiện chiến đấu gồm một xe chiến đấu bộ binh, một lựa pháo của Kiev. Ngoài ra, họ còn chiếm giữ 2 trạm kiểm soát của Kiev gần làng Beloye, cũng như hai xe tăng T-72.
Ở một diễn biến khác, dân quân tự vệ Donetsk tìm cách mở lối ra biển Azov, miền nam Ukraine. Theo đó, một nguồn tin trong nội bộ dân quân Donetsk tiết lộ với phóng viên rằng, lực lượng của họ đang đánh vào các cứ điểm của quân chính phủ gần thị trấn, một cảng biển ở miền đông nam Ukraine.
Nếu dân quân tự vệ Donetsk kiểm soát Novoazovsk thì họ sẽ giành được không chỉ biển Azov mà còn một trạm kiểm soát địa phương đồng thời đẩy lui quân Kiev ra khỏi vùng biên giới giáp với Nga.

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/the-gi...ien/318306.html
Thiệt hại nặng ở Ilovaysk , "Tiểu đoàn Donbass" yêu cầu Kiev tăng viện
langtubachkhoa
Không hiểu cái liên bang mà ĐỨc ủng hộ là như thế nào? Dĩ nhiên là k giống cái Nga muốn, nhưng cũng sẽ k gióng cái mà Đức muốn. Tại sao Đức k muốn Ukr làm giống Đức, chắc sợ bị sa vào tay Nga phần phía đôg chăng? Vì ở Đức, chính sách kinh té là mỗi bang quyết định

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/duc-...ne-3035516.html
Thủ tướng Đức hôm qua ủng hộ và đề cao ý tưởng phân tán quyền lực ở Ukraine như là một phần của giải pháp cho cuộc xung đột đang diễn ra ở miền đông nước này trong cuộc họp bàn tại Kiev.
Đoàn xe viện trợ Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine / Mỹ đòi Nga rút đoàn xe viện trợ về nước

"Những điều Đức hàm ý về chế độ liên bang ở Ukraine chính là sự phân quyền. Đó cũng là thứ mà Tổng thống Petro Poroshenko mong muốn", Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo ở Ukraine.

Bà Merkel khẳng định Berlin ủng hộ kế hoạch Kiev đề xuất về việc coi phân quyền như một bước đi cần thiết khiến những người Ukraine nói tiếng Nga cảm thấy có liên quan nhiều hơn tới vấn đề của đất nước.

Từ góc nhìn của Merkel, bà cho rằng Ukraine nên tiến hành kế hoạch. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, đối chiếu và làm theo kinh nghiệm của Đức sẽ là sai lầm bởi tình hình mỗi bên đều có các khó khăn nhất định.

Những gì người Đức hiểu về chế độ liên bang được nhìn nhận rất khác ở Ukraine. Tại đây có liên quan tới mức độ độc lập cao hơn, điều "mà chúng tôi không muốn đạt tới", Reuters dẫn lời bà Merkel nói.

Bình luận của bà Merkel được đưa ra ngay sau khi ông Sigmar Gabriel, phó thủ tướng, nhà chính trị gia hàng đầu của Đức đề cập đến sự phân quyền ở Ukraine khi những giao tranh ở miền đông nước này được giải quyết.

Ông cho rằng một tổ chức liên bang hợp lý dường như là cách khả thi nhất để duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Gabriel nói trong cuộc phỏng vấn với báo Welt am Sonntag. Tuy nhiên ông cũng cho biết thêm trước tiên một lệnh ngừng bắn phải được thực thi.

Bà Angela Merkel hôm qua tới thủ đô Kiev của Ukraine tham gia cuộc hội đàm quan trọng với các lãnh đạo nước này để bàn thảo cách thức chấm dứt tình trạng xung đột đổ máu ở miền đông.

