Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Cổng Tri Thức Thánh Gióng - Yahoo Của Việt Nam ?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23
nguyenducquyzen
Mấy cái thông điệp nói trên của em là có thật đấy chứ!
bác hãy giải thích nó cho xong đi rồi nói gì hãy nói!
GTDV
TanNg: Vừa rồi tôi có ấn vào Diễn đàn của Cổng Thánh Gióng và hiện ra một trang web có đuôi là .ttvn với giao diện giống hệt như TTVNOL.

Điều anh Quý nói mà trước tôi không để ý lắm nay hóa ra lại đúng.

Thử hỏi tại sao người ta không dùng một phần mềm nào khác mà cứ phải dùng cái VNpassport để đăng kí ních và hệ thống diễn đàn thì ôi thôi lại chỉ có cái ních ADMIN đấy viết bài (xin lưu ý là trong các admin thì ba ních ADMIN, Editor và TechAdmin là số 1, số 2 là các ních Admin độc lập và số 3 mới là các Admin khu vực).

Không phải người ta nói về VVT thế là ấm ức, cá nhân tôi không có vấn đề gì mà chỉ coi đây là một trò đùa (joke), nhưng muốn nêu lên một hiện tượng kinh doanh "ngầm" bằng cách dùng một mạng có sẵn để thu hút số thành viên, số khách cho cái Cổng Thánh Gióng đó.

Cái này thì có phải ai cũng biết đâu nên chỉ nói ra vậy thôi, âu cũng là một kinh nghiệm để những người làm kinh doanh biết mà học tập. hehe, tôi có học 4 năm BA nhưng cũng phải phục tài của anh VVT vậy.

Nói thế để hiểu thêm về TTVNOL mà vốn bị che đậy đi nếu không có vụ "bản chất thật..." và "Quỹ tình nguyện..." thì có gì là không đúng nhỉ, khi mà nhiều người (nhất là các bạn 8x) chưa thực sự hiểu về nó (hồ hởi xếp hàng theo các admin đóng tiền cho Quỹ Tình nguyện).

Sự thật có thể hơi mất lòng nhưng có lẽ vẫn phải nêu ra.
GTDV
Tôi đố ai bắt VVT thay đổi cách đăng kí thành viên bằng một hệ thống nào khác ngoài Vnpassport vậy.

Và tôi cũng đố ông nào bắt VVT thay đổi hệ thống diễn đàn bằng cái Snitz Forum mà VVT đã dày công tạo nên vậy.

Và khó có thể nghi ngờ là việc quản lí diễn đàn sẽ được giao cho các admin của TTVNOL!

Anh Quý thế mà sâu sắc ghê.
nguyenducquyzen
tôi e rằng ttvnol sẽ phải hy sinh cho sự tồn tại của Thánh Gióng!
Nhưng nó (Thánh Gióng) cũng chẳng có ai vào chơi đâu! Cuối cùng cũng sẽ phải dẹp tiệm thôi! nhưng ttvnol thì tiêu tùng rồi!
Phó Thường Nhân
Có mấy câu hỏi nhờ bác TanNG giải thích
Các portal ở VN có hoạt động như các portal ở nước ngoài tức là nó lấy tiền surtaxe không ?(nếu có surtax thì lúc này một đơn vị đóng tiền thường đắt hơn tiền vào mạng, ví dụ vào mạng bình thường 1 phút trả 0,005$ thì ở đây phải trả 0,009$ chẳng hạn. Tiền chênh lệch sẽ được ăn chia giữa chủ portal và hãng Telecom). Nhưng các portal ở đây phải cung cấp một dịch vụ thực sự, ví dụ dịch vụ hành chính (kiểu chính phủ điện tử), hoặc thông tin có giá trị (luật pháp, thông tin thương mại liên quan tới các hãng, thông tin thuế, dịch vụ du lịch...)
Bác nói nhà nước làm quảng cáo hộ là thế nào ? Có nghĩa là bắt buộc các tổ chức nhà nước dùng dịch vụ portal đó ? Bắt họ phải mua máy tính qua một kênh nhất định (ví dụ tất cả các cơ sơ của đoàn thanh niên phải mua máy tính Thánh Gióng chẳng hạn) hay là làm sao ?
TanNg
To bác Phó!

