Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Phong Ba Bão Táp, Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2
Thị Anh
Vừa nhận được câu hỏi: Khi nào dùng chữ C, khi nào dùng chữ Q.
Các chuyên gia ơi, đây là câu hỏi của một cháu học lớp 1 nên phải trả lời chính xác. Bây giờ đầu óc lung tung beng quá.
Các bác tư vấn dùm cái. Tks.
Thalassa
QUOTE(Thị Anh @ Jan 26 2010, 05:28 PM)
Vừa nhận được câu hỏi: Khi nào dùng chữ C, khi nào dùng chữ Q.
Các chuyên gia ơi, đây  là câu hỏi của một cháu học lớp 1 nên phải trả lời chính xác. Bây giờ đầu óc lung tung beng quá.
Các bác tư vấn dùm cái. Tks.
*



Chữ Q trong tiếng Việt chỉ dùng khi đi kèm với chữ U thôi.
hồn nhiên
QUOTE(Thalassa @ Jan 26 2010, 04:34 PM)
QUOTE(Thị Anh @ Jan 26 2010, 05:28 PM)
Vừa nhận được câu hỏi: Khi nào dùng chữ C, khi nào dùng chữ Q.
Các chuyên gia ơi, đây  là câu hỏi của một cháu học lớp 1 nên phải trả lời chính xác. Bây giờ đầu óc lung tung beng quá.
Các bác tư vấn dùm cái. Tks.
*



Chữ Q trong tiếng Việt chỉ dùng khi đi kèm với chữ U thôi.
*



Nói thế thì chữ "Cuội" sẽ được lí giải sao nhỉ? sp_ike.gif
Chữ Q và chữ C nhiều khi gần gần giống kiểu chữ I và chữ Y. Thường là chữ Q mang nghĩa to lớn, trang trọng hơn như Tổ Quốc (trong khi chữ C thì chỉ là Cái Cuốc thôi), đại loại vậy, nói chung là cứ học sao viết vậy thôi chứ cũng không hiểu khi nào thì phải dùng chữ nào cả, dùng miết rồi quen (đấy như chữ Quen này, ai lại nói là Cuen nhỉ)
Milou
Ở bên này có môn "spelling" đánh vần các chữ là phải thuộc lòng rồi đi thi làm "spelling bee". VN có vài chữ quèn mà ai cũng viết sai. Thằng nhóc cháu hồi học lớp hai cũng phải kiểm tra 15' cái spelling trong lớp thường xuyên, về nhà bố mẹ phải quay nó như dế, kể cả trên bàn ăn nhà ông bà ngoại.
(@click here)
spelling: ét pi i eo eo ai en gi.
phatastic
Chữ C không khó nhầm với Q bởi vì phát âm khác nhau mà. Chỉ có chữ "Qu" và "Cu" là đọc gần nhau thôi và cần học thuộc lòng thôi. Số chữ phải thuộc lòng vì vậy mà ít hơn nhiều.

Chữ C nếu có dễ nhầm thì là nhầm với chữ K bởi phát âm không có sự phân biệt với nhau. Ngày trước hình như có đề nghị cải cách nhập 2 chữ cái này lại với nhau. Bù lại thì quy luật chính tả chữ K & C rõ ràng, nên chỉ cần học các ngoại lệ như địa danh Bắc Kạn là đủ.
Thị Anh
QUOTE(phatastic @ Jan 27 2010, 09:55 AM)
Chữ C không khó nhầm với Q bởi vì phát âm khác nhau mà. Chỉ có chữ "Qu" và "Cu" là đọc gần nhau thôi và cần học thuộc lòng thôi. Số chữ phải thuộc lòng vì vậy mà ít hơn nhiều.



Tức là ko có nguyên tắc gì? Vậy là phải khuyên các cháu học thuộc các chữ có chữ qu ở đầu thôi ?
nicochiphai
Em cũng nghĩ phải học thuộc vậy đó Thị Anh, thực ra không nhiều lắm mà. Hơn nữa dần dần nó đọc nhiều viết nhiều hơn thì sẽ quen đi và không còn thấy lúng túng nữa.