Chuyến thăm của bà đúng vào lúc đoàn xe viện trợ Nga sau một thời gian chờ đợi gần biên giới đã tiến vào lãnh thổ Ukraine để phân phát hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân miền đông chịu ảnh hưởng của giao tranh.

Mỹ và NATO yêu cầu Nga rút đoàn xe ngay lập tức, đe dọa gia tăng trừng phạt vì cho rằng Moscow "xâm phạm chủ quyền" nước láng giềng. Sau khi hoàn thành sứ mệnh nhân đạo ở thành phố Luhansk, toàn bộ đoàn xe đã trở về Nga.
langtubachkhoa
Hồi xưa, thì phương tây tuyên bố giữa tháng 8 sẽ công bố, sau đó hoãn 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, etc.
Có vẻ như kết quả bất lợi cho Kiev thật.

http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_25/276394742/

Ngoại trừ Nga không ai còn quan tâm đến việc điều tra vụ tai nạn Boeing
Chỉ còn Nga là tiếp tục đòi hỏi cuộc điều tra khách quan vụ Boeing của Malaysia rơi ở Ukraina, trong khi đó Kiev không đưa ra bất kỳ một lời giải thích mạch lạc tại sao họ không cung cấp ghi âm hội thoại giữa nhân viên không lưu với các máy bay có mặt trong khu vực xảy ra thảm họa, - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố tại cuộc họp báo hôm thứ Hai.

"Có cảm giác là tất cả đều chẳng còn quan tâm tới cuộc điều tra. Sau những cáo buộc gay gắt đầu tiên tới mức điên khùng nhằm vào Nga và dân quân tự vệ, tất cả những ai đã lên tiếng như vậy giờ đây như ngậm nước trong miệng. Trên thực tế, duy nhất có chúng tôi là cố gắng duy trì sự chú ý tới vấn đề nghiêm trọng này," - ông Lavrov nói.
Máy bay chở khách Boeing-777 của Malaysia Airlines bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị rơi vào ngày 17 tháng 7 xuống khu vực Donetsk. Tất cả 298 người trên máy bay đã thiệt mạng. Chính quyền Kiev đổ lỗi cho dân quân tự vệ bắn rơi Boeing, nhưng phía dân quân khẳng định không sở hữu phương tiện phòng không ở độ cao như vậy.
Bộ Quốc phòng LB Nga đã công bố những dữ liệu giám sát cho thấy vào ngày 17 tháng 7 có sự hoạt động tích cực của các trạm radar Ukraina, một chiến đấu cơ Su-25 của Ukraina đã bay cách Boeing khoảng 3 - 4 cây số tại thời điểm máy bay chở khách rơi.
Phó Thường Nhân
Tình hình ở UK thay đổi rất nhanh chóng, không những thế, dưới ảnh hưởng của một cuộc chiến tranh thông tin giữa hai bên, tin tức không hoàn toàn chính xác, điều này cũng gây khó khăn cho việc xác định tình hình. Mặc dù vậy, cái khung của vấn đề không thay đổi.

1- Sự ảnh hưởng của tình hình quốc tế. Như tôi đã viết ở trên nữa, việc Mỹ quan tâm nhiều hơn tới Syria, rồi I rắc, đã khiến Mỹ xích lại gần Nga hơn, và sự ủng hộ của Mỹ với UK giảm đi. Sự ủng hộ của Mỹ với UK cho tới nay chủ yếu là về ngoại giao, chính trị, kinh tế. Nó không đơn giản là trừng phạt Nga vì UK mà còn là cách tạo một cái khung mới trong quan hệ quốc tế, góp phần định nghĩa lại quan hệ Mỹ-EU, khoanh vùng quan hệ Mỹ - Nga và qua hai việc đó tác động tới quan hệ EU-Nga, mà Mỹ muốn tách nó ra. Mỹ cần tới Nga vì muốn can thiệp vào Syria để đánh lực lượng hồi giáo, nhưng cũng lại muốn đánh Syria để tác động lên cái trục Syria-I ran.