Miễn phí và tự nguyện, không có gì ép buộc. Quảng cáo hộ tức là đưa lên TV, đài báo hộ, hò hét phong trào. Vậy thôi. Mấy hôm nay đang bận, ko có thời gian viết kỹ, bác thông cảm.
hophi
QUOTE(TanNg @ Jul 20 2004, 01:37 PM)
Thanh niên các tỉnh thành khác chả hạn, họ có máy tính để vào internet và các site của Việt nam thì rất hữu ích. Phân tích vào lợi và hại của cái vấn đề này thì dài lắm, để lúc khác.

nhưng mà em là em lại muốn bàn về chuyện này và bàn về vai trò của nhà nước cơ laugh.gif chứ còn chuyện thằng cu Thắng béo lừa user thì makeno.

với cả em đọc trong ttvn thì thấy có mấy fan trăm là tiền ngân sách mà.
netwalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 21 2004, 04:40 PM)
Có mấy câu hỏi nhờ bác TanNG giải thích
Các portal ở VN có hoạt động như các portal ở nước ngoài tức là nó lấy tiền surtaxe không ?(nếu có surtax thì lúc này một đơn vị đóng tiền thường đắt hơn tiền vào mạng, ví dụ vào mạng bình thường 1 phút trả 0,005$ thì ở đây phải trả 0,009$ chẳng hạn. Tiền chênh lệch sẽ được ăn chia giữa chủ portal và hãng Telecom). Nhưng các portal ở đây phải cung cấp một dịch vụ thực sự, ví dụ dịch vụ hành chính (kiểu chính phủ điện tử), hoặc thông tin có giá trị (luật pháp, thông tin thương mại liên quan tới các hãng, thông tin thuế, dịch vụ du lịch...)
Bác nói nhà nước làm quảng cáo hộ là thế nào ? Có nghĩa là bắt buộc các tổ chức nhà nước dùng dịch vụ portal đó ? Bắt họ phải mua máy tính qua một kênh nhất định (ví dụ tất cả các cơ sơ của đoàn thanh niên phải mua máy tính Thánh Gióng chẳng hạn) hay là làm sao ?

Tôi không biết Việt Nam sẽ làm như thế nào nhưng tôi đóng góp một khía cạnh về thị trưồng Hoa Kỳ nhé!

Ở Hoa Kỳ, không phải trả cái surtax hay bất kỳ phí gì ngoài phí Internet Access cho ISP ( Internet Service Provider). Ngày xưa, khi tôi còn đang mài đít ở nhà trường, lúc đó có tranh cãi về vấn đề ISP ( Internet Service Provider- nhà cung cấp dịch vụ Internet) và ICP ( Internet Content Provider - nhà cung cấp nội dung trên Internet). Những cái như Yahoo là ICP. Thời đó cũng có tranh cãi về việc trả phí nội dung và AOL hồi đó cũng có Mod. Tôi cũng làm một thời gian cho AOL, đổi lại được lứơt Net miễn phí, cái đó khá xa xỉ thời đó đối với ngay cả dân thường chứ không phải sinh viên. Nhưng cuối cùng thì không ai ở Mỹ phải trả tiền cho cái ICP cả, chỉ phải trả tiền cho cái ISP và có rất nhiều ISP lẫn ICP ở Mỹ, thậm chí có cả ISP miễn phí. Thời kinh tế DotCom ( 98-2000) có đến cả chục cái ISP cho miễn phí Internet. Tức là có thể dùng Internet miễn phí hoàn toàn, chẳng phải trả đồng xu, cắc bạc nào cả. Đến bây giờ vẫn còn tồn tại một vài ISP kiểu vậy, một trong những công ty đó là NetZero.