Mà hình như trước đây trong tiếng Việt không xài chữ C !? Em nhớ có giai đoạn nào đó dùng toàn chữ K, vd "kách mệnh" laugh.gif chứ ko phải "cách mạng", đúng không nhỉ ?
Milou
Đấy là chữ của cụ Hồ cố tình viết sai chính tả lung tung beng, làm rối loạn hệ thống chữ quốc ngữ.
phatastic
"Nguyên tắc" leuleu.gif cho qu & cu:

Nếu theo sau từ "qu" và "cu" là các nguyên âm

A, Ă, Â: thì dùng QU, trừ cua, của
E, Ê : thì dùng QU
I : thì dùng QU, trừ cũi, củi, cúi
O, Ô, Ơ: thì dùng QU, trừ cuốc (vs quốc), cuộc, cuội

Dĩ nhiên cái list những ngoại lệ này không đầy đủ, nhưng cũng bao được những từ thông dụng. Nhìn lại thì chẳng có nhiều ngoại lệ lắm để học. Nếu cháu lớp 1 học thì bắt đầu bằng những từ ở trên là đựoc. Còn thì như nico nói , từ từ đọc nhiều viết nhiều là quen thôi.
Mip
QUOTE(phatastic @ Jan 29 2010, 02:59 AM)
"Nguyên tắc" leuleu.gif  cho qu & cu:
I    :  thì dùng QU,  trừ  cũi, củi, cúi

*



Để còn phân biệt được với quỹ, quỷ, quý hé hé.
Ừ, dùng nhiều thì quen thôi chứ tự mình ngồi nhớ ra những quy tắc này thì.... chịu thật. Chẹp
Quan Huyện
Trong chuyến du lịch Tam Ðảo tôi nghe lỏm được tại một khách sạn.

- Em làm giấy tờ cho anh để về thanh toán với cơ quan.
- Dạ vâng. Thế tên anh ' nà ' gì nào ?
- Lê Ðức Linh
- Nê Ðức Ninh.
- Anh tên là Linh. Không phải Ninh.
- Ninh... Ninh... Thế tên anh viết bằng ' nờ ' dài hay ' nờ ' ngắn ạ ?
- Cái nhà cô này thật là ỡm ờ. ' Nờ ' của anh dài. Vừa ý chưa ?

Cô gái cười giòn tan :
- ' Nờ ' dài. Tí nữa thì em cắt cụt.
- Tưởng là chỉ có dê trên (d), dê dưới (g), i dài (y), i ngắn (i), bây giờ lại có cả ' nờ ' dài (l), nờ ngắn (n). Còn em, tên là gì ? Có trên dưới, ngắn dài gì không ?

- Dạ, em ' nà ' Xuân.
- Tên hay nhỉ, nhưng phải sờ mạnh (s) hay sờ nhẹ (x) Xuân mới chịu ?

Cô Xuân đỏ mặt, cười duyên :
-Nhè nhẹ thôi anh.

Nguyễn Dư
Mip
Hồi xưa vào Sài Gòn còn được nghe "bê bò" (B) hay "bê phở" (P) nữa cơ rolleyes2.gif
Quan Huyện
Miền Bắc gọi là con Lợn ( Nợn .. )
Miền Nam gọi là con Heo .

Nhưng Miền Bắc lại gọi là Bánh da heo , Miền nam lại gọi là bánh da lợn ...

Biết đâu mà lần ...
muathu
Copy trên mạng:

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi ! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm Nấy Nệ

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre,

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc hô: cút xéo.

Bắc bảo: cứ véo ! Nam : ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác

Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay.
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó.

Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam : ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội.

Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy

Bắc quậy Sướng Phê, Nam rên Đã Quá !
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc.
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng.

Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo.
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa.

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam : Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn

Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»
Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ

Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm.
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan

Bắc xuýt xoa "Cái Lan xinh cực !",
Nam trầm trồ "Con Lan đẹp hết chê !"
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu …
somnus
QUOTE(Quan Huyện @ Feb 27 2010, 11:31 PM)
Miền Bắc gọi là con Lợn ( Nợn .. )
Miền Nam gọi là con Heo .

Nhưng Miền Bắc lại gọi là Bánh da heo , Miền nam lại gọi là bánh da lợn ...