2- Tình trạng chiến trường ở miền Đông có thay đổi vì Nga đã tham chiến. Và sự tham chiến này được EU lờ đi. Trong tình trạng đó, Mỹ cũng khó phản ứng, vì không những nó cần Nga ở Syria, mà để « phạt Nga » thì Mỹ cũng cần EU. Như vậy trong thực tế, cuộc chiến đã dần biến thành chiến tranh UK-Nga. Mặc dù vậy Nga vẫn phải dấu mặt (để tránh Mỹ ép EU tăng cường trừng phạt).

3- Cuộc chiến tranh càng chứng tỏ sự ốm yếu của hệ thống chính trị UK, không kể những khó khăn kinh tế do cái cấu trúc chính trị này tạo ra. Nhưng nếu UK không vượt lên được để giành thắng lợi trên chiến trường, thì chỉ trở thành con bài cho Nga, Mỹ, EU. Đây là bài học có thể gọi là cổ điển của chính sách ngoại giao đa phương, cân bằng các đối tác với nhau (tương tự như trường hợp VN). Có nghĩa là phải tự mạnh có sức mạnh của mình. Chỉ có trong trường hợp ấy mới cân bằng các đối tác được, vì có tự mạnh thì thằng ủng hộ tin tưởng, thằng lừng khừng sẽ tát nước theo mưa, thằng có âm mưu phải chùn bước. Chùn bước vì sức mạnh của mình vừa là nội tại, vừa có sự ủng hộ của thằng tin tưởng lẫn thằng lừng khừng. « Ba đánh một chẳng chột cũng què ». Nếu không tự mạnh thì thằng tin nó doãi ra, thằng lừng khừng bỏ đi, và thằng có âm mưu lại lợi. Lúc này cái thế của mình lại là « một chọi ba ». Đây là điều UK đang mắc phải.