Các hãng AOL, MSN thấy thị trường ICP không thu được tiền cho nên tập trung vào mảng ISP và bỏ ngỏ thị trường ICP cho Yahoo. Đó chính là sự may mắn. ICP không cần phải thu phí của người dùng mà vẫn có lợi nhuận bằng cách bán quảng cáo. Đó mới là lợi nhuận chính, cũng như các hãng truyền hình vậy, người xem không phải trả tiền để xem các chương trình TV thông thường và các đài truyền hình này sống bằng quảng cáo.


--------------------------
Việc Thánh Gióng với các dự án ở Việt nam, tôi không có ý kiến. stupid.gif
Phó Thường Nhân
Ở Pháp hiện nay cũng có nhiều phần giống như ở Mỹ, nhưng chắc là nó kém phát triển hơn một chút, vì Mỹ là nước đứng đầu về công nghệ thông tin. Thường là cái gì phát sinh ở Mỹ trước thì khoảng 6 tháng 1 năm sau nó cũng truyền vào Pháp. Tôi điểm ra thì có mấy cách kiếm tiền như sau:
1- Quảng cáo. Cái này là phần dễ nhìn nhất. Nhưng giá tiền quảng cáo phụ thuộc vào số lượng lần truy nhập hay số lượng thành viên. Chính vì thế mà có các hãng kiểu yahoo. Dịch vụ của yahoo chủ yếu là để câu khách truy nhập.
2- Portal, đây là dịch vụ surtax (ít ra ở Pháp nó là như thế). Kiểu dịch vụ này, bọn nó đã có từ trước khi có internet. Điển hình nhất là dịch vụ Minitel. Thường thì surtax được báo cho người tiêu dùng trước khi connection. Cũng có khi nó là nhưng trang web « cấm » chỉ có thành viên đóng tiền mới được truy nhập.
3- ăn tiền telecom. Lúc này nhiệm vụ của nó là làm tăng lượng truy cập. Rồi sau đó sẽ là sự ăn chia giữa site web và hãng telecom. Một hình thức tinh vi hơn là chính các hãng telecom mở các site web để câu khách huặc cho phép các account mở site web cá nhân. Nhưng hiện nay việc phổ cập đường truyền vận tốc lớn kiểu ADSL (từ 1Mo đến 5Mo) với việc bao trọn gói thì cách kiếm tiền lại đổi khác, đó là việc bán các dịch vụ khác trên mạng như thuế phim, huặc mua chương trình truyền hình...
Hầu hết các site web lớn đều là sản phẩm của các công ti telecom.Nhưng điều đó không có nghĩa là làm mod hay Admin trong diễn đàn một site web sẽ được trả tiền, vì đây đã thuộc vào phần tiêu dùng rồi.
root
Ở VN cũng có data content provider. Thí dụ như cái dịch vụ GPRS trên điện thoại di động mới được mở ra chẳng hạn. Nếu các bác dùng thuê bao của GPC (Vinaphone) thì cái nội dung của WAP trên đó là do VNN (VietnamNet) cung cấp, phần viết mã WML cũng do VNN làm luôn. Sở dĩ phải làm như vậy vì GPC chỉ chuyên về khai thác nghiệp vụ di động, còn đội ngũ IT rất ít và không chuyên.