Biết đâu mà lần ...
*




Bánh nao` ăn cũng ngon hết a'
Quan Huyện
Trãi chiếu hoa ngồi ăn cháo đậu
Ăn cháo hoa ngồi trên chiếu đậu .

Cái gì động đậy nhúch nhích , khi cứng khi mềm gọi là con w00t.gif
Cái gì không động đậy gọi là cái laugh1.gif

Ví dụ : Con sông , Cái hồ ... leuleu.gif
Mr. Smith
Bạn nào nghĩ ra bài vè mà chị Yến post kia giỏi nhỉ!
Chitto
Cái mà các bác viết nãy giờ, đâu có phải NGỮ PHÁP !!!

Chỉ là Từ ngữ, phát âm, đánh vần, thôi.
tlm
QUOTE(Thị Anh @ Jan 26 2010, 04:28 PM)
Vừa nhận được câu hỏi: Khi nào dùng chữ C, khi nào dùng chữ Q.
Các chuyên gia ơi, đây  là câu hỏi của một cháu học lớp 1 nên phải trả lời chính xác. Bây giờ đầu óc lung tung beng quá.
Các bác tư vấn dùm cái. Tks.
*



Kính Bác Lý!

Nhà cháu "chôm chĩa" được "một khúc" như vầy, kính bác "nhòm qua" ạ!


"...Chính tả tiếng Việt


Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông đã thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong sách báo và giữa các nhà xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất, nhất là việc phiên chuyển tiếng nước ngoài và chưa có văn bản quy định của Nhà nước.

Trong lúc chờ đợi quy định thống nhất của Nhà nước, được phép của thủ tướng chính phủ (Công văn số 4: 1635/VPCP-KG ngày 27 tháng 4 năm 2000) và thực hiện nghị quyết của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3-4.5.2000, sau khi lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng và được Ban thường trực thông qua, chủ tịch Hội đồng ban hành quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ Từ điển bách khoa Việt Nam và các công trình khoa học của Hội đồng.


1. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái xếp theo thứ tự: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.


2. Các từ tiếng Việt viết theo quy tắc chính tả hiện hành (tham khảo các từ điển chính tả), chú ý phân biệt:

c/k: ca, co, cô, cơ; ke, kê, ki.
d/gi: da, dô, dơ; gia, gio, giơ, giô.
g/gh: ga, go, gô, gơ; ghe, ghê, ghi.
Viết rời các âm tiết, không dùng dấu gạch nối.


3. Dùng i thay cho y ở cuối âm tiết mở. Ví dụ: hi sinh, hi vọng, biệt li.
Trừ trong các âm tiết uy và các trường hợp sau qu hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết. Ví dụ: ý nghĩa, ý chí, yêu mến.

Một số từ có i làm thành tố thì vẫn viết theo thói quen: ỉ eo, ầm ĩ; hoặc i đứng đầu một số âm tiết: in, im, inh, ít ỏi, ụt ịt, ỉu xìu.

Ngoại lệ: trong cách viết tên riêng (tên người, tên đất), tên các triều đại đã quen dùng y thì vẫn viết theo truyền thống. Ví dụ: triều Lý, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt, xã Lý Nhân, Nguyễn Thị Lý, vv.


4. Viết hoa.

4.1. Viết hoa tên người:

- Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu, ...đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

- Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố Cái Đại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù Đổng Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, vv.

- Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp một danh từ chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước, vv.) với một danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu, ... thì danh từ chung đó cũng viết hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị, Nghè Tân, Trạng Lường, Đồ Chiểu, Tú Xương, Đội Cấn, vv.

- Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường, Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui, vv.


4.2. Viết hoa tên địa lí:

- Tên địa lí Việt Nam và tên địa lí đọc theo âm Hán - Việt viết hoa các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Nội, Trung Quốc, Trường Giang, vv.

- Tên địa lí thế giới phiên gián tiếp qua tiếng Hán và đọc theo âm Hán - Việt cũng viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, vv.

- Từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc một từ chung đơn tiết nào đó dùng để chỉ một vùng, một miền, một khu vực nhất định thì viết hoa tất cả các thành phần của nó, ví dụ: Tây Bắc Kỳ, Đông Nam Kỳ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Nam Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đông Nam Bộ, Trường Sơn Tây, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu, Bắc Cực, Trung Phi, Cận Đông, khu Đông Bắc, vùng Tây Nam, quan hệ Đông - Tây, đối thoại Bắc - Nam, các nước phương Đông, văn học phương Tây, vv.

- Địa danh Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung (biển, cửa, bến, vũng, lạch, vàm, buôn, bản, vv.) với danh từ riêng (thường chỉ có một âm tiết thì viết hoa tất cả các chữ đầu tạo nên địa danh đó, ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc Trăng, vv.


4.3. Tên các tổ chức:

- Tên các tổ chức được viết hoa chữ đầu của thành tố đầu và các từ, cụm từ cấu tạo đặc trưng (nét khu biệt) của tổ chức và tên riêng nếu có. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà Xuất bản Từ điển bách khoa, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan, vv.


4.4. Viết hoa các trường hợp khác:

- Tên các năm âm lịch: viết hoa cả hai âm tiết. Ví dụ: năm Kỉ Tị, Cách mạng Tân Hợi, Cuộc chính biến Mậu Tuất, Tết Mậu Thân, vv.

- Tên các ngày tiết và ngày tết: viết hoa âm tiết thứ nhất. Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán.

- Từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử: không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa. Ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười.

- Tên gọi một số thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng: viết hoa âm tiết đầu. Ví dụ: thời kì Phục hưng, Chiến tranh thế giới I, phong trào Cần vương.

- Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật. Ví dụ: họ Kim giao; bộ Mười chân, lớp Thân mềm; chi Tôm he; lớp Nhện; cây họ Đậu; họ Dâu tằm, vv.

- Tên các niên đại địa chất: viết hoa chữ đầu của âm tiết thứ nhất, ví dụ: đại Cổ sinh, kỉ Cacbon, loài người xuất hiện từ đầu kỉ Đệ tứ.

- Tên gọi các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự,... viết như sau: huân chương Độc lập, Sao vàng, Cờ đỏ, Lênin, Hồ Chí Minh; huân chương Quân công, Chiến công, Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang; Kỉ niệm chương; Tổ quốc ghi công; Bảng vàng danh dự; giải thưởng Nhà nước; danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, vv.

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái viết bằng tiếng Việt hoặc Hán - Việt: viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Tin Lành, Cơ Đốc, Thiên Chúa, Hoà Hảo, Cao Đài, Bà La Môn, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông, vv. Chú ý: Nho giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, Hồi giáo.

- Tên các tác phẩm, sách báo, văn kiện,... để trong ngoặc kép và viết hoa như sau:

+ Nếu tên người, tên địa lí, tên triều đại,... dùng làm tên tác phẩm thì viết hoa tên người, tên địa lí, tên triều đại đó, ví dụ: “Thạch Sanh”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Nghệ An” , “Lĩnh Nam chích quái”, “Việt sử lược”, “Hậu Hán thư”, “Tam Quốc chí”, vv.

+ Ngoài các trường hợp trên, chỉ viết hoa âm tiết thứ nhất, ví dụ: “Làm gì”, báo, “Nhân dân”, tạp chí “Khảo cổ học”, “Dư địa chí”, “Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước”.

- Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa, ví dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,... trừ một số trường hợp đặc biệt.


5. Trật tự các dấu thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.

Đánh dấu các dấu thanh điệu trên âm chính: hoà, thuý, quả, khoẻ, ngoằn ngoèo.


(Trích "QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT VÀ PHIÊN CHUYỂN TIẾNG NƯỚC NGOÀI", Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam)

Chẹp! Được mỗi "C" (!)...
Mimi
Phát âm tiếng Việt có vẻ hơi khó so với nhiều người nước ngoài. Nhưng theo tớ, ngữ pháp tiếng Việt nói chung là dễ chắc gần nhất thế giới, thể hiện tư duy đơn giản của vùng ngôn ngữ chắc là có độ tiến hóa thấp (vùng Đông Dương). Ngữ pháp bọn nào bão táp chứ ngữ pháp tiếng Việt trẻ con bỏ cụ.
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.