Với 3 cái nhận xét trên. Hãy xét một số cái fact (tin tức kiểm chứng được). Việc UK giải tán quốc hội, có tác dụng tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị. Giúp cho quyền lực nhà nước được tăng lên, vì như tôi đã nói ở trên nữa, quốc hội này là quốc hội từ thời Yanutkovitch, không phản ánh được thực tế hiện trạng UK. Thực ra mà nói, UK muốn thực sự nhất thống, thì chỉ có cấu trúc 1 đảng như VN là hợp lý nhất, vì lá phiếu dân bầu phụ thuộc nhiều vào tình trạng tâm lý người dân vốn đã hỗn loạn, bản thân việc bầu bán này lại dẫn đến hỗn loạn, vì bác nghị nào chẳng muốn giữ cái ghế, khiến quyền lợi cá nhân tất nhiên to hơn quyền lợi nhà nước. Chính vì thế, ngay trong một nước tư bản phát triển, khi có chiến tranh thì nó cũng không còn bầu bán.
Có một trường hợp tương tự trong lịch sử hiện đại, đó là cuộc chiến giữa Serbia và Croatia, có thể so sánh với cái xung đột Nga-UK này. Cũng như Nga, Serbia đã dùng người Serbia ở Croatia để nội loạn, dựng nên một nhà nước « độc lập » kiểu cộng hoà Donnesk. Lúc đầu Croatia bị thua. Nhưng với thời gian, cái nhà nước « độc lập » kia không tồn tại được vì không có cái chân kinh tế, trong khi đó Croatia thì ngày càng mạnh lên (so với cái nhà nước « độc lập » này), thiết lập lại quân đội, để cho cán cân lực lượng vượt hẳn (Croatia 100000 quân, nhà nước « độc lập » 40000) nên đã thắng. So với Croatia, thì UK có yếu điểm hơn là kinh tế xuống dốc, không kể cái nhà nước Donnesk thực ra không thể sống được, nhưng Nga hơn hẳn Serbia về tiềm lực, nên có thể bơm cho nó sống như một con bài chính trị lâu dài.
Như vậy với UK bài toán khó giải hơn. Hiện tại thái độ của EU là ủng hộ UK nếu tự UK làm được, nếu không thì nó chấp nhận giải pháp Nga. Sở dĩ như thế, vì EU vừa muốn kéo UK về phía mình (xu hướng về lâu dài), nhưng nó không muốn bị thiệt, không muốn bị ép phải dạt vào Mỹ, bỏ Nga (hiện trạng trước mắt). Còn Nga thì sẽ tăng cường can thiệp nhưng dấu mặt để khỏi ép EU về phía Mỹ, cô lập mình. Kết quả, nếu UK không tự lực thì sẽ bị cả hai ăn trên lưng.
Phó Thường Nhân
Chuyện cái máy bay Malaysia bị chìm xuồng, khiến người ta dễ đồng thuận với cái lô gíc, rằng kẻ bắn rơi cái máy bay ấy là UK, nên nó phải dấu nhẹm, chứ nếu không thì rõ ràng UK là phạm tội, và Mỹ rồi EU không có cớ để ủng hộ UK nữa. Chính vì thế nếu thò nó ra thì không khác gì gậy ông đập lưng ông.Trong thực tế, ít khi có nước nào ủng hộ một nước khác chỉ vì lẽ phải hay công lý. Hai điều này chỉ có tác dụng public relation làm tăng thêm trọng lượng cho cái nguyên nhân quan trọng nhất là quyền lợi. Vì thế người ta có thể hiểu việc chìm xuồng này là một dạng « đồng minh khách quan » giữa Nga và EU. Thế là thế nào ? Nếu lấy giả thiết là quân ly khai bắn nhầm cái máy bay Malaysia, việc tuyên bố nó ra sẽ không có lợi cho EU, vì trong trường hợp đó, EU bắt buộc phải ủng hộ Mỹ nhiều hơn trong việc trừng phạt Nga, không có điều gì để từ chối, điều mà EU không muốn.
Như vậy EU là đồng minh của Nga. Không. Nó chỉ là đồng minh khách quan. Trong quan hệ Nga-EU, cả hai bên bên nào cũng muốn chiếm thế ông chủ, để cho cái quan hệ thành dạng Master-Slave (chủ - nô lệ). Vì thế việc lôi kéo UK về phía mình là nhằm vào mục đích đó. Nhưng UK nào ? chỉ là cái phần UK quan trọng với EU thôi. Còn lại thì nó không cần. Hiện tại UK đã ký hiệp ước với EU, mục đích EU đã đạt được. Nếu có dấn nữa, thì cũng chẳng có lợi gì, mà lại thiệt. EU cần UK như một thị trường, không phải là để tạo đối thủ cạnh tranh. Việc kết nối UK vào EU là theo nhu cầu quyền lợi của EU. Trong cái nhãn quan đó, thì vùng miền Đông công nghiệp nặng của UK không phải là phần EU cần, thậm chí nếu phải bao nó, thì nó sẽ dỡ bỏ, như trường hợp công nghiệp nặng ở Đông Đức cũ.