Hai công ty này cùng nằm trong tổng công ty VNPT cả, nhưng chắc là hạch toán độc lập nên vẫn phải trả tiền cho nhau như thường. Cái này liên quan tới kinh tế nên tôi không chắc lắm...
Phó Thường Nhân
Đúng là như vậy. Bỏ ra ngoài phần quảng cáo và xin tài trợ, việc kiếm tiền trên Net thường thông qua việc liên minh giữa người cung cấp thông tin (WEB) và kẻ có phương tiện (Telecom). Nhiều khi nó tuy hai mà một, cho nên các hãng telecom thường tìm kẻ cho nội dung để mua, biến nó thành chi nhánh của mình. Ngược lại cũng có hãng cấp thông tin lại mò sang telecom để bảo đảm đường truyền và khả năng lưu hành (broadcast).
Còn lại là Portal hay Electronic Commerce (thương mại điện tử). Thực ra hai cái này cũng tuy 2 mà 1, về thực chất là giống nhau. Huặc bán thông tin (portal) hay bán sản phẩm, dịch vụ (nhạc, phim, du lịch, dụng cụ gia đình...)
Như vậy việc TTVN có tham gia vào Thánh Gióng cũng là chuyện bình thường, cũng như việc thành viên TTVN vào được Thánh Gióng cũng bình thường. Nếu có đặc biệt thì ở đây chỉ là một hiện tượng đặc biệt của Internet VN, đó là hiện tượng diễn đàn.
Liên quan tới diễn đàn là quan hệ của Mod, Admin với chủ diễn đàn. Với tôi thì các việc này là tự nguyện, có tính tự quản. Người vào diễn đàn để chơi, giải trí, huặc thu thập tài liệu, thông tin cũng giống như người ta hút thuốc, uống bia. Ở ngoài VN thì điều này dễ chấp nhận, vì site web là của cá nhân, không thương mại, nó nằm trong hệ thống khuyến mại, phổ cập Net của các hãng Telecom. Vào Net bằng modem cũng rất hạn hữu, do việc sử dụng ADSL và thuê bao là phổ biến. Ví dụ như tôi, nếu không "vào «chùa » lúc ở hãng, thì cũng vào bằng ADSL cá nhân, đằng nào cũng trả tiền thuê bao rồi. Vấn đề duy nhất còn lại là thời gian.
Ngược lại nếu diễn đàn như là một tổ chức, giống như một cái hãng, có những đòi hỏi đặc biệt với admin, Mod thì quan hệ này lại khác.
ngautuan
Ấy, bác Phó, portal và e-commerce ko phải là 1, portal chỉ là 1 business model của e-commerce mà thôi, còn khái niệm e-commerce thì rộng hơn nhiều.
root
Vấn đề TTVNOL có liên quan đến dự án TG không thì tôi không quan tâm, nhưng tôi muốn nói về cái tính bịp bợm của hầu hết các dự án tin học hoá hoặc phổ cập CNTT ở VN hiện nay. Việc này trước hết bắt nguồn từ tư duy thiển cận của các nhà lãnh đạo: cứ mua cái máy tính về, nối mạng là xong “tin học hoá- hiện đại hoá”. Chính vì quan điểm này mà đã có vô số dự án ở VN mua máy tính về nông thôn để nằm đắp chiếu. Ngay cả rất nhiều dự án có server, router hẳn hoi ở giữa thành phố, chỉ cần chạy qua một đợt nghiệm thu là vứt đi toàn bộ, bởi vì chẳng có ai khai thác. Các quan chức cần tiền hoa hồng từ những nhà thầu để bù đắp cho đồng lương ít ỏi!

Còn các dự án viện trợ thì cũng chẳng khá khẩm hơn. Thiết bị từ nước ngoài mang về là do các công ty “mafia” có liên hệ với tổ chức chính phủ được chỉ định đứng bán. Nó cho mình được 1 đồng thì bắt mình phải nói “tôi đã nhận được của ông 2 đồng”. Thôi thì kiếp nghèo, đành phải nhẫn nhịn một chút cũng được, nhưng đằng này, mấy bố nhà mình đem ôm được một đống máy móc hiện đại về cũng loay hoay chẳng biết khai thác thế nào. Kết quả là nhét vào mấy cái phòng kính, ngày đêm vác điều hoà ra sưởi cho nó bền, rồi chờ khấu hao hết !

Nước mình đã nghèo rồi, nhưng lại còn không biết tiết kiệm. Ý chí muốn đầu tư phát triển thì tốt đấy, nhưng cầm tiền đem đầu tư cũng giống như anh nông dân mới thu hoạch xong lên thành phố tìm mua thiết bị. Ngớ nga ngớ ngẩn, chẳng biết tiêu tiền thế nào, đành đem đốt một cách dại dột nhất. Đốt hết lần này đến lần khác mà cũng chẳng khôn ra được tí nào. Thất vọng, quá thất vọng...
netwalker
Hôm vừa rôi, tôi cũng có post một bài tương tự đại loại là Việt nam có nhiều Già Hú ( Yahoo) lắm.


Thời 90, có công ty 3C được mọi người phiên dịch thành ( Con...........) rất nổi, thậm chí còn hơn FPT nhiều. Hồi đấy muốn mua máy Compact với IBM ở Việt Nam là phải đến 3C.

Chuyện viện trợ, vấn đề không chỉ là tại thằng viện trợ đâu, nhiều khi là ông xin viên trợ cứ vẽ đường phải làm thế này, thế này không thì làm viện trợ cũng khó khắn lắm w00t.gif

Kể cho các bạn nghe chuyueenj kinh doanh xế hộp ở Việt Nam nhé!


- Làm sao mà biết được ngân sách sắp tới sẽ rót vào đâu, bộ ngào, ngành nào, ban bệ nào ( Nguồn thông tin: Bộ Tài Chính - ở phố Lê Phụng Hiểu? Lâu lắm rồi cũng không nhớ có đúng tên phố nữa không? w00t.gif )

- Sau khi có list rồi, đến gạ các sếp mua xe

- Các sếp sau khi được mời ăn uống, nhậu nhẹt, ở các nhà hàng sang trọng, thậm chí có các em người mẫu được mời đi cùng chỉ để góp vui làm PR, vừa ăn đủ các thứ .... w00t.gif vừa bàn chuyện, các sếp nhìn thấy sẽ có mầu rất lớn.

-Xế hộp ở Việt Nam thời đó, có mấy người biết giá đâu w00t.gif , ví dụ giá một cái xe chỉ có $30K nhưng sẽ viết hóa đơn thành $65K mà vẫn trót lọt. Các sếp vừa được đi xe đẹp lại vừa có một mớ lớn gấp mấy lần cái xe đút túi.


Còn nhiều chuyện dự án, màu mè nữa nhưng mà thôi, nói ra nhiều khi VNE bị firewall mất w00t.gif
Milou
vn xần xùi đã tự firewall lấy mình, cho nên cứ tha hồ mà viết linh tinh.
nguyenducquyzen
vn xần xùi đã tự firewall lấy mình ===> Vậy chúng ta hãy bàn về bản chất thật của vụ Thánh Gióng này xem nào! có bác nào có ý kiến gì không?
ngautuan
Tất cả những cái các bác viết rất nhiều người biết, nhưng em với các bác có viết ra đây cũng chỉ để cười và đau với nhau, chẳng để làm gì. Bác root có thất vọng hàng trăm lần, bác net có buồn cười hàng nghìn lần, bác Quý có hiểu rõ thêm bản chất của những cái như TG hàng triệu lần, thì cuối cùng cũng chỉ méo miệng cười với nhau 1 cái, hô hô, em cũng cười ...
Đạt Ma tổ sư
Tham nhũng ở Việt Nam thì rùng văn rợn rồi, bác Net viết thế so với ttvnol là còn nhẹ nhàng chán.
nguyenducquyzen
Không cười thì để khóc à! hả bác nguatuan?
Đạt Ma tổ sư
Cười cũng được đấy, vì cũng chả chết ai mà. Một tỷ đô đấy chắc các bác ở đây cũng không ai có phần đâu thì phải.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.