So sánh Croatia với UK cũng có thể làm người ta nhìn rõ hơn vấn đề này. Khi Croatia còn là một nước cộng hoà của Liên Bang Nam Tư, thì vùng đồng bằng slavonia là trung tâm kinh tế của nước này và của cả Nam tư, vì nó là vựa lúa, là cái cầu nối, đồng thời là trung tâm của một nước. (Giống như vùng Donnesk, nếu coi Nam Tư là Liên Xô, Croatia là UK, Serbia là Nga). Do Croatia là 1 trong hai nước cộng hoà phát triển nhất của Liên bang Nam tư, dư luận ở đây bị « nhồi sọ » với ảo tưởng, nếu dứt khỏi Nam Tư, thì Croatia sẽ thành ..Thuỵ Sĩ. Trong thực tế điều đó đã không xẩy ra. Hiện nay , Croatia đã nhập EU, nhưng không vì thế mà thành Thuỵ Sĩ. Thu nhập trung binh ở đây cũng chỉ như Hung và các nước Trung Âu khác. Ngược lại vùng phát triển nhất lại là vùng biển, thu nhập nhờ du lịch, tức là chuyển sang công nghệ bưng bê. Vùng slavonia trở thành vùng lạc hậu, vì trở thành vùng biên viễn của EU, cũng như nó bị cắt mất thị trường truyền thống là các nước cộng hoà Nam tư cũ, trong khi ông không đủ sức cạnh tranh giành thị trường Đức, Pháp,.. Tương lai của vùng Donnesk rất có thể như thế.
Khi Nga đòi UK là liên bang, cái liên bang đó không giống khái niệm liên bang của Đức (Đức là một nước cộng hoà liên bang). Điều Nga muốn là một dạng một nhà nước hai chính quyền, trong đó phần miền Đông có quyền phủ quyết những quyết định của nhà nước trung ương. Điều không tồn tại trong bất cứ nhà nước liên bang bình thường nào. Nếu đạt được điều đó, thì Nga sẽ dành được một thắng lợi to hơn rất nhiều thực tế sức mạnh của Nga trên thực địa. Vì sao ? vì nếu một nhà nước liên bang kiểu đó ra đời, cái chính quyền miền Đông không thể chỉ là một vùng Donnesk, mà sẽ bao cả miền Đông, nơi hiện tại quân Ly khai không kiểm soát được, chỉ vì danh nghĩa nói tiếng Nga. Trong trường hợp nhà nước Liên bang này, nó cũng đồng nghĩa với việc Crimea vĩnh viễn của Nga, vì chính quyền miền Đông sẽ là khu đệm.
Vì thế cùng là từ liên bang, ý nghĩa nó không giống nhau. Cũng chính vì thế, UK chỉ muốn tự trị địa phương thôi.
Tại sao Nga có thể có thắng lợi to hơn thực tế sức mạnh (đây là một khả năng, một giả thiết), cái cơ chế ấy có thể có vì thằng lợi của nó là tổng cộng của sức mạnh Nga cộng với sự yếu kém của UK. Từ đó nó lại trở lại bài học muôn thủa. Nếu ông không tự mạnh thì không có thể nhờ vả vào ai được. Ngoại lực không thay được nội lực. Nội lực ở đây là kinh tế và hê thống chính trị quân sự hợp lý với cái đế kinh tế ấy. Không phải thấy người ta dội nước đá lên đầu thì mình cũng phải làm thế , và coi đó là mình giỏi, bất chấp sức khoẻ mình thế nào.
langtubachkhoa
bác Phó, tôi cũng đã nói ngay từ đầu topic, nếu vào EU thì miền Đông với công nghệ sẽ là con dê bị EU thịt, vì nó là đối thủ cạnh tranh của EU, còn miền Tây thì sẽ làm những thứ bưng bê du lịch gái gọi, dịch vụ này nọ để giàu lên (dĩ nheien khi nào mà EU nghèo nó chán đi du lịch thì teo), và đương nhiên giàu này là do vay tiền Euro để tiêu thụ hàng của họ.

Nhưng bác nói EU và Mỹ k cần mièn Đông là sai. Họ k cần công nghệ của miền Đông nhưng họ cần nó để:
- Chiếm tài nguyên, ở đó khóang sản nhiều. Họ vẫn cần ngành khai mỏ để moi móc cho công nghệ của họ (k phải để cho Ukr hay Nga). Nghe nói Lugansk còn có khí đá phiến sét. Dĩ nhiên công nghệ đá phiến sét sẽ đắt đỏ hơn công nghệ truyền thống (dù cải tiến đến đau thì cung vẫn đắt hơn), nhưng cũng vẫn là 1 lựa chọn neú tưong lai hết dầu

- Làm suy yếu Nga về kinh tế, vì họ chiếm tài nguyên thì dĩ nhiên Nga phải bị mất. Hơn nữa, phải đến 2.5-3 năm sau thì Nga mới thóat hoàn toàn sự phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất của Ukr. Trong thời điểm hiện nay, khi các vũ khí mới của Nga chưa sản xuất đủ (vũ khí này k dùng linh kiện của Ukr), khi mà các cơ sở sản xuất linh kiện thay thế cho nhập khẩu Ukr mà Nga vẫn chưa xây xong hết, thì Nga vẫn cần Ukr, cũng như cần chuyên gia Ukr để bảo trì cho mấy món vũ khí cũ đang dùng (đợt này, có tin Nga đã chiêu dụ được nhiêu chuyên gia vũ khí của Ukr sang Nga). EU chiếm chỗ đó vừa làm cản trở tiến dọ của Nga, vừa lấy đi của Nga một lượng nhân công và tài nguyên trù phú

- Áp sát Nga về an ninh (dù hiện nay 3 nước Baltic đã sát Nga, nhưng rõ ràng có thêm Ukr vẫn nguy hiểm), tăng cường bao vay phong tỏa Nga

Như thế cả Mỹ và EU đều cần miền Đông hoặc chí ít không để nó rơi vào tay Nga. Còn Nga cần Ukr, đặc biệt là miền ĐÔng. Trong trường hop xấu nhất thì mất miền Tây cũng k sao.

Thực tế Ukr là vùng chiến lược đối với Mỹ, và Mỹ vô cùng coi trọng Ukr, chứ k phải coi nhẹ đâu. Đó là chìa khóa để Mỹ định hình thế giới, đặc biệt là định hình quan hệ Nga-Eu-Mỹ-TQ. Việc Nga làm vừa rồi đã làm rối loạn chiến lược của Mỹ, nên họ mới xoay sang hướng khác.

Neú kết quả đièu tra có lợi cho ukr, bát loi cho dan quan, thì dù cho EU k muốn công bố, Mỹ cũng đòi công bố bằng đựoc. Còn lâu mới ngăn nổi, dù Siri iraq cũng k ngăn được.
Phó Thường Nhân
Nga đã thực sự tham chiến với một mặt trận mở ở miền Đông – Nam UK. Có thể coi đây là một cố gắng để giải vây cho Donnesk, đồng thời tạo ra một hành lang nối liền Donnesk với vùng Crimea bị Nga chiếm. Còn Luhansk thì đã được « viện trợ nhân đạo » của Nga cứu viện. Bằng cách đó Nga biến vùng Ly khai thành khu đệm bảo vệ cho Crimea.
Mặc dù thế Nga vẫn khăng khăng nói mình không tham chiến. Sở dĩ Nga làm thế được chính bởi có cái cửa thoát hiểm ở Syria, đồng thời là thái độ « đồng minh khách quan » của EU.
Trong hai nơi phải chọn thì Mỹ chắc chắn chọn Trung Đông, vì sức mạnh của đồng đô la dựa phần lớn vào việc đồng tiền này là đồng tiền được sử dụng trong buôn bán năng lượng (dầu mỏ, khí đốt) toàn cầu. Còn tại sao thế bởi vì tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ ở đây, đặc biệt là Ả rập Sa u đít bị Mỹ khống chế. Đứng sau lưng các lực lượng hồi giáo cực đoan chính là các nước xuất khẩu dầu mỏ này.
Hiện tại Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị ném bom đơn phương Syria, từ chối lời đề nghị « hợp tác » của chính phủ nước này, nhưng ném bom không đủ, mà phải có lực lượng hỗ trợ mặt đất. Hiện tại Mỹ đã có đồng minh trên bộ ở đây là các lực lượng vũ trang người Cuốc, nhưng vì là một sắc dân thiểu số, người Cuốc khó đóng vai trò toàn cục, vì thế vẫn cần Syria.